Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.13 KB, 31 trang )



i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN



ĐẶNG NGỌC HÀ



KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI:
DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
VÀ VĂN HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học





Hà Nội – 2012



ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN



ĐẶNG NGỌC HÀ


KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI:
DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
VÀ VĂN HÓA



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc



Hà Nội - 2012


iv


MỤC LỤC


trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Nguồn tư liệu
4
5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn
5
6. Cấu trúc luận văn
5
Chương 1. XỨ MÔ XOÀI: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
7
1.1 Không gian xứ Mô Xoài
7
1.1.1 Định vị xứ Mô Xoài
7
1.1.2 Sự thay đổi tên gọi Mô Xoài và ý nghĩa địa danh Mô Xoài
11
1.1.2.1 Diễn biến thay đổi tên gọi Mô Xoài
11
1.1.2.2 Ý nghĩa địa danh Mô Xoài

12
1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
15
1.2.1 Vị trí địa lý
15
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
16
1.2.2.1 Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng
16
1.2.2.2 Mạng lưới sông ngòi
18
1.3 Quá trình hình thành xứ Mô Xoài
20
1.3.1 Mô Xoài trước thế kỷ XVII
20
1.3.2 Mô Xoài trong quá trình mở đất của các chúa Nguyễn ở thế kỷ
XVII
21
1.3.2.1 Hoạt động khai phá đất đai
21
1.3.2.2 Hoạt động quân sự bảo vệ quá trình khai phá
25
1.3.2.3 Vị trí của Mô Xoài trong quá trình khai phá Nam Bộ
28
1.3.3 Quá trình thiết lập đơn vị hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ
XVII
đến thế kỷ XIX
30
1.3.3.1 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu
XIX

30
1.3.3.2 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài nửa cuối thế kỷ XIX
35
1.4 Tiểu kết
37
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ XỨ MÔ XOÀI
39
2.1 Nông nghiệp
39
2.1.1 Tình hình kinh tế nông nghiệp
39
2.1.2 Tình hình sở hữu ruộng đất
42
2.1.2.1 Quy mô sở hữu
42


v

2.1.2.2 Chủ sở hữu
45
2.1.3 Vấn đề mua bán ruộng đất
50
2.2 Hoạt động kinh tế khác
51
2.2.1 Nghề làm muối
51
2.2.2 Khai thác thủy-hải sản và lâm sản
54
2.2.3 Mạng lưới chợ

56
2.3 Hoạt động thu thuế
59
2.4 Tiểu kết
62
Chương 3. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI
63
3.1 Dân cư
63
3.1.1 Dân số
63
3.1.2 Dòng họ
67
3.1.3 Tộc người
69
3.1.4 Sự di động dân cư
72
3.2 Tín ngưỡng, tôn giáo
74
3.2.1 Tín ngưỡng
74
3.2.2 Tôn giáo
77
3.3 Lễ hội
79
3.3.1 Đặc điểm lễ hội ở Mô Xoài
79
3.3.2 Lễ hội tiêu biểu: lễ Cầu an
83
3.4 Di tích

86
3.4.1 Thành, lũy
86
3.4.1.1 Thành, lũy Mô Xoài
86
3.4.1.2 Thành Bà Rịa
89
3.4.2 Di tích tôn giáo tín ngưỡng
92
3.4.2.1 Khái quát di tích tôn giáo tín ngưỡng
92
3.4.2.2 Một số di tích tiêu biểu
95
3.5 Tiểu kết
98
KẾT LUẬN
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
104
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
113
PHỤ LỤC
114















vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH



trang
Sơ đồ 1.1 Không gian xứ Mô Xoài và trung tâm Mô Xoài
10
Bảng 1.1 Các loại đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu
17
Bảng 1.2 Danh sách các làng thuộc huyện Phước An đầu thế kỷ XIX
31
Bảng 1.3 Các làng thuộc tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng
huyện Phước An năm 1836

32
Bảng 1.4 Các làng thuộc tổng Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng
huyện Phước An năm 1836

33
Bản đồ 1.1 Plan Topographique de la Province de Baria cuối thế kỷ XIX
33

Bảng 2.1 Diện tích ruộng đất vùng Mô Xoài trước và sau đạc điền 1836
40
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ ruộng công và ruộng tư ở thôn Long Hương,
Phước Lễ đầu thế kỷ XIX

42
Biểu đồ 2.2 Quy mô sở hữu ruộng tư ở vùng trung tâm Mô Xoài năm 1836
43
Bảng 2.2 Phân bố quy mô sở hữu ruộng tư ở các thôn
trung tâm Mô Xoài năm 1836
44
Biểu đồ 2.3 Phân bố quy mô sở hữu vùng trung tâm Mô Xoài năm 1836
45
Bảng 2.3 Sở hữu theo dòng họ tại các thôn vùng Mô Xoài
trước và sau đạc điền 1836

46
Biểu đồ 2.4 Quy mô sở hữu theo dòng họ ở Mô Xoài năm 1836
47
Bảng 2.4 Sở hữu của chủ nữ ở các thôn trung tâm Mô Xoài
đầu thế kỷ XIX

48
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ sở hữu ruộng đất của chủ nữ ở vùng Mô Xoài năm 1836
49
Bảng 2.5 Tình hình mua bán ruộng đất ở Mô Xoài đầu thế kỷ XIX
50
Bảng 2.6 Diện tích, số mảnh và diện tích trung bình ruộng muối
ở Mô Xoài năm 1837


51
Biểu đồ 2.6 Quy mô sở hữu ruộng muối ở thôn Phước Lễ năm 1837
53
Biểu đồ 2.7 Quy mô sở hữu theo dòng họ về ruộng muối ở Phước Lễ năm
1837
53
Bảng 2.7 Mạng lưới chợ ở xứ Mô Xoài – Bà Rịa năm 1890
56
Bản đồ 2.1 Một số chợ lớn ở vùng Mô Xoài thế kỷ XIX
56
Bảng 2.8 Tên chợ ở xứ Mô Xoài thế kỷ XIX và vị trí hiện nay
58
Bảng 2.9 Tiền thuế ở 20 sở thuế tại Nam Kỳ (1827 - 1829)
60
Bảng 2.10 Tiền thuế tại một số sở thuế ở Nam Kỳ (1844 – 1847)
60
Bảng 3.1 Dân số tổng An Phú Hạ năm 1901
64
Bảng 3.2 Dân số tỉnh Bà Rịa năm 1936
65
Bảng 3.3 Tình hình dân số thị xã Bà Rịa (2000 – 2010)
66
Biểu đồ 3.1 Dân số trong các xã phường của thị xã Bà Rịa (2008-2010)
66
Bảng 3.4 Dòng họ trong địa bạ tại các thôn vùng Mô Xoài



vii


trước 1836 và 1836
68
Biểu đồ 3.2 Số dòng họ và số người trong dòng họ ở trung tâm Mô Xoài
năm 1836
69
Bảng 3.5 Thành phần dân số tỉnh Bà Rịa năm 1901
71
Biểu đồ 3.3 Các tộc người ở thị xã Bà Rịa năm 2009
71
Bảng 3.6 Chủ sở hữu phụ canh ở các thôn vùng Mô Xoài đầu thế kỷ XIX
72
Bảng 3.7 Nguồn gốc các chủ phụ canh ở vùng Mô Xoài đầu thế kỷ XIX
73
Biểu đồ 3.4 Tình hình tôn giáo ở thị xã Bà Rịa năm 2010
79
Bảng 2.8 Lịch trình lễ hội Cầu an (Kỳ yên) đình Long Hương
năm Kỷ Sửu (2009)

84
Ảnh 3.1 Dấu tích hiện nay của lũy Phước Trung
87
Sơ đồ 3.1 Lũy Mô Xoài (Phước Tứ) trên bản đồ Wikimapia
vùng Bà Rịa – Vũng Tàu

88
Ảnh 3.2 Fort de Baria en 1875
90
Sơ đồ 3.2 Thành Bà Rịa
90
Sơ đồ 3.3 Thành Bà Rịa trên không ảnh thành phố Bà Rịa

91
Ảnh 3.3 Di tích Khám đường Bà Rịa
91






















2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN



ĐẶNG NGỌC HÀ



KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI:
DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
VÀ VĂN HÓA


Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn
Quang Ngọc
Hà Nội – 2012

3

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Xứ Mô Xoài ngày nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà vùng lõi là
thành phố Bà Rịa là một tiền đồn trong quá trình khai phá Nam Bộ
của người Việt. Luận văn tìm hiểu về tiến trình phát triển liên tục của
vùng đất Mô Xoài từ thế kỷ XVII với ý nghĩa là một không gian văn
hóa, đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình khai phá đất đai, xác lập chủ
quyền của người Việt cùng với hoạt động kinh tế, đời sống xã hội và
văn hóa nhằm làm rõ đặc tính của miền đất địa đầu trong kỳ công mở
cõi. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn: “Không gian

văn hóa xứ Mô Xoài – Diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn
hóa”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tụ cư, khai phá
và phát triển kinh tế của cư dân Nam Bộ. Trước năm 1975, ở Việt
Nam có nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu về lịch sử tụ cư của
người Việt trên đất Đồng Nai – Gia Định. Trong đó cũng có một số
công trình nghiên cứu riêng về vùng đất Biên Hòa, Bà Rịa và có
nhiều công trình khi nghiên cứu quá trình nam tiến đã đề cập đến Mô
Xoài.
Từ sau năm 1975, quá trình nghiên cứu vùng đất Nam Bộ được
đẩy mạnh. Trong xu thế đó, việc nghiên cứu về quá trình nam tiến
của người Việt trên từng chặng tiến xuống Nam Bộ đã thu được
nhiều thành tựu. Tuy chưa có một công trình chuyên khảo riêng nào
về xứ Mô Xoài trong quá trình tụ cư của người Việt và quá trình kinh
tế, văn hóa nhưng một số công trình nghiên cứu tổng hợp đã phần
nào phác họa được địa điểm Mô Xoài trong diễn trình lịch sử của
cuộc nam tiến. Năm 2007, GS. Phan Huy Lê chủ nhiệm đề án khoa
học cấp nhà nước về Quá trình hình thành và phát triển vùng đất
Nam Bộ. Trong đề án có đề tài Quá trình khai phá và xác lập chủ
quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS. Nguyễn Quang Ngọc
chủ trì đã có nhiều đột phá khi nghiên cứu vùng địa đầu của công
cuộc khai phá Nam Bộ là Mô Xoài. Đề án đã in được một số cuốn
sách tham khảo rất quan trọng về lịch sử Nam Bộ đó là : Lịch sử
4

nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Một số vấn đề lịch sử vùng đất
Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Một số vấn đề về lịch sử vùng đất Nam
Bộ thời cận đại. Đến năm 2011, đề án trên hoàn thành đã đem lại
nhiều nhận thức khoa học mới về quá trình khai phá Nam Bộ, trong

đó có Mô Xoài.
Tất cả những nghiên cứu trên có giá trị quan trọng khi tìm hiểu
về vùng đất Mô Xoài, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tổng
hợp về diễn trình lịch sử, xã hội và đời sống văn hóa vùng đất này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là quá trình hình thành của xứ Mô Xoài
từ thế kỷ XVII, hoạt động kinh tế cùng đời sống xã hội và văn hóa.
Luận văn đi tìm hiểu diễn trình lịch sử của Mô Xoài là những vấn đề
lịch sử diễn ra trong đời sống của cư dân vùng này. Đối với đời sống
xã hội và văn hóa, luận văn chỉ đi tìm hiểu tình hình xã hội và văn
hóa truyền thống có ảnh hưởng đến hiện tại với những nét cơ bản
nhất về dân cư, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, một số di tích tiêu biểu
chứ không tìm hiểu toàn bộ các vấn đề liên quan đến xã hội, văn hóa
từ xưa đến ngày nay ở xứ Mô Xoài và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phạm vi không gian của luận văn là xứ Mô Xoài với trung tâm
là thành phố Bà Rịa hiện nay. Đối tượng chủ yếu sẽ là phạm vi
không gian của thành phố Bà Rịa, nhưng các mối liên hệ lịch sử, xã
hội và văn hóa đều diễn ra không chỉ bó hẹp trong một phạm vi trung
tâm xứ Mô Xoài, do đó nghiên cứu này vẫn phải liên hệ với cả vùng
Mô Xoài rộng lớn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giới hạn thời gian của diễn trình lịch sử vùng Mô Xoài chủ yếu
từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Đến thế kỷ XIX, tên gọi Mô Xoài
không còn nữa, người ta thường gọi với cái tên là Bà Rịa. Do đó,
giới hạn thời gian của phần lịch sử sẽ từ thế kỷ XVII đến XIX. Đối
với vấn đề đời sống xã hội và văn hóa, mục tiêu chỉ nhằm phác họa
có tính chất tổng hợp về đời sống xã hội và văn hóa truyền thống
không đi vào chi tiết từng dạng thức, đồng thời phần này có giới hạn
thời gian từ quá khứ đến một số vấn đề xã hội và văn hóa truyền
thống đang có ảnh hưởng đến đời sống hiện tại.
4. Nguồn tư liệu

5

Luận văn sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau nhằm phục
dựng được chân dung của bức tranh lịch sử, văn hóa và xã hội của ở
Mô Xoài.
Nguồn tư liệu thứ nhất là các sử liệu ở thế kỷ XVIII, XIX đề cập
đến Mô Xoài, các nguồn tư liệu này được luận văn khai thác triệt để.
Nguồn tư liệu thứ hai là địa bạ, đây là nguồn tư liệu rất quan
trọng để tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội.
Nguồn tư liệu thứ ba là một số tài liệu bằng tiếng Pháp của các
học giả người Pháp và người Việt.
Nguồn tư liệu thứ tư là bản đồ.
Nguồn tài liệu thứ năm là các công trình nghiên cứu của các tác
giả đi trước.
Nguồn tài liệu thứ sáu là tài liệu điền dã. Tác giả luận văn đã có
thời gian 2 tháng đến vùng Mô Xoài vào tháng 12/2009 và tháng
6/2012 để sưu tầm tài liệu, trải nghiệm địa bàn.
5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận
văn
- Phương pháp liên ngành: Đề tài sử dụng phương pháp liên ngành
để khai thác tất cả các nguồn tư liệu liên quan, đồng thời tiến hành phân
tích, kết hợp các dữ kiện để làm nổi bật và nghiên cứu toàn diện về khu
vực Mô Xoài.
- Phương pháp nghiên cứu sử học: Do nhận thức về xứ Mô Xoài
trong diễn trình lịch sử, văn hóa và xã hội nên phương pháp sử học được
sử dụng để nhận thức đối tượng trong quá khứ.
- Phương pháp điền dã: Phương pháp điền dã hết sức quan trọng để
bổ khuyết những vấn đề chưa được miêu tả tường tận trong sử liệu.
Đồng thời, phương pháp này nhằm tiến hành quan sát thực tế về một đối
tượng và qua đó có cơ sở để sử dụng hệ thống các phương tiện nghiên

cứu liên ngành.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
6

Chương 1. Xứ Mô Xoài: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và
quá trình hình thành.
Chương 2. Đời sống kinh tế xứ Mô Xoài.
Chương 3. Đời sống xã hội và văn hóa xứ Mô Xoài.

Chương 1
XỨ MÔ XOÀI: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

1.1 Không gian xứ Mô Xoài
1.1.1 Định vị xứ Mô Xoài
Địa danh “Mô Xoài”xuất hiện sớm nhất trong Phủ biên tạp lục
của Lê Quý Đôn vào giữa thế kỷ XVIII Nhưng, sự kiện sớm nhất
nhắc đến tên Mô Xoài diễn ra vào năm 1658. Theo Gia Định thành
thông chí, vua Chân Lạp xâm phạm biên giới Đàng Trong, chúa
Nguyễn sai: “3 ngàn quân đi trong 2 tuần đến thành Mô Xoài của
nước Cao Miên, phá thành và bắt vua Nặc Ong Chăn giải về Quảng
Bình”.
Vào thế kỷ XVII, địa danh Mô Xoài tồn tại phổ biến, là vùng đất
địa đầu phía bắc của Nam Bộ, Trịnh Hoài Đức cho biết rất rõ: “Lúc
ấy địa đầu của Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên
Hòa [chú thích của Trịnh Hoài Đức]) tại hai xứ ấy đã có dân của
nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất”.
Kết hợp nhiều nguồn tư liệu có thể xác định được vị trí chính

xác của xứ Mô Xoài xưa. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí được
viết vào thập niên đầu thế kỷ XIX khi nói đến trạm Mô Xoài ở trấn
Biên Hòa đã cho biết một chi tiết rất quan trọng: “Cầu sông Mô
Xoài, cầu dài 22 tầm, tục gọi là cầu Mô Xoài, lệ bắt dân hai thôn
phường Long Hương và Phước Lễ làm cầu”. Gia Định thành thông
chí có viết về sông Hương Phước ở trấn Biên Hòa đầu thế kỷ XIX
cũng cho biết: “tức là sông Mô Xoài, là nơi 2 thôn Long Hương và
Phước Lễ cùng đài thọ lính trạm”. Xác định được thôn Long Hương,
Phước Lễ cũng có nghĩa xác định được vị trí của vùng Mô Xoài.
7

Bốn thôn trung tâm của xứ Mô Xoài là Long Hương, Phước Lễ,
Long Xuyên và Long Kiên gần tương đương với thành phố Bà Rịa
hiện nay.
Tại thành phố Bà Rịa ngày nay tên của các làng cổ không còn
giữ được như như trước, duy chỉ còn tên làng cổ Long Hương nay
được đổi thành phường Long Hương và phường Kim Dinh. Dựa trên
bản đồ địa hình, hành chính có thể thấy thôn Phước Lễ bị chia cắt
thành nhiều phường là: Phước Hiệp, Phước Hưng, Long Tâm, Phước
Nguyên, Phước Trung, Long Toàn, trong đó trung tâm của thôn
trước kia nay là phường Phước Hiệp. Thôn Long Kiên hiện nay là
một phần của phường Phước Hưng, Long Tâm, xã Hòa Long. Thôn
Long Xuyên hiện nay tương đương với xã Tân Hưng, xã Hòa Long,
một phần xã Long Phước.
1.1.2 Sự thay đổi tên gọi Mô Xoài và ý nghĩa địa danh Mô
Xoài
1.1.2.1 Diễn biến thay đổi tên gọi Mô Xoài
Có thể khái quát các lớp địa danh dân gian chỉ cả vùng đất Bà
Rịa – Vũng Tàu ngày nay đi từ địa danh Mô Xoài đến Hưng Phúc,
Bà Rịa. Địa danh dân gian Mô Xoài là từ thuần Nôm xuất hiện đầu

tiên, sau đó chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn thay tên địa
danh này thành Hưng Phúc là từ Hán Việt mặc dù tên địa danh Mô
Xoài vẫn còn trong ký ức dân gian. Sau đó cả tên Hưng Phúc và Mô
Xoài biến mất dần trong tâm trí dân gian và địa danh Bà Rịa thay thế
cho vùng đất trước kia có tên Mô Xoài – Hưng Phúc.
1.1.2.2 Ý nghĩa địa danh Mô Xoài
Tác giả luận văn làm công việc khảo cứu từ Mô Xoài trong các
thư tịch Hán Nôm. Qua việc tiến hành khảo sát 10 văn bản Hán Nôm
của 8 đơn vị tư liệu có chứa địa danh Mô Xoài sẽ tìm hiểu cách ký tự
địa danh này.
Vào thế kỷ XIX, nhà bác học người Nam Bộ là Trương Vĩnh Ký
ghi chép rõ ràng và thống nhất vùng đất này là “Mô Xoài”bằng chữ
quốc ngữ. Tác phẩm Petit cours de géographie de la basse –
Cochinchine xuất bản năm 1875, Trương Vĩnh Ký ghi chú huyện
Phước An thuộc phủ Phước Tuy là “Mô Xoài”; tác phẩm Cours
8

D`histoire Annamite, a l`usage, des écoles de la basse – Cochichine
xuất bản 1877 cũng được ông cho biết: “Its s`étaient groupés à Mô
Xoài (Baria) et à Đồng Nai (province de Biên Hòa)”. Sự thống nhất
trong tên gọi Mô Xoài còn được Trương Vĩnh Ký đề cập khi nói về
cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi trong Souvenirs historiques sur Saigon
et ses environs như sau: “Biên – hòa, Bà – rịa et Mô – xoài de l`autre,
se soumirent au chef des insurges” (Biên Hòa, Bà Rịa, và Mô Xoài
thuộc miền Đông đều quy thuận kẻ cầm đầu nổi loạn [Lê Văn
Khôi]).
Tóm lại, Mô Xoài là tên dân gian quen thuộc của nhân dân vùng
này. Thế kỷ XIX địa danh Mô Xoài còn phổ biến trong dân gian và
chính những học giả nổi tiếng sống ở thời kỳ này họ đã chép lại từ
“Mô Xoài” bằng chữ Quốc ngữ là cách gọi quen thuộc của người dân

nơi đây.
Địa danh Mô Xoài có yếu tố thực vật trong một thành tố của địa
danh. Địa danh Mô Xoài xuất hiện sớm để nhằm chỉ một vùng đất có
nhiều cây xoài và địa danh này cũng gắn liền với các yếu tố thiên
nhiên, địa hình. Tuy nhiên, việc tìm hiểu đích nghĩa của địa danh này
nhằm giải quyết triệt để ý nghĩa của nó vẫn còn là vấn đề có ý nghĩa
khoa học.
1.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.2.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước kia là xứ Mô Xoài nằm ở phía
đông khu vực Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên của Bà Rịa - Vũng
Tàu là 1.975,14km
2
. Vị trí địa lý được chia làm hai phần: đất liền và
hải đảo.
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1 Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng
Xứ Mô Xoài nằm ở vùng địa hình phù sa cổ xen lẫn đồi núi
thấp. Một dải đất phù sa kéo dài từ vùng Long Sơn đến Long Hải
thuộc huyện Long Điền. Phía nam là dải đất cát cộng với bãi lầy sú
vẹt. Phía đông thành phố Bà Rịa là vùng đất cao nơi tiếp giáp với
khu vực đồi núi thấp. Phía bắc là địa hình đồi núi thấp với ngọn núi
Dinh cao 504m.
9

Đất ở Bà Rịa-Vũng Tàu thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp vì
có dải đồng bằng nằm ở thành phố Bà Rịa và huyện Long Điền.
1.2.2.2 Mạng lưới sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện cho giao thông
đường thủy phát triển. Đây là vùng đất cửa ngõ đường thủy của Nam

Bộ, có vai trò quan trọng vì nằm trên hệ thống sông nối vào trung
tâm Nam Bộ và có nhiều cửa biển quan trọng thuận lợi về giao
thương.
1.3 Quá trình hình thành xứ Mô Xoài
1.3.1 Mô Xoài trước thế kỷ XVII
Trước thế kỷ XVII, trên mảnh đất Mô Xoài đã có sự tồn tại của
cộng đồng cư dân bản địa. Giai đoạn này có thể chia thành hai thời
kỳ, thời kỳ trước thế kỷ VII khi nhà nước Phù Nam còn tồn tại và sau
thế kỷ VII nhà nước Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm.
1.3.2 Mô Xoài trong quá trình mở đất của các chúa Nguyễn ở
thế kỷ XVII
1.3.2.1 Hoạt động khai phá đất đai
Sau khi kết hôn với vua Chân Lạp là Chey Chetta II, công chúa
Ngọc Vạn con chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã đem theo nhiều người
Việt đến ở kinh đô Chân Lạp, trong đó có nhiều người làm quan
trong triều Chân Lạp. Ngoài ra còn nhiều người khác tham gia các
hoạt động sản xuất thủ công, thương nghiệp.
Con đường của người Việt vào Mô Xoài là đường thủy. Giao
thông đường thủy thuận lợi hơn đường bộ, bởi vì vùng Thuận Quảng
là các đồng bằng nhỏ hẹp tựa lưng vào cao nguyên, hướng ra biển và
cách nhau bằng các đèo. Do địa hình, cảnh quan đặc trưng của khu
vực Thuận Quảng nên có rất nhiều hải cảng, và người ta đi lại chủ
yếu bằng đường thủy.
Năm 1658, vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Ponnhea Chan)
xâm lấn lãnh thổ phía nam Đàng Trong, chúa Nguyễn đã cử quân đội
đến Mô Xoài rồi bắt vua Chân Lạp về Quảng Bình. Sự việc này đánh
dấu: “Chân Lạp bắt đầu thần thuộc chúa Nguyễn, và phải để người
Việt đến làm ăn trên đất mình”.
10


Thế kỷ XVII, người Việt đã đặt chân lên vùng đất Mô Xoài và
bước đầu đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai. Được sự bảo trợ của
nhà nước bằng các lực lượng quân đội, Mô Xoài đã trở thành vùng
đất do chúa Nguyễn quản lý. Và người Việt từ khu vực xứ Quảng đã
xuống đây để khai phá sản xuất và làm bàn đạp cho công cuộc nam
tiến vào trung tâm Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Thế kỷ XVII là thời kỳ khai phá đất đai, đẩy mạnh phát triển sản
xuất ở vùng đất Mô Xoài. Mô Xoài có thể coi là khu vực yết hầu để
vào miền trung tâm Nam Bộ qua đường biển và đường bộ. Thế kỷ
XVII là thời kỳ đầu tiên và hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình khai phá Nam Bộ, quá trình ấy được mở đầu bằng việc khai mở
xứ Mô Xoài.
1.3.2.2 Hoạt động quân sự bảo vệ quá trình khai phá
Hoạt động quân sự ở Mô Xoài nhằm xác lập và bảo vệ chủ
quyền của chúa Nguyễn ở Nam Bộ. Vì Mô Xoài là địa đầu của biên
giới phía nam Đàng Trong thế kỷ XVII, nên vùng này thường diễn ra
các hoạt động quân sự của chúa Nguyễn chống lại quân Chân Lạp.
Các hoạt động quân sự ở Mô Xoài đã xác lập được chủ quyền của
chúa Nguyễn và bảo vệ chủ quyền ấy, điều này làm cơ sở để lưu dân
khai hoang vào vùng Mô Xoài khai phá, lập cư và tiếp tục xuống
trung tâm Gia Định. Bên cạnh đó, quân đội cũng làm nhiệm vụ
chống trộm cướp, chống nổi loạn để bảo vệ dân cư khai phá đất đai ở
Mô Xoài.
1.3.2.3 Vị trí của Mô Xoài trong quá trình khai phá Nam Bộ
Mô Xoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình khai phá,
xác lập chủ quyền Việt Nam ở Nam Bộ. Mô Xoài có vai trò kép
trong quá trình khai phá của lịch sử Việt Nam. Thứ nhất, là gọng kìm
tạo điều kiện thuận lợi để chúa Nguyễn sáp nhập Champa vào Đàng
Trong. Thứ hai, là tiền đồn để mở ra cửa ngõ tiến vào trung tâm Nam
Bộ.

Câu nói của Nguyễn Cư Trinh tâu với chúa Nguyễn Phúc Khoát
đã thể hiện đầy đủ vị thế, vai trò và tầm vóc lớn lao của xứ Mô Xoài.
Chỉ có thể khai phá rồi sáp nhập Mô Xoài vào Đàng Trong thì từ đây
mới có thể khai phá được vùng Đồng Nai rồi tiến vào trung tâm Nam
Bộ là vùng Sài Gòn. Kế “tằm thực” của các chúa Nguyễn chính là
11

thiết lập một cơ sở hoàn bị với cư dân, làng mạc đông đảo rồi từ tiền
đồn Mô Xoài tiến vào khai phá Nam Bộ như con tằm ăn lá dâu cứ từ
từ, từng bước một và loang dần ra cả Nam Bộ.
Mô Xoài là tiền đồn, là vị trí chiến lược là chỗ trú chân, là điểm
giao chuyển của người Việt để tiến vào Nam Bộ. Từ Mô Xoài, cộng
đồng cư dân Việt Nam mở dần địa bàn khai phá, men theo các con
sông để tiến dần vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có được Mô
Xoài là thế đứng chân vững chắc cho mọi hoạt động khai phá Nam
Bộ sau này.
Mô Xoài là điểm cổ họng để chúa Nguyễn đưa quân đội vào
Nam Bộ tiến hành bảo vệ người khai hoang, thực thi chủ quyền và
can thiệp vào tình hình Chân Lạp khi cần thiết.
1.3.3 Quá trình thiết lập đơn vị hành chính ở Mô Xoài từ cuối
thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
1.3.3.1 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến
nửa đầu XIX
Từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu XIX có thể chia diễn biến tổ
chức hành chính ở vùng Mô Xoài thành hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất
từ cuối thế kỷ XVII đến cuối XVIII, đây là thời kỳ chúa Nguyễn và
Nguyễn Ánh ở Nam Bộ; thời kỳ thứ hai bắt đầu khi nhà Nguyễn
thành lập đến thời điểm thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam
Kỳ.
Giữa thế kỷ XVII, người Việt đã tập trung nhiều ở Mô Xoài

nhưng các đơn vị hành chính chưa được thiết lập. Lúc này, các làng
xã của người Việt ở xứ Mô Xoài chưa thuộc đơn vị hành chính của
Đàng Trong. Đến năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền đất
Gia Định là mốc đánh dấu quá trình thiết lập tổ chức hành chính của
chúa Nguyễn ở Nam Bộ, vùng Mô Xoài thuộc không gian hành
chính của huyện Phước Long.
Khi Nguyễn Ánh ở Nam Bộ trong cuộc chiến với Tây Sơn, ông
đã chia địa giới ở Nam Bộ thành các đơn vị hành chính mới. Năm
1779, huyện Phước Long gồm 4 tổng, tổng Phước An chính là vùng
Mô Xoài. Đây có thể xem là một bước hoàn thiện mới trong quá
trình thiết lập các đơn vị hành chính ở Nam Bộ.
12

Bên cạnh đơn vị hành chính được thiết lập ở Mô Xoài, từ thời
chúa Nguyễn đã thiết lập đạo Mô Xoài (đạo Hưng Phúc) chịu trách
nhiệm về vấn đề an ninh nhưng cũng kiêm cả công việc hành chính.
Sang thế kỷ XIX, các đơn vị hành chính ở Nam Bộ dần được
thiết lập hoàn thiện hơn. Trong đó, đơn vị hành chính ở vùng Mô
Xoài cũng được thiết lập hoàn thiện với những phân cấp hành chính
rõ ràng hơn. Đây là bước phát triển mới của tổ chức hành chính Nam
Bộ trong cố gắng của Nguyễn Ánh rồi triều Nguyễn nhằm khẳng
định một nền hành chính được tổ chức quy củ.
Khi thành lập tỉnh Biên Hòa, huyện Phước An tương đương với
xứ Mô Xoài thuộc sự quản lý của phủ Phước Long. Đến năm 1837,
huyện Phước An thuộc phủ Phước Tuy, lỵ sở của phủ nằm tại Phước
An.
Năm 1836, huyện Phước An có 42 thôn, xã, phường, thuyền,
đây chính là đơn vị hành chính thuộc xứ Mô Xoài. Trung tâm xứ Mô
Xoài nằm ở tổng An Phú Hạ với các làng Long Hương, Phước Lễ,
Long Kiên, Long Xuyên. Các làng khác thuộc tổng An Phú Hạ, An

Phú Thượng thuộc phạm vi gần trung tâm xứ Mô Xoài. Các làng
thuộc tổng Phước Hưng Hạ và Phước Hưng Thượng nằm cách xa
trung tâm Mô Xoài.
1.3.3.2 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài nửa cuối thể kỷ XIX
Khi Pháp xâm lược xong miền Đông Nam Bộ, tổ chức hành
chính ở vùng Mô Xoài bị thay đổi và phân tách. Năm 1862, Pháp
chiếm xong miền Đông Nam Bộ, thời gian đầu, các đơn vị hành
chính của triều Nguyễn ở vùng Mô Xoài vẫn được giữ với tên huyện
Phước An và 4 tổng như thời điểm năm 1832. Nhưng đến năm 1865,
chính quyền thực dân thành lập các sở tham biện, lúc này huyện
Phước An bị đổi thành Sở tham biện Bà Rịa; đến năm 1892 đơn vị
hành chính huyện Phước An trước kia bị đổi thành Hạt Bà Rịa [86,
tr. 93-94]. Và đến năm cuối cùng của thế kỷ XIX, thực dân Pháp
thành lập tỉnh Bà Rịa tương đương với địa giới huyện Phước An thời
Nguyễn, khu vực Vũng Tàu trở thành thành phố Cap Saint Jacques.
Vùng Mô Xoài trước kia đã bị đổi thành đơn vị hành chính tên
là tỉnh Bà Rịa. Khi thực dân Pháp đặt tên cho đơn vị hành chính
Phước An đã không lấy tên Mô Xoài mà thay vào đó là tên Bà Rịa.
13

Lúc này, tên Mô Xoài đã phai nhạt dần trong ký ức dân gian, chính
quyền thực dân cổ vũ cho tên gọi Bà Rịa vì tin vào truyền thuyết bà
Nguyễn Thị Rịa là người lập ra vùng đất này và không hề biết về quá
khứ tên gọi Mô Xoài. Bắt đầu từ thế kỷ XX, tên Mô Xoài đã bị loãng
trong ký ức dân gian để rồi không còn ai nhớ đến tên gọi ban đầu của
vùng đất này nữa.
Vào cuối thế kỷ XIX, trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa nằm
ở làng Phước Lễ. Không phải ngẫu nhiên người Pháp đã chọn Phước
Lễ là tỉnh lỵ, lựa chọn này có tính chất kế thừa từ trung tâm của đạo
Mô Xoài ở thế kỷ XVIII rồi huyện lỵ của huyện Phước An ở thế kỷ

XIX. Với vị thế đặc biệt, trung tâm Mô Xoài chính là trung tâm hành
chính của các đơn vị hành chính từ suốt thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ
XIX.
Tóm lại, người Pháp đặt chân vào Nam Bộ đã thay đổi tổ chức
hành chính của khu vực Mô Xoài. Tên huyện Phước An không còn,
thay vào đó là tên Bà Rịa. Các làng được phân tách và sắp xếp trong
các đơn vị hành chính mới. Đây là bước biến đổi tổ chức hành chính
quan trọng của vùng Mô Xoài.
1.4 Tiểu kết
Xứ Mô Xoài là vùng đất đầu tiên được khai phá ở Nam Bộ.
Những ghi chép trong Phủ biên tạp lục, Gia Định thành thông chí và
Đại Nam thực lục đều khẳng định bước đầu tiên của việc mở mang
Gia Định phải khai phá Mô Xoài. Mô Xoài là vùng đất rộng lớn
tương đương với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay nhưng trung tâm là
các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên và Long Xuyên thuộc
phạm vi thành phố Bà Rịa. Ở khu vực ven biển Mô Xoài có làng
Phước Hải, Phước Tỉnh ngày nay thuộc huyện Long Điền là những
bến cảng đầu tiên đón nhận đoàn lưu dân người Việt tiến xuống
phương Nam để vào trung tâm Mô Xoài.
Vùng đất Mô Xoài có vị trí địa chính trị đặc biệt cùng điều kiện
tự nhiên thuận lợi. Chính những yếu tố quan trọng về vị trí địa lý, đất
đai, thủy văn, giao thông là những yếu tố “cần” để người Việt tiến
xuống Nam Bộ chọn vùng đất này đầu tiên. Từ xứ Mô Xoài dễ dàng
theo đường thủy để tiến vào trung tâm Nam Bộ và tiếp tục quá trình
khai phá ở đồng bằng sông Cửu Long.
14

Trước thế kỷ XVII, Mô Xoài là vùng đất hoang sơ, Chân Lạp
không thể quản lý được. Đến thế kỷ XVII, người Việt vượt biển qua
vương quốc Champa để vào Mô Xoài. Khi người Việt ngày càng

đông đảo, đẩy mạnh quá trình khai phá đất đai thì chúa Nguyễn đã
đưa lực lượng quân sự vào đây để bảo vệ quá trình khai phá, canh
phòng biên viễn và có thể đưa quân sang Chân Lạp can thiệp khi cần
thiết, đây là yếu tố “đủ” để Mô Xoài thành tiền đồn, bàn đạp của quá
trình nam tiến.
Đến cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn bắt đầu quá trình thiết lập
đơn vị hành chính ở Mô Xoài. Trong thế kỷ XVIII, các đơn vị hành
chính tiếp tục được hoàn thiện dần. Đến khi nhà Nguyễn thành lập
trong tình hình chung của Nam Bộ, các đơn vị hành chính ở Mô Xoài
cũng được thiết lập hoàn bị, quy củ. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, các
đơn vị hành chính ở xứ Mô Xoài liên tiếp có sự thay đổi, phân tách.

Chương 2
ĐỜI SỐNG KINH TẾ XỨ MÔ XOÀI
2.1 Nông nghiệp
2.1.1 Tình hình kinh tế nông nghiệp
Cư dân ở Mô Xoài canh tác ruộng theo hai vụ: “Hai tổng An
Phú và Phước Hưng, huyện Phước An đều có ruộng sớm và ruộng
muộn”. Ruộng sớm được bắt đầu gieo hạt vào tháng 5 âm lịch đến
tháng 6 bắt đầu cấy, đến tháng 9 thu hoạch; ruộng muộn tháng 6 mới
gieo hạt, tháng 7 tiến hành cấy và tháng 11 thu hoạch.
Ngoài ruộng lúa, cư dân ở Mô Xoài còn trồng ngô, đậu phộng,
dứa hấu.
Những thế hệ đã từng sinh sống ở trung tâm Mô Xoài có quá
trình lao động lâu dài, gian khổ, không biết mệt mỏi từ thế kỷ XVII
để đến đầu thế kỷ XIX đã để lại trên 350 mẫu ruộng tươi tốt cho thế
hệ sau.
2.1.2 Tình hình sở hữu ruộng đất
2.1.2.1 Quy mô sở hữu
15


Cả vùng Mô Xoài có 55/144 chủ ruộng ở quy mô sở hữu thuộc
mức nông dân nghèo dưới 1 mẫu, 86/144 chủ ruộng là nông dân tự
canh đến mức khá giả và chỉ có 3 chủ ruộng có mức sở hữu giàu có.
Nông dân tự canh và khá giả chiếm ưu thế nhưng số lượng nông dân
nghèo khá cao nên Mô Xoài là khu vực có nền kinh tế nông nghiệp ở
mức trung bình
2.1.2.2 Chủ sở hữu
Chủ sở hữu được chia thành 3 loại gồm: sở hữu dòng họ, sở hữu
của phụ nữ và sở hữu của chức dịch. Bốn thôn vùng trung tâm Mô
Xoài đều có các loại hình sở hữu này. Mỗi loại chủ sở hữu có những
đặc trưng riêng biệt về số lượng, quy mô và thể hiện những vai trò
kinh tế, xã hội nhất định.
2.1.3 Vấn đề mua bán ruộng đất
Một đặc trưng quan trọng của đời sống nông nghiệp là việc mua
bán đất. Hiện tượng này diễn ra khá sôi động ở Mô Xoài đặc biệt ở
Phước Lễ. Bên cạnh việc khai phá ruộng đất để làm nông nghiệp thì
buôn bán đất cũng là phần quan trọng trong đời sống kinh tế ở Mô
Xoài.
2.2 Hoạt động kinh tế khác
2.2.1 Nghề làm muối
Làm muối là hoạt động kinh tế phổ biến ở Mô Xoài. Do khai
thác sự thuận lợi về vị trí địa lý và thủy văn, cư dân ở Mô Xoài đã
phát triển mạnh nghề làm muối. Khu vực phía nam của Mô Xoài
giáp rất nhiều sông rạch như rạch Cỏ May, rạch Cái Chanh (sông
Chanh), rạch Cửa Lấp… nằm giáp ranh với biển, nơi nước biển đi
sâu và xâm lấn với nước ngọt tạo ra vùng nước thuận lợi cho làm
muối và đây là nơi tồn tại những cánh đồng muối lớn.
2.2.2 Khai thác thủy-hải sản và lâm sản
Khai thác thủy-hải sản và lâm sản là một nghề rất phổ biến ở Mô

Xoài. Trong khung cảnh thiên nhiên đa dạng với nhiều con sông lại
giáp với những cánh rừng lớn đã tạo thuận lợi cho ngành kinh tế này
phát triển. Cùng với nông nghiệp, khai thác thủy-hải sản và lâm sản
đã phát triển từ rất sớm và tạo nên sự đa dạng trong đời sống kinh tế
ở Mô Xoài.
16

Nghề cá ở Mô Xoài phát triển nhất ở hai làng ven biển là Phước
Tỉnh và Phước Hải. Trung tâm Mô Xoài là Long Hương, Phước Lễ
chỉ phát triển nghề đánh bắt cá ở nước lợ hoặc cùng lắm là ra vịnh
Gành Rái ở cửa sông Mô Xoài, tức là chỉ tiến hành hoạt động đánh
bắt ven bờ. Còn Phước Tỉnh và Phước Hải đã phát triển nghề đánh
bắt cá xa bờ do gần ngư trường lớn ở Biển Đông là Trường Sa.
Phước Tỉnh là làng chài nổi tiếng nằm ở cửa Lấp (Tắc Khái). Tại
Phước Tỉnh dân tụ cư để làm nghề chài lưới: “Dân miền biển nhóm
đến đây làm nghề chài lưới câu cá”. Nghề khai thác thủy-hải sản ở
Phước Tỉnh trở thành nghề chuyên nghiệp: “dân ở đây chuyên nghề
chài lưới”. Như vậy, vùng cửa Lấp là một trung tâm khai thác thủy-
hải sản lớn ở xứ Mô Xoài.
Đi men theo đường ven biển về phía bắc sẽ đến làng chài Phước
Hải, đây cũng là trung tâm lớn của hoạt động khai thác thủy-hải sản:
“người ta sử dụng cho nghề đánh bắt cá là lưới rung và lưới rê, điều
này cho thấy cách khai thác nguồn lợi thiên nhiên của họ. Làng này
quan trọng và độc đáo bởi thiên nhiên phú cho ngành công nghiệp
đánh bắt hải sản đem lại thu nhập tương đối lớn hàng năm”.
Bên cạnh khai thác nguồn lợi từ biển, cư dân Mô Xoài còn đẩy
mạnh khai thác lâm sản. Mô Xoài là nơi có rất nhiều cánh rừng, ngay
cả dọc con đường Thiên lý lên trung tâm Mô Xoài: “hai bên đều là
chân rừng, nhiều cọp beo, nếu ít người thì không dám đi”. Rừng là
cảnh quan phổ biến và có diện tích rất lớn ở Mô Xoài thế kỷ XIX.

2.2.3 Mạng lưới chợ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vùng Mô Xoài có mạng
lưới chợ khá dày. Mạng lưới chợ ở Mô Xoài phân bố dọc theo hệ
thống giao thông thủy bộ, từ khu vực ven biển lên đến vùng thượng
đạo giáp với các tộc người thiểu số. Sự phát triển của hệ thống chợ
cho thấy tình hình giao thương ở Mô Xoài rất sôi động đặc biệt ở thế
kỷ XIX.
Sự phát triển mạnh của mạng lưới chợ ở Mô Xoài do hai nguyên
nhân chính: thứ nhất vùng có hệ thống đường thủy, bộ liên hoàn nằm
ở vị trí huyết mạch; thứ hai vùng có mặt hàng quan trọng nhất trong
trao đổi là muối.
17

Với vị trí quan trong về đường thủy cùng với mặt hàng muối,
chợ Bến trở thành một trung tâm thương mại lớn nhất ở vùng Mô
Xoài. Các chợ khác trong vùng Mô Xoài đều là những chợ tiểu vùng
phục vụ nhu cầu của một làng. Có thể tồn tại con đường trao đổi
hàng hóa lớn nhất lên khu vực làng bản của các tộc người thiểu số ở
phía bắc Mô Xoài, hai đầu mối là chợ Bến và chợ Long Lập.
2.3 Hoạt động thu thuế
Hoạt động thu thuế của triều Nguyễn diễn ra khá mạnh mẽ ở
vùng Mô Xoài. Vùng này nằm trên đường thủy, bộ huyết mạch nên
có nhiều nguồn lợi thương mại. Nhà Nguyễn đã thành lập sở thuế ở
làng Phước Lễ thuộc trung tâm Mô Xoài chịu trách nhiệm về các
khoản thu đối với thuyền bè trên con đường thủy qua khu vực này. Ở
khu vực thượng đạo, nhà Nguyễn sử dụng các đồn binh để thu thuế
2.4 Tiểu kết
Cư dân xứ Mô Xoài có hoạt động kinh tế phát triển, đa dạng.
Ngay từ thời kỳ khai phá Mô Xoài, cư dân ở đây đã lựa chọn một cơ
cấu kinh tế đa dạng, khai thác triệt để nguồn lợi tự nhiên. Câu nói

của Nguyễn Cư Trinh về vùng Mô Xoài: “để cho quân dân hoàn tụ”
chính là sự hoàn bị về kinh tế với sự đa dạng và đầy đủ để phục vụ
quá trình khai phá.
Vì địa thế “cổ họng” của Mô Xoài, nên chính quyền đã thiết lập
sở thu thuế đường thủy ở Phước Lễ và các trạm thu thuế trên các
nguồn để thu nguồn lợi thương mại; Mô Xoài là nơi thu nguồn lợi
lớn về thương mại dưới thời nhà Nguyễn.

Chương 3
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI
3.1 Dân cư
3.1.1 Dân số
Dân số trung tâm Mô Xoài từ thế kỷ XVII đến nay có sự biến
đổi đa dạng. Dân số liên tục tăng đặc biệt từ cuối thế kỷ XIX. Những
biến đổi của dân số cho thấy quá trình phát triển liên tục, đa dạng
18

trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở xứ Mô Xoài. Trung tâm Mô
Xoài hiện nay đang có xu hướng giảm dân số.
3.1.2 Dòng họ
Qua tư liệu địa bạ, có thể thấy phần nào về diện mạo của các
dòng họ trên đất Mô Xoài nửa đầu thế kỷ XIX. Nửa đầu thế kỷ XIX,
trung tâm Mô Xoài có nhiều dòng họ cùng khai phá đất đai, phát
triển sản xuất. Điều này vừa tạo nên bức tranh đa dạng trong phát
triển nông nghiệp nhưng cũng phản ánh vai trò khác nhau của từng
dòng họ.
3.1.3 Tộc người
Trước thế kỷ XVII, nhiều tộc người thiểu số đã cư trú ở Nam
Bộ, như Xtiêng, Mạ, Kơho, M`nông, trong đó nhiều nhất là người
Mạ và Xtiêng. Những tộc người này đã sinh sống lâu đời trên đất

Nam Bộ và họ đã tồn tại trước khi Chân Lạp xâm lược nước Phù
Nam. Sự tồn tại của những tộc người này là minh chứng cho quá
trình sinh tụ đa dạng của nhiều cộng đồng bản địa và họ là chủ nhân
của đất Nam Bộ trước khi người Việt vào khai phá ở thế kỷ XVI,
XVII.
3.1.4 Sự di động dân cư
Nguồn tư liệu địa bạ ở trung tâm Mô Xoài đã cung cấp nhiều giá
trị trong việc xác định sự di động dân cư. Tất nhiên, đây chỉ là một
nguồn tư liệu nhưng nó giúp phục dựng khá chi tiết tình hình di động
của dân trong hoạt động kinh tế. Sự di động dân cư thể hiện qua sự
phân canh và phụ canh ruộng đất.
Sự di động dân cư diễn ra rất lớn ở làng Long Kiên, Long Xuyên
điều đó cho thấy tính hấp dẫn của nguồn lợi đất đai ở hai thôn này.
Về cơ bản, sự di động dân cư nội vùng Mô Xoài diễn ra rất mạnh khi
chỉ có một chủ ruộng ở An Giang đến Mô Xoài canh tác ruộng đất.
3.2 Tín ngưỡng, tôn giáo
Mô Xoài có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng. Trong khuôn
khổ của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu những tín ngưỡng, tôn
giáo cổ truyền đã hình thành ở Mô Xoài từ trước thế kỷ XIX. Tín
ngưỡng dân gian ở xứ Mô Xoài đã được hình thành lâu dài trong quá
trình lịch sử, tín ngưỡng này phản ánh ứng biến văn hóa đa dạng của
19

cư dân Mô Xoài với thiên nhiên, xã hội. Tôn giáo ở Mô Xoài cũng
được hình thành lâu dài phản ánh nét đặc sắc văn hóa ở đây.
3.2.1 Tín ngưỡng
Khái quát về tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ thế kỷ XIX, Trịnh
Hoài Đức cho biết: “Họ sùng đạo Phật tổ, tin việc đồng bóng, kính
trọng nữ thần.Sống trong khung cảnh thiên nhiên mới có nhiều khác
biệt so với miền Bắc, cư dân vùng Mô Xoài nói riêng và Nam Bộ nói

chung có sự thích ứng mới và hình thành hệ thống tín ngưỡng đa
dạng, riêng biệt. Có thể chia tín ngưỡng cộng đồng cổ truyền của cư
dân Mô Xoài thành 4 hình thức chính.
Hình thức thứ nhất là thờ thần Thành hoàng
Hình thức thứ hai là thờ nữ thần. Thờ nữ thần đã có truyền thống
lâu dài ở cả châu thổ Bắc Bộ và vương quốc Champa ở miền Trung
Hình thức thứ ba là thờ thần hổ. Trong công cuộc mở đất, khai
phá Nam Bộ, những cư dân ở Mô Xoài thường xuyên phải chống lại
thú dữ đặc biệt là cọp.
Thứ tư là tín ngưỡng thờ Cá Ông, Cá Ông còn được gọi là Ông
Nam Hải, đây là tín ngưỡng truyền thống của dân đi biển để cầu
mong sự tốt lành và phù trợ của thần thánh. Tín ngưỡng này phổ biến
từ duyên hải Nam Trung Bộ đến Hà Tiên.
3.2.2 Tôn giáo
Bên cạnh đời sống tín ngưỡng dân gian đa dạng, tôn giáo cũng
nhanh chóng phát triển ở xứ Mô Xoài. Ở trung tâm xứ Mô Xoài có
hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo, bên cạnh đó là hệ tư
tưởng Nho giáo. Phật giáo đến Mô Xoài sớm nhất vì phù hợp với
tâm lý, tâm linh của những người đi mở đất. Sau đó Thiên Chúa giáo
cũng nảy nở ở Mô Xoài. Chỉ đến khi thiết lập các đơn vị hành chính
thì nhà nước mới sử dụng công cụ Nho giáo để đẩy mạnh giáo hóa
về giáo lý và phát triển thi cử.
3.3 Lễ hội
3.3.1 Đặc điểm lễ hội ở Mô Xoài
Có thể nhận thấy một số sự khác nhau giữa tên gọi đội hình tế ở
xứ Mô Xoài so với vùng châu thổ Bắc Bộ. Về cơ bản, các lễ hội ở
20

châu thổ Bắc Bộ chỉ có 1 vị chủ tế quỳ lạy bái thần khi tố chức tế,
trong khi đó ở vùng Mô Xoài có 2 người chịu trách nhiệm bái thần là

chánh bái và bồi bái; bồi tế ở các lễ hội châu thổ sông Hồng thường
từ 3 đến 5 người nhưng không quỳ lạy bái thần mà chịu trách nhiệm
dâng hương hoa oản quả, rượu từ chủ tế đến bàn thờ thần. Những
người chịu trách nhiệm hô xướng để tế lễ ở châu thổ Bắc Bộ gọi là
Đông xướng và Tây xướng còn ở Mô Xoài cũng như Nam Bộ được
goi là Đông hiến và Tây hiến. Vùng châu thổ Bắc Bộ có đội dâng
hương đứng hai bên chủ tế còn ở xứ Mô Xoài gọi là học trò lễ.
3.3.2 Lễ hội tiêu biểu: lễ Cầu an
Lễ hội Cầu an ở đình Long Hương là lễ hội đặc trưng ở vùng
Mô Xoài. Lễ hội này diễn ra dày đặc với các sự kiện lễ và hội. Nhiều
nghi thức lễ và hội ở đây không có trong các nghi lễ ở Bắc Bộ điển
hình như lễ Xây Chầu-Đại Bội. Các lễ tế ở lễ hội Cầu an diễn ra
nhiều hơn, đa dạng hơn hẳn so với lễ hội ở châu thổ Bắc Bộ. Hình
thức hội diễn ra phong phú, đặc sắc phản ánh bản sắc văn hóa của
người Việt ở miền đất phương nam. Với nghĩa “cầu an” (kỳ yên) cầu
mong những đấng thần thành, anh linh, những người đi trước, người
có công phù trợ cho cuộc sống nên không gian tế lễ và đối tượng
không chỉ tổ chức không gian đình thần Long Hương mà còn diễn ra
ở miếu thờ anh hùng liệt sĩ đã cho thấy tính tiếp biến văn hóa ở khu
vực Mô Xoài.
3.4 Di tích
3.4.1 Thành, lũy
3.4.1.1 Thành, lũy Mô Xoài
Khi nói đến vùng đất Mô Xoài thời kỳ khai phá, không thể
không nhắc tới thành, lũy. Thành, lũy ở Mô Xoài là dấu vết của cuộc
đấu tranh về quân sự giữa chúa Nguyễn với Chân Lạp nhằm bảo vệ
lưu dân khai phá đất đai. Tuy nhiên, hiện nay dấu tích những thành,
lũy này hết sức mờ nhạt, đồng thời có nhiều ý kiến khác nhau xác
định vị trí các thành, lũy.
Vùng Mô Xoài gắn liền với thành, lũy Mô Xoài. Thành Mô Xoài

gắn liền với sự kiện 1658 khi quân chúa Nguyễn tấn công Chân Lạp
để bảo vệ lưu dân. Lũy Mô Xoài còn gọi là lũy Phước Tứ nằm phía

×