BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NT
CHƯƠNG TRÌNH KHCN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KC07DA.06/10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
DỰ ÁN: “HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT PHÂN
BÓN LÁ PHỨC HỮU CƠ POMIOR NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG”
(MÃ SỐ KC07DA.14.06/10)
Cơ quan chủ trì dự án: Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS. Hoàng Ngọc Thuận
8721
PHÚ THỌ 12/2010
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NT
CHƯƠNG TRÌNH KHCN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KC07DA.06/10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
“HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT PHÂN BÓN LÁ
PHỨC HỮU CƠ POMIOR NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG”
(MÃ SỐ KC07DA.14.06/10)
Chủ nhiệm dự án: Cơ quan chủ trì đề tài/dự án:
PGS TS. Hoàng Ngọc Thuận KS. Nguyễn Thị Tâm
Ban chủ nhiệm chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ
PHÚ THỌ 12/2010
MỤC LỤC
Chương I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của dự án 10
1.2. Xuất sứ của dự án 12
1.3. Quy mô và địa điểm thực hiện dự án 12
1.4. Mục tiêu của dự án 13
1.4.1. Mục tiêu chung 13
1.4.2. Mục tiêu cụ thể 14
Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
2.1. Phân bón lá và các hợp chất phức hữu cơ 15
2.1.1. Những nghiên cứu về phân bón lá 15
2.1.2. Giới thiệu về hợp chất phức hữ
u cơ EDTA và phân bón lá EDTA –
Amino acid chelated. 18
2.1.3. Thành phần hóa học của tóc người 19
2.1.4. Những nghiên cứu về phân bón lá phức hữu cơ cao cấp Pomior (EDTA –
Amino acid Chelated). 20
Chương III: NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐĂNG KÝ, CÁC SẢN PHẨM ĐÃ HOÀN
THÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN DỰ ÁN 24
3.1. Nội dung thực hiện dự án 24
3.1.1. Nội dung 1. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất phân bón lá 24
3.1.2. Nội dung 2. Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế hệ thống thiết bị sả
n xuất
phân bón lá Pomior 24
3.1.3. Nội dung 3. Xây dựng quy trình sử dụng phân bón lá Pomior 25
3.1.4. Nội dung 4. Chế tạo, hệ thống thiết bị 25
3.1.5. Nội dung 5. Xây dựng mô hình xưởng sản xuất phân bón lá phức hữu cơ
Pomior công suất 200.000 lít năm. 25
3.1.6. Nội dung 6. Xây dựng 5 mô hình ứng dụng các chế phẩm phân bón lá
Pomior để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm một số cây trồng. 25
3.1.7. Nội dung 7. Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật, công nhân
sản xuất chế phẩm, tập huấn cho nông dân về kỹ thuật sử dụng phân bón lá 26
3.2. Phương pháp thực hiện dự án 26
Chương IV: NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 27
4.1. Hoàn thiện quy trình sản xuất phân bón lá 27
4.1.1. Nghiên cứu quy trình xử lý nguyên liệu thuỷ phân (lựa chọn, làm sạch,
bảo quản…) 27
4.1.1.1. Nội dung 27
4.1.1.2. Kết quả sản xuất thử nghiệm 27
4.1.1.3. Xử lý nguyên liệu 28
4.1.1.4. Lượng Axit Amin thu được từ tóc phế thải 29
4.1.1.5. Phân tích chất lượng dung dịch thủy phân 29
4.1.2. Nghiên cứu Quy trình sản xuất axit amin 31
4.1.2.1. Sự cần thiết phải sản xuất acid amin 31
4.1.2.2. Vật liệu và thiết bị 31
4.1.2.3. Phương pháp 32
4.1.2.4. Nội dung 32
4.1.2.5. Kết qu
ả sản xuất thử nghiệm. 33
4.1.2.6. Lượng Axit Amin thu được từ thử nghiệm 33
4.1.2.7. Sản xuất acid amin đậm đặc 34
4.1.2.8. Kết luận 35
4.1.2.9. Quy trình 36
4.1.3 Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình sản xuất phân bón lá P1-98 36
4.1.3.1. Những căn cứ để xác định công thức phân bón lá P1-98 36
4.1.3.2. Vật liệu, nội dung và phương pháp 37
4.1.3.3. Các kết quả nghiên cứu 38
4.1.3.4. Kết luận 41
4.1.4. Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình sản xuất phân bón lá P2-98 41
4.1.4.1. Những căn cứ để
xác định công thức phân bón lá P2-98 41
4.1.4.2. Vật liệu, nội dung và phương pháp 42
4.1.4.3. Các kết quả nghiên cứu 43
4.1.4.4. Kết luận 47
4.1.4.5. Tóm tắt quy trình sản xuất P2-98 như sau 47
4.1.5. Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình sản xuất phân bón lá P3-99 48
4.1.5.1. Những căn cứ để xác định công thức phân bón lá P3-99 48
4.1.5.1. Vật liệu, nội dung và phương pháp 48
4.1.5.2. Các kết quả nghiên cứu 49
4.1.6. Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình bảo quản 3 loại phân bón lá P1-98; P2-
98; P3-99 56
4.1.6.1. Phương pháp tiếp cận, những căn cứ để xây dựng quy trình bảo quản
vận chuyển, phân bón lá Pomior 56
4.1.6.2. Vật liệu, nội dung và phương pháp 57
4.1.6.3. Các kết quả nghiên cứu 60
4.1.6.4. Quy trình bảo quản 61
4.1.6.5. Quy trình vận chuyển 63
4.1.6.6. Kế
t luận 68
4.1.6.7. Tóm tắt quy trình bảo quản và vận chuyển phân bón lá Pomior 69
4.2. Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế hệ thống thiết bị sản xuất phân bón lá Pomior
70
4.2.1. Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế thiết bị thuỷ phân 70
4.2.1.1. Thuyết minh thiết kế 71
4.2.1.2 Hướng dẫn sử dụng nồi thủy phân 74
4.2.2. Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế máy khuấy 76
4.2.2.1. Thuyết minh thiết kế máy khuấy 76
4.2.2.2. Hướng dẫn sử dụng máy khu
ấy 79
4.3. Nghiên cứu lựa chọn các thiết bị dự án không chế tạo, thiết kế mặt bằng lắp
đặt hệ thống thiết bị sản xuất phân bón là Pomior. 81
4.3.1. Những căn cứ lựa chọn thiết bị cho dây chuyền sản xuất 81
4.3.2. Nội Dung 81
4.3.3. Kết quả 82
4.3.4. Kết luận 83
4.4. Xây dựng qui trình sử dụng phân bón lá Pomior cho một số cây trồng 84
4.4.1. Xây dựng Quy trình sử dụng phân bón lá P1-98 trong sản xuấ
t cây lâm
nghiệp 84
4.4.2. Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm P1-98 trong sản xuất chè 89
4.4.3. Xây dựng quy trình sử dụng phân bón lá P2-98 trong sản xuất cà phê 93
4.4.4. Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm P2-98 trong sản xuất rau an toàn .98
4.4.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior đến chất lượng quả cà chua 100
4.4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón phức hữu cơ Pomior P2-98 đến
năng suất đậu cover leo ở Mộc châu Sơn La 102
4.4.5. Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm P2-98; P3-99 trong sản xuất hoa
thương mại 106
4.4.5.1. Ảnh hưởng của phân bón lá pomior đến sinh trưở
ng phát triển của hồng
chùm trồng chậu thời kỳ cây con 107
4.4.5.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá đến chất lượng hoa
hồng chùm cá vàng 110
4.4.5.3. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior đến năng suất, chất lượng hoa lily
giống Tiber và Yelloween trồng ở mộc châu và Phú Thọ (vụ đông xuân năm
2009) 114
4.5. Chế tạo thiết bị sản xuất phân bón lá Pomior 118
4.5.1. Nồi thủy phân 119
4.5.2. Máy khuấy 120
4.5.3. Nh
ững thiết bị bổ sung thêm 120
4.6. Xây dựng mô hình xưởng sản xuất Pomior qui mô 200.000 lít/năm 120
4.6.1. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình 120
4.6.2. Công nghệ và thiết bị của mô hình 121
4.6.2.1. Đặc điểm cơ bản của công nghệ 121
4.6.2.2. Thiết bị trong dây chuyền công nghệ 123
4.6.3. Quản lý Sản xuất 128
4.6.4. Nghiên cứu phát triển thị trường 129
4.6.4.1. Xây dựng mô hình ứng dụng phân bón lá trong các vùng sinh thái nông
nghiệp 129
4.6.4.2. Tổ chức các hội thả
o và tập huấn kỹ thuật 131
4.6.4.3. Tham gia hội chợ triển lãm và hội thảo 132
4.6.4.4. Giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng 132
4.6.5. Hiệu quả kinh tế của mô hình 133
4.6.5.1. Hiệu quả trực tiếp 133
4.6.5.2. Hiệu quả kinh tế đối với sản xuất nông nghiệp ở một số tỉnh thành
trong cả nước 135
4.7. Xây dựng 5 mô hình ứng dụng các chế phẩm phân bón lá Pomior để nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm một số cây trồng 137
4.7.1. Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm phân bón lá P1-98 cho 9,9 ha
giống cây lâm nghiệp (16 triệu cây) 137
4.7.1.1. Điều kiện thực hiện mô hình 137
4.7.1.2 Quy trình phun phân bón lá Pomior cho vườn ươm cây keo giống 138
4.7.1.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình 140
4.7.1.4. Kết luận 143
4.7.2 Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm phân bón lá Pomior cho sản
xuấ
t cà phê ở Sơn La 144
4.7.2.1. Đặc điểm kỹ thuật trồng và chăm bón cà phê ở Sơn La 144
4.7.2.2. Kết quả của mô hình thử nghiệm 146
4.7.2.3. Kết luận 148
4.7.3. Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm phân bón lá Pomior cho sản
xuất 200ha chè nguyên liệu 149
4.7.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã Ngọc Đồng huyện Yên Lập, Phú Thọ
149
4.7.3.2. Mục đích yêu cầu của việc xây dựng mô hình ứng dụng phân bón lá
Pomior ở Ngọ
c Đồng 150
4.7.3.3. Quy mô của mô hình thử nghiệm 150
7.4.3.4. Quy trình sử dụng phân bón lá Pomior trên cây chè 151
4.7.3.5. Ứng dụng Pomior trên chè an toàn tại Bảo Lộc 153
4.7.4. Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm phân bón lá Pomior cho sản
xuất 2000m
2
hoa thương mại (Sơn La, Phú Thọ) 156
4.7.5. Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm phân bón lá Pomior 163
4.7.5.1. Địa điểm và quy mô của mô hình 163
4.7.5.2. Hiệu quả kinh tế của phân bón lá phức hữu cơ Pomior trong sản xuất
rau an toàn 163
4.7.5.3. Kết luận 165
4.8. Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật, công nhân sản xuất chế
phẩm, tập huấn cho nông dân về kỹ thuật sử dụng phân bón lá 165
4.8.1. Đào tạo, nâng cao trình độ
cho công nhân, kỹ thuật viên vận hành và sản
xuất các chế phẩm Pomior 165
4.8.2. Tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón lá Pomior cho nông dân và cán bộ kỹ
thuật ở các địa phương 166
4.8.3. Biên soạn tài liệu giảng dạy cho công nhân và nông dân 167
4.8.4. Các bài báo 168
4.8.5. Sản phẩm Đào tạo trên Đại học 168
4.8.6. Đăng ký bảo hộ công nghiệp 170
4.9. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 170
4.9.1. Hiệu quả trực tiếp 170
4.9.2. Hiệu quả kinh tế mang lại do việc ứng dụng sản phẩ
m phân bón lá Pomior
vào sản xuất nông nghiệp ở các địa phương 171
4.9.3. Hiệu quả xã hội 172
4.9.4. Tác động đối với môi trường 172
4.9.4.1. Tác động đối với môi trường xung quanh xưởng sản xuất Pomior 172
4.9.4.2. Tác động của phân bón lá Pomior đối với môi trường nông nghiệp 173
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 174
5.1. Phương án phát triển dự án khi kết thúc 174
5.2. Kết luận và đề nghị 175
5.2.1. Kết luận 175
5.2.2. Đề Nghị 176
DANH MỤC TÀI LI
ỆU THAM KHẢO 177
1
LỜI CẢM ƠN .
Dự án “ Hoàn thiện công ngệ và thiết bị sản xuất phân bón lá phức hữu cơ
Pomior nhằm nâng cao năng suất và chất lượng một số cây trồng “ được hoàn thành là nhờ
công sức đóng góp rất to lớn của nhiều thế hệ các cán bộ khoa học , cán bộ giảng dạy , các
sinh viên , học sinh cao học và các nghiên cứu sinh trường ĐHNN Hà Nội ; Trường ĐHNL
Huế ; Phòng sản xuấ
t tổng cục quân nhu bộ quốc phòng; cán bộ và chiến sỹ quần đảo
Trường Sa , tỉnh Khánh Hòa . Ban quả lý dự án chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng
góp quý báu đó .
-Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ hết sức to lớn và có hiệu quả của Văn phòng các
chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước , vụ quản lý các nghành kinh
tế , khoa học kỹ thuật , vụ quản lý tài chính bộ khoa học và công nghệ
.
-Chúng tôi xin cảm ơn ban chủ nhiệm chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp
nhà nước , “ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hóa , hiện
đại hóa nông thôn “ , đã có sự giúp đỡ hết sức tận tình và quản lý sát sao từng bước đi của
dự án .
-Chúng tôi xin cảm ơn sự hợp tác của trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ chế
biến thực phẩm , viện cơ
điện và công nghệ sau thu hoạch bộ NN&PTNT.
-Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng ghóp toàn tâm toàn lực , đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật để thực hiện dự án của cán bộ lãnh đạo và CNV trung tâm giống cây trồng
Phú thọ ( nay là công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao ),
- Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của tỉnh ủy ,UBND; sở
NN&PTNT , sở KH&CN tỉnh Phú Thọ ,
- Chúng tôi xin cảm
ơn : Trung tâm hoa cây cảnh văn phòng chủ tịch nước , nay là trung
tâm nghiên cứu và phát triển nguồn gen sinh vật cảnh Việt Nam , Ban quản lý Quảng
Trường Ba Đình và lăng chủ tịch Hồ Chí Minh ; Trạm bảo vệ thực vật thành phố Buôn Ma
Thuột ; Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây ăn quả sở NN&PTNT
tỉnh Lâm Đồng ; UBND Xã Ngọc Đồng huyện Yên Lập tỉnh Phú thọ .
- Cảm ơn hàng chục nghìn hộ nông dân t
ỉnh Phú Thọ và các tỉnh thành trong cả nước đã
tín nhiệm và sử dụng sản phẩm của dự án .
- Chúng tôi xin cảm ơn Các cơ quan thông tấn báo chí và truyền hình trong cả nước , các
tạp chí KHKT trung ương và các tỉnh đã đăng tải những thông tin quan trọng nhất của dự
án .
Phú Thọ ngày 28/01/2011.
TM BQLDA.
PGS TS Hoàng Ngọc Thuận .
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chế phẩm phân bón lá được lưu hành trên thị trường Việt Nam
6
Bảng 2.2 Thành phần và số lượng acid amin trong tóc người
10
Bảng 4.1 Kết quả xử lý nguyên liệu từ tóc phế thải
20
Bảng 4.2 Lượng Axit amin thu được sau thủy phân 21
Bảng 4.3 Thành phần Acid amin trong dung dịch thủy phân
22
Bảng 4.4 Thời gian thủy phân và lượng axit amin thu được
25
Bảng 4.5 Thành phần axit amin đậm đặc trong dung dịch thủy phân
27
Bảng 4.6 Lượng hóa chất cần cho một mẻ 200l
30
Bảng 4.7 Thời gian thực hiện các phản ứng hóa học trong sản xuất P1-98
31
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng 32
Bảng 4.9 Lượng hóa chất cần cho 1 thùng khuấy
35
Bảng 4.10 Thời gian thực hiện các phản ứng hóa học tạo P2-98
36
Bảng 4.11 Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm t
ại phân xưởng
37
3
Bảng 4.12. Thành phần dinh dưỡng trong phân bón lá phức hữu cơ Pomior
P2-98 (EDTA – Amino acid Chelated)
38
Bảng 4.13 Tính toán lượng hóa chất cần cho một mẻ 200l như sau
42
Bảng 4.14 Thời gian thực hiện các phản ứng tạo phức trong máy khuấy
43
Bảng 4.15 Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng
43
Bảng 4.16 Thành phần dinh dưỡng trong phân bón lá phức hữu cơ Pomior P3-
99 (EDTA – Amino acid Chelated)
44
Bảng 4.16 Hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau
48
Bảng 4.17 Các thông s
ố kỹ thuật của máy dán màng seal
50
Bảng 4.18 Số lượng, chủng loại mẫu sản phẩm phân bón lá Pomior bảo quản
thử nghiệm lọ 90ml
54
Bảng 4.19. Chất lượng sản phẩm sau bảo quản
54
Bảng 4.20 Kết quả vận chuyển thử đến một số tỉnh phía Bắc
57
Bảng 4.21. Kết quả vận chuyển thử phân bón lá Pomior vào các tỉnh phía
Nam Và một số tỉnh miề
n núi phía Bắc bằng xe ôtô
58
Bảng 4.22 Kết quả vận chuyển thử nghiệm đợt 3
59
4
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá pomior đến sinh trưởng của
cây keo lai trong vườn ươm
78
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế ở vườn sản xuất keo giống
79
Bảng 4.25 Ảnh hưởng của nồng độ Pomior đến chất lượng búp chè nguyên
liệu LDP1
82
Bảng 4.26: Ảnh hưởng của nồng độ Pomior P1-98 đến năng suất chè búp
nguyên liệu LDP1
83
Bảng 4.27 Ảnh hưởng của nồ
ng độ phun Pomior đến năng suất, chất lượng cà
phê vôi ở Đăk Lăk
87
Bảng 4.28 Ảnh hưởng của phun kết hợp pomior và phân vi sinh Bảo Đắc đến
tỷ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê vối ở Đăk lăk
89
Bảng 4.29 Ảnh hưởng của Số lần phun Pomior năng suất cà phe ở Sơn La
89
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior chất lượng quả
cà chua
93
Bảng 4.31 Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cà chua ở các
mức phân bón khác nhau
94
Bảng 4.32 Năng suất đậu Cove leo lô 1 thí nghiệm không phun phân bón lá
Pomior
95
5
Bảng 4.33 Năng suất đậu Co ve leo lô thí nghiệm 2 95
Bảng 4.34 Ảnh hưởng của lượng dung dịch pomior tưới gốc đến năng suất và
chất lượng hoa hồng chùm trồng chậu 99
Bảng 4.35 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân phức hữu cơ Pomior cho hoa
hồng chùm cá vàng trồng chậu
100
Bảng 4.36 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón lá đến chất lượng
của hoa hồng chùm màu cá vàng
102
B
ảng 4.37. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón lá cho hoa
hồng chùm cá vàng
104
Bảng 4.38 Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior tới năng suất hoa Lily ở Mộc
châu và Phú Thọ
106
Bảng 4.39 Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior tới chất lượng hoa Lily giống
Tiber và Sorbone
107
Bảng 4.40 Hiệu quả kinh tế thu được từ xưởng sản xuất Pomior 125
Bảng 4.41 Ảnh hưởng của nồng độ phun Pomior tới sự sinh trưởng của cây
Keo
13
0
Bảng 4.42 Lượng Pomior đã sử dụng cho mô hình sản xuất cây giống keo lai
130
Bảng 4.43 Tổng hợp chi phí sản xuất cho 10 vạn Keo giống
132
6
Bảng 4.44 Tổng hợp chi phí sản xuất cho 10 vạn keo giống
133
Bảng 4.45 Hiệu quả kinh tế trên toàn mô hình sản xuất keo giống
134
Bảng 4.46 Số Hộ dân tham gia mô hình năm 2009-2010
136
Bảng 4.47 Lượng phân bón cho cà phê chè tại Sơn La
136
Bảng 4.48 Năng suất cà phê tươi vườn mô hình ông Biên 138
Bảng 4.49 Năng suất cà phê quả tươi vườn ông ÓN 138
Bảng 4.50. Năng suất cà phê quả tươi vườn Ô. Tài
138
Bảng 4.51 So sánh hiệu quả kinh tế giữa vườn chè s
ử dụng phân bón lá
Pomior và vườn chè đối chứng
143
Bảng 4.52 Năng suất chè nguyên liệu và chè thành phẩm trong mô hình ứng
dụng phân bón lá Pomior 145
Bảng 4.53 Ảnh hưởng của Pomior đến năng suất giống chè TB14
146
Bảng 4.54 Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior đến chất lượng chè nguyên
liệu
146
Bảng 4.55 Số cán bộ và công nhân tham gia mô hình sản xuất hoa thương mại
148
7
Bảng 4.56 Hiệu quả kinh tế khi phun Pomior cho hoa lily 152
Bảng 4.57 Danh sách cán bộ kỹ thuật tham gia mô hình
154
Bảng 4.58 Danh sách công nhân
154
Bảng 4.59. Hiệu quả kinh tế khi phun Pomior cho cây cà chua
155
Bảng 4.60 Hiệu quả kinh tế từ việc phun Pomior cho 1ha đậu cô-ve
155
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Tóm tắt quy trình sản xuất acid amin
28
Hình 4.2 Tóm tắt quy trình sản xuất phân bón lá phức hữu cơ P1-98
33
Hình 4.3 Quy trình sản xuất phân bón lá Pomior P2-98
39
Hình 4.4 Quy trình sản xuất phân bón lá Pomior P1-98; P2-98; P3-99
48
Hình 4.5 Máy dán màng seal cầm tay của Trung Quốc
51
Hình 4.6 Thiết kế mặt bằng dây chuy
ền công nghệ sản xuất phân bón lá
Pomior 200.000lít năm
74
Hình 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón lá Pomior đến năng suất cà
phê ở Đăk lăk
88
Hình 4.8 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân hữu cơ pomior cho giống hoa
8
hồng chùm cá vàng trồng chậu
101
Hình 4.9 Lợi nhuận của việc sử dụng các loại phân bón lá cho hoa hồng chùm
cá vàng
105
Hình 4.10 Sản phẩm phân bón lá P1-98
113
Hình 4.11 Dây chuyền công nghệ sản xuất phân bón lá
114
Hình 4.12 Máy đóng chai 117
Hình 4.13 máy lọc khung bản
118
9
10
Chương I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của dự án
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng nông
nghiệp. Theo thông báo của tổ chức nông lương thế giới, phân bón làm tăng
năng suất cây trồng nông nghiệp từ 35-45%, phần còn lại là do giống và các
yếu tố khác. Phân bón qua lá chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp
sạch và trong thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Nhờ nh
ững ưu điểm vượt trội của các loại phân bón lá như: khả năng hấp thu
và vận chuyển nhanh đến các cơ quan tổng hợp của cây trồng, hiệu suất đồng
hóa cao, ít để lại dư lượng trong môi trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh
dưỡng của các loại cây trồng trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển cần
thiết nhất; giúp cây trồng hồi phục nhanh sau những đợ
t bị hại bởi những điều
kiện môi trường và khí hậu biến đổi; Ngày nay phân bón lá được sản xuất và
sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, như một loại phân bón bổ sung không thể
thiếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhất là các nước phát triển, nơi mà
nền nông nghiệp được hiện đại hoá, công nghiệp hóa mạnh mẽ.
Ở nước ta phân bón lá đang được sử dụ
ng nhiều ở những vùng có diện tích
nông sản hàng hóa cao như Cao nguyên miền Trung, Nam Trung bộ, đồng
bằng sông Cửu Long. Ở những vùng này phân bón lá, và phân bón lá dạng
dung dịch để tưới gốc, được sử dụng như các lọai phân bón thúc chính của
các lọai cây trồng. Những vùng đông dân, bình quân diện tích canh tác thấp,
việc sử dụng phân bón lá còn nhiều hạn chế (theo nhận định của tác giả dự án
năm 2008 và năm 2009). Ở Tây nguyên, nhất là 2 tỉnh Đă
k Lăk và Đăk Nông,
100% diện tích trồng cà phê (khoảng hơn 200000 ha), hàng trăm ha rau, hoa,
lúa được phun phân bón lá, tối thiểu là 2 lần /1 vụ. tương tự như vậy với hàng
11
triệu ha lúa, rau màu, cây công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Nam
Trung Bộ, Tây Ninh, miền Đông Nam bộ đã sử dụng hang triệu lít phân bón
lá hàng năm. Nhờ vậy, thị trường phân bón lá ở những khu vực này hết sức
sội động, có hàng nghìn loại phân bón lá được bón trên thị trương toàn quốc.
Trong đó những loại phân bón lá tốt nhất, có hiệu quả nhất đều được nhập
khẩu từ nước ngoài: Thái Lan, Trung quốc, Mỹ, Anh Mộ
t số loại sản xuất
trong nước cùng với việc nhập quy trình công nghệ và nguyên liệu Có rất
nhiều lọai phân bón lá kém hiệu quả.
Hơn 10 năm qua, Tác giả Hòang Ngọc Thuận, cùng với các, giảng viên, sinh
viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN) đã nghiên cứu sản
xuất và ứng dụng thành công phân bón lá phức hữu cơ Pomior trong hầu hết
các vùng sinh thái nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam với ba loạ
i chế phẩm
chủ yếu là P-198, P-298, P-399.
Là đề tài nghiên cứu độc lập do PGS.TS. Hoàng Ngọc Thuận giảng viên
trường ĐHNNHN đề xuất và chủ trì, tiến hành nghiên cứu công nghệ pha chế,
khảo nghiệm trên nhiều đối tượng cây trồng nông nghiệp thuộc nhiều vùng
sinh thái khác nhau của cả nước: Đất đồng bằng, đất cát ven biển, cao nguyên
Trung Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc, vùng biên giới và hải đảo. Với
nguồn vốn tự
có của mình, tác giả đã tiến hành đề tài từ năm 1995-2005 với
sự tham gia hưởng ứng của nhiều cơ quan quản lý, sản xuất, kinh doanh,
giảng viên, sinh viên của nhiều trường ĐHNNHN, các cán bộ khoa học các
Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệp, và Cục sản xuất,
Tổng cục hậu cần, nay là Tổng cục quân nhu Bộ Quốc phòng. Tiến hành tham
gia nghiên cứu khảo nghiệm các chế phẩm củ
a đề tài còn có: hơn 30 sinh viên
từ các khóa 39-48; 20 học viên cao học nghành cây trồng trường ĐHNNHN;
Trường Đại học Tây Nguyên; 2 nghiên cứu sinh, 12 thạc sĩ, và 24 kỹ sư nông
12
nghiệp. Trong suốt thời gian nghiên cứu, đề tài đã hoàn toàn không sử dụng
kinh phí của nhà nước.
Phân bón lá Pomior đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận là một kỹ thuật mới (Quyết định số 1046 QĐ/BNN-KHCN ngày
11/05/2005 – Phụ lục báo cáo) và đã được đưa vào danh mục phân bón Việt
Nam từ năm 2006 tới nay. Nhưng để có thể ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật
này trong sản xuất nông nghiệp phân bón lá pomior c
ần được sản xuất với
quy mô công nghiệp, để trở thành sản phẩm thương mại, hòa nhập vào thị
trường phân bón nước ta. Vì vậy việc thực hiện dự án “Hoàn thiện công
nghệ và thiết bị sản xuất phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior và ứng
dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng” là hết sức
cần thiết.
1.2. Xuất s
ứ của dự án
Dự án được xây dựng trên các kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập: “Nghiên
cứu ứng dụng phân bón lá phức hữu cơ Pomior (EDTA –Aminoacid
Chelated) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng nông
nghiệp” Do tác giả dự án
và các cộng sự tiến hành tại trường ĐHNNHN và
thử nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của cả nước từ năm 1995-
2005.
Dự án cũng được xây dựng theo quyết định số 607/QĐ-BKHCN ngày
7/4/năm 2008 của bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ; các chỉ dẫn về sử
dụng vốn đầu tư sự nghiệp khoa học của thông tư của số 23/2007/TT-BTC
ngày 21/3/2007 của bộ tài chính, thông tư liên t
ịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa
học & Công Nghệ số 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 20/8/2004.
1.3. Quy mô và địa điểm thực hiện dự án
- Dự án được thực hiện tại Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ.
- Tổng số vốn đầu tư 10.378,190 triệu đồng.
13
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học 3.020,000 triệu đồng.
- Vốn tự có của tổ chức chủ trì và vốn khác 7358,198 triệu đồng.
Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ là một đơn vị có chức năng nghiên cứu
khoa học, sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng và các vật
tư nông nghiệp. Là một đơn vị được thành lập từ nhiều năm nay, luôn có uy
tín trong sản xuất và kinh doanh ở trong Tỉnh, vớ
i nhiều công ty nước ngoài
và các địa phương khác trong cả nước. Đơn vị có một đội ngũ công nhân và
cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh doanh hơn 120 người 30 kỹ sư nông nghiệp, một
chuyên gia tư vấn (1 PGS.TS., 1 ThS.) có kinh nghiệm và năng lực nghiên
cứu khoa học, chỉ đạo sản xuất. Ngoài ra trung tâm có 52 ha đất nông nghiệp,
5 ha vườn ươm cây lâm nghiệp và cây ăn quả, được đầu tư hệ thống nhà lưới,
kho lạnh, xưởng s
ản xuất giống, với tổng số vốn đầu tư cho các cơ sở vật chất
kỹ thuật khoảng 16 tỷ đồng; hệ thống nhà làm việc rộng rãi khang trang, hiện
đại, văn phòng giao dịch và màng lưới dịch vụ phát triển rộng rãi khắp các
huyện trong Tỉnh và một số Tỉnh bạn. Hầu hết các cơ sở đều kinh doanh có lãi
và có uy tín trong cả nước. Trung tâm cũng đã thực hiện thành công nhi
ều đề
tài dự án sản xuất nông nghiệp của tỉnh giao (Đề tài nhân giống cây bưởi
Đoan Hùng sạch bệnh …nhân giống cây lâm nghiệp, nghiên cứu sản xuất và
chuyển giao công nghệ sản xuất hoa lily). Trung tâm cũng đã phối hợp với
nhiều công ty của nước ngoài, các Viện nghiên cứu và trường Đại học ở trong
nước thực hiện một số đề tài sản xuất lúa lai, ngô lai, tham gia khảo nghiệm
giống c
ủa các tác giả trong nước và nước ngoài.
1.4. Mục tiêu của dự án
1.4.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung: Hoàn thiện, phổ biến rộng rãi công nghệ, hệ thống thiết bị
sản xuất phân bón lá dạng phức hữu cơ, công suất 200.000 lít/năm và ứng
14
dụng chế phẩm phân bón lá Pomior nhằm tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm trên một số cây trồng.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
Hoàn thiện:
+ Hệ thống thiết bị và lắp đặt dây chuyền sản xuất phân bón lá phức hữu cơ
Pomior có công suất 200.000 lít /năm.
+ Hoàn thiện quy trình thủy phân chất phế thải giàu Protein để tạo axit amin
dùng cho các phản ứng tạo phức (chelate).
+ Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xu
ất 3 loại phân bón lá Pomior (P1-98;
P2-98; P3-99) trên dây chuyền đã lắp đặt, đạt chất lượng sản phẩm tốt (Thành
phần phân bón lá đã đăng ký với bộ NN&PTNT), hiệu quả kinh tế cao, môi
trường sản xuất trong sạch.
+ Hoàn thiện quy trình sử dụng các loại phân bón lá Pomior trên các mô hình
sản xuất trên 5 loại cây trồng (cây lâm nghiệp; chè, cà phê; rau an toàn và
hoa) nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm;
+ Xây dựng mô hình sản xuất 1ha rau an toàn, 200ha chè nguyên liệu, 1ha cà
phê chè, 2000m
2
hoa, 3ha (5triệu cây) giống cây lâm nghiệp. Năng suất trung
bình các loại cây trồng tăng từ 10-15% so với không phun, chất lượng sản
phẩm tốt, đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
15
Chương II:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Phân bón lá và các hợp chất phức hữu cơ
2.1.1. Những nghiên cứu về phân bón lá
Theo thông báo của FAO phân bón góp phần tăng năng suất cây trồng tới
45%, phần còn lại là giống, và các nhân tố khác [5]; Trong nhiều thập kỷ nay,
công nghệ sản xuất phân bón ngày càng đạt tới trình độ phát triển cao; việc
bón phân qua lá được xem như một giải pháp hữu hiệu bổ sung chất dinh
dưỡng tinh khiết cho cây trồng để khắc phục tình trạng thiếu ch
ất dinh dưỡng
do những biến đổi điều kiện sinh thái môi trường đem lại ; để thỏa mãn nhu
cầu sinh lý dinh dưỡng cao trong những giai đoạn sinh trưởng phát triển đặc
biệt của cây trồng; những giống cây trồng mới yêu cầu có trình độ thâm canh
cao; những kiểu canh tác mới tiến bộ [4]; [5]; [16].
Nhiều nhà khoa học cho rằng bón phân qua lá là một giải pháp chiến
lược an toàn dinh dưỡng cây trồng. Diện tích lá của cây bằng 15 - 20 lầ
n diện
tích đất do tán che phủ, do đó cây trồng nhận được dinh dưỡng bằng phun qua
lá nhanh hơn và triệt để hơn. Tốc độ hút thu và vận chuyển chất dinh dưỡng
qua lá cũng nhanh hơn gấp 30 lần hút thu từ rễ lên [4]; [5]; [13].
Thực tế cho thấy, việc sử dụng phân bón qua lá giúp cây sinh trưởng,
phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất
thuận. Bón phân qua lá giúp cây mau chóng ph
ục hồi đồng thời cho hiệu quả
kinh tế trên đơn vị diện tích cao hơn bón vào đất.Tuy nhiên phân bón qua lá
không thể thay thế hoàn toàn việc bón phân qua rễ.
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật,
Anh, Úc, Thái Lan, đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá
16
có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm
môi trường,
Một số chế phẩm phân bón qua lá đã được khảo nghiệm và cho phép sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam:
Bảng 2.1. Một số chế phẩm phân bón lá được lưu hành trên thị trường Việt
Nam
Nguồn gốc Các chế phẩm bón qua lá
Việt Nam
Phân bón lá Thiên nông, KPT Hoa trái Thiên nông, KPT lá hạt
GA-3 Thiên nông, Vinipik, CSF 002, KOMIX (201,301,Super
Zink, VF,VG,CF,FL,FT), Plower, SF900, Fofer 909, HVT 884N,
HQ 801, 201, Aninomix, Saigon Golden Harvest, Tipomic 301,
Bioco (PSC 501), NVK, VCC, Saigon HQ, Saigon VA, HVP-501,
301, 401, Bioted 601,602, Phân bón lá sông Gianh 101,201,301,
Supermix, QS,
Anh Multipholate, Micropholate, Phabella
Mỹ
Root 2, Ion Root 2, Agriplex for X (0-4-4),1-2-3 premix (0-1,4-
2), Spray-N-Grow 15-30-15, Miracle-Gro 15-30-15, 18-18-21,
Miracid 30-10-10, Green 15-15-15 (Miracle-Gro), Agrostim,
Nutraphos, Solu-Spray…
Ấn Độ Multiplex
Nhật Calplus, Orgamin, Sampi, Yogen 2,4
17
Thái Lan
Palangmai 15-30-15 (Maruay 15-20-15, Unifos 15-30-15),
Palangmai 20-20-20, Raja 15-30-15, Raja 20-20-20, Pantip
(Sedhi, Biosa), Raja 15-15-15, Raja white, Raja black, Cheer
b
lue + Red (Mikaza, Past Food, Best, Cheer red), Instart
(Neusan, Neu from), mayfolan, Agriconik, Neugol (Neugrow,
Palmgrow, Bio-top, Wondergrow, Superhumic), Namdum
(Kaimuk Dum, Maruay), Omaza, Bonus, Raja in see thong 15-
30-15, 20-20-20.
Đức
Sridiamin 30AA (Diamin N9 -B), Bayfolan
Đài Loan Tân nông Dịêp lục tố, Link, Chlorophyllin
Hồng Kông Cromix (Phún phong thu)
Trung Quốc
PenshiBao, Diệp lục tố, Diệp diện bảo, Đặc đa thu, Khoái phong
thu, Thiên uy
Nguồn: [3]; [5]; [13].
Hiện nay trên thị trường phân bón việt Nam xuất hiện hàng nghìn loại
phân bón lá có nhiều nguồn gốc khác nhau (Bảng 2.1). Một số loại phân bón
lá pha chế trong nước, theo các công thức hết sức đơn giản, và tác dụng cũng
rất hạn chế, nhiều khi chỉ có tác dụng làm cho lá xanh, cây vươn cao, không
có tác tác dụng nâng cao năng suất, nhất là chất lượng sản phẩm thì người
nông dân không kiểm soát nổi; nhiều khi phân bón lá còn gây ra tác dụng bất
lợi và nguy hi
ểm cho môi trường sinh thái.
Chúng tôi tạm thời chia phân bón qua lá thành những loại sau:
* Phân sinh hóa, bao gồm các chất vi lượng, các chất điều tiết sinh
trưởng, có thể bao gồm cả acid amin có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển
hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cây trồng, không có tác dụng cung cấp
trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây.