Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.63 KB, 17 trang )













































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ HOA




RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
BẮC Á CHI NHÁNH THANH HÓA


Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 60 34 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ




Người hướng dẫn: Tiến sĩ Đào Minh Phúc








Hà Nội, năm 2012





M ỤC L ỤC

LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………… …………………….………
DANH MỤC CÁC BẢNG…………… ……….….…… ….……… ……….
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………….……… …….……… ……… ….
MỞ ĐẦU…………………………………… … ….………….……… …….

Chƣơng 1
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG M ẠI
1.1. Rủi ro tín dụng của các NHTM……………… …………….…
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động của các NHTM.…………………… ……
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng …………………………………… ……
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng……………………………………….
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng…………………………………
1.1.5. Đo lường rủi ro tín dụng ………………………………………………
1.2. Tác động của rủi ro tín dụng ……………………………………
1.2.1. Tác động đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM ……….
1.2.2. Tác động đối với nền kinh tế nói chung……………………………
1.3. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng
1.3.1. Kinh nghiệm…………………………………………….………
1.3.2. Bài học kinh nghiệm ……………………………………………….
Kết luận Chƣơng 1:……… …… … ………



i
ii
iii
1


7
7
11
12
14
26

29
29
30
31
31
33
34




Trang
Trang



Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP
BẮC Á CHI NHÁNH THANH HOÁ
2.1. Tổng quan về NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa .……
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển …… .……
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua .……
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh
Thanh Hóa .……
2.2.1. Chính sách và quy trình cho vay của NHTMCP Bắc Á chi
nhánh Thanh Hóa .……
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh
Thanh Hóa
2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh

Thanh Hóa……………………………………………… …………….
2.3.1. Kết quả đạt được .……
2.3.2. Tồn tại và hạn chế .……
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế .……
Kết luận chƣơng 2……………… …………………



35
35
37

40

40

46

50
50
53
55
67

Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á
CHI NHÁNH THANH HÓA
3.1. Định hƣớng về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc
Á chi nhánh Thanh Hóa…………………… ……………

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới ………….
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới ….






68
68
69
Trang
Trang



3.2. Các nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Bắc
Á chi nhánh Thanh Hóa…………………… …….………
3.2.1. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng…………….……………
3.2.2. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng……………………………….
3.3. Một số kiến nghị………………………………………… …
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ………………………………
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước, các bộ ngành.……
3.3.3. Kiến nghị đối với NHTMCP Bắc Á…………….… …
3.3.4. Kiến nghị đối với Khách hàng…… …………….… …
Kết luận Chƣơng 3………………………………………….
Kết luận ………… …… …………………………………
Tài liệu tham khảo………… …… ……………………

71

71
88
90
90
91
94
95
95
97
99




1
MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài

Trong hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực,
với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 11/01/2007 đã tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần. Song cũng đồng thời đòi hỏi một năng lực quản lý trình độ cao, năng động và cạnh
tranh có hiệu quả trong cơ chế tự do hoá hoàn toàn thị trường tài chính tiền tệ mà Việt Nam đã cam kết thực
hiện.
Trong một nền kinh tế hiện đại ngành ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng, bởi ngân hàng là chiếc
cầu nối điều hoà lưu chuyển nguồn vốn trong một quốc gia. Người ta có thể đánh giá trình độ phát triển kinh
tế của một quốc gia thông qua sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở nước đó. Do giữ vai trò quan trọng như
vậy nên khi ngành ngân hàng bị khủng hoảng suy thoái thì sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Thực tế những cuộc khủng hoảng ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã chứng minh điều đó.

Sự khủng hoảng của ngân hàng có nguyên nhân từ những rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Có nhiều loại rủi ro khác nhau, nhưng yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro là rủi ro tín dụng.
Hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn, song cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất, thách
thức sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng. Cho đến nay rủi ro tín dụng vẫn là rủi ro chính yếu
chiếm tới 80% trong rủi ro hoạt động của các ngân hàng. Lịch sử đã cho thấy nhiều ngân hàng thất bại hoặc
sụp đổ là do rủi ro tín dụng. Khác với nhiều lĩnh vực hoạt động, tín dụng ngân hàng vận động theo quy luật
ưu điểm càng lớn thì rủi ro càng cao, vì vậy hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời với việc mở rộng hoạt động để
phát triển là yếu tố quyết định giá trị của tín dụng ngân hàng và là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Thực tiễn hoạt động của các NHTMVN đã cho
thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi.
Nhìn vào kết cấu tài sản của các NHTMVN chúng ta nhận thấy: tài sản sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn
chiếm tỷ trọng khá lớn 60% - 70% tài sản có, thậm chí có một số NHTM tỷ lệ này lên đến 80%. Trong thời gian
qua đã có không ít lần ngành ngân hàng bị chao đảo mà nguyên nhân chung là rủi ro tín dụng. Do vậy việc ngăn
chặn và hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, tín
dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp, có độ rủi ro cao, và vấn đề quản lý
rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các NHTMVN quan tâm hàng đầu.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá thuộc Ngân hàng cổ phần thương mại
Bắc Á nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Trong quá trình hoạt động ngân
hàng đã có những bước phát triển và dần khẳng định được vị thế tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong hoạt động kinh doanh, hiện nay ngân hàng TMCP Bắc Á
chi nhánh Thanh Hóa đang xây dựng chiến lược phát triển ổn định và bền vững. Đứng trước yêu cầu về đổi
mới để hội nhập, sự tác động nhanh và mạnh mẽ của tín dụng đối với nền kinh tế của đất nước, đang đòi hỏi
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá chủ động linh hoạt hơn nữa để nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá”.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng, đó là các đề tài nghiên cứu khoa học, luận
án tiến sỹ và luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



2
- Làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, biểu hiện và các nguyên nhân của rủi ro tín dụng, công tác quản lý
rủi ro tin dụng
- Phân tích làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá,
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá, nói riêng và các NHTMVN nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá giai đoạn
2007 -2011
.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Bắc Á - chi
nhánh Thanh Hoá.
- Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác
giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng
của NHTMCP Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á - chi nhánh Thanh Hoá
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á - chi
nhánh Thanh Hoá
7. Bố cục của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 03 chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Rủi ro tín dụng của các NHTM.
- Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á - chi nhánh Thanh
Hoá,.

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á - chi
nhánh Thanh Hoá,.

Chƣơng 1
RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng của NHTM
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động của NHTM
1.1.1.1. Khái niệm
Như vậy, ta thấy quan niệm về rủi ro thường liên quan đến việc coi rủi ro là những điều không tốt xảy ra,
tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng làm cho kế hoạch, mục đích kinh doanh không đạt được kết quả
như mong muốn.
1.1.1.2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng
- Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp:
- Rủi ro có tính tất yếu:
- Rủi ro mang đến tác hại lớn cho ngân hàng, cho khách hàng và cho nền kinh tế:
- Khắc phục rủi ro là rất khó khăn:
1.1.1.3. Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ bao gồm nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà


3
còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác như bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên
doanh, dịch vụ thẻ Chính vì vậy nên rủi ro trong hoạt động của các NHTM cũng rất đa dạng, bao gồm:
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro ngoại hối
- Rủi ro hoạt động
- Rủi ro pháp lý

- Rủi ro chiến lược
- Rủi ro uy tín
- Rủi ro thị trường
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng
nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong
quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao
thanh toán của ngân hàng. Do đó có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét
dưới góc độ của ngân hàng.
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Rủi ro tín dụng mamg lại thiệt hại lớn
+ Đối với ngân hàng:
+ Đối với khách hàng:
+ Đối với nèn kinh tế:
1.1.3.2. Rủi ro tín dụng khó dự báo và kiểm soát
Các rủi ro không thể dự báo trước:
Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan, do đó khó dự báo và khó kiểm soát.
1.1.3.3. Có thể hạn chế RR qua việc quản lý rủi ro
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Xuất phát từ hệ thống thông tin:
- Xuất phát từ hệ thống văn bản luật:
- Xuất phát từ công tác kiểm tra, thanh tra:
- Xuất phát từ các cơ quan ban ngành liên quan:
1.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
- Xuất phát từ trình độ và đạo đức cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng.
- Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng.
Quy trình tín dụng nếu không phát huy được tác dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quản lý rủi ro tín

dụng. Trên thực tế, không phải quy trình tín dụng của các NHTM luôn đảm bảo tính hợp lý và chặt chẽ.
- Xuất phát từ thông tin tín dụng:
- Xuất phát từ hoạt động kiểm soát nội bộ.


4
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
Rủi ro tín dụng xuất phát từ phía khách hàng là doanh nghiệp thường do:
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ vay.
- Năng lực quản lý KD kém, đầu tư vượt quá khả năng .
- Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu
sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền, dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng
thanh toán dây chuyền.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ
so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
- Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn NH là vốn nhà nước nếu DN làm ăn không hiệu quả thì
ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà nước chịu.
- Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng.
1.1.4.3. Nguyên nhân khác
- Sự biến động quá nhanh, và khó có thể dự đoán được trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài
nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cấp tín dụng của các NHTM.
- Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động không nhỏ đến hoạt động cấp tín
dụng của các NHTM.
- Sự tấn công của hàng nhập lậu :
- Cuối cùng là do sự ổn định của nền kinh tế nước ta khi chính sách quản lý kinh tế vẫn có những thay đổi đột
ngột, hành lang pháp lý chưa thật sự an toàn, điều chỉnh quy hoạch các ngành, các vùng chưa phù hợp…
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân từ các nguyên nhân khách quan do nền kinh tế
và các cơ quan quản lý Nhà nước đến các nguyên nhân chủ quan của chính bản thân các NHTM, và các
nguyên nhân từ phía khách hàng vay . Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro
tín dụng của ngành ngân hàng coi như thành công một bước.

1.1.5. Đo lường rủi ro tín dụng
- Chỉ tiêu 1: tỷ lệ nợ quá hạn
thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:
+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày - Nợ cần chú ý.
+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - Nợ dưới tiêu chuẩn.
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày - Nợ nghi ngờ.
+ Nợ quá hạn trên 361 ngày - Nợ có khả năng mất vốn.
- Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là khoản nợ mang các
đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không
thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ
gốc và lãi.
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ
như sau:


5
Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn:
Nhóm nợ nghi ngờ
Nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.
- Chỉ tiêu 2: hệ số rủi ro tín dụng
Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu
Nhóm 2: dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Nhóm 3: dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: - Chỉ tiêu 3: tỷ lệ xóa nợ

- Chỉ tiêu 4: tỷ lệ nợ có TSBĐ
- Chỉ tiêu 5: tỷ lệ nợ khoanh chờ xử lý
1.2. Tác động của rủi ro tín dụng
1.2.1. Tác động đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM
Rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi
nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với
tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn.
1.2.2. Tác động đối với nền kinh tế nói chung
Những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì việc xử lý tương đối
dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của các NHTM. Tuy nhiên, khi tổn thất
lớn, vượt quá khả năng xử lý của các NHTM thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không
những cho chính NHTM, mà còn cho cả những NHTM và các doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng
tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng
hoảng tài chính.
1.3. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng
1.3.1. Kinh nghiệm
1.3.1.1. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng
1.3.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng.
1.3.1.3. Quản trị RRTD bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay
1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Kết luận chương 1:
Trong chương 1 với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã đi đến khẳng định và hoàn thành những nội dung
chính sau đây:
Làm rõ và khẳng định, rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tín
dụng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Bởi vậy việc không ngừng nâng cao hiệu quả
quản lý rủi ro tín dụng là tất yếu khách quan đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ NHTM nào.
+ Phân tích và đi đến kết luận, quản lý rủi ro tín dụng là khâu quan trọng trong hoạt động của tất cả các
NHTM, bao gồm một hệ thống chiến lược, chính sách và biện pháp trong hoạt động tín dụng nhằm phòng

ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Có một hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng đánh giá hiệu quả
quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
Chương 2


6
THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BẮC Á CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh ThanhHóa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh
Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa được thành lập năm 2003 lấy trụ sở giao
dịch đầu tiên tại 159 Đinh Công Tráng, Phường Ba Đình TP Thanh Hóa. Đến năm 2011 trụ sở được chuyển
đến Lô 55,56 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hoá.
Từ khi mới thành lập, bộ máy hoạt động của Chi nhánh chỉ gồm có 04 phòng ban, với 18 cán bộ.Dến
thời điểm hiện nay, chi nhánh đã thành lập được 04 phòng nghiệp vụ và 03 phòng giao dịch, 44 người. Cơ cấu
tổ chức của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa được thể hiện qua sơ đồ sau:











Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy NHTMCP Bắc Á
chi nhánh Thanh Hóa


2.1.2. Một số hoạt động kinh doanh chính của NHTMCP Bắc Á
Sau 9 năm hoạt động, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và
ổn định. Và điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng tài sản
109.457
119.425
222.315
265.760
390.552
Vốn huy động
100.700
109.871
202.307
239.184
331.970
Dư nợ cho vay
91.438
96.797
108.918
98.926

121.500
Lợi nhuận trước thuế
286
311
244
3.206
4.494
Lợi nhuận sau thuế
214,5
233,25
183
2.404,5
3.370,5
ROA(%)
0,196
0,195
0,082
0,904
0,863
(Nguồn: NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa)
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của NHTM Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
PGĐ phụ trách
tín dụng

Phòng
hành chính
Phòng
kế toán
Phòng
ngân quỹ
Phòng Quan hệ
khánh hàng
Giám đốc chi nhánh
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa)


7
Ngắn hạn
58.587
49.627
62.518
48.452
88.591
Trung hạn
25.337
27.519
24.285
29.118
25.833
Dài hạn
3.600
12.247
11.045
5.829

5.269
Cho vay bằng vốn tài
trợ, uỷ thác đầu tư
3.914
7.404
11.070
15.527
1.807
Tổng dư nợ
91.438
96.797
108.918
98.926
121.500
(Nguồn: NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa)
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa
2.2.1. Chính sách và quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh
Trong nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa đã thực hiện quy trình cho vay
một cách nghiêm túc và đã mang lại hiệu quả nhất định trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Đặc biệt quy
trình cho mang tính khoa học cao, quy trách nhiệm cụ thể đến từng đơn vị cụ thể đó là:
* Trách nhiệm của cán bộ tín dụng:
* Trách nhiệm của Trưởng phòng Giao dịch
* Trách nhiệm của Trưởng phòng Tín dụng - Chi nhánh
* Trách nhiệm của Giám đốc Chi nhánh
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa

* Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ và nợ quá hạn qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007
2008
2009
2010
2011
I. Tổng dư
nợ
91.438
96.797
108.918
98.926
121.500
II. Nợ quá
hạn
0
4.527
310
2.771
3.052
Ngắn hạn
0
805
70
520
801
Nhóm 2
0
170
0
0

0
Nhóm 3
0
285
70
0
280
Nhóm 4
0
350
0
0
61
Nhóm 5
0
0
0
520
460
Trung hạn
0
3.722
240
0
0
Nhóm 2
0
3.162
0
0

0
Nhóm 3
0
0
0
0
0
Nhóm 4
0
560
240
0
0
Dài hạn
0
0
0
2.251
2.251
Nhóm 5
0
0
0
2.251
2.251
(Nguồn: NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa)

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ qúa hạn/tổng dư nợ qua các năm
ĐVT: Triệu đồng,%
Năm

Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá
hạn/tổng dư nợ
2007
91.438
0
0


8
2008
96.797
4.527
4,67
2009
108.918
310
0,28
2010
98.926
2.771
2,80
2011
121.500
3.052
2,50
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa)

* Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.6: Diễn biến nợ xấu qua các năm của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn
2008- 2011.
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ
tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Dư nợ
Tỷ
lệ
Dư nợ
Tỷ lệ
Dư nợ
Tỷ lệ
Dư nợ
Tỷ
lệ
Dư nợ
Tỷ
lệ
Nợ trong
hạn
91.438
100
92.270
98,72
108.608

99,72
96.155
97,2
118.448
97,5
Nợ xấu
0
0
1.195
1,28
310
0,28
2.771
2,8
3.052
2,5
Tổng
cộng
91.438
100
93.465

108.918

98.926

121.500

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Bắc Á
chi nhánh Thanh Hóa qua các năm từ 2007 - 2010)


Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ qua các năm
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm
Tổng dư nợ
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
2007
91.438
0
0
2008
96.797
1.195
1,23
2009
108.918
310
0,28
2010
98.926
2.771
2,8
2011
121.500
3.052
2,5
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa qua các năm từ
2007 - 2011)


* Hệ số rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu tiếp theo đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh hóa đó là hệ số rủi ro tín
dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Hệ số rủi ro tín dụng qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Tổng dư nợ
Tổng tài sản có
Hệ số rủi ro TD
2007
91.438
109.457
0,84
2008
96.797
119.425
0,81
2009
108.918
222.315
0,49
2010
98.926
265.760
0,37


9
2011
121.500

390.552
0,31
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa qua các năm từ
2007 - 2011)

Như vậy hệ số rủi ro tín dụng qua các năm giảm dần điều đó đồng nghĩa với việc độ an toàn về tín dụng
tăng cao.
* Tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm /tổng dư nợ
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm/ tổng dư nợ
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Nợ có tài sản
bảo đảm
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ có tài sản
bảo đảm
2007
91.438
91.438
100%
2008
96.797
96.797
100%
2009
108.918
108.918
100%
2010
98.926

98.926
100%
2011
121.500
121.500
100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa qua các năm
từ 2007 - 2011)
Tại ngân hàng cổ phần thương mại Bắc á chi nhánh Thanh Hóa không thực hiện cho vay khi không có tài
sản bảo đảm, điều này mặc dù hạn chế khả năng 2.3. Đánh gía rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ
phần Bắc á chi nhánh Thanh hóa
2 3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Tồn tại và hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
* Môi trường kinh tế xã hội
* Thông tin tín dụng
* Môi trường chính sách, luật pháp
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a. Từ phía ngân hàng
* Cán bộ tín dụng
* Khả năng kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nội dung quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn
chế.
Tình trạng nói trên do hai nguyên nhân chủ yếu:
- Thứ nhất, hệ thống công nghệ quản lý tín dụng lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu quản lý tín dụng
tập trung.
- Thứ hai, bộ máy kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng đang trực thuộc sự điều hành và quản lý của
Giám đốc chi nhánh, do đó, hiệu lực kiểm tra giám sát độc lập không cao. Cán bộ kiểm tra và kiểm soát vẫn
có những mối quan hệ về gia đình, tình cảm và nể nang nên chất lượng kiểm tra, kiểm soát chưa cao.
* Thông tin tín dụng

* Tài sản bảo đảm
Rủi ro trong hoạt động TD của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian qua liên quan đến


10
TSBĐ có nhiều vấn đề cụ thể:
- Việc quản lý, phân loại, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được các cán bộ tín dụng làm thường
xuyên
- Quá trình định giá trị TSBĐ được NH thực hiện theo cách các
bên tự thỏa thuận sau khi cán bộ tín dụng xác định giá trị tài sản trên cơ sở tham khảo bảng giá đất quy định
do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm.
- Tâm lý chung của phần lớn các cán bộ tín dụng khi cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào TSBĐ.
- Do không thể nắm bắt được chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực, nên không tránh khỏi việc cán bộ tín
dụng không thể đánh giá được chính xác hiện trạng của tất cả các loại máy móc thiết bị, nhất là đối với những
máy móc thiết bị chuyên dụng.
- Việc cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay hiện nay chưa rõ ràng và các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý,
phát mãi TSBĐ đã gây cản trở không ít cho ngân hàng
* Công tác thẩm định
* Nguyên nhân khác
Kết luận chương 2
Chương 2 luận văn đã đưa ra một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Phân tích và nêu lên tổng quan hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh
hóa.
- Nêu lên thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh hóa trên
nhiều góc độ khác nhau.
- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa luận văn cho rằng hiệu
quả hoạt động kinh doanh nói chung, tín dụng nói riêng của ngân hàng không ngừng bền vững và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tín dụng được nâng cao,… Tuy nhiên quản trị rủi ro tín dụng tại
NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, như: nhìn chung mô hình còn lạc hậu, chất
lượng nguồn nhân lực chưa cao, quy trình và quy chế nội bộ còn nhiều bất cập,

- Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là từ chủ quan NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa,
tập trung ở vấn đề nhận thức, tư tưởng chỉ đạo. Đồng thời có nhiều nguyên nhân khách quan từ môi trường
pháp lý, diễn biến kinh tế vĩ mô, điều hành và quản lý của NHNN.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP BẮC Á CHI NHÁNH
THANH HÓA
3.1. Định hướng về hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh
Hóa

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới
Trước những thực tế, từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa
tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 6 mục tiêu:
- Tăng trưởng ổn định và bền vững.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động.
- Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn.
- Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh.
- Chuẩn bị nhân lực kế thừa.
- Hoàn thiện văn hóa công ty.


11
Năm 2012 là năm đánh dấu bước phát triển mới của ngân hàng, tạo diện mạo mới cho hình ảnh của
ngân hàng khi trụ sở mới được đặt tại trung tâm thành phố Thanh hóa khang trang bề thế củng cố hơn niềm
tin của khách hàng đối với ngân hàng.
3.1.2. Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong
khu vực và quốc tế, giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong
quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả
cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bảo
đảm đáp ứng tốt các yêu cầu:
- Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của công tác phòng ngừa và quản
lý rủi ro, chú trọng đến những kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều
kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam.
3.2. Các nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa
3.2.1. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách cho vay thích hợp trong đó đặc biệt chú trọng đến chính sách về
tài sản bảo đảm
- Về chính sách lãi suất
- Về chính sách khách hàng:
- Về chính sách sản phẩm tín dụng: sự đa dạng của sản phẩm tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động nói chung của ngân hàng thương mại, vừa mở rộng, đa dạng khách hàng, lĩnh vực đầu tư, mở rộng quy
mô tín dụng sẽ góp phần phân tán và hạn chế rủi ro tín dụng nếu hệ thống sản phẩm được thiết kế chặt chẽ.
Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro tín dụng.
- Về chính sách đối với tài sản đảm bảo.
3.2.1.2. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay trong đó đặc biệt là công tác thẩm định
- Công tác thẩm định
- Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ
- Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay
Khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng
khác thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký
tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo
sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.
3.2.1.3. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô để có thông tin tín dụng chính xác
nhất trong hoạt động tín dụng
3.2.1.4. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm soát nội bộ NH.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng Bắc Á cần thực hiện
một số biện pháp sau:
- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát. -

Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng
hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát.


12
- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao
tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy
thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.
- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác
dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
3.2.1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Về năng lực công tác:
- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm:
3.2.2. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng
- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ quá hạn.
- Thực hiện tốt các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo
quy định của ngân hàng cấp trên bao gồm:
- Khai thác có hiệu quả các tài sản đảm bảo nợ vay.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan, với cấp uỷ, với chính quyền địa phương để xử lý nợ khó
đòi, nợ quá hạn.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước, các bộ ngành
3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Bắc Á
3.3.4. Kiến nghị với Khách hàng

Kết luận Chương 3
Trong chương 3 Luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính sau đây:

- Nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và định hướng hạn chế rủi ro tín dụng nói
riêng. Theo hướng đó mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi
ro tín dụng.
- Để thực hiện định hướng kinh doanh và định hướng hạn chế rủi ro tín dụng, các giải pháp được đưa ra
dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản nêu trong chương 1, kết hợp với tham khảo kinh nghiệm quốc tế, những
nguyên nhân chủ quan được nêu lên trong chương 2.
- Hệ thống giải pháp được đề xuất có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra kiểm soát, đến nâng cao chất
lượng cán bộ, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ.
- Một số kiến nghị đối với Nhà nước, đối với NHNN, một số bộ ngành có liên quan tập trung vào hoàn
thiện môi trường pháp lý, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm
các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN.

KẾT LUẬN
Trong kinh doanh ngân hàng việc các NHTM phải đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh
khỏi được. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong
thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và
hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng.


13
Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang
nghiên cứu không ngừng nhằm hoàn thiện trong các điều kiện mới để đạt được tỷ lệ lý tưởng nói trên.
Hiện nay, cũng như trong nhiều năm tới hoạt động tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, hoạt
động đem lại thu nhập lớn nhất cho các NHTM ở nước ta nói chung trong đó có ngân hàng thương mại cổ
phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa. Song phát triển tín dụng, mở rộng cho vay phải đi đôi với tăng cường
quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu trong ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với
những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính, thị trường hàng hoá, thiên tai, chính trị, nhất
là thị trường nông sản và khu vực nông thôn…làm cho rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là
những NHTM .
Thời gian qua, tuy các ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh

Hóa nói riêng đã coi vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng trong hoạt động của mình cũng như
đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Song, kết quả đạt được vẫn chưa thực sự như mong
muốn. Do vậy, việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng luôn mang tính cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng lâu dài.
Hạn chế rủi ro tín dụng là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Trong quá trình thực hiện công trình
nghiên cứu, luận văn đã tham khảo nhiều đề tài và công trình nghiên cứu có liên quan, bám sát thực tiễn và
phân tích thực tiễn trên nhiều góc cạnh khác nhau, với sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn. Tuy nhiên trong điều
kiện có hạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tác giả Luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của Thầy hướng dẫn, của cơ sở đào tạo, của bạn bè, của cơ quan,…cũng như những ý kiến đóng góp chân
thành.
Hy vọng rằng với việc ứng dụng một cách hiệu quả các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nói trên
sẽ giúp cho ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa phát triển vững mạnh hơn trên con
đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới .




×