Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Không gian văn hóa làng Vạn Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.59 KB, 29 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN




BÙI THỊ HƯƠNG



KHÔNG GIAN VĂN HÓA
LÀNG VẠN PHÚC


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyªn ngµnh: ViÖt Nam häc






Hµ Néi - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



2
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN








BÙI THỊ HƯƠNG






KHÔNG GIAN VĂN HÓA
LÀNG VẠN PHÚC





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số:
60 31 60








Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung






Hà Nội-2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN
PHÚC 13
1.1 . Một số vấn đề về không gian văn hóa làng: Khái niệm, nội dung và tiêu chí
xác định 10 13
1.2. Yếu tố địa lý, sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn cấu thành không gian văn
hóa làng Vạn Phúc 13
1.3 Điều kiện lịch sử 18
1.4 Điều kiện xã hội 21
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHÍNH 28
2.1 Khía cạnh vật thể của không gian văn hóa 28
2.1.1 Tổ chức không gian sống 28
2.2 Khía cạnh phi vật thể của không gian văn hóa 66
2.2.1 Phong tục tập quán 66
2.2.2. Lễ thức cá nhân 67
2.2.3 Lễ thức cộng đồng 73

CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC: BIẾN ĐỔI, PHÁT
TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ 82
3.1 Xu hướng biến đổi: Theo hai hướng tích cực và tiêu cực 82
3.1. 2. Biến đổi văn hóa 91
3.2 Phương hướng bảo tồn giá trị 105
KẾT LUẬN 115
Tài liệu tham khảo 118
PHỤ LỤC 123












2


3


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Làng Vạn Phúc đã có nhiều người nghiên cứu từ góc độ kinh tế,
văn hóa, xã hội. Tuy nhiên chưa có nhiều những nghiên cứu về không

gian văn hóa làng.
Vạn Phúc là một làng đặc biệt trong nghĩa vị thế địa lý văn hóa –
làng ven đô.
Về kinh tế, Vạn Phúc là dạng làng đặc biệt – làng nghề thủ công
thăng trầm cùng đất nước.
Nền kinh tế công nghệp hóa – hiện đại hóa và quá trình đô thị
hóa đã khiến cho không gian văn hóa làng Vạn Phúc biến đổi nhanh
chóng, nhiều yếu tố vật thể và phi vật thể bị mai một đi trước khi
chúng ta kịp ghi nhận và nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn
- Nghiên cứu không gian văn hóa làng sẽ góp phần tìm hiểu
những đặc trưng văn hóa của làng, hiện diện lên bức tranh văn hóa của
làng là một nhu cầu thiết yếu.
- Việc nghiên cứu làng ngày càng nhiều, cộng với nhu cầu thăm
quan, du lịch, mua sắm sản phẩm lụa ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là làm
thế nào để có những giải pháp phát triển bền vững cho địa phương.
- Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô
thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Những yếu tố truyền thống đang bị tác
động và mai một từng ngày.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Về không gian văn hóa nói chung:

4

GS. Ngô Đức Thịnh trong công trình nghiên cứu “Văn hóa vùng
và phân vùng văn hóa ở Việt Nam”, gồm những bài nghiên cứu về:
những nét lớn của khuynh hướng nghiên cứu không gian văn hóa;
phác thảo về phân vùng văn hóa ở Việt Nam và trình bày một số vùng
văn hóa tiêu biểu ở nước ta.
Giáo sư Trần Quốc Vượng có công trình nghiên cứu về “Việt

Nam cái nhìn địa văn hóa”, gồm những bài viết về văn hóa các vùng
miền: Cao Bằng, Vĩnh Phú, Sơn Tây, Xứ Bắc – Kinh Bắc, Hà Nội, Xứ
Thanh…trải dài đến đất Cà Mau.
Văn hóa xứ Quảng Nam cũng được GS Trần Quốc Vượng cùng
đồng nghiệp nghiên cứu giá trị đặc trưng được lắng đọng trong lễ hội,
phong tục tập quán, tâm lý truyền thống, được kết tinh từ lao động
sáng tạo, lối suy nghĩ, lối sống, lối ứng xử của các dân tộc sống trên
mảnh đất này.
Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc trong công trình nghiên cứu “Một
số vấn đề làng xã Việt Nam” đã nghiên cứu các vấn đề về làng xã Việt
Nam, đặc biệt tác giả nghiên cứu làng Đan Loan từ khi hình thành,
phát triển, biến đổi, xưa và nay trải dài theo thời gian dưới các góc độ
lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
“Những sinh hoạt văn hóa dân gian của một làng ven đô” (làng
Đăm) của Lê Hồng Lý – Phạm Thị Thủy Chung cho thấy một cái nhìn
sâu sắc và tổng thể về làng Đăm: hội làng, di tích lịch sử văn hóa, sinh
hoạt văn hóa dân gian, kinh tế và sự phát triển kinh tế, văn hóa trong
thời kỳ đô thị hóa.
Nghiên cứu về “không gian văn hóa làng Keo – Thái Bình” tác
giả Trần Thị Lệ Thủy trong khóa luận tốt nghiệp khoa Sử của mình đã
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển làng Keo và nghiên cứu

5

không gian văn hóa làng dưới các góc độ đời sống kinh tế xã hội và
sinh hoạt văn hóa.
PGS Nguyễn Hải Kế với công trình “Một làng Việt cổ truyền ở
Đồng Bằng Bắc Bộ” đã tiếp cận nghiên cứu làng Dục Tú, Hà Nội
bằng phương pháp định lượng và phương pháp so sánh hệ thống trong
một khung thời gian nhất định đã phát hiện ra nhiều vấn đề về sở hữu

ruộng đất, kết cấu kinh tế, tổ chức dân cư, về văn hóa tín ngưỡng…
Qua nghiên cứu những tác phẩm trên, chúng tôi đã kế thừa
phương pháp nghiên cứu văn hóa của một làng, một vùng, một xứ
thông qua các đặc trưng văn hóa và nghiên cứu văn hóa dưới cái nhìn
địa – lịch sử.
* Về không gian văn hóa làng Vạn Phúc: Các công trình nghiên
cứu về làng Vạn Phúc dưới các khía cạnh:
Nghiên cứu về lịch sử đấu tranh cách mạng của làng Vạn Phúc:
Có hai cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân
Vạn Phúc” (tập 1 và 2), ghi lại lịch sử đấu tranh cách mạng của địa
phương trong giai đoạn 1939 – 1954. Ngoài ra địa phương còn sưu
tầm và xuất bản cuốn “Vạn Phúc xưa và nay” năm 2001, sách là
những bài viết, hồi ký, bút tích…viết về tổng thể các vấn đề về làng
Vạn Phúc: chính trị, văn hóa, lịch sử đấu tranh cách mạng của những
nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, các lãnh đạo cách mạng
của Đảng và nhà nước ta.
Nghiên cứu Vạn Phúc dưới góc độ du lịch có những bài nghiên
cứu: Tác giả Quang Hào với bài viết: “Vạn Phúc làng nghề làng du
lịch” in trong báo Doanh nghiệp ngày 10-5-2000, giới thiệu về làng
Vạn Phúc và các loại lụa Vạn Phúc. Tác giả Nguyễn Kim Khánh có

6

bài viết: “Vạn Phúc làng nghề, làng văn hóa du lịch” in trong báo Lao
động xã hội ngày 28-10-2000.
Các tác giả, tác phầm viết về làng Vạn Phúc rất nhiều nhưng chỉ
đi sâu tìm hiểu về nghề dệt. Thời cận đại, làng Vạn Phúc được nhắc
đến trong các tác phẩm của Hoàng Trọng Phu như: “Những công nghệ
gia đình ở Hà Đông”, viết về kỹ thuật dệt lụa ở Vạn Phúc và cuốn
“Các nghề thủ công truyền thống ở Hà Đông”, giới thiệu các nghề thủ

công ở Hà Đông. Sau cách mạng tháng Tám có cuốn: “Hà Tây làng
nghề làng văn” do Sở văn hóa thông tin Hà Tây xuất bản năm 1992,
giới thiệu về các làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Tây. Năm 2003, có
cuốn luận văn thạc sĩ Văn hóa học của tác giả Lê Hoài Linh viết về
“Nghề dệt ở làng Vạn Phúc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây”.
Trong luận văn này, chúng tôi kế thừa những nghiên cứu về làng
Vạn Phúc và nghề dệt làm cơ sở đi sâu vào nghiên cứu Không gian
văn hóa làng Vạn Phúc để thấy được những nét văn hóa đặc trưng
truyền thống của làng nghề dệt nổi tiếng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tập hợp những yếu tố địa lý, sinh thái
nhân văn, lịch sử, con người – tạo thành không gian văn hóa và những
yếu tố tác động tới biến đổi không gian văn hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Không gian văn hóa làng Vạn Phúc –
quá trình hình thành và biến đổi. Luận văn nghiên cứu trong phạm vi
làng Vạn Phúc trước khi sát nhập thêm các khối dân cư: khối 6, khối
7, khối 8, khối 9 và khối 10, thuộc phường Yết Kiêu trước đây.
5. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu

7

- Nghiên cứu không gian văn hóa làng để thấy được những nét
đặc trưng văn hóa trên không gian sinh tồn mà từ bao đời nay, các thế
hệ người Vạn Phúc luôn sống kế tiếp nhau.
- Nghiên cứu những nét đặc trưng văn hóa truyền thống, yếu tố
đổi mới, biến đổi văn hóa của làng Vạn Phúc. Qua đó, có những giải
pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
- Xác định được tổ hợp các yếu tố vật thể và phi vật thể tạo thành
không gian văn hóa làng Vạn Phúc. Ngoài ra, luận văn còn cố gắng

hoạch định phạm vi vật thể và phi vật thể của không gian văn hóa làng
Vạn Phúc.
b. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu bước đầu để thu thập tài
liệu, phương pháp sử dụng là phương pháp điền dã, phỏng vấn, điều
tra xã hội học, phương pháp khu vực học.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành.
Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành của văn hóa, lịch sử, xã hội,
địa lý…được sử dụng ở mức độ thích hợp.
6. Đóng góp
Luận văn bước đầu có được một bức tranh tương đối toàn diện
về không gian văn hóa làng Vạn Phúc: điều kiện tự nhiên, môi trường
sinh thái, kinh tế, văn hóa và lịch sử hình thành.
Xác định những yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển và
biến đổi không gian văn hóa làng Vạn Phúc, đồng thời đưa ra một số
giải pháp để đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển làng nghề
Vạn Phúc.
7. Bố cục của luận văn

8

Ngoài phần mở đầu; phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục
luận văn có bố cục gồm 3 chương như sau:

9

Chương 1: Quá trình hình thành không gian văn hóa làng Vạn Phúc
Chương 2: Không gian văn hóa làng Vạn Phúc – những đặc
trưng chính
Chương 3: Không gian văn hóa làng Vạn Phúc: biến đổi, phát

triển và phương hướng bảo tồn giá trị.
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÔNG GIAN
VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC
1.1 . Một số vấn đề về không gian văn hóa làng: Khái niệm,
nội dung và tiêu chí xác định
a) Khái niệm văn hóa
- Từ góc độ lịch sử: văn hóa được hiểu là sự trao truyền, kế thừa
văn hóa giữa các thế hệ.
- Từ góc độ giá trị chuẩn mực: văn hóa chính là lối sống, là giá
trị của một cộng đồng người.
- Từ góc độ nhân học: Văn hóa là sản phẩm hoạt động tinh thần
của con người, phân biệt người với động vật…
Văn hóa theo định nghĩa của GS. Viện Sĩ Trần Ngọc Thêm:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Xung quanh khái niệm văn hóa còn có khái niệm văn hóa vật thể
và văn hóa phi vật thể hay còn gọi là văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần.
b) Khái niệm không gian văn hóa:
Không gian văn hóa là một khái niệm bao gồm một phạm vi
trong đó có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh

10
sống với những mối quan hệ về nguồn gốc lịch sử, những tương đồng
về trình độ phát triển kinh tế hình thành nên những đặc trưng văn hóa
chung thể hiện cả ở lĩnh vực văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa tâm
linh cũng như các loại hình thuộc văn hóa quy phạm.
Về khái niệm không gian văn hóa, theo GS.TS Ngô Đức Thịnh
thì có thể hiểu không gian văn hóa theo hai ý nghĩa, cụ thể và trừu

tượng.
c) Khái niệm văn hóa làng:
Làng người Việt có nội hàm phong phú, đa dạng, toàn diện trên
các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, kĩ thuật, nghệ
thuật kiến trúc, điêu khắc và lịch sử, khảo cổ, dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội…
Vậy văn hóa làng đã hiện ra như là những khuôn thước ứng xử
nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị
đặc thù qui định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự
tổng hợp của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các
cộng đồng.
1.2. Yếu tố địa lý, sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn
cấu thành không gian văn hóa làng Vạn Phúc
Vạn Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu thương mại,
phát triển kinh tế khi nằm tiếp giáp với quốc lộ 6 nơi cửa ngõ trực tiếp
nối quận Hà Đông với thủ đô Hà Nội và có tuyến đường tỉnh ĐT 430
chạy qua địa bàn làng Vạn Phúc.
Về đặc điểm địa hình: mang đặc điểm của địa hình vùng đồng
bằng: địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông sang Tây và từ
Bắc xuống Nam.

11
Về thủy văn, làng giáp sông Nhuệ và sông đào La Khê nên việc
tưới nước cho đồng ruộng do hai con sông này cung cấp. Đây cũng là
đường giao thông quan trọng để Vạn Phúc luân chuyển hàng hóa, phát
triển nghề dệt cổ truyền.
Về khí hậu làng mang sắc thái của kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc
điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít.
Về diện tích và dân số: Trước năm 1945: diện tích của làng Vạn

Phúc là 124,0 ha. Dân số của làng Vạn Phúc: có 678 hộ và 3.000 nhân
khẩu. Mật độ dân cư khá đông: 1.620 người/ km
2
. Năm 2011: diện
tích của làng là 143,97 ha. Dân số Vạn Phúc là 13.595 nhân khẩu,
3.209 hộ được chia thành 12 tổ dân phố. Mật độ dân số tương đối lớn:
7.189 người/ km
2
.
Con người tháo vát, thông minh, nhạy cảm với các vấn đề chính
trị xã hội, kinh tế, đặc biệt là tính kiên trì, chịu khó.
1.3. Điều kiện lịch sử
Làng Vạn Phúc xưa có tên là Vạn Bảo, vốn là trang Vạn Bảo, xã
Thượng Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Sang thời Nguyễn, xã Thượng
Thanh Oai có bốn thôn là: Cầu Đơ, Văn Quán, Kiều Trì, Vạn Bảo,
riêng làng Vạn Bảo nằm biệt lập ở bên kia sông Cầu Am nên khi chia
lại địa giới hành chính, làng được đổi sang thuộc tổng Thiên Mỗ,
huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến đầu thế kỷ XX, do
kiêng húy tên vua Thành Thái là Bảo Lân nên đổi thành Vạn Phúc.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh
Hà Tây. Năm 2008, do sự sát nhập tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội,

12
nên Vạn Phúc trở thành phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội.
Tính chất của không gian văn hóa làng Vạn Phúc: Không gian
văn hóa làng mang đậm yếu tố của văn hóa làng nghề, đó là: 1. Các
làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp; 2.
Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề truyền
thống thường là thô sơ, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu, ngày

nay do việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, máy móc đã
thay thế bàn tay thủ công của con người. 3. Phương pháp dạy nghề
chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề. 4. Hình thức tổ
chức sản xuất chủ yếu ở qui mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển
thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
Quá trình biến đổi không gian văn hóa làng: diễn ra trên các mặt:
không gian sống, kinh tế, văn hóa. Nguyên nhân là do quá trình đô thị
hóa mở rộng thủ đô Hà Nội, quá trình đô thị hóa của chính làng Vạn
Phúc cũng như của quận Hà Đông; quá trình sát nhập 5 khối dân cư
thuộc phường Yết Kiêu cũ vào phường Vạn Phúc; sự giao lưu kinh tế,
văn hóa của Vạn Phúc với các tỉnh, thành phố khác, với khách du lịch
nước ngoài…song song với nó là sự phát triển của truyền hình,
internet, truyền thông mang tính đại chúng.
1.4 Điều kiện xã hội
a) Phân tầng xã hội
Trong làng có 16 hộ tiểu chủ là khá giả nhất làng, mỗi nhà có từ
4 đến 5 mẫu ruộng, có 5 – 6 khung dệt và thuê mướn khoảng chục thợ
làm việc. Vạn Phúc là một làng dệt thủ công truyền thống nên tầng lớp
đông đảo nhất trong làng là thợ thủ công. Đây là lực lượng sản xuất

13
chính của làng, chiếm tới 85% số dân, chi phối hầu hết các mối quan
hệ trong làng.
Ngoài các tầng lớp trên, Vạn Phúc còn có một số ít quan lại nặng
đầu óc phong kiến, thủ cựu. Mặt khác, ở Vạn Phúc ruộng đất ít nên
tầng lớp nông dân chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 7% số hộ.
b) Tổ chức xã hội
Ở phần này của luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu hai hình thức tổ
chức: phe giáp và phường hội bởi đây là hai hình thức tổ chức có tính
riêng biệt truyền thống của làng Vạn Phúc.

* Tổ chức phường cửi
Tầng lớp thợ dệt chiếm phần lớn dân cư làng Vạn Phúc và chi
phối hầu hết mối quan hệ trong làng. Những gia đình làm nghề dệt tập
hợp nhau lại thành một tổ chức gọi là Phường cửi.
Tổ chức phường cửi ra đời là do sự cần thiết phải liên hiệp và
giúp đỡ lẫn nhau giữa những người sản xuất cá thể. Tổ chức phường
dệt còn bảo vệ nghề nghiệp chuyên môn của làng.
* Tổ chức Giáp
Giáp là một hình thức tổ chức dành riêng cho nam giới. Làng
Vạn Phúc lại có tới 14 giáp. Dân cư của làng tự phân thành 14 giáp
theo từng họ, họ lớn thì có 2 đến 3 giáp, họ nhỏ thì thành một giáp. Họ
Nguyễn lớn nhất có 3 giáp.
Tổ chức giáp đề ra quan hệ đặc biệt giữa người với người là quan
hệ tuổi tác. Về nguyên tắc, khi một bé trai chào đời đã được vào giáp.
Nhưng thực tế đó là hình thức ghi tên vào sổ bộ giáp. Các giáp làng
Vạn Phúc qui định ngày 2/12 Âm lịch hàng năm là ngày vào giáp của
các thành đinh đến tuổi 18.

14
Tiểu kết chương 1
Không gian văn hóa làng Vạn Phúc là không gian văn hóa của
làng nghề - nghề dệt lụa tơ tằm.
Do có vị trí về tự nhiên, địa hình, khí hậu…thuận lợi, lại cạnh
trung tâm quận Hà Đông, nên giao thông đi lại dễ dàng, làng Vạn Phúc có
nhiều điều kiện phát triển kinh tế cũng như văn hóa đời sống xã hội.
Trong mối quan hệ với các làng lân cận, làng Vạn Phúc là
người được hưởng lợi giữa một bên là nguồn cung cấp nguyên liệu
của các làng dọc sông Đáy và một bên là thị trường tiêu thụ sầm uất
và năng động – Thăng Long – Hà Nội. Sự tồn tại và phát triển của
làng nghề dệt Vạn Phúc do những nguyên nhân sau: Một là, gần

đường giao thông: Vạn Phúc nằm trên những đầu mối giao thông bộ,
thủy quan trọng. Hai là, gần nguồn nguyên liệu. Ba là, gần nơi tiêu thụ
sản phẩm, thị trường chính. Bốn là, sức ép về kinh tế. Năm là, lao
động và tập quán sản xuất.
Con người Vạn Phúc có đặc tính nổi bật là “đoàn kết, cương trực
và tự trọng, yêu quê hương, yêu tổ quốc”.
CHƯƠNG 2:
KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN PHÚC
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHÍNH
2.1 Khía cạnh vật thể của không gian văn hóa
2.1.1 Tổ chức không gian sống
2.1.1.1 Cấu trúc thôn, ngõ, xóm
Xưa kia Vạn Phúc có 5 xóm: Xóm Trong, xóm Ngoài, xóm
Giữa, xóm Quán, xóm Lẻ
1
. Tên gọi của các xóm thể hiện vị trí các

1
Ban chấp hành Đảng bộ xã Vạn Phúc, 1986, Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân
dân Vạn Phúc, tập 1, tr 11.

15
xóm và cấu trúc của làng. Sau năm 1975 hòa bình lập lại, có sự thay
đổi về cấu trúc và tên gọi các xóm được đổi thành: xóm Đoàn Kết,
Quyết Tiến, Chiến Thắng, Độc Lập, Hồng Phong, Bạch Đằng, Hạnh
Phúc. Làng Vạn Phúc lúc này có cấu trúc theo mô hình ô bàn cờ, theo
trục đường chính của làng các xóm được tỏa đi hai bên.
Năm 2005, Vạn Phúc sát nhập thêm 5 khối bên kia đường, trước
thuộc phường Yết Kiêu quản lý, đó là các khối: khối 6, khối 7, khối 8,
khối 9 và khối 10. Sự thay đổi về không gian hành chính đã dẫn đến

thay đổi về cấu trúc làng, cấu trúc làng lúc này theo mô hình cụm
phân tán. Không gian văn hóa làng Vạn Phúc hòa trộn vào không gian
văn hóa tập thể, hình thành nên không gian văn hóa mới: không gian
văn hóa phường Vạn Phúc. Con người Vạn Phúc cũng vậy, cư dân
làng là nông dân, thợ thủ công đã kết hợp với công nhân tạo thành sự
kết hợp văn hóa của nông thôn, văn hóa thủ công nghiệp và văn hóa
công nghiệp ở một mức độ nào đó.
2.1.1.2 Bố trí nơi sản xuất và bán hàng
* Bố trí nơi sản xuất
Có hai hình thức sản xuất tồn tại ở Vạn Phúc đó là: sản xuất tập
trung và hình thức sản xuất tại các hộ gia đình.
- Sản xuất tập trung: Sản xuất tập trung trong xí nghiệp dệt lụa
Vạn Phúc.
- Sản xuất tại các hộ gia đình: Cả làng Vạn Phúc có khoảng trên
700 hộ, được phân bố rải rác, chủ yếu ở 7 tổ dân phố cũ trong làng.
* Bố trí nơi bán hàng
Từ thời xa xưa, tơ lụa được đem bán tại chợ Đình. Trao đổi ngày
càng phát triển, tơ lụa được đem bán tại chợ Đơ (Hà Đông) – chợ

16
mang tính chất khu vực. Đến thời Pháp thuộc, những yếu tố thương
mại tư bản đã thâm nhập vào từng bước phá vỡ những phạm vi trao
đổi hẹp có tính chất khu vực. Từ đó hàng hóa được bán tại Hàng
Ngang, Hàng Đào (Hà Nội).
Hiện nay, có khoảng 150 cửa hàng bán trực tiếp hàng tại làng Vạn
Phúc.
Nghề kinh doanh lụa Vạn Phúc cũng kế thừa những nét văn hóa
kinh doanh của dân tộc, tạo nên văn hóa buôn bán của địa phương là
trọng chữ tín, chân thật, thái độ hòa nhã, cởi mở với khách hàng, mềm
dẻo, linh hoạt trong giao tiếp, không co kéo khách hàng của nhau.

2.1.2 Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Truyền
thống và hiện đại
2.1.2.1 Tổ chức không gian sinh hoạt đời sống tâm linh
- Đình Vạn Phúc là một ngôi đình khá đẹp, kiến trúc của đình
tiêu biểu cho kiến trúc đình thời Nguyễn. Đình Vạn Phúc là nơi thờ
thánh nhưng cũng là nơi tập trung hầu hết các hoạt động văn hóa của
làng và là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân cư làng
Vạn Phúc. Hiện nay, trước cảnh nhà cửa và các công trình công cộng
của làng xây dựng một cách ồ ạt, đình Vạn Phúc trở nên thấp quá, vì
thế từ tháng 5 – 2011, bắt đầu xây dựng lại mới đình trên nền kiến trúc
cũ, đến giờ vẫn chưa xây xong.
- Chùa Vạn Phúc tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn
giáo tín ngưỡng của dân làng Vạn Phúc. Đây là một kiến trúc Phật
giáo thờ Phật theo phái Đại thừa. Hiện nay chùa làng đã được tu bổ,
xây dựng mới mẻ, trang trọng hơn rất nhiều.

17
- Miếu là nơi bà thành hoàng hóa ngày 25 tháng Chạp năm 868.
Bệ thờ kiến trúc kiểu long ngai. Miếu hiện nay mới được đầu tư xây
dựng tạo nên cảnh quan rất đẹp: linh thiêng mà vẫn nên thơ.
- Đền Phường cửi được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Đền được
xây dựng để tôn thờ các vị tiền bối đã mang nghề dệt về cho nhân dân.
* Văn hóa tổ chức cộng đồng gồm các nội dung: Hội trường, nhà
văn hóa, sân kho hợp tác xã.
* Tổ chức văn hóa mưu sinh: Ngành nghề kinh tế chính và phụ
Nghề nông và nghề dệt cùng tồn tại, hỗ trợ nhau để đảm bảo cái
ăn, cái mặc cho dân làng Vạn Phúc. Nghề dệt làng Vạn Phúc phát
triển, gần như cả làng làm nghề dệt nên số lượng các hộ làm nghề
khác rất ít. Cả làng có 40 hộ làm nghề khác: bao gồm các nghề rèn,
kéo xe, buôn bán nhỏ, cắt tóc.

* Văn hóa đảm bảo đời sống: Ăn, mặc, ở, đi lại.
* Khía cạnh phi vật thể của không gian văn hóa
- Phong tục tập quán: Tục ăn trầu, nhuộm răng đen; nhiều sinh
hoạt khác cũng được khôi phục như: mừng con cái đỗ đạt học hành,
mừng nhà mới, mừng sinh nhật con, mừng lên lão; những phong tục
tín ngưỡng liên quan đến sự chống tà ma; Phong tục mượn tuổi làm
nhà…
- Hôn nhân: Đầu tiên là lễ chạm ngõ hay còn gọi là lễ nạp thái;
Sau lễ chạm ngõ là lễ nạp cát; Tiếp là lễ ăn hỏi, sau lễ ăn hỏi, việc
chuẩn bị đám cưới được tiến hành theo ngày đã chọn.
- Tang ma: Ở Vạn Phúc tang ma được thể hiện qua các bước
nghi lễ: Trước khi khâm liệm, người chết phải được làm lễ mộc dục,

18
tiếp theo là lễ phạm hàm. Gia chủ phải mời thầy cúng xem giờ nhập
quan, phát tang, thời gian viếng, lễ an táng.
* Lễ thức cộng đồng: Lễ hội Đền phường cửi; Hội làng; Tín
ngưỡng thờ Nhân thần; Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; Lễ mừng đón
sắc; Các lễ hội khác: hội xuống đồng; lễ tống hoàng trùng; tết bánh
trôi – bánh chay; tết trung thu…
Tiểu kết chương 2:
Nghề dệt là nguồn sống chính và nó có ảnh hưởng đến các ngành
khác cũng như đến mọi mặt về văn hóa, xã hội cổ truyền như lễ hội và
các lễ thức khác, phong tục tập quán của làng Vạn Phúc.
Vạn Phúc là một làng thủ công nhưng cũng có mối quan hệ chặt
chẽ với nông nghiệp. Mối quan hệ thủ công – nông nghiệp biểu hiện
qua các lễ hội. Ngoài những nghi lễ đặc thù của một làng dệt (hội
làng, lễ hội đền phường cửi) còn có những nghi lễ nông nghiệp (lễ
xuống đồng, lễ cơm mới, lễ cầu đảo).
Nghề dệt đã in đậm không chỉ trong tâm thức dân gian và lễ hội

mà còn trong không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng và không gian
văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân. Ngoài kiến trúc chùa thờ
Phật, còn các kiến trúc khác như đình, miếu và đền phường cửi đều là
nơi thờ tổ nghề và thành hoàng làng.
Các lễ thức cá nhân, lễ thức cộng đồng – khía cạnh phi vật thể
của không gian văn hóa đậm nét văn hóa của làng nghề, làng văn hóa,
làng cách mạng.

19
CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG VẠN
PHÚC: BIẾN ĐỔI, PHÁT TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO
TỒN GIÁ TRỊ
3.1 Xu hướng biến đổi: Theo hai hướng tích cực và tiêu cực
3.1.1 Biến đổi về kinh tế:
Quá trình đô thị hóa đã tác động đến việc tất yếu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, điều này tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp của
người dân trong làng. Cơ cấu lao động của Vạn Phúc phân bố trong 3
khu vực kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ - thương mại.
Nông nghiệp – một trong những ngành nghề kinh tế chính nay
mất đi vai trò quan trọng. Với người dân làng Vạn Phúc – một làng
thủ công nên sự ứng xử trước quá trình đô thị hóa diễn ra không mấy
khó khăn, sẵn nghề truyền thống của làng, những nông dân đã chuyển
sang làm nghề dệt hay các ngành nghề thương mại dịch vụ: buôn
bán…Dịch vụ nhà trọ cho thuê cũng khá triển ở Vạn Phúc.
Làng nằm trên đường quốc lộ 430 nên ở mặt đường các hộ gia
đình ở Vạn Phúc mở các cửa hàng kinh doanh, khoảng 95 cửa hàng,
hoặc cho thuê cửa hàng, khoảng 87 cửa hàng.
Con người dần quen với những dịch vụ mới
Vạn Phúc trước đây là một làng kinh tế đảm bảo đời sống mang

tính tự cấp, tự túc. Người dân tự sản xuất ra lương thực, thực phẩm để
nuôi sống bản thân mình.
Ngày nay, sản xuất hàng hóa, nền kinh tế phát triển, nhu cầu về
đời sống nâng cao. Ngoài các sản phẩm nông nghiệp tự sản xuất, con
người còn có nhu cầu trao đổi và cần các nhu cầu dịch vụ mới. Hàng

20
quán mọc lên san sát, chợ làng có đầy đủ các loại thực phẩm, quán cà
phê, cửa hàng cắt tóc, gội đầu, xe ôm, xe taxi…luôn sẵn sàng phục vụ
nhu cầu con người.
Con người dần quen với những sinh hoạt văn hóa mới: từ những
hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng đến những hiện tượng văn
hóa mới như: phát thanh, truyền hình, băng, đĩa, karaoke…mỗi thứ có
những mặt tích cực và hạn chế của nó.
Con người dần quen với lối sống mới
Làng nằm ở ven đô nên lối sống thị thành ảnh hưởng rất rõ
nét. Kinh tế làng nghề càng phát triển thì mặt trái của làng nghề - vấn
đề ô nhiễm môi trường ngày càng bức xúc trong người dân.
Điều đặc biệt nữa là từ khi có một lượng lớn người ngụ cư vào
làng để ở trọ, người dân dần phải thích nghi. Lối sống, cách nghĩ có
thể rất khác nhau bởi người trong làng là thuần nhất một nền văn hóa
chung, còn những người đến trọ ở Vạn Phúc đến từ nhiều miền quê
với nền văn hóa khác.
3.1. 2. Biến đổi văn hóa
3.1.2.1 Biến đổi không gian sống của làng Vạn Phúc
* Quá trình biến đổi không gian truyền thống - Không gian kiến
trúc mới hình thành
Không gian làng truyền thống đang biến đổi, nhiều không gian
mới xuất hiện. Cụ thể: Một năm có khoảng vài chục căn hộ cao tầng
được xây dựng mới theo đủ kiểu kiến trúc. Năm 2011 có khoảng 50-

60 nhà 2,3 tầng được xây mới. Năm 2012 có 20 nhà cao tầng được
xây mới. Bên cạnh đó các công trình công cộng truyền thống: đình,

21
chùa, miếu, đền, giếng chùa, đường làng…đang có xu thế được trùng
tu, tôn tạo, xây mới.
Nhiều yếu tố cổ đã bị mất. Có những thành tố đã mất dần hoặc
ngày nay đã mất hẳn, như Văn Chỉ thờ Khổng Tử và các vị học sĩ nay
không còn thấy dấu vết. Đền thờ Từ Vũ (ở khu nhà máy Len Nhuộm)
cũng chịu chung số phận với Văn Chỉ, cả văn bia cũng không tìm
thấy.
Nhà cổ hiện nay chỉ còn lại hơn chục nhà: như nhà bác Thìn xóm
Bạch Đằng, nhà bác Quý, bác Giá - xóm Quyết Tiến, nhà bác Dương
xóm Đoàn Kết…
Hiện nay đa số nhà được bê tông hóa. Cấu trúc nhà ở hỗn độn,
chưa có qui hoạch tổng thể của làng làm ảnh hưởng đến đặc trưng của
không gian văn hoá quần cư truyền thống.
Bên cạnh không gian nhà ở mới được xây dựng thì nhiều công
trình công cộng cũng được tu bổ và làm mới. Đường trong xóm thôn
đã được bê tông hóa. Hệ thống giao thông đối ngoại của Vạn Phúc
ngày càng được mở rộng: đó là tuyến đường tỉnh ĐT 430 (TL 70 cũ).
Ngoài ra, trong hệ thống giao thông đối ngoại là tuyến đường Lê Văn
Lương kéo dài chạy qua Vạn Phúc dài khoảng 2 km ở phía Bắc.
Làng Vạn Phúc mỗi tổ dân phố có các nhà văn hóa riêng của tổ.
Nhà văn hóa là nơi hội họp, sinh hoạt đoàn thể của dân cư trong các tổ.
Cùng với quá trình mất dần yếu tố cổ là quá trình hình thành nên
một kiểu kiến trúc mới đó là: kiến trúc đô thị. Trong làng đã xuất hiện
những khu phố lụa, cửa hàng được trang trí nội thất đẹp, dãy phố,
khách sạn, nhà hàng, quán cà phê…với chức năng dịch vụ của ngành
tiểu thủ công đa dạng.


22
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tạo ra quá trình giao lưu tiếp
biến giữa các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh của văn hóa làng.
Không gian sống của làng trong quá trình biến đổi chứa đựng cả ba
nhân tố: truyền thống, đan xen, sự đổi mới.
3.1.2.2 Biến đổi hoạt động văn hóa cổ truyền
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở làng, bởi thế, những
phong tục, tập quán của người dân bị ảnh hưởng của lối sống mới
trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Ở Vạn Phúc, 5 năm lại có một lần rước to hay còn được gọi là
đại lễ. Yếu tố mới trong lễ hội so với xưa đó là có thêm tiết mục múa
sư tử, múa lân, có đội sinh tiền múa rất đẹp mắt. Phần hội vẫn duy trì
được một số yếu tố truyền thống như: Thò lò, xóc đĩa, chọi gà, đấu
vật, thi hát. Cùng với trò tôm cua cá, hoạt động cá cược của chọi gà là
mặt trái của lễ hội.
Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày Tết quan trọng nhất trong một năm, mọi
người vẫn coi trọng và chuẩn bị Tết rất chu đáo nhưng lại có xu hướng
tìm đến những dịch vụ sẵn có ở làng. Nhìn chung, trong dịp Tết
Nguyên Đán, mọi người không chỉ bó hẹp mình trong gia đình, dòng
họ mà còn mở rộng các mối quan hệ ngoài xã hội. Địa điểm gặp mặt
mở rộng, không chỉ gặp nhau ở nhà mà còn có thể ở những không gian
mới như ra quán cafe, nhà hàng…
Các ngày lễ trong năm
Những ngày lễ mọn trong năm như tết Hàn Thực 3/3, tết Đoan
Ngọ, rằm tháng bảy…vẫn được tổ chức đầy đủ trong nhân dân. Một
số tiết lễ đặc trưng cho xã hội nông nghiệp như: Hội xuống đồng, lễ
đảo vũ nay đã không còn được duy trì nữa.


23
Nhìn chung, các dịp lễ tiết trong năm ở Vạn Phúc đang có xu
hướng đơn giản hóa. Tuy nhiên, hiện nay trên con đường hội nhập, ở
làng đã du nhập nhiều ngày lễ mới và đặc biệt ở giới trẻ như ngày sinh
nhật, Noel (14/12), Valentin (14/2)…
Đám cưới – Đám ma
Đám cưới:
Trong hôn lễ, dấu hiệu nhận thấy là sự thay đổi vai trò ngày một
mờ nhạt của quan hệ làng xã trong quy trình tổ chức hôn lễ. Mỗi đôi
trẻ lại bị đặt trong quan hệ với một cộng đồng xã hội khác nhau tương
ứng với nghề nghiệp bản thân, quan hệ xã hội của bố mẹ và cả thời
gian sinh sống tại địa phương. Hiện nay, lệ nộp cheo không còn, vấn
đề trách nhiệm của đôi trẻ trước cộng đồng làng xã được giảm nhẹ.
Quan niệm hôn nhân hiện đại chú trọng đến hạnh phúc, tình yêu của
đôi trẻ nên những nghĩa vụ khác trở thành thứ yếu. Một sự biến đổi
khác trong hôn nhân đó là sự tham gia của xóm giềng cũng như thái
độ của gia chủ với xóm giềng trong sự kiện này cũng thay đổi. Bên
cạnh một số đám cưới vẫn diễn ra tại nhà thì nhiều đám cưới việc tổ
chức tại nhà chỉ mang ý nghĩa trong phạm vi họ mạc. Nghi lễ mang
vai trò công bố với cộng đồng được tổ chức tại nhà hàng, khách sạn.
Điều này thấy rõ ở dân cư các khối 7, 8, 9, 10, các khu tập thể của
công nhân, cán bộ các nhà máy cũ.
Đám ma:
Trước nền kinh tế thị trường, việc tang ma cũng nhuốm màu sắc
kinh tế thị trường. Thay bằng việc phúng viếng câu đối, vàng hương,
nay là phong bì. Đám tang ở phường Vạn Phúc không còn ghi dấu vai
trò của cộng đồng làng xã mạnh mẽ như trước. Trong quá trình đô thị
hóa, diện tích sinh hoạt của các gia đình bị thu hẹp, kết hợp với sự đa

×