Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP BƯỚC ĐI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.92 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP BƯỚC ĐI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Cơ cấu lại doanh nghiệp
Nhà nước
Từ những phân tích tình hình thực trạng và quan điểm về doanh nghiệp Nhà
nước, trên đây, các giải pháp đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, xác định cơ cấu hợp lý và có hiệu quả
doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới trong tổng thể nền kinh tế nhiều thành
phần dang mở rộng hợp tác quốc tế.
- Kiện toàn và tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước đối với
những doanh nghiệp Nhà nước cần tiếp tục được duy trì.
- Đa dạng hoá sở hữu những doanh nghiệp Nhà nước không cần duy trì
100% sở hữu Nhà nước bằng các hình thức và bước đi thích hợp.
- Đổi mới các chính sách vĩ mô, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho các
doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước hoạt động.
- Cải cách hành chính, đổi mới quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và doanh
nghiệp Nhà nước.
- Các bảo đảm xã hội cho người lao động
- Công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước
Một số giải pháp phải được xây dựng thành một chương trình mục tiêu cụ
thể, có cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
I- Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước
Đối với tất cả các nước, việc cơ cấu lại nền kinh tế luôn được đặt ra sau
những giai đoạn phát triển nhất định hay do những biến đọng của kinh tế thế giới,
kể cả đối với một nền kinh tế có thị trường hoàn chỉnh.
Yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước cảng trở nên cấp bách do:
- Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước
- Do mở rộng hợp tác quốc tế.
- Do những tồn tại của bản thân doanh nghiệp Nhà nước về cơ cấu và cơ chế
quản lý
Việc cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân nói chung, cơ cấu khu vực doanh
nghiệp Nhà nước nói riêng nhằm tạo ra một nền kinh tế quốc dân có cơ cấu hợp lý,


có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đòi hỏi phải có những giải pháp, bước đi phù hợp
với điều kiện của Việt Nam và giai đoạn hiện nay phát triển của nền kinh tế.
Trước hết cần xác định nội dung cụ thể của vai trò chủ đạo và chi phối của
doanh nghiệp Nhà nước trong những ngành và lĩnh vực cần thiết.
Có thể phân loại doanh nghiệp Nhà nước thành các nhóm theo tiêu thức tỷ
lệ vốn của Nhà nước có trong từng doanh nghiệp (tỷ lệ vốn sẽ quyết định mức độ
can thiệp vào quản lý, điều hành doanh nghiệp của chủ vốn). Cụ thể là:
1- Những doanh nghiệp không cho tư nhân đầu tư dù ở mức góp vốn thấp.
Đó là những doanh nghiệp về an ninh, quốc phòng, những doanh nghiệp có tính
năng đặc biệt quan trọng cần thiết phải giữ bí mật quốc gia. Đối với số doanh
nghiệp Nhà nước luôn luôn duy trì 100% vốn của mình.
Những doanh nghiệp khác, việc Nhà nước giữ 100% vốn không có tính
nguyên tắc mà tuỳ thuộc vào khả năng đầu tư của kinh tế tư nhân.
2- Những doanh nghiệp sản xuất và cung ứng những hàng hoá và dịch vụ
công cộng. Trong loại này, một số doanh nghiệp ít có khả năng sinh lãi, vốn đầu tư
lớn, như thuỷ lợi, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cây, con giống... ngoài Nhà
nước, các thành phần kinh tế ít có khả năng đầu tư. Vì lợi ích của nền kinh tế quốc
dân, Nhà nước vẫn phải duy trì, phát triển và đầu tư 100% vốn. Một số doanh
nghiệp khác, chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, đòi hỏi vốn lớn, tuy
trong giai đoạn hiện nay chưa sinh lãi, song với sự phát triển của nền kinh tế; khả
năng sinh lãi sẽ xuất hiện. Do vậy trước mắt Nhà nước vẫn phải đầu tư 100% vốn;
sau này nếu các thành phần kinh tế khác có khả năng đầu tư, thù tuỳ thuộc vào vị
trí của từng doanh nghiệp cụ thể; tuỳ thuộc vào mức độ cần thiết phải có sự can
thiệp của Nhà nước nhiều hay ít mà ấn định tỷ lệ vốn của doanh nghiệp có trong
doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp cũng sản xuất và cung ứng hàng hoá và dịch
vụ công cộng, tuy cũng đòi hỏi vốn lớn, có khả năng sinh lãi. Như sản xuất và cung
ứng điện, dầu, hoá dầu..., song số lượng, chất lượng, giá cả của chúng ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của các tầng lớp dân cư, thì trước mắt dù các
thành phần kinh tế khác muốn đầu tư, Nhà nước vẫn phải nắm giữ phần vốn chi
phối.

3- Những doanh nghiệp có khả năng sinh lãi lớn, là nguồn thu chủ lực của
ngân sách Nhà nước, trong khi các luật thuế chưa hoàn chỉnh, kỷ luật thu, nộp thuế
chưa nghiêm thì Nhà nước vẫn phải đầu tư phát triển và nắm giữ phần vốn có thể
chi phối các thành phần kinh tế khác.
4- Các doanh nghiệp còn lại không thuộc ba loại nói trên, xét trước mắt cũng
như lâu dài, không nhất thiết phải duy trì dưới dạng doanh nghiệp Nhà nước, thì
tuỳ khả năng của các thành phần kinh tế khác (kể cả ngoài nước) Nhà nước có thể
đa dạng hoá sở hữu, cổ phần hoá hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp.
Cách phân loại doanh nghiệp thành hai nhóm lớn, nhóm hai chia thành ba
nhóm nhỏ như vật xuất phát từ xác định vị trí, tầm quan trọng của từng loại doanh
nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân cho từng thời kỳ phát triển. Trên cơ sở do hình
thành bốn giải pháp cơ bản cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước như sau:
a- Sớm sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các biện pháp cơ cấu lại doanh
nghiệp Nhà nước như Nghị định 388 - HĐBT, quyết định 315, 330 về chấn chỉnh,
sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua. Trên cơ sở đó,
xâyd ựng phương án cho bộ và tỉnh mình.
Kể cả đối với doanh nghiệp thuộc nhóm 1, 2, 3 theo cách ohân loại trên đây,
nếu kinh doanh không có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, nếu không thực hiện được
mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao cho, sau khi đã áp dụng mọi biện pháp để củng
cố vẫn không cải thiện được tình hình, Nhà nước phải cương quyết giải thể để
thành lập doanh nghiệp mới.
b - Áp dụng cơ chế thị trường đầy đủ cho tất cả những doanh nghiệp mà sản
phẩm dịch vụ của chúng tham gia vào quá trình lưu thông để sinh lãi Giao đầy đủ
quyền hạn, trách nhiệm, tự chủ về vốn, về điều hành kinh doanh cho số doanh
nghiệp này. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp làm ăn có lãi, cạnh tranh tốt sẽ tồn tại;
những doanh nghiệp thua lỗ, tuỳ từng loại Nhà nước sẽ có chính sách cụ thể kể cả
giải thể và cho phá sản.
c- Thực hiện hình thức chuyển đổi sở hữu dưới dạng đa dạng hoá sở hữu, cổ
phần hoá hạc bán trọng gói doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác. Giải
pháp này có thể áp dụng ngay cho số doanh nghiệp thuộc nhóm 4. Các doanh

nghiệp thuộc nhóm 2, 3 với mục tiêu thu hút vốn vẫn có thể áp dụng, nhưng thuỳ
thuộc vào vị trí các doanh nghiệp mà Nhà nước ấn định tỷ lệ vốn cần thiết của
mình, nhằm giữ được khả năng quản lý, điều tiết các doanh nghiệp đó.
Đây là giải pháp chiếm vị trí quan trọng và được nhiều nước trên thế giới áp
dụng có kết quả tốt. Trong điều kiện cụ thể của ta để áp dụng biện pháp này có
hiệu quả, cần thiết phải ban hành luật chuyển đổi. Đây là thể hiện sự nhất trí cao
trong Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đặc biệt là trong dân. Đồng thời cũng nhằm
quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, cơ chế xử lý, quy
trình thực hiện sao cho trong quá trình thực hiện đạt được hiệu quả cao, không gây
thất thoát lớn tài sản quốc dia, không gây sự dảo lộn lớn trpng xã hội.
d- Trên cơ sở quy hoạch, phân nhóm doanh nghiệp trên đây, hình thành
chính sách đầu tư đúng. Ban hành quy chế chặt chẽ quy định các thủ tục cần thiết
thành lập doanh nghiệp mới. Tránh việc đầu tư tràn lan, hiệu quả không cao, gây
lãng phí lớn. Từ nay Nhà nước chỉ đầu tư thành lập những doanh nghiệp quan
trọng cho nền kinh tế quốc dân mà các thành phần kinh tế khác chưa có khả năng
hoặc không đầu tư.
Đối với số doanh nghiệp hiện đang hoạt động, áp dụng biện pháp điều chỉnh
vốn linh hoạt để thúc đẩy hình thành nhanh khu vực doanh nghiệp Nhà nước trong
một nền kinh tế quốc dân có cơ cấu thích hợp.
Bốn giải pháp cơ bản trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động
và hỗ trợ lẫn nhau. Việc áp dụng một cách đồng bộ, kết hợp các giải pháp ở tàm vĩ
mô hoặc vi mô đối với từng doanh nghiệp cụ thể phụ thuộc vào điều kiện thực tế
của chúng.
Vốn giải pháp trên đây nặng nền giải pháp hành chính hơn là giải pháp thị
trường, giải pháp kinh tế. Điều đó xuất phát từ thực tiễn ở nước ta, nơi mới chỉ bắt
đầu xuất hiện thị trường; thị trường chưa có khả năng, chưa có điều kiện thúc đẩy
nhanh để hình thành một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý. Mặt khác việc cơ cấu lại
khu vực doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ của Nhà nước - chủ sở hữu; Nhà
nước trước hết phải sử dụng quyền lực của người có vốn thành lập ra doanh nghiệp
Nhà nước để cơ cấu lại nhằm thực hiện mục tiêu của mình.

II- Kiện toàn và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà
nước.
Theo tinh thần đó hệ thống các giải pháp về kiện toàn và tiếp tục đổi mới cơ
chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước là:
1- Xác định đúng quyền hạn, trách nhiệm chủ sở hữu của Nhà nước.
Nhà nước đói với doanh nghiệp Nhà nước có hai chức năng; một mặt với
chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống
pháp luật, quản lý và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật. Trong môi trường pháp
lý chung đó, mọi pháp nhân kinh tế, kể cả doanh nghiệp Nhà nước đều bình đẳng.
Mặt khác, đối với doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước là người đầu tư vốn thành lập
nên, do dó Nhà nước là chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước. Là chủ sở hữu,
Nhà nước cũng như các nhà đầu tư tư nhân, có quyền chiếm hữu, quyền định đoạt
và quyền sử dụng thành quả do doanh nghiệp của mình làm ra. Cụ thể, Chính phủ

×