Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.53 KB, 30 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
Trước khi đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch
sản xuất ta cần ý thức rõ mọi biện pháp đưa ra cần đảm bảo đạt được mục
tiêu của kế hoạch một cách tốt nhất đạt được hiệu quả cao nhất. Tổng hợp kết
quả của các biện pháp đó là cuối cùng phải đưa ra một bản kế hoạch đảm bảo
một số vấn đề sau:
+ Các con số dự tính trong kế hoạch phải có cơ sở và sát với thực tế.
+ Các con số dự kiến, ước tính trong kế hoạch hoàn toàn còn là khả
năng, muốn khả năng đó thành hiện thực phải thông qua công tác tổ chức chỉ
đạo thực hiện.
+ Về mặt nội dung, kế hoạch được phản ánh thông qua hệ thống biểu
mẫu, bao gồm các chỉ tiêu và các chỉ tiêu đều được thể hiện bằng các con số cụ
thể. Các chỉ tiêu này phải dựa trên thị trường và gắn chặt với thị trường,
không được xa rời thị trường.
Quán triệt được những điều trên thì công tác kế hoạch mới thực sự hiệu
quả và phát huy tác dụng của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.Biện pháp 1: Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị
trường, dự báo nhu cầu của thị trường trong tương lai.
1.1Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường
*/ Cơ sở lý luận:
Ta thấy mục tiêu của sản xuất suy cho đến cùng là nhằm thoả mãn nhu
cầu của thị trường hay nói cách khác là đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu
của thị trường. Bởi vậy nghiên cứu thị trường là công việc không thể bỏ qua
trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh. Thị trường là căn cứ quan
trọng để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch. Thực chất của việc nghiên cứu thị
trường là ta đi thu thập các thông tin trên thị trường sau đó tiến hành phân
tích thông tin đó.Thông tin trên thị trường rất phong phú và đa dạng bởi vậy
công ty cần xác định loại thông tin nào cần thiết cho hoạt động của mình và
tiến hành thu thập. Trong công tác lập kế hoạch sản xuất loại thông tin quan
trọng là thông tin có liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Kể từ khi thành lập cho đến nay nhà Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện luôn
quan tâm đến công tác nghiên cứu nhu cầu của thị trường song vẫn ở mức độ
chung, đưa có hành động cụ thể. Để là tốt công tác nghiên cứu thị trường ta
cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Cần lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường.
Có rất nhiều các phương pháp nghiên cứu thị trường song người ta
thường dựa trên hai phương pháp thường được sử dụng nhiều trong giai
đoạn hiện nay đó là: phương pháp nghiên cứu văn phòng và phương pháp
nghiên cứu hiện trường. Hai phương pháp này cần phải được sử dụng một
cách đồng thời trong quá trình nghiên cứu thị trường thì mới có thể đạt được
hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Quy trình khi nghiên cứu thị trường.
+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin có liên quan đến sự thay
đổi của nhu cầu thị trường. Nhu cầu của thị trường trong quá khứ, hiện tại và
xu hướng phát triển của nó trong tương lai. Nhu cầu thị trường để phục vụ
quá trình lập kế hoạch bao gồm rất nhiều thông tin: Nhu cầu sản phẩm của
nhà máy trong tương lai, nguồn nguyên vật liệu… Bởi vậy khi tiến hành nghiên
cứu nhu cầu của thị trường ta cần thu thập tất cả các thông tin có liên quan
đến thị trường và phù hợp với mục đích của việc nghiên cứu. Thông tin thu
thập được phải đảm bảo tính đáng tin cậy. Cán bộ thu thập thông tin phải
thường xuyên trả lời câu hỏi nguồn thông tin này từ đâu và có đáng tin cậy
không?
+ Trên cơ sở những thông tin thu thập được ta tiến hành phân tích
thông tin đó, chọn lựa những thông tin có liên quan và đưa ra kết quả của quá
trình phân tích. Từ đó nhà máy sẽ xác định rõ được chiến lược phát triển của
mình trong giai đoạn tới và cụ thể bằng các chỉ tiêu kế hoạch. Với nhu cầu đó
thì kế hoạch của kỳ tới có cần thay đổi không và nếu thay đổi thì thay đổi ở mức
độ nào.
+ Đánh giá tầm quan trọng của thông tin thu thập được và đưa ra quyết
định quản trị phù hợp.

*/ Cơ sở thực tiễn
Căn cứ vào cơ sở lý luận ở trên ta thấy việc tăng cường đầu tư cho công
tác nghiên cứu thị trường là một trong những vấn đề then chốt giúp cho nhà
máy có thể tồn tại và phát triển nhất là trong giai đoạn hiện nay nhà máy
chuẩn bị bước vào quá trình cổ phần hoá. Việc nghiên cứu chính xác nhu cầu
của thị trường không chỉ giúp nhà máy có thể chủ ứng phó với tình hình của
thị trường mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi
vậy trong giai đoạn tới nhà máy cần thiết lập cho mình một bộ phận nghiên
cứu thị trường hoàn chỉnh từ tất cả các khâu: từ thu thập, phân tích đến ra
quyết định. Việc nghiên cứu thị trường cần phải đảm bảo góp phần vào quá
trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Công tác dự báo nhu cầu
thị trường không chỉ đưa ra sự biến động về nhu cầu thị trường trong tương
lai mà còn chỉ rõ sự biến động các yếu tố có liên quan đến sản xuất: nguồn
nguyên vật liệu, năng lực của đối thủ cạnh tranh trong hiện tại và đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn trong tương lai. Cần ý thức rõ tất cả các khâu trong quá trình
nghiên cứu thị trường cần phải thực hiện một cách đồng bộ, không được xem
trọng khâu này và coi nhẹ khâu kia. Luôn nhận thức rõ kết quả của khâu này sẽ
phụ thuộc và ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ kết quả của công tác kế hoạch.
Đối với việc đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường cần đầu tư đồng bộ từ
kinh phí đến nguồn nhân lực phục vụ quá trình nghiên cứu thị trường. Vào
cuối mỗi năm cần đánh giá tổng quát tình hình của công tác nghiên cứu thị
trường và đưa ra các biện pháp để khắc phục những việc chưa tốt và phát huy
những việc đã làm tốt.
Điều kiện để thực hiện tốt công tác nghiên cứu nhu cầu của thị
trường:
+ Tăng cường đầu tư cho công tác này cả về kinh phí lẫn nguồn lực.
+ Có phương pháp nghiên cứu đúng, có hiệu quả.
+Cán bộ nghiên cứu phải có năng lực, trình độ, nghiệp vụ trong việc thu
thập, chọn lựa và xử lý thông tin.
1.2 Đối với công tác dự báo nhu cầu thị trường.

Song hành với nghiên cứu thị trường nhà máy cần tiến hành dự báo nhu cầu của thị trường trong
tương lai. Đây là công việc rất khó khăn và rất khó chính xác nếu ta không tiến hành một cách nghiêm chỉnh.
Dự báo là việc tiên đoán những điều có thể xảy ra trong tương lai căn cứ vào những số liệu có sẵn trong hiện
tại hay dùng trực giác để phán đoán.
Để tiến hành dự báo ta cần lựa chọn phương pháp để dự báo. Có hai
phương pháp dự báo đó là phương pháp dự báo định tính và phương pháp dự
báo định lượng. Nhà máy cần tiến hành song song cả hai phương pháp dự báo
này mới mong đạt được kết quả cao nhất.
+ Đối với phương pháp dự báo định tính
Đây là phương pháp dựa và suy đoán cảm nhận, phương pháp này phụ
thuộc nhiều vào trực giác. Bởi vậy ta không còn cách nào khác là hỏi ý kiến của
những người có liên quan. Những người có liên quan ở đây có thể kể ra đó là:
Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành
Đối với Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện thì việc lấy ý kiến của Ban quản lý
điều hành ở đây được hiểu là lấy ý kiến của cán bộ điều hành trong nhà máy
bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng…Đây là
phương pháp được sử dụng khá rộng rãi. Theo phương pháp này cán bộ dự
báo sẽ tiến hành hỏi ban quản lý ý kiến của họ về vấn đề dự báo nhu cầu của
thị trường trong lai. Căn cứ vào số liệu tổng hợp mà họ có và số liệu từ các
phòng ban chức để đưa ra con số dự báo về nhu cầu sản phẩm trong giai đoạn
tới. Đối với phương pháp dự báo này gặp phải hạn chế là ý kiến thu thập được
chỉ là ý kiến của cá nhân nên mang tính chất chủ quan và nếu ban lãnh đạo
không có kiến thức tổng hợp, năng lực sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công
tác dự báo. Song phương pháp này có ưu điểm là ban lãnh đạo nhà máy là
người điều hành và lợi ích của họ gắn chặt với nhà máy nên những số liệu đưa
ra là khá chính xác. Ngoài ra nhà máy có thể căn cứ vào các số liệu lấy từ phía
khách hàng.
Phương pháp lấy ý kiến của khách hàng. Theo phương pháp này cán bộ
làm công tác dự báo tiến hành thu thập thông tin từ khách hàng bởi người bán
hàng là những người có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa nhất

là những đại lý lớn. Song ta cần khắc phục nhược điểm của phương pháp này
là trong trường hợp người bán hàng không nhiệt tình trả lời hay vì một lý do
nào đó họ không nói thật thì kết quả của dự báo sẽ mất tính chính xác. Đối với
Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện việc lấy ý kiến từ phía khách hàng là việc tương
đối khó khăn bởi khách hàng của nhà máy nằm rải rác ở khắp mọi nơi trên cả
nước. Song điều đó không phải là không thực hiện được, nhà máy có thể thông
qua các đại lý của mình trên cả nước để tiến hành tổng kết ý kiến của khách
hàng, việc tổng kết ý kiến của khách hàng sẽ giúp nhà máy hoàn thiện hơn chất
lượng sản phẩm cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khách
hàng của nhà máy có thể tóm lược qua 3 miền: Miền Bắc, Miền Trung, Miền
Nam. Trong đó thị trường Miền Nam chiếm tỷ trọng lớn, sau đó là thị trường
Miền Bắc và cuối cùng là thị trường Miền Nam. Điều đó cũng cho thấy thị
trường Miền Trung còn là một thị trường mới mẻ với nhà máy bởi vậy trong
giai đoạn tới cần tăng cường đầu tư hơn nữa nhằm chiếm lĩnh thị trường mới
mẻ này.
Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng. Nhà máy cần tiến
hành lấy ý kiến của khách hàng hiện tại và tiềm năng cho kế hoạch tương lai
của nhà máy.Có rất nhiều cách thức để tiến hành lấy ý kiến từ người tiêu dùng:
phỏng vấn, gửi phiếu điều tra…Phương pháp này không chỉ giúp ta dự báo mà
còn giúp ta hoàn thiện chất lượng sản phẩm để cải tiến cho phù hợp. Đây là
một phương pháp khá tốn kém và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ cán bộ dự báo.
Phương pháp Delphi
Phương pháp này đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia ở các vùng địa
lý khác nhau. Bao gồm:
+ Những người ra quyết định
+ Những nhân viên, điều phối viên
+ Những chuyên gia chuyên sâu.
Các bước tiến hành
- Chọn các nhà chuyên môn, các điều phối viên và nhóm ra quyết định.
- Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu, gửi đến chuyên gia.

- Phân tích câu trả lời, tổng hợp viết lại bảng hỏi.
- Soạn thảo bảng hỏi lần hai gửi tiếp đến cho các chuyên gia.
- Thu thập và phân tích bảng hỏi lần thứ hai.
- Viết lại, gửi đi và phân tích kết quả điều tra.
- Và cứ lặp lại các bước trên cho đến khi kết quả điều tra được thoả mãn.
Phương pháp này đòi hỏi người làm công tác dự báo phải có trình độ
cao để có thể hiểu và đánh giá ý kiến của các chuyên gia. Đây là phương pháp
có sự qua lại hai chiều nên kết quả thu được khá cao nếu có sự nhiệt tình của
các chuyên gia cộng với trình độ của cán bộ điều tra.
Tóm lại phương pháp định tính là phương pháp dự báo dựa trên suy
nghĩ phán đoán nên cần phải có sự đầu tư và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận, quá trình mới có thể đạt được hiệu quả cao. Trong phương pháp định
tính lại có rất nhiều phương pháp để đưa ra kết quả dự báo cho tương lai. Bởi
vậy nhà máy cần tiến hành lấy ý kiến từ tất cả các nguồn có liên quan, bởi tất
cả các thông tin từ các đối tượng khác nhau đó đều liên quan đến kết quả của
công tác dự báo, và đều là một bộ phận của dự báo.
+ Đối với phương pháp dự báo định lượng
Đây là phương pháp dự báo có cơ sở khoa học do nó dựa trên các mô
hình toán học. Phương pháp dự báo định lượng bao gồm các mô hình dự báo
theo chuỗi thời gian và hàm nhân quả. Trên cơ sở các số liệu và các công thức
thiết lập để dự báo cho tương lai. Mối quan hệ giữa các nhân tố có ảnh hưởng
đến dự báo nhu cầu được thể hiện qua các công thức toán học. Khi tiến hành
áp dụng phương pháp dự báo này nhà máy phải đảm bảo các bước sau:
- Xác định mục tiêu cần dự báo
- Chọn lựa những loại sản phẩm cần dự báo
- Xác định độ dài thời gian dự báo
- Chọn mô hình dự báo
- Phê chuẩn
- Thu thập dữ liệu cần thiết cho dự báo
- Tiến hành dự báo

- Áp dụng kết quả dự báo
Các bước trên cần được sử dụng một cách thường xuyên và đều đặn thì
mới có thể đạt kết quả cao nhất. Mặt khác việc sử dụng một cách đều đặn các
mô hình dự báo sẽ giúp ta có thể bỏ qua một số bước trong khi tính toán.
Về mặt cơ sở lý luận ta thấy có rất nhiều mô hình dự báo. Sau đây là
một số mô hình cơ bản
*/ Bình quân giản đơn
Bình quân giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy bình quân
của các dữ liệu đã qua và các nhu cầu của giai đoạn trước đều có trọng số như
nhau.
Ft =
n
A
t
i
i


=
1
1
Ft: là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
Ai: là nhu cầu thực của giai đoạn i
*/ Bình quân di động
Khi dùng phương pháp này nhu cầu có sự biến động, thời gian càng gần
càng ảnh hưởng đến dự báo, thời gian càng xa càng ít ảnh hưởng. Phương
pháp này dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục khoảng thời gian trước đây cho
dự báo.
Ft =
n

Ai
nt
ti


−= 1
Trong đó: Ai: là nhu cầu thực của giai đoạn i
n: là số giai đoạn quan sát.
*/ Bình quân di động có trọng số
Phương pháp này có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhau
đến nhu cầu thông qua sử dụng các trọng số.
F
t
=



−=
×
i
i
nt
ti
ii
H
HA
1
Ai: là nhu cầu thực của giai đoạn i
Hi: là trọng số của giai đoạn i
*/ San bằng số mũ

Đây là phương pháp sử dụng dễ nhất. Nó cần ít số liệu của trong quá
khứ. Công thức toán học như sau:
F
(t)
= F
( t-1)
+á(A
t-1
-F
t-i
) với 0 < á <1
F
(t)
: Nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
F
( t-1)
: Dự báo của giai đoạn ngay trước đó
A
t-1
: Nhu cầu thực trong giai đoạn ngay trước đó
á: Hệ số san bằng số mũ
Thực chất của phương pháp này là dự báo mới bằng dự báo cũ cộng với
khoảng chênh lệch giữa nhu cầu thực và dự báo cho giai đoạn đã qua, có điều
chỉnh cho phù hợp.
Trong phương pháp này để đánh giá mức độ sai lệch tổng thể của dự
báo người ta còn dùng độ lệch tuyệt đối trung bình MAD.
MAD =
n
FA
n

i
ii

=

1
//
*/ San bằng mũ có điều chỉnh xu hướng
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp san bằng mũ giản đơn là
không phản ánh được xu hướng người ta đưa ra phương pháp san bằng số mũ
có điều chỉnh xu hướng. Với phương pháp này xu hướng vận động của nhu cầu
được phản ánh một cách rõ hơn. Công thức như sau:
FIT
t
= F
t
+ T
t
Trong đó: T
t
: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t tính theo công thức
F
t
: Dự báo theo san bằng mũ giản đơn giai đoạn ngay trước nó
*/ Phép hoạch định theo xu hướng.
Phép hoạch định xu hướng giúp ta hoạch định xu hướng trên một tập
hợp dữ liệu có xu hướng trong quá khứ. Kỹ thuật này tìm cách vẽ một đường
thẳng phù hợp với các số liệu đã qua rồi dựa vào đó để dự báo nhu cầu của
giai đoạn tiếp theo xu hướng của số liệu thống thu được. Có thể dùng nhiều
phương trình để diễn tả xu hướng nhưng người ta hay dùng đương tuyến tính.

Phương trình có dạng
Yt= a+ bt
Trong đó: Yt: là nhu cầu tính cho thời kỳ t
Yi: Nhu cầu thực của giai đoạn i =
n,1

n: số giai đoạn quan sát
b =
2
1
2
1
.
..

=
=




tnt
tYntY
n
i
i
n
i
ii
Nhu cầu

(Y)

{

a =
tbY .−
n
Y
Y
n
i
i

=
=
1
n
t
t
n
i
i

=
=
1
Ví dụ: Dưới đây là bảng thống kê số máy điện thoại của Nhà Máy Thiết Bị
Bưu Điện trong thời gian qua. Hãy xác định phương trình xu hướng và dự báo
nhu cầu cho năm tiếp theo:


m
Số máy điện thoại đã
bán

m
Số máy điện thoại
đã bán
1 74 5 105
2 79 6 142
3 80 7 152
4 90



{
{

{

{
Thời gian (t)
Ta lập bảng sau:

m
Giai
đoạn
thứ i (t
i
)
Nhu cầu

thực về
máy điện
thoại (Y
i
)
2
i
t
t
i
Y
i
1 1 74 1 74
2 2 79 4 158
3 3 80 9 240
4 4 90 16 360
5 5 105 25 525
6 6 142 36 852
7 7 152 49 1064
28=

i
i
t
722=

i
i
Y
140

2
=

i
i
t
3273=

i
i
i
tY
4
7
28
==t
;
103
7
722
==y
;
14
28
389
)4)(7(140
)4)(103)(7(273.3
2
==



=b
47)4)(14(103 =−=−= tbya
Từ đó ta có phương trình xu hướng là: Y= 47 +14t
*/ Phương pháp dự báo nhân quả
Mô hình này thường sử dụng nhiều biến có liên quan đến nhu cầu của dự
báo. Khi tìm ra các biến có liên quan người ta xây dựng mô hình và dùng nó để
dự báo. Có nhiều mô hình nhưng mô hình nhân quả định lượng thường dùng
phổ biến nhất là “Mô hình phân tích hồi quy tương quan”
Công thức: Y= a+ bx
Y: Trị số của biến số phụ thuộc
a: Đoạn cắt trục y của đồ thị
b: Độ dốc của đương hồi quy
x: Biến độc lập
Trong đó mỗi giá trị được tính như sau:
b =
2
1
2
1
.
.
xnx
yxnyx
n
i
i
n
i
ii





=
=
a =
xby .


n
x
x
n
i
i

=
=
1

n
y
y
n
i
i

=
=

1
Với phương pháp này ta có thể tính được sai số chuẩn của dự báo S
y,x
Qua đó có thể đánh giá được mức độ chính xác của dự báo. Sai số chuẩn
của dự báo được tính qua công thức sau:
S
y,x
=
2
.
111
2

−−
∑∑∑
===
n
yxbyay
n
i
ii
n
i
i
n
i
i
Qua đó ta thấy có rất nhiều các mô hình dự báo theo phương pháp định
lượng. Song đối với Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện thì phương pháp nên sử dụng
là phương pháp dự báo nhân quả, bình quân di động có trọng số và phương

pháp điều chỉnh xu hướng. Đây là những phương pháp có hiệu quả khá cao, nó
vừa cho thấy sự biến đổi của nhu cầu trong tương lai vừa giúp ta đánh giá tác
động của các nhân tố có liên quan đến sự biến động đó. Bởi vậy đây là những
phương pháp mà nhà máy nên sử dụng trong thời gian tới.
Tóm lại ta thấy trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nhà máy
cần sử dụng cả hai phương pháp dự báo định tính và định lượng. Phương
pháp dự báo định tính giúp cho nhà máy có thể tiếp cận bước đầu với vấn đề
cần dự báo còn phương pháp dự báo định lượng giúp nhà máy có thể khẳng
định việc dự báo của mình là có cơ sở khoa học, có thể đưa ra được những số

×