Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng hai cánh và bộ cánh phấn, xác định những loài gây hại quan trọng, đối tượng kiểm dịch, phục vụ sản xuất nông sản và xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 150 trang )

Viện Bảo vệ Thực vật






Báo cáo tổng kết đề tài:

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng
hai cánh và bộ cánh phấn, xác định
những loài gây hại quan trọng, đối tợng
kiểm dịch, phục vụ sản xuất nông sản
và xuất nhập khẩu



cnđt: Lê Đức Khánh














8482

Hà nội - 2010


1
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
__________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày tháng 01 năm 2011


BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài/dự án: Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bộ hai cánh và cánh phấn,
xác định những loài gây hại quan trọng, đối tượ
ng kiểm dịch, phục vụ sản xuất nông
sản và xuất nhập khẩu
Số hợp đồng: Số 19/HĐ-NĐT ngày 15 tháng 1 năm 2009
Thuộc chương trình:
Hợp tác khoa học với Hungary thuộc Nghị định thư, Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban
hợp tác KHKT Việt Nam – Hungary ngày 15 tháng 8 năm 2007 tại Hà Nội, Việt Nam.
2. Chủ nhiệm đề tài:
- Họ và tên: Lê Đức Khánh

- Ngày, tháng, năm sinh: 04/4/1956 Nam/ Nữ: Nam
- Họ
c hàm, học vị: Tiến sỹ
- Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính Chức vụ: Trưởng bộ môn
- Điện thoại: Tổ chức: 38362395; Nhà riêng: 38388002; Mobile: 0987998956
Fax: 38363563; E-mail:

- Tên tổ chức đang công tác: Viện Bảo vệ thực vật
- Địa chỉ tổ chức: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội
- Địa chỉ nhà riêng: TT Viện Bảo vệ thực vật, Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội
3. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
- Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Bảo vệ thực vật
- Điện thoại: 38389724 Fax: 38363563
- E-mail:
- Website: www.ppri.org.vn
- Địa chỉ:
Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội
- Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Ngô Vĩnh Viễn
- Số tài khoản: 931-01-033
Mở tại Kho bạc Nhà nước – Từ Liêm – Hà nội
- Tên cơ quan chủ quản đề tài: Viện Bảo vệ thực vật

2
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 1/ năm 2009 đến tháng 12/ năm 2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng từ tháng 1/ năm 2009 đến tháng 12/ năm 2010
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 1150 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 1150 tr.đ.

+ Kinh phí từ các nguồn khác: 0 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nế
u có): 0 tr.đ
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 2009 600 2009 600 600 Tr.đ
2 2010 550 2010 550 550 Tr.đ
c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn

khác
1 Thuê khoán
chuyên môn
600 600 0 275,515 275,515 0
2 Nguyên, vật liệu,
năng lượng
150 150 0 168,609 168,609 0
3 Thiết bị, máy móc 70 70 0 62,790 62,790 0
4 Xây dựng, sửa
chữa nhỏ
0000 0 0
5 Chi khác 330 330 0 643,086 643,086 0
Tổng cộng 1150 1150 0 1150 1150 0

3
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn,
phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn
bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)
Số
TT
Số, thời gian
ban hành văn
bản
Tên văn bản Ghi chú
1 Số1280/QĐ-
BKHCN ngày
25/06/2008
Quyết định về việc phê duyệt danh mục bổ sung
các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH và CN theo

NĐT đưa ra để xem xét thực hiện từ năm 2009

2 Số1392/QĐ-
BKHCN, ngày
03 tháng 07 năm
2008
Quyết định về việc thành lập Hội đồng khoa học và
công nghệ cấp Nhà nước thẩm định chuyên nghành
xem xét nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công
nghệ theo Nghị Định Thư năm 2009

3 Ngày
10/07/2008
Biên bản họp hội đồng KH&CN đánh giá hồ sơ
đăng ký tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ
trì đề tài dự án

4 1444/QĐ-
BKHCN ngày
11/07/ 2008
Quyết định thành lập Tổ thẩm định đề tài khoa học
và công nghệ theo NĐT

5 Ngày
19/07/2008
Biên bản họp thẩm định đề tài khoa học và công
nghệ cấp nhà nước

6 2351/QĐ-
BKHCN, ngày

23 tháng 10 năm
2008
Quyết định về việc phê duyệt các nhiệm vụ hợp tác
quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị Định
thư bắt đầu thực hiện từ năm 2009

7 Số 19/HĐ-NĐT Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về
Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư giữa
Bộ KHCN và Viện BVTV

8 72/QĐ/BVTV-
KH
Quyết định về việc giao kế hoạch KHCN đợt 1
năm 2009 cho các đơn vị của Viện BVTV

4. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)
Số
TT
Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên cá nhân
đã tham gia
thực hiện
Nội dung tham gia
chính
Sản phẩm chủ yếu
đạt được

Ghi
chú
*
1 TS. Lê Đức
Khánh
TS. Lê Đức
Khánh
Chủ Trì đề tài, phân
loại bộ 2 cánh
Hoàn thành các
nội dung đề tài


4
2 ThS. Nguyễn
Thị Thanh
Hiền
ThS. Nguyễn
Thị Thanh
Hiền
Thư ký đề tài, phân
loại họ Tephritidae
Thành phần loài
họ Tephritidae

3 TS. Nguyễn
Như Cường
TS. Nguyễn
Như Cường
Thu thập mẫu và

phân loại bộ cánh
phấn
Mẫu vật và thành
phần loài bộ cánh
phấn

4 ThS. Đàm
Hữu Trác *
ThS. Phạm
Văn Nhạ
Thu thập mẫu và
phân loại bộ cánh
phấn
Mẫu vật và thành
phần loài bộ cánh
phấn

5 ThS. Lê
Quang Khải
ThS. Lê
Quang Khải
Thu thập và làm mẫu
bộ 2 cánh
Bộ mẫu bộ 2 cánh
6 ThS. Trần
Thanh Toàn
ThS. Trần
Thanh Toàn
Thu thập và làm mẫu
bộ 2 cánh

Bộ mẫu bộ 2 cánh
7 KS. Vũ Thị
Thuỳ Trang
KS. Vũ Thị
Thuỳ Trang
Làm mẫu và phân
loại bộ 2 cánh
Thành phần loài
bộ 2 cánh

8 Phùng Sinh
Hoạt *
Phạm Duy
Trọng
Thu thập và làm mẫu
bộ cánh phấn
Mẫu vật bộ cánh
phấn

9 ThS. Đào
Đăng Tựu *
Đặng Thanh
Thuý
Thu thập và làm mẫu
bộ cánh phấn
Mẫu vật bộ cánh
phấn

10 KS. Đặng
Đình Thắng

KS. Đăng
Đình Thắng
Thu thập và làm mẫu
bộ 2 cánh
Mẫu vật bộ 2 cánh
5. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số đoàn,
số lượng người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số đoàn,
số lượng người tham gia )
Ghi
chú
*
1 Năm 2009:
Học tập về phương pháp thu mẫu,
làm mẫu, và phân loại bộ 2 cánh
- Địa điểm: Bảo tàng tự nhiên
Hungary
- Thời gian: 9 ngày (15 – 23 tháng
7)
- Số người tham gia: 2 người
- Kinh phí: 50 tr./người

Năm 2009: Thực hiện theo đúng kế

hoạch:
Nội dung học tập: phương pháp thu
mẫu, làm mẫu, và phân loại bộ 2
cánh
- Địa điểm: Bảo tàng tự nhiên
Hungary
- Thời gian: 9 ngày (15 – 23 tháng 7)
- Số ngườ
i tham gia: 2 người
- Kinh phí: 50 tr./người

2 Năm 2010:
Học tập về phương pháp thu mẫu,
Năm 2010: Thực hiện theo đúng kế
hoạch:


5
làm mẫu, và phân loại bộ cánh
phấn
- Địa điểm: Bảo tàng tự nhiên
Hungary
- Thời gian: 9 ngày (từ 5 – 14 tháng
9)
- Số người tham gia: 2 người
- Kinh phí: 50 tr./người
Nội dung học tập: phương pháp thu
mẫu, làm mẫu, và phân loại bộ cánh
phấn
- Địa điểm: Bảo tàng tự nhiên

Hungary
- Thời gian: 9 ngày (5 – 14 tháng 9)
- Số người tham gia: 2 người
- Kinh phí: 50 tr./người
6. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Ghi
chú
*
1 Không Tháng 4 năm 2010, chuyên gia Bảo
tàng Tự nhiên Hungary tổ chức tập
huấn về thu thập mẫu côn trùng
- Địa điểm: Bộ môn Côn trùng, Viện
Bảo vệ thực vật
- Kinh phí: không

7. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngoài)
Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Số

TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ
yếu)
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
Người,
cơ quan
thực hiện
1 Điều tra, thu thập mẫu vật
côn trùng bộ 2 cánh và bộ
cánh phấn tại một số hệ
sinh thái khác nhau.
1/2009 –
10/2010
4/2009 –
10/2010
Phạm Văn Nhạ, Lê Quang
Khải, Phạm Duy Trọng,
Trần Thanh Toàn, Vũ Văn
Thanh, Đặng Đình Thắng,
Vũ Thị Thuỳ Trang, Nguyễn
Như Cường, Lê Đức Khánh
2 Xử lý mẫu, lưu giữ bộ mẫu
côn trùng bộ 2 cánh và bộ
cánh phấn
4/2009 –

11/2010

4/2009 –
11/2010

Đặng Thanh Thuý, Phạm
Duy Trọng, Lê Quang Khải,
Trần Thanh Toàn, Vũ Thuỳ
Trang, Đặng Đình Thắng
3 Giám định tên khoa học 8/2009 –
10/2010
8/2009 –
11/2010
Phạm Văn Nhạ, Nguyễn
Như Cường, Lê Đức Khánh,

6
Vũ Thị Thuỳ Trang, Nguyễn
Thị Thanh Hiền
4 Sắp xếp các mẫu đã được
định loại theo hệ thống
phân loại tự nhiên các mẫu
đã định loại
4/2009 –
11/2010
4/2009 –
12/2010
Lê Quang Khải, Trần Thanh
Toàn, Vũ Thị Thuỳ Trang,
Phạm Duy Trọng, Đặng

Thanh Thuý
5 Xây dựng cơ sở dữ liệu chi
tiết thành phần loài
(checklist) tại một số hệ
sinh thái
9/2009 –
10/2010
9/2009 –
12/2010
Phạm Văn Nhạ, Nguyễn
Như Cường, Lê Đức Khánh,
Vũ Thị Thuỳ Trang
6 Thu thập thông tin cơ bản
xây dựng tiêu chuẩn sản
xuất sản phẩm nông sản
toàn theo hệ thống tiêu
chuẩn GAP của châu Âu.
9/2009 –
10/2010
7/2009 –
11/2010
Lê Quang Khải, Nguyễn Thị
Thanh Hiền, Vũ Thị Thuỳ
Trang
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản phẩm và chỉ tiêu

chất lượng chủ yếu
Đơn
vị đo
Số
lượng
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
1 Mẫu vật các loài côn trùng
thuộc bộ hai cánh và cánh
phấn đã định loại tại một số
hệ sinh thái khác nhau ở
Việt Nam
Mẫu 1000 1000 mẫu (1-
3 mẫu / loài,
lưu giữ tại
Viện BVTV
1878 mẫu lưu giữ
tại Viện BVTV
Vượt kế hoạch
878 mẫu
b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học cần đạt Số
TT
Tên sản phẩm

Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Ghi
chú


1 Đĩa CD dữ liệu về
thành phần loài
thuộc hai bộ cánh
phấn và hai cánh
trên cây ăn quả có
tiềm năng xuất
khẩu của Việt
Nam
Đĩa CD thành phần loài
côn trùng bộ 2 cánh và
bộ cánh phấn, phân bố;
loài gây hại quan trọng,
ký chủ, bộ phận bị hại,
đặc điểm phân loại,
hình ảnh minh hoạ
Đĩa CD phần mền ứng
dụng, dễ khai thác về
thành phần loài côn trùng
bộ 2 cánh và bộ cánh phấn,
phân bố; loài gây hại quan
trọng, ký chủ, bộ phận bị
hại, đặc điểm phân loại,
hình ảnh minh hoạ

- Lý do thay đổi (nếu có):


7
c) Sản phẩm Dạng III:

Yêu cầu khoa học cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng,
nơi công
bố

1 Thành phần loài côn
trùng thuộc bộ 2 cánh
và cánh phấn tại một số
trồng cây ăn quả tập
trung ở Viêt Nam
Xác định thành phần
loài côn trùng thuộc
bộ 2 cánh và cánh
phấn tại một số hê
sinh thái rừng và hê
sinh thái nông nghiệp
Xác định được
thành phần loài côn
trùng thuộc bộ 2
cánh và cánh phấn
tại 3 hê sinh thái

rừng và 4 hệ sinh
thái nông nghiệp
2 bài,
- Tạp chí
BVTV
(Hoàn
thành kế
hoạch)

2 Thành phần loài thuộc
hai bộ 2 cánh và hai
phấn gây hại quan
trọng tại một số vùng
sản xuất cây ăn quả có
tiềm năng xuất khẩu
Xác định thành phần
loài thuộc bộ 2 cánh
và hai phấn gây hại
quan trọng tại một số
vùng sản xuất cây ăn
quả có tiềm năng xuất
khẩu
Xác định được 30
loài sâu hại quan
trọng thuộc bộ 2
cánh và hai phấn
trên một số cây ăn
quả và rau có tiềm
năng xuất khẩu


3 Thông tin cơ bản để
xây dựng dựng tiêu
chuẩn sản phẩm rau
quả an toàn theo hệ
thống tiêu chuẩn GAP
của châu Âu
Xác định thông tin cơ
bản để xây dựng
dựng tiêu chuẩn sản
phẩm rau quả an toàn
theo tiêu chuẩn GAP
của châu Âu
Có được thông tin
cơ bản để xây dựng
dựng tiêu chuẩn sản
phẩm rau quả an
toàn theo tiêu chuẩn
GAP của châu Âu

Báo cáo tổng kết Tổng hợp kết quả
thực hiện nhiệm vụ
Tổng hợp kết quả
thực hiện nhiệm vụ

2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ công
nghệ so với khu vực và thế giới…)
Đề tài đã nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu cơ
bản côn trùng:

- Nắm vững phương pháp thu thập mẫu côn trùng bộ 2 cánh và cánh phấn
- Nắm được phương pháp và k
ỹ thuật xử lý mẫu, làm mẫu và bảo quản mẫu
- Nâng cao khả năng phân loại côn trùng bộ 2 cánh và cánh phấn, đặc biệt tiếp thu được
phương pháp làm mẫu phụ sinh dục phục vụ giám định
Thời gian thực hiện đề tài 2 năm, quá ngắn đối đới lĩnh vực nghiên cứu cơ bản ,
nhất là công tác giám định côn trùng. Đây là lĩnh vực khó, lại không hấp dẫn đối với các

8
nhà khoa học hiện nay, trình độ cán bộ của nước ta thấp hơn rất nhiều so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên qua thời gian thực hiện, đề tài đã khuyến khích
được nhiều cán bộ trẻ nhiệt tình, say mên với công việc trên
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các sản
phẩm cùng loại trên thị tr
ường…)
Kết quả của dự án sẽ trợ giúp cho định hướng qui hoạch vùng sản xuất cây ăn quả
hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn, mở rộng sản xuất và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thự
c hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì…)
I Báo cáo
định kỳ


Lần 1 15/6/2009 Đề tài mới thực hiện, bắt đầu thu thập mẫu vật
Lần 2 15/12/2009 - Đã thu thập được 4460 mẫu côn trùng bộ 2 cánh và
bộ cánh phấn
- Làm mẫu được 880 mẫu bộ cánh phấn và 1506 mẫu
bộ 2 cánh
- Định loại được 58 loài thuộc 9 họ của bộ cánh phấn
và 37 loài thuộc 5 họ bộ 2 cánh ở hệ sinh thái nông
nghiệp
- Thực hiện đúng tiến độ đặt ra
Lần 3 15/6/2010 - Thu thập thêm được 5460 mẫu
- Xây dựng phần mền quản lý số liệu
Lần 4 15/12/2010 - Xử lý được 7840 mẫu thuộc 16 họ của bộ cánh phấn,
1196 mẫu thuộc 44 họ của bộ hai cánh
- Xác định được tên khoa học 139 loài thuộc bộ cánh
phấn và 91 loài bộ 2 cánh tại Vườn QG Ba Bể; Vườn
QG Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia
Pà Cò - Hoà Bình. Ở hệ sinh thái nông nghiệp xác
định được 92 loài thuộc bộ cánh phấn và 35 loài bộ 2
cánh, trong đó có 14 loài gây hại cho cây cây ăn quả
và rau
- Xây dựng được phần mền quả lý d
ự liệu
II Kiểm tra
định kỳ

Lần 1 5/1/2010 - Tiếp tục thu mẫu ở hệ sinh thái nông nghiệp, xác

9
định những họ gây hại cho cây trồng nông nghiệp

- Tiếp tục xây dự cở sở dữ liệu để có đượng phần mền
quản lý dự liệu
- Đẩy mạnh hợp tác với Hungary trong công tác phân
loại
Lần 2 15/11/2010 - Đề tài thực hiện theo đúng tiến độ
- Đề nghị sớm hoàn thiện phần mền quản lý dự liệu để
phục vụ nghiêm thu đề tài đúng quy định
III Nghiệm
thu cơ sở
28/12/2010 - Phương pháp đề tài sử dụng là thường quy do vậy số
liệu đáng tin cậy
- Sản phẩm khoa học công nghệ đủ và vượt quá so với
hợp đồng đã đăng ký
- Đề tài đã giúp và nâng cao năng lực nghiên cứu của
cán bộ trẻ
- Chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn trong nước
và quốc tế
- Nhóm tác giả cần chỉnh s
ửa báo cáo, bổ sung kết quả
thực hiện phía Hungary, lợi ích phía bạn thu được
- Chỉnh sửa lỗi chính tả, tài liệu tham khảo, bản đồ địa
điểm thu mẫu…
- Đề tài hoàn thành mục tiêu và nội dung đặt ra

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)







Lê Đức Khánh
Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)








MỤC LỤC

Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 1
Danh mục các bảng, Danh mục các hình vẽ, đồ thị 2
MỞ ĐẦU
4
1. Đặt vấn đề
5
2. Mục tiêu chung của đề tài
5
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
7
1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

7
1.1.1. Một số nghiên cứu về bộ cánh ph
ấn trên thế giới
7
1.1.2. Một số nghiên cứu về bộ hai cánh
8
1.2. Những nghiên cứu trong nước
10
1.2.1. Một số nghiên cứu về bộ cánh phấn
10
1.2.2. Một số nghiên cứu về bộ hai cánh
11
Chương 2
NỘI DUNG NGHIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
2.1. Nội dung nghiên cứu
13
2.2. Phương pháp nghiên cứu
13
2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu vật
13
2.2.2. Xử lý và bảo quản mẫu
14
2.2.3. Giám
định mẫu vật
14
2.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu
15
Chương 3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

17
3.1. Kết quả thu thập và xử mẫu vật côn trùng bộ 2 cánh và bộ cánh phấn
thu tại một số hệ sinh thái khác nhau
17
3.1.1. Một số nét khái quát về các hệ sinh thái rừng và các hệ sinh thái nông
nghiệp điều tra thu thập mẫu
17
3.1.2. Kết quả thu thập và xử lý mẫu vật côn trùng bộ
2 cánh và bộ cánh
phấn
22
3.1.3. Kết quả giám định mẫu côn trùng bộ 2 cánh và bộ cánh phấn đã thu
thập
26
3.2. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu thành phần loài bộ cánh phấn và bộ 2
cánh tại một số hệ sinh thái
31
3.2.1. Kết quả xây dựng bộ mẫu thành phần loài bộ cánh phấn và bộ 2 cánh
tại một số hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái nông nghiệp
31
3.2.2. Chi tiết thành phần loài bộ cánh phấn (checklist) tại một số hệ sinh
thái rừng và hệ sinh thái nông nghiệp
35
3.2.3. Chi tiết thành phần loài bộ 2 cánh (checklist) tạ
i một số hệ sinh thái
rừng và hệ sinh thái nông nghiệp
67
3.2.4. Thành phần sâu hại quan trọng thuộc bộ 2 cánh và bộ cánh phấn trên
cây ăn quả và rau ở Viêt Nam
76

3.3. Kết quả xây dựng phần mềm cở sở dữ liệu thành phần loài bộ cánh
vẩy và bộ hai cánh tại một số hệ sinh thái
110
3.3.1. Cấu trúc và sử dụng phần mềm cở sở dữ liệu thành phần loài bộ cánh
v
ẩy và bộ hai cánh tại một số hệ sinh thái
111
3.3.2. Kết quả xây dựng dữ liệu thành phần loài bộ cánh phấn và bộ hai
cánh tại một số hệ sinh thái
113
3.4. Thu thập thông tin cơ bản để xây dựng tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm
nông sản an toàn theo hệ thống tiêu chuẩn GAP của Châu Âu
113
3.4.1. Thực trạng sản xuất tại vùng vải Lục Ngạn, Bắc Giang
114
3.4.2. Thực trạ
ng sản xuất tại vùng thanh long Bình Thuận
115
3. 5. Kết quả hợp tác với Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hungary
117
3.5.1. Kết quả học tập tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hungary
117
3.5.2. Kết quả thực hiện dự án của phía Hungary
118
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
119
I. Kết luận
119
II. Kiến nghị

120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
121
PHỤ LỤC
125
1. M
ột số hình ảnh hoạt động của đề tài 126
2. Báo cáo thực hiện đề tài phía Hungary 128
3. Danh lục thành phần loài bộ cánh phấn tại Sapa do phía Hungary cung cấp 132
4. Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt nam (Ban hành theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày
14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
137

1
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt




TT Ký hiệu và các chữ viết tắt Diễn giải
1
B.(B.) Bactrocera Bactrocera
2
B.(Z.) Bactrocera Zeugodacus
3 BQ Bắc Quang
4 BT Bình Thuận
5 CT Côn trùng
6 CĂQ Cây ăn quả
7

Dacus (C.) Dacus Callantra
8 KHCN Khoa học Công nghệ
9 HST Hệ sinh thái
10 LN Lục Ngạn
11 NN Nông nghiệp
12 SLM Số lượng mẫu
13 TG Tiền Giang
14 TN Thiên nhiên
15 Viện BVTV Viện Bảo vệ thực vật
16 VQG Vườn Quốc gia


2
Danh mục các bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1. Số lượng mẫu côn trùng thuộc bộ 2 cánh và bộ cánh phấn đã thu thập
và xử lý từ hệ sinh thái rừng (2009, 2010)
22
Bảng 2. Số lượng mẫu côn trùng thuộc bộ 2 cánh và bộ cánh phấn đã thu thập
và xử lý từ hệ sinh thái Nông nghiệp (2009, 2010)
22
Bảng 3. Số họ thuộc bộ cánh phấn đã xác định từ các mẫu thu thập năm 2009,
2010
23
Bảng 4. Số
họ thuộc bộ 2 cánh đã xác định từ các mẫu thu thập năm 2009, 2010 24
Bảng 5. Số lượng loài đã định loại thuộc bộ cánh phấn thu thập tại VQG Hoàng
Liên, VQG Ba Bể và khu bảo tồn TN Hang kia – Pà Cò (2009, 2010)
27
Bảng 6. Số lượng loài đã định loại thuộc bộ cánh phấn thu thập tại vùng vải

Lục Ngạn, cam Bắc Quang, thanh long Bình Thuận và vùng CĂQ Tiền Giang,
Vĩnh Long (2009, 2010)
28
Bảng 7. Số lượng loài đ
ã định loại thuộc bộ 2 cánh thu thập tại VQG Hoàng
Liên, VQG Ba Bể và khu bảo tồn TN Hang kia – Pà Cò (2009, 2010)
29
Bảng 8. Số lượng loài đã định loại thuộc bộ 2 cánh thu thập tại vùng vải Lục
Ngạn, cam Bắc Quang, thanh long Bình Thuận và vùng CĂQ Tiền Giang, Vĩnh
Long (2009, 2010)
30
Bảng 9. Số lượng mẫu đã giám định tên khoa học thuộc bộ cánh phấn thu từ
HST rừng, đang lưu giữ tại Viện Bảo vệ
thực vật, 2010
31
Bảng 10. Số lượng mẫu đã giám định tên khoa học thuộc bộ cánh phấn thu từ
HST nông nghiệp, đang lưu giữ tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010
32
Bảng 11. Số lượng mẫu đã giám định tên khoa học thuộc bộ 2 cánh thu từ HST
rừng, đang lưu giữ tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010
33
Bảng 12. Số lượng m
ẫu đã giám định tên khoa học thuộc bộ 2 cánh thu từ HST
Nông nghiệp, đang lưu giữ tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010
34
Bảng 13. Chi tiết thành phần loài bộ cánh phấn tại một số hệ sinh thái rừng
(2009, 2010)
35
Bảng 14. Chi tiết thành phần loài bộ cánh phấn tại một số hệ sinh nông nghiệp
(2009, 2010)

56
Bảng 15. Chi tiết thành phần loài bộ 2 cánh tại một số hệ sinh thái rừng
(2009, 2010)
67
Bảng 16. Chi tiết thành phần loài bộ hai cánh tại một số hệ sinh nông nghiệp
(2009, 2010)
72
Bảng 17. Một số loài sâu hại chính trên vải tại Bắc Giang, 2010
114
Bảng 18. Một số loài sâu hại chính trên thanh long tại Bình Thuân, 2010 115

3
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các hình Trang
Hình 1. Điểm điều tra thu thập mẫu tại một số Hệ sinh thái
18
Hình 2. Quả cam bị ruồi gây hại 76
Hình 3. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera dorsalis 77
Hình 4. Quả ổi bị ruồi gây hại 77
Hình 5. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera correcta 78
Hình 6. Quả vải bị ruồi gây hại 79
Hình 7. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera verbascifoliae 79
Hình 8. Mướp
đắng bị ruồi gây hại 80
Hình 9. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera cucurbitae 81
Hình 10. Bí ngô bị ruồi gây hại 81
Hình 11. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera tau 82
Hình 12. Quả khế bị ruồi gây hại 83
Hình 13. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera carambolae 84
Hình 14. Quả táo ta bị ruồi gây hại 84

Hình 15. Trưởng thành ruồi đục quả Carpomya versuviana 85
Hình 16. Quả ớt bị ruồi gây hại 85
Hình 17. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera latifrons 86
Hình 18. Quả đào bị ruồi gây hại 86
Hình 19. Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera pyrifoliae 87
Hình 20. Lá bị ruồi gây hại 88
Hình 21. Trưởng thành ruồi đục lá Phytomyza horticola 88
Hình 22. Lá cà chua bị ruồi gây hại 89
Hình 23. Trưởng thành ruồi đục lá Liriomyza sativae 90
Hình 24. Lá bị ruồi gây hại 90
Hình 25. Trưởng thành ruồi đục lá Liriomyza bryoniae 91
Hình 26. Lá bị ruồi gây hại 92
Hình 27. Trưởng thành ruồi đục lá Liriomyza phaseolunata 93
Hình 28. Lá hành bị ruồi gây hại 93
Hình 29. Trưởng thành ruồi đục lá Liriomyza chinensis
94
Hình 30. Lá bị ruồi gây hại 94

4
Hình 31. Trưởng thành ruồi đục lá Chromatomyia horticola 95
Hình 32. Trưởng thành ruồi đục thân đậu tương Melanagromyza sojea 96
Hình 33. Lá bị ruồi gây hại 96
Hình 34. Trưởng thành ruồi đục lá Phytomyza atricornis 97
Hình 35. Lá bị ruồi gây hại 97
Hình 36. Trưởng thành ruồi đục lá Phytomyza sp. 98
Hình 37. Hoa bưởi bị muỗi năn gây hại 98
Hình 38. Trưởng thành muỗi năn Contarinia citri 99
Hình 39. Lá cam bị sâu vẽ bùa gây hại 100
Hình 40. Trưởng thành sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella 101
Hình 41. Lá cam bị sâu non gây hại 101

Hình 42. Trưởng thành bướm phượ
ng Papilio demoleus 101
Hình 43. Quả cam bị ngài chích hút quả gây hại 102
Hình 44. Trưởng thành ngài chích hút quả Ophideres fullonica 102
Hình 45. Lá cam bị sâu cuốn lá gây hại 103
Hình 46. Trưởng thành sâu cuốn lá Cacoecia micaceana 103
Hình 47. Quả vải bị sâu đục cuống quả gây hại 104
Hình 48. Trưởng thành sâu đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis 104
Hình 49. Lá vải bị sâu đo lá gây hại 105
Hình 50. Trưởng thành sâu đo hại vải Thalassodes falsaria 105
HÌnh 51. Lá bắp cải bị sâu tơ gây hại 106
Hình 52. Trưởng thành sâu tơ Plutella xylostella 106
Hình 53. Lá bị
sâu xanh gây hại 107
Hình 54. Trưởng thành sâu xanh bướm trắng Pieris rapae 107
Hình 55. Quả đậu bị sâu đục quả gây hại 108
Hình 56. Trưởng thành sâu đục quả đậu Maruca vitrata 108
Hình 57. Quả đậu tương bị sâu đục quả gây hại 109
Hình 58. Trưởng thành sâu đục quả đậu tương Etiella zinckenella 109
Hình 59. Sâu non sâu diều hâu ăn lá cà phê 109
Hình 60. Trưởng thành đực và cái sâu diều hâu Cephonodes hylas 110
Hình 61. Cấu trúc cơ sở phần mềm dữ liệu 112



5
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật phong phú kéo

theo sự đa dạng về thành phần loài côn trùng, trong đó côn trùng thuộc 2 bộ cánh phấn
và hai cánh có số lượng loài rất phong phú, thành phần ký chủ rất rộng và phức tạp. Một
số lượng lớn các loài thuộc 2 bộ này là những đối tượng gây hại nghiêm trọng trên thân,
lá, hoa và quả của các loại cây trồng nông - lâm nghiệ
p và cây dược liệu, nhiều loài là
đối tượng kiểm dịch. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thành phần,
phân bố, ký chủ của các loài côn trùng bộ cánh phấn và 2 cánh phục vụ sản xuất nông
nghiệp ở nước ta chưa có nhiều. Phần lớn các nghiên cứu, nhất là bộ cánh phấn chủ yếu
đi sâu nghiên cứu khu hệ, tính đa dạng thành phần loài ở các vườn Quốc gia. Các nghiên
cứu chủ yếu đi sâu vào điều tra tính đ
a dạng thành phần bướm (Butterfly); trong khi
những nghiên cứu về thành phần loài ngài (Moth), đối tượng thường gây hại trên cây
trồng nông nghiệp lại chưa có nhiều. Đặc biệt những nghiên cứu thành phần loài côn
trùng nói chung, bộ hai cánh và cánh phấn nói riêng ở các hệ sinh thái nông nghiệp, rất
thiết thực để xây dựng chiến lược phòng trừ sâu bệnh phục vụ cho các vùng sản xuất
nông nghiệp thì hầu như chưa được đề cập. Có thể nói các kế
t quả điều tra cơ bản côn
trùng năm 1967 – 1968, 1977 – 1978 và 1997 – 1998 (trên cây ăn quả) của Viện Bảo vệ
thực vật là những công trình nghiên cứu lớn nhất về thành phần, phân bố, ký chủ về côn
trùng ở các hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam, là những đóng góp thiết thực cho sản
xuất nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu này đã cách đây khá
nhiều năm (từ 10 đế
n 40 năm), trong khi sản xuất đã có nhiều thay đổi, nhiều vùng
chuyên canh sản xuất hàng hóa đã hình thành, đặc biệt ở thời kỳ hội nhập, Việt Nam là
thành viên của tổ chức thương mại Thế giới (WTO), trong xuất nhập khẩu nông sản
chúng ta cần minh bạch thông tin về dịch hại. Mặt khác, trong nghiên cứu sâu bệnh hại
cây trồng hiện nay, công tác làm giám định thường kém hấp dẫn đối với nhiều cán bộ
khoa học, nhất là thế hệ trẻ. Nguồn nhân lực này nếu không được tăng cường sẽ cạn dần
cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó tài liệu hoá các kết quả nghiên cứu bằng công
nghệ mới, phục vụ sản xuất và nghiên cứu nói chung, thành phần loài, phân bố, ký chủ

côn trùng thuộc 2 bộ cánh phấn và hai cánh nói riêng cũng là vấn đề khá bức xúc, phần
mềm quản lý các dữ li
ệu về loài 2 bộ trên, tiện lợi cho khai thác, thay vì tra cứu những
tài liệu rất quý hiếm, nhưng xuất bản trong thời kỳ khó khăn cũng là nội dung rất cần
thiết.
Đề tài “Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bộ hai cánh và cánh phấn, xác
định những loài gây hại quan trọng, đối tượng kiểm dịch, phục vụ sản xuất nông sản
và xuất nhập khẩu” thuộc chương trình hợp tác khoa học với Hungary theo Nghị
định
thư, sẽ cung cấp thêm thông tin về thành phần loài 2 bộ trên, những loài gây hại trọng
một số hệ sinh thái nông lâm nghiệp, nhất là một số tiểu vùng sản xuất cây ăn quả tập
trung ở nước ta, góp phần minh bạch thông tin về dịch hại trong xuất nhập khẩu trong
thời kỳ hội nhập
2. Mục tiêu chung của đề tài
Xác định thành phần loài côn trùng thuộc bộ hai cánh và bộ cánh phấn, tại mộ
t số
vùng sinh thái, những loài gây hại quan trọng, có ích, vùng phân bố, ký chủ gây hại làm

6
cơ sở cho thiết lập bộ dữ liệu quản lý về loài, xác định đối tượng kiểm dịch phục vụ sản
xuất và xuất nhập khẩu thời kỳ hội nhập
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Xác định được thành phần côn trùng thuộc bộ cánh phấn và bộ hai cánh, vùng phân bố
tại một số hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái Nông nghiệp (Một số vùng trồng cây
ăn quả
giá trị kinh tế cao tập trung, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu)
- Xây dựng được hệ thống dữ liệu về loài, bao gồm thành phần, những loài gây hại quan
trọng, các hình ảnh về loài, phụ sinh dục, thông tin về ký chủ và vùng phân bố phục vụ
cho sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu và xác định các đối tượng kiểm dịch thực vật trong
hoạt động thương mại quốc tế.




7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Một số nghiên cứu về bộ cánh phấn trên thế giới
Tính từ thời điểm năm 1758, khi Linneaus thiết lập hệ thống phân loại tự nhiên
đến năm 1990, tổng số loài thuộc bộ cánh phấn đã được mô tả là 146565 loài, trong đó
khu hệ phương đông (có Việt Nam) đã mô tả được 27683 loài chiếm 18,8% tổng s
ố loài.
Tuy nhiên số lượng loài ước tính trên toàn bộ thế giới là 255000 loài, khu hệ phương
đông có khoảng 50000 loài (chiếm 19,6 %) (J.B.Heppner, 1998) [32], số liệu trên cho
thấy thành phần loài thuộc bộ cánh vẩy còn rất nhiều loài chưa được mô tả. Việt Nam
vẫn là một trong những vùng chưa có nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài côn trùng
nói chung, côn trùng thuộc bộ cánh vẩy nói riêng. Rất có thể trong những loài chưa được
nghiên cứu đầy đủ, còn có rất nhiều loài là những
đối tượng có nguy cơ trở thành dịch
hại nguy hiểm cho sản xuất, cũng như là các đối tượng kiểm dịch của một số quốc gia là
đối tác thương mại của nước ta.
Cánh phấn là một trong những bộ lớn trong lớp côn trùng với số lượng loài rất lớn
và được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh ở khắp các châu lục trên thế giới, vì vậy để
thuận lợi cho thự
c hiện nhiệm vụ, chúng tôi điểm qua một số kết quả hợp tác nghiên cứu
về cánh phấn tại Việt Nam có liên quan đến đề tài, chủ yếu là những nghiên cứu về
thành phần ngài (Moth), trong đó có nhiều loài gây hại nghiêm trọng trong sản xuất
Nông nghiệp
Công trình đầu tiên nghiên cứu về thành phần côn trùng tại miền Bắc Việt Nam

có thể là Joannis, J.de.1900 [36], ông đã mô tả một giống mới (Rectipalula) với 2 loài
mới là
R. billeti và Scrobigera malania, Ngay 12 năm sau đó, Joannis 1912 [37] công bố
thêm 3 loài mới là Cerocala orientalis, Enmonodia contractipennis và Hypopyra
contractipennis. Joannis (1928) [38] đã tập hợp các kết quả nghiên cứu về thành phần
loài côn trùng bộ cánh phấn (Lepidoptera) bao gồm hàng trăm loài mới được công bố lần
đầu thuộc 45 họ, hai họ quan trọng nhất là Noctuidae có 611 loài, trong đó có 34 loài
mới và 2 giống mới (Celazia và Neoniga); họ Pyralidae ghi nhận 462 loài, trong đó có 2
giống mới (Micromystic và Lumenia) với 36 loài mới.
Thời kỳ kháng chiế
n và chiến tranh việc nghiên cứu bị gián đoạn. Thời kỳ hoà
bình, có một số nhà côn trùng học nước ngoài thuộc các nước Hungary, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đức, Nga, Anh đã hợp tác với các cơ quan nghiên cứu Việt Nam điều tra thu
thập thành phần và định loại côn trùng trong đó có bộ cánh phấn. Ronkay (1989) [49]
nghiên cứu họ phụ Plusiinae đã ghi nhận 20 loài trong đó có 2 loài mới Chrysodexis
chrysopepla và Ctenoplusia microptera.
Kitching và Spitzer (1995) [39] đã ghi nhận có 117 loài thuộc họ Sphingidae.
Speidel và Kononenko (1998) [52]
đã công bố 4 loài mới Tambana behoueki, T.
Arctoides, T. Naumani và Acronicta albargentea. Hreblay, Peregovics và Ronkay (1999)
[34] công bố 2 giống Daseutype và Csorbatype và 35 loài mới và 4 loài phụ mới thuộc
họ Noctuidae thu thập tại Phan xi phăng

8
Ronkay và Kononenko (2001) [50] công bố 15 loài thuộc giống Stenoloba trong
đó có 13 loài mới. M.Owda, Y.Kishida, T.H Thịnh và U.Jinbo, 2002 [42] đã công bố 1
loài mới và 3 loài lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam thuộc họ Bombycidae. Nguyễn Như
Cường và K. T. Park (2005) [40] đã ghi nhận thêm 3 loài thuộc họ Sphingidae là
Macroglossum fritzei, Macroglossum pseudungues và Daphnusa ocellaris, nâng tổng số
loài thuộc họ Sphingidae lên 120 loài. Nguyễn Như Cường và K. T. Park (2006) [41]

công bố thêm 1 loài phụ mới Stenoloba yenminia tamdaoensis và 276 loài thuộc họ
Noctuidae lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam. K .T. Park, Y. S. Bae, N. C. Nguyen và T.
V. Phạm (2006) [46] nghiên cứ
u họ phụ Torodorinae, Lecithoceridae đã công bố 23 loài
thuộc họ Lecithoceridae trong đó có 11 loài mới, các loài này đều lần đầu tiên ghi nhận ở
Việt Nam. K.T.Park, B.Y.Seop, Phạm Văn Nhạ và nnk (2007) [47] công bố 201 loài
thuộc họ Pyralidae trong đó có 164 loài lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam…
Tuy nhiên các nghiên cứu trên đây chỉ tập trung vào nghiên cứu khu hệ, chưa
có các thông tin về đối tượng gây hại cho các vùng nông, lâm nghiệp. Đặc biệt ở hệ
sinh thái nông nghiệp chưa được đề cập
1.1.2. Một số nghiên cứu về bộ hai cánh
Côn trùng bộ hai cánh cũng là một trong những bộ lớn trong lớp côn trùng, có số
lượng loài rất phong phú và đa dạng, chỉ tính riêng muỗi trên thế giới đã có khoảng
240000 loài. Theo Laszlo và nnk (2001) [44] chỉ ở Hungary số loài thuộc bộ 2 cánh cũng
đã lên tới khoảng 10000. Tại Thái Lan, nước láng giềng gần nước ta đã xác định được 99
họ thuộc bộ Diptera và có thể có tới 18 họ nữa vẫ
n chưa được công bố (L. Papp, B. Merz
và M. Foldvari, 2006) [45]. Tuy nhiên theo Payne.W.J. A. (1991) [48] các loài thuộc bộ
2 cánh có phổ ký chủ rất rộng và đa dạng ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, chăn
nuôi thú ý, môi trường….Trong đó chỉ có 7 họ gây hại cho ngành trồng trọt đó là
Athomyzidae, Cecidomyiidae, Diopidae, Ephydridae, Mussidae, Tephritidae và
Agromyzidae.
Trong khuôn khổ của dự án, chúng tôi quan tâm đến một số họ thuộc bộ 2
cánh gây hại trong ngành trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả như
họ
Agromyzidae, Cecidomyiidae, đặc biệt là các loài họ ruồi đục quả Tephritidae gây hại
nghiêm trọng trên cây ăn quả và rau ăn quả cả thời kỳ trước thu hoạch và trong lưu
thông sản phẩm, nhiều loài là những đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt trong xuất
nhập khẩu
Ruồi hại quả (Diptera:Tephritidae) được ghi nhận là loài dịch hại mang tính toàn

cầu. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp và được xem nh
ư là đối
tượng gây hại nguy hiểm nhất cho sản xuất rau - quả các nước từ vùng Đông Nam Á đến
vùng Thái Bình Dương (Water House, 1997) [54]. Nghiên cứu về sự phân bố của các
nhóm ruồi hại quả theo từng vùng được các tác giả Ian M.White và Marlene M. Elson-
Harris (1992) [35] xếp như sau:
Khu vực Nam Phi, sa mạc Sahara có 140 giống (genera) bao gồm 14 loài
Bactrocera spp., 65 loài Ceratitis spp. và khoảng 170 loài Dacus spp., chúng được gọi
chung là nhóm Afrotropical.

9
Khu vực châu Úc và New Guinea là nhóm Australasian, khu New Zeland và đảo
Thái Bình Dương là nhóm Oceanic với khoảng 130 giống trong đó gồm 270 loài
Bactrocera spp., Ceratitis capitata và 27 loài Dacus spp
Khu vực Châu Âu, vùng nhiệt đới châu Á, Trung Đông và Nam Phi là nhóm
Palaearctic với khoảng 140 giống, một số loài gây hại bao gồm 13 loài Bactrocera spp.,
Ceratitis capitata, 5 loài thuộc Dacus spp. và 22 loài thuộc Rhagoletis spp
Khu vực Canada, Mỹ và miền núi phía bắc Mêxicô là nhóm Nearctic với khoảng
60 giống bao gồm 20 loài thuộc Anastrepha spp., 24 loài thuộc Rhagoletis spp
Khu vực cận vùng Châu Mỹ là nhóm Neotropical
với khoảng 90 loài gồm 180
loài Anastrepha spp., 1 vài loài thuộc Bactrocera dorsalis complex, Ceratitis capitata và
21 loài Rhagoletis spp
Drew R.A.I. (1989) [30] nghiên cứu thành phần ruồi hại quả thuộc họ phụ
Dacinae (Diptera: Tephritidae) khu vực Úc và quần đảo Thái Bình Dương của tác giả ghi
nhận có tổng số 290 loài thuộc hai giống Bactrocera macquart (trong đó có 21 giống
phụ ) và Dacus fabricius (có 4 giống phụ ).
Từ những nghiên cứu về sự phân bố trên đây đã cho thấy việc xuất hiệ
n và di cư
của các loài ruồi có liên quan đến sự đa dạng về chủng loại quả, nguồn thức ăn được

cung cấp và phương tiện chuyên chở lưu thông hàng hoá.
Thành phần ký chủ của ruồi hại quả (Diptera: Tephritidae) rất đa dạng, một số
loài ruồi có xu tính với một họ ký chủ đặc trưng, các loài thuộc họ phụ
Tephritinea hại
chủ yếu họ thực vật Asteraceae, loài Dacus hại chủ yếu họ thực vật Cucurbitacae, (Ian
M. White và Marlene M. Elson - Harris (1992) [35], lợi dụng tính chuyên tính này mà
các nhà phân loại học và bảo vệ thực vật có thể thu hẹp phạm vi đối tượng ruồi khi phân
loại hay đưa ra định hướng phòng trừ phù hợp. Số lượng ký chủ của mỗi loài ruồi hại
quả rất khác nhau: loài Ceratitis capitata (Weid.) hại trên 300 loại quả, loài
Bactrocera
dorsalis hại 126 loại, loài B. cucurbitae C. hại 34 loại quả thuộc 8 họ thực vật, nhưng
cũng có loài cho đến nay mới chỉ tìm thấy 1 ký chủ đó là Bactrocera paraxanthodes hại
cây dại Schefflera sp. Ngoài ra loài B. dorsalis H&D. ở Pakistan được ghi nhận gây hại
thêm cho vài loài thực vật thuộc họ Euphorbiaceae, 2 loài thuộc họ Rhamnaceae và 3
loài thuộc họ Rosaceae (Ian. M. White, Marlene M. Elson- Harris, 1992) [35]. Bộ phận
gây hại cũng rất đa dạng, có thể là n
ụ, hoa, chồi, quả, hạt và lá (A.J.Allwood và L.
Leblanc, 1996) [29].
Nghiên cứu về ruồi họ Agromyzidae, Spencer K.A. (1973) [51] đã công bố 158
loài họ Agromyzidae, trong đó có nhiều loài gây hại trên lá, trên thân, gốc…. mô tả một
số đặc điểm sinh học, sinh thái, diễn biến phát sinh gây hại của một số loài gây hại quan
trọng. Hissan K. và Hartwig E. (1982) [33] ghi nhận ở Bắc Châu Mỹ có 33 loài thuộc họ
Agromyzidae, 30 loài ở Trung Mỹ và ở Phương đông có 26 loài. Trong số các loài gây
hại thì nhóm ruồi đục thân Melanagromyza spp. là quan trọ
ng nhất, gây hại tới 90 % cây
màu trong điều kiện thuận lợi. Xieqonghua, Hetanlian, Caidejiang và Huang Heang
Heqinh (1977) [53] cho biết dòi đục lá Liriomyza sativa đã trở thành loài gây hại nghiêm
trọng trên dưa hấu và rau ở Trung Quốc. Ở đảo Hải Nam loài này xuất hiện quanh năm,
đặc biệt gây hại nghiêm trọng cho cây trồng vào mùa đông và mùa xuân.


10
Nghiên cứu về ruồi họ Cecidomyiidae không có nhiều thông tin, Laszlo Papp và
nnk (2001) [44] công bố 332 loài thuộc 77 giống ở Hungary. Cũng theo Laszlo Papp,
B.Merz và M.Flodvari (2006) [45] các loài thuộc Cecidomyiidae chưa được mô tả nhiều
ở Thái Lan và mẫu vật ở Bảo tàng Tự nhiên Hungary chỉ có 2 loài Orseolia oryzae và
Xylodiplosis niveonigra với 20 cá thể. Ngoài ra có một số thông tin về loài muỗi năn
Contarinia citri Barnes thuộc họ Cecidomyiidae xuất hiện ở một số nơi trên thế giới
trong đó có Isarel, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật (K. M. Harris and J. Yukawa, 1979) [31]
1.2. Nhữ
ng nghiên cứu trong nước
1.2.1. Một số nghiên cứu về bộ cánh phấn
Viện Bảo vệ thực vật năm 1976 (Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968) [24] đã
ghi nhận có 533 loài thuộc 37 họ cánh phấn tại các tỉnh miền Bắc. Năm 1999, Viện Bảo
vệ thực vật [25] ghi nhận được 35 họ thuộc bộ cánh phấn với tổng số 473 loài ở các tỉnh
phía Nam. Viện Bảo vệ thự
c vật (1999) [26] đã xác định 59 loài thuộc bộ cánh phấn trên
các vùng trồng cây ăn quả của cả nước.
Các công trình điều tra cơ bản côn trùng do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện chủ
yếu tập trung ở hệ sinh thái nông nghiệp, có ghi nhận phạm vi ký chủ, phân bố của các
loài, nhưng nhìn chung thành phần các loài này còn khá khiêm tốn, ví dụ họ Noctuidae
có số lượng loài phong phú nhất nhưng trong kết quả điều tra 1967-1968 mớ
i chỉ ghi
nhận được 91 loài trên tất cả các cây như nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn
quả, cây công nghiệp, cây phân xanh, cây dại… tại các tỉnh phía Bắc.
Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ bướm tại một số vườn Quốc gia đã được
nhiều tác giả thu thập và nghiên cứu. Bùi Xuân Phương (2005) [13] đã thu thập và xác
định có 120 loài bướm thuộc 9 họ và 78 giống tại vườn quốc gia Phú Quốc và tại khu
bả
o tồn Ngọc Linh, Kon Tum đã thu thập được 169 loài bướm thuộc 100 giống, 11 họ
thuộc bộ cánh phấn (Bùi Xuân Phương, 2005) [14].

Vũ Văn Liên, Vũ Quang Côn và Tạ Huy Thịnh (2008) [12] đã ghi nhận được 362
loài bướm thuộc 11 họ tại vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Lê Trọng Sơn và Đỗ
Anh Tuấn (2008) [15] đã ghi nhận được 126 loài bướm thuộc họ Giáp Nymphalidae tại
vùng Bạch Mã – Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
Ngoài các nghiên cứu về khu h
ệ bướm tập trung ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, một số tác giả đã điều tra thu thập xác định thành phần cánh phấn tại một số
tỉnh miền Trung, kết quả cho thấy khu hệ bướm ngày khá phong phú với 282 loài thuộc
10 họ (Hoàng Vũ Trụ và Tạ Huy Thịnh, 2007) [23]. Đặng Ngọc Anh và Vũ Văn Liên
(2005) [1] nghiên cứu về sự đa dạng của các loài bướm (Rhopalocera) và quan hệ giữa
chúng v
ới cây rừng ở vườn Quốc gia Cát Bà. Lê Trọng Sơn, Đỗ Anh Tuấn (2008) [16]
nghiên cứu sự phân bố và vai trò chỉ thị sinh thái của phân họ bướm Mắt rắn ở Thừa
Thiên Huế…
Ngoài các nghiên cứu kể trên, một số tác giả đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái, đặc điểm gây hại của một loài hoặc nhóm loài gây hại chính cho cây trồng
nhằm phục vụ công tác phòng trừ như nghiên cứu sinh h
ọc sinh thái một số ngài chích
hút hại cam (Hà Quang Hùng, 1991) [4]. Nghiên cứu sâu hại rau họ thập tự vùng đồng
bằng Sông Hồng (Lê Văn Trịnh và nnk, 2000) [22]. Nghiên cứu sâu hại chính trên cây

11
ăn quả ôn đới (mận, mơ, đào, táo) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc… (Lê Đức Khánh,
Trần Huy Thọ và nnk, 2000) [8]
Nhìn chung ngoài các công trình điều tra cơ bản sâu bệnh của Viện Bảo vệ
thực vật, các công trình nghiên cứu về cánh phấn ở nước ta tập trung nghiên cứu khu
hệ các loài bướm (buterfly) ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sự phân bố
của chúng theo sinh cảnh và độ cao khác nhau. Thành phần loài, nhất là các đối
tượng ngài (Moth) ở các hệ sinh thái nông nghiệp vẫn chưa được đề cập nhiều
1.2.2. Một số nghiên cứu về bộ hai cánh

Trong những năm qua, nghiên cứu về bộ hai cánh (Diptera) chủ yếu tập trung theo
một số chuyên đề, đề tài, dự án riêng và một số kết quả khái quát như sau:
Kết quả điều tra côn trùng (1967-1968) [24] của Viện Bảo vệ thực vật đã công bố
có 128 loài thuộc 19 họ
của bộ 2 cánh, bao gồm các họ Chironomidae, Cecidomydae,
Stratiomyidae, Tabanidae, Asilidae, Syrphidae, Conopidae, Trypetidae, Diopsidae,
Agromyzidae, Chloropidae, Larvaevoridae, Rhinophoridae, Calliphoridae,
Sarcophagidae, Muscidae, Celyphidae và Cordyluridae. Kết quả điều tra thành phần côn
trùng ở các tỉnh miền Nam Việt Nam năm (1977 – 1978) [25] của Viện Bảo vệ thực vật
ghi nhận có 19 loài thuộc 13 họ bao gồm Cecidomydae, Stratiomyidae, Syrphidae,
Trypetidae, Neriidae, Diopsidae, Anthomyiidae, Agromyzidae, Ophydridae,
Chloropidae, Larvaevoridae, Calliphoridae, Celyphidae. Nghiên cứu điều tra về thành
phần côn trùng trên cây ăn quả ở Việt Nam của Viện Bảo vệ thực vật năm (1997 – 1998)
[26] đã công bố 21 loài thuộc 7 họ
gồm Stratiomyidae, Tabanidae, Asilidae, Syrphidae,
Larvaevoridae, Trypetidae và Cecidomydae
Ở Việt Nam, nghiên cứu về ruồi hại quả họ Tephritidae, đối tượng gây hại nghiêm
trọng trước và sau thu hoạch, nhóm đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt trong xuất nhập
khẩu quả tươi, được bắt đầu với dự án do FAO tài trợ “Quản lý ruồi hại quả ở Việt Nam”
TCP/VIE/8823 (A) (1999 – 2000) [27] ghi nhận có 20 loài ruồi hại quả họ Tephritidae ở
miền Bắc và 17 loài ở miề
n Nam thuộc hai giống Bactrocera và Dacus. Dick Drew,
Vijayreragan, Lê Đức Khánh và nnk (2005) [7] công bố ruồi hại quả họ Tephritidae ở
Việt Nam gồm 30 loài thuộc hai giống Bactrocera và Dacus, trong đó có 7 loài gây hại
quan trọng gồm Bactrocera dorsalis, B. correcta, B. pyrifoliae, B. cucurbiate. B. tau, B.
carambolae và B. latifrons. Lê Đức Khánh và nnk (2008) [9] đã công bố thành phần
ruồi hại quả ở khu vực phía Bắc và Miền Trung gồm 23 loài, trong đó có 8 loài gây hại
quan trọng trên cây ăn quả và rau ăn quả.
Nghiên cứu về nhóm ruồi đục lá Agromyzidae, nhóm tác gi
ả Lương Minh Khôi,

Phạm Thị Vượng và Lê Thị Đại (1987) [11] đã công bố thành phần loài ruồi họ
Agromyzidae có 5 loài gồm ruồi đục lá đậu tương Japanagromyza tritelal, ruồi đục
ngọn đậu tương Melanagromyza dolichostigmade, ruồi đục thân đậu tương
Melanagromyza sojae, ruồi đục gốc đậu tương Ophiomyiaphaseoli Tryon và ruồi đục
thân Ophiomyia controsematis. Nguyễn Quang Cường và Đặng Thị Dung (2008) [3] đã
xác định ruồi đục lá
Phytomyza atricornis và ruồi đục thân Melanagromyza sojae gây
hại trên đậu tương tại Yên Phong, Bắc Ninh.
Những thông tin về các loài thuộc họ Cecidomyiidae ở nước ta không có nhiều, loài
được quan tâm nhất cho các vùng lúa là muỗi năn Orseolia oryzae (Nguyễn Đức Khiêm,

12
2006) [10]. Ngoài ra Trần Thị Bình (2002) [2] ghi nhận muỗi năn Contarinia citri
Barnes trong danh lục sâu hại cam, quýt ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên cho đến nay chưa có
thông tin công bố cụ thể nào, nhất là về hình ảnh hình thái đối tượng gây hại này.
Kết quả điều tra của Hà Quang Hùng và Nguyễn Thị Hồng (2004)[6] đã thu thập
được 7 loài ruồi ăn rệp, trong đó loài phổ biến nhất là Syrphus ribesii Linne, riêng trên
cây dưa chuột có 4 loài là Syrphus ribesii, Clythia sp., Paragus quadrifasciatus và
Ischiodon scutelaris. Cũng theo Hà Quang Hùng và Bùi Minh Hồng (2008) [5]
đã thu
thập được 8 loài ruồi ăn rệp thuộc họ Syrphidae trên một số loại cây trồng tại miền Bắc
Việt Nam.
Ngoài ảnh hưởng tới lĩnh vực trồng trọt, phần lớn các họ thuộc bộ hai cánh còn có
ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực khác như y tế, chăn nuôi thú y, môi trường, thực
phẩm….Tác giả Tạ Huy Thịnh (1983) [17] có hàng loạt kết quả nghiên cứu về các l
ĩnh
vực này từ năm 1983 - 2009 ở nước ta như nghiên cứu về ruồi hút máu thuộc phân họ
Stomoxyidinae (Muscidae, Diptera) ở Tây Nguyên; Tạ Huy Thịnh (1986) [18] nghiên
cứu về thành phần loài và phân bố họ nhặng (Calliphoridae, Diptera) ở Tây Nguyên; Tạ
Huy Thịnh (1988) [19] nghiên cứu về ruồi gần người và gần gia súc ở Tây nguyên. Tạ

Huy Thịnh, 2000 [20] công bố các loài ruồi mới phát hiện ở Việt Nam thuộc họ ruồi nhà
(Diptera: Muscidae) và họ Nhặng (Diptera: Calliphoridae). Tạ Huy Thịnh (2007) [21]
nghiên cứu các loài ru
ồi xám, Nhặng, ruồi nhà, ruồi trâu và ruồi thảm mục ở Trường Sơn
(Diptera: Sarcophagidae, Calliphoridae, Muscidae, Tabanidae, Lauxaniidae)….

13
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, thu thập thành phần loài côn trùng thuộc bộ Hai cánh và bộ Cánh phấn tại một
số hệ sinh thái khác nhau
- Xây dựng bộ mẫu và cơ sở dữ liệu chi tiết thành phần loài (checklist) tại một số hệ sinh
thái
- Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm quản lý dự liệu thành phần loài côn
trùng thuộc bộ Hai cánh và bộ Cánh phấn tại m
ột số hệ sinh thái khác nhau
- Thu thập hệ thống thông tin cơ bản để xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm quả an toàn theo
hệ thống tiêu chuẩn GAP của châu Âu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu vật
Thu thập mẫu bằng bẫy đèn, bẫy mùi vị và vợt do chuyên gia của Bảo tàng Tự
nhiên Hungary trực tiếp hướng dẫn và theo phương pháp điều tra cơ bản sâu bệnh hại
cây trồng c
ủa Viện Bảo vệ thực vật năm 1998
Thu thập mẫu bằng bẫy đèn, bẫy mùi vị và vợt theo phương pháp của chuyên gia
của Bảo tàng Tự nhiên Hungary, Bảo tàng Chân khớp Florida – Hoa Kỳ, các chuyên gia
Côn trùng học Hàn Quốc và theo phương pháp điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng
của Viện Bảo vệ thực vật 1998
a) Đối với côn trùng bộ cánh phấn, thu thập mẫu bằng bẫy đèn và thu tr

ực tiếp trên cây,
các bộ phận bị hại tại các vùng thu thập
- Bẫy đèn ánh sáng:
+ Sử dụng 2 bóng đèn ánh sáng trắng công suất 500W/bóng và 2 bóng Black
Light công suất 20W/bóng. Các bóng đèn được treo ở 2 phía trên nền phông trắng với
kích thước 2 x 3 m.
+ Đèn được bật sau khi mặt trời lặn và kéo dài tới 2giờ sáng hôm sau, sau khi côn
trùng được thu hút và đậu trên phông, dùng ống hút côn trùng hút chúng lại và thả
vàocác lọ độc với kích thước khác nhau để thu bắt côn trùng.
- Bẫy đèn áng sáng tím:
+ Cường độ
ánh sáng: 12 W
+ Thùng thu mẫu chứa Chlorofooc phía dưới
- Vợt côn trùng, đường kính 40 cm
b) Đối với côn trùng bộ hai cánh, thu thập mẫu bằng bẫy dẫn dụ, bẫy mùi vị và thu trực
tiếp bộ phận bị hại
- Bẫy dẫn dụ:
+ Dạng bẫy: Steiner

×