Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân ở xã thạch mỹ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.62 KB, 42 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp tôi đã được sự giúp
đỡ của các cá nhân và tập thể rất nhiều để hoàn thành khóa học cũng như báo cáo tốt
nghiệp một cách tốt nhất Nhân đây tôi xin có lời cảm ơn tới mọi người.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, các cô giáo trong Khoa
KT&PT trường Đại học Kinh Tế Huế cùng toàn thể các thầy cô giáo trực tiếp tham gia
giảng dạy và tận tình giúp đỡ tôi trong 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Th.Sĩ Bùi Dũng Thể – giáo viên Khoa Kinh tế và Phát
triển đã hết lòng nhiệt tình giúp đỡ tôi suốt thời gian thựuc tập và hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp đại học
Qua đây tôi xin cảm ơn tất cả cán bộ UBND xã Thạch Mỹ, các hộ nông dân đã
giúp đỡ rất nhiều và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nội dung nghiên cứu của
mình trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Tôi rất biết ơn gia đình và bạn bè đã luôn
khuyến khích tôi trong quá trình học tập và rèn luyện .
Tôi xin hứa sẽ đem hết những kiến thức được học trong thời gian qua góp phần
nhỏ bé của mình vào sự nhiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của địa
phương, từ đó xây dựng đất nước phát triển và phồn vinh.
Nhưng do điều kiện và bản thân có hạn nên nội dung đề tài sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô
giáo, các cán bộ lãnh đạo xã và bà con nông dân trong địa phương để nội dung đề tài
đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Phan Trọng Khánh
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1
Xã Thạch Mỹ là một trong những xã sản xuất lạc trọng điểm của huyện Lộc Hà.
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong đó hướng dẫn sản xuất lạc được chú trong là
một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân
trong vùng.
Là một xã nghèo của tĩnh Hà Tĩnh, thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với thời tiết


khí hậu khắc nghiệt, mùa đông thì lạnh và khô, mùa hè thì nắng gắt và thường có gió
lào. Gây không ít khó khăn cho đời sống của người dân nơi đây sản xuất nông nghiệp
trong đó có sản xuất lạc.
Tuy nhiên sản xuất lạc của xã đặt ra yêu cầu đạt năng suất cao nhất trên một
đơn vị diện tích, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó còn phải đáp ứng những
tiêu chuẩn khắc khe về mẫu mã, chất lượng và giá cả của người tiêu dùng. Song do tập
quán canh tác bao đời nay của người nông dân trong sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lạc vẫn
thấp chất lượng lạc chưa cao.
Trên cơ sở đánh giá lại tình hình sản xuất lạc địa phương trong thời gian qua,
nhằm đưa lại những giải pháp hợp lý hơn trong sản xuất. Đó là lý do tôi thực hiện đề
tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân ở xã Thạch
Mỹ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh”.
Nhưng do điều kiện và bản thân có hạn nên nội dung đề tài sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô
giáo, các cán bộ lãnh đạo xã và bà con nông dân trong địa phương để nội dung đề tài
đạt kết quả tốt hơn.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2
Bảng 1: Những nước đứng đầu thế giới về sản xuất lạc 2008/2009 13
Bảng 2: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam qua 3 năm (2009-2011) 14
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm (2009-2011)… 15
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc hà qua 3 năm (2010-2012) 16
Bảng 5 . Tình hình sản xuất lạc của xã Thạch Mỹ giai đoạn 2010-2012… 20
Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra……………… 21
Bảng 7: Tình hình trang bị kĩ thuật của các hộ điều tra…………………… 22
Bảng 8: Tình hình sử dụng giống lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra 2012 24
Bảng 9: Chi phí sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra 26
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra
năm 2012………………………………………………………………………

27
Bảng 11: Kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012 28
Bảng 12: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra 29
Bảng 13: Phân bố các nhân tố ảnh hưởng theo năng suất……………… 29
Bảng 14 : Tình hình tiêu thụ lạc các hộ điều tra xã Thạch Mỹ vụ Đông Xuân
2012
32
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT Đơn vị tính
UBND Ủy ban nhân dân
NLN Nông lâm ngư
CN-TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
DV-TM Dịch vụ thương mại
HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp
TLSX Tư liệu sản xuất
BQNK Bình quân nhân khẩu
BQLĐ Bình quân lao động
BQC Bình quân cộng
BVTV Bảo vệ thực vật
KHKT Khoa học kĩ thuật
3
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây trồng là nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu
về đời sống và sinh hoạt của con người. Từ những nhu cầu về lương thực, thực phẩm
hàng ngày, may mặc cho đến thức ăn để chăn nuôi gia súc, gia cầm và nguyên liệu cho
sản xuất công nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì yêu cầu của con
người về các loại nông sản phẩm ngày càng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất
lượng, về hình thức mẫu mã, về sự đa dạng và những tiêu chuẩn khác. Chính điều này
đã đặt ra cho con người những nhận thức mới, nhận thức về sản xuất ra những sản

phẩm đáp ứng nhu cầu của con người đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4
Lạc là là cây trồng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp nói chung và cũng như trong cơ cấu sản xuất hàng hóa nói riêng. Được Đảng
và Nhà nước ta xác định là cây lương thực chủ chốt trong kim ngạch xuất khẩu, mang
lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần làm tăng tích lũy cho người nông dân trồng lạc.
Tuy nhiên sản xuất lạc phải đặt ra yêu cầu đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị diện
tích, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn
khắc khe về mẫu mã, chất lượng và giá cả của người tiêu dùng. Song do tập quán canh
tác bao đời nay của người nông dân trong sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lạc vẫn thấp chất
lượng lạc chưa cao. Ngày nay, khi mà lạc đã có đủ cho nhu cầu trong nước và có dư để
xuất khẩu thì vị trí của các giống lạc chất lượng cao ngày càng quan trọng, trong khi
đó hầu hết các giống lạc này đang trong tình trạng bị thoái hóa và giảm dần về diện
tích.
Xã Thạch Mỹ là một xã nghèo của tĩnh Hà Tĩnh, thuộc khu vực Bắc Trung Bộ,
với thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mùa đông thì lạnh và khô, mùa hè thì nắng gắt và
thường có gió lào. Gây không ít khó khăn cho đời sống của người dân nơi đây sản xuất
nông nghiệp trong đó có sản xuất lạc. Trên cơ sở đánh giá lại tình hình sản xuất lạc địa
phương trong thời gian qua, nhằm đưa lại những giải pháp hợp lý hơn trong sản xuất.
Đó là lý do tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
vụ Đông Xuân ở xã Thạch Mỹ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lạc và hiệu quả sản xuất lạc.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 ở xã Thạch Mỹ,
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất
lạc ở địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy
những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân

trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
- Đối tượng nghiên cứu: Người dân trồng lạc ở xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà,
tỉnh Hà Tĩnh.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Thạch Mỹ.
- Về thời gian: Số liệu thu thập tính từ năm 2010-2012, đánh giá hiệu quả sản
xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Để nghiên cứu đề tài số mẫu nghiên cứu được chọn đại diện cho các hộ nông
dân trong xã Thạch Mỹ - huyện Lộc Hà- tỉnh Hà Tĩnh có sử dụng đất canh tác ở xã
phân theo 3 nhóm hộ khá, trung bình, nghèo theo tỉ lệ phân loại hộ ở xã là: 40 hộ. Tuy
nhiên có một mẫu không đủ độ tin cậy nên ở đây tôi chỉ xét 39 hộ.
• Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thông tin thứ cấp: Là số liệu, tài liệu thu thập tại UBND huyện Lộc Hà
và UBND xã Thạch Mỹ.
- Số liệu thông tin sơ cấp:Là những thôn tin, số liệu thu thập từ các nguồn điều tra,
phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân.
• Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
• Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp phân tích kinh tế
• Một số phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp dự báo.
5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

6
• Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất,
bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể công lao động gia đình và khấu
hao sản phẩm nông nghiệp.
• Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chi tiêu bao gồm chi phí trung gian, hao
phí lao động.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lạc
• Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Là chỉ tiêu biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian
nhất định
GO=∑Qi*Pi
Trong đó:
GO: Tổng giá trị sản xuất
Qi: Sản lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
• Giá trị tăng trên một đơn vị diện tích (VA): Chỉ tiêu này là hiệu số giữa
giá trị sản xuất và chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích nhất định.
VA=∑GO-∑IC
Trong đó:
VA: Giá trị gia tăng
∑GO: Tổng giá trị sản xuất
∑IC: Tổng chi phí trung gian
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:
• Năng suất lạc (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg
lạc trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
N=Q/S
Trong đó:
Q: Tổng sản lượng lạc trong năm
S: Diện tích gieo trồng lạc
• Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết

một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
7
• Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết
một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
• Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết trong
một đồng giá trị sản xuất thu được có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
8
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây lạc
Lạc, còn được gọi là đậu phộng (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là
một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Nam Mỹ. Lạc là cây thực
phẩm, cây có dầu quan trọng. Trong số các loại cây hạt có dầu trồng hàng năm trên thế
giới, lạc đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích trồng cũng như sản lượng. Hiện có
hơn một trăm nước trồng lạc. Châu Á đứng hàng đầu thế giới về diện tích trồng lạc
cũng như sản lượng, tiếp theo là châu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ. Hiện nay châu Á
và vùng Bắc Mỹ có chiều hướng mở rộng diện tích trồng lạc hơn các vùng khác.
Trong số 25 nước trồng lạc ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ năm, lạc là một
trong các loại cây xuất khẩu thu ngoại tệ của nước ta.
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc
1.1.2.1. Giá trị thực phẩm
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là nguồn thức ăn giầu
về dầu lipit và prôtêin, thành phần sinh hoá của lạc có thể thay đổi phụ thuộc vào
giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả,
các yếu tố không bình thường như: Sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau
cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc.
 Dầu trong hạt lạc
Dầu lạc là một hỗn hợp glixêrít,bao gồm 80% a xít béo không no và 20% a xít
béo no. Thành phần a xít béo trong dầu lạc thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện trồng

trọt.
 Prôtêin của lạc
- Về số lượng, hạt lạc chứa một hàm lượng prôtêin khá cao chỉ kém đậu tương.
9
- Về chất lượng, prôtêin hạt lạc chủ yếu do 2 globulin (2/3 arachin và 1/3
conrachin) hợp thành chiếm 95%.
- Thành phần a xít amin, prôtêin của lạc có đủ 8 a xít amin không thay thế
- Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng
cung cấp rất lớn như: trong 100gam hạt lạc, cung cấp 590cal, cũng lượng như vậy
trong hạt đậu tương cung cấp 411cal, gạo tẻ cung cấp 353cal, thịt lợn nạc cung cấp
286cal, trứng vịt cung cấp 189cal
Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một nguồn
thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già, rang, nấu ) ép dầu để
làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm khác. Gần đây nhờ có
công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng thực
phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc
1.1.2.2. Giá trị trong nông nghiệp
 Giá trị chăn nuôi
Trong khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25-30%. Vậy
khô dầu lạc là nguồn thức ăn giầu prôtêin dùng trong chăn nuôi. Thân lá của lạc với
năng suất 5-10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng chăn nuôi đại gia
súc.Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương dương với cám gạo dùng để nuôi
lợn, gà vịt công nghiệp rất tốt.
Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả
lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp phần quan trọng trong việc phất triển chăn nuôi.
 Giá trị trồng trọt
Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các
nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công
nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do
10

khả năng cố định đạm (N) của nó. Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của
prôtêin ở hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng
nhờ khả năng cố định đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được
cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được
tăng cường có lợi đối với cây trồng sau.
1.1.2.3. Giá trị trong công nghiệp
Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế
biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm
dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật ), ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức
ăn cho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm. Khô dầu lạc, đậu tương dùng chế biến
thành đạm gồm 3 nhóm(bột, bột mịn, thô, đạm cô đặc), khô dầu lạc, đỗ tương có thể
chế biến thành hơn 300 sản phẩm khác nhau phục vụ cho các ngành thực phẩm, trên
300 loại sản phẩm công nông nghiệp.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
1.1.3.1. Đất đai
Lạc có khả năng thích ứng lớn đối với các loại đất khác nhau. Có thể nói lạc là
loại cây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất. Các loại đất
từ đất cát nhẹ đến đất sét nặng đều có thể trồng lạc được. Nhưng đối với cây lạc phù
hợp với các loại đất cát pha, nhẹ, xốp, sáng màu. Đất trồng lạc tốt nhất là các chân đất
thoát nước tốt, kết cấu xốp và mịn, chưa bị rửa trôi màu.
Lạc phát triển tốt trên các chân đất có phản ứng trung tính, tốt nhất là độ pH của
đất không thấp dưới 6. Nếu đất chua, pH dưới 5 thì cần phải bón vôi. Lạc chịu được
đất mặn vừa, ưa thích chân đất có chất vôi.
Lạc sinh trưởng và phát triển tốt trên đất sạch cỏ. Đặc biệt yêu cầu đất sạch cỏ
vào lúc mới mọc.
1.1.3.2. Nhiệt độ
Lạc là loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, phát triển thích hợp trong điều
kiện khí hậu ấm áp. Hiện nay cây lạc được gieo trồng và đã thích nghi với điều kiện ở
nhiều vùng á nhiệt đới và cả ôn đới. Vì vậy, đã có những giống lạc chịu được nhiệt độ
11

khá thấp. Tuy vây, cây lạc không chịu được rét. Nhiệt độ xuống đến dưới 1
0
C, cây con
bị chết, dưới 3
0
C quả thu hoạch có hạt bị mất sức nảy mầm.
Thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển lạc là từ 24-33
0
C, nhiệt độ giới hạn
dưới cho nảy mầm là 12
0
C .
1.1.3.3. Nhu cầu đối với nước và độ ẩm
Nước và độ ẩm, nhất là độ ẩm là điều kện chủ yếu đảm bảo cho sinh trưởng và
phát triển của cây lạc. Ở các vùng trồng lạc thích hợp, lượng mưa trung bình hàng năm
vào khoảng 1000-1300 mm là đủ. Nếu mưa ít hơn 1000 mm thì lạc cần được tưới
nước. Trong một vụ trồng lạc, nếu tính riêng cho nhu cầu sinh trưởng của cây lạc, thì
chỉ cần lượng mưa là 500-600 mm, nếu lượng mưa trung bình ít hơn 350 mm thì lạc
cần được tưới, nhất là vào lúc ra hoa rộ và kết quả.
1.1.3.4. Nhu cầu đối với ánh sáng
Cây lạc có phản ứng nhất định đối với tác động của ánh sáng. Các thời kỳ sinh
trưởng khác nhau có phản ứng khác nhau đối với ánh sáng.
Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc. Quá trình nở hoa
thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng. Vậy trong các yếu tố khí hậu thì ánh
sáng là yếu tố ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất của lạc hơn
so với yếu tố khí hậu khác.
1.1.3.5. Giống
Thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy là một giống tốt cần có đủ 3 đặc điểm:
cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Vì
vậy, để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng lạc cần lựa chọn giống thích hợp với điều

kiện cụ thể của từng nơi trồng lạc.
1.1.3.6. Dinh dưỡng khoáng
Lạc yêu cầu thấp về dinh dưỡng khoáng, do đó lạc không đáp ứng với lượng phân
khoáng cao. Bón từ 75- 150kg/ha, trong đó chủ yếu là lân (P) coi như là đủ đối với cây lạc.
• Vai trò và sự hấp thu Nitơ : Nitơ là thành phần của axít amin, yếu tố để
tạo nên prôtêin, nếu thiếu N cây sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích luỹ bị giảm,
số quả và trọng lượng quả đều giảm, nhất là thiếu ở thời kỳ sing trưởng cuối. Thiếu N
nghiêm trọng dẫn tới cây ngừng phát triển quả và hạt.
• Vai trò hấp thu của Lân : Thiếu P bộ phận rễ kém phát triển, hoạt động
cố định N giảm. Ngoài những vai trò sinh lý bình thường đối với lạc, P còn đóng vai
12
trò đối với sự cố định N và sự tổng hợp lipít ở hạt trong thời kỳ chín, kéo dài thời kỳ ra
hoa và tăng tỷ lệ hoa có ích.
• Vai trò và sự hấp thu Kali : K tham gia chủ yếu vào các hoạt động
chuyển hoá chất ở cây. Thiếu K thân chuyển thành màu đỏ sẫm và lá chuyển màu xanh
nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu K là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thu N
giảm, tỷ lệ 1 quả tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất lạc giảm rõ dệt.
Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Cu, Zu, cũng đóng vai trò rất
quan trọng đối với năng suất lạc.
1.1.3.7. Vôi
Lạc rất cần vôi. Khi thiếu vôi, cây lạc có nhiều quả không có hạt. Vôi giúp cho
lạc huy động được kali, làm cho quả chắc, hạt đầy. Trên các chân đất chua được bón
vôi thì quả chắc tăng lên, tỷ lệ quả lép ít đi.
1.1.3.8. Thị trường và giá cả tiêu thụ
Giá cả và thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc của
người nông dân. Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị tư
thương ép giá, giá bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp,
vì vậy việc tiêu thụ còn gặp khó khăn. Mặt khác, giá các yếu tố đầu vào như giống,
phân bón … ngày càng tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của
người sản xuất có phần suy giảm.

1.1.3.9. Vốn
Vốn có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào
, trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Đối với người nông dân thường thiếu vốn
để sản xuất nên đầu tư cho cây lạc so với nhiều cây trồng khác còn thấp, mà chủ
yếu là đầu tư lao động sống.
1.1.3.10. Kĩ thuật chăm sóc
Qua nhiều năm sản xuất người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng
những loại cây trồng nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kỳ gieo trồng thích
hợp. Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ làm cho người dân đã nhận
thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng năng suất
cây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người dân sản xuất về giống, khâu làm đất,
các biện pháp chăm sóc.
13
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trên thế giới cây lạc được phân bố rộng rãi, nhiều nước đang có chủ trương
phát triển mạnh cây lạc như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ … Các nước phát triển lạc
chủ yếu để xuất khẩu. Lạc là cây trồng đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích trồng
cũng như sản lượng.
Thế giới sản xuất lạc với tổng số khoảng 29 triệu tấn mỗi năm, Trung Quốc dẫn
đầu trong sản xuất đậu phộng, có một phần khoảng 41,5% tổng sản lượng thế giới, tiếp
theo là Ấn Độ (18,2%) và Hoa Kỳ (6,8%). Trong Châu Âu , nhà sản xuất hàng đầu là
Hy Lạp , khoảng 2000 tấn mỗi năm. Năm 2009, tổng sản lượng lạc của thế giới đạt
34,43 triệu tấn.
Bảng 1: Những nước đứng đầu thế giới về sản xuất lạc 2008/2009
Quốc gia Sản lượng ( triệu tấn) Cơ cấu( %)
Trung Quốc 14,30 41,53
Ấn Độ 6,25 18,15
Hoa kỳ 2,34 6,79
Nigeria 1,55 4,50

Indonesia 1,25 3,63
Thế giới 34,43 100,00
(Nguồn: Thống Kê từ FAOSTAT)
Sở dĩ các nước này đạt năng suất lạc lớn nhất là nhờ áp dụng rộng rãi trong sản
xuất các giống lạc cải tiến và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử
dụng các máy móc hiện đại để làm đất. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được áp
dụng là: cày sâu, bón phân cân đối, gieo dày hợp lý, phòng trừ dịch hại và áp dụng kỹ
thuật phủ nilông.
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Lạc là cây truyền thống của người nông dân Việt Nam, là loại cây công nghiệp
ngắn ngày quan trọng hàng đầu, khả năng thích ứng rộng và được trồng nhiều vụ trong
năm, lạc được sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta lạc
được trồng ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam tỉnh nào cũng có. Tuy vậy, cho đến nay
nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của cây lạc trong nông nghiệp cũng như trong
đời sống của nhân dân ta chưa thật đúng mức vì vậy mà diện tích, sản lượng, năng suất
14
trồng lạc ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên không đáng kể điều đó được thể
hiện qua bảng 2 về tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam qua 3 năm (2009-2011).
Bảng 2: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam qua 3 năm (2009-2011)
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Diện tích Nghìn ha 245,0 231,4 223,7 -13,6 -5,45 -7,7 -3,33
Năng suất Tạ/ha 20,85 21,05 20,82 0,20 0,96 -0,23 -1,09
Sản lượng Nghìn tấn 510,9 487,2 465,9 -23,7 -4,64 -21,3 -4,37
(Nguồn Tổng Cục Thống Kê 2012)
Theo dõi sản lượng lạc qua 3 năm (2009-2011) chúng ta thấy sản lượng và diện
tích lạc đều giảm. Năm 2009 là 510,9 nghìn tấn, nhưng giảm nhanh xuống còn 487,2
nghìn tấn năm 2010 và năm 2011 chỉ còn 465,9 nghìn tấn. Sản lượng lạc giảm là do
diện tích trồng lạc của nước ta 3 năm gần đây giảm. Từ 245 nghìn ha giảm xuống còn
223,7 nghìn ha sau 2 năm. Việc diện tích giảm là do nước ta đang là một nước công

nghiệp hoá, một phần đất trồng lạc chuyển sang phát triển cây trồng có hiệu quả kinh
tế cao hơn, một phần chuyển sang đất phi nông nghiệp. Sự biến động về sản lượng và
diện tích kéo theo sự biến động của năng suất. Năm 2010 so với 2009 có tăng, tăng
0.96 % tuy nhiên lại giảm vào năm tiếp theo, tỷ lệ giảm lớn hơn tỷ lệ tăng vào năm
trước. Điều này là do thời tiết khí hậu nước ta mấy năm gần đây khắc nghiệt, sâu bệnh
phá hoại mùa màng, gây nhiều khó khăn cho sản xuất lạc của bà con. Bên cạnh đó,
nguyên nhân chủ quan là người dân chưa đầu tư chăm sóc nhiều cho lạc cũng góp
phần không nhỏ làm giảm năng suất lạc năm vừa qua.
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc tỉnh Hà Tĩnh
Để nắm được tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm 2009-2011 ta xét
bảng 3 dưới đây:
Nhìn vào bảng số liệu 3 ta thấy: Diện tích đất trồng lạc giảm qua các năm. Năm
2009 là 19,9 nghìn ha, năm 2010 là 19,4 nghìn ha giảm 0,5 nghìn ha tương ứng giảm
2,51% so với năm 2009. Năm 2011 là 18 nghìn ha giảm 7,22% nghìn ha so với năm
2010. Diện tích trồng lạc của tỉnh giảm là do Hà Tĩnh mới lên thành phố đang chú tâm
phát triển công nghiệp hóa, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang để phát
15
triển các khu công nghiệp, xí nghiệp, du lịch, Làm cho diện tích trồng lạc của toàn
tỉnh cũng có xu hướng giảm.
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm (2009-2011)
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Diện tích Nghìn ha 19,9 19,4 18,0 -0,5 -2,51 -1,40 -7,22
Năng suất Tạ/ha 21,56 21,13 21,38 -0,43 -2,00 0,25 -1,18
Sản lượng Nghìn tấn 42,9 41,0 38,5 -1,9 -4,43 -2,50 -6,10
(Nguồn : Tổng Cục Thống Kê)
Sản lượng lạc của tỉnh qua 3 năm (2009-2011) có những biến động. Sản lượng
lạc năm 2009 là 42,9 nghìn tấn, năm 2011 còn 38,5. Điều này được hiểu là do tâm lý
của người dân, họ nghĩ lạc không xuất khẩu được nữa nên thu hẹp diện tích trồng lạc

chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, nguyên nhân khác nữa là do gặp điều kiện
thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh nhiều nhất là sâu cuốn lá ảnh hưởng đến sản
lượng của toàn tỉnh.
Diện tích, sản lượng thay đổi làm cho năng suất lạc qua 3 năm (2009-2011)
cũng có nhiều biến động. Nhìn chung là giảm tương tự 2 chỉ tiêu trên, điều này cũng
dễ hiểu là do diện tích, sản lượng giảm làm cho năng suất giảm, bên cạnh đó là do năm
2011 gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh nhiều làm ảnh hưởng đến
năng suất lạc.
Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát
triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ phát triển kinh tế
chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát
triển kinh tế toàn diện.
1.2.4. Tình hình sản xuất lạc huyện Lộc Hà
Là huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 11.830 ha, dân số hơn 8,3
vạn người. Là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, có địa hình thuộc vùng bán sơn địa
rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là rất thích hợp với các loại
cây trồng như: lúa, màu, rau, cây công nghiệp ngắn ngày trong đó có cây lạc.
16
Tính riêng năm 2010, trên toàn huyện, diện tích trồng lạc là 1600 ha, với sản
lượng đạt xấp xỉ 4000 tấn, chiếm 10% của toàn tỉnh , tương ứng với 10% diện tích
trồng lạc của tỉnh. Tuy diện tích trồng lạc năm 2012 không thay đổi nhiều so với năm
2007 nhưng sản lượng và năng suất thì có giảm , giảm từ 2,48 tạ/ ha xuống còn 2,2
tạ/ha . nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại kéo dài làm anh
hưởng đến năng suất lạc của các hộ dân.
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc hà qua 3 năm (2010-2012)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Diện tích Ha 1600 1650 1570
Năng suất Tạ/ha 2,5 2,48 2,2
Sản lượng Tạ 4000 4100 3500
(Nguồn: UBND huyện)

17
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ THẠCH MỸ, HUYỆN LỘC
HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thạch Mỹ nằm về phía Tây Nam của huyện Lộc Hà, cách trung tâm huyện
4 km, cách thành phố Hà Tĩnh hơn 10 km, phía bắc giáp núi Bằng Sơn, phía nam giáp
sông Đò Điệm dài hơn 8 km.
Có ranh giới tiếp giáp với các xã:
Phía Đông Bắc giáp xã Thịnh Lộc;
Phía Tây Bắc giáp xã An Lộc, Bình Lộc;
Phía Tây Nam giáp xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà;
Phía Tây giáp xã Phù Lưu;
Phía Nam giáp xã Hộ Độ, Mai Phụ;
Phía Đông giáp xã Thạch Châu, Thạch Bằng.
Xã Thạch Mỹ nằm trên trục tuyến kinh tế Đông Bắc của tỉnh nên có vị trí quan
trọng trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và an ninh quốc phòng. Trên địa bàn xã
có trục đường giao thông Tỉnh lộ 22/12 nằm ở phía Đông Bắc xã dài hơn 1 km nối với
Tỉnh lộ 7 đi thị trấn Nghèn; phía Đông có đường Tỉnh lộ 9 và đường sông Nghèn rất
thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển hàng hóa. Đồng thời xã có điều kiện giao lưu với
các vùng kinh tế thị trường đang phát triển như thành phố Hà Tĩnh, khu Công nghiệp
mỏ sắt Thạch Khê, thị xã Hồng Lĩnh.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình khí hậu
Xã Thạch Mỹ có địa hình khá đa dạng, có địa hình vùng đồng bằng, có địa hình
vùng đồi núi thấp, địa hình thấp ven sông Nghèn nước ngọt và sông Đò Đệm nước
mặn đã tạo ra sự phong phú, đa dạng các sản phẩm nông nghệp. Địa hình thấp dần
theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và đã tạo thành 2 tiểu vùng sản xuất có đặc thù khác
nhau.
Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa , khí hậu trong năm được chia thành 2

mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm
18
sau. Yếu tố khí hậu của xã Thạch Mỹ nhìn chung thuận lợi để phát triển đa dạng các
loại cây trồng vật nuôi. Một số yếu tố bất lợi như nắng lắm, mưa nhiều, gió lào , rét
đậm, bão luc cũng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghệp và đặc biệt là cây
lạc.
2.1.2 Đặc điểm văn hoá – xã hội
Tổng số lao động toàn xã có 3778 lao động trong độ tuổi (chiếm 51% dân số);
lao động có việc làm thường xuyên chiếm 80% lao động trong độ tuổi; 20% lao động
đi làm các nghề như xây dựng, làm trong các công ty doanh nghiệp, dịch vụ thương
mại, xuất nhập khẩu lao động trong và ngoài nước. Lao động phân theo các ngành
nghề của xã như sau:
NLN nghiệp chiếm 58,84% lao động trong độ tuổi(2232 lao động)
CN-TTCN và các ngành nghề khác là 1297 người, chiếm 33,8% lao động .
DV-TM có 258 lao động , chiếm 6,8%.
Thạch Mỹ trước đây gồm 5 làng: Báo Ân, Đại Yên, Hạ Ân, Hựu Ninh, Vịnh
Lộc, sau khi hợp nhất toàn xã được chia thành 15 thôn, làng Bắc Yên có 42 hộ giáo
dân với 240 nhân khẩu. Với các nghề truyền thống như: làm hương, làm chổi.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung trong giai đoạn 2005-2010 phát triển với tốc
độ bình quân 8-9% /năm. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất trong các ngành kinh tế là
128,54 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế của các ngành đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành
dịch vụ, thương mại và TTCN- làng nghề. So sánh giá trị sản xuất của các ngành kinh
tế của xã từ năm 2005 với 2010, cơ cấu giá trị của ngành nông lâm ngư nghiệp giảm
15,68%, cơ cấu giá trị ngành TTCN- làng nghề tăng 6,12%, cơ cấu dịch vụ thương mại
tăng 9,56%. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 9,6 triệu đồng/người/ năm.
Bình quân lương thực đầu người đạt 216kg/ người / năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao,
15,2%. Về tổ chức sản xuất xã Thạch Mỹ có 1 HTX NN làm ăn kém hiệu quả.
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn sản xuất lạc trên địa bàn xã Thạch Mỹ

2.1.4.1 Thuận lợi
19
Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường của xã có nhiều thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp kiêm
ngành nghề dịch vụ.
Địa hình của xã Thạch Mỹ khá đa dạng ( có vùng đồng bằng, vùng ven sông,
vùng đồi) đã tạo ra sự phong phú các sản phẩm nông lâm ngư ngiệp. Khí hậu và tính
chất đất đai của xã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh như cây lúa, vùng sản
xuất lúa màu(lạc, dưa thái ) vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa.
Vị trí địa lý của ã Thạch Mỹ khá thuận lợi về đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa
trong vùng cũng như với các địa bàn lân cận. Xã Thạch Mỹ nằm gần thị trấn huyện
Lộc Hà, đây sẽ là thị trường quan trọng tiêu thụ các mặt hàng nông sản chất lượng cao
và khối lượng lớn. Yếu tố thuận lợi này giúp xã có điều kiện chuyển nhanh sang sản
xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng nhanh giá trị sản xuất, chăn nuôi.
Tiềm lực kinh tế của xã, các hộ dân những năm gần đây đã được nâng cao, nên
các hộ dân có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất nhà ở, các công
trình phục vụ sản xuất, phúc lợi xã hội trên địa bàn.
Xã Thạch Mỹ có đội ngũ lãnh đạo năng động , nhiệt huyết, trình độ ngày càng
được nâng cao. Lực lượng lao động của xã thuộc loại trẻ, có trình độ văn hóa, tiếp thu
nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn
kết trong thời kỳ chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước. Đây
sẽ là nhân tố thuận lợi để cấp chính quyền xã và người dân thực hiện thành công xây
dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
2.1.4.2 Khó khăn
Thạch Mỹ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão vùng từ Vịnh Bắc Bộ
nên dễ xảy ra tình trạng lụt lội trên diện rộng, và gây thiệt hại về hoa màu, tài sản , đe
dọa tính mạng cho nhân dân. Một số yếu tố khí hậu như mùa hè thời tiết nóng , mưa
lớn tập trung, chịu ảnh hưởng của gió lào hoạt động từ tháng 6-7 , mùa đông lạnh ảnh
hưởng xấu tới sản xuất và sức khỏe con người.
Là một xã nông nghiệp, đa số đất đai của xã Thạch Mỹ thuộc nhóm đất cát,

nghèo dinh dưỡng, nên phải đầu tư nhiều để cải tạo độ phì của đất. Nguồn nước tưới
khu vực phía Bắc của xã còn thiếu, nhất là về mùa khô. Xã còn thiếu các công trình
20
đầu mối để chủ động nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô nên hạn chế mở rộng diện
tích 2 vụ và tăng cây trồng hằng năm
Hình thức tổ chức sản xuất HTXNN kém hiệu quả. Lực lượng lao động chủ yếu
thủ công, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp. Tỷ lệ lao động được đào tạo có chứng chỉ
chưa cao, những người lao động có trình độ cao trong các ngành kinh tế của xã rất hạn
chế, đòi hỏi phải chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực phi nông nghiệp, tới
năm 2020 lao động nông nghiệp phải giảm còn 35%. Đây cũng là thách thức không
nhỏ với xã Thạch Mỹ.
Đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu
cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn.
2.2 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 Ở XÃ THẠCH
MỸ, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
2.2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất lạc của xã Thạch Mỹ 2010-2012
Thạch Mỹ là một xã nghèo thuộc tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích sản xuất nông
nghiệp chiếm 70% tổng diện tích đất, điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp,
trong đó có cây lạc. Riêng năm qua, sản lượng lạc của xã là 2530 tạ. Để rõ hơn tình
hình sản xuất lạc của địa bàn xã, ta xét bảng sau:
Bảng 5 . Tình hình sản xuất lạc của xã Thạch Mỹ giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Sản lượng Tạ 2645 2808 2530
Diện tích Ha 115 117 115
Năng suất Tạ/ha 23 24 22
(Nguồn: Ban Thống Kê Xã)
Qua bảng trên, ta thấy diện tích và sản lượng của lạc qua 3 năm gần đây có
nhiều biến động, tuy nhiên không đáng kể. diện tích trồng lạc của xã giảm. Năm 2010
và 2012 xã có diện tích gieo trồng đều bằng 115 ha, tuy nhiên sản lượng năm 2010 có
cao hơn năm 2012 là 23 ta/ha, cao hơn 1 tạ. Nhìn chung qua 3 năm thì năm 2011 là xã

đạt diện tích gieo trồng cao và năng suất cao nhất, 24 tạ/ha với 117 ha diện tích gieo
trồng.
2.2.2 Tình hình lao động, đất đai, trang bị TLSX và sử dụng giống lạc vụ Đông
Xuân năm 2012 của các hộ điều tra
21
2.2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQC
1. Số hộ Hộ 39
2. Tổng số LĐ LĐ 127
- Nam LĐ 63
- Nữ LĐ 64
3.BQLĐ/hộ LĐ/hộ 3,25
4. Trình độ văn hoá chủ hộ Lớp 7,61
5. Tuổi BQ của chủ hộ Năm 47,35
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, được nhân dân gieo trồng từ bao đời nay. Để
tăng hiệu quả sản xuất lạc thì lao động của con người hết sức quan trọng, nhờ có sức
lao động của mình, con người đã khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên
nhằm phát triển sản xuất lạc. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất lạc đông xuân trên địa bàn xã Thạch Mỹ, tôi điều tra 39 hộ gia đình theo
phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên trong 15 thôn của xã.
Qua bảng 5 ta thấy với tổng số 39 hộ thì có số nhân khẩu là 127 lao động, với
bình quân lao động trên mỗi hộ của xã là 3,25 người, điều này vừa tạo điều kiện thuận
lợi nhưng cũng vừa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong việc ổn định cuộc
sống và giải quyết việc làm. Đây là một nguồn lao động dồi dào cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Lạc trồng ở miền Trung đa số trồng một vụ Đông Xuân kéo dài
trong 3 tháng mà lao động nông nghiệp mang tính thời vụ, khi tới mùa vụ thì lao động
không đủ để tập trung sản xuất, thiếu nhân lực bởi vì đa số các hộ điều tra thiếu người
làm khi có mùa vụ nhưng lại dư thừa khi mùa vụ kết thúc nhất. Điều này khiến cho đời

sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, năng suất có thể giảm bởi vì đối với cây
lạc đòi hỏi phải gieo trồng kịp thời vụ và phải đầu tư chăm sóc, bảo vệ.
Đồng thời trình độ văn hóa của chủ hộ cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản
xuất bởi nó thể hiện sự hiểu biết, sự tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật và cách thức
vận dụng nó vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi.
Lao động dồi dào nhưng trình độ lao động chưa cao. Trình độ văn hóa của các
hộ ở đây hầu hết đều ở mức trung bình, trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ là
22
7,61/12. Do ở đây đa số là những người làm nông nghiệp còn trẻ có trình độ học vấn
lớp 7, 10, 12 nên dễ tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm cách thức làm ăn giỏi trong và ngoài
xã, tham gia nhiều lớp tập huấn khuyến nông từ đó đưa ra quyết định sản xuất đúng
đắn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản
xuất lạc nói riêng.
Độ tuổi cũng nói lên được kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất. Vì lạc
là cây trồng được nhân ta ưa chuộng và trồng từ bao đời nay nên người dân ở đây có
nhiều kinh nghiệm trồng lạc từ xa xưa truyền lại. Độ tuổi bình quân là 47,35 tuổi, đây
là một điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng lạc nhưng bên cạnh đó nó cũng có những
hạn chế do đa số là những người có độ tuổi cao nên vẫn còn theo phong tục lạc hậu,
bảo thủ, không chịu đổi mới áp dụng tiến bộ khoa học–kỹ thuật nó cũng là một trong
những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất lạc.
2.2.2.2. Tình hình trang bị TLSX các hộ điều tra
Sản xuất nông nghiệp là một ngành có vị trí rất quan trọng vì nước ta là một
nước nông nghiệp đa số người dân sống bằng nghề nông. Để sản xuất nông nghiệp
mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cũng đòi hỏi mức độ đầu tư về trang bị kỹ thuật của
người nông dân.
Bảng 7: Tình hình trang bị kĩ thuật của các hộ điều tra(BQ/ hộ)
Chỉ tiêu ĐVT
BQC
SỐ LƯỢNG Giá trị (1000đ)
1. Trâu bò cày kéo Con 0,949 1.4205,128

2. Máy cày, bừa Cái 0,205 564,103
3. Bình phun thuốc sâu Cái 1,026 251,282
4. Xe cải tiến Cái 0,923 592,308
5. Công cụ khác Cái 3,564 145,513
Tổng giá trị - 1.5758,333
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ)
Qua bảng 6 ta thấy: Bình quân mức độ đầu tư trang bị kỹ thuật mỗi hộ là
15.758,333nghìn đồng cho 7 yếu tố:
Bình quân mỗi hộ nuôi 0,949 con trâu bò cày kéo có giá trị 14.205,128 nghìn
đồng.
23
Sản xuất lạc của các hộ đa số làm thủ công truyền thống bằng tay dùng cuốc,
vồ, bồ cào, chang … để làm đất nên bà con mua rất ít máy cày bừa, bình quân mỗi hộ
có 0,205 máy cày bừa với giá trị là 564,103nghìn đồng. Do diện tích đất gieo trồng cây
hàng năm ít nên không sử dụng các máy móc hiện đại để giải quyết khâu làm đất.
Ngoài sử dụng máy cày bừa làm đất còn khâu thu hoạch người dân sử dụng máy tuốt
lúa giảm được công lao động trong quá trình sản xuất.
Một công cụ khác nữa mà người nông dân phải sử dụng vì khí hậu thời tiết
ngày càng khắc nghiệt đặc biệt lạc vụ Đông Xuân ở miền Trung rất thuận lợi cho sâu
bệnh phát triển nên bình phun thuốc sâu là một công cụ khá quen thuộc với bà con
nông dân ở đây. Bình quân mỗi hộ có 1,026 bình phun thuốc trừ sâu với giá trị
251,282 nghìn đồng.
Hệ thống đường sá giao thông kém phát triển khiến cho việc vận chuyển thu
hoạch gặp nhiều khó khăn cho các loại phương tiện vào đồng. Xe công nông hiện đang
bị cấm nên các nông hộ chuyển sang loại phương tiện khác để thuận tiện cho việc vận
chuyển và thu hoạch đó là xe cải tiến. Bình quân mỗi hộ có 0,923 xe cải tiến với giá trị
592,308 nghìn đồng.
Như vậy mức độ đầu tư về trang bị kỹ thuật còn rất thấp và vẫn còn sử dụng các
công cụ truyền thống, thô sơ, từ đó đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần quan
tâm nhất là vấn đề dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc sử dụng máy móc năng

suất cao để giảm sức lao động cho con người, dùng thời gian đó vào các hoạt động
truyền thống trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
2.2.2.3. Tình hình sử dụng giống lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra
Giống là một yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả
sản xuất lạc. Thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy một giống tốt cần có đủ ba điều
kiện: cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh
cao. Vì vậy, để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng lạc cần chọn lựa giống thích hợp
với điều kiện cụ thể của từng nơi.
Bảng 8: Tình hình sử dụng giống lạc vụ Đông Xuân của các hộ điều tra 2012
Chỉ tiêu ĐVT Giống cao sản Giống L14 L26
Diện tích Sào 14 46 41
24
Cơ cấu % 13,86 45,54 40,59
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Trên địa bàn điều tra tôi thấy các hộ nông dân đa số sử dụng giống lạc do đa số
hộ thấy được tầm quan trọng của giống lạc cho năng suất cao, chống chịu được với
thời tiết khắc nghiệt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Như vậy giống lạc L14 và L26 cho năng suất cao, trồng được nhiều vụ trong
năm, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau và khả năng chống chịu khá với các
bệnh đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt, chống chịu trung bình với bệnh héo xanh vi khuẩn, khả
năng chống đổ tốt nên được gieo trồng trên diện tích rộng. Với 46 sào giống L14 và 41
sào L26, còn lại 14 sào giống lạc Cao Sản.
Lựa chọn giống tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, điều kiện sản xuất
ở từng vùng, cho từng loại đất, đồng thời bảo quản tốt hạt giống đảm bảo hạt giống
đem gieo có tỷ lệ nảy mầm cao, mọc đều, mầm mọc khỏe là yêu cầu quan trọng hàng
đầu trong việc trồng lạc đạt năng suất và hiệu quả cao mà các viện nghiên cứu, trại
giống đang tìm hiểu và lai tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.
2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều
tra
2.2.3.1 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Lạc có khả năng thích ứng lớn đối với các loại đất khác nhau. Có thể nói lạc là
loại cây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất tuy nhiên nó
cũng đòi hỏi sự đầu tư thích hợp về giống, phân bón, vôi, thuốc bảo vệ thực vật, công
chăm sóc và bảo vệ nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
Nhìn vào bảng 9 ta thấy:
Trong tổng chi phí thì chi phí trung gian chiếm tỷ lệ khá lớn và được các nông
hộ rất quan tâm vì nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc. Chi phí trung
gian là các chi phí mà các hộ phải bỏ tiền ra mua như: giống, phân bón, vôi, thuốc bảo
vệ thực vật, các dịch vụ và chi phí khác Trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là
giống. Chất lượng giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Bình quân mỗi sào hộ bỏ
ra 173,31 nghìn đồng tiền giống để mua các loại giống năng suất cao, chất lượng tốt,
chi phí giống chiếm 40,69% tổng chi phí trung gian.
25

×