Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của xã châu đình huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.96 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA
CỦA XÃ CHÂU ĐÌNH, HUYỆN QUỲ HỢP
TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lương Thị Thu ThS. Nguyễn Hoàng Diễm My
Lớp: K43A - KTNN
Niên khóa: 2009 – 2013
Huế, 05/2013
i
Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc
đên cô giáo Ths.Nguyễn Hoàng Diễm My, người hướng dẫn khóa
học của luận văn, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này. Cô đã tận tình động viên hướng dẫn tôi từ
định hướng đến cụ thể, chi tiết để tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình nghiên cứu, từ việc tìm tài liệu, lựa chọn đề tài,
cách viết, cách trình bày, cách thu thập, phân tích và xử lý số
liệu.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến:
- Quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế đã trang bị
cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt khóa học.
- Các cô chú, anh chị trong UBND xã Châu Đình huyện Quỳ
Hợp tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
tập tốt nghiệp.
- Bà con nông dân xã Châu Đình lời cảm ơn chân thành bởi
họ đã góp phần không nhỏ giúp thực hiện đề tài.


- Gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh bên tôi, đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, gia đình luôn là chỗ dựa
vững chắc cho tôi trong suốt quãng thời gian học tập tại giảng
đường và thời gian làm khóa luận.
Một lần nữa xin được chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Lương Thị Thu
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1. Cơ sở lý luận 3
1.1.1.1. Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế 3
1.1.1.2. Một số vấn đề chung về cây mía 6
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 12
1.1.2.1. Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam 12

1.1.2.2. Tình hình sản xuất mía đường tỉnh Nghệ An 15
1.2. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 16
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 16
1.2.1.1. Vị trí địa lý 16
1.2.1.2. Địa hình 16
1.2.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn 16
1.2.2. Tình hình kinh tế -xã hội 18
1.2.2.1. Dân số, lao động 18
1.2.2.2. Đất đai 19
1.2.2.3.Đường lối phát triển vùng mía nguyên liệu của xã Châu Đình huyện Quỳ Hợp
21
1.2.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của xã Châu Đinh huyện Quỳ Hợp 22
Chương 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA
CỦA XÃ CHÂU ĐÌNH HUYỆN QUỲ HỢP 24
iii
2.1. Thực trạng sản xuất mía tại xã Châu Đình huyện Quỳ Hợp 24
2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra 25
2.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 25
2.2.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 26
2.2.1.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra 27
2.2.1.3. Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất của hộ điều tra 28
2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ điều tra 29
2.3.1. Đầu tư sản xuất của các hộ điều tra 29
2.3.2. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra 31
2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra 32
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của sản xuất mía 34
2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai 34
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian 36
2.4.3. Ảnh hưởng của giá bán 39
2.4.4. Ảnh hưởng của phân bón 44

2.4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu mía 48
2.4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu mía 2010-2011 48
2.4.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu mía 2011-2012 49
2.5. Những khó khăn và nhu cầu của hộ trong việc sản xuất mía 51
2.5.1. Những khó khăn của hộ trong việc sản xuất mía 51
2.5.2. Nhu cầu của hộ 53
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT MÍA TẠI XÃ CHÂU ĐÌNH HUYỆN QUỲ HỢP 55
3.1. Phân tích SWOT cho sản xuất mía tại xã Châu Đình 55
3.2. Định hướng phát triển sản xuất mía tại xã Châu Đình huyện Quỳ Hợp 59
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía tại xã Châu Đình huyện Quỳ Hợp 59
3.3.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu mía 59
3.3.2. Kỹ thuật 60
3.3.3. Chăm sóc 61
3.3.4. Sản xuất 61
3.3.5. Thực hiện bảo trợ, bảo hiểm sản xuất cho người nông dân 61
3.3.6. Về vốn 62
3.3.7. Khuyến nông 62
3.3.8. Liên doanh, liên kết 62
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
I. KẾT LUẬN 63
iv
II. KIẾN NGHỊ 64
1. Đối với nhà nước 64
2. Đối với chính quyền địa phương 64
3. Đối vớí Công Ty TNHH mía đường Nghệ An Tale&Lyte 65
4.Đối với người sản xuất 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

DT : Diện tích
NS : Năng suất
SL : Sản lượng
ĐVT : Đơn vị tính
BQC : Bình quân chung
NN : Nông nghiệp
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
VA : Giá trị gia tăng
ĐB : Đồng bằng
BTB : Bắc trung bộ
DH : Duyên hải
MT : Miền trung
MN : Miền núi
TD : Trung du
BVTV : Bảo vệ thực vật
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
UBND : Ủy ban nhân dân
LĐ : Lao động
TC : Tổng chi phí
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1:Tình hình sản xuất mía của Việt Nam phân theo vùng qua 3 năm (2009 –
2011) 13
Bảng 2. Tình hình sản xuất mía của tỉnh Nghệ An 15
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động xã Châu Đình qua 3 năm 2010-2012 18
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Châu Đình qua 3 năm 2010-2012 20
Bảng 5: Kết quả sản xuất mía của Xã Châu Đình qua 3 năm 2010-2012 24

Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012 (Tính
bình quân trên hộ) 26
Bảng 7: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2012 (Tính bình quân
trên hộ) 28
Bảng 8: Tình hình trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra năm 2012 (Tính
bình quân trên hộ) 29
Bảng 9: Đầu tư sản xuất mía của các hộ điều tra năm 2012 (Tính bình quân
sào/năm) 30
Bảng 10: Chi phí sản xuất của các hộ điều tra năm 2012 (Tính bình quân trên
sào) 31
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra năm 2012 (Tính
bình quân trên sào/năm) 33
Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía
của các hộ điều tra năm 2012 37
Bảng 14: Ảnh hưởng của giá bán đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía năm 2012
(Tính bình quân trên sào/năm) 42
Bảng: 15. Ảnh hưởng mức đầu tư phân bón đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía
của các hộ điều tra năm 2012 (Tính bình quân trên sào/năm) 46
Bảng: 16 Phân tích biến động của doanh mía thông qua 2 năm 2010, 2011 của Xã
Châu Đình 48
Bảng: 17 Phân tích biến động của doanh mía thông qua 2 năm 2011, 2012 của Xã
Châu Đình 49
Bảng 18: Những khó khăn của hộ điều tra trong việ sản xuất mía năm 2012 51
Bảng:19. Nhu cầu của các hộ điều tra năm 2012 53
Bảng 20: Phân tích SWOT cho sản xuất mía tại xã Châu Đình 55
vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha = 10000 m
2
1 sào = 500 m

2
1 tấn = 1000 kg
1 tạ = 100 kg
viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của xã Châu Đình, huyện
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình sản xuất.
- Hệ thống hóa lý luận chung.
- Đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả sản xuất của các nông hộ, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng hưởng hiệu quả sản xuất mía.
- Đề xuất những những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế và phát triển sản xuất mía trên địa bàn xã Châu Đình.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập số liệu.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
- Phương điều tra thu thập số liệu.
- Tổng hợp số liệu thống kê.
- Phương pháp phân tích chỉ số.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại UBND xã, Văn phòng thống kê xã.
Ngoài ra là các nguồn thông tin từ các đề tài đã công bố, các báo cáo, tạp chí và một số
thông tin từ các website liên quan.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua các phiếu điều tra được thiết kế sẵn thu thập từ 60
hộ trồng mía tại xã.
Các kết quả đạt được:
- Hoạt động sản xuất mía của xã Châu Đình có nhiều điều kiện để phát triển:

Mía là cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thích hợp với nhiều loại đất, người dân có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất mía, đặc biệt là Công ty TNHH mía đường Nghệ An
là nơi bao tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu được sản xuất ra trên địa bàn xã.
- Nhìn chung, những năm gần đây sản xuất mía trên địa bàn đã ổn định và đi
vào phát triển sản lượng mía toàn xã luôn đạt trên 36120 tấn mỗi năm.
- Kết quả và hiệu quả sản xuất mía mang lại khá lớn so với điều kiện sản xuất
nông nghiệp của xã. Cây mía trở thành cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của xã.
Nó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng mía.
ix
- Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được thì sản xuất
mía trên địa bàn xã còn gặp nhiều hạn chế như sau:
+ Lao động còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất truyền thống, ít đầu tư
cho sản xuất.
+ Giống mía đã qua nhiều thời vụ sản xuất nên chất lượng không cao, thay thế
bởi các giống mía mới có năng suất, chất lượng tốt hơn. Nên giống năng suất cao có
ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Giá các yếu tố đầu vào và đầu ra không ổn định nên làm ảnh hưởng đến kết
quả , hiệu quả sản xuất và tâm lý của người dân.
+Diễn biến thời tiết, thiên tai, sâu bệnh cũng thất thường làm ảnh hưởng không
nhỏ tới sản xuất mía.
- Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế tại xã
Châu Đình, để đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía
trên địa bàn xã.
x
xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Kinh tế nước
ta liên tục tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm liền, trong đó có kinh tế nông

nghiệp. Tuy tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng GDP của quốc gia
có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng nông nghiệp nước ta vẫn giữ vai
trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, các loại cây trồng công
nghiệp hàng năm có sự đóng góp nhất định, bao gồm cả ngành mía đường. Châu Đình
là một xã có địa hình như một thung lũng rộng, bằng phẳng, nằm giữa các dãy núi từ
Phá Na Trà đến Phá Lum trên địa bàn huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An. Xã Châu Đình
được thành lập ngày 17/2/1981, có diện tích tự nhiên 3.886,07 ha, dân số 6.337 người,
với 18 xóm. Do địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi nên đặc điểm của thổ nhưỡng ở đây
thường phù hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: Mía, keo.
Hoặc một số loài cây ăn quả như: Cam, vải, nhãn. Đồng thời xã cũng có tiềm năng
trồng những loại cây nông nghiệp như: Lúa, ngô, khoai, sắn… Mía đường được biết
đến như là một loài cây công nghiệp xóa đói giảm nghèo không chỉ cho xã Châu Đình
mà còn cho cả huyện Quỳ Hợp. Người dân ở đây bắt đầu trồng mía từ năm 2005, và
bắt đầu có thu nhập từ cây mía từ năm 2008 trở lại đây. Cây mía đã trở thành cây trồng
chủ lực trong cơ cấu cây trồng của xã và hằng năm có đóng góp lớn vào tổng giá trị
sản xuất của xã.
Giá trị cây mía mang lại cho bà con nơi đây là không thể phủ nhận. Tuy nhiên,
trên thực tế, việc phát triển sản xuất cây mía của xã Châu Đình vẫn còn gặp nhiều khó
khăn và vướng mắc, bất cập. Do đó trong quá trình thực tập tại địa phương tôi đã
quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của xã
Châu Đình huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục đích sau:
- Góp phần hệ thông hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, cụ thể
đối với hiệu quả kinh tế sản xuất mía.
- Đánh giá tình hình sản xuất mía của xã.
1
- Đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả sản xuất của các nông hộ, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả sản xuất mía ở xã Châu Đình.
- Nghiên cứu đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế và phát triển sản xuất mía trên địa bàn xã Châu Đình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế
sản xuất mía tại xã Châu Đình.

Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hiệu quả sản xuất mía của xã.
- Về thời gian: Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất mía của xã qua 3 năm 2010
– 2012.
+ Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2010 – 2012, được thu thập từ wesite, số liệu
của UB xã
+ Thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra năm 2013 được thu thập từ 60 hộ ở
xã Châu Đình huyện Quỳ Hợp.
- Về không gian: Nghiên cứu sản xuất mía tại xã Châu Đình
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp so sánh, hạch toán kinh tế.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu.
- Phương pháp phân tổ thống kê và các phương pháp khác.
- Phương pháp phân tích chỉ số.
2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế
• Bản chất của hiệu quả kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà sản xuất kinh doanh, là động lực và là thước đo của mọi hoạt động. Nâng cao hiệu
quả kinh tế là mục tiêu của mọi kế hoạch kinh doanh.
Đứng ở góc độ kinh tế, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó
sản xuất đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt phân phối. Hay hiệu quả kinh
tế phản ánh chất lượng hoạt động, là thước đo của trình độ tổ chức, hoạt động của
doanh nghiệp, tổ chức cá nhân. Như vậy, hiệu quả kinh tế bao gồm cả hai yếu tố hiện
vật và giá trị. Nếu chỉ đạt được hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân phối thì đó chỉ là
điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào.
Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn
vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm.
Thực chất hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của
đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả về giá.
• Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra:
H= Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế.
Q: Là sản lượng thu được.
C: Là chi phí bỏ ra.
3
Theo phương pháp này hiệu quả kinh tế được đánh giá cho các đơn vị sản xuất
khác nhau, các ngành sản xuất khác nhau, qua các thời kỳ khác nhau. Nó cũng phản
ánh hiệu quả nguồn lực của các quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được tính bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm

và chi phí để đạt được kết quả tăng thêm đó:
H=∆Q/∆C
Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế.
∆Q: Là sản lượng tăng thêm
∆C: Là phần chi phí bỏ ra để có kết quả tăng thêm.
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại. Phương pháp này thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư
thâm canh, xác định khối lượng tối đa hóa sản xuất.
• Các chỉ tiêu kết quả
+ Giá trị sản xuất: GO là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên
một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định.
GO=∑QiPi
Trong đó: Qi : Là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi : Là đơn giá sản phẩm thứ i
n : Là số loại sản phẩm
+ Chi phí trung gian: IC là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm chi
phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất không kể khấu hao.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: De là một phần giá trị của tài sản cố định
được trích vào chi phí sản xuất hằng năm.
+ Tổng chi phí của quá trình sản xuất: TC là tổng tất cả các loại chi phí để tạo
ra giá trị hàng hóa.
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA là kết quả cuối cùng thu được
sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA= GO-IC
+ Thu nhập hỗn hợp MI là một phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao
động của gia đình tham gia sản xuất.
MI= GO-IC-De
+ Năng suất cây trồng.
N=Q/S
Trong đó: N: Năng suất cây trồng

Q: Sản lượng cây trồng
S: Diện tích cây trồng
• Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.
+ Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
4
+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
+ Giá trị sản xuất trên công lao động (GO/Công lao động): Cho biết một công
lao động đầu tư vào sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
+ Thu nhập hỗn hợp trên công lao động (MI/Công lao động): Cho biết một
công lao động đầu tư vào sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
• Ý nghĩa hiệu quả kinh tế
+ Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.
+ Nâng cao hiệu quả kinh tếcó ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng
và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung. Nâng cao
hiệu quả kinh tế còn là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như
vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả các hình
thái kinh tế xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số
điều kiện nhất định: Khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng (tăng vốn,
nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên ) bị hạn chế khi chuyển sang kinh tế thị
trường. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yếu tố làm tăng sức mạnh cạnh
tranh, cho phép giành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế.
5
1.1.1.2. Một số vấn đề chung về cây mía
Nguồn gốc và lịch sử phát triển


Nguồn gốc
Cây mía được các nhà khoa học xác định có nguồn gốc từ khu vực Nam Á. Mía
đã được gieo trồng ở Ấn Độ từ 3000 năm trước Công Nguyên. Sau đó cây mía đã được
người Bồ Đào Nha mang về trồng ở Châu Âu.Cho đến nay cây mía đã có mặt tại rất
nhiều nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam, cây mía được du nhập vào thời kỳ pháp thuộc, bởi người pháp do
nhu cầu sản xuất đường mía. Người pháp đã du nhập vào nước ta nhiều giống mía
như: PIO của Indonesia, CO của Ấn Độ Đến những năm 50-60 của thế kỷ XX đã có
thêm nhiều giống mới du nhập vào nước ta như: MY của Cuba, F134, E156, F157 của
Đài Loan
Từ những năm 80 trở lại đây, ngày càng nhiều các giống mía mới được nhập
vào nước ta theo nhu cầu của sản xuất. Giống mía phong phú và đa dạng hơn về chủng
loại, Có thêm các giống mía ROC (ROC 1, ROC 9, ROC 10, ROC 16 ) của Đài
Loan, Quế đường, Tân Cương của Trung Quốc, CP của Mỹ, một số giống do Việt
Nam lai tạo như: VN84, VN6565, K95-156, K88-65, KU00-1-61 và nhiều giống các
địa phương khác
 Đặc điểm thực vật của cây Mía
Mía là loại cây thuộc ngành hạt (SPER matophyta), họ hào thảo (Gramineae),
laoif Sacchaurm nằm trong chỉ Andropogoneae nhánh Saccharineae.

Ánh sáng:
Mía là loại cây ưa ánh sáng. Số giờ nắng tối ưu cho mía sinh trưởng và phát triển
là 2000 giờ, thích hợp nhất từ 1500-2000 giờ và tối thiểu phải đạt 1200 giờ/năm. Nếu
thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém thì khả năng tích lũy đường của cây mía thấp.

Nhiệt độ:
Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt. Nhiệt độ thích hợp để cây mía sinh trưởng và phát
triển là 25-30
0
C. Nhiệt độ thấp hơn 20

0
C và lớn hơn 35
0
C cây mía phát triển chậm.
Nếu nhiệt độ thấp hơn 10
0
C và lớn hơn 40
0
C thì cây mía ngừng phát triển. Yêu cầu
nhiệt độ tùy thuộc vào thời kỳ sinh trưởng.
6
Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt độ tối ưu là 25
0
C-34
0
C, nhiệt độ dưới 20
0
C và trên
35
0
C cây mía nảy mầm chậm.
Thời kỳ đẻ nhánh và vươn cao: Nhiệt độ thích hợp là 28-34
0
C nhiệt độ dưới
20
0
C và trên 35
0
C mía sẽ phát triển chậm, nhiệt độ dưới 10
0

C và trên 40
0
C mía sẽ
ngừng phát triển.
Thời kỳ mía chín: Nhiệt độ tối ưu là 18-22
0
C, giới hạn nhiệt độ của thời kỳ này
là 14-25
0
C biên độ chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn 8-12
0
C.

Độ ẩm đất:
Mía là cây ưa nước nhưng chịu úng kém. Lượng mưa phù hợp để phát triển cây
mía là 1500-2500 mm/năm. Được phân bố rải rác trong năm, mùa khô mía cần 30%
lượng mưa trong năm, mùa mưa mía cần 70% lượng mưa cả năm. Giai đoạn mía đẻ
nhánh và vươn lóng là giai đoạn cần nhiều nước, giai đoạn mía trữ đường là giai đoạn
mía cần ít nước. Như vậy cần phải bố trí thời vụ sao cho mía đẻ nhánh và vươn cao
đúng vào giai đoạn mưa nhiều, còn khi nảy mầm, cây con và khi mía chín rơi vào thời
kỳ ít mưa.

Độ cao:
Mía có thể trồng ở độ cao 1600m so với mực nước biển. Ở nước ta mía có thể
trồng ở độ cao tới 700-800m so với mực nước biển.

Gió bão:
Cây mía rất không ưa với điều kiện gió bão to hay gió nóng vào mùa hè ở các
tỉnh miền trung. Gió to bão lớn có thể làm cho cây mía bị đổ, gãy, cong gốc, làm cho
năng suất và chất lượng giảm. Nếu gặp phải gió nóng mía sẽ bị cháy lá. Trong trường

hợp cả gió nóng kèm theo hạn hán thì mía sẽ phát triển kém và có thể bị chết nhiều.

Đất trồng:
Mía là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất cát, đất pha cát,
đất có thành phần vô cơ giới nặng. Ở Việt Nam, việc trồng mía tập trung chủ yếu trên
các loại đất sau: Đất xám, đất đỏ vàng, đất nâu, đất bạc màu, đất có nguồn gốc từ núi
lửa, đất cát đất pha ven biển.

Thời vụ trồng:
- Vụ đông: Trồng từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 12. Tốt nhất vào tháng 10-11.
- Vụ xuân: Trồng từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3.
7

Thu hoạch:
Mía nguyên liệu được tập trung thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mía
thu hoạch tốt nhất khi lượng đường trên ngọn bằng lượng đường dưới gốc. Mỗi loại mía
khác nhau thì có thời vụ thu hoạch khác nhau, có giống chín sớm thì thu hoạch sớm,
giống chín muộn thì thu hoạch sau để đảm bảo chất lượng đường trong cây mía cao
nhất. Thu hoạch mía phải tiến hành nhanh chóng để tránh hao hụt giảm độ đường.

Yêu cầu về dinh dưỡng.
- Đạm: Đạm là chất tham gia vào thành phần chất: Protein, axit amin trong cây.
Nếu bón nhiều đạm, mía sẽ thay đổi màu sắc và kích cỡ, lá nhỏ và ngắn lại, màu lá
chuyển từ xanh nhạt sang xanh vàng rồi đến màu tím đỏ và cuối cùng là héo khô. Trong
trường hợp cung cấp đạm quá nhiều cũng gây ra những bất lợi: Lá mía phát triển quá cỡ,
to, dài, uốn cong nhiều, có màu xanh đậm, mía đẻ nhiều, thời gian đẻ kéo dài số nhánh
không hiệu quả tăng, lượng đường trrong thân mía giảm, chất lượng mía kém.
- Lân: Lân là chất dinh dưỡng cần thiết cho suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây mía. Nếu thiếu lân, lá già màu vàng bạc, lá non có màu xanh thẩm. Thiếu
lân vào thời kỳ nảy mầm dẫn đến mầm chậm phát triển và ra rễ ít.

Kali: Kali là nguyên tố có yêu cầu cao nhất trong các khoáng chất đa lượng.
Nếu thiếu kali vào thời kỳ cây còn non đến thời kỳ đẻ nhánh thì thân mía nhỏ lại, lá
vàng xung quanh mép, một vài thời gian sau chuyển thành màu trắng, trên phiến lá
xuất hiện vệt đỏ. Bởi vậy cần chú ý bón đủ lượng kali cần thiết cho từng thời kỳ phát
triển của cây, đặc biệt là trong 6 tháng đầu và trước khi thu hoạch.
- Các nguyên tố trung và vi lượng: Trong quá trình phát triển cây mía cần có
một số nguyên tố trung và vi lượng như: Can xi, magiê, lưu huỳnh, sắt, kẽm nhu
cầu của các nguyên tố này đa số ở mức thấp. Nếu độ chua (PH<6) thì cần bổ sung vôi
từ 50-100kg/ha.
- Cây mía có đủ các chất trung, vi lượng không những đảm bảo năng suất cao
mà còn đảm bảo cả chất lượng, tỷ lệ đường trong mía cao. Khả năng chống chịu sâu
bệnh và các điều kiện bất thường của ngoại cảnh cũng cao hơn so với cây mía không
đủ các chất dinh dưỡng này.
Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế:
8

Giá trị về dinh dưỡng.
Cây mía là cây có khả năng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng
khác như: Nước, đường, protein, tinh bột, chất béo chất sơ và chất khoáng khác.
- Nước: Nước là thành phần chủ yếu trong thân cây mía, tỷ lệ nước trong mía
tươi từ 70,5-75,6%. Chính vì vậy nước mía cũng là thứ nước giải khát khá tốt.
- Các chất hữu cơ: Trong cây mía có khoảng 26% các chất hữu cơ.
+ Các loại đường: Trong cây mía có khoảng 12-16% đường, từ một tấn mía
nguyên liệu có thể sản xuất ra được 120kg đường. Các loại đường là thành phần không
thể thiếu trong quá trình tạo ra năng lượng cho cơ thể con người.
+ Protein: Trong mía có 0,2%N, phần lớn tồn tại ở các dạng axitamin đây cũng
là các axit amin quan trọng trong cơ thể con người.
+ Tinh bột: Nước mía cũng có thể cung cấp tinh bột cho con người.
+ Chất khoáng chiếm 0,65% -1,02% trọng lượng của mía tươi.


Giá trị kinh tế:
- Mía là cây công nghiệp hàng năm có năng suất cao, vừa là cây công nghiệp
thực phẩm vừa là cây công nghiệp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Hiện
mía là cây trồng có giá trị kinh tế, là cây mũi nhọn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
của nhiều địa phương. Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, một ha mía nguyên liệu có
thể cho năng suất trên 100 tấn/ha, đem lại lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha.
- Sản phẩm chính của mía đường là đường và mật để phục vụ cho tiêu dùng và
là đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, rượu bia, nước giải khát. Từ mật
mía và đường cũng có thể lên men để sản xuất rượu bia.
- Trong bã mía có chứa xenlulo là nguyên liệu quý và rẻ tiền cho ngành công
nghiệp giấy. Ngoài ra nó còn được dùng làm than hoạt tính, làm gỗ ván ép, ván cách
nhiệt, làm sợi nhân tạo trong công nghệ dệt, làm thuốc nổ Bã mía ép còn được dùng
để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất.
- Trong bã mía khô có chứa 24% peetosan là nguyên liệu để chế tạo Furfural là
loại hóa chất dùng trong công nghiệp hóa dầu, chất dẻo, cao su nhân tạo.
- Mía còn được tinh luyện gluco trong y học.
- Cây mía cũng có vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp, mía và lá mía là thức
ăn tốt cho trâu bò, mía có bộ lá phát triển, rễ chùm đan xen nên chống xói mòn tốt.
9
Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất mía:

Các nhân tố tự nhiên.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nói riêng chịu tác động rất lớn
của điều kiện tự nhiên. Trong sản xuất mía, các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng
đầu là đất đai, nguồn nước, khí hậu. Chúng quyết định khả năng canh tác của các loại
rau trên từng lãnh thổ, và khả năng áp dụng các quy trình sản xuất, đồng thời ảnh
hưởng tới năng suất cây trồng.
- Điều kiện khí hậu nguồn nước.
Đây là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cây mía nên nó được xem là yếu
tố cơ bản để xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả

sản xuất nông nghiệp của từng địa phương. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính thời
vụ trong sản xuất nông nghiệp. Các điều kiện khí hậu thời tiết vừa có tác dụng thúc đẩy
vừa có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại sâu bệnh phá hoại cây trồng. Những
thiên tai lũ lụt, hạn hán, bão gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp,
chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định. Các giống
mía được trồng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo năng suất chất lượng.
Tuy cây mía có khả năng chịu hạn tốt song nó cũng cần nhiều nước, nếu không cung
cấp đủ kịp thời thì nó sẽ cho năng suất, chất lượng đường không cao.
- Đất đai.
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất mía nói riêng. Quỹ đất, tính chất đất,độ phì nhiêu của đất có ảnh
hưởng tới quy mô, cơ cấu năng suất, sự phân bố của cây trồng, vật nuôi.

Các nhân tố kinh tế xã hội.
- Chính sách vĩ mô của nhà nước: Trong nông nghiệp, chính phủ có nhiều
chính sách tác động bao gồm cả chính sách kinh tế (chính sách tiền tệ, chính sách tín
dụng ). Các chính sách về nông nghiệp của nhà nước có vai trò rất quan trọng trong
việc định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năm 1994 chính phủ đã bắt đầu
thực hiện chương trình mía đường quốc gia, từ đây chính phủ đã có nhiều chính sách
định hướng phát triển ngành sản xuất mía.
- Nguồn lao động: Dân số và lao động vừa là lực lượng sản xuất, vừa là nguồn
tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung nguồn lao động nước ta rất dồi dào
10
nhưng phần lớn lại có trình độ thấp, các kỹ thuật sản xuất chủ yếu do tập quán và kinh
nghiệm, họ ít có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật sản xuất tiên tiến, cũng như cơ hội tiếp
cận với các lợi ích và dịch vụ của xã hội.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong nông nghiệp yếu tố này thể hiện ở việc tập
trung các biện pháp sản xuất cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, thực
hiện cuộc cách mạng xanh Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
có thể hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, giúp người nông dân chủ

động được sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
- Thị trường: Thị trường có tác dụng điều tiết sự hình thành và phát triển của
các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, định hướng cho quá trình sản xuất sản phẩm
nông nghiệp. Trong điều kiện kinh tế hội nhập thì nông sản phẩm nước ta phải cạnh
tranh mạnh mẽ với nông sản phẩm của các nước trên thế giới, do đó sản phẩm nông
nghiệp nước ta phải không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng và mẫu mã. Sản
xuất mía nguyên liệu là sản xuất hàng hóa, do đó gắn với thị trường và giá cả. Nắm
bắt, dự đoán được thông tin thị trường là cơ sở để có kế hoạch sản xuất hợp lý.
- Cơ sở sản xuất hạ tầng: Là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến
hiệu quả kinh tế. Chúng bao gồm: Giao thông thủy lợi, thông tin liên liên lạc, các dịch
vụ về sản xuất. Những yếu tố này có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến hiệu quả kinh
tế của sản xuất mía. Đặc biệt nếu muốn sản xuất theo quy mô lớn thì hệ thống cơ sở hạ
tầng phải đảm bảo.
- Hình thức canh tác tập quán canh tác: Hộ gia đình là một hình thức canh tác
đặc thù trong hệ thống nông nghiệp, nông thôn nước ta. Tuy nhiên kinh tế hộ nước ta
còn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán và lạc hậu, tình trạng này làm hạn chế phát
triển mía theo quy mô lớn. Về tập quán canh tác, đây là những kinh nghiệm được tích
lũy qua thời gian của người dân và trở thành nét đặc trưng của vùng. Phá bỏ tập quán
sản xuất lạc hậu, tiếp thu khoa học kỹ thuật là cơ sở nâng cao kết quả, hiệu quả kinh tế
của sản xuất mía.
11
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam
- Ở nước ta, mía là nguyên liệu chính để làm đường. Nghề trồng mía ở nước ta
đã có lịch sử lâu đời. Người Việt Cổ đã biết trồng mía từ thời Hùng Vương cách đây
4000 năm, thời Bắc thuộc nhân dân ta đã biết chế biến mía thành đường phèn. Cho đến
nay, sản xuất mía đã trở thành nghành công nghiệp quan trọng của nước ta.
- Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng của cả nước trong những năm
gần đây được thể hiện trong bảng 1:
Về diện tích

Sau một số năm diện tích mía nguyên liệu của nước ta đang có xu hướng tăng
lên cụ thể như trong bảng 1. Diện tích mía năm 2009 đạt được 260,1 nghìn ha cho đến
năm 2010 đạt tới 266,3 nghìn ha, năm 2011 đạt 828,2 nghìn ha. Cụ thể năm 2011 so
với năm 2009 thì diện tích mía đã tăng 22,1 nghìn ha tăng 8,5%.
Qua bảng ta thấy vùng BTB và DHMT có diện tích mía rất lớn, lớn nhất trong
các vùng đạt 109,6 nghìn ha năm 2009. Năm 2010 đạt 107 nghìn ha, năm 2011 đạt
107,6 nghìn ha. Năm 2011 so với 2009 diện tích mía giảm 2 nghìn ha tức giảm 1,8%
so với năm 2009. Thấp nhất là vùng ĐB Sông Hồng năm 2009 chỉ đạt 1,9 nghìn ha
cho đến năm 2010 đạt 2,1 nghìn ha tăng 0,2 nghìn ha so với năm 2009, năm 2011 đạt
2,0 nghìn ha tăng 0,1 nghìn ha tức tăng 5,3% so với năm 2009. Vì do đây là vùng
chuyên sản xuất cây lúa nước nên diện tích trồng mía không nhiều.
Nhìn chung, có 2 vùng trên cả nước có diện tích mía giảm từ 2009 đến 2011, củ
thể 2011 so với 2009 vùng BTB và DHMT diện tích giảm 2 nghìn ha, giảm 1,8% so
với 2009. Vùng ĐB Sông Cửu Long giảm 0,9 nghìn ha, tương ứng giảm 1,5% so với
năm 2009.
12
Khóa luận tốt nghiệp đại họcGVHD: ThS.Nguyễn Hoàng Diễm My
Bảng 1:Tình hình sản xuất mía của Việt Nam phân theo vùng qua 3 năm (2009 – 2011)
2009 2010 2011 2011/2009
DT
(1000
ha)
SL
(1000
tấn)
DT (1000
ha)
SL
(1000
tấn)

DT (1000
ha)
SL (1000
tấn)
DT SL
+/- % +/- %
Cả nước 260,10 15.246,40 266,30 15.946,80 282,20 17.539,60 22,10 8,50 2.293,20 15,00
1. ĐB Sơng Hồng 1,90 98,10 2,10 110,80 2,00 113,70 0,10 5,30 15,60 15,90
2. TD và MN phía bắc 23,80 1.343,80 24,10 1.337,90 28,50 1.640,00 4,70 19,70 296,20 22,00
3. BTB và DHMT 109,60 5.514,30 107,00 5.262,80 107,60 5.610,60 -2,00 -1,80 96,30 1,70
4. Tây Ngun 33,40 1.792,50 36,90 2.110,10 46,20 2.695,30 12,80 38,30 902,80 50,40
5. Đơng Nam Bộ 31,10 1.861,80 38,70 2.409,90 38,50 2.556,50 7,40 23,80 694,70 37,30
6. ĐB Sơng Cửu Long 60,30 4.635,90 57,50 4.715,30 59,40 4.923,50 -0,90 -1,50 287,60 6,20
(Nguồn:Tổng cục thống kê (2013), số liệu thống kê nơng nghiệp,lâm nghiệp và thủy sản)
SVTH:Lương Thò Thu 13
Các vùng còn lại như ĐB Sông Hồng, Trung Du Và Miền Núi phía Bắc, Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ đều tăng qua 3 năm từ 2009 cho đến năm 2011. Diện tích
mía của các vùng lần lượt tăng như sau:
- Vùng ĐB Sông Hồng năm 2009 đạt 1,9 nghìn ha đến năm 2010 đạt 2,1 nghìn
ha tăng 0,2 nghìn ha so với năm 2009, năm 2011 đạt 2,0 nghìn ha tăng 0,1 nghìn ha
tức tăng 5,30% so với năm 2009.
- Vùng Trung Du và Miền Núi Phía Bắc năm 2009 đạt 23,8 nghìn ha đến năm
2010 đạt 24,1 nghìn ha, tăng 0,3 nghìn ha so với năm 2009, năm 2011 có 28,5 nghìn
ha tăng lên 4,7 nghìn ha tương ứng tăng 19,7% so với năm 2009.
- Tây Nguyên và Đông Nam Bộ năm 2009 lần lượt đạt được 33,4 nghìn ha và
31,10 nghìn ha, đến năm 2010 đạt 36,9 nghìn ha và 38,7 nghìn ha, tăng lên 3,5 nghìn
ha vùng Tây Nguyên, 7,6 nghìn ha vùng Đông Nam Bộ. Năm 2011 Tây Nguyên có
46,20 nghìn ha, tăng 12,8 nghìn ha tương ứng tăng 38,3% so với năm 2009, vùng
Đông Nam Bộ có 38,50 nghìn ha tăng 7,4 nghìn ha tương ứng tăng 23,8% so với năm
2009. Tuy nhiên mức độ tăng vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới khả năng diện tích

mía của cả nước sẽ tăng lên do hiện nay thị trường đường trên thế giới đang khan hiếm
và tạo lợi thế cho ngành đường Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, hiện nước ta vẫn
còn nhiều diện tích đất hoang hóa chưa sử dụng, các quỹ đất khác có thể đưa vào sản
xuất mía.
Về năng suất
Nhờ được đầu tư về phân bón, kỹ thuật và việc đưa nhiều giống mới có năng
suất chất lượng tốt vào sản xuất nên những năm qua sản lượng mía cả nước liên tục
tăng lên trong các năm. Năm 2009 sản lượng mía cả nước đạt 15.246,4 nghìn tấn, năm
2010 đạt 15.946,8 nghìn tấn, năm 2011 đạt 17.539,6 nghìn tấn. Năm 2011 so với 2009
sản lượng mía tăng 2.293,2 nghìn tấn, tương ứng tăng 15,00%.
Nhìn chung sản lượng mía của tất cả các vùng trong nước tăng lên từ năm
2009 -2011:
Cụ thể vùng ĐB Sông Hồng năm 2009 sản lượng mía đạt được là 98,10 nghìn
tấn cho đến năm 2010 đạt110,80 nghìn tấn tăng 12,7 nghìn tấn so với năm 2009, cho
đến năm 2011 sản lượng mía đạt được 113,70 nghìn tấn tăng 15,6 nghìn tấn tức tăng
15,9% so với năm 2009.
14

×