Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 38 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***




NGUYỄN TIẾN HÙNG



VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO




LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ






Hà Nội – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***




NGUYỄN TIẾN HÙNG


VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO

Chuyên ngành
: Kinh tế Chính trị
Mã số
: 62 31 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG





Hà Nội – 2012



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án


Nguyễn Tiến Hùng




MỤC LỤC


Mở đầu 1
Chương1: Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu - cơ sở lý luận và
thực tiễn 9
1.1. Khái luận về vai trò nhà của nước trong hoạt động xuất khẩu……… 9
1.1.1. Khái niệm, tính tất yếu và những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà
nước trong hoạt động xuất khẩu……………………………………………… 9
1.1.2. Chức năng của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu 18
1.1.3. WTO và vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở các nước thành viên.
29

1.2. Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở một số quốc gia và
những gợi ý đối với Việt Nam 40
1.2.1. Hàn Quốc 40
1.2.2. Trung Quốc 47
1.2.3. Thái Lan 53
1.2.4. Những gợi ý đối với Việt Nam về vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu61
Kết luận chương 1 64
Chương 2: Phân tích vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt
Nam là thành viên của WTO 67
2.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu Việt Nam từ 1995 đến năm 2010 67


2.2. Thực trạng vai trò của nhà nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu khi
là thành viên WTO 79
2.2.1.Định hướng chiến lược xuất khẩu 79
2.2.2. Tạo lập môi trường , điều tiết, hỗ trợ xuất khẩu ……………… …81
2.2.3. Tổ chức nguồn lực, bộ máy vận hành và thực hiện chính sách xuất khẩu
……………………………… … …….111
2.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu 114
2.3. Đánh giá vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam là
thành viên WTO 116
2.3.1.Mặt tích cực .…………………………………….… …………… 116
2.3.2. Mặt hạn chế, bất cập 120
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế bất cập trong vai trò của nhà nước đối với
hoạt động xuất khẩu 135
Kết luận chương 2 155
Chương 3: Quan điểm và khuyến nghị nhằm thực hiện đầy đủ vai trò của nhà
nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2011-2020 157
3.1. Bối cảnh mới tác động tới xuất khẩu Việt Nam và vai trò của nhà nước
trong hoạt động xuất khẩu…………………………………… ………… 140

3.1.1. Bối cảnh quốc tế…………………………………………… …… 157
3.1.2. Bối cảnh trong nước 152
3.2. Định hướng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2011-2020 164


3.3. Quan điểm về vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 ………………………………………………………165

3.3.1. Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, mà phải làm và chỉ làm những
gì doanh nghiệp không làm được……… ………………………………… 165
3.3.2. Nhà nước vừa phải thực hiện các cam kết quốc tế, vừa phải bảo vệ
được lợi ích quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc
tế 166
3.3.3. Nhà nước phải chủ động cải cách tổ chức, bộ máy tiến tới nhà nước
hiệu lực, hiệu quả, ………………….…………167
3.4.Khuyến nghị nhằm thực hiện đầy đủ vai trò của nhà nước Việt Nam trong
hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2011-2020 186
3.4.1. Nhóm khuyến nghị về tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức 186
3.4.2.Nhóm khuyến nghị về tạo lập và hoàn thiện thể chế xuất khẩu…… 172
3.4.3. Nhóm khuyến nghị về tổ chức nguồn lực, bộ máy vận hành và thực
hiện chính sách xuất khẩu …………………………………………….… 180
3.4.4. Nhóm khuyến nghị về đổi mới hoạt động kiểm tra, giám sát xuất
khẩu…………………………………………………………… …………181
3.4.5. Nhóm khuyến nghị về định hướng, hỗ trợ xuất khẩu:…….…………181
Kết luận chương 3 215
Kết luận chung 218
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 220


Tài liệu tham khảo 199

Phụ lục 1 221
Phụ lục 2 222
Phụ lục 3 227
Phụ lục 4 .229


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, xuất khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay đạt được
kết quả đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thành tựu trên: Nguyên nhân chủ quan là nỗ lực của các doanh
nghiệp; nguyên nhân khách quan bối cảnh kinh tế trong nước, quốc tế thuận lợi vấn đề vai trò nhà nước thể hiện
thông qua chức năng (hay hoạt động) của nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu cũng là nhân tố rất quan trọng thúc
đẩy xuất khẩu phát triển. Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu thời gian gần đây đã phát huy một cách
tích cực, song cũng bộc lộ nhiều hạn chế bất cập: Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng nền kinh
tế quốc tế, khu vực, đặc biệt khi là thành viên chính thức WTO, một loạt các vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp
Nếu để doanh nghiệp tự xoay sở trong điều kiện qui mô còn nhỏ bé, trình độ kỹ thuật quản lý còn nhiều hạn chế
chắc chắn doanh nghiệp khó có thể vượt qua. Vậy nhà nước phải làm gì (nội dung hoạt động); làm như thế nào
(phương thức hoạt động) để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới? Đây là đòi hỏi khách quan, bức
thiết. Xuất phát từ lý do trên NCS chọn đề tài: “Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam
là thành viên của WTO”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Ở nước ngoài:- Vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu được nhiều tác giả nghiên cứu lồng ghép
trong các công trình vai trò nhà nước về kinh tế như trong cuốn “ Internation Trade: theory and Evidence” (1995).
Cuốn “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi” - Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của Ngân hàng
Thế giới.


2


- Cuốn “Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ” - Tác giả Trung Quốc, biên dịch do Nguyễn Cảnh
Chất - Nhà xuất bản Lao động xã hội. Các tác giả chỉ ra 5 vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế trong đó có xuất
khẩu.
* Ở trong nước: Tác giả Bùi Tiến Quý “ Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại” NXB Lao động – Hà Nội
2005: từ quan điểm của Đảng CSVN về phát triển kinh tế đối ngoại (trong đó có xuất khẩu); tác giả đề xuất phương
hướng, biện pháp phát triển kinh tế đối ngoại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại (trong đó
có lịch sử xuất khẩu). Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập khu vực và thế giới” của Từ Thanh Thủy; Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách
thương mại quốc tế của Việt Nam, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đưa ra hệ thống các quan điểm phương hướng nhà nước hoàn thiện
cơ chế, thể chế quản lý nền kinh tế, kinh tế đối ngoại trong từng giai đoạn phát triển kinh tế; mới đi sâu ở khía cạnh
chính sách kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng (trong đó có xuất khẩu).
Như vậy, vai trò của nhà nước trong hoạt động xuât khẩu mới chỉ được nghiên cứu lồng ghép trong các công
trình về cơ chế, chính sách kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách
có hệ thống vai trò nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Do đó, đề tài được lựa chọn là mới và có ý nghĩa cả về phương pháp luận và nội dung trong điều kiện Việt Nam hội
nhập WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3

* Mục đích: Đề xuất định hướng xuất khẩu quan điểm về vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu và
khuyến nghị nhằm thực hiện đầy đủ vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2011-2020
* Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về, vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu.
- Tìm hiểu vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở các nước thành viên WTO có điều kiện địa kinh tế,
địa chính trị tương đồng với Việt
Nam từ đó đưa ra một số gợi ý đối với Việt Nam.
- Trình bày thực trạng và đánh giá vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam là thành viên

WTO; Từ đó, chỉ rõ nguyên nhân hạn chế bất cập trong vai trò của nhà nước về hoạt động xuất khẩu thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm và các nhóm khuyến nghị nhằm thực hiện đầy đủ vai trò của nhà nước trong hoạt động
xuất khẩu giai đoạn 2011-2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu.
Nhà nước Việt Nam khi là thành viên WTO, không trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu mà là tác nhân bổ
sung cho các thị trường; quản lý vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án tập trung khai thác ở khía cạnh đổi mới, hoàn thiện thể chế xuất khẩu: pháp luật, chiến lược, chính
sách, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu; cơ chế, thủ tục, biện pháp thực hiện hoạt động hỗ trợ xuất khẩu. “ Thể chế” trong
luận án là thể chế xuất khẩu. Luận án không nghiên cứu thể chế chính trị quốc gia và thể chế nền hành chính quốc


4

gia. Luận án không phân tích toàn bộ hệ thống xã hội dân sự mà chỉ phân tích một số tổ chức phi chính phủ trong
hệ thống này như: Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
- Lĩnh vực xuất khẩu: hàng hóa hữu hình, tập trung ở một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm cao
như: dệt may, nông sản, thủy sản; không phân tích xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu tư bản vốn và lao động ; Hoạt
động xuất khẩu là quá trình sản xuất, chế biến, bán hàng, vận chuyển hàng qua biên giới và nhận ngoại tệ.
- Vai trò của nhà nước trong xuất khẩu là khái niệm trừu tượng nên tác giả phân tích dưới giác độ định tính.
- Thời gian nghiên cứu: từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006) nhưng để phân tích có tính toàn
diện, lịch sử logic, luận án khai thác số liệu từ năm 1995 đến nay (từ khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO).
5. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Luận án sử dụng tư liệu có tính lịch sử, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
phương pháp logic, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử.
Chương 2: Luận án sử dụng số liệu thống kê, sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá.
Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp tư duy logic, biện chứng.
Xuyên suốt cả luận án tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp phương
pháp nghiên cứu trên quan điểm tổng thể toàn diện và quan điểm phát triển hiện đại.

6. Những đóng góp mới của luận án
- Làm mới, làm rõ hơn cơ sở lý luận về chức năng hay hoạt động của nhà nước biểu đạt vai trò của nhà nước
trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.


5

- Nghiên cứu vai trò của nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu ở các nước thành viên WTO: Hàn Quốc, Trung
Quốc, Thái Lan để thấy được thành công, hạn chế bất cập từ đó đưa ra các 7 gợi ý đối với Việt Nam.
- Phân tích vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO: trong đó
trình bày tổng quan hoạt động xuất khẩu, thực trạng vai trò của nhà nước về xuất khẩu, đánh giá mặt tích cực và mặt
hạn chế bất cập; nguyên nhân của hạn chế bất cập.
- Đề xuất định hướng xuất khẩu quan điểm và các nhóm khuyến nghị để thực hiện đầy đủ vai trò của nhà
nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2011-2020.
7. Bố cục luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, mục lục, lời cam đoan, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục
chữ viết tắt, danh mục công trình đã công bố của tác giả, luận án được kết cấu 3 chương (181trang):
Chương 1: Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu, cơ sở lý luận và thực tiễn ( 55 trang).
Chương 2: Phân tích vai trò của nhà nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu khi là thành viên của WTO (
71 trang).
Chương 3: Quan điểm và khuyến nghị nhằm thực hiện đầy đủ vai trò của nhà nước Việt Nam trong hoạt động
xuất khẩu giai đoạn 2011-2020.(55 trang)
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨUCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái luận về vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu


6


1.1.1. Khái niệm tính tất yếu và những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Chức năng (hay các hoạt động) của nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu mà thông qua hoạt động này thể hiện vai
trò (sự quan trọng, tác dụng) của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu.
Có thể tiếp cận khái niệm vai trò nhà nước trong xuất khẩu từ chức năng hay (hoạt động) của nhà nước về
lĩnh vực xuất khẩu và ngược lại.
1.1.1.2. Tính tất yếu của vai trò nhà nước trong hoạt động xuất khẩu
Quan điểm nhà nước cần thiết phải can thiệp vào hoạt động xuất khẩu ngay cả khi nền kinh tế hoàn thành công
nghiệp hóa, trở thành nước phát triển. Ở các nước này, doanh nghiệp đã đủ sức cạnh tranh quốc tế, thông thường vai trò
quản lý nhà nước về xuất khẩu có giảm nhẹ chút ít. Ở các nước đang phát triển hàng loạt yêu cầu đặt ra: về bản thân,
chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ; việc xúc tiến xuất khẩu để mở rộng thị trường; việc vượt rào cản thuế quan,
phi thuế quan; việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp việc xây dựng, bảo vệ và phát
triển thương hiệu việc cung ứng kết cấu hạ tầng cho xuất khẩu; cung ứng dịch vụ công, đảm bảo phát triển bền
vững, an sinh xã hội Nếu để doanh nghiệp tự xoay sở, chắc chắn sẽ khó vượt qua. Nhà nước cần phải phát huy
vai trò của mình; nhà nước phải có sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả, phù hợp cam kết và thông lệ quốc tế. Theo tác
giả luận án, vấn đề ở chỗ không phải là nhà nước nên hay không nên mà nhà nước can thiệp tại thời điểm nào và
mức độ, liều lượng can thiệp tại thời điểm đó như thế nào!
1.1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu

. Nhân tố khách quan


7

* Tình hình kinh tế – chính trị quốc tế:
Xu hướng tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ tới vai
trò của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung trong đó có hoạt động xuất khẩu. Để xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội các chính phủ phải coi việc nhận định tình hình kinh tế chính trị quốc tế là một căn cứ quan trọng
hàng đầu. Trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập khu vực, hội nhập WTO các quốc gia phải bổ sung
sửa đổi chính sách xuất khẩu, luật về xuất khẩu, chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Các quốc gia phải tuân thủ cam kết quốc tế

* Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước:
- Thể chế chính trị, thể chế hành chính quốc gia
- Mỗi giai đoạn phát triển, mô hình kinh tế tương ứng, vai trò của nhà nước cần phải được bổ sung sửa đổi
phù hợp.










Doanh nghiệp
xuất khẩu

Nhà nước
Mèi quan hÖ chØ
huy trùc tiÕp
Mèi quan hÖ th«ng
tin ph¶n héi



8

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa nhà nước
và doanh nghiệp xuất trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung



9










Ghi chú - Định chế kinh tế tài chính quốc tế: IMF, WB, WTO, ADB,-
Khối kinh tế khu vực: EU, AFTA, NAFTA
: mối quan hệ tác động trực tiếp
: mối quan hệ thông tin phản hồi


Sơ đồ 1.2. Sáu tác nhân trong mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế


. Nhân tố chủ quan
Định chế kinh tế
tài chính quốc tế
Khối kinh tế
khu vực
Công ty xuyên
quốc gia


Nhà
nước
Doanh nghiệp
xuất khẩu
Hiệp hội
ngành hàng
và Hiệp hội
doanh
nghiệp



10

* Nhận thứccủa các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu
* Tổ chức, bộ máy vận hành và thực hiện chính sách xuất khẩu
* Năng lực điều hành của bộ máy nhà nước
- Năng lực chuyên môn
- Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức
1.1.2. Chức năng của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu
1.1.2.1.Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung:

. Định hướng chiến lược: Ký các nghị định thư về xuất khẩu trong quan hệ với cộng đồng XHCN cũ.

. Tạo lập môi trường điều tiết, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu:Chính sách đóng cửa, hỗ trợ thưởng xuất khẩu trợ
cấp, nhà nước độc quyền ngoại thương.

.Tổ chức bộ máy vận hành và thực hiện chính sách xuất khẩu:Nhà nước là chủ thể thực hiện hoạt động xuất khẩu: quan
hệ với đối tác, xuất nhập, giá cả do nhà nước định đoạt.


. Kiểm tra giám sát hoạt động xuất khẩu.Kiểm tra giám sát chặt chẽ với tư cách là cấp trên
1.1.2.2. Trong nền kinh tế thị trườnghiện đại
Bốn chức năng được điều chỉnh phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế: phù hợp nguyên tắc định chế kinh tế,
khu vực phù hợp xu hướng phát triển các công ty xuyên quốc gia, phù hợp với sự tồn tại, phát triển các hiệp hội
ngành hàng hiệp hội doanh nghiệp

. Định hướng chiến lược xuất khẩu. Quan hệ quốc tế da phương, da dạng


11


. Tạo lập môi trường, điều tiết, hỗ trợ xuất khẩu: Tạo sân chơi cho doanh nghiệp môi trường chính trị pháp luật,
chính sách.

. Tổ chức nguồn lực, bộ máy vận hành và thực hiện chính sách xuất khẩu:Trong đó bao gồm việc phân bổ nguồn lực
vốn, lao động, kỹ thuật;
Việc sắp xếp bộ máy vận hành và thực hiện chính sách xuất khẩu

. Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu
Phát hiện sai sót vi phạm để xử lý và điều chỉnh
1.1.3. WTO và vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở các nước thành viên
1.1.3.1. Khái quát về WTO
Luận án trình bày 5 chức năng, 5 nguyên tắc hoạt động của WTO:
1.1.3.2. Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở các nước thành viên WTO


12


















Sơ đồ 1.3. Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu
ở các nước thành viên WTO
1.2. Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở một số quốc gia và những gợi ý đối với Việt Nam
Định chế kinh tế
Tài chínhquốc tế
Khối kinh tế
Khu vực
Công ty xuyên
Quốc gia
Nhà nước
Tổ chức nguồn lực, bộ
máy vận hành và thực
hiện chính sách xuất
khẩu
Hiệp hội ngành hàng

Hiệp hội doanh nghiệp
Kiểm tra, giám sát
hoạt động xuất khẩu
Tạo lập môi trường,
điều tiết, hỗ trợ
xuất khẩu
2
3
4
Chủ động thực thi qui
định của Định chế kinh tế,
Tài chính quốc tế Và cam
kết BTA. FTA về xuất
khẩu
Chủ động thực thi cam kết
với WTO về xuất khẩu
Doanh
nghiệp
XK
2a
2b
1
Định hướng chiến lược
xuất khẩu
Hoàn thiện thể chế
xuất khẩu
Quan hệ tác động trực tiếp
Quan hệ thông tin phẩn hồi
2c
Ghi chú:




13

Qua nghiên cứu vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở 3 quốc gia: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái
Lan luận án rút ra 7 gợi ý đối với Việt Nam
 Về nhận thức: đồng thuận, quyết tâm cao để đổi mới.
 Về hỗ trợ doanh nghiệp trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ.
 Chủ trương nhất quán thực hiện nghiêm túc cam kết với WTO về xuất khẩu
 Chính sách sản phẩm: tập trung nghiên cứu, xác định sản phẩm chủ lực, có quyết sách đầu tư cho R&D.
 Chính sách thị trường: phân đoạn thị trường theo từng giai đoạn.
 Hội nhập quốc tế: thận trọng trong lộ trình tự do hóa, đặc biệt là tự do hóa hạng mục vốn, hệ thống tài
chính…
 Ổn định chính trị: là điều tiến quyết để nhà nước thực hiện tốt chức năng kinh tế nói chung và trong lĩnh vực
xuất khẩu nói riêng.
Qua phân tích trên tác giả đi tới kết luận
Những phân tích trên đây cho thấy:
 Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của một quốc gia được thể hiện qua
hoạt động định hướng chiến lược xuất khẩu; tạo lập môi trường, điều tiết, hỗ trợ xuất khẩu; tổ chức nguồn lực, bộ
máy vận hành và thực hiện hoạt động xuất khẩu; kiểm tra giám sát xuất khẩu. Xuyên suốt quá trình lịch sử kinh tế,
các nhà kinh điển của các trường phái kinh tế đã đưa ra nhiều bằng chứng thực tiễn để chứng minh. Nhà nước tất
yếu phải can thiệp vào hoạt động xuất khẩu.


14

 Về những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. Cả lý luận và thực
tiễn đều chứng tỏ không có công thức chung, hay "bài thuốc bách bệnh" về vai trò kinh tế (trong đó có xuất khẩu)
của nhà nước để áp dụng cho mọi nền kinh tế, trong mọi giai đoạn phát triển. Mỗi mô hình kinh tế, trong mỗi giai

đoạn phát triển nhất định cần phải xác định chính xác "liều lượng can thiệp" của nhà nước để tối đa hoá trong chính
sách, công cụ, biện pháp quản lý kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp xuất
khẩu có sự tác động qua lại của định chế kinh tế quốc tế, khối kinh tế khu vực, công ty xuyên quốc gia, nhà nước, Hiệp
hội ngành hàng Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra các nhân tố chủ quan như nhận thức của
công chức tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu, năng lực điều hành gồm năng lực chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp cũng ảnh hưởng lớn tới vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu.
 Nội dung hỗ trợ xuất khẩu tương đối phong phú; đó là: Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu để thâm
nhập, mở rộng và phát triển thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp vượt rào cản phi thuế quan và giải quyết tranh chấp
trong thương mại quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và của doanh nghiệp; hỗ
trợ doanh nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu.
 Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu ở 3 nước thành viên WTO Hàn Quốc, Trung Quốc và
Thái Lan có ý nghĩa tham khảo đặc biệt quan trọng cho Việt Nam. Tuy nhiên việc áp dụng những bài học này như
thế nào còn phải cân nhắc kỹ lưỡng điều kiện cụ thể của Việt Nam
CHƯƠNG 2


15

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU KHI VIỆT NAM
LÀ THÀNH VIÊN WTO
2.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế ViệtNam
Tăng trưởng GDP đều nhưng chất lượng tăng trưởng chứa tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, ảnh hưởng đến xuất
khẩu
2.1.2. Kết quả xuất khẩu Việt Nam từ năm 1995 đến nay
Từ 1995- 2000 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 21.29%; từ 2001-2006 đạt 19.1% và 2007 -2010 con số này
đạt 18.1%. Nói chung mức tăng ổn định, suy giảm không đáng kể.
Cơ cấu mặt hàng: trong những năm gần đây; tỷ trọng hàng thô sơ chế hàm chứa nhiều lao động giá trị gia
tăng thấp tới 70%. Cơ cấu chưa thể hiện rõ nét công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam mới tận dụng lợi thế tĩnh

(lợi thế so sánh sẵn có). Theo khía cạnh này , xuất khẩu mới chỉ có ý nghĩa giải quyết công việc làm, chưa có sự
thay đổi về chất của chuyển dịch cơ cấu cần phải có đột phá về công nghệ, quản lý.
Cơ cấu thị trường: xu hướng tăng tỷ trọng thị trường châu Mỹ và một số thị trường mới như châu Phi, Tây
Nam á, châu Đại Dương
2.2. Thực trạng vai trò của nhà nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu khi là thành viên WTO
2.2.1.Định hướng chiến lược xuất khẩu
Nhìn chung định hướng chiến lược xuất khẩu về quy mô tương đối


16

phù hợp tình hình thực tế. Năm 2006, thực hiện so với định hướng đạt 103,6%, năm 2007 chỉ tiêu này đạt 107,2%,
năm 2008 đạt 117%. Năm 2009 và năm 2010 chỉ tiêu này chỉ đạt 92,1% và 98,7%.
* Về định hướng mặt hàng: (chiến lược xuất khẩu 2006 – 2010)
Theo chiến lược xuất khẩu 2006 – 2010 nhóm hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm tỷ trọng từ 19,1%
xuống còn 13,7% năm 2010; Nhưng thực tế tại năm 2009 tỷ trọng mặt hàng này vẫn chiếm 23,0%
Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, theo chiến lược đến năm 2010 giảm xuống còn 9,6% nhưng thực tế năm
2009 vẫn đạt tỷ trọng 31,2%.
Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, theo chiến lược đến năm 2010 tăng lên tới 54,1% nhưng
thực tế năm 2009 mới đạt 45,8%
* Về định hướng thị trường xuất khẩu: Định hướng tương đối sát thực tế.
Khu vực thị trường châu Á giảm dần tỷ trọng từ 48,7% năm 2006 xuống 45,5% năm 2010. Xuất khẩu vào
khu vực thị trường châu Âu tăng nhẹ tỷ trọng từ 18,2% năm 2006 lên 22% năm 2010.
Xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng dẫn tỷ trọng từ 21,5% năm 2006 lên 24% năm 2010. Tỷ
trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Phi tăng nhẹ từ 2,2% năm 2006 lên 2,8% năm 2010; châu Đại Dương
có tỷ trọng không đáng kể từ 7,8% năm 2006 xuống 7,7% năm 2010.
2.2.2. Tạo lập môi trường , điều tiết, hỗ trợ xuất khẩu
2.2.2.1. Ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội và quốc phòng.
Việt Nam được đánh giá cao về việc ổn định chính trị an ninh trật tự xã hội và quốc phòng. Thể chế chính
trị ổn định tạo môi trường cho các nhà



17

đầu tư nước ngoài.
2.2.2.2. Chủ động thực hiện đầy đủ nguyên tắc của các định chế kinh tế tài chính quốc tế và cam kết FTA , BTA về
xuất khẩu
Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ; Thực hiện đầy đủ các
cam kết FTA,BTA, nghĩa vụ của thành viên 63 tổ chức quốc tế và quan hệ tốt với trên 650 tổ chức phi chính phủ
trên thế giới.
2.2.2.3. Chủ động và trực tiếp thực thi cam kết với WTO về xuất khẩu
*Quyền kinh doanh
- Sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã ban hành tiếp các văn bản quy phạm pháp luật thực thi các cam
kết này. Đó là:
 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 2 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (phân phối) của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
 Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quyền xuất khẩu và nhập
khẩu của doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
 Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Việt Nam đã cung cấp một "lộ trình" chi tiết để thực thi các chính sách về quyền kinh doanh và quyền phân
phối.


18


Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị
định 23.
* Thực hiện đầy đủ quy định về nhập khẩu (liên quan tới xuất khẩu)

Quy định hạn ngạch thuế quan, miễn giảm thuế và lệ phí áp dụng với các dịch vụ được cung ứng; áp dụng
thuế nội địa đối với các loại rượu, cồn bia , qui định, xác định trị giá hải quan và các qui định hải quan khác. qui
tắc xuất xứ và giám định trước khi giao hàng và qui định chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các biện pháp tự
vệ.
Việt Nam, đã ban hành hai pháp lệnh: Pháp lệnh thứ nhất đề cập tới hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá
(Pháp lệnh số 20-2004-PL-UBTVQH1 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về "Chống lại hàng hoá nhập khẩu bán phá giá
vào Việt Nam"), Pháp lệnh thứ hai quy định về các biện pháp chống trợ cấp (Pháp lệnh số 22-2004-PL-
UBTVQH1). Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam không áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá hoặc
thuế chống trợ cấp cho đến khi các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các điều khoản của các Hiệp định của
WTO được thông báo và thực thi.
* Thực hiện quy định về xuất khẩu: thuế xuất khẩu, phí và lệ phí tương ứng với các dịch vụ được cung ứng
được thực hiện theo quy định của WTO, những qui định về hạn chế xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu từng bước được
xóa bỏ.
* Chính sách trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu

×