Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu tổng hợp một số chất ức chế ăn mòn kin loại có tính năng ức chế ăn mòn cao từ nguồn phế liệu nông sản như vỏ trấu, lõi ngô của các cơ sở xay xát lúa ngô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 87 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHCN

Đề tài:
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI
CÓ TÍNH NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN CAO, TỪ NGUỒN PHẾ LIỆU NÔNG
SẢN NHƯ TRẤU, LÕI NGÔ CỦA CÁC CỞ SỞ XAY SÁT LÚA NGÔ
Đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ mã số: 014.09RDBS/HĐ-KHCN




Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì : Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chủ nhi
ệm đề tài : ThS. Hoàng Thanh Đức





7515
24/02/2010





Hà nội 12/2009

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
**********







Những người tham gia thực hiện:
Ths. Hoàng Thanh Đức
Ths. Hà Xuân Quang
Ths. Nguyễn Văn Thiện
Ths. Nguyễn Xuân Trường
Ths. Phạm Duy Nam
KS. Văn Huy Vương
















1
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU 7
Chương 1 Tổng quan về tính chất ức chế ăn mòn kim loại và phương pháp tổng hợp
azometin 10

1.1. Tổng quan về chất ức chế ăn mòn kim loại 11
1.1.1. Phân loại chất ức chế ăn mòn 11
1.1.2 Tính chất ức chế ăn mòn kim loại của các chất ức chế ăn mòn azometin 12
1.2. Cácphương pháp tổng hợp azometin 15
1.2.1 Bằng phản ứng khử hóa các amit thế 15
1.2.2 Dùng các hợp chất thơm có nhóm metyl hoạt động thế vào liên kết - N=N -
trong các hợp chất azo 16

1.2.3 Đi từ hợp chất nitro thơm có nhóm metylen hoạt động và hợp chất nitrozo 16
1.2.4 Bằng phản ứng giữa andehit thơm và hợp chất nitro thơm 16
1.2.5 Ngưng tụ các hợp chất nitro béo hay thơm béo có nhóm metylen hoạt động
với nitrozoaren trong sự có mặt của natri hydroxit hay natri xianua 16

1.2.6 Bằng phản ứng giữa nitrozoaren và các α-hetarylaxetonitrin khi có mặt của
kiềm 17


1.2.7 Đi từ các dị vòng chứa nitơ có nhóm metyl hoạt động và các nitrozoaren 17
1.2.8 Bằng phản ứng giữa andehit và amin bậc một 17
1.3. Phương pháp tổng hợp azometin từ trấu, lõi ngô 17
1.3.1 Phương pháp điều chế furfural từ vỏ trấu, lõi ngô 18
1.3.2 Phương pháp tổng hợp azometin từ furfural 18
1.4. Các phương pháp xác định khả năng ức chế ăn mòn của chất ức chế ăn mòn
kim loại 19

a. Phương pháp tổn hao khối lượng (ngâm nhúng) 20
b. Phương pháp phân cực thế động 21
1.5. Cơ chế ức chế ăn mòn của chất ức chế ăn mòn 21
Chương 2 Tổng hợp các chất ức chế ăn mòn kim loại từ trấu, lõi ngô 22
2.1. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tổng hợp chất ức chế ăn mòn từ vỏ trấu, lõi bắp
ngô Error! Bookmark not defined.

2.2. Nguyên liệu, hoá chất sử dụng Error! Bookmark not defined.
2.3. Tổng hợp furfural từ trấu, lõi ngô Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Tổng hợp furfural bằng cách thuỷ phân vỏ trấu, lõi ngô trong dung dịch
axit HCl Error! Bookmark not defined.


2
2.3.1.1 Khảo sát nồng độ dung dịch axit HCl cho phản ứng Error!
Bookmark not defined.

2.3.1.2 Khảo sát lượng dung dịch axit HCl đối với lượng trấu, lõi ngô
Error! Bookmark not defined.

2.3.2 Tổng hợp furfural bằng cách thuỷ phân trấu, lõi ngô trong dung dịch axit

H
2
SO
4
Error! Bookmark not defined.
2.3.2.1 Khảo sát nồng độ axit H
2
SO
4
cho phản ứng Error! Bookmark not
defined.

2.3.2.2 Khảo sát lượng dung dịch axit H
2
SO
4
cho phản ứng Error!
Bookmark not defined.

2.4. Tổng hợp các chất ức chế ăn mòn azometin Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Tổng hợp furfurylidenatranilic Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Tổng hợp furfuryliden-p- nitroanilin Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Tổng hợp furfurylidenxyclohexylamin Error! Bookmark not defined.
2.4.4 Tổng hợp furfuryliden 1-naphtylamin Error! Bookmark not defined.
2.4.5 Tổng hợp furfurylidenanilin Error! Bookmark not defined.
2.4.6 Tổng hợp N,N-Bis-(furfuryliden)etylendiaminError! Bookmark not
defined.

2.4.7 Tổng hợp N-furfurylidenphenyletylamin Error! Bookmark not defined.
2.4.8 Tổng hợp N,N-Bis-(furfuryliden)benzidin . Error! Bookmark not defined.

2.4.9 Tổng hợp furfuryliden-5-amino-2-phenylindolError! Bookmark not
defined.

Chương 3 Xác định khả năng ức chế ăn mòn kim loại của các chất tổng hơp được 23
3.1. Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép, đồng, nhôm trong môi trường axit HCl 2M
theo phương pháp khối lượng 43

3.1.1 Xác định khả năng ức chế ăn mòn thép CT-3 của các chất azometin đã tổng
hợp được trong môi trường axit HCl 2M 43

a. Chuẩn bị mẫu 43
b. Tiến hành thí nghiệm 44
c. Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT-3 trong môi trường axit theo
nồng độ chất ức chế 47

3.1.2. Xác định khả năng ức chế ăn mòn đồng kim loại của các azometin trong
môi trường axit HCl 2M 48

a. Chuẩn bị mẫu: 48
b. Tiến hành thí nghiệm 49

3
c. Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn đồng trong môi trường axit HCl 2M
theo nồng độ của azometin 51

3.1.3 Xác định khả năng ức chế ăn mòn nhôm của các azometin trong môi trường
axit HCl 2M 52

3.2 Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim loại trong môi trường axit HCl 2M theo
phương pháp điện hóa 55


3.2.1 Xác định khả năng ức ché ăn mòn thép CT-3 trong môi trường axit HCl 2M
bằng phương pháp điện hoá 56

3.2.2 Xác định khả năng ức chế ăn mòn đồng của các azometin 59
3.2.3 Xác định khả năng ức chế ăn mòn nhôm trong môi trường axit HCl 62
3.3 Khảo sát tính chất ức chế ăn mòn kim loại của các chất trong môi trường muối
NaCl 3% 67

3.3.1 Xác định khả năng ức chế ăn mòn Thép CT-3 của các chất ức chế trong
môi trường muối NaCl 3% 68

a. Phương pháp khối lượng 68
b. Phương pháp điện hóa 69
3.3.2 Xác định khả năng ức chế ăn mòn đồng của các chất ức chế ăn mòn trong
môi trường muối NaCl 3% 70

a. Phương pháp khối lượng 70
b. phương pháp điện hóa 71
3.3.3 Xác định khả năng ức chế ăn mòn nhôm của các chất ức chế ăn mòn trong
môi trường muối NaCl 3% 72

a. Phương pháp khối lượng 72
b. phương pháp điện hóa 73
3.4 Quy trình công nghệ tổng hợp furfurylidenantranilic, furfuryliden-5-amino-2-
phenylindol và Bis-furfurylidenbenzidin: 76
a. Sơ đồ quy trình………………………………………………………………… 73
b. Quy trình chi tiết……………………………………………………………… 73
3.5 Quy trình công nghệ tổng hợp các chất ức chế ăn mòn furfuryliden1-naphtyl amin
và N,N- Bis furfuryliden(etylendiamin): 78

a. Sơ đồ quy trình…………………………………………………………………. 75
b. Quy trình chi tiết 75
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81


4





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

LC-MS : Sắc ký lỏng khối phổ
1
HNMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hidro
13
C: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân các bon 13
i
corr
: Dòng ăn mòn
E
corr
: Điện thế ăn mòn
R
p
: Điện trở phân cực
R
ct

: Điện trở chuyển điện tích
C
dl
: Điện dung lớp điện kép
V
corr
: Tốc độ ăn mòn
C mol: Nồng độ mol/lít
BSS: N-(2-mecapto-phenyl) salixylidenimin
BHX-ở-49: Benzylidenxyclohecylamin
Mss: Mẫu so sánh
M1: Furfurylidenantranilic
M2: Furfuryliden-p-nitroanilin
M3: Furfurylidenxyclohecylamin
M4: Furfuryliden1-naphtylamin
M5: Furfurylidenanilin
M6: Bis-furfurylidenetylendiamin
M7: Furfurylidenphenyletylamin
M8: Bis-furfurylidenbenzidin

5
M9: Furfuryliden-5-amino-2-phenylindol




DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát nồng độ axit HCl trong tổng hợp furfural 25

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát luợng axit và trấu, lõi ngô cho phản ứng tổng hợp
furfural 26
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát xác định nồng độ axit H
2
SO
4
28
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát xác định tỷ lệ giữa axit và lõi ngô, trấu 29
Bảng 2.5: kết quả tổng hợp các azometin từ vỏ trấu, lõi ngô 41
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát xác định khả năng ức chế ăn mòn thép CT-3 44
trong môi trường axit HCl 2N của các azometin tổng hợp được
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn thép CT-3 theo nồng độ chất 47
Bảng 3.3:
Kết quả xác định ức chế ăn mòn đồng của các chất trong môi trường axit 49
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn đồng trong môi trường axit theo 51
nồng độ của chất ức chế M6
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn nhôm của các azometintrong
môi trường axit HCl 52
Bảng 3.6: Hiệu quả ức chế ăn mòn nhôm theo nồng độ của chất ức chế
M6 54
Bảng 3.7: Hiệu quả ức chế ăn mòn thép CT-3 của các azometin trong môi 57
trường axit HCl
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn thép CT-3 trong môi trường axit 58
HCl 2M theo nồng độ của chất ức chế M6
Bảng 3.9: Hiệu quả ức chế ăn mòn đồng xác định theo phương pháp điện hóa 60
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn đồng trong môi trường axit theo 61
nồng độ c
ủa chất ức chế M6

6

Bảng 3.11: Hiệu quả ức chế ăn mòn nhôm của azometin trong môi trường axit 63
Bảng 3.12: Hiệu quả ức chế ăn mòn nhôm theo nồng độ của chất ức chế M6 64
Bảng 3.13: Các chất ức chế ăn mòn tổng hợp từ trấu và lõi ngô 66
Bảng 3.14 Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn thép trong môi trường muối 3% 67
Bảng 3.15 Kết quả xác định ức chế ă
n mòn thép theo phương pháp điện hóa 68
Bảng 3.16
Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn đồng trong môi trường muối 3% 68
Bảng 3.17 Kết quả xác định ức chế ăn mòn đồng theo phương pháp điện hóa 69
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát ức chế ăn mòn nhôm trong môi trường muối 3% 70
Bảng 3.19 Kết quả xác định ức chế ăn mòn nhôm theo phương pháp điện hóa 71
Bảng 3.20 Hiệu quả ức chế ăn mòn kim loại của các azometin tổng hợp được
trong môi trường muối 72

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình2.1: Sơ đồ lắp rắp dụng cụ phản ứng thuỷ phân vỏ trấu, lõi ngô 28
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế ăn mòn thép CT-3 của các 45
Azometin trong môi trường axit HCl 2M
Hình 3.2: Đồ thị thể hiện khả năng ức chế ăn mòn thép CT-3 theo nồng độ của chất 8
Hình 3.3: Đồ thị hiệu quả
ức chế ăn mòn đồng của các azometin sau 3giờ 50
Hình 3.4: Đồ thị thể hiện khả năng ức chế ăn mòn đồng theo nồng độ M8 51
Hình 3.5: Đồ thị thể hiện hiệu quả ức chế ăn mòn nhôm của các azometin 53
trong môi trường axit sau 1 giờ
Hình 3.6: Đồ thị thể hiện khả năng ức chế ăn mòn nhôm theo nồng độ 54
chất ức chế ăn mòn M6
Hình 3.7: Đ
iện thế ăn mòn của các mẫu ức chế sau 5 phút ngâm 56

Hình 3.8: Biến thiên điện thế ăn mòn các mẫu chất theo thời gian ngâm mẫu 56
Hình 3.9: Đường cong phân cực dạng Tafel dùng xác định tốc độ ăn mòn thép 57
Hình 3.10: Hiệu quả ức chế theo dòng ăn mòn 58
Hình 3.11: Tốc độ ăn mòn tính ra mm/năm 58

7
Hình 3.12: Dòng ăn mòn theo nồng độ M6 59
Hình 3.13: Hiệu quả ức chế theo nồng độ M6 59
Hình 3.14: Đường cong phân cực dạng Tafel dùng xác định tốc độ ăn mòn 60
Hình 3.15: Dòng ăn mòn đồng trong dung dịch ức chế 60
Hình 3.16: Tốc độ ăn mòn đồng 60
Hình 3.17: Điện thế ăn mòn đồng 61
Hình 3.18: Hiệu quả ức chế ăn mòn đồ
ng tính theo dòng ăn mòn 61
Hình 3.19: Dòng ăn mòn theo nồng độ M6 61
Hình 3.20: Hiệu quả ức chế ăn mòn đồng theo nồng độ M6 61
Hình 3.21: Biến thiên điện thế ăn mòn theo thời gian ngâm mẫu 62
Hình 3.22: Điện thế ăn mòn nhôm sau 15 phút 62
Hình 3.23: Đường cong phân cực dạng Tafel 63
Hình 3.24: Dòng ăn mòn nhôm 64
Hình 3.25: Tốc độ ăn mòn nhôm mm/năm 64
Hình 3.26: Đ
iện trở phân cực 64
Hình 3.27: Hiệu quả ức chế theo dòng ăn mòn 64
Hình 3.28: Dòng ăn mòn nhôm theo nồng độ M6 65
Hình 3.29: Hiệu quả ức chế ăn mòn nhôm theo nồng độ M6 65
Hình 3.30 Hiệu quả ức chế ăn mòn thép của các azometin trong môi trường mối 67
Hình 3.31 Đường cong phân cực dạng tafel ăn mòn thép trong môi trường muối 66
Hình 3.32 Dòng ăn mòn thép CT-3 trong môi trường muối 67
Hình 3.33 Hiệu quả ứ

c chế ăn mòn thép xác định theo phương pháp điện hóa 67
Hình 3.34 Hiệu quả ức chế ăn mòn đồng của các azometin trong môi trường muối 68
Hình 3.35 Đường cong phân cực tafel ăn mòn đồng trong môi trường muối 68
Hình 3.36 Đồ thị dòng ăn mòn đồng của các chất 69
Hình 3.37 Đồ thị hiệu quả ức chế ăn mòn đồng trong môi trường muối 69
Hình 3.38 Hiệu quả ức chế ăn mòn nhôm của các azometin trong môi trường muối 70
Hình 3.39 Đường cong phân cực Tafel ăn mòn nhôm trong môi trường NaCl 71


8




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ăn mòn là sự phá huỷ kim loại dưới tác dụng của các tác nhân ăn mòn
như không khí, độ ẩm, hoá chất, điện hoá Sự ăn mòn không những gây tổn hại
về kim loại, hư hỏng các chi tiết, làm giảm tuổi thọ và độ chính xác của máy
móc, thiết bị, mà còn gây tổn thất rất lớn về kinh tế. Hàng năm trên thế giới giá
trị tổn thất do ă
n mòn sinh ra lên đến hàng tỷ đô la. Ở một số nước đang phát
triển có tới 25-30% sản lượng thép sản xuất ra là để bổ xung cho sự mất mát do
ăn mòn kim loại. Phòng chống và bảo vệ ăn mòn hiện nay có ý nghĩa rất quan
trọng, nó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong cuộc sống sinh hoạt và
trong sản xuất của nền kinh tế Quốc dân. Có nhiều cách để phòng chống và bảo
vệ ăn mòn kim lo
ại, một trong những cách phòng chống và bảo vệ ăn mòn hiệu
quả là sử dụng chất ức chế ăn mòn.
Hiện nay đã có khá nhiều loại chất ức chế ăn mòn được sử dụng để bảo vệ

ăn mòn kim loại, bao gồm cả chất vô cơ như các hợp chất nitrit, phốt phát,
cromat và các chất hữu cơ như các amin, amit, ester, benzotriazol Tuy nhiên
các chất ức chế ăn mòn này không cho tác dụng ứ
c chế ăn mòn với nhiều loại
kim loại, trong môi trường ăn mòn khác nhau, hiệu quả ức chế còn chưa cao, giá
thành đắt. Gần đây người ta đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng hợp chất azometin
làm chất ức chế ăn mòn kim loại, chất ức chế ăn mòn azometin cho hiệu quả ức
chế ăn mòn cao, ức chế ăn mòn cho nhiều loại kim loại [1,2,4,6,8]. Trong thực tế
mộ
t số azometin đã được sử dụng làm chất ức chế ăn mòn cho thép, đồng ,nhôm

9
trong môi trường axit, trong dầu bôi trơn và bảo quản [8,9], trong ngành sản xuất
hoá chất, trong khai thác và chế biến dầu khí [10,11].
Trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu [2,4,5,6,7,8] đã
cho thấy các zometin thuộc dẫn xuất của benzandehit, furfural với các amin
thơm là những chất có tính chất ức chế ăn mòn thép, đồng, nhôm trong môi
trường axit, môi trường muối clorua rất cao. Chúng có thể tan một phần trong
nước, bền trong môi trường axit và muối, vì vậy rất thích hợp cho vi
ệc ức chế ăn
mòn kim loại trong môi trường axit, muối.
Trước những yêu cầu thực tế trên, việc nghiên cứu tổng hợp một số chất
ức chế ăn mòn kim loại azometin có tính năng ức chế ăn mòn kim loại cao, là
dẫn xuất của furfural chiết xuất từ phế liệu nông sản như trấu, lõi ngô, với giá
thành hạ là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết cao.
2. Ý ngh
ĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu xác lập quy trình công nghệ tổng hợp một số chất ức chế
ăn mòn kim loại từ phế liệu nông sản, có tính năng ức chế ăn mòn cao, giá thành
hạ. Sẽ góp phần vào việc nghiên cứu tìm ra những chất ức chế ăn mòn kim loại

mới, có khả năng ức chế ăn mòn cho nhiều loại kim loại, trong các môi trường
ă
n mòn khác nhau. Đồng thời đóng góp có hiệu quả vào việc phòng chống và
bảo vệ ăn mòn kim loại trong sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng những công trình cầu,
cống, máy móc, thiết bị và trong bảo quản, lưu trữ kim loại.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có mục tiêu là: Xác lập được quy trình công nghệ tổng hợp một số
chất ức chế ăn mòn kim loại từ vỏ trấu thóc, lõi bắ
p ngô. Tổng hợp thí nghiệm được
4 chất ức chế ăn mòn azometin có khả năng ức chế ăn mòn kim loại cao.
4. Nội dung nghiên cứu

10
- Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tổng hợp chất phù hợp, kết hợp với
thực nghiệm chính xác để xác lập quy trình công nghệ tổng hợp một số chất ức
chế ăn mòn kim loại từ vỏ trấu hoặc lõi ngô với hiệu suất cao.
- Xác định cấu tạo các chất ức chế ăn mòn kim loại tổng hợp được bằng
các phương pháp phân tích hiện đại nh
ư: phổ hồng ngoại, phổ khối lượng và phổ
cộng hưởng từ hạt nhân.
- Thử nghiệm xác định khả năng chất ức chế ăn mòn thép CT-3, đồng,
nhôm của các chất tổng hợp được trong môi trường axit HCl 2M và NaCl 3%.
- Tổng hợp được 4 chất ức chế ăn mòn kim loại, mỗi chất 0,3 kg






















11







Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÍNH CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI
VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP AZOMETIN
1.1.Tổng quan về chất ức chế ăn mòn kim loại
Chất ức chế ăn mòn kim loại là những chất được thêm vào môi trường ăn
mòn với một lượng nhỏ 10
-4
-10

-2
mol/l, có thể ngăn chặn hoặc làm giảm mạnh
tốc độ ăn mòn kim loại và hợp kim. Chất ức chế ăn mòn bao gồm rất nhiều loại,
tuỳ theo bản chất và cơ chế tác dụng mà người ta phân loại các chất ức chế ăn
mòn kim loại thành các loại khác nhau.
1.1.1. Phân loại chất ức chế ăn mòn
Chất ức chế ăn mòn được phân làm nhiều loại khác nhau:
* Theo bản chất c
ủa chất ức chế bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ.
• Các hơp chất vô cơ như các muối phốt phát, muối nitrit, muối cromat
• Các hợp chất hữu cơ như: axit béo, andehit, amin, ester, các hợp chất
nitro, imidazol và zometin
* Theo cơ chế tác dụng của chất ức chế ăn mòn, người ta có thể chia thành các
loại chất ức chế anốt, chất ức chế catốt và chất ức chế h
ỗn hợp. Chất ức chế ăn
mòn anốt là chất tạo thành trên bề mặt một màng thụ động, làm cho thế ăn mòn
chuyển dịch về phía anốt, vì vậy không xảy ra phản ứng ăn mòn. Chất ức chế ăn
mòn catốt là chất làm giảm tốc độ phản ứng catốt hoặc kết tủa có chọn lọc trên
bề mặt catốt làm tăng điện trở
bề mặt và hạn chế sự khuếch tán chất khử đến khu

12
vực catốt [12]. Putinova I.N, S.A. Balezin và V.P. Barannik đã phân loại tất cả
các chất ức chế ăn mòn theo các nhóm [13].
• Nhóm các chất ức chế tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại
(chất ức chế nhóm A).
• Nhóm các chất ức chế làm giảm sự xâm thực của môi trường ăn mòn
đối với kim loại (chất ức chế nhóm B).
• Nhóm chất ức chế hỗn h
ợp loại AB hoặc BA.

Trong thực tế các chất ức chế ăn mòn nhóm A được sử dụng phổ biến hơn,
nó bao gồm các chất ức chế ăn mòn cho thép, đồng, nhôm trong môi trường axit
sulphuric, clohidric, trong môi trường muối và trong môi trường nước. Nó có tác
dụng: kìm hãm quá trình ăn mòn, kéo dài thời gian cảm ứng, thụ động hoá bề
mặt tạo ra một lớp màng bảo vệ.
Các chất ức chế ăn mòn azometin là những chất ức chế
thuộc nhóm A và là
một trong những chất ức chế ăn mòn có khả năng ức chế ăn mòn cao, bền trong môi
trường axit và không gây độc hại đến sức khỏe con người và môi trường [13,17].
1.1.2 Tính chất ức chế ăn mòn kim loại của các chất ức chế ăn mòn azometin
Azometin hay còn gọi là bazơ Schiff là những chất có tính chất ức chế ăn
mòn kim loại cao, tác dụng cho nhiều kim loại trong các môi trường ăn mòn
khác nhau [1,2,4,5,6,7]. Ngoài ra các azometin còn có nhiều tính ch
ất quý giá
như: kháng khuẩn, kháng nấm, lưu hoá cao su [14,15,16].
Nhiều công trình nghiên cứu đã công bố các azometin có khả năng ức chế
ăn mòn rất cao đối với nhiều kim loại: thép, đồng, nhôm, kẽm trong các môi
trường ăn mòn axit, clorua.
Năm 1986, lần đầu tiên azometin N-(2-mecapto-phenyl) salixylidenimin
(BSS) cùng với amin tương ứng được thử nghiệm làm chất ức chế ăn mòn cho
kim loại đồng, trong dung dịch NaCl 0,1 M trong hỗn hợp nước - etanol 25% về
thể tích ở 30
o
C [17,18]. Các phép đo sự thay đổi khối lượng và đường cong phân

13
cực đã cho phép khảo sát khả năng ức chế ăn mòn đồng của azometin này. Kết
quả đo cho thấy tốc độ ăn mòn đã giảm đáng kể và khả năng ức chế ăn mòn của
azometin là tốt hơn so với amin. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng
sự ức chế ăn mòn đồng bằng BSS tuân theo hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir [19].

Năng l
ượng hấp phụ tính được kết hợp với một số cơ chế hoạt động của hai chất
trước khi chúng tạo màng đã chỉ ra rằng cơ chế hoạt động là cơ chế hấp phụ hóa
học.
Một công trình của Desai M.N. và các cộng sự năm 1986 [20] đã thử
nghiệm 7 azometin của dãy anilin làm chất ức chế ăn mòn cho thép mềm trong
dung dịch axit HCl 1÷6 M. Kết quả đo phân c
ực dòng tĩnh chỉ ra rằng tất cả các
chất này đều là các chất ưu tiên ức chế catot, các chất ức chế đều làm giảm dòng
catot, trong đó N-(p-metoxibenzyliden)anilin làm giảm dòng catot nhiều nhất và
là chất có hiệu quả ức chế ăn mòn tốt nhất.
Năm 1991, Aben-El-Wafa và H.M. Moustafa [21] đã nghiên cứu khả năng
ức chế ăn mòn đồng thau 70/30 của 2-(o-OH, p-OH, p-OCH
3
và p-N(CH
3
)
2
benzyliden)-hidrazonobenzothiazol. Azometin có nhóm thế o-OH trên phần
andehit có khả năng ức chế ăn mòn lớn nhất trong khoảng nồng độ (1÷7) x 10
-5

mol/l, p-OH có khả năng ức chế cao trong khoảng nồng độ (0,7÷7) x10
-4
mol/l.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ức chế ăn mòn như nồng độ, cấu trúc phân
tử, nhóm thế, độ bền của phức chất tạo thành của các azometin đã được xem xét.
Năm 1996, M.A.Elmossi và M.Gaber [22] đã tổng hợp các phức chất của
azometin sulfamethazin và salixylandehit với các ion Co (II), Ni (II), Cu (II) và
đã nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn thép, đồng trong dung dịch axit HNO

3

0,3M của các phức này cùng với azometin tương ứng. Khả năng ức chế ăn mòn
có quan hệ chặt chẽ với mức độ hấp phụ khác nhau của các phối tử. Phức chất
của Cu (II) là chất ức chế tốt hơn so với azometin tương ứng ngay cả ở nồng độ
thấp hơn.

14
Cũng vào năm 1996, Quraishi và những cộng sự [23] đã tổng hợp hai
azometin từ p-anisidin với xinamandehit (I), từ anilin với salixylandehit (II) và
nghiên cứu tính chất ức chế ăn mòn thép mềm trong dung dịch HCl và H
2
SO
4

1N. Kết quả cho thấy azometin (I) có hiệu quả ức chế ăn mòn lớn hơn 93,8%, cả
hai azometin đều thuộc loại ức chế hỗn hợp (ức chế cả hai quá trình hòa tan catot
và anot). Sự hấp phụ của chúng trên bề mặt kim loại tuân theo hấp phụ đẳng
nhiệt Temkin.
Năm 1997, một số tác giả Viện Kiến trúc và Xây dựng thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học Quốc gia Ucraina [24] đã nghiên cứu 31 azometin là dẫn xuất th
ế
một lần của benzylidenanilin và furfurylidenanilin để đánh giá mối liên quan
giữa khả năng ức chế ăn mòn thép với bản chất các nhóm thế với tính bazơ của
phân tử. Họ đã đi đến kết luận rằng đây là những chất ức chế ăn mòn dạng catot
cho thép trong môi trường trung tính và axit. Trong số chúng thì azometin có
nhóm thế vinyl là có hiệu quả ức chế cao hơn cả. Trong công trình này, một
phương trình hồi quy đ
ã được xây dựng, cho phép điều chỉnh định hướng tính
chất ức chế ăn mòn của azometin, bằng sự thay đổi nhóm thế ở phần anilin.

Công trình này cũng đã đánh giá được phần ảnh hưởng cảm ứng và sự liên hợp
mezome trong ảnh hưởng electron của các nhóm thế đến tâm phản ứng của các
chất ức chế. Các electron này biểu thị tính chất bazơ nên khả năng ức chế
ăn
mòn của các azometin đã được xác định qua đại lượng pka hay ú Hammett. Khả
năng ức chế ăn mòn thép CT-3 của các azometin này liên quan đến sự tạo thành
phức chất cho nhận có sự tham gia của các electron không phân chia ở liên kết
azometin trong phân tử chất ức chế và các obitan d của sắt kim loại.
Năm 1999, Shulan Lil, Shenhao Chen.[18], năm 2001 Zhenlan Quan, S.L
Li và cộng sự [19], đã nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn đồng trong môi
trường clorua, môi trường axit HCl của azometin N,N’-o-phenylen-bis(3-metoxi
salixyl-andenimin) và một số azometin, đã kết luận rằng: khả năng ức chế ăn

15
mòn đồng trong dung dịch NaCl 1M cao hơn nhiều so với trong dung dịch HCl
1M, khả năng ức chế tăng cùng với sự tăng nồng độ chất ức chế và nhiệt độ.
Chất ức chế tạo thành phức bền với ion Cu (II) trong dung dịch NaCl 1M và HCl
1M, phức này kết tủa trên bề mặt đồng tạo thành lớp màng dạng màng mỏng có
tác dụng bảo vệ tốt hơn. Các tác giả cũng đưa ra c
ơ chế ức chế ăn mòn kim loại
của azometin bằng việc tạo phức không tan bền, có bốn phối tử giữa đồng (II)
với nitơ của nhóm azometin và oxi của nhóm o-hidroxi.
Một số những nghiên cứu gần đây về tính chất ức chế ăn mòn thép CT-3,
nhôm và hợp kim nhôm của các azometin [8,11,25,26] đã cho thấy khả năng ức
chế ăn mòn nhôm và hợp kim nhôm cũng rất cao. ở nồng độ 10
-4
, các azometin
thuộc dãy 5-amino-1,2-dimetylindol, dãy 5-aminobenzothiazol và dãy 2-amino-
5-phenyl-1,3,4 thiadiazol đã có tác dụng ức chế tốt. Hiệu quả ức chế ăn mòn có
thể đạt trên 90%, các nhóm thế trong phần nhân thơm andehit và cả phần nhân

amin có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất ức chế ăn mòn của các azometin.
Mới đây một công trình nghiên cứu khoa học, đề tài NCKH cấp nhà nước
năm 2004 của GS.TSKH. Đặng Như Tại và các cộng sự ở trường Đại họ
c khoa
học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nghiên cứu tổng hợp một số
azometin dãy aminoindol, xyclohecxylamin và etylendiamin với benzaldehit làm
chất ức chế ăn mòn kim loại đã cho thấy azometin là một chất ức chế ăn mòn
thép, đồng, nhôm trong môi trường axit rất cao, có thể ứng dụng thực tế làm chất
ức chế ăn mòn kim loại rất tốt [8].
1.2. Cácphương pháp tổng hợp azometin
Các azometin có thể được tổng hợp theo nhi
ều phương pháp khác nhau,
sau đây là một số phương pháp chính [1,3,27,28].

16
1.2.1 Bằng phản ứng khử hóa các amit thế
SnCl
2
o-CH
3
- C
6
H
4
- CO - NH - C
6
H
5
P
C

l
5
Cl
o-CH
3
- C
6
H
4
- C = N - C
6
H
5
o-CH
3
- C
6
H
4
- CH = N - C
6
H
5
(62-70%)

Phương pháp này có hạn chế là việc khử hóa không chọn lọc, đồng thời
các sản phẩm trung gian iminclorua rất dễ bị thủy phân.
1.2.2 Dùng các hợp chất thơm có nhóm metyl hoạt động thế vào liên kết - N=N -
trong các hợp chất azo


C
6
H
5
- N = N - C
6
H
5
+ CH
3
- C
6
H
5
C
6
H
5
- N = CH - C
6
H
5
+ C
6
H
5
NH
2
t
o

cao

1.2.3 Đi từ hợp chất nitro thơm có nhóm metylen hoạt động và hợp chất nitrozo
(CH
3
)
2
N
NO
H
3
C
O
2
N
NO
2
O
2
N
(CH
3
)
2
N
N = CH
O
2
N
NO

2
O
2
N
+ H
2
O
+
Na
2
CO
3
, t
o

1.2.4 Bằng phản ứng giữa andehit thơm và hợp chất nitro thơm
Phản ứng của andehit thơm và hợp chất nitro thơm trong cacbon oxit với
sự có mặt của hợp chất chứa paladi và hợp chất chứa nitơ, photpho và
Fe
2
Mo
2
O
24
cho sản phẩm azometin. Thí dụ phản ứng giữa benzandehit với
nitrobenzen trong sự có mặt của phức PdCl
2
-Piridin và CO trong dung môi
benzen ở 150 at và 230
o

C trong 5 giờ sẽ cho sản phẩm là benzylidenanilin với
hiệu suất 71%.
C
6
H
5
- CHO + C
6
H
5
NO
2
C
6
H
5
- CH = N - C
6
H
5
150 at, 5h


17
1.2.5 Ngưng tụ các hợp chất nitro béo hay thơm béo có nhóm metylen hoạt
động với nitrozoaren trong sự có mặt của natri hydroxit hay natri xianua
ON N(CH
3
)
2

NaCN
C
N
N(CH
3
)
2
C
6
H
5
CH
2
NO
2
+
70
o
C
C
6
H
5
- C = N

1.2.6 Bằng phản ứng giữa nitrozoaren và các
α
-hetarylaxetonitrin khi có mặt
của kiềm, hiệu suất đạt từ 50-80%
I

N
CH
3
CH
2
CN
I
N
ON
CH
3
CH = N
N(CH
2
CH
2
Cl)
2
N(CH
2
CH
2
Cl)
2
+
C
2
H
5
OH, KOH


1.2.7 Đi từ các dị vòng chứa nitơ có nhóm metyl hoạt động và các nitrozoaren,
hiệu suất đạt từ 50-70%
N
I
NO
CH
3
CH
3
N(CH
2
CH
2
OH)
2
(HOCH
2
CH
2
)
2
N
CH
3
IN
+
N = CH

1.2.8 Bằng phản ứng giữa andehit và amin bậc một


R - CHO + R' - NH
2
R - CH = N - R' + H
2
O
p
i
p
eridin

Trong đó R và R’ có thể là gốc ankyl, aryl hay dị vòng thơm. Nhìn chung
các azometin béo điều chế từ andehit béo và amin béo không bền, còn các
azometin thơm bền vững hơn. Đặc biệt các azometin thơm hoàn toàn thì rất bền
vững. Phương pháp này là phương pháp thuận lợi nhất để tổng hợp các azometin
xuất phát từ chất đầu dễ kiếm, cho hiệu suất cao.

18
1.3. Phương pháp tổng hợp azometin từ trấu, lõi ngô
Vỏ trấu và lõi ngô là những thứ có chứa đường pentosan, có thể thủy phân
để tạo thành furfural, một andehit dị vòng thơm có thể phản ứng với các amin để
tạo thành một số azometin. Để tổng hợp chất ức chế ăn mòn azometin từ vỏ trấu
hay lõi ngô, trước tiên phải tiến hành thủy phân vỏ trấu thóc hoặc lõi bắp ngô để
điều chế
furfural, sau đó tổng hợp các azometin từ furfural và các amin.
1.3.1 Phương pháp điều chế furfural từ vỏ trấu, lõi ngô
Có thể điều chế furfural từ trấu hay lõi ngô [29,30,31,32,33] theo một số
phương pháp sau:
1.3.1.1 Thủy phân vỏ trấu hay lõi ngô trong dung dịch axit HCl hoặc axit H
2

SO
4

nồng độ 10-12%
H
+
O
CHO
(C
5
H
5
O
4
)n
nH
2
O, t
o
nCH
2
OH-(CHOH)
3
-CHO
-3n H
2
O
pentasan
pentose
fu

r
fu
r
al

1.3.1.2 Thủy phân vỏ trấu hay lõi ngô trong dung dịch axit HCl 11,5% có xúc
tác là oxit ZnO hoặc TiO
HCl,ZnO
O
CHO
(C
5
H
5
O
4
)n
nH
2
O,t
o
nCH
2
OH-(CHOH)
3
-CHO
-3nH
2
O
pentasan

pentose
fu
r
fu
r
al

1.3.1.3 Thủy phân trấu hay lõi ngô bằng hơi nước nóng dưới áp suất cao
Ở phương pháp này người ta sử dụng hơi nước nóng có nhiệt độ lên tới
153
o
C trong điều kiện áp suất 4,2 kg/cm
2
để thủy phân trấu hay lõi ngô thành
furfural.
t
o
, ¸p suÊt
O
CHO
(C
5
H
5
O
4
)n
nH
2
O

nCH
2
OH-(CHOH)
3
-CHO
-3nH
2
O
pentasan
pentose
fu
r
fu
r
al


19
1.3.2 Phương pháp tổng hợp azometin từ furfural
Các azometin từ furfural có thể tổng hợp theo một số phương pháp chung
để tổng hợp azometin như: Bằng phản ứng giữa furfural với amin bậc một trong
dung môi khác nhau, ở nhiệt độ phòng hay nhiệt độ sôi của dung môi, có hoặc
không có xúc tác. Hay bằng phản ứng giữa furfural với hợp chất nitro thơm
1.3.2.1 Bằng phản ứng với amin bậc một trong dung môi là etanol tuyệt đối có
xúc tác là piperidin [1,3]
O
CHO
O
CH=N-R
+

etanol, 80
o
C
piperidin
R-NH
2

Trong đó R có thể là aryl, hetaryl, vòng no
1.3.2.2 Bằng phản ứng giữa furfural với amin bậc một trong dung môi là
diclometan ở nhiệt độ phòng [27]
O
CHO
CH
2
Cl
2
O
CH=N-Ph
+ PhNH
2
CaSO
4
khan

1.3.2.3 Bằng phản ứng giữa furfural với hợp chất nitro thơm có xúc tác niken,
ở điều kiện áp suất cao[27]
O
CHO
Etanol, Ni
O

CH=N-Ph
+ PhNO
2
8 h, 1,4 Mpa

1.4. Các phương pháp xác định khả năng ức chế ăn mòn của chất ức chế ăn
mòn kim loại
Để đánh giá khả năng ức chế ăn mòn kim loại của chất ức chế, người ta có thể
thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo từng điều kiện cụ thể [20].
Xác định khả năng ức chế ăn mòn của chất ức chế có thể th
ực hiện trong
các môi trường ăn mòn khác nhau (axit, bazơ, muối) với các nồng độ, nhiệt độ
khác nhau. Hoặc có thể đưa vào một vật liệu nào đó như dầu, mỡ, màng sơn,

20
màng bảo vệ rồi đánh giá chất lượng bảo vệ kim loại của vật liệu này so với
trường hợp không có chất ức chế. Khả năng ức chế ăn mòn của chất ức chế được
xác định qua các chỉ số như hiệu quả ức chế, mức độ bảo vệ và tốc độ ăn mòn.
Có bốn nhóm phương pháp chính nghiên cứu khả năng ứ
c chế ăn mòn:
- Nhóm phương pháp tổn hao khối lượng (ngâm nhúng)
- Nhóm phương pháp điện hóa
- Nhóm phương pháp thử gia tốc
- Nhóm phương pháp thử nghiệm tự nhiên
Trong các phương pháp trên thì phương pháp ngâm nhúng và phương
pháp phân cực thế động trong nhóm phương pháp điện hóa được sử dụng phổ
biến nhất và thực hiện tương đối đơn giản.
a. Phương pháp tổn hao khối lượng (ngâm nhúng) [34,44]
Phương pháp này dựa trên sự thay đổi khối lượng mẫu sau một thời gian
ngâm nhúng trong môi trường ăn mòn có và không có chất ức chế ăn mòn. Đây

là một phươ
ng pháp thử nghiệm đơn giản nhưng để đảm bảo độ chính xác và độ
lặp lại của kết quả thì các điều kiện thử nghiệm phải được thực hiện nghiêm ngặt
như: Các mẫu kim loại phải được xử lý bề mặt tốt, tỷ lệ giữa diện tích bề mặt và
khối lượng mẫu phải lớn. Các mẫu phải được thự
c hiện trong cùng một khoảng
thời gian, cùng một điều kiện nhiệt độ, áp suất như nhau.
Khả năng ức chế ăn mòn của chất ức chế được đánh giá thông qua chỉ số
độ giảm khối lượng mẫu sau một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích hay
hiệu quả bảo vệ. Hiệu quả bảo vệ được xác định theo công thứ
c:
%100×

∆−∆

k
ck
m
mm

ở đây: ∆m
c
, ∆m
k
là độ giảm khối lượng của mẫu kim loại khi có và không
có chất ức chế.
Tốc độ ăn mòn xác định theo công thức:

21


tS
m
tS
mm
o
×

=
×

=
ρ
(g/m
2
.h) hay (mg/mm
2
.h)
Trong đó:
∆m : độ giảm khối lượng mẫu (gam)
S : diện tích bề mặt mẫu (m
2
hay mm
2
)
t : thời gian ngâm mẫu hay thời gian ăn mòn (giờ)
m
0
: là khối lượng mẫu kim loại trước thí nghiệm
m : là khối lượng mẫu kim loại sau thời gian thí nghiệm t giờ
b. Phương pháp phân cực thế động [36,37,38]

Phương pháp này dựa trên phép đo phân cực thế động, được thực hiện
bằng cách quét thế đặt lên mẫu theo chiều dương (phân cực anot) hoặc theo
chiều âm (phân cực catot). Cường độ dòng điện biến đổi trong quá trình đo được
ghi lại và vẽ ra theo sự ph
ụ thuộc thế quét sẽ cho đường cong phân cực thế động.
Phép đo này được sử dụng để xác định các đặc trưng ăn mòn kim loại trong môi
trường nước, dung dịch muối. Từ phép đo này có thể thu được những thông tin
về hiệu quả bảo vệ, tốc độ ăn mòn, độ thụ động và, khuynh hướng ăn mòn
Khả năng ức chế ăn mòn của chất ức chế
được đánh giá thông qua hiệu
quả bảo vệ Z(%), hiệu quả bảo vệ được tính theo công thức:

0
0
100
0
0
⋅=

i
ii
Z

Trong đó: i
0
là dòng ăn mòn khi không có chất ức chế
i là dòng ăn mòn khi có chất ức chế

1.5. Cơ chế ức chế ăn mòn của chất ức chế ăn mòn
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu đưa ra được cơ chế ức chế ăn mòn

của chất ức chế. Tuy nhiên vẫn chưa có một cơ chế nào có thể giải thích thật đầy
đủ hết cơ chế ức chế ăn mòn của các chất ức chế ăn mòn kim loại, bởi vì tác
dụ
ng bảo vệ của chất ức chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ, cấu tạo

22
chất ức chế, cấu trúc tinh thể bề mặt kim loại, năng lượng hoạt hóa của các ion
nút mạng, mức độ khuyết tật của mạng tinh thể. Các công trình nghiên cứu
[39,40,41] đã đưa ra quan điểm về liên hệ giữa tác dụng ức chế và khả năng hấp
phụ của nó và đã xác định được rằng tính chất bảo vệ của các chất ức chế là do
sự h
ấp phụ của chúng lên bề mặt kim loại, có thể là hấp phụ hóa học hoặc hấp
phụ vật lý. Các chất ức chế amin, azometin có sự hấp phụ hóa học giữa phân tử
chất ức chế với bề mặt kim loại được bảo vệ theo những tâm hấp phụ có sự liên
kết điện tử giữa nguyên tử nitơ và kim loại, giữa các điện tử
π của vòng thơm, dị
vòng thơm và kim loại.
Sự hấp phụ của các chất ức chế trên bề mặt kim loại chủ yếu tuân theo
đường đẳng nhiệt Langmuir (1) và Temkin (2):

θ
θ

=
1
BC (1)
CB
CB
f
BC

.1
.1
ln
1
min
max
+
+
=
(2)
Trong đó:
B: hằng số cân bằng hấp phụ
C: nồng độ chất ức chế
θ: mức độ lấp đầy bề mặt bởi các phân tử chất ức chế
f: yếu tố độ bóng
B
max
, B
min
: hằng số cân bằng hấp phụ tương ứng với giá trị cực đại và cực
tiểu của năng lượng hấp phụ
Sự hấp phụ tuân theo Temkin [42,43] thường có bản chất hấp phụ hóa học,
còn hấp phụ tuân theo đẳng nhiệt Langmuir có bản chất vật lý, được quyết định
bởi lực tĩnh điện Van de van.




23





Chương 2
TỔNG HỢP CÁC CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN AZOMETIN
TỪ TRẤU, LÕI NGÔ
2.1. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tổng hợp chất ức chế ăn mòn từ vỏ
trấu, lõi bắp ngô
Để tổng hợp được một số chất ức chế ăn mòn azometin từ vỏ trấu, lõi ngô,
chúng tôi đã tiến hành theo hai bước. Bước một tổng hợp andehit là furfural từ
vỏ trấu, lõi ngô, bước hai tổng h
ợp các azometin từ furfural và một số amin như:
antranilic axit, anilin, p-nitroanilin, 1-naphtylamin, xyclohecxylamin, etylendi
amin, benzidin.
* Bước một: Điều chế furfural
Sau khi đã xét các điều kiện phản ứng, các yếu tố thuận lợi của các
phương pháp điều chế furfural trong tài liệu tham khảo [29,30,31,32,33]. Chúng
tôi đã lựa chọn phương pháp điều chế furfural bằng cách thuỷ phân vỏ trấu hay
lõi bắp ngô trong dung dịch axit HCl hoặc axit H
2
SO
4
nồng độ 10 -12%, không
cần dùng xúc tác oxit kim loại. Phản ứng diễn ra như sau:
(C
5
H
8
O
4

)n
HCl/H
2
SO
4
- 3nH
2
O
O
CHO
nH
2
O
nCH
2
OH - (CHOH)
3
- CHO
Fu
r
fu
r
al
Pentasan Pentose
t
o
,t
o

* Bước hai: Tổng hợp các chất ức chế ăn mòn azometin từ furfural và các amin

Các azometin tạo thành từ furfural thường là các chất kém bền nhiệt, dễ bị
nhựa hóa trong quá trình tổng hợp ở nhiệt độ cao. Mặt khác khi thực hiện phản
ứng ở điều kiện áp suất cao thì không thuận lợi với điều kiện của phòng thí

×