i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nguyệt
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu khoa Nuôi trồng Thủy
sản, phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và phát
triển nuôi biển Miền Trung, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 và Hợp phần
Bệnh cá-Dự án “Nuôi trồng thủy sản và Quản lý ven bờ-NUFU 220077” đã giúp
đỡ tôi về trang thiết bị, cơ sở thí nghiệm trong suốt thời gian thực hiện đề tài tôt
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Đỗ Thị Hòa, TS Võ Thế
Dũng, Th.S Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn đã dìu dắt tôi trên con đường nghiên
cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện
và viết luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin vô cùng cám ơn đến những người thân yêu nhất của tôi
đã động viên, khích lệ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài luận văn này được hoàn thành.
Xin chân thành cám ơn.
Nguyễn Thị Nguyệt
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của họ cá mối 3
1.1.1. Hình thái và phân loại của hai loài cá là vật liệu nghiên cứu của đề tài. 3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của họ cá mối 4
1.1.3. Một số đặc điểm về sinh thái phân bố của họ cá mối 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá biển 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá biển trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu KST cá biển ở Việt Nam. 10
1.3. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở cá mối trong và ngoài nước 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở cá mối trên thế giới. 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá mối ở Việt Nam 13
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 16
2.2.1. Phương pháp thu mẫu cá cho nghiên cứu ký sinh trùng 16
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ở cá 16
2.2.2.1. Phát hiện và thu thập ký sinh trùng ở cá 16
2.2.2.2. Cố định, bảo quản, nhuộm, làm tiêu bản ký sinh trùng 18
2.2.2.3. Phân loại ký sinh trùng 22
2.3. Xác định mức độ nhiễm ký sinh trùng 23
iv
2.3.1. Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng 23
2.3.2. Cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Mẫu cá nghiên cứu 24
3.2.Thành phần giống, loài KST ký sinh ở 2 loài cá mối 24
3.3. Mô tả đặc điểm về hình dạng, cấu tạo và kích thước của ký sinh trùng 28
3.3.1. Loài Ceratomyxa sp. Theslohan, 1892 28
3.3.2. Loài sán lá đơn chủ Sundanonchus sp. 29
3.3.3. Dạng sán lá đơn chủ chưa phân loại 30
3.3.4. Loài sán dây Oncodiscus fimbriatus. 32
3.3.5. Loài Bothriocephalus penetratus Spec.nov 33
3.3.6. Loài sán dây Tylocephalum sp 34
3.3.7. Loài Dinosoma rubrum Manter, 1934 (Modified after Yamaguti, 1971) 35
3.3.8. Loài Lecithochirium cristatum (Rudolphi, 1919). 37
3.3.9. Loài Lecithochirium cristatum (Rudolphi, 1919) 38
3.3.10. Loài Merlucciotrema praeclarum, Manter, 1934. 39
3.3.11. Sán lá song chủ ký sinh ở dạ dày (chưa phân loại được) 41
3.3.12. Ấu trùng metacercaria Haplorchis taichui Nishigori, 1924. 42
3.3.13. Ấu trùng metacercaria Heterophyopsis contimia Onji and Nishio, 1916 43
3.3.14. Ấu trùng metacercaria Heterophyes sp 44
3.3.15. Loài Anisakis sp 44
3.3.16. Loài Raphidascaris acus (Bloch, 1779) 46
3.3.17. Loài Hysterothylacium aduncum (Rudolphi, 1802) 47
3.3.18. Loài Camallanus sp. (Railliet et Henry, 1915) 50
3.3.19. Loài ký sinh trùng giáp giác Anchistrotos sp. Brain, 1906 51
3.3.20. Loài Pseudomyicola spinosus Raffaele & Monticelli, 1985. 53
3.3.21. Loài copepoda chưa phân loại 54
v
3.4. So sánh thành phần giống loài ký sinh trùng và mức độ cảm nhiễm theo loài cá,
kích cỡ cá và tháng thu mẫu cá của 2 loài cá mối-cá mối hoa (Trachynocephalus myops) và
cá mối thường (Saurida tumbi) 56
3.4.1 So sánh thành phần và mức độ nhiễm các KST ở loài Saurida tumbil và
Trachynocephalus myops 57
3.4.2. So sánh thành phần KST theo kích thước ở cá mối Saurida tumbil 60
3.4.3. So sánh mức độ nhiễm KST trên cá mối thường Saurida tumbil qua các
tháng trong năm. (Bảng 3.5). 62
3.4.4. So sánh mức độ nhiễm KST ký sinh trên 2 loài cá mối nghiên cứu qua các
tháng trong năm. 65
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 68
4.1. KẾT LUẬN 68
4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chiều dài trung bình của cá mối thường (Saurida tumbil) tương ứng tuổi
của cá. 5
Bảng 3.1: Số lượng và kích thước cá làm mẫu 24
Bảng 3.2. Thành phần giống loài ký sinh trùng loài ký chủ và cơ quan ký sinh 25
Bảng 3.3. Thành phần giống loài và mức độ cảm nhiễm các ký sinh trùng ở 2 loài
cá mối đã nghiên cứu 57
Bảng 3.4. Thành phần và mức độ nhiễm KST ở các kích cỡ của cá mối thường
Saurida tumbil 60
Bảng 3.5. Mức độ nhiễm KST trên cá mối thường Saurida tumbil qua các tháng
trong năm 64
Bảng 3.6. Mức độ nhiễm KST trên 2 loài cá mối qua các tháng trong năm 67
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu 15
Hình 2.2. Các bước tiến hành của phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ở cá 17
Hình 3.1: Loài Ceratomyxa sp 28
Hình 3.2A: Loài Sundanonchus sp 29
Hình 3.2B: Cơ quan bám của và cơ quan sinh dục của sán lá đơn chủ Sundanonchus sp. 30
Hình 3.3. Hình dạng và cấu tạo của dạng sán lá đơn chủ (Monogenia) chưa phân loại 31
Hình 3.4.A: Đầu của Oncodiscus fimbriatus trước và sau khi ép lamen 32
Hình 3.4.B.: Móc bám ở đĩa miệng của Oncodiscus fimbriatus 33
Hình 3.4.C. Đốt sinh dục của sán dây Oncodiscus fimbriatus 33
Hình 3.5 : Loài Bothriocephalus penetratus 34
Hình 3.6: Ấu trùng sán dây Tylocephalum sp. 35
Hình 3.7. Loài Dinosoma rubrum 36
Hình 3.8: Loài Lecithochirium cristatum 38
Hình 3.9: Loài Allocreadium laymani 39
Hình 3.10 : Loài Merlucciotrema praeclarum 40
Hình 3.11: Sán lá song chủ ký sinh ở dạ dày (chưa phân loại) 41
Hình 3.12 : Ấu trùng metacercaria của loài Haplorchis taichui 42
Hình 3.13: Ấu trùng metacercaria Heterophyopsis contimia 43
Hình 3.14: Ấu trùng metacercaria Heterophyes sp 44
Hình 3.15: Đầu và đuôi Anisakis sp 45
Hình 3.16: Hình dạng và cấu tạo của loài giun tròn Raphidascaris acus 46
Hình 3.17A: Loài giun tròn Hysterothylacium aduncum 49
Hình 3.17B: Đầu, đuôi và cấu tạo của giun tròn Hysterothylacium aduncum 49
Hình 3.18 : Hình dạng và cấu tạo của loài giun tròn Camallanus sp 50
Hình 3.19: Hình dạng và cấu tạo của loài Anchistrotos sp 53
Hình 3.20: Hình dạng và cấu tạo của loài giáp xác Pseudomyicola spinosus 54
Hình 3.21a. Loài ký sinh trùng là giáp xác chưa phân loại được 55
viii
Hình 3.21b: Hình dạng, cấu tạo của các phần phụ ở loài giáp xác chưa phân loại
được 56
Hình 3.22: Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm các loài KST ở 2 loài cá mối nghiên cứu 58
Hình 3.23. Biểu đồ về tỷ lệ cảm nhiễm KST ở các cỡ cá trên cá mối thường
Saurida tumbil 61
Hình 3.24. Cường độ nhiễm KST ở các cỡ cá trên cá mối thường Saurida tumbil 61
ix
CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
KST: Ký sinh trùng
TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm
CĐCN: Cường độ cảm nhiễm
% : Phần trăm
1
MỞ ĐẦU
Cá mối (Synodontidae), là loài cá biển có giá trị kinh tế, có tỷ lệ thịt trắng
cao, sử dụng để ăn tươi, đóng hộp, phơi khô, làm chả cá và sản xuất thịt cá xay
(Surimi) dùng trong công nghệ chế biến thịt tôm, cua giả để xuất khẩu và bán
trong nước. Cá mối có thể đánh bắt quanh năm tại vùng biển miền Trung Việt
Nam, từ Quảng Ngãi xuống đến Nha Trang và Vũng Tàu. Sản lượng cá mối đánh
bắt được chiếm tới 15% ở Bình Thuận, Ninh Thuận, tới khoảng 7,8% ở Vịnh Bắc
Bộ trong tổng sản lượng cá đáy và cá gần đáy [10]. Theo thống kê của FAO, tổng
sản lượng cá mối đánh bắt được trên thế giới khoảng 20 ngàn tấn/ năm 2007, trong
đó Nhật Bản dẫn đầu với trên 7 ngàn tấn và Đài Loan với 3 ngàn tấn.
Nghề nuôi cá biển và nuôi tôm hùm ở Việt Nam đã phát triển trong nhiều
năm nhưng việc dùng thức ăn tổng hợp để nuôi các đối tượng này còn chưa phổ
biến, rất nhiều vùng nuôi vẫn sử dụng trực tiếp cá tạp làm thức ăn như một giải
pháp truyền thống vì cá tạp là nguồn thức ăn có sẵn ở các địa phương và có giá trị
dinh dưỡng cao. Chỉ riêng Việt Nam, có trên 100 loài cá biển được coi là cá tạp và
được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản (Edwards et al., 2004), một số loài cá tạp
được sử dụng phổ biến bao gồm cá mối (Saurida spp), cá cơm (Stolephorus sp), cá
liệt (Leiognathus spp), cá nục (Decapterus sp), Cá tạp được chuộng để nuôi cá
mú cỡ lớn (>200 g) là cá mối (Trai,1997). [15][16][66][67][69][70].
Thức ăn là cá tạp cũng chính là nguồn lây nhiễm bệnh trực tiếp hoặc gián
tiếp cho tôm, cá nuôi, đặc biệt là bệnh do virus như: bệnh VNN (viral nervous
necrosis) (Muroga, 2001; Hegde et al., 2002), bệnh do vi khuẩn như: bệnh
Vibrio/Aeromonas, pseudotuberculis…(Mangarinos et al., 1996; Austin, 1997;
Muroga, 2001). Cá tạp cũng là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng đặc biệt là một số bệnh
do sán lá đơn chủ: Benedenia spp, Pseudorhabdosynochus spp, Megalocotylorides
spp. and Diplectanum spp. (Seng, 1997)[17] [69].
2
Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về thành phần KST ký sinh ở
một số loài cá mối phổ biến ở Việt Nam làm cơ sở để đánh giá vai trò là ký chủ
trung gian của loài cá này trong việc đưa các KST xâm nhập vào tôm, cá nuôi.
Trước tình hình thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu thành phần
ký sinh trùng ký sinh trên hai loài cá mối: Saurida tumbil (Bloch & Schneider,
1795) và Trachinocephalus myops (Bloch et Schneider, 1801) bán tại các chợ ở
Nha Trang”.
1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thành phần giống loài ký sinh trùng ký sinh trên hai loài cá
mối Saurida tumbil và Trachinocephalus myops.
2. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: bổ sung tư liệu về thành phần giống loài KST ký sinh ở cá
biển Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc phòng bệnh
KST là giun sán qua ký chủ trung gian là cá tạp nhằm phát triển ổn định và bền
vững nghề nuôi tôm, cá biển đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho con
người.
3. Các nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần giống loài ký sinh trùng ký sinh trên 2 loài cá mối
Saurida tumbil và Trachinocephalus myops
- So sánh thành phần giống loài và mức độ cảm của ký sinh trùng ở 2 loài cá
mối, kích cỡ cá và tháng thu mẫu.
3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của họ cá mối
1.1.1. Hình thái và phân loại của hai loài cá là vật liệu nghiên cứu của đề tài.
Vị trí phân loại
Ngành ĐV có xương sống Vertebrata
Lớp cá xương Osteichthys
Bộ cá đèn lồng: Myctophiformes
Họ cá mối: Synodontidae
Giống: Saurida
Loài: cá mối thường S. tumbil (Bloch)
Giống: Trachinocephalus
Loài cá mối hoa T. myops (Bloch)
Đặc điểm hình thái của cá mối thường Saurida tumbil
Cá mối thường Saurida tumbil (Ảnh chụp)
Cá mối thường Saurida tumbil có thân dài, hình trụ, hơi hẹp bên, giữa thân
hơi phình to. Đầu dài và hơi dẹt. Cá dài trung bình 20-30 cm. Mõm dài và tù. Mắt
to, tròn. Miệng rộng, hai hàm dài bằng nhau khi khép lại, trong có nhiều răng xếp
thành nhiều hàng: xương vòm miệng mỗi bên có 2 đai răng, từ 3-4 hàng nơi hàm
trước. Răng nhọn và sắc, lớn nhỏ không đều. Vảy tròn và dễ rụng: đường giữa rõ
ràng với 50-56 vẩy, cá còn có thêm 4-5 hàng vẩy phía trên đường vẩy chính. Vây
lưng dài có khoảng 12 tia, vây mỡ phát triển ở phía trên vây hậu môn. Vây ngực
rộng có 14-15 tia. Lưng màu nâu-đỏ nhạt, bụng màu trắng bạc. [5][10][12]
4
Đặc điểm hình thái của cá mối hoa (cá mối đầu to) Trachiynocephalus myops.
Cá mối hoa Trachinocephalus myops. (Ảnh chụp)
Cá mối hoa có đặc điểm giống cá mối thường nhưng có một số đặc điểm
khác hơn là đầu ngắn và to hơn cá mối thường. Cá dài trung bình 15-20 cm. Mắt
to, tròn, miệng rộng và xiên, xương vòm miệng mỗi bên có một đai răng, chiều dài
mõm ngắn hơn đường kính mắt, chiều dài chân vây hậu môn dài hơn chiều dài
chân vây lưng, cá có các sắc tố tương đối lớn. [10].
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của họ cá mối
Đặc điểm về dinh dưỡng
Các loài thuộc họ mối là loài cá dữ, thức ăn của chúng gồm khá nhiều
chủng loại, nhưng chủ yếu là cá, chiếm tỷ lệ trên dưới 70%, loài cá thường gặp là
cá liệt (Leiognatus fasciatus), cá sơn (Apogon), cá nục (Decapterus), cá phèn
(Upeneus). Các loại thức ăn khác gồm tôm, mực [10]
Đặc điểm về sinh trưởng
Cá mối có tốc độ lớn nhanh, tuổi cao nhất hiện nay biết được là 4
+
.Ở cá
mối, chiều dài thân của cá cái dao động từ 26.1 - 59.0 cm (38.7±6.8), trọng lượng
126.5 - 1510 g (477.1±260.8), và ở cá đực chiều dài thân là 26.3 - 38.3 cm
(32.7±3.2), trọng lượng là 128.3 - 450.5 g (260.2±83.5). Tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối cũng như tương đối đều giảm khi cá lớn, còn đối với trọng lượng, tốc độ tăng
tuyệt đối tăng dần khi cá lớn, nhưng tốc độ tăng tương đối bắt đầu giảm từ năm
thứ hai. [10][11][21][47]
5
Bảng 1: Chiều dài trung bình của cá mối thường (Saurida tumbil) tương ứng
tuổi của cá. [10]
Chiều dài trung bình của cá theo tuổi (cm)
Tên loài
I II III IV V
Saurida tumbil 16,50 23,75 28,86 33,29 37,69
Đặc điểm về sinh sản
Cá mối có sức sinh sản lớn, mùa đẻ kéo dài, có loài hầu như đẻ quanh năm
nhưng chủ yếu đẻ vào mùa lạnh (ở Vịnh Bắc Bộ). Cá cái có kích thước lớn hơn cá
đực. Tỷ lệ cá đực nhiều hơn cá cái đặc biệt là trong mùa sinh sản tỷ lệ này lại càng
lớn. Khi cá nhỏ, tỷ lệ cá đực nhiều hơn cá cái và lúc lớn thì ngược lại. [10]
Bãi cá: Ở Vịnh Bắc bộ vùng đánh bắt cá chủ yếu là ở xung quanh Bạch
Long Vĩ, nơi có đáy cát pha bùn và cát. Ở vùng biển phía Nam, bãi cá mối đáng
chú ý là vùng biển xung quanh hòn Thu. Vào mùa hè thu từ tháng 8-11, cá mối
thường tập trung ở đây. [10]
Đặc điểm trứng: trứng của các loài trong họ cá mối có dạng hình cầu, thụ
tinh ngoài tự nhiên, nổi trên mặt nước, tách rời nhau, đường kính trứng 1.01-1.34
mm, không có hạt dầu. Noãn hoàng nhẵn, không màu. Khe noãn oàng lúc đầu hầu
như không có, sau một số giai đoạn phát triển mới xuất hiện và lớn dần, khi lỗ
phôi đóng kín thì dừng lại. [10][12]
1.1.3. Một số đặc điểm về sinh thái phân bố của họ cá mối
Các loài thuộc họ cá mối phân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới, xuất hiện
nhiều ở nơi có độ sâu 70-100 m, nơi có đáy cát hoặc cát pha bùn, nồng độ muối
cao khoảng 33-34
0
/
00
, một số loài sống ở vùng nước sâu tới 400m. Các bãi cá mối
chủ yếu phân bố xung quanh đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Thu và phía đông nam Côn
Đảo. Ở vịnh Băc Bộ, cá mối có xu hướng di chuyển vào bờ hoặc ra ngoài khơi
theo mùa rõ rệt: vào mùa đẻ, ở vùng nước nông hơn 60 m trở vào bờ số lượng cá
đánh bắt được tăng lên rõ rệt và ngược lại ở vùng nước sâu lại giảm đi. Ở vùng
Ninh Thuận, Bình Thuận, cá mối có xu hướng di chuyển theo hướng Bắc Nam và
6
ngược lại. Mùa đông cá di chuyển về phía Nam theo hướng dòng chảy và dọc theo
đường đẳng sâu 70-100 m. Mùa hè cá di chuyển về phía bắc, tạo thành khu tập
trung vào tháng 8-9 ở xung quanh Hòn Thu, tạo nên bãi cá ở đây.[10]
1.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá biển
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá biển trên thế giới.
Loài người đã bắt đầu nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh cá biển từ rất
sớm nhưng các nghiên cứu đó chủ yếu là để thỏa mãn sự tò mò, và chỉ thu hút một
số ít các nhà khoa học. Henry (1925), cho xuất bản cuốn “The Journal of
Parasitology” bao gồm các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở động vật nói
chung. Trong đó có phần “Some marine fish trematodes of maine”. Đây là kết quả
nghiên cứu được thực hiện trong suốt mùa hè năm 1924, và là báo cáo đầu tiên
công bố về nhóm sán lá ký sinh ở cá (trematoda) [32].
Sau đó, cho tới năm 1929, Dogiel và cộng sự của ông đã đưa ra báo cáo
chung về ký sinh trùng cá và xây dựng được “phương pháp nghiên cứu đồng bộ ký
sinh trùng cá”, đây cũng là nền tảng cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu
về khu hệ ký sinh trùng ở cá sau đó và đến năm 1970, cuốn sách đầu tiên về bệnh
cá biển đã được xuất bản bởi Sindermann. [9]
Trong khoảng thời gian từ năm 1959-1973, nhà ký sinh trùng học người
Nga - A.M Parukhin đã tiến hành khảo sát nghiêu cứu khu hệ ký sinh trùng trên cá
mú và một số loài cá biển khác ở Đông Nam Á. Kết quả đã tìm thấy được 20 loài
giun sán ký sinh trong hệ tiêu hóa của loài cá này [4].
Năm 1975 C.C. Velasquez xuất bản cuốn sách “Sán lá song chủ-Trematoda
ký sinh ở cá nuôi tại Philippine” trong đó đã mô tả 73 loài thuộc 50 giống, 21 họ
sán lá song chủ ký sinh trên 27 họ cá ở Philippine [72].
Pillai (1985), một trong những nhà khoa học thành công nhất với công tác
nghiên cứu copepod ký sinh trên thế giới. Khi nghiên cứu copepod ký sinh trên cá
biển Ấn Độ, ông đã tìm và mô tả được 314 loài copepod khác nhau, trong đó, có
nhiều loài phân bố rất rộng trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của ông đã được xuất
bản thành cuốn sách có giá trị “Hệ dộng vật của Ấn Độ, copepoda ký sinh ở cá
7
biển”, ở đó, tác giả còn đề cập đến nhiều khía cạnh khác như phương pháp thu
thập mẫu, bảo quản mẫu, hình thái học, sinh thái học và ảnh hưởng của copepod
đến ký chủ…[51]
Nghiên cứu về ký sinh trùng thuộc copepod ký sinh ở cá biển có giáo sư
Trần Thế Độ-trường đại học Tokyo, Nhật Bản. Ông cùng với cộng sự của mình đã
nghiên cứu phát hiện nhiều loài giáp xác thuộc copepoda ký sinh trên nhiều loài cá
biển ở Nhật Bản và ông chính là tác giả của cuốn sách “Copepoda ký sinh ở cá và
vẹm xanh ở Nhật Bản” (1981-1986). Trong cuốn sách này, ông đã miêu tả khá chi
tiết về đặc điểm hình thái, cấu tạo đến loài của nhiều ký sinh trùng, có hình ảnh
minh họa, là tài liệu tham khảo rất tốt cho việc phân loại, định danh. [26][37].
Leong và cộng sự đã có rất nhiều công trình được công bố về ký sinh trùng
ký sinh ở cá biển. Kết quả nghiên cứu về giống giáp xác Caligus ký sinh trên cá
biển ở Malaysia đã được tác giả công bố vào năm 2004. Leong và Wong (1986),
đã công bố về bệnh Cryptocarynosis gây ra do KST đơn bào thuộc loài
Cryptocaryon irritans, gây bệnh ở nhiều loài cá biển: cá chẽm giống ở Bangkok
và Songkla-Thái Lan, ở nhiều loài cá mú Epinephelus bontoides, E. coioides, E.
tauvina, E. malabaricus và ở cá Cromileptes altivelis nuôi lồng ở Indonesia,
Malaysia , Singapore và Thái Lan… [39][40]
Moller và cộng sự (1986) đã xuất bản cuốn sách “Diseases and Parasites of
marine fish”, đây là một nghiên cứu lớn về ký sinh trùng ở cá biển khá bao quát,
các tác giả đã thống kê được khoảng 10.000 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá biển.
Trong đó, KST nội ký sinh chiếm khoảng 60 % tổng số loài, bao gồm: động vật
đơn bào, sán lá song chủ, giun dẹp, giun tròn, giun đầu móc; KST ngoại ký sinh có
khoảng 4.200 loài chiếm 40% gồm giáp xác, sán lá đơn chủ, đỉa cá, ruột khoang
và nhóm nhiều tiêm mao trùng thuộc động vật đơn bào [41].
Năm 1989, tác giả Lin đã phát hiện mức độ nhiễm cao loài KST Caligus
chanos ký sinh ở cá măng biển (Chanos chanos) nuôi tại Đài Loan. Cường độ cảm
nhiễm loài KST này có thể đạt tới 159 con trùng/1 con cá, đã gây các thương tổn
nặng trên cơ thể và có thể gây chết cá [38]
8
Trong cuốn “Giun sán ký sinh ở cá”, William H.và cộng sự (1994) đã đưa
ra nhiều công trình nghiên cứu về thành phần giống loài, vòng đời và đặc điểm cấu
tạo của các nhóm Monogenea, Cestoda, Digenea, Acanthocephala và Nematoda
ký sinh ở cá nước ngọt và nước mặn. Đây là một công trình đồ sộ về giống loài ký
sinh và có giá trị tham khảo rất cao. [69]
Trong cuốn “Động vật đơn bào ký sinh ở cá” của Jiri Lom và cs (1992), đã
cung cấp thông tin cơ bản về động vật đơn bào nội ký và ngoại ký sinh trên cơ thể
cá. Tác giả đã xác định có khoảng 2.420 loài cá bị nhiễm động vật đơn bào
protozoa , với khoảng 1.846 loài ký sinh trùng, nhiều loài thuộc động vật đơn bào
protozoa là tác nhân nguy hiểm và nhiều loài trong số đó được biết là nguồn gây
hại nghiêm trọng ở cá nước ngọt hoặc ở cá biển, trong đó có một số KST có kích
thước nhỏ và biến thái phức tạp trong vòng đời cũng đã được tác giả nghiên cứu. [35].
Paperna (1996), đã xuất bản cuốn “Ký sinh trùng, sự lây nhiễm và gây
bệnh ở cá châu Phi”. Tác giả đã mô tả thành phần ký sinh trùng ký sinh trên một
số loài cá biển và cá nước ngọt, tình trạng lây nhiễm, vòng đời phát triển, dấu hiệu
bệnh lí và biện pháp phòng trị cho các loài cá đang nuôi ở châu Phi [52].
Arthur J.R và cs (1997), đã điều tra và xác định được 201 loài ký sinh trùng
ký sinh ở 72 loài cá gồm 1 loài thuộc Apicomlexa; 16 loài thuộc Ciliophora; 2 loài
Mastigophora; 1 loài Microphora; 9 loài Myzozoa; 90 loài thuộc Trematoda; 22
loài thuộc Monogenea; 6 loài Cestoda; 20 loài Nematoda; 5 loài Acanthocephala; 1
loài Mullusca; 2 loài Branchiura; 21 loài Copepoda và 5 loài thuộc Isopoda [22].
Kết quả nghiên cứu của M. Koie về thành phần ký sinh trùng đa bào ký
sinh trên cá bơn (Plastichthys flesus) phân bố từ Tây Bắc tới Đông Nam biển
Baltic, đã thu được 27 loài thuộc 17 họ. Trong đó 5 loài thuộc lớp sán song chủ
Digenea; 3 loài thuộc lớp sán dây Cestoda; 11 loài thuộc lớp giun tròn Nematoda;
5 loài thuộc Acanthocephala; 2 loài thuộc Copepoda; 1 loài thuộc lớp đỉa
Hirrudinea [36].
Năm 2000, Cribb đã phát hiện được 13 loài giun sán ký sinh
(Platyhelminthes) gồm: monogenea, cestoda và trematoda ở 38 loài cá con sống
9
rạn san hô ở vùng biển Caledonia với tỷ lệ cảm nhiễm 23%, cá cảm nhiễm ký sinh trùng
nhiều nhất ở giai đoạn metacecaria của giống Didymozoid. Theo nghiên cứu, ký sinh
trùng ký sinh vào cá ở giai đoạn ấu trùng khó hơn giai đoạn trưởng thành. [25]
Gibson và cs (2001) cùng nhau xuất bản cuốn “Keys to the trematoda” gồm
3 tập. Trong đó, tập 1 bao gồm Aspidogastrea và nhóm sán thuộc bộ Strigeida.
Tập 2 bao gồm bộ Echinostomida và một phần của bộ Plagiorchiida. Tập 3 hoàn
thành phần còn lại của bộ Plagiorchiida. Tác giả đã mô tả và đưa ra khóa phân loại
sán song chủ ký sinh ở động vật có xương sống từ lớp đến giống, loài, kèm theo
hình ảnh minh họa. Đây là một trong những tài liệu có giá trị phục vụ cho công tác
nghiên cứu sán song chủ ký sinh nói chung. [30]
Sau nhiều năm nghiên cứu về sán dây, Palm (2004), đã cho xuất bản cuốn
sách “Bộ Trypanorhyncha Diesing, 1983”. Đây là tài liệu tương đối đầy đủ về đăc
điểm hình thái qua các giai đoạn, về sinh thái học, về mối quan hệ vật chủ - vật ký
sinh của các loài sán thuộc bộ Trypanorhyncha. [53]
Kazuya Nagasawa và cs (2004), nghiên cứu về bệnh trên cá mú nuôi ở
Đông Nam Á đã phát hiện được 6 loài ký sinh gây bệnh thuộc động vật đơn bào, 2
loài thuộc lớp sán lá đơn chủ Monogenea , 1 loài thuộc lớp sán lá song chủ
Digenea, 3 loài giun tròn Nematoda…Cuốn sách này đã cung cấp những thông tin
về những bệnh đã quan sát được ở những mẫu cá mú nuôi, bao gồm: tên bệnh, tác
nhân gây bệnh, giai đoạn bị bệnh, dấu hiệu bệnh lý, ảnh hưởng đến ký chủ, cách
lây truyền, phương pháp chẩn đoán và giải pháp phòng, trị. [46]
Một cuộc điều tra copepoda ký sinh ở cá nước mặn tại khu vực Vịnh Thái
Lan của Watchariya và cộng sự (2008), đã tìm được tổng số 18 giống, 39 loài
copepod ký sinh ở 61 loài cá biển khác nhau, trong đó, Caligus spp. có số lượng
loài cao nhất (10 loài copepoda từ 9 loài cá). [71]
Peyghan, R.; Nabavi, L.; Jamshidi, K.and Akbari, S. (2009) đã tìm thấy ở
khoang bụng của cá mối vạch rất nhiều trứng cyst của bệnh vi bào tử do Glugea
sp. ở các cơ quan khác nhau. [55].
10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu KST cá biển ở Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1978-1980, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa đã tiến
hành nghiên cứu ký sinh trùng trên cá biển khai thác ở tỉnh Phú Khánh và kết quả
xác định được 80 loài ký sinh trùng khác nhau thuộc 55 giống, 17 bộ, 6 lớp:
Monogenea, Trematoda, Cestoidea, Nematoda, Acanthophala và Crustacea.
Trong 80 loài này có 46 loài sán, 18 loài giun tròn, 7 loài giun đầu móc và 9 loài
giáp xác [55].
Trong ba năm (1996-1998) nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh ở cá mú
(Epinephelus spp) nuôi lồng tại vịnh Hạ Long, Bùi Quang Tề và cộng tác viên đã
phát hiện được 10 giống ký sinh trùng thuộc 7 họ, 5 bộ, 5 lớp, 4 ngành, ký sinh
trên 3 loài cá mú: cá mú mỡ (Epinephelus tauvina) bắt gặp 10 loài ký sinh trùng;
cá mú sọc (E. moara) gặp 7 loài và cá mú chuỗi (E. refaxaciatus) gặp 9 loài.
Trong đó, loài sán lá đơn chủ Pseudorhabdosynochus epinepheli và
Ancyrocephalus. sp được bắt gặp ở mang của cả 3 loại cá mú nói trên với tỷ lệ
cảm nhiễm rất cao (71.4-93.8%). [13]
Võ Thế Dũng & ctv. (2005), đã phát hiện được 22 loài ký sinh trùng thuộc
17 giống ký sinh ở các loài cá mú nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, có 7 loài
thuộc lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh ở mang và da cá, 5 loài thuộc lớp
động vật đơn bào Protozoa, 2 loài thuộc lớp sán lá song chủ Trematoda. [2]
Một nghiên cứu khác về bệnh monogenea trên cá mú và cá chỉ vàng nuôi ở
Khánh Hòa của Do Thi Hoa & Phan Van Ut (2007), cũng đã xác nhận một số tác
nhân gây bệnh là sán lá đơn chủ ký sinh trên mang và da với cường độ và tỷ lệ
cảm nhiễm khá cao. Trong đó, KST ở da được phát hiện gồm 2 giống là
Benedenia & Neobenedenia, ở mang gồm Pseudorhabdosynochus epinepheli,
Pseudorhabdosynochus sp; Diplectanum sp and Ancyrocephalus sp. [34]
Vo The Dung và cộng sự (2008a,b) công bố một số ký sinh trùng là sán
song chủ và một số lòai giáp xác ký sinh ở cá mú nuôi ao và nuôi lồng, trong đó có
một số lòai lần đầu được công bố bắt gặp ở khu vực Đông Nam Á, một số lòai
được công bố bắt gặp lần đầu ở Việt Nam. Đỗ Thị Hòa & ctv (2008) cũng đã tìm
11
thấy sán lá đơn chủ, rận cá ký sinh ở mang và da của cá mú, cá hồng, cá chẽm, cá
bớp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. [7][28] [29]
1.3. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở cá mối trong và ngoài nước.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở cá mối trên thế giới.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về bệnh cá mối còn rất hạn chế.
Subhapradha (1954), khi nghiên cứu sán dây ký sinh trên cá ở vùng ven
biển Madras, tác giả chỉ bắt gặp sán trưởng thành ở bộ cá nhám, còn sán ấu trùng
chủ yếu tìm thấy ở cá xương nhưng chỉ riêng 1 loài cá xương là cá mối thường
Saurida tumbil, tác giả đã bắt gặp 2 loài sán dây trưởng thành thuộc họ
Bothriocephalidae. Trong đó, một loài thường hay gặp là Bothriocephalus, một
loài khác chỉ gặp duy nhất một lần, nó thuộc giống Oncodiscus. Cả hai loài đều là
loài mới đối với khoa học và đã được mô tả khá chi tiết. [62]
Một loài sán dây ký sinh mới thuộc họ Bothriocephalidae đã được tìm thấy
ở ruột của cá mối Synodus foetens từ phía nam Florida bởi Robin M. Overstreet
(1964), với tên khoa học là Anantrum tortum. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy ở
mang loài cá này một loài trùng roi (Dinoflagellate) Oodinium sp., và nhiều loài
giun sán ký sinh khác ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành ở các cơ quan khác của
loài cá mối này. [49][50]
Narasimhamurti và cs (1971), đã tiến hành nghiên cứu trên cá mối thường
Saurida tumbil được thu gom tại trạm cá đánh bắt xa bờ ở Visakhapatnam
(Andhra). Tác giả đã phát hiện được hai loài vi bào tử, Pleistophora sauridae
n.sp., và Nosema sauridae n.sp., ký sinh ở mô cơ của cá, KST này đã bắt gặp
quanh năm, tuy nhiên, chúng chỉ nhiễm ở mức độ nhẹ (không quá 10 bào nang/ký
chủ) và không gây bất kỳ thương tổn nào cho ký chủ. Đây là báo cáo đầu tiên trên
thế giới về vi bào tử ký sinh ở cá mối thường Saurida tumbil đã được công bố. [45]
Một nghiên cứu về giáp xác ký sinh được tiến hành trên 12 loài cá biển
phân bố ở vùng ven biển phía tây nam của Indonesia (trong đó có loài cá mối
thường Saurida tumbil), đã tìm được 17 loài copepod thuộc 8 họ và 4 loài chân
đều thuộc họ Cymothoidae. Chúng có tính lựa chọn ký chủ rất cao. Ở cá Saurida
12
tumbil, tác giả chỉ tìm thấy Lernathropus gibbosus ở mang, còn các cơ quan khác
không tìm được bất kỳ ký sinh trùng nào (Radhakrishnan và Nair, 1983). [56]
Radhakrishnan, và cs (1983), tiếp tục tiến hành nghiên cứu bệnh ký sinh
trùng trên 270 mẫu cá mối thường Saurida tumbil ở vùng ven biển phía tây nam
của Indonesia. Kết quả tìm được 2 loài sán dây trưởng thành Penetrocephalus
ganapatii và Bothriocephalus indicus. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành
nghiên cứu mô bệnh học của gan và thành ruột của cá mối, những thay đổi mô
bệnh học cho thấy ở cá bệnh thể hiện bệnh lý về máu, thiếu tế bào hồng cầu
(macrocytic type). Cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm sán phụ thuộc đáng kể vào mùa
vụ và vào sự sinh trưởng của cá. Tác giả cũng cho biết, trong tổng số cá kiểm tra
có đến 56,7% cá nhiễm sán P. ganapatii, tỷ lệ nhiễm sán của cá cái cao (62,6%)
hơn đáng kể so với cá đực (47,7%), còn tỷ lệ nhiễm B. indicus ở loài cá này là rất
thấp, chỉ có 3,3%. [57].
I. Rajyalakshmi (1994), đã mô tả một loài mới của giống Camallanus
Railliet et Henry, 1915 (giun tròn thuộc họ Camallanidae) ở dạ dày của cá mối
đầu to Trachynocephalus myops (Bloch & Schneider) từ vịnh Bengal ở
Visakhapatnam. Tác giả đã mô tả khá chi tiết về đặc điểm hình thái và kích thước
của loài ký sinh này dựa vào 2 mẫu giun đực và 2 mẫu giun cái. Loài giun ký sinh
mới này được đặc tên là Camallanus myopsi. [58].
Lecithochirium testelobatus n.sp, sán song chủ thuộc họ Hemiuridae được
báo cáo ở cá mối vạch, Saurida undosquamis từ vùng ven biển Andhra Pradesh,
Indonesia (Surekha and Lakshmi, 2005). Tác giả đã tìm được tất cả 5 loài sán ở
lớp nhày của dạ dày cá mối vạch, bọn sán này có một số đặc điểm về hình dạng
tương tự với loài L. fusiforme Luhe, 1901 và L. musculus (Looss 1907) Nasir &
Diaz 1971. Nhưng lại có sự sai khác so với các loài trên về hình dạng tinh hoàn và
một số đặc điểm khác như tỷ lệ giác bám, lỗ sinh sản, thùy noãn hoàn. Tuy nhiên,
các loài sán này lại có cùng đặc điểm tinh hoàn và đặc điểm hình thái nên chúng
được coi là một loài mới và được đặt tên là L. testelobatus. [64]
13
Roman Kuchta & ctv (2009), đã tiến hành nghiên cứu và mô tả lại 2 loài
sán dây: Oncodiscus sauridae Yamaguti, 1934 và Penetrocephalus ganapattii
(Rao, 1954) ở 4 loài cá mối thuộc giống Saurida. Oncodiscus sauridae đã được
tìm thấy ở Saurida longimanus Norman, S. nebulosa Valenciennes (báo cáo ký
chủ mới), S. tumbil (Bloch) và S. undosquamis (Richarson) không giống với P.
ganapattii được tìm thấy ở S. micropectoralis Shindo & Yamanda và S. tumbil ở
những đặc điểm sau: hình dạng đầu, vị trí bám ở đầu, hình dạng của các đốt, số
lượng tinh hoàn. [61]
Abdel-Baki và cs (2009), đã tiến hành thu gom 200 mẫu cá biển Saurida
undosquamis (Richardson, 1848) từ chợ cá ở Damam để phục vụ cho việc nghiên
cứu vi bào tử. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã phát hiện 60 mẫu cá bị
nhiễm vi bào tử Microsporidium sp. chiếm 30% tổng số mẫu nghiên cứu. Kết quả
cũng cho thấy, tỷ lệ nhiễm cao nhất là vào mùa xuân (64%), và thấp nhất là mùa
đông (14%), không có sự khác nhau nào đáng kể giữa tỷ lệ nhiễm ở mùa hè (14%)
và mùa thu (18%). [23]
Một nghiên cứu khác về sự cảm nhiễm vi bào tử trên cá mối Saurida
undosquamis đã được thưc hiện tại vịnh Persian là của Peyghan & ctv (2009). Các
mẫu mô từ gan, thận, lá lách, ruột, tuyến sinh dục và cơ đã được lấy để kiểm tra,
phát hiện vi bào tử. Kết quả mô bệnh học, nghiên cứu kính hiển vi quang và kính
hiển vi điện tử cho thấy ký sinh trùng được tìm thấy là Glugea sp. Khi cá bị nhiễm
nặng, các bào nang chiếm gần hết các cơ quan, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt
động của ký chủ. Đây là một tác nhân vô cùng nguy hiểm vì khi cá bị bệnh thường
không gây bất kỳ tổn thương nào bên ngoài nên rất khó có thể phát hiện. [55].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá mối ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về cá mối ở các vùng
biển khác nhau nhưng chủ yếu là các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
sinh sản. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về bệnh cá mối ở Việt
Nam được công bố.
14
Loài cá mối được quan tâm nghiên cứu đầu tiên là cá mối thường Saurida
tumbil, có thể tìm thấy danh sách các tác giả đã nghiên cứu về loài này ở những
mật độ khác nhau như: Bùi Đình Chung (1962), Vũ Xuân Hoàn (1962), Nguyễn
Xuân Lộc (1963), Nguyễn Phi Đính, Bùi Đình Chung và Lê Đăng Phan (1966).
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Lê Đăng Phan (1966), tính chất là một
luân án Phó tiến sĩ Ngư loại học được tiến hành ở trường Đại học tổng hợp
Lômônxốp-Matxcơva. Đây là công trình đầu tiên ở nước ta nghiên cứu sâu về một
loài cá có giá trị kinh tế. [1][5][8][10]
Lê Trọng Phấn (1980), Nguyễn Đình Mão (1995), đã nghiên cứu một vài
đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài thuộc họ cá mối (cá mối vây lưng dài
Saurida filamentosa Ogilby, cá mối vạch S. undosquamis Richarson, cá mối
thường S. tumbil Bloch). [8] [10]
Hoàng Phi (1980) đã công bố các kết quả nghiên cứu về quá trình phát triển
phôi và trứng cá, cá con của cá biển Việt Nam trong đó có cá mối vạch. [12]. Chu
Tiến Vĩnh (1998), đã tiến hành đánh giá trữ lượng cá mối vạch S. undosquamis ở
biển Việt Nam.
15
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Thành phần ký sinh trùng ký sinh trên hai loài cá mối:
Saurida tumbil (Bloch & Schneider, 1795) và Trachinocephalus myops (Bloch et
Schneider, 1801)
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 đến 12 năm 2010.
- Địa điểm thu mẫu: Thu mẫu cá tại các chợ cá xung quanh thành phố Nha
Trang: chợ Vĩnh Hải, chợ Vĩnh Thọ, chợ Đầm, chợ Xóm mới và cảng Cù Lao.
- Phân tích mẫu: Các mẫu cá đã được phân tích tại phòng công nghệ sinh học của
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu
Thành phần giống loài ký
sinh trùng
So sánh thành phần và mức độ cảm nhiễm của ký sinh
trùng ở 2 loài cá, kích cỡ cá và tháng thu mẫu
Mẫu cá mối thuộc 2 loài: Saurida
tumbil và Trachinocephalus myops
Kết luận và đề xuất ý kiến
Thành
phần
KST ở
loài
Saurida
tumbil
Thành
phần KST
ở loài
Trachinoc
ephalus
myops
So sánh thành
phần giống
loài, và mức
độ cảm nhiễm
của KST ở
2 loài cá
So sánh
thành phần
giống loài và
mức độ cảm
nhiễm ở kích
cỡ cá
So sánh thành
phần giống loài
và mức độ cảm
nhiễm KST ở
cá mối ở các
tháng thu mẫu
Tỷ lệ và
cường độ cảm
nhiễm của ký
sinh trùng ở
từng loài cá
mối NC
16
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng toàn diện ở cá của Dogiel (1929),
phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng đã được cải tiến của Hà Ký (1993) và của
Bjorn Berlan (2005)
2.2.1. Phương pháp thu mẫu cá cho nghiên cứu ký sinh trùng
- Mẫu thu là cá mối, được bán ở chợ hoặc các cảng cá xung quanh thành phố
Nha Trang: chợ Vĩnh Hải, chợ Vĩnh Thọ, chợ Đầm, chợ Xóm mới và cảng Cù Lao.
- Chọn những con cá còn tươi, thu trực tiếp từ đầu nậu ở cảng hay người bán
cá ở chợ. Mẫu cá được đựng trong các túi nilon sạch, giữ trong phích lạnh và đưa
về phòng thí nghiệm.
- Số lượng mẫu cá thu: 150 mẫu cá mối thường và 150 mẫu cá mối hoa đã
đươc thu làm mẫu nghiên cứu.
- Mẫu cá được đo bằng thước mét có độ chính xác 1mm và cân để xác định
khối lượng từng mẫu cá bằng cân đĩa với độ chính xác 1g.
- Kết quả cân, đo và phân tích ký sinh trùng của từng mẫu cá được ghi chép
rõ ràng vào một biểu mẫu đã thiết kế sẵn, trong đó các thông tin như: địa điểm thu
mẫu, ngày thu mẫu, kích thước và khối lượng cá, phân loại cá và thành phần ký
sinh trùng đã phát hiện từ mẫu cá đều được ghi chép rõ ràng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ở cá
2.2.2.1. Phát hiện và thu thập ký sinh trùng ở cá
* Thu mẫu ký sinh trùng ngoại ký sinh
Quan sát bên ngoài cơ thể cá bằng mắt thường, có thể phát hiện những loài
KST có kích thước lớn; đỉa cá (Piscicola), Copepoda,… và các dấu hiệu bất
thường bên ngoài cơ thể cá : mòn vây, cụt đuôi…
Nhớt cá ở những phần khác nhau trên cơ thể: thân, gốc vây, xương nắp
mang, trên đỉnh đầu hay những chỗ lở loét đã được cạo bằng dao giải phẫu. Lấy
nhớt phết mỏng trên lam kính, nhỏ lên đó 1 giọt nước muối sinh lý, đậy lamel và
quan sát dưới kính giải phấu và kính hiển vi ở các vật kính 4X, 10X, 40X.
Dùng kéo cắt rời các vây, mang, xương nắp mang… cho vào hộp lồng có