Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu luận thực trạng chính sách ngoại giao văn hóa của việt nam với các quốc gia trong khu vực asean giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.65 KB, 29 trang )

Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

LỜI CẢM ƠN
Trong thời đại tồn cầu hố hiện nay, với xu thế chủ đạo là hồ bình, hợp tác
cùng phát triển, văn hóa đã trở thành động lực của sự phát triển bền vững, giữ vai trò
nền tảng tinh thần của xã hội và phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị.
Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ
mới đòi hỏi sự chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế
giới để làm giàu có thêm văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh Việt Nam, mở rộng ảnh
hưởng, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế.
Chính vì lẽ đó, ngoại giao văn hóa ngày càng được sử dụng rộng rãi với nhiều
hình thức phong phú và có vai trị quan trọng hơn trong nền ngoại giao của mỗi quốc
gia bởi sức lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa có tác dụng to lớn trong việc xây dựng lòng
tin, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các
quốc gia.
Để phần nào hiểu rõ được tầm quan trọng đó, tơi đã quyết định lựa chọn đề tài
“Thực trạng chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam với các quốc gia trong khu
vực ASEAN giai đoạn 2010-2015”.
Được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, Tiểu luận khơng tránh khỏi những
sai sót và hạn chế cả về hình thức lẫn nội dung. Tơi rất mong nhận được những góp ý
của q thầy cơ và bạn bè đồng nghiệp để hồn thiện tiểu luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện tiểu luận
Đinh Diệu Hằng

Học viên: Đinh Diệu Hằng


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................1
2.1. Mục đích...........................................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ...........................................................................................................2
3. Kết cấu của tiểu luận.............................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ giữa
Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN.....................................................3
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ngoại giao văn hóa
trong quan hệ với các quốc gia ASEAN..................................................................3
1.2. Các khái niệm cơ bản......................................................................................5
1.2.1. Chính sách..................................................................................................5
1.2.2. Quan hệ quốc tế..........................................................................................5
1.2.3. Ngoại giao văn hóa.....................................................................................5
1.2.4. ASEAN........................................................................................................6
Tiểu kết chương 1.........................................................................................................7
Chương 2: Đánh giá thực trạng triển khai các chính sách ngoại giao văn hóa
trong quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN giai đoạn 2010-2015.........8
2.1. Thực trạng triển khai chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ giữa
Việt Nam và các quốc gia ASEAN...........................................................................8
2.1.1. Các yếu tố tác động đến chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ
giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN.................................................................8
2.1.2. Thực trạng.....................................................................................................9

Học viên: Đinh Diệu Hằng


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại


2.3. Đánh giá hiệu quả chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ giữa Việt
Nam và các nước ASEAN.......................................................................................13
2.3.1. Thành tựu.................................................................................................13
2.3.2. Hạn chế.....................................................................................................15
2.3.3. Nguyên nhân của thành tựu....................................................................16
2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................16
Tiểu kết chương 2.......................................................................................................18
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách ngoại giao
văn hóa của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN............................19
3.1. Phương hướng................................................................................................19
3.2. Giải pháp........................................................................................................19
Tiểu kết chương 3.......................................................................................................23
KẾT LUẬN.................................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viên: Đinh Diệu Hằng


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Nội dung
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam Á)

Chữ viết tắt
ASEAN


2

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

3

Đông Nam Á

ĐNA

Học viên: Đinh Diệu Hằng


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới cùng những tác động
mạnh mẽ của q trình tồn cầu hóa, văn hóa Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế
mạnh mẽ, sâu rộng hơn với thế chủ động nắm bắt thời cơ sẵn sàng vượt qua thách
thức. Tuy nhiên, làm thế nào để hội nhập về kinh tế mà không bị hịa tan, biến dạng
về văn hóa là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Thấy được tầm quan trọng đó,
Đảng và Nhà nước ta đã có sự thay đổi, linh hoạt trong việc hoạch định các chính
sách để phù hợp với từng thời kỳ, trong đó chính sách về ngoại giao văn hóa đóng

một vai trị vơ cùng quan trọng. Chính sách về ngoại giao văn hố cần phải trở thành
công cụ cho sự phát triển, mở rộng mọi nguồn lực vào phát triển văn hoá của đất
nước, trong đó phát triển con người là nhiệm vụ hàng đầu và trung tâm, nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực cho thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và chủ động hội
nhập quốc tế. Để phần nào hiểu rõ được tầm quan trọng đó, tơi đã quyết định lựa chọn
đề tài “Thực trạng chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2015”.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn đề tài sẽ góp phần đưa ra những đánh giá mang tính
thực tiễn trong việc áp dụng các chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam với các
quốc gia ASEAN; tạo nền tảng, đưa ra căn cứ để có những quyết sách phù hợp.
2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.

Mục đích

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về chính sách ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam
và các quốc gia trong khu vực ASEAN; tiểu luận đi sâu khảo sát, phân tích và đánh
giá thực trạng trong việc áp dụng các chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ
giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, từ đó chỉ ra các nguyên nhân thành
Học viên: Đinh Diệu Hằng

1


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

cơng và những nhân tố làm ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao văn hóa giữa các

nước đồng thời đưa ra hướng giải quyết và rút ra các bài học kinh nghiệm.
2.2.

Nhiệm vụ

Tiểu luận phải nêu bật được những vấn đề lý luận chung về chính sách ngoại
giao văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng áp dụng các chính sách ngoại giao
văn hóa, những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân.
Đề xuất phương hướng và giải pháp để có những chính sách ngoại giao văn hóa
thành cơng và hiệu quả hơn nữa trong quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong
ASEAN trong giai đoạn tới.
3.

Kết cấu của tiểu luận

Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các danh
mục từ viết tắt và mục lục; tiểu luận được trình bày thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam với
các quốc gia trong khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2015
Chương 2: Đánh giá thực trạng áp dụng chính sách ngoại giao văn hóa của
Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2015
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách ngoại
giao văn hóa của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN

Học viên: Đinh Diệu Hằng

2



Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ giữa
Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN
1.1.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ngoại giao văn hóa

trong quan hệ với các quốc gia ASEAN
Bước ngoặt trong hoạt động mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam được bắt
đầu từ năm 1986. Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị khóa V (tháng 7/1986) chủ trương
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Đến Đại hội
Đại biểu tồn quốc lần thứ VI, Đảng ta nhấn mạnh: “Ra sức kết hợp sức mạnh của
dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ hịa bình ở Đơng Dương, góp phần
tích cực giữ vững hịa bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới, tranh thủ điều kiện quốc
tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc…”. Hòa bình ở khu
vực và hịa bình thế giới có quan hệ gắn kết với nhau, thế giới có hịa bình thì các khu
vực mới có hịa bình và ngược lại. Do vậy, giữ vững hịa bình ở Đơng Nam Á và thế
giới luôn là phương châm trong chiến lược, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta. Về quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đảng ta chỉ rõ:
“Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải
quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hịa bình, xây dựng
Đơng Nam Á thành khu vực hịa bình, ổn định và hợp tác”. Nghị quyết của Đại hội VI
và các nghị quyết của Trung ương đã chuyển hướng chính sách ngoại giao, văn hóa,
chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không
phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, thi hành chính sách hữu nghị, hợp tác,
tồn tại hịa bình để phát triển, phù hợp với lợi ích của nhân dân ta và xu thế phát triển
chung của thế giới. Đây là những quyết nghị hết sức đúng đắn, sáng tạo của Đảng về
chính sách đối ngoại trong giai đoạn cách mạng mới. Nó trở thành tư tưởng chủ đạo,
sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,

đồng thời là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình từng bước gia nhập ASEAN của
Học viên: Đinh Diệu Hằng

3


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Việt Nam. Việt Nam cũng thấy được vị trí quan trọng trực tiếp của Đơng Nam Á
trong tồn bộ đường lối đổi mới và chủ trương hịa bình, phát triển của mình và các
nước ASEAN có thể giúp Việt Nam tạo đột phá trong xu thế đối ngoại.
Bên cạnh đó, Việt Nam thúc đẩy trụ cột văn hóa trở thành một chân kiềng có tác
dụng bổ trợ và gắn kết hữu cơ trong Cộng đồng. Việt Nam chủ động đề xuất sáng
kiến, ủng hộ hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của ASEAN hiện nay như an sinh xã
hội, mơi trường, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu và thúc đẩy, bảo vệ quyền của lao
động di cư,…
Như vậy là sau năm 2015, ASEAN khởi đầu giai đoạn phát triển mới với tư cách
là một cộng đồng thống nhất với một mơi trường hịa bình và an ninh trong khu vực,
một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, một xã hội chia sẻ, đùm
bọc, có trách nhiệm và hướng tới người dân. Do vậy, định hướng “chủ động, tích cực
và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”, Việt
Nam cần tiếp tục góp phần phát huy sự đồn kết và thống nhất trong ASEAN, tăng
cường xây dựng lòng tin, hướng tới tiếng nói chung đối với các vấn đề khu vực; phát
huy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựng cấu trúc khu vực trên cơ sở
các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế, các nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực ứng
xử của ASEAN. Cần chủ động tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau
năm 2015, xác định các nội dung ưu tiên hợp tác ASEAN trong 10 năm tới. Theo
hướng đó sẽ góp phần thúc đẩy hiện thực hóa một Cộng đồng ASEAN vững mạnh,
gắn kết, phát triển, vì hạnh phúc của nhân dân ASEAN, vì hịa bình, ổn định, hợp tác
và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.


Học viên: Đinh Diệu Hằng

4


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

1.2.

Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Chính sách
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của
chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực
hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các
lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – mơi trường.
1.2.2. Quan hệ quốc tế
Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và phong
trào quốc tế, các vùng và khu vực. Đó là hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội trong
phạm vi nhân loại, gồm nhiều mặt quan hệ như: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,
qn sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh…trong đó quan hệ chính trị là quan hệ cơ bản và
quan trọng nhất. Quan hệ quốc tế bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: quan hệ chính trị
quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế an ninh, quốc phòng , quan hệ quốc
tế về y tế, giáo dục, văn hó và những vấn đề xã hội…
1.2.3. Ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với một
loạt những phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, những
phương sách này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rõ ràng về động lực văn hóa của
nước ngồi và sự tuân thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo quá trình đối thoại cơ

bản.
Một trong những định nghĩa cụ thể và đầy đủ nhất về ngoại giao văn hóa được
đưa ra bởi ơng Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ đối ngoại và UNESCO. Trong định
nghĩa của mình, ơng Phạm Sanh Châu đã nêu bật được chủ thể tiến hành, đối tượng
hướng tới, mục tiêu thực hiện…của Ngoại giao văn hóa: “Ngoại giao văn hóa là một
Học viên: Đinh Diệu Hằng

5


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

hoạt động đối ngoại được nhà nước tổ chức, ủng hộ và bảo trợ”. Hoạt động này được
triển khai trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu chính trị, đối
ngoại, đuợc xác định bằng các hình thức văn hóa như: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng,
truyền thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học… Đối tượng hướng tới của Ngoại
giao văn hóa là Chính phủ và nhân dân các quốc gia khác. Không nhằm lợi nhuận,
ngoại giao văn hóa quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của đất nước, dân tộc. Mục
tiêu của ngoại giao văn hóa là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển
kinh tế, nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế và phục vụ cộng đồng
người Việt ở nước ngoài. Cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao
văn hóa là một trong ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam.
1.2.4. ASEAN
ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam - 1 liên minh chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được tạo
dựng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hịa bình khu vực, và phát
triển văn hóa giữa các thành viên.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8
năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là Inđônêxia,
Malaysia, Philippin, Singapo và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều

thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính
phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào,
Mianma và Việt Nam).

Học viên: Đinh Diệu Hằng

6


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Tiểu kết chương 1
Một lần nữa cần phải khẳng định rằng, Ngoại giao văn hóa chính là một trong ba
nhiệm vụ quan trọng của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hội nhập (bao gồm ngoại giao
chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa). Với tính mềm dẻo và linh hoạt,
ngoại giao văn hóa vừa là ánh sáng tinh thần, vừa là biện pháp và mục tiêu của chính
sách đối ngoại Việt Nam, nó bổ trợ rất đắc lực cho các trụ cột khác, tạo thành một
chính thể chính sách đối ngoại hồn chỉnh trong thời kỳ đổi mới.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển khai
thực hiện rất nhiều các chính sách đối ngoại văn hóa, đặc biệt là đối với các quốc gia
trong khu vực ASEAN thông qua việc ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật,
chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác về văn hóa cũng
như các lĩnh vực khác.
Nhờ vậy, trong những năm gần đây, hình ảnh về đất nước, con người và bản sắc
văn hóa Việt Nam đã được quảng bá rộng rãi đến với bạn bè trong khu vực. Quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam với các nước ASEAN cũng đang ngày càng được đẩy mạnh và
phát triển, tạo đà vững chắc cho đất nước ta trên con đường hội nhập quốc tế.

Học viên: Đinh Diệu Hằng


7


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Chương 2: Đánh giá thực trạng triển khai các chính sách ngoại giao văn hóa
trong quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN giai đoạn 2010-2015
2.1. Thực trạng triển khai chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ
giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN
2.1.1. Các yếu tố tác động đến chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ
giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN
Quá trình hợp tác giữa Việt Nam - ASEAN đang diễn ra trong môi trường an
ninh quốc tế và khu vực có nhiều biến động, phức tạp trong thập niên 90 của thế kỷ
XX. Trật tự chính trị, kinh tế thế giới đang trong quá trình định hình, những nhân tố
thúc đẩy và hợp tác Việt Nam - ASEAN thường đan xen nhau và tác động lẫn nhau.
Một số nhân tố có thể kể đến là:
- Sự tác động của bối cảnh quốc tế và chiến lược của các nước lớn trên thế
giới.
- Nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo ở một vài nước ASEAN trong thời gian
qua có chiều hướng tăng lên với những diễn biến phức tạp mới như đánh bom, bắt cóc
con tin, địi thành lập nhà nước Hồi giáo (Philipin) địi độc lập (vùng A-chê Inđơnêxia)...
- Vấn đề an ninh nội bộ của từng nước ASEAN nói riêng và của tồn khu vực
Đơng Nam Á nói chung có nhiều diễn biến phức tạp, giữa các nước thành viên
ASEAN vẫn còn tồn tại nhiều tranh chấp về lãnh thổ, dân tộc, sắc tộc, tơn giáo, văn
hóa...
- Sự khác biệt và khơng đồng đều về trình độ dân trí, nhận thức giữa các
nước. Thêm vào đó, mặt trái tiêu cực của kinh tế thị trường tác động đến sự phát triển
là không tránh khỏi. Ở Việt Nam, tuy chúng ta đi vào kinh tế thị trường sau và hệ
thống phổ cập giáo dục - chính trị khá sâu rộng nhưng cũng đã xuất hiện ít nhiều
những biểu hiện tương tự khiến nhiều người không khỏi quan ngại. Mặt khác, văn hoá

Học viên: Đinh Diệu Hằng

8


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

nói riêng và kiến trúc thượng tầng tuy có tác động trở lại nhưng trước hết phụ thuộc
vào cơ sở hạ tầng (kinh tế). Mà về trình độ phát triển kinh tế thì Việt Nam vẫn đang
"tụt hậu" và có khoảng cách khá xa so với một số nước trong ASEAN.
- Chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự đồng tình, ủng hộ của nhân
dân cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng chính sách ngoại giao văn hóa.
2.1.2. Thực trạng
Sau hơn 10 năm tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã hội nhập vào hầu
hết các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, chủ yếu ở ba vấn đề: an ninh - chính trị, kinh tế
và văn hố - xã hội. Trong đó hợp tác văn hóa ASEAN nói chung và hợp tác văn hố
giữa Việt Nam và ASEAN nói riêng đạt hiệu quả và thu được nhiều thành công nhất,
hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp trong tương lai.
Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi để giới thiệu văn
hoá Việt Nam sâu rộng tại các nước ASEAN như trong thời gian qua. Việc Việt Nam
tổ chức thành cơng các hoạt động văn hố lớn của ASEAN tại Việt Nam cũng như
tham gia tích cực, có chất lượng vào các hoạt động được tổ chức tại các nước khác đã
góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh về đất nước Việt Nam.
Như tất cả các lĩnh vực khác, hoạt động hợp tác văn hoá giữa các nước ASEAN
đều tuân thủ mọi nguyên tắc của Hiệp hội. Trong đó quan trọng nhất là nguyên tắc
thống nhất trong đa dạng. Mỗi quốc gia - dân tộc trên cơ sở phát huy bản sắc văn hoá
riêng và học hỏi, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hố khác và phấn
đấu hợp tác để tạo dựng những nét văn hoá chung, thống nhất của cả khu vực.
Để hướng tới Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào
các chiến lược nhằm xây dựng bản sắc ASEAN, cụ thể ASEAN- COCI Việt Nam đã

cùng các nước ASEAN thực hiện: Tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm mỹ
thuật, mỹ nghệ và nghệ thuật biểu diễn nhằm thúc đẩy giao lưu, hiểu biết giữa các
Học viên: Đinh Diệu Hằng

9


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

nghệ sỹ và giữa nhân dân với nghệ thuật và nghệ sỹ; Xây dựng các chương trình biểu
diễn, nghệ thuật chung; Tổ chức các Trại thanh niên ASEAN và các hoạt động lôi kéo
sự tham gia của thanh thiếu niên; Tăng cường chia sẻ các giá trị chung; Bảo tồn và
phát huy di sản văn hố ASEAN, trong đó có việc triển khai thực hiện Tuyên bố
ASEAN về di sản văn hố; Khuyến khích các cuộc đối thoại giữa các nước thành viên
nhằm tăng cường hiểu biết về văn hoá, văn minh và tôn giáo khu vực; Tiếp tục tăng
cường vị thế của Việt Nam cũng như của ASEAN trong cộng đồng quốc tế thơng qua
sự tham gia tích cực của Việt Nam và ASEAN vào các vấn đề quốc tế và tăng cường
các cơ chế thông tin và truyền thông.
Trong thời gian tới, Việt Nam đang và sẽ tham gia một số dự án hợp tác văn hoá
với các nước ASEAN như : sẽ đẩy mạnh thực hiện dự án về Trao đổi công tác đào tạo
nguồn nhân lực, trong dự án này mỗi nước ASEAN cử 3 cán bộ sang Trung Quốc đào
tạo chuyên môn và nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố
dưới nước, di sản gỗ, cơng tác chống tác động của mối mọt, thiên tai đối với các di
sản văn hố trong mỗi nước. Ngồi ra, Việt Nam đang xúc tiến thực hiện một số dự án
về thơng tin, truyền thơng nhằm xây dựng hình ảnh ASEAN trong khu vực ngày càng
phát triển và giàu bản sắc dân tộc.
Trong giai đoạn 2010-2015, các lĩnh vực hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và
ASEAN nằm chủ yếu ở các lĩnh vực:
* Hợp tác trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và phim - video
Phát thanh truyền hình và phim video là một trong những phương tiện truyền

thông rất phổ biến và đạt hiệu quả cao. Các dự án quan trọng của COCI đã được thực
hiện ở Việt Nam là: Chương trình phát thanh” Hành động ASEAN” của Đài tiếng nói
Việt Nam; Chương trình truyền hình thiếu nhi ASEAN của Đài truyền hình Việt

Học viên: Đinh Diệu Hằng

10


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Nam; Làm băng tư liệu các điệu múa ASEAN của Hội nghệ sĩ múa; Sáng tác bài ca
ASEAN của Hội nhạc sĩ Việt Nam.
Để tăng cường thông tin đối ngoại, nhất là kênh thông tin với các nước trong
khối, Việt Nam đã xây dựng được cấu trúc cơ bản của trang chủ về văn hố thơng tin,
từng bước hồn thiện các trang Web trong Website riêng về văn hố thơng tin và hoà
nhập với các nước trong khu vực về phát triển công nghệ thông tin.
Để triển khai dự án trao đổi tin truyền hình, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị để
sớm hồ nhập với hệ thống truyền hình của các nước trong khu vực. Tiêu biểu trong
đó là việc thiết lập Kênh truyền hình vệ tinh ASEAN, là tiếng nói chính thức của tất
cả các nước thành viên ASEAN, góp phần quan trọng và hiệu quả nhất trong lĩnh vực
truyền thông, làm tăng sự hiểu biết trong nhân dân ASEAN và nhân dân các nước
khác trên thế giới về những giá trị truyền thống của mỗi nước thành viên.
Việc Việt Nam tham gia kênh truyền hình vệ tinh ASEAN là một cơ hội thuận
lợi để tăng cường công tác thông tin đối ngoại theo chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính
trị đồng thời góp phần nâng cao chất lượng về biên tập cũng như về kỹ thuật các
chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực.
* Hợp tác trong lĩnh vực in ấn và truyền thơng báo chí:
Trong lĩnh vực in ấn và truyền thơng báo chí, hợp tác giữa Việt Nam với
ASEAN chủ yếu ở các hoạt động là Việt Nam cử người đi họp các Hội nghị, đi học

các lớp đào tạo (dự Hội nghị Nhóm cơng tác về báo chí ở Singapore; trao đổi thơng
tin báo chí ở Malaysia; học lớp biên tập viên báo chí ở Philippin; tham dự hội nghị
báo chí và phịng chống ma t ở Inđônêxia,….).
* Hợp tác trong lĩnh vực thể thao

Học viên: Đinh Diệu Hằng

11


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Thể thao Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hoạt động có liên quan thể
thao trong khu vực như các sự kiện thể thao thiện chí, chương trình giao lưu, festival,
trại thể thao, hội thảo, hội nghị và triển lãm về các sản phẩm thể thao được tổ chức tại
mỗi nước trong khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân về cộng động
ASEAN nói chung, nâng cao trình độ thể thao và sự phát triển thể thao trong khu vực.
Tiêu biểu trong đó là sự kiện thể thao khu vực SEGAMES; đặc biệt chú trọng và quan
tâm việc cử người tham dự các Hội nghị, Hội thảo và sự kiện liên quan thể thao cho
phụ nữ khối ASEAN.
Năm 2015 là năm chính thức thành lập Cộng đồng khối ASEAN với tiêu chí
"Một tầm nhìn, Một bản sắc, Một cộng đồng", do vậy việc tăng cường hợp tác thể
thao ASEAN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành TDTT trong năm
2015. Bên cạnh đó, Việt Nam ln nỗ lực trong việc thực hiện những chính sách phát
triển thể thao và tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (Asian
Beach Games) lần thứ 5 trong năm 2016 và Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ
18 trong năm 2019.
* Hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
Đây là lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng giữa Việt Nam với quốc gia trong
khu vực. Giai đoạn 2010-2015, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều chương trình

nghệ thuật mang tầm cỡ khu vực như: Liên hoan Nghệ thuật ASEAN+3 gồm 10 nước
ASEAN bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 03 nước đối thoại châu Á: Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN chào
mừng Năm du lịch quốc gia 2015; Liên hoan Xiếc quốc tế; Tuần văn hoá ASEAN ở
Việt Nam; Tuần văn hóa Việt Nam trên các nước bạn; Triển lãm tư liệu: “Khơng gian
văn hố ASEAN” năm 2014,…
Học viên: Đinh Diệu Hằng

12


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Bên cạnh đó, Việt Nam cịn tích cực cử các nghệ sỹ tham gia các hoạt động nghệ
thuật trong khuôn khổ hợp tác khu vực như: Liên hoan Văn hóa Thanh niên Quốc tế
(IYCF) 2015; …
Khi tham gia giao lưu văn hoá trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và trưng bày,
Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi bởi chúng ta có nền văn hố nghệ thuật từ rất sớm
với những nét phong phú và độc đáo. Những yếu tố thuận lợi đó cộng với tinh thần
say mê học tập, sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã tạo nên một văn hố
Việt Nam có bản lĩnh và đặc sắc trong con mắt các nước ASEAN.
* Hợp tác song phương với các nước ASEAN:
Bên cạnh những kết quả đạt được qua hợp tác đa phương giữa Việt Nam với
ASEAN- COCI, chúng ta cịn có những hợp tác song phương với từng nước ASEAN
tạo thêm tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia ASEAN như: Hợp tác với Thái
Lan, Lào, Malayxia và Xingapo, Mianma, Philipin.
Trong quan hệ song phương với từng nước, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN,
đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cả về lượng lẫn về chất, các nước ASEAN đã
hiểu và chấp nhận Việt Nam như một thành viên có uy tín và đầy tiềm năng, khơng

cịn mặc cảm e dè như trước đây, khi ta chưa gia nhập tổ chức này. Có thể thấy rằng
quan hệ song phương đã thúc đẩy cho quan hệ đa phương và ngược lại.
2.3.

Đánh giá hiệu quả chính sách ngoại giao văn hóa trong quan hệ giữa

Việt Nam và các nước ASEAN
2.3.1. Thành tựu
Ngoại giao văn hóa đã góp phần nâng cao vị thế, phát huy “sức mạnh mềm” của
đất nước, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ của ta với các đối tác và tăng cường sự
hiểu biết của thế giới về Việt Nam. Trong năm qua, ngoại giao văn hóa đã giành được
nhiều thành quả đáng phấn khởi. Chúng ta đã vận động thành công UNESCO công
Học viên: Đinh Diệu Hằng

13


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

nhận nhiều di sản của Việt Nam như thành Nhà Hồ, hát xoan, mộc bản Kinh Phật
chùa Vĩnh Nghiêm… là di sản văn hóa thế giới. Cơng tác người Việt Nam ở nước
ngồi và bảo hộ cơng dân cũng được triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, ngư dân, lao động ta. Nghị quyết 36 của
Bộ Chính trị tiếp tục được thể chế hóa, tạo thuận lợi cho kiều bào ta ổn định cuộc
sống, phát triển và hướng về quê hương đất nước.
Cùng với các chính sách về chính trị và kinh tế, chính sách đối ngoại về văn hóa
của Việt Nam với các quốc gia ASEAN đã và đang tạo ra cho Việt Nam một mơi
trường hịa bình, ổn định để hịa nhập vào cộng đồng khu vực và quốc tế nhằm phát
triển đất nước, phá thế bao vây của Mỹ, phương Tây đối với nước ta, tạo những điều
kiện mới nâng cao vị thế trên thế giới, đồng thời thu hẹp sự khác biệt và tăng cường

sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và các thành viên ASEAN, hạn chế
những mặc cảm, nghi kị do lịch sử để lại, tăng cường các sức mạnh của ASEAN cũng
như tạo thêm những nhân tố để củng cố hịa bình, ổn định; hạn chế những nhân tố
dẫn tới sự bất hòa, mất ổn định trong khu vực; là nhân tố hết sức thuận lợi cho Việt
Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, tập
trung nguồn lực vào phát triển kinh tế và xây dựng đất nước; có điều kiện hơn để đề
cao chính sách độc lập, tự chủ trong quan hệ đối ngoại, bảo vệ an ninh quốc gia của
Việt Nam.
Mối quan hệ và sự hợp tác của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN ngày
càng được tăng cường thì càng giảm những vùng "đất thánh" của các thế lực thù định
bên ngoài nhằm chống phá Việt Nam, làm giảm nơi ẩn náu của bọn tội phạm hình sự
chạy trốn.
Việc triển khai tốt các chính sách đối ngoại văn hóa đã tạo điều kiện để Việt
Nam có một vị trí vững chắc trong khu vực, Việt Nam bình đẳng với các thành viên
khác trong hiệp hội, tham gia xây dựng những chủ trương, đường lối, chính sách và
kế hoạch chung của ASEAN. Đây là một lợi thế của Việt Nam góp phần vào việc
Học viên: Đinh Diệu Hằng

14


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

Đông Nam Á thành khu vực phát triển phù hợp với lợi ích của Việt Nam và các thành
viên khác trong ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện để đưa ra những sáng
kiến và tham gia quyết định các vấn đề chung của liên hiệp hội, không để các nước
khác áp đặt quan điểm của họ đối với ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng, khơng
để các nước lớn thù địch với Việt Nam sử dụng diễn đàn để chống Việt Nam. Đây
cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy hợp tác an ninh, chính trị trong khu
vực.

Dựa trên những điểm đồng về giá trị châu Á, về an ninh, kinh tế, văn hóa, nhân
quyền... Việt Nam có thể cùng ASEAN đấu tranh chống lại những sự áp đặt quan
điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, nhân quyền... và sự can thiệp của các nước lớn đối
với ASEAN, chống lại ý đồ bành trướng, lấn chiếm của các nước lớn ở biển Đơng nói
chung, Trường Sa nói riêng.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt
Nam cũng còn những hạn chế nhất định như sự đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng
và lợi thế của một quốc gia dân tộc có bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm. Mặc
dù chiến tranh đã lùi xa, hịa bình đã đến với người dân Việt Nam trong nhiều thập
niên qua, nhưng ở nơi này, nơi khác trên thế giới chỉ biết đến Việt Nam là một đất
nước “anh hùng trong chiến đấu” nhưng vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, mà
chưa thực sự biết đến vị thế mới của một quốc gia đang “đổi mới từng ngày”, có ý
thức vươn lên mạnh mẽ và là một điểm đến thân thiện, an tồn với nhiều chính sách
cởi mở, thơng thống đối với các nhà đầu tư. Mặc dù các hoạt động ngoại giao văn
hóa trong những năm gần đây đã phong phú hơn so với trước, nhưng hiệu quả chưa
cao, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; nội dung và hình thức của các hoạt
động chưa tương xướng với yêu cầu cụ thể của từng loại đối tượng và địa bàn. Các

Học viên: Đinh Diệu Hằng

15


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại

sản phẩm văn hóa đưa ra ngồi vẫn cịn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng. Phương
tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác ngoại giao văn hóa cịn thiếu và lạc hậu.
Cơng tác phối hợp giữa các ngành và cơ quan tham gia vào hoạt động ngoại
giao văn hóa chưa thực sự chặt chẽ. Biểu hiện trên thực tế là sự xuống cấp của một số

công trình văn hóa hoặc việc tiếp thu tràn lan văn hóa ngoại. Cơng tác quảng bá,
tun truyền hình ảnh đất nước chưa được triển khai thường xuyên, mạnh mẽ, sâu
rộng và tiềm lực “xuất khẩu văn hóa Việt” ra nước ngồi cịn hạn chế. Do vậy, mức
độ ảnh hưởng của vị thế, sức mạnh quốc gia của Việt Nam đến với các nước chưa
mang lại nhiều hiệu quả như kỳ vọng.
2.3.3. Nguyên nhân của thành tựu
Để đạt được những thành tựu trên phải kể đến đường lối chỉ đạo đúng đắn của
Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa. Q trình Việt Nam tham gia
ASEAN ln gắn với những chủ trương lớn về chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế
của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với xu thế khu vực hóa ngày càng gia tăng. Đảng
và Nhà nước luôn tăng cường lý luận và nhận thức về ngoại giao văn hóa thơng qua
việc hoàn thiện hệ thống lý luận về ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu
chiến lược, dự báo những xu hướng phát triển của văn hóa và ngoại giao văn hóa
trong khu vực và trên thế giới tác động đến Việt Nam thông qua các hội thảo, hội
nghị, tọa đàm, trao đổi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Từ đó, kiến nghị với Đảng
và Nhà nước về chính sách liên quan đến ngoại giao văn hóa.
Lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân luôn tạo được sự đồng
thuận, thống nhấ về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác ngoại giao văn hóa;
nhằm đưa cơng tác này trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của mọi cơ quan từ
trung ương đến địa phương và của toàn xã hội.
2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế
Học viên: Đinh Diệu Hằng

16



×