Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà vận động và phát triển theo quy luật của nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó,trong những năm qua,xuất
khẩu sản phẩm gỗ và chế biến nội thất đã đạt được nhiều kết quả, kim ngạch xuất khẩu
tăng trưởng mạnh,trở thành 1 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam và
vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do đó, các chính sách mở cửa, hội nhập
kinh tế của Đảng, của Nhà nước đã mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới.
Đó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới và hợp lý
hoá qui trình sản xuất, sử dụng tốt các nguồn lực, phấn đấu tăng năng suất lao động và
mục tiêu quan trọng nhất là đạt được lợi nhuận cao, có vị thế trên thị trường. Để đạt
được mục tiêu đó thì doanh nghiệp phải có đội ngũ quản lý có trình độ cao, phải năng
động để có những sự lựa chọn thích hợp, tận dụng tối đa những nguồn nhân lực sẵn có,
kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh. Chính vì thế doanh nghiệp phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tìm các mối liện hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài có như vậy thì hoạt
động kinh doanh mới có hiệu quả.
Hòa mình với sự phát triển chung của ngành sản xuất chế biến lâm sản ,Công ty
cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã
không ngừng nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình nhờ việc đạt lợi ích người
tiêu dung lên hàng đầu.Trải qua nhiều năm hoạt động sản phẩm của công ty đã có một
chỗ đứng vững chắc trên thị trường và ngày càng đa dạng về chủng loại,chất lượng
ngày càng được cải tiến nhầm đáp ứng cho nhu cầu khác nhau của khách hàng.Là công
ty hoạt động chính về sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ
tre,nứa,và vật liệu tết bện,buôn bán các đồ dung khác trong gia đình và hiện nay đang
đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm dược liệu và nấm thương phẩm có quy mô lớn
nhất địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 1
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang Tỉnh
Thừa Thiên Huế ,với những kiến thức lý luận và thực tiễn đã tích luỹ được cùng với sự
nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này tôi xin chọn đề tài:
"Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh gỗ của Công ty Cổ phần chế biến
lâm sản Hương Giang - Thừa Thiên Huế " làm nội dung nghiên cứu cho chuyên đề
tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những kiến thức lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản của công ty Cổ phần
chế biến lâm sản Hương Giang.
- Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
chế biến lâm sản của ty chế biến lâm sản Hương Giang.
- Đề xuất những giải pháp góp ý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh
doanh chế biến lâm sản của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Các vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
đồ gỗ tại công ty Cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang Huế.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung : Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ của công ty
Hương Giang , đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh phân bón của công
ty, trên cơ sỏ đó đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
phân bón của công ty trong thời gian tới.
+ Về thời gian : số liệu được thu thập và nghiên cứu qua 3 năm , từ 2009 đến
2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra , thu thập số liệu
- Phương pháp thống kê tính toán, xử lý và phân tích số liệu, phương pháp chỉ số
và phương pháp so sánh.
- và 1 số phương pháp khác.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 2
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Khái niệm,bản chất và ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doành là thước đo quan trọng và là cơ sỏ đề đánh giá việc
thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Nó phản ánh trình độ
tổ chức,quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp,các tổ chức kinh
tế trong nền kinh tế thị trường.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tuỳ theo
từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả
kinh doanh. Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Quan điểm một : Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó", (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống
kê 1998). Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu
quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình
độ sử dụng các yếu tố sản xuất kin doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh
được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra
hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạnh thái tĩnh mà
luôn biến đổi và vận động.
Quan điểm hai : Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu
tiêu thụ hàng hoá" (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống kê 1998). Theo
quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả
sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể
tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu
với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan
điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh
tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 3
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Quan điểm ba : "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ
bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho
mức sống của mọi người trong doanh nghiệp", (Kinh tế thương mại dịch vụ-Nhà xuất
bản Thống kê 1998). Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu tinh thần của
nhân dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng
là rất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ
thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân.
Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực
đó để đạt được mục đích kinh doanh. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả.Do
vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả kinh tế tối
đa với chi phí kinh tế nhất định
Như vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết
quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối
thiểu.
Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò vô cùng
to lớn.Trước hết, nó giúp cho các nhà quản lý nhìn thấy những mặt tốt,những mặt còn
thiều sót trong công tác quản lý doanh nghiệp, xác định những khoản lãng phí, tiết
kiệm trong sản xuất kinh doanh, đánh giá 1 cách đúng đắn kết quả sản xuất kinh
doanh, phát hiện khả nhawngg tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng to lớn:
Thứ nhất , nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực
hiện có. Với nguồn lực ngày càng khan hiếm, nếu không sử dụng hợp lý và tiết kiệm
thì sẽ là nguy cơ cho các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho việc thúc
đẩy tiến bộ khoa học công nghẹ, không ngừng cải tiến công nghệ và áp dụng công
nghệ mới vào sản xuất góp phần thúc đẩy Công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Thật vậy, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là một trong những giải pháp quan trọng
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 4
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
để tăng năng suất lao động,chất lượng sản phẩm,tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm
hơn, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Thứ ba , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ thuc dẩy sự phát triển của
doanh nghiệp,từ đó góp phấn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước với tốc độ
nhanh.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là điều kiện tốt nhất để nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp phải luôn tìm tòi sáng tạo, phân tích đánh giá tình hình, tìm ra được những giải
pháp tốt nhất để không ngừng nâng cao hiệu qua sản xuất kinh doanh của mình, có
như vật mới đi theo kịp thời đại,hòa nhập mình với nền kinh tế thế giới và khu vực đưa
đât nước ngày càng phồn vinh giàu mạnh.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mộc mỹ nghệ của
công ty Hương Giang.
1.2.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
-Vốn sản xuất kinh doanh : đây là nhân tố quan trọng hang đầu của mọi quá
trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh điều đầu tiên cần phải có đó là vốn.Vốn sản xuất kinh doanh đảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra .Doanh nghiệp nào
thiều vốn sẽ hoạt động không có hiệu quả cao, không tận dụng đc các cơ hội và mở
rộng quy mô sản xuất, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Sự
phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kịnh doanh của doanh
nghiệp.Việc tăng cường sử dụng và phát huy hiệu quả sử dụng vốn là cơ sở để giảm
giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Do đó
vấn đề đặt ra là phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
-Bộ máy quản trị doanh nghiệp:Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị
trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển doanh nghiệp
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 5
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
+ Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp là xây dựng cho doanh
nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
+Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá
các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh
nghiệp đã xây dựng.
+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh
doanh đã đề ra.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với
cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh
hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp
lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và ngược
lại.
- Lao động: Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia
vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực
tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực
tiếp đến năng suất, chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó
nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy
nếu ta coi chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh thì
công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn lao động của bất kỳ
một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người
đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt
nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của
người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 6
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan
trọng, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời
của tài sản, có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ
mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến
bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì
càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ
sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm do đó ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình
độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho
doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, và ngược lại sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất
thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
- Điều kiện tự nhiên: Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ,
điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc trồng cây lấy gỗ.bên cạnh đó nước ta có nguồn tài
nguyên rừng phong phú đa dạng thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp và đặc biệt
là khai thác rừng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất chế biến lâm sản.Đây cũng
chính 1 trong những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển sản xuất kinh
doanh chế biến lâm sản ( hàng mộc mỹ nghệ ) của các doanh nghiệp và đặc biệt ở
Thừa Thiên Huế là công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang.
- Nguyên liệu đầu vào: nguyên vật liệu thuộc đối tượng lao động, là một trong
ba yếu tố cơ bản của sản xuất.Việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời,đầy đủ, đồng bộ,
đảm bảo chất lượng là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản
xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư,hạ giá thành và tăng
tích lũy cho doanh nghiệp.
Vì vậy giá các nguyên liệu đầu vào là nhân tố tác động trực tiếp đến chi phí sản
xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà các nhà sản xuất muốn bán.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 7
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
-Thị trường : có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất hàng hóa kinh
doanh và quản lý kinh tế.
Đây vừa là đối tượng, vừa là căn cứ để doanh nghiệp quyết định sản xuất cái
gì,cho ai,như thế nào…?Thị trường càng có nhiều nhà sản xuất thì lượng hàng hóa bán
ra càng nhiều,và có càng nhiều người tiêu dùng thì lượng hàng hóa tiêu thụ cũng càng
nhiều và ngược lại.Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thành hay bại.Vì vậy
trước khi đưa ra quyết định sản xuất các doanh nghiệp đòi hỏi tìm hiểu và phân tích kỹ
nhân tố môi trường.
- Cơ chế , chính sách nhà nước : là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chính sách giảm thuế,miễn thuế hoặc trợ cấp có thể
khuyến khích sản xuất và làm tăng sản lượng hàng hóa.,và ngược lại.Bên cạnh đó
chính phủ cũng có những chính sách khuyến khích sản xuất và hạn chế sản xuất. Điều
đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng hàng hóa cung ra thị trường.
1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Theo quan điểm hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng là quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ giữa đầu vào và
đầu ra.Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa
hai đầu đó.Đầu ra là kết quả sản xuất kinh doanh , đầu vào là chi phí sản xuất kinh
doanh.
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
-Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật:
Là chỉ tiêu tổng hợp toàn bộ sản phẩm vật chất mà doanh nghiệp đã sản xuất
trong năm.Nó tổng hợp toàn bộ thành quả lao động để sản xuất ra thành phẩm của
doanh nghiệp.
-Chỉ tiêu doanh thu:
Là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế đã thu được trong kỳ nhờ bán sản phẩm
hàng hóa dịch vụ của mình.
Ở một chừng mực nhất định , doanh thu phản ánh mức độ chiếm lĩnh thị trường
của doanh nghiệp.Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng vì chỉ khi nào hoàn thành
được kế hoạch chỉ tiêu này doanh nghiệp mới hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản của
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 8
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
mình là sản xuất cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng xã hội, tích lũy vốn và tái sản xuất
mở rộng.
Doanh thu = Sản phẩm tiêu thụ x Đơn giá
-Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp
đã sử dụng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong một thời ky nhất định.Chi
phí sản xuất kinh doanh bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí tài chính
-Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt
động SXKD của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của
quá trình SXKD.
Lợi nhuận = Doanh Thu – Chi phí
Lợi nhuận sau thuê = Lợi nhuận – Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Doanh thu trên chi phí.(lần):
Doanh thu / Chi phí = 100 x Doanh thu thực hiện trong kỳ
Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ đó.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu,(%):
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu = 100 x Lợi nhuận thu được trong kỳ
Doanh thu thu được trong kỳ
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 9
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu đạt được trong kỳ thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng
doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu lơn hơn tốc độ tăng chi phí.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, (%):
Tỷ suất lợi nhuận / Chi phí = 100 x Lợi nhuận đạt được trong kỳ
Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh sẽ mang lại bao nhiều đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Là cơ sỏ quan trọng để
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và
mức lãi của doanh nghiệp.
1.4. Cơ sở thực tiễn
1.4.1. Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng
tối thiểu8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc
(Comtrade Data), nhậpkhẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần
200 tỉ đô la Mỹ năm 2002.Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Đức,
Pháp, Anh và Nhật Bản.Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của
thế giới cũng đã thay đổi đángkể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á
khác như Inđonêxia, Thái Lan, Malaysia,Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh
chóng cả về số lượng và chất lượng.Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với
tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại
kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước
có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét
khối gỗ trong mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công
ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất).Các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh
nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ
Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt động
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 10
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn
đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm
gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số
công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các
tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh
Phúc Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp
vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các
mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công
nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ
gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn
hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
1.4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh gỗ ở nước ta .
Trong những năm qua, xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến và nội thất đã đạt được
nhiều kết quả, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trở thành một trong số 10 mặt
hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai
thác. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thực hiện qua các năm như sau:
-Về gỗ nguyên liệu cho chế biến trong nước và xuất khẩu:
+Khai thác từ rừng tự nhiên ( cả khai thác chính và tận thu, tận dụng):
500.000m
3
/ năm
+Nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu: 800.000m
3
/năm.
+Nguyên liệu từ gỗ rừng trồng: 1.200.000 –1.600.000m
3
/năm.
-Về kim ngạch xuất khẩu:
Năm 2002 Năm 2003 2004
(mục tiêu)
2005
(mục tiêu)
435 triệu
USD
500 triệu USD
tăng 28,7%
670 triệu USD
tăng 19%
1 tỉ USD
- Về thị trường :
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ
trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất
khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ
của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại
sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời… đến các mặt
hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và
đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD
và ước lên tới 1 tỷ USD năm 2004.
Hình 1: Thị trường xuất khẩu của hàng gỗ mỹ nghệ Việt Nam.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 12
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
- Gỗ mỹ nghệ Việt Nam :
Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ Việt
Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có 342 làng gỗ
mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc
Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định) Kim
Bồng (Quảng Nam)… Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ
nghệ có xu thế tập trung về những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có chất
lượng mà còn vô cùng phong phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống,
từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ
dùng nhà bếp…, đã được đưa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến
các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu đem lại
kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD.
Hình 2: Tình hình xuất khẩu hàng mộc mỹ nghệ Việt Nam.
Qua đó, ta thấy được ngành sản xuất kinh doanh gỗ nước ta đang ngày càng phát
triển và là một trọng điểm những ngành trọng điểm để nước ta dựa vào đó tìm ra
hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn để tăng kim ngạch xuất khẩu cho các năm
sau.Chính vì vậy chính phủ cần quản lý chặt chẽ hơn nữa ngành sản xuất kinh doanh
chế biến lâm sản nhằm đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp nước nhà ngày càng bền
vững.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 13
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN LÂM SẢN HƯƠNG GIANG.
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần chế biến lâm sản hương giang.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang được thành lập theo quyết định
số 2883/QĐ-UB của Tỉnh Thừa Thiên Huế với tên giao dịch là công ty cổ phần chế
biến lâm sản Hương Giang thuộc đơn vị quản lý là tình Thừa Thiên Huế.
hay HƯƠNG GIANG WOOD PROCESSING EQUITISED COMPANY.
Cơ sở I : Khu 7 – Thị Trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy
Cơ sở II : Xã Thủy Bằng- Huyện Hương Thủy
Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang tiền thân là xưởng chế biến gỗ
thuộc lâm nghiệp Bình Trị Thiên.
Năm 2000, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước, của
ngành, trên cơ sở cổ phần hóa của một bộ phận nhỏ trực thuộc công ty kinh doanh
thuộc sở lâm nghiệp Thừa Thiên Huế, xưởng mộc Hương Thủy được chuyển đổi thành
công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang theo quyết định số 2883/QĐ UB ngày
30/10/2000 của UBND tình Thừa Thiên Huế.
Đây là đơn vị tiên phong trong ngành được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang(xã Thủy Bằng
– Hương Thủy) được thành lập vào năm 2004 với số vốn ban đầu hơn 1.5 tỷ đồng và
chuyên sản xuất bàn ghế nội thất và đồ mỹ nghệ xuất khẩu với đội ngũ công nhân gần
400 người trong đó có công nhân lao động theo biên chế, hợp đồng và theo mùa vụ.
2.1.2. Cách thức tổ chức hoạt động của công ty
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức bộ máy theo kiểu hỗn hợp ( vừa trực tuyến và vừa chức năng) có
nghĩa là vừa quản lý từ trên xuống dưới theo một đường thẳng và có thể cho phép các
bộ phận phụ trách các chức năng ra lệnh về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn
của họ đối với các phân xưởng và bộ phận sản xuất.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 14
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Sơ đồ công ty:
Hình 3: Sơ đồ công ty cổ phẩn chế biến lâm sản Hương Giang
Hình 4: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
+ Giám đốc :
- Là người quyết định phương hướng, kế hoạch , dự án sản xuất kinh doanh và
các chủ trương lớn của công ty.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 15
Khu vực sấy gỗ Phân xưởng pha phôi và máy
Dãy nhà văn phòng
Phòng
Cơ khí Phân xưởng sơn và
hoàn thiện sản
phẩm có kết hợp
với kho hàng
Nhà xe công nhân
Căn tin Phòng
bảo vệ
Khu
Vực
Xẻ
Gỗ
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
Kế Hoạch
Phòng
Tài Vụ
Phòng
Tổ Chức
Quản Đốc
phân xưởng
Bộ phận
Maketing
Phân xưởng láp ráp
và làm nguội
chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
- Quyết định việc hợp tác đầu tư , liên doanh, mọi vấn đề về tổ chức bộ máy
điều hành.
- Quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của
công ty.
- Quyết định vấn đề về chuyển nhượng, mua bán cầm cố các loại tài sản chung
của công ty theo quy định nhà nước.
- Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Quyết định về việc đào tạo cán bộ, cử cán bộ của công ty đi nước ngoài.
+ Phó giám đốc:
- Là người trợ giúp giám đốc và được giám đốc ủy quyền trong 1 số lĩnh vực
- chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về phân việc được
phân công.
- Đưa ra những giải pháp tối ưu về công việc được phân công, biện pháp thực
hiện.
-Cùng giám đốc thẩm định lại toàn bộ công việc của cán bộ nhân viên trong
công ty, thực hiện tốt làm nhiệm vụ được giao.
-Thay mặt giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh khi giám đốc đi công
tác.
+ Phòng tổ chức: chịu trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động
của phòng mà giám độc giao về công tác tổ chức nhân sự, bảo hiểm xã hội, quản lý lao
động, tổ chức hành chinh….
+ Phòng tài vụ : chịu trách nhiệm thực hiện mọi hoạt động của phòng mà giám
đốc giao về công tác tổ chức và quản lý tài chính, tài sản của công ty, phát lương…
+ Phòng kế hoạch: chịu trách nhiệm thực hiện mọi hoạt động về công tác tổ
chức, điều hành sản xuất đảm bảo cho sản xuất đúng tiến độ, thu mua vật tư, thủ tục
hải quan xuất nhập khẩu…
+ Quản đốc phân xưởng: là người có trách nhiệm cao nhất của phân xưởng
chịu trách nhiệm trước giám đốc về điều hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện mọi hoạt
động sản xuất hàng hóa của công ty mà giám đốc giao về công tác tố chức sản xuất.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 16
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
+ Bộ phận Maketing : chịu trách nhiệm về điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện
hoạt động bán hàng hóa của công ty mà giám đốc giao.
2.1.2.3. Tổ chức phân xưởng sản xuất:
Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty:
Hình 5: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
2.3.2.4 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Hình 6 : quy trình sản xuất của công ty
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 17
Nhập gỗ
nguyên liệu
Cưa và xẻ gỗ
tròn
Sấy gỗ
Xẻ sơ chế
Định hình chi
tiết
Lắp rápLàm nguộiSơn dầu
Hoàn Thiện(kiểm
tra đóng gói)
Quản đốc
P.Quản đốc
KCS
P. Quản đốc
Thống Kê
Tổ
Sấy
Tổ
Pha Xẻ
Tổ
định
hình
Tổ
Định
Tổ
lắp
ráp
Mô
Hình
Hoàn
Thiện
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Qua sơ đồ trên chúng ta có thể thấy được quy trình sản xuất của công ty cổ phần chế
biến lâm sản Hương Giang từ khâu xử lý nguyên liệu cho đến lúc thành phẩm và đóng
gói trải qua khá nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đều cần phải có sự tổ chức hợp lý thì
mới đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tối đa cho công ty.Vì vậy cần chú trọng và
quan tâm đến tất cả các khâu để bộ máy sản xuất hoạt động được tốt hơn.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 18
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Huế
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP chế biến lâm sản Hương Giang qua 3 năm 2010-2012.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012
ĐVT:Triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng doanh
thu 10.210,81 11.149,75 13.007,78 938,94 9.2 1.858,03 16.7
Tổng chi phí 9.271,83 9.326,15 10.293,78 54,32 0.6 967,63 10.4
Lợi nhuận
trước thuê 938,98 1.823,60 2.714,00 884,62 94.2 890,40 48.8
Thuế TNDN 234,74 455,90 678,50 221,16 94.2 222,60 48.8
Lợi nhuận
sau thuế 704,23 1.367,70 2.035,50 663,47 94.2 667,80 48.8
(Nguồn: phòng kếtoán-tàivụ)
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 19
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Qua bảng số liệu 1 ta thấy rằng: Tổng doanh thu năm 2010 là 10.210,81 trđ tăng 9.2%
so với năm 2011, năm 2011 là 11.149,77 tr đ tăng 16.7% so với năm 2012 là
13.007,79 trđ, trong khi chi phí tăng đều qua 3 năm, năm 2010 là 9.271,83 trđ, năm
2011 là 9.326,15 trđ, năm 2012 là 10.293,78 trđ. Như vây, nhìn chung lợi nhuận sau
thuế của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng, cụ thể năm 2011 là 1.367,70 trđ, tăng
94.2% so với năm 2010(704,23 trđ), năm 2012 là 2.035,50 trđ, tăng gấp đôi so với năm
2011 với tỷ lệ là 48.8% chứng tỏ công ty trong 3 năm qua có chiều hướng phát triển
mạnh, hiệu quả sản xuất của công ty tốt do công ty quản lý có hiệu quả trong mọi mặt.
2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến lâm sản
hương giang.
2.2.1. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty
Công ty sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng của khách hàng sau khi đã ký kết
thông qua nhà trung gian, do làm ăn với khách nước ngoài, họ đặt ra yêu cầu rất cao về
chất lượng, mẫu mã , kể cả việc giao nhận hàng rất nghiêm túc. Vì vậy công ty không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng qui mô sản xuất, nhằm duy trì khách
hàng và ngày càng có uy tín với khách hàng.
Do biết nắm bắt được cơ hội, tìm hiểu và mở rộng thị trường quốc tế, mở rộng
các mối quan hệ bạn hàng, không ngừng đổi mới mẫu mã sản phẩm. Và thị trường tiêu
thụ hàng hoá của công ty chủ yếu là khách hàng Châu Âu, Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ
và các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Họ là những khách hàng lâu
năm của công ty.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động, tiền lương của công ty.
2.2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, lao động là một yếu tố không
thể thiếu được, đây là một yếu tố quan trong nhất của công ty, nó quyết định đến năng
suất và chất lượng sản phẩm.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 20
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Huế
Bảng 2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Lao Động
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2011 Chênh lệch 2012/2011
Số lượng
(LĐ)
Số lượng
(LĐ)
Số lượng
(LĐ)
Số lượng
(LĐ)
tỷ lệ(%)
số
lượng(LĐ)
tỷ lệ(%)
Tổng số lao động 285 327 400 42 14.7 73 22.3
1. Theo trình độ chuyên môn
-Trên đại học và đại học 24 28 34 4 16.7 6 21.4
-Cao đẳng, trung cấp 53 59 63 6 11.3 4 6.8
-Công nhân kỹ thuật 35 45 51 10 28.6 6 13.3
-Lao động phổ thông 173 195 252 22 12.7 57 29.2
2. Theo tính chất công việc
-Trực tiếp 200 234 289 34 17.0 55 23.5
-Gián tiếp 27 33 45 6 22.2 12 36.4
-Phụ thợ 58 60 66 2 3.4 6 10.0
3. Theo bản chất lao động
- Biên chế 218 256 321 38 17.4 65 25.4
- Hợp đồng 67 71 79 4 6.0 8 11.3
( Nguồn: Phòng kế toán- tài vụ của công ty)
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 21
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
Qua bảng số liệu 1 ta thấy rằng tổng số lao động qua 3 năm 2010-2012 đều tăng.
Đó là do nhu cầu của công ty, muốn tuyển dụng thêm lao động để mở rộng hoạt động
sản xuất. Cụ thể năm 2010 với 285 người, năm 2011 là 327 tỉ lệ tăng của năm 2011 so
với năm 2010 là 14.7%, và năm 2012 là 400 người, tốc độ tăng là 22.3% so với năm
2011.
+ Xét theo trình độ lao động : Công ty rất quan tâm và chú trọng đến việc nâng
cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên bằng chứng là số lao động có trình
độ chuyên môn cao cũng tăng lên, cụ thể số người có trình độ đại học trên đại học năm
2011 là 28 người, tăng 16.7% so với năm 2010(24 người), năm 2012 là 34 người với
tốc độ tăng là 21.4% so với năm 2011. Cao đẳng, trung cấp năm 2012 cũng tăng lên,
bậc thợ có tay nghề cũng cao hơn so với 2 năm trước. Sở dĩ cơ cấu lao động theo
chuyên môn của công ty tăng lên là do việc đầu tư đào tạo lực lượng lao động theo yêu
cầu sản xuất cũng như yêu cầu về quản lý. Bên cạnh đó, các chế độ về lương, thưởng,
phụ cấp cũng được đảm bảo bởi các phòng ban chức năng. Do đó đã thu hút sự quan
tâm của người lao động, tạo cho họ niềm tin vào công việc làm từ đó hăng say làm việc
với hiệu quả cao nhất mang lợi nhuận về cho công ty.
+ Xét theo tính chất công việc: Lao động trực tiếp năm 2011 tăng 17% so với năm
2010, năm 2011 là 289 người tăng 23.5% so với năm 2011 và số lượng lao động gián tiếp
đều tăng qua 3 năm, năm 2010 là 27 người, năm 2011 là 33 người, năm 2012 là 45 người.
Điều này chứng tỏ rằng trình độ quản lý của công ty ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày
càng mở rộng. Bên cạnh đó, lực lượng công nhân phụ trợ cũng tăng từ 58 người năm 2010
lên 60 người năm 2011, với tỉ lệ 3.4%, năm 2012 là 66 người tương ứng tăng 10% so với
năm 2011. Nguyên nhân là do nhu cầu phải tăng năng suất lao động để đáp ứng kịp thời,
đảm bảo nhu cầu hàng cần sản xuất theo các hợp đồng đã ký kết.
+ Xét theo bản chất lao động bao gồm biên chế và hợp đồng đều tăng qua 3 năm,
tuy nhiên lao động biên chế vẫn chiếm tỷ trọng phần lớn trong lao động. Điều này đã
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 22
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
tạo điều kiện cho công nhân hưởng những chính sách xã hội góp phần tăng năng suất
lao động.
Nhìn chung, lực lượng lao động của công ty có sự tăng lên qua 3 năm 2010-2012,
do đặc điểm sản xuất kinh doanh và mở thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh mới.
Nhờ đó, làm nâng cao chất lượng và năng suất lao động góp phần tăng thu nhập cho
người lao động.
2.2.2.2. Năng suất lao động
Kết quả sử dụng đồng bộ các yếu tố hợp thành năng lực sản xuất được phản ánh qua
chỉ tiêu mức năng suất lao động của sản xuất doanh nghiệp.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Tổng doanh
thu
Triệu
Đồng
10.210,81 11.149,75 13.007,78
2
Tổng lao
động
Người
285 327 400
3
Năng suất lao
động
Triệu
Đồng
35.840,19
34.097,09
32,53
4
Số giờ làm
việc bình
quân
Giờ/ngày 8 8 8
Bảng 3: Năng suất lao động của công ty qua 3 năm 2010-2012
Qua bảng 3 ta thấy rằng năng suất lao động tuy giảm qua 3 năm nhưng chỉ có xu
hướng giảm nhẹ chỉ là khoảng 1 đến 3 đồng/người. Nguyên nhân do doanh thu tăng mà
số lao động cũng tăng nên kế hoạch quản lý của công ty có phần khó kiểm soát, tuy
vậy nhìn chung doanh thu vẫn tăng chứng tỏ công ty đã có những chính sách thích hợp
để vượt qua những khó khăn do nền kinh tế lạm phát cũng như trong nội bộ công ty,
giúp việc sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, công ty có uy tín và đứng vững
trên thị trường.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 23
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế
Huế
2.2.2.3. Tiền lương
Lương + thưởng của cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng theo quy
định của công ty và hàng năm được nâng lương, phụ cấp bởi vậy thu nhập của cán bộ
công nhân viên ngày càng nâng lên cao đảm bảo mức thu nhập cho người lao động.
Bởi vậy cán bộ công nhân viên rất gắn bó và phát huy trong công việc của mình được
giao. Cụ thể:
+ Lương cơ bản: được trả theo hệ số quy định của nhà nước cộng thêm khoản
phụ cấp, bình quân mỗi tháng là 1,4 triệu.
+ Lương khoán: theo định mức và doanh số người lao động đạt được.
+ Lương theo giờ.
Ngoài ra, cán bộ công nhân viên còn được hưởng một số chế độ sau:
+ Khen thưởng theo quý, năm
+ Tiền bồi dưỡng khi làm việc vào các ngày lễ, tết.
+ Hàng năm được tổ chức đi tham quan, nghỉ mát.
+ Khen thưởng các cháu đạt sinh giỏi là con em cán bộ công nhân viên.
2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty
Là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản nên tài sản của
doanh nghiệp có rất nhiều loại khác nhau: nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,
phương tiện truyền dẫn, phương tiện vận tải, thiết bị -dụng cụ văn phòng, mỗi loại
có một vị trí và vai trò quan trọng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty.
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 24
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh Tế Huế
Bảng 4: Tình hình TSCĐ của công ty qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch2011/2010 chênh lệch 2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1.TSCĐ hữu hình 10.352,10 11.284,37 12.341,21 932,27 9 1.056,84 9.4
1. TSCĐ vô hinh 2.367,23 3.217,29 3.718,27 850,06 35.9 500,98 15.6
Tổng TSCĐ 12.719,33 14.501,66 16.059,48 1.782,33 14 1.557,81 10.7
( Nguồn: phòng kế toán- tài vụ)
SVTH : Trần Xuân Hoàn_K43AKTNN 25