Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước công ty muối nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.52 KB, 65 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có vai trò hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chưa đảm đương tốt
vai trò đó do trong nó còn tồn tại nhiều bất hợp lý do các giai đoạn phát triển trước
kia để lại. Chính vì thế, bước vào giai đoạn đổi mới về kinh tế, vấn đề cơ cấu lại hệ
thống DNNN đã được đặt ra. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX của Đảng đã
khẳng định cần phải đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nươc, trong đo đổi mới kinh
tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là khâu quyết
định.
Như chúng ta đã biết sau ngày giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đứng
trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là
tiềm năng kinh tế của hai miền có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, do xuất phát
điểm của nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những
vấp váp, sai lầm trong các chính sách kinh tế nên đến nam 1985, kinh tế nước ta
đã rơi vào khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát.
Kinh tế tăng trưởng thấp, từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội
mỗi năm chỉ tăng 4,6%. Đã thế, sản xuất kinh doanh lại kém hiệu quả, chi phí vật
chất cao lên chiếm 41,9% tổng sản phẩm xã hội, năm 1985 tăng lên 44,1% . Dân số
cả nước từ 1975 – 1985 tăng bình quân mỗi năm 2,3% như vậy để đảm bảo đủ việc
làm và thu nhập của dân cư không giảm thì it nhất nền kinh tế phải tăng 7% mỗi
năm. Nhưng trên thực tế nền kinh tế không đạt mức tăng đó nên sản xuất trong
nước luôn luôn không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu.
Thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80-90% nhu cầu sử dụng.
Tích luỹ nhỏ bé, nhưng toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa
vào nguồn nước ngoài. Trong những năm 1976-1980, thu vay nợ và viện trợ nước
ngoài bằng 38,2% tổng thu ngân sách bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Nếu so
với tổng số chi ngân sách thì bằng 37,3%. Ba chỉ tiêu tương ứng của thời kỳ 1981-
1985 lần lượt là 22,4%, 28,9% và 18,6%. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài đã lên
tới 8,5% tỷ rúp và 1,9 tỷ U SD . Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và năm 1985


là 36,6%.
Giá trị xuất khẩu hàng năm có tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với giá trị
nhập khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu thường chỉ bằng 20-40% nhập khẩu. Năm 1985, cuộc
cải cách giá - lương – tiền theo giải pháp sốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát
vụt lớn nhanh, hoành hành trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Giá cả leo
thang từng ngày đã vô hiệu hoá tác dụng đổi tiền, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ
mô. Giá cả không chỉ tăng ở thị trường tự do mà còn tăng rất nhanh trong thi
trường có tổ chức. Về cơ bản, giá cả đã tuột khỏi tầm tay bao cấp của Nhà nước.
Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986, với tốc độ tăng giá cả năm lên tới
774,4%. Trước sự bức súc này Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra
các định hướng lớn để từng bước thoát khỏi tình trạng đó bằng con đường đổi mới
nền kinh tế đất nước, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực
khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa có một
khuôn mẫu cho trước, từng buớc đưa đường lối Đại hội VI đi vào cuộc sống đã
mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải
thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân
dân vào công cuộc đổi mới tăng lên.
Kế thừa và phát huy sự nghiệp đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
đến Đại hôị VII, Đại hội VIII; Đại hội I X của Đảng đều tiếp tục đổi mới chính trị,
đổi mới nền kinh tế đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh
tế. khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế doanh nghiệp Nhà nước, bảo
đảm kinh tế Nhà nước phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành
then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đặc biệt là các doanh
nghiệp thuộc các ngành mũi nhọn, có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, một số doanh
nghiệp thuộc ngành kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ cho sản xuất và đời
sống của tất cả các thành phần kinh tế.
Đối với nước ta, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp
Nhà nước đã trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu, nhất là trong các ngành sản

xuất và dịch vụ quan trọng. Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước
đã đóng một vai trò quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bằng chính
nội lực của nền kinh tế là chủ yếu.
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và thế giới với việc thực thi các cam kết về khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA). Hiệp dịnh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và đàm phán để gia
nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Do đó, các doanh nghiêp Việt Nam, đặc
biệt là doanh nghiệp Nhà nước với tư cách vừa là đối tượng, vừa là động lực chủ
yếu của quá trình phát triển kinh tế, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình, phải được đảm bảo bằng những chiến luợc cạnh tranh hữu hiệu trên cơ sở
phát huy những lợi thế cạnh tranh. Đây là một nhân tố chính, quyết định sự phát
triển bền vững của bản thân doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập quốc tế.
Với ý nghĩa như vậy em chọn đề tài “Phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu
lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty muối Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp
cao cấp lý luận chính trị.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tồn tại,
phát triển và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước công ty Muối Nam Định thời gian
qua, Một số giải pháp và kiến nghị tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý công ty Muối
Nam Định.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và tính tất yếu khách quan của việc sắp
xếp lại doanh nghiệp Nhà nước qua thực tế công ty Muối Nam Định.
Chương 2: Quá trình đổi mới tổ chức sắp xếp lại công ty Muối Nam Định.
Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý công ty muối
Nam Định.
CHƯƠNG I:
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA

VIỆC SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUA THỰC TẾ
CÔNG TY MUỐI NAM ĐINH
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà nước
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước
Theo luật doanh nghiệp Nhà nước được ban hành ngày 20/04/1995 thì
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
tế – xã hội do Nhà nước giao.
DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn doanh nghiệp quản
lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
DNNN cũng giống như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
là tổ chức có tư cách pháp nhân, có địa vị pháp lý, tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, DNNN khác các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác ở chỗ: DNNN là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, là doanh nghiệp do Nhà
nước đầu tư vốn, thành lập và quản lý. Ngoài mục tiêu lợi nhuận DNNN còn phải
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội do Nhà nước giao mà đôi khi đó lại là các
nhiệm vụ phi kinh tế.
Ngược lại DNNN cũng thường được hưởng chế độ ưu đãi, bảo hộ của nhà
nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong DNNN, tập thể người lao động đuợc
khuyến khích, tham gia quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra DNNN còn có nhược điểm
là : động cơ lợi nhuận không cao, cơ chế quản lý cồng kềnh, quyết định kinh doanh
thường chậm nên dễ mất thời cơ. Những ưu thế và bất ưu thế của DNNN làm cho
nó vừa có lý do để tồn tại, vừa có lý do để liên tục phải đổi mới nâng cao chất
lượng hoạt động nhằm vươn tới hiệu quả.
1.1.2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “ Tiếp tục đổi mới
và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo”, tập trung

nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu.
Như vây, ở nước ta các DNNN có vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế. DNNN là
bộ phận cơ bản của kinh tế Nhà nước, là lực lượng kinh tế mạnh để Nhà nước giũ
vững ổn định vĩ mô cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Vai trò quan trọng của DNNN được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau :
- DNNN giữ vững vị trí then chốt nhất của nền kinh tế đảm đương sứ mệnh
bánh lái, đài chỉ huy trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Dựa trên cơ sở tiềm
năng, trình độ công nghệ, tổ chức quản lý của mình DNNN phải tạo ra chuyển biến
có tính chất đột phá về tăng trưởng kinh tế, đồng thời gánh vác vai trò định hướng
chính trị – xã hội cho toàn bộ nền kinh tế.
- DNNN giữ vị trí chủ lực cung ứng những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho
sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của nhân dân mà các thành phần khác không đảm
đương nổi như cung cấp nước sạch., xây dựng đường xá, vệ sinh môi trường, sản
phẩm cho quốc phòng, an ninh
Ngoài ra DNNN còn phải đảm nhận những nhiệm vụ xã hội rất lớn trong
việc phát triển kinh tế vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn,
thực thi các công việc nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo
- DNNN giữ vai trò to lớn thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Do nguồn vốn xây dựng các cơ sở công nghiệp hiện đại hoá đất
nước. Do nguồn vốn xây dựng các cơ sở công nghiệp hiện đại là rất lớn nên nhà
nước phải trực tiếp đầu tư xây dựng các DNNN công nghiệp lớn, có khả năng cung
cấp trang thiết bị cho các thành phần kinh tế khác để hiện đại hoá, tạo điều kiện để
các thành phần kinh tế khác vươn lên trong quá trình phát triển. Các DNNN là tấm
gương về trình độ tổ chức cao, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến, là nơi đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lý, lao động, kỹ thuật cho các thành phần kinh tế khác.
-DNNN trực tiếp là đối tác liên doanh, hợp tác, thu hút vốn, kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến của nước ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế.
- DNNN là các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng góp phần lớn cho ngân sách
Nhà nước. Theo con số thống kê năm 2000, các DNNN đã đóng góp 39,9% tổng
sản phẩm, 39,2% tổng thu ngân sách và hơn 50% kim ngạch xuất khẩu; Các doanh

nghiệp đã chiếm 98% các dự án liên doanh với nước ngoài. Từ năm 1991-2000, các
DNNN đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gần 64 tỷ đồng, DNNN đã đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân 10 năm là 11%./năm.
- DNNN là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước., là cơ sở quản lý nguồn
dự trữ quốc gia. Thông qua DNNN nhà nước có thể nắm giữ các mặt hàng thiết yếu
kịp thời can thiệp, ổn định thị trường khi xảy ra cơn sốt hàng hoá, hoặc bảo trợ cho
các hàng hoá nông sản của nông dân, diêm dân như tạm mua, tạm trữ gạo, muối, cà
phê
- Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta
hiện nay, DNNN tạo điệu kiện, định hướng và khuyến khích các thành phần kinh tế
khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự phát triển nhanh và
bền vững của nền kinh tế quốc dân. Với thực lực sức mạnh kinh tế kỹ thuật của
mình, DNNN là hạt nhân, nòng cốt trong việc liên doanh liên kết các thành phần
kinh tế khác.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại DNNN
DNNN đã hình thành ở nước ta ngay sau khi nhân dân ta giành được độc lập,
bắt tay vào xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trải qua gần 40 năm phát triển,
DNNN đã mang đậm nét dấu ấn của các giai đoạn phát triển đất nước khác nhau.
Trước năm 1975, DNNN ở miền Bắc được xây dựng theo mô hình kinh tế –
xã hội chủ nghĩa thuần khiết công hữu và tập thể nên đã xuất hiện tràn lan trên tất
cả các lĩnh vực ngành nghề. Hơn nữa do điều kiện lúc đó còn chiến tranh, việc xây
dựng các cơ sở kinh tế quốc doanh phụ thuộc vào viện trợ của các nước xã hội chủ
nghĩa nên rất không thuần nhất, kỹ thuật, cách thức tổ chức, quản lý lai tạp từ nhiều
nước, phổ biến là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu.
Sau năm 1975, khi thống nhất đất nước, các doanh nghiệp tư nhân ở miền
Nam được quốc hữu hoá và cải tạo theo mô hình của miền Bắc. Kết hợp với chính
sách cho phát triển sản xuất bung ra ở cấp huyện, quận, thị đã làm cho hệ thống
DNNN tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng và tiềm năng không được cải
thiện đáng kể. Nếu như năm 1976 mới có 7.000 DNNN, thì đầu năm 1990 số
DNNN đã tăng lên tới 12.300 doanh nghiệp.

Bước vào thập kỷ 90 khi nước ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị
trường định huớng xã hội chủ nghĩa, thì hệ thống DNNN có sẵn tỏ ra không thể
thích ứng nếu không được tái cơ cấu lại. Chính vì thế, từ Đại hội VII của Đảng
cộng sản Việt Nam vấn đề tổ chức sắp xếp lại DNNN đã được đề ra một cách cấp
bách.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, từ năm 1990 hệ thống
DNNN đã bắt đầu được tổ chức sắp xếp lại. Từ đó đến nay, số lượng doanh nghiệp
đã giảm đáng kể từ 12.300 doanh nghiệp (năm 1991) còn 4.250 doanh nghiệp (năm
2.005). Nhờ vậy trình độ tích tụ và tập trung vốn trong DNNN được nâng lên, số
DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng đã giảm từ 50% ( năm 1991) xuống còn 18,2%
( Năm 2.000), tương tự số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng tăng từ 10% lên 25%.
Vốn bình quân của 1 doanh nghiệp đã tăng từ 3,3 tỷ đồng lên 22 tỷ đồng. Sản xuất
kinh doanh đã có sự phát triển và hiệu quả đã được cải thiện. Năm 1999 các DNNN
đã làm ra 40,2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu và đóng góp 39,2% tổng nộp
ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, vào nửa cuối thập kỷ 90 những thành tựu mà
DNNN đã đạt được chưa đủ để thực hiện vai trò của nó. Bản thân trong hệ thống
DNNN bắt đầu bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế, thể hiện qua các mặt sau:
Một là: các DNNN còn nhỏ bé về quy mô và dàn trải về ngành nghề. Số
doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 59,8% (trong đó vốn từ 1 tỷ trở
xuống chiếm 18,2%), số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng chỉ chiếm dưới
15,2%. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm tới 25%, nhiều doanh nghiệp
cùng loại hoạt động trong tình trạng chồng chếo về ngành nghề kinh doanh, cấp
quản lý và trên cùng một địa bàn, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. DNNN
cũng còn dàn trải trên tất cả các ngành nghề từ sản xuất đến thương mại, du lịch,
dịch vụ gây tình trạng phân tán, manh mún về vốn trong khi tiềm năng dầu tư của
nhà nước rất hạn chế, làm xé lẻ các nguồn lực nên không thể tập trung cho những
ngành, lĩnh vực then chốt.
Hai là: Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, dẫn đến năng lực cạnh tranh
kém và thua thiệt trong hội nhập kinh tế khu vực quốc tế. Hầu hết các DNNN được
trang thiết bị máy móc , thiết bị từ nhiều nước và thuộc nhiều thế hệ, chủng loại

khác nhau. Theo kết quả khảo sát của Bộ khoa học công nghệ và môi trường tại
nhiều DNNN thì dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế
giới từ 10 đên 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50% có tới 38% ở dạng
phải thanh lý. Thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài từ 10 đến 12 năm, trong
khi ở khu vực và thế giới từ 7 đến 8 năm. Thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu đã ảnh
hưởng lớn đến chất lượng, giá cả và hạn chế đến năng lực cạnh tranh. Các mặt hàng
sản xuất trong nước như : sắt, thép, phân bón hoá học, xi măng có mức giá cao
hơn hàng cùng loại nhập khẩu từ 20 đến 40%, cá biệt như đường thô cao hơn tới
70 đến 80%. Nhìn chung chất lượng sản phẩm làm ra ở trong nước còn quá thấp.
Chỉ khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.
Ba là: Các DNNN nợ quá lớn. Theo báo cáo của Ban đổi mới doanh nghiệp
Trung ương, năm 1996 tổng số nợ là : 174.797 tỷ đồng, năm 1999 lên tới 199.060
tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả là 126.366 tỷ đồng, nợ phải thu là : 76,644 tỷ đồng.
So với tổng vốn toàn bộ doanh nghiệp, số nợ phải thu chiếm tới 62% và số nợ phải
trả là 109%, trong khi khả năng thanh toán rất thấp nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm
tỷ lệ không nhỏ, đang là gánh nặng đối với nhiều DNNN. Không ít các DNNN vẫn
còn phải dựa vào sự bao cấp rất lớn của Nhà nước. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu
khi thành lập, hàng năm các doanh nghiệp còn phải vay tới 85% vốn từ Nhà nước
với lãi xuất ưu đãi. Trong 3 năm (1997 – 1999 ) ngân sách nhà nước đã đầu tư trực
tiếp cho doanh nghiệp gần 8.000 tỷ đồng bù lỗ, hỗ trợ cho các DNNN để giảm bớt
khó khăn về tài chính. Ngoài ra, từ năm 1996 đến nay Nhà nước còn miễn giảm
thuế 2,288 tỷ đồng, xoá nợ 1.088 tỷ đồng, khoanh nợ 3,393 tỷ đồng, đã nợ 540 tỷ
đồng, cho vay tín dụng ưu đãi 8.685 tỷ đồng. Mặc dù nguồn vốn hỗ trợ lớn như
vậy, nhưng hoạt động doanh nghiệp ở nhiều DNNN đã không đem lại hiệu quả
tương ứng. Số nộp vào ngân sách nhà nước của các DNNN còn ít hơn phần mà Nhà
nước đã hỗ trợ. Thực tế ở nhiều DNNN đang là gánh nặng cho ngân sách Nhà
nước.
Bốn là: Thiếu việc làm, số lao động dôi dư lớn. Theo số liệu của Bộ lao động
thương binh và xã hội hiện nay số lao động không có việc làm trong DNNN vào
khoảng 6%. Nhiều doanh nghiệp có số lao động quá lớn so với yêu cầu. Nhiều

doanh nghiệp ở địa phương có tỷ lệ cao khoảng từ 27 đến 32%. Phần lớn người lao
động trong các DNNN không được đào tạo hoặc đào tạo lại, ảnh hưởng đến năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Năm là: Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất doanh
nghiệp trong cácDNNN đang có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng của các
DNNN tử năm 1991 – 2000 đạt bình quân 11%/ năm so với tốc độ phát triển bình
quân của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 14%/năm. Hiệu quả sử dụng vốn
giảm: Năm 1995 cứ 1 đồng vốn Nhà nước tạo ra được 3,46 đồng vốn doanh thu và
0,19 đồng lợi nhuận. Năm 1998 các chỉ tiêu tương ứng chỉ đạt 2,9 đồng và 0,14
đồng. Năm 1998 theo đánh giá chung số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm
khoảng 40%, số bị lỗ liên tục chiêm tới 20% ( Nếu tính đủ khấu hao tài sản cố định
thì tỷ lệ này còn lớn hơn) còn lại 40% là nhưng doanh nghiệp nằm trong tình trạng
lỗ, khi lãi và lãi cũng chỉ là tượng trưng, nói chung là không có hiệu quả.
Sáu là: DNNN đã qua nhiều lần sắp xếp lại nhưng chưa có chuyển biến đáng
kể. Phạm vi DNNN còn rộng, có một số lĩnh vực không cần thiết phải có DNNN.
Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với DNNN còn bất cập thiếu chiến lược quy
hoạch dẫn đến việc chồng chéo trùng lặp về nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh , còn
nhiều độc quyền, đặc quyền, vẫn còn hiện tượng bao cấp khoanh nợ, dãn nợ, xoá
nợ, thiếu cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Từ thực trạng nêu trên, việc tiếp tục tổ chức sắp xếp đổi mới DNNN trở
thành nhiệm vụ cấp bách nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
DNNN, đồng thời làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tạo ra chất lượng mới cho
nền kinh tế.
1.2. Quá trình thành lập Công ty Muối Nam Định – Những thuận lợi và khó
khăn
Tỉnh Nam định có 72 km bờ biển, với 980 ha ruộng muối, là tỉnh có sản
lượng muối lớn thứ ba trên toàn quốc, sản lượng muối trung bình mỗi năm trên
dưới 100 ngàn tấn muối .nghề muối ở Nam định hình thành và phát triển trên một
trăm năm nay với trên 2 vạn lao động hầu hết là đồng bào thiên chúa giáo định cư ở
3 huyện Hải Hậu; Giao thuỷ và Nghĩa Hưng.

Ngành muối được thành lập từ tháng 4-1955 chịu sự quản lý qua từng thời
kỳ của 5 bộ. Hiện nay trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Từ năm 2001 trở về trước, trên địa bàn tỉnh Nam định cùng tồn tại hai doanh
nghiệp trực thuộc Tổng công ty Muối đó là: Chi nhánh bao bì Muối Nam Định và
công ty Muối I cùng làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm
muối.
Để tập trung đầu mối thống nhất quản lý, tạo lợi thế trong sản xuất kinh
doanh, ngày 29/6/2001 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ra quyết định
2962/QĐ/BNN-PTNT hợp nhất Chi nhánh Bao bì Muối và Công ty Muối I thành
Công ty Muối Nam Định có trụ sở văn phòng công ty tại 363 đường Trần Nhân
Tông thành phố Nam Định. Từ sau khi hợp nhất, công ty Muối Nam Định có
những thuận lợi và khó khăn sau :
* Thuận lợi :
Tổng công ty hợp nhất hai đơn vị có cùng nhiệm vụ trên một địa bàn đã tăng
quy mô của doanh nghiệp cả về vị trí, tiền vốn và cơ sở vật chất tăng sức mua, bán,
giảm cạnh tranh nội bộ giữa các đơn vị, nâng cao năng lực sản xuất chế biến. Khi
có điều kiện về vốn và khả năng mở rộng thị trường. Công ty có thể tổ chức thu
mua tới 60% sản lượng muối của tỉnh, sẽ giảm thiểu tình trạng ép cấp, ép giá ảnh
hưởng đến đời sống của bà con diêm dân.hạn chế việc tranh mua, tranh bán, cạnh
tranh không lành mạnh nội bộ ngành trên cùng địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến thu
nhập đời sống diêm dân cũng như cán bộ công nhân viên công ty.
Việc hợp nhất hai đơn vị, thành lập Công ty Muối Nam Đinh là điều kiện
cần thiết để công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và làm tốt vai trò chủ đạo
của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
* Khó khăn :
Công ty Muối Nam Định là đơn vị mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất
hai đơn vị. Do phải kế thừa tổ chức của hai đơn vị, có quy mô lớn song bộ máy
quản lý của công ty cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, số đầu mối nhiều, hoạt
động trên địa bàn rộng. Khi hợp nhất công ty có 19 đầu mối: 4 phòng chức năng, 3
xí nghiệp, 9 trạm, 2 văn phòng đại diên, 1 tổ dịch vụ với tổng số lao động 289

người hợp đồng với thời hạn không xác định và trên 30 lao động hợp đồng có thởi
hạn Trong đó số lao đông tuổi cao sức khoẻ yếu chiếm tỷ trọng lớn, phần đông lao
động không có chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng lao động thấp. Lực lượng cán bộ
quản lý được hình thành từ thời bao cấp, tính năng động không cao, chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ mới trong nền kinh tế thị trường.
Thiết bị, công nghệ của công ty tại thời điểm hợp nhất đã được đầu tư và
khai thác từ lâu, trong đó có nhiều tài sản cố định lạc hậu, không sử dụng được,
không còn phù hợp với tình hình và cơ chế mới.
Vốn lưu động của công ty cộng gộp của cả hai đơn vị cũ là 4,53 tỷ đồng,
trong đó lỗ bàn giao của công ty Muối I là: 998 triệu đồng, công nợ khó đòi 876
triệu đồng, chưa đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động để đơn vị hoạt động bình
thường nên trong sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay do đó chi phí rất
lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Muối Nam Định và
tính tất yếu đổi mới tổ chức quản lý của công ty muối Nam Định
1.3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Muối Nam Đinh
Sau khi hợp nhất, công ty Muối hoạt động với mô hình bộ máy quản lý như
sau:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
nghiệp
vụ
kinh
doanh

Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
khoa
học
kỹ
thuật

Trạm Hà Nội
Trạm Việt Trì
Trạm muối Giao Leâm
Trạm muối Giao Phong
Trạm muối Hải Đông
Trạm muối Hải Thịnh
Trạm muối Nghĩa Hưng
Trạm muối Xuân Ninh
Trạm muối Hải Hậu
XN muối Giao THuỷ
XN muối Nam Định
XN muối Hải Hậu
Công ty là một đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh thuần tuý một mặt hàng
là muối, với sơ đồ mạng lưới như trên quả là bất cập, nhất là thời kỳ bao cấp tuyển
dụng lao động hầu hết là tiếp nhận bộ đội hoàn thành nghĩa vụ chuyển ngành về
nên rất thiếu đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề, có trình độ tiếp thị, có trình độ
khoa học kỹ thuật, do đó về tổng thể đội ngũ cán bộ công nhân viên còn nhiều bất
cập, không đồng bộ, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Muối là một ngành kinh tế rất quan trọng, vì muối là sản phảm gốc của rất
nhiều ngành công nghiệp, đồng thời muối là sản phẩm thiết yếu không thể thiếu

trong đời sống xã hội. Song trên thực tế giá trị thành tiền của sản phẩm muối lại
rất nhỏ. Trong nền kinh tế tập trung bao cấp ngành muối được bao cấp quá lớn, khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường ngành muối vẫn còn đan xen cả hai hình thức
nửa bao cấp, nửa kinh tế thị trường, do vậy lợi thế kinh doanh thựôc về những đơn
vị, những địa phuơng có trợ cước vận chuyển, trợ giá, còn những đơn vi kinh
doanh theo cơ chế thị trường thì hết sức khó khăn. Công ty Muối Nam Định là đơn
vị hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị truờng, trên địa bàn cạnh tranh hết sức quyết
liệt, đây là vấn đề hết sức bức súc đối với công ty Muối Nam Định.
Sau khi hợp nhất, công ty muối Nam Định đi vào hoạt động tử tháng 7/2001,
trong 3 năm qua tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng công ty thấm nhuần lời dạy
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh toàn đơn vị đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ
chính trị của đơn vị. từng bước tháo gỡ khó khăn xác định nhiệm vụ chính trị, thực
hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chuyên môn triển khai thực hiện Nghị quyết của
Đảng uỷ. Chính vì vậy trên ba năm qua Công ty đã thể hiện được vai trò chủ đạo
của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt quyết định 80CP của
Chính phủ, phối kết hợp bốn nhà tổ chức đầu tư, thu mua sản phẩm của người làm
muối như sau:
- Năm 2002 công ty thu mua được: 36.337 tấn trong đó có 15.000 tấn muối
nhập khẩu, thu mua trên địa bàn tỉnh 21.337 tấn/62000 tấn đạt 34% sản lượng
- Năm 2003 công ty thu mua được: 30.090 tấn /85.000 tấn chiếm 35% sản
lượng sản xuất kinh doanh
- Năm 2004 công ty thu mua được: 24.500 tấn /70.000 tấn chiếm 35% sản
lượng SX.
Với sự nỗ lực hết sức mình, công ty là địa chỉ tin cậy và là đơn vị tiêu thụ
sản phẩm lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta đã lấy nhiệm vụ
trung tâm là phát triển kinh tế. Là một doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải
vật chất, tổ chức dịch vụ lưu thông phân phối sản phẩm của mình làm ra, giải quyết
việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh vùng
biên giới biển. Công ty Muối Nam Định luôn luôn tìm mọi giải pháp gắn với nhu

cầu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong ba năm qua như sau:
- Năm 2002 tiêu thụ sản phẩm muối các loại: 31.285 tấn đạt 104% KH
- Năm 2003 tiêu thụ sản phẩm muối các loại: 27.500 tấn đạt 91,66%
- Năm 2004 tiêu thụ sản phẩm muối các loại: 24.500 tấn đạt 81,6% KH
Nguyên nhân chính của việc thực hiện chỉ tiêu bán ra giảm dần là sau hợp
nhất hai đơn vị Chi nhánh Bao bì Muối và Công ty Muối I thành công ty Muối
Nam Định, sản phẩm nghèo nàn, lao động quá đông, thiếu việc làm, cơ sở vật chất
xuống cấp nghiêm trọng, công nghệ lạc hậu, dẫn đến chi phí lớn trong sản xuất.
Mặt khác lại phải kế thừa nền tài chính xấu, ba năm qua phải tập trung lớn cho việc
kiện toàn tổ chức, duy trì giữ vững thị trường truyền thống, nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới tiềm năng.
Một số chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm 2002-2003-2004.
Chi tiêu Đơn
vị tính
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
1- Vốn kinh doanh
2- Vốn Nhà nước
3- Tổng doanh thu
4-Lợi nhuận trước thuế
5- Nộp Ngân sách
6- Lợi nhuận sau thuế
7-Nợ phải trả
8-Nợ phải thu
Trong đó:Nợ khó đòi
9- Lao động

10- Tiền lương
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Người
nghìn
9.890.157.043
8.260.134.058
23.018.156.049
5.100.000
24.696.043
Bù lỗ
8.510.973.661
5.057.431.582
391.000.000
289
540
10.293.021.802
8.560.134.058
18.512.446.769
7.793.000
93.605.157
Bù lỗ
8.357.518.657
5.572.082.085

391.000.000
287
617
10.293.021.802
8.560.134.058
18.106.956.816
39.286.510
Bù lỗ
7.846.141.582
6.905.302.277
391.000.000
242
690
Trong tổng số vốn trên , chỉ có 4,3 tỷ đồng là vốn lưu động, trong đó lỗ khi
hợp nhất là 998.000.000đ, nợ khó đòi 876.000.000đ, cùng với cơ sở vật chất xuống
cấp nghiêm trọng, giá trị khấu hao còn lớn .
Thông qua một số chỉ tiêu kinh tế trên cho thấy công ty Muối Nam Định
trong thời gian 3 năm vừa qua hết sức khó khăn cần phải được nhanh chóng tháo
gỡ.
1.3.2. Tính tất yếu đổi mới tổ chức quản lý của công ty Muối Nam Định
Thứ nhất : Thực trạng về cơ cấu lao động tại công ty Muối Nam Định có mặt
đến 30/8/2004.
+ Tổng số lao động : 244 người
- Trình độ đào tạo : Đại học 22 “
- Trung cấp, sơ cấp 26 “
- không có bằng cấp chuyên môn: 196 người
- Tuổi đời bình quân 40 tuổi
- Hợp đồng lao động dài hạn 206 người
- Hờp đồng lao động ngắn hạn ( có thời hạn) 38 người
- Số lao động sử dụng 149 người

- Số lao động dôi dư 95 người
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII khẳng định “ khẩn trương
sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh
phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khoá IX xác định mục tiêu 10
năm 2001 – 2010:
“Sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
DNNN để DNNN góp phần quan trọng đảm bảo các dịch vụ, công ích thiết yếu của
xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại
hoá đất nước theo định hướng XHCN.
Công ty Muối Nam Định là doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh
có sản lượng muối lớn, nhiệm vụ của công ty ngoài việc kinh doanh đảm bảo có lãi,
còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty giao, tổ chức thu mua
muối cho diêm dân. công ty không thể duy trì một bộ máy cồng kềnh điều hành
kém hiệu quả, lao động đông, tuổi cao không có chuyên môn , năng suất lao động
thấp, tư tưởng ỷ lại trông chờ, tư duy kinh tế thị trường hạn chế. Muốn duy trì ổn
định và tiến tới phát triển doanh nghiệp, bước đột phá đầu tiên phải đổi mới nguồn
lực, nâng cao chất lượng lao động, trẻ hoá đội ngũ, tăng tính năng động sáng tạo để
phù hợp cơ chế mới. Chỉ có đổi mới yếu tố con nguời thì mới thực hiện thành công
việc sắp xếp đổi mới cơ cấu lại doanh nghiệp.
Thứ hai: Với quy mô vốn như hiện nay những năm tiếp sau công ty Muối
Nam Định sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả vì không có vốn cho thu
mua, không đủ vốn cho nhu cầu dự trữ và không thể chủ động trong hoạt động thu
mua và tiêu thụ, vì sản xuất muối mang tính thời vụ cao, nếu không có lực lượng
vốn đủ lớn thì không thể thu mua số lượng muối sản xuất trong vụ. Chỉ dựa vào
tiền vay ngân hàng thì hiệu quả kinh doanh sẽ rất hạn chế.
Thứ ba: Trình độ công nghệ của doanh nghiệp còn ở mức trung bình thấp so
với mặt bằng sản xuất chung hiện nay. Máy móc thiết bị bán tự động kết hợp với

nhiều công đoạn sản xuất thủ công nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm và giá
sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được thị trường trong nước, muốn hướng tới thị trường
xuất khẩu thì doanh nghiệp nhất thiết phải đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp hệ
thống máy móc thiết bi, nâng cao chất lượng công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành, sản xuất khối lượng lớn sản phẩm cung ứng cho thị trường.
Thứ tư: Thực trạng về tài chính sau khi rà soát kiểm kê, đánh giá phân loại
tài sản doanh nghiệp đến 31-12-2004 cho thấy :
-Vốn kinh doanh : 10.293.021.802 đồng
-Trong đó : + Vốn cố định : 5.760.130.780 đồng
+ Vốn lưu động 4.532.891.022 đồng
- Vốn Nhà nước 8.686.923.553 đồng
- Vốn tự có 1.606.098.249 đồng
- Công nợ phải thu 5.572.082.085 đồng
- Trong đó : số khó đòi 391.000.000 đồng
- Công nợ phải trả 7.836.141.582 đồng
- Tài sản cần dùng giá trị còn lại 5.022.811.521 đồng
- Tài sản chờ thanh lý 239.871.629 đồng
+ Những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên cho thấy công ty còn rất nhiều tồn tại
từ thời sáp nhập hai đơn vị hiện vẫn chưa giải quyết dứt điểm như :
Công nợ đọng không có khả năng thu hồi, làm cho khó khăn do thiếu vốn
thêm trầm trọng. Cơ cấu tài sản cố định không hợp lý, văn phòng các trạm dàn trải,
nhiều cơ sở bỏ từ lâu không đưa vào hoạt động. Công ty hiện vẫn còn tồn một số
máy móc thiết bị giá trị còn lại 239.871.629 ngàn đồng, số máy móc này đã lạc hậu
về mặt kỹ thuật, vì vậy không đưa vào khai thác được. Một số cơ sở vật chất như
văn phòng các trạm hiện nay không đưa vào sử dụng.
Thứ năm: Sản phẩm của công ty tuy đã nhiều năm có mặt trên thị trưòng
nhưng mẫu mã, chủng loại còn đơn điệu. Công tác quảng bá tiếp thị giới thiệu sản
phẩm hạn chế, trong khi đầu vào của sản xuất bao gồm tiền lương, tiền điện, bảo
hiểm xã hội, xăng dầu, cước vận tải liên tục tăng nhưng đầu ra của sản phẩm muối
chế biến không tăng. Vì vậy hiệu quả kinh doanh ngày càng giảm thấp.

Thứ sáu: Do quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường diễn ra ngày càng gay
gắt nên hoạt động thu mua, sản xuất chế biến và tổ chức tiêu thụ ngày càng gặp
nhiều khó khăn. Nếu không đổi mới sắp xếp lại để nâng cao năng lực quản lý,nâng
cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sẽ khó tồn tại doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường hiện nay.
CHƯƠNG II:
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỔ CHỨC SẮP XẾP LẠI
CÔNG TY MUỐI NAM ĐỊNH
2.1. Cơ cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp bộ máy, tinh giảm bộ máy nâng cao chất
lượng điều hành
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1991 đến nay, Chính phủ đã
liên tục ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức sắp xếp lại các DNNN. Công
ty Muối Nam Định đã áp dụng thực hiện Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10-
8-2004 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số
41/2002.NĐ-CP ngày 11-4-2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi
dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Công ty đã sắp xếp, tinh giảm bộ máy,
nâng cao chất lượng và năng lực điều hành. Giảm số lao động do sức khoẻ yếu,
không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lựa chọn bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý. Tuyển dụng mới đội ngũ kỹ sư hoá, kỹ sư công nghệ và công nhân
kỹ thuật để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới có cơ cấu như sau :
2.1.1. Phương án đổi mới nhân lực
- Số cán bộ công nhân viên đến 30.8.2004 244 ngưòi
Trong đó : gián tiếp 45 người
Trực tiếp 199 người
- Só cán bộ công nhân viên sắp xếp ở lại doanh nghiệp : 149 người
Trong đó : gián tiếp 30 người
Trực tiếp 119 người
- Số cán bộ công nhân viên dôi dư giải quyết theo chế
độ 41 và Bộ luật lao động : 95 người
Trong đó : Gián tiếp 10 người

Trực tiếp 85 người
- Số lượng cán bộ dự kiến tuyển dụng trong năm 2005-2006: 21 người
Trong đó. kỹ sư công nghệ 02 người
Kỹ sư hoá 02 người
- Cán bộ quản lý có trình độ đại học 03 người
- Kỹ thuật viên 08 người
- Lao động phổ thông 06 người
- Quy mô lao động định biên đến 31.12.2006 170 người
Trong đó : Lãnh đạo công ty 03 người
Các phòng chức năng 28 người
Các chi nhánh : 10 người
Hệ thống trạm 15 người
Các xí nghiệp sản xuất 114 người
2.1.2. Một số công tác đổi mới tổ chức cần làm ngay
- Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung một số lượng lớn
dân cư, thành phần kinh tế khác nhau và cũng là nơi tiêu thụ một số lượng lớn sản
phẩm. Để tạo điều kiện cho văn phòng đại diện của công ty tại Hà nội tự chịu trách
nhiệm trước công ty và nhà nước, chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
- Chuyển đổi văn phòng đại diện tại Hà Nội thành Chi nhánh Hà Nội.
Để thu gọn đầu mối, thuận lợi cho việc chỉ đạo sản xuất, thu mua, tiêu thụ
sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Sáp nhập trạm muối Giao Lâm và trạm muối Giao phong vào xí nghiệp
muối Giao thuỷ.
- Hợp nhất các trạm muối ở Hải Hậu gồm 5 trạm thành trạm muối Hải Hậu.
- Giải thể trạm muối Hải thịnh, trạm muối Nghĩa Hưng, Đại diện Việt trì, tổ
dịch vụ.
2.1.3. Sơ đồ hệ thống tổ chức của công ty Muối Nam Định sau khi cơ cấu lại

GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 1
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
Chi
Chi
nhánh
nhánh
Hà Nội
Hà Nội
Phòng
Phòng
tài chính
tài chính
kế toán
kế toán
Phòng
Phòng
nghiệp
nghiệp
vụ kinh
vụ kinh
doanh
doanh
Phòng
Phòng
tổ chức
tổ chức
hành
hành

chính
chính
Phòng
Phòng
khoa
khoa
học
học
kỹ thuật
kỹ thuật
Phòng
Phòng
nghiên
nghiên
cứu
cứu
thị
thị
trường
trường
Trạm
Trạm
muối
muối
Xuân
Xuân
Ninh
Ninh
Trạm
Trạm

muối
muối
Hải Hậu
Hải Hậu


nghiệp
nghiệp
muối
muối
GT
GT


nghiệp
nghiệp
muối
muối




nghiệp
nghiệp
muối
muối
HH
HH
Mô hình quản lý mới của công ty tăng thêm một phòng nghiên cứu thị
trường, để điều tra, nắm thị trường, tập trung nghiên cứu thị hiếu của người tiêu

dùng, nâng cao chất lượng phục vụ thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Rút gọn các đầu mối, từ 12 đơn vị xí nghiệp, trạm, tổ xuống còn 5 đơn vị xí
nghiệp, trạm trực thuộc tăng quy mô, tăng trách nhiệm cho các đơn vị thành viên,
đồng thời giảm chi phí không cần thiết, tăng sức cạnh tranh cho đơn vị.
2.2. Mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm
Muối là sản phẩm thiết yếu trong đời sống xã hội, muối phục vụ cho dân
sinh, muối phục vụ cho chế biến công nghiệp thực phẩm, muối phục vụ cho các
ngành công nghiệp Căn cứ từng đối tượng để phục vụ, đối với muối tiêu dùng
dân sinh, tăng cường công tác maketing mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm,
mẫu mã bao bì, chế biến nhiều loại sản phẩm tiện ích, nhằm phục vụ cho tất cả các
đối tưọng tiêu dùng trong xã hội thông qua các kênh phân phối như : các siêu thị ,
các đại lý ở các tỉnh, thành phố, thị trấn, thị xã v.v ở đồng bằng cũng như miền
núi.
- Tiếp cận thị trường công nghiệp bao gồm công nghiệp chế biến thực phẩm
như chế biến bột canh, nước mắm, mỳ tôm, các ngành sản xuất thực phẩm đồ hộp
và các ngành công nghiệp như Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà mày hoá chất Việt
Trì v.v để không ngừng nâng cao sản lượng bán ra.
2.3. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin
2.3.1. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Nâng cao chất lượng sản phẩm và năng xuất lao động là điều kiện cần để
phát triển doanh nghiệp, do đó công ty phải tích cực đầu tư, cải tiến, hoàn thiện
công nghệ, muốn vậy công ty phải có chính sách thu hút cán bộ khoa học, phối kết
hợp với các nhà khoa học nghiên cứu đầu tư công nghệ, sản xuất ra những sản
phẩm mới, năm 2002-2003 công ty đã phối hợp với trường Đại học Bách khoa, Sở
khoa học công nghệ tỉnh Nam Định nghiên cứu thành công đề tài sản xuất muối
sạch tại đồng muối đưa hàm lượng NaCl tử 84% lên 99,2% chất lượng sản phẩm
nâng lên rõ rệt, giá thành sản phẩm nâng lên, sản phẩm được người tiêu dùng hoan
nghênh và sử dụng, đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con
diêm dân, đề tài đã được tỉnh Nam Định đánh giá cao đưa vào sử dụng, tỉnh đã đầu
tư bước đầu cho 5 hợp tác xã ở 3 huyện Hải Hậu, Giao thuỷ, Nghĩa hưng

1.035.000.000đ, mở rộng quy mô từ 3 ha sản xuất thử nghiệm lên 30 ha trong năm
2005. Đây là một bước đột phá lớn, bởi không dễ gì xoá bỏ phương thức sản xuất
truyền thống đã có từ trên 100 năm, nay chuyển sang phương thức sản xuất mới.
đó là sự thành công lớn của công ty trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ.
2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Thông tin là chìa khoá của quyền lực, ai nắm được thông tin người đó nắm
được quyền lực.
Vì vậy việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông tin trong quản lý
để công ty ngày càng lớn mạnh, công tác sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
nhất, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên, đóng góp ngày càng
nhiều hơn cho ngân sách địa phương. Muốn tăng năng suất, giảm giá thành, có hiệu
quả cao trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới nhất. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có một thuận lợi cơ bản là
dây truyền thiết bị đồng bộ hiện đại. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được đào
tạo cơ bản, bước đầu đảm nhận được công việc của mình.
Trong cơ chế thị trường, việc nắm bắt nhanh nhạy thông tin nội bộ cũng như
thị trường có một vai trò sống còn cho nhà quản lý ra những quyết định đúng đắn.
Tiến bộ của tin học ngày nay diễn ra với tốc độ nhanh chóng và rộng khắp trong
mọi lĩnh vực. Việc áp dụng những tiến bộ tin học là một lợi thế cho nhà quản lý

×