Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại công ty TNHH Long Vũ xã Châu Quang- Huyện Quỳ Hợp- tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.46 KB, 44 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết sự tồn tại của các doanh nghiệp trên thị trường được xác
định bằng sự lớn mạnh về quy mô, vốn, tái sản xuất cũng như chiếm được một
thị phần nhất định trên thị trường. Biểu hiện về sự tồn tại này là lợi nhuận thu
được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và để có được lợi nhuận kinh doanh
thì doanh nghiệp cần bán được sản phẩm sản xuất ra. Chính vì vậy, có thể nói
rằng tiêu thụ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.
Đá trắng xây dựng là một sản phẩm tự nhiên và nó ngày càng được con người ưa
chuộng sử dụng trong các công trình xây dựng. Vì thế nhu cầu về sản phẩm hiện
nay ngày càng tăng và có chỗ đứng trên thị trường. Tuy vậy, để tiêu thụ sản
phẩm này cũng cần những chính sách, những biện pháp thúc đẩy thích đáng.
Mặc dù, công ty TNHH Long vũ có nhiều điều kiện để phát triển, tiêu thụ sản
phẩm đá xây dựng của mình. Tuy nhiên, là một công ty mới thành lập nên cũng
còn những mặt hạn chế nhất định trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ ,được sự
nhất trí của nhà trường, khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh và một số thầy cô
giáo trong khoa em đã tiến hành thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Long Vũ
với đề tài: “Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản
phẩm đá trắng xây dựng tại công ty TNHH Long Vũ xã Châu Quang-
Huyện Quỳ Hợp- tỉnh Nghệ An”.
*Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
-Khái quát 1 số vấn đề tiêu thụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Đánh giá tình hình biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt
động tiêu thụ đá xây dựng của công ty trong 3 năm gần đây
-Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ đá
trắng xây dựng cho công ty.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nội dung và kết cấu của báo cáo:
Phần I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.


Phần II: Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Long Vũ.
Phần III: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại công ty
TNHH Long Vũ xã Châu Quang-Huyện Quỳ Hợp-Tỉnh Nghệ An.
Phần IV: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tiêu thụ sản
phẩm đá xây dựng của công ty.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại:
1.1. Khái niêm thị trường:
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, là nơi giải quyết các
mối quan hệ giữa cung và cầu.
Các doanh nghiệp sản xuất liên quan trực tiếp đến thị trường, là một bộ
phận của thị trường. Thị trường điều tiết tiềm năng, mục tiêu lợi nhuận, các quan
hệ kinh tế, doanh nghiệp trở thành thực thể sống trong cơ chế thị trường. Bởi
vậy, toàn bộ hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa trên
những hiểu biết sâu sắc về thị trường, về nhu cầu của người tiêu dùng và họ chỉ
sản xuất, kinh doanh những sản phẩm mà thị trường cần.
Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược thị trường.
Trong chiến lược thị trường của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như: chiến
lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối sản phẩm…
1.2. Khái niệm, ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm :
1.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm:
Theo nghĩa hẹp: tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển từ hình thái vật
chất sang hình thái giá trị của sản phẩm. Theo quan điểm này, sản phẩm được coi
là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi
đưa hàng hoá vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng.
Theo nghĩa rộng: tiêu thụ sản phẩm là quá trình bao gồm nhiều khâu, từ
việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và

thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Như vậy theo quan điểm
này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ khi tổ chức các hoạt động
sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán sản phẩm.
Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình thực hiện giá trị của sản
phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến với người tiêu dùng.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi được vốn đầu tư của mình để
trang trải các chi phí sản xuất và thực hiện tái sản xuất.
1.2.2. Ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: tiêu thụ sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hoá,
dịch vụ, tạo điều kiện cân bằng cung cầu trong xã hội.
- Đối với doanh nghiệp: có tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp mới thu lại được vốn
đầu tư bỏ ra, đồng thời tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn,
tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Thông qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định
một cách hoàn toàn, mới chứng tỏ năng lực của doanh nghiệp. Qua tiêu thụ
doanh nghiệp mới thực hiện giá trị thặng dư, đây là nguồn quan trọng tích luỹ
ngân sách, cải thiện đời sống người lao động và mở rộng quy mô sản xuất.
1.3. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm:
1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa
cung và cầu trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng
hoá diển ra một cách bình thường và trôi chảy. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm cũng
giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó liên doanh, liên kết
cũng như xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình
phân phối lưu thông hàng hoá, doanh nghiệp thu được lợi nhuận và quá trình tái
sản xuất xã hội càng tiến hành nhanh chóng, sản xuất càng phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu.

1.3.2. Đối với doanh nghiệp:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Nó thực hiện giá trị sản phẩm, tạo doanh thu cho doanh nghiệp
để bù đắp những chi phí bỏ ra, đóng nộp nghĩa vụ cho nhà nước đồng thời có
vốn để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho chu kỳ tiếp theo.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kết quả tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh, đánh giá đúng đắn các chiến lược
kinh doanh, chất lượng công tác của bộ máy quản lý doanh nghiệp, chất lượng
công tác của bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ nói
riêng. Từ đó thấy được những điểm mạnh cũng như các điểm hạn chế trong công
tác tổ chức tiêu thụ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp, nâng
cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng thông qua sản phẩm cung cấp có
chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phương thức thanh toán thuận tiện…
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo
đánh giá sự tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất. Qua đó giúp nhà
sản xuất nắm được thị hiếu để có phương thức phục vụ họ tốt hơn, thu lợi nhuận
nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là thước đo có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trên thị trường, nó thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân.
1.4. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm:
Trong doanh nghiệp công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm gồm các nội dung cơ bản
có thể thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm

1.4.1.Điều tra nghiên cứu thị trường:
5
Nhiên cứu

thị trường
Xây dựng chiến lược
tiêu thụ
Đánh giá hiệu quả hoạt
động tiêu thụ
sản phẩm
Tổ chức chiến lược tiêu
thụ sản phẩm
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán các loại hàng hoá dịch vụ.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bắt đầu từ việc thực hiện
tốt công tác nghiên cứu thăm dò, thu thập thị trường và phân loại khách hàng.
Khâu này nhằm mục tiêu định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể cho doanh
nghiệp dựa trên việc trả lời các câu hỏi: Thị trường đang cần loại sản phẩm gì?
Đặc diểm kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm đó? Ai là người tiêu thụ sản phẩm này?
Hiện trạng vấn đề tiêu thụ sản phẩm đó ra sao?
Nghiên cứu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần tiến hành thường xuyên
trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó nắm bắt kịp thời những biến
động của thị trường.
Trong doanh nghiệp công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành các nội
dung sau:
- Phân loại khách hàng.
- Tìm hiếu các hoạt động tiêu thụ trên thị trường.
- Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
1.4.2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường là khái niệm tương đối phức tạp, là tổng hợp mọi sự thoả mãn
về vật chất, tâm lý, đạo đức, xã hội mà người tiêu dùng nhận được sau khi mua
sản phẩm. Sản phẩm bao gồm bản thân những thành phần hữu hình của chính
cùng với các phụ tùng, bao gói… dịch vụ đi kèm.

Để kinh doanh thành công trên thị trường doanh nghiệp cần phải xây dựng
cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý, linh hoạt gồm:
*Xây dựng chiến lược về sản phẩm:
Mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳ sống riêng của mình. Nhìn chung chu kỳ
sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn: xâm nhập, tăng trưởng, bão hoà và
suy thoái. Với mỗi giai đoạn sản phẩm đều mang những đặc điểm riêng, có
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những đòi hỏi khác nhau đối với công tác tiêu thụ. Do vậy doanh nghiệp cần có
những chiến lược tiêu thụ hợp lý.
Mặt khác, sản phẩm của doanh nghiệp có sự cạnh tranh rất lớn của các sản
phẩm khác, sự cạnh tranh xảy ra cả trên cả chất lượng, giá cả lẫn uy tín. Chính vì
vậy chiến lược sản phẩm mang tính chất rất quan trọng cho sự tồn tại của doanh
nghiệp, xây dựng chiến lược về sản phẩm bao gồm các nội dung:
- Xác định vị trí của sản phẩm: mục đích là tạo ra một hình ảnh tương xứng
cho một loại sản phẩm hoặc một nhãn hiệu, tạo ra những tư cách riêng cho các
sản phẩm của doanh nghiệp khi tham gia thị trường.
- Đổi mới sản phẩm: Đây là vấn đề cần được đặt ra một cách thường xuyên
đối với doanh nghiệp. Đối với sản phẩm là việc thay đổi một hoặc một vài đặc
trưng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Phát triển sản phẩm: Nhiều trường hợp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới
hoàn toàn sao cho phù hợp nhu cầu của thị trường.
*Xây dựng chiến lược về giá:
Giá cả là một phạm trù rất phức tạp của nền kinh tế hàng hoá. Giá cả là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Giá cả là
một trong những đặc trưng cơ bản của hàng hoá mà người mua nhận thấy một
cách trực tiếp.
Xây dựng chiến lược về giá chính xác và thông báo kịp thời có ý nghĩa
quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Giá cả không còn là một chỉ tiêu
hoạch toán đơn thuần mà trở thành công cụ quản lý được sử dụng là một nghệ

thuật trong kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong doanh nghiệp. Giá
cả là một chỉ tiêu nhạy cảm với thị trường, do đó người quản lý phải nhạy bén,
linh hoạt để kịp thời đưa ra mức giá hợp lý nhằm tiêu thụ được nhiều hàng hoá
và thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.4.3. Xây dựng chiến lược phân phối cho sản phẩm:
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phân phối là toàn bộ công việc để sản phẩm từ nơi sản xuất đến tận tay
người tiêu dùng có nhu cầu nhằm đảm bảo đáp ứng yêu câu của người tiêu dùng
về só lượng, chủng loại, thời gian, kiểu dáng, màu sắc đối với sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm phải thực hiện bằng
nhiều kênh khác nhau.
Trong tiêu thụ hàng hoá có các kênh phân phối sau:
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối hàng hoá tiêu dùng:

Kênh phân phối hàng hoá là tập hợp các tổ chức, cá nhân tham gia vào
việc đảm bảo đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối
cùng.
Trong nền kinh tế thị trường, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc thì
các kênh phân phối hàng hoá càng có nhiều trung gian thương mại tham gia.
1.4.4. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm:
Sau khi đã xây dựng được chiến lược tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải
tiến hành tổ chức thực hiện chiến lược. Nó bao gồm các nội dung như sau:
a.Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm:
*Giao dịch ,đàm phán và ký kết hợp đồng:
8
Người bán lẻ
Người bán
buôn
Người bán lẻ

Người tiêu dùng
Người sản xuấtNgười sản xuất
Người bán lẻ
Người sản xuất
Đại lý
Người bán buôn
Người sản xuất
Người tiêu dùng Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể do đội ngũ
chào hàng mà các doanh nghiệp mua và bán đến với nhau để ký hợp đồng.
Trước khi ký hợp đồng bên mua và bên bán gặp nhau để thoả thuận về các điều
kiện của hợp đồng như: giá cả, số lượng, thời gian, phương thức giao hàng và
phương thức thanh toán.
*Thiết lập mạng lưới bán hàng thích hơp:
Mạng lưới tiêu thụ thích hợp sẽ làm thúc đẩy được hoạt động tiêu thụ, tăng
doanh thu, tăng uy tín và sức cạnh trnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc thiết lập mạng lưới bán hàng dựa trên những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc hiệu quả.
- Nguyên tắc thuận tiện.
- Nguyên tắc đổi mới và phát triển.
- Nguyên tắc ưu tiên cho thị trường trọng điểm.
* Tổ chức thực hiện hợp đồng:
Trong thực tế có nhiều hình thức bán hàng khác nhau, mỗi phương thức lại
có ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu
mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng một số hình thức bán hàng khác nhau.
Các bước thực hiện hợp đồng:
- Chuẩn bị giao hàng: Hàng giao phải đầy đủ về số lượng, chất lượng…
như trong hợp đồng.

- Kiểm tra hàng hoá: Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra hàng hoá trung
thực và chính xác.
- Quyết định phương tiện vận chuyển: Sử dụng phương tiện vận chuyển
với chi phí thấp nhất và dẩm bảo chất lượng đúng thời hạn.
- Giao hàng và làm thủ tục thanh toán.
- Khiếu nại ( nếu có) của một bên vi phậm hợp đồng.
b.Các hoạt động xuác tiến bán hàng:
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng để duy trì, củng cố và mở rộng thị
trường, đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt
động sau:
- Chào hàng: là một hình thức dịch vụ trước bán hàng được doanh nghiệp
giới thiệu và bán hàng tại trung tâm hội chợ nhằm giới thiệu sản phẩm.
- Quảng cáo: Đây là nghệ thuật sử dụng phương tiện thông tin đại chúng
để tuyên truyền cho các phần tử trung gian và người tiêu dùng hiểu biết về sản
phẩm của doanh nghiệp trong một thời gian và không gian nhất định. Các loại
hình phương tiện quảng cáo có thể là: báo chí, phát thanh truyền hình, gửi thư
chào hàng trực tiếp, quảng cáo bằng pano, áp phích….
- Xúc tiến bán hàng: là những kỹ thuật nhằm gây ra sự bán hàng tăng lên
nhanh chóng nhưng tạm thời do việc cung cấp một lợi ích ngoại tệ cho người
phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng.
1.4.5. Tổ chức thanh toán:
Trong hoạt động tiêu thụ thì nghiệp vụ thu tiền đóng vai trò hết sức quan
trọng. Mặc dù hàng hoá đã được phân phối hết cho các kênh tiêu thụ sản phẩm
hoặc giao cho người mua nhưng chua thu được tiền thì hoạt động tiêu thụ vẫn
chưa kết thúc.
Đối với hoạt động thanh toán, tuỳ thuộc vào các kênh tiêu thụ sản phẩm
của công ty mà phương thức thanh toán hợp lý giúp cho doanh nghiệp thu hồi
được vốn, làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra có hiệu quả hơn.

1.5 . Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
1.5.1. Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp:
- Tiềm lực của doanh nghiệp: Tài chính, công nghệ, nhân lực, tiềm lực
kinh tế…
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, dữ liệu sản phẩm: Quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị
sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất dến khâu cuối cùng là tiêu
10

×