Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

phát triển mạng lưới chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.34 KB, 31 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG







PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI CHI NHÁNH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TÂY NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG














Đà Lạt – 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG








PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI CHI NHÁNH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân Hàng
Mã số: 60 34 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG









NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN





Đà Lạt – 2012




MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ MẠNG
LƢỚI CHI NHÁNH CỦA CÁC NHTM 7
1.1. Ngân hàng thƣơng mại và chi nhánh ngân hàng thƣơng mại 7
1.1.1. Ngân hàng thương mại 7
1.1.2. Chi nhánh ngân hàng thương mại 12
1.1.3. Phân loại chi nhánh ngân hàng. 15
1.2. Mối quan hệ giữa trụ sở chính và chi nhánh của NHTM 17
1.2.1. Các mô hình tổ chức mối liên hệ giữa chi nhánh và trụ sở chính 17
1.2.2. Vai trò của chi nhánh đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 20
1.3. Các chiến lƣợc phát triển hệ thống chi nhánh ngân hàng thƣơng mại: 22
1.3.1. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh tại thị trường sẵn có với các
sản phẩm truyền thống 22
1.3.2. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh PGD tại các thị trường mới
với các sản phẩm truyền thống của ngân hàng. 23
1.3.3. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh PGD tại các thị trường sẵn
có với các sản phẩm truyền thống kết hợp với các sản phẩm mới hiện đại,
độc đáo phù hợp với từng thị trường phát triển. 23
1.3.4. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh, PGD tại các thị trường mới
với các sản phẩm truyền thống kết hợp với các sản phẩm mới hiện đại, độc
đáo phù hợp với từng thị trường phát triển 24
1.3.5. Mở rộng chi nhánh thông qua hoạt động M&A: 24
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển mạng lƣới chi nhánh 25
1.4.1. Các nhân tố chủ quan 25
1.4.2. Các nhân tố khách quan 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI EXIMBANK
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 32
2.1. Vài nét khái quát về Eximbank 32

2.1.1. Lịch sử và cơ cấu tổ chức 32
2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Eximbank 36
2.2. Phát triển mạng lƣới chi nhánh của Eximbank trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên 41
2.2.1. Khái quát về sự phát triển chi nhánh của Eximbank trên toàn quốc
giai đoạn 2007 đến nay 41


2.2.2. So sánh sự phát triển chi nhánh của Eximbank với một số ngân hàng
thương mại khác 45
2.2.3. Quá trình phát triển các chi nhánh của Eximbank trên địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên 47
2.2.4. Hiệu quả hoạt động của các chi nhánh của Eximbank trên địa bàn
các tỉnh Tây Nguyên 49
2.3. Đánh giá những thành công và những tồn tại trong quá trình phát triển các
chi nhánh của Eximbank 52
2.3.1. Thành công 52
2.3.2. Những tồn tại 53
2.3.3. Nguyên nhân 54
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI EXIMBANK TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 57
3.1. Chiến lƣợc và định hƣớng phát triển của Eximbank trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên 57
3.1.1. Chiến lược 57
3.1.2. Định hướng 58
3.2. Những thuận lợi và thách thức trong việc phát triển chi nhánh ngân hàng
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 59
3.2.1. Những thuận lợi 59
3.2.2. Những thách thức 61

3.3. Những giải pháp phát triển hệ thống chi nhánh của Eximbank 64
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh 64
3.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 66
3.3.3. Giải pháp về tài chính 69
3.3.4. Giải pháp về mô hình tổ chức 70
3.4. Kiến nghị 73
3.4.1. Kiến nghị với NHNN 73
3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79


1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động là một vấn đề có tính chiến lược ở mỗi tổ chức kinh
tế nói chung và của mỗi ngân hàng nói riêng. Mỗi một ngân hàng tùy theo hình thức kinh doanh, năng
lực điều hành và thế mạnh sản phẩm của họ sẽ có những chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động
khác nhau. Trong những năm gần đây do kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt là khi thị trường tài
chính Việt Nam đang dần mở cửa theo lộ trình cam kết WTO, tốc độ mở rộng mạng lưới các ngân
hàng thương mại diễn ra một cách nhanh chóng trên địa bàn cả nước. Bên cạnh mục tiêu mang lại sản
phẩm dịch vụ phục vụ tốt hơn cho người sử dụng và cung cấp nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế địa
phương cuộc chạy đua mở rộng mạng lưới của các ngân hàng hiện nay còn vì do nguyên nhân của áp
lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường với các ngân hàng bạn trên thị trường.
Tây Nguyên là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta, gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích khá rộng lớn chiếm khoảng gần 16.8% diện
tích cả nước và khoảng 6 triệu dân. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (sau
đây gọi tắt là Eximbank) là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam. Tính đến
ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã có 183 chi nhánh trên cả nước và


2
đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế
giới. Song nếu xét số lượng và mật độ các điểm hoạt động của Eximbank trên cả nước so với các ngân
hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô và bề dày lịch sử hoạt động có thể kể đến như ACB,
Sacombank thì mạng lưới Eximbank hiện vẫn còn khá thưa thớt chưa xứng tầm. Trong đó, đến nay,
trên địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên Eximbank chỉ mới mở chi nhánh hoạt động tại 2 tỉnh là Lâm Đồng
và Đăk Lăk. Hơn thế nữa, hai chi nhánh vẫn hoạt động riêng lẻ độc lập chưa có tính liên kết hỗ trợ cao
nên chưa phát huy hết tiềm năng của địa bàn hoạt động, thiếu tính cạnh tranh so với các ngân hàng
bạn.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giải đã quyết định lựa chọn vấn đề “Phát triển mạng
lưới chi nhánh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu:
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến các khá nhiều vấn đề của việc mở rộng
mạng lưới chi nhánh ngân hàng từ chiến lược mở rộng đến lựa chọn mục tiêu cũng như các chính sách
ảnh hưởng đến hoạt động này, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu về các ngân hàng tại các nước
phát triển, có số vốn, công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý lâu đời, trong khi đó Việt Nam là một
nước đang phát triển với những đặc thù và điều kiện kinh tế xã hội chính trị riêng mà chưa một nghiên

3
cứu nào đã đề cập. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu trong nước chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống lý thuyết cũng như áp dụng chúng vào thực tế tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong hoạt động phát triển mạng lưới chi nhánh. Vì vậy, việc hệ thống hóa những vấn đề lý
luận về phát triển mạng lưới chi nhánh và áp dụng cụ thể vào trường hợp Eximbank trên địa bàn Tây
Nguyên là một vấn đề mới và không trùng lặp với các công trình đã được công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ và trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ sở nào cho các NHTM xây dựng và mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình? Các NHTM

có những mô hình nào trong việc phát triển mạng lưới ?
- Eximbank đã phát triển mạng lưới chi nhánh như thế nào trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên?
Những thành công và hạn chế của sự phát triển này?
- Trong thời gian tới để thực hiện được chiến lược phát triển của mình, Eximbank cần có những
giải pháp và đề xuất gì trong việc phát triển mạng lưới chi nhánh ở Tây Nguyên ?
Để trả lời câu hỏi trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về chi nhánh ngân hàng và phát triển chi nhánh ngân hàng
thương mại
- Đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới của Eximbank trên địa bàn Tây Nguyên: những thành
công, hạn chế và nguyên nhân.

4
- Đưa ra các giải pháp áp dụng vào mở rộng mạng lưới Eximbank trên địa bàn Tây Nguyên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động phát triển mạng lưới chi nhánh của Eximbank tại các
tỉnh Tây Nguyên, trong đó tập trung vào 02 đối tượng chính là chi nhánh và phòng giao dịch của ngân
hàng. Đây là 2 đối tượng mà các ngân hàng hiện nay đang tập trung nguồn lực để phát triển và mở
rộng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động phát triển mạng lưới của Eximbank ở Tây Nguyên
trong các 5 năm gần đây (2007-2012).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp,
phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá tính khả thi của các
giải pháp, luận văn còn sử dụng các công thức toán học, bảng biểu và đồ thị minh hoạ để làm tăng
tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài.


5
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng thương
mại, mối quan hệ giữa chi nhánh và ngân hàng chính.
Đánh giá thực tiễn hoạt động phát triển chi nhánh của Eximbank trên đại bàn các tỉnh Tây
Nguyên từ đó nêu bật được thành công, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất một số giải pháp giúp Eximbank phát huy tốt hơn hiệu quả kinh doanh và hỗ trợ trong
việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng của khách hàng ở một số vùng miền đặc biệt
như Tây Nguyên trên cơ sở phát triển mạng lưới chi nhánh.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về NHTM và mạng lưới chi nhánh của các NHTM
Chương 2. Thực trạng việc phát triển mạng lưới Eximbank trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Chương 3. Một số kiến nghị và giải pháp đối với hoạt động phát triển mạng lưới Eximbank tại
các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn tới
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ MẠNG LƢỚI CHI
NHÁNH CỦA CÁC NHTM

6
1.1. Ngân hàng thƣơng mại và chi nhánh ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm NHTM
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài
chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra,
NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã
hội.
1.1.1.2. Các hoạt động của NHTM
- Hoạt động huy động vốn:
- Hoạt động tín dụng
- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Các hoạt động khác
1.1.2. Chi nhánh ngân hàng thương mại:
Để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên cùng một địa bàn, trên một tỉnh khác, trên một
khu vực địa lý khác, thậm chí ở các quốc gia khác, các NHTM bắt buộc phải mở chi nhánh để đại diện

7
cho mình cung cấp một phần hay toàn bộ các dịch vụ ngân hàng mà NHTM đó đang thực hiện. Chức
năng, vị trí, quy mô cũng như cách hiểu về chi nhánh ngân hàng là rất đa dạng.
Tại Việt Nam, theo quy định tại Quyết định số 13/2008/QĐNHNN ngày 29/04/2008 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại thì: Chi
nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện hoạt động kinh doanh theo
ủy quyền của ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên nếu hiểu chi nhánh chính là mạng lưới các văn phòng, trụ sở làm việc của ngân hàng,
thì khía niệm chi nhánh ngân hàng có thể đồng nghĩa với mạng lưới ngân hàng theo Quyết định
13/2008/QĐNHNN đó là "Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm: sở giao dịch, chi
nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, máy giao dịch tự động
và điểm giao dịch".
1.1.3. Phân loại chi nhánh ngân hàng:
- Phân loại Bách khoa toàn thư mở:
+ Chi nhánh truyền thống hay có trụ sở cố định
+ Chi nhánh trong trung tâm
+ Chi nhánh ngân hàng xanh

8
Cách phân loại này tập trung vào địa điểm đặt chi nhánh và các dịch vụ mà chi nhánh thực hiện.
- Phân loại theo Quyết định 13/2008/QĐNHNN ngày 29/04/2008 gồm: sở giao dịch, chi nhánh,
văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, máy giao dịch tự động.
Mặc dù các NHTM đều thực hiện việc tổ chức theo Quyết định này những về chi tiết mỗi
NHTM lại có hệ thống các tiêu chí riêng để phân loại chi nhánh của chính nó, ví dụ:
+ Dựa theo tiêu chí quy mô và hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại phân loại mạng

lưới hoạt động theo các cấp: chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch, quỹ
tiết kiệm, điểm giao dịch….
+ Dựa theo tiêu chí địa điểm hoạt động phân thành chi nhánh miền Bắc, Chi nhánh miền Trung,
Chi nhánh miền Nam
1.2. Mối quan hệ giữa trụ sở chính và chi nhánh của NHTM
1.2.1. Các mô hình tổ chức mối liên hệ giữa chi nhánh và trụ sở chính
Về mô hình tổ chức, các NHTM đang tổ chức theo 2 dạng:
+ Phân cấp quản lý theo loại hình nghiệp vụ.
+ Phân cấp quản lý theo thị trường và đối tượng phục vụ (hay còn gọi là quản lý theo nhóm
khách hàng).

9
1.2.2. Vai trò của chi nhánh đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn điều lệ và tăng cường năng lực tài chính:
- Củng cố và gia tăng thị phần đồng thời phát triển thương hiệu:
- Hệ thống chi nhánh là nơi thực hiện các chính sách và triển khai chiến lược kinh doanh của
ngân hàng. Đây cũng là đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu và mang lại lợi
nhuận chính củaNHTM.
- Thúc đẩy quá trình đa dạng hóa và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng tạo nên các sản phẩm và
phong cách kinh doanh đặc trưng từng ngân hàng.
1.3. Các chiến lƣợc phát triển hệ thống chi nhánh ngân hàng thƣơng mại:
1.3.1. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh tại thị trường sẵn có với các sản phẩm truyền
thống
1.3.2. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh PGD tại các thị trường mới với các sản phẩm
truyền thống của ngân hàng.
1.3.3. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh PGD tại các thị trường sẵn có với các sản
phẩm truyền thống kết hợp với các sản phẩm mới hiện đại, độc đáo phù hợp với từng thị trường
phát triển.

10

1.3.4. Phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh, PGD tại các thị trường mới với các sản
phẩm truyền thống kết hợp với các sản phẩm mới hiện đại, độc đáo phù hợp với từng thị trường
phát triển
1.3.5. Mở rộng chi nhánh thông qua hoạt động M&A
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển mạng lƣới chi nhánh
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
- Quy mô và tiềm lực tài chính:
- Năng lực quản lý và khả năng kinh doanh:
- Nhân tố công nghệ
- Nguồn nhân lực
- Chiến lược phát triển mạng lưới của mỗi ngân hàng
1.4.2. Các nhân tố khách quan
- Môi trường chính trị - pháp luật (Các quy định của pháp luật):
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Nhân tố quốc tế :

11
- Đối thủ cạnh tranh:

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI EXIMBANK TRÊN ĐỊA
BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
2.1. Vài nét khái quát về Eximbank
2.1.1. Lịch sử và cơ cấu tổ chức
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội
Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export
Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Năm 2011,
Eximbank tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng
- Cơ cấu tổ chức của Eximbank bao gồm:
+ Đại hội đồng cổ đông.
+ Hội đồng quản trị.

+ Ban kiểm soát
+ Tổng giám đốc
2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Eximbank

12
1.1.2.1. Tổng tài sản và hoạt động huy động vốn:
Trong giai đoạn 2008-2010, tốc độ tương trưởng vốn huy động là rất cao trên 40% năm, riêng
năm 2011, do bối cảnh chung của nền kinh tế và chính sách thắt chặt của NHNN nhằm kiềm chế lạm
phát và chính sách lãi trần hạn chế khả năng cạnh tranh của các ngân hàng TMCP nên tốc độ tăng
trưởng vốn huy động chỉ đạt gần 3%, giảm hơn 10 lần so với năm 2010. Do đó, tổng tài sản có của
Eximbank giai đoạn này cũng tăng rất nhanh trên 30%
2.1.2.2. Về hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2007 -2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, do tốc độ huy động vốn
tăng nên hoạt động cấp tín dụng cho vay của Eximbank cũng có sự tăng trưởng mạnh. Riêng năm
2011, do lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay ở mức cao từ 18%/năm đến 23%/năm đã làm cho dư nợ
cho vay không tăng trưởng cao được như những năm trước.
2.1.2.3. Lợi nhuận hoạt động
Có thể nói, kết quả hoạt động kinh doanh thể hiên bằng các chỉ tiêu về lợi nhuận là tốt trong giai
đoạn 2007-2011. Đặc biệt giai trong 2 năm 2010-2011, tình hình kinh tế diễn biết xấu nhưng lợi
nhuận của Eximbank vẫn đạt ở mức cao. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng rất cao trong năm
2011 là 6.237 tỷ đồng tăng gần 70% so với năm 2010. Chính vì vậy, tỷ lệ chi trả cổ tức của Eximbank

13
là tương đối cao. So với mức lãi suất ngân hàng, tỷ lệ này có khoảng cách lớn đủ để đảm bảo quyền
lợi của các cổ đông.
2.2. Phát triển mạng lƣới chi nhánh của Eximbank trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
2.2.1. Khái quát về sự phát triển chi nhánh của Eximbank trên toàn quốc giai đoạn 2007 đến
nay
Một thành công nổi bật của Eximbank trong giai đoạn 2007 đến nay đó là mạng lưới chi nhánh và
phòng giao dịch tăng nhanh, đi kèm với đó là đội ngũ nhân viên cũng có bước phát triển mạnh. Trong

vòng 5 năm, mạng lưới chi nhánh của Eximbank tăng hơn 3 lầ từ 66 lên 203, trong khi đó đội ngũ nhân
viên tăng hơn 2 lần từ 2.360 lên 5.430. Việc mở rộng mạng lưới này, chính là tiền đề cho Eximbank tăng
cường sự hiện diện qua đó là khả năng cạnh tranh trên toàn quốc.
Năm 2007 Eximbank đã ký kết hợp tác với đối tác nước ngoài quan trọng là SMBC Sumitomo.
Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động từ 32 điểm cuối năm 2006 lên 66
điểm ( đạt 100% chỉ tiêu) với mật độ phủ sóng 11/64 tỉnh thành trên cả nước Eximbank.
Năm 2008 với nỗ lực không ngừng Eximbank đã đạt được kế hoạch phát triển mạng lưới trên
100 điểm mà cụ thể là 111 điểm, tăng mới 45 điểm giao dịch trong đó gồm 6 chi nhánh, 38 PGD (1 sở
giao dịch, 33 chi nhánh, 76 PGD và 1điểm giao dịch)
Năm 2009, Eximbank đã đưa vào hoạt động 4 chi nhánh mới, phát triển thêm 25 PGD mới nâng

14
tổng số chi nhánh và phòng giao dịch nâng tổng số chi nhánh và PGD lên 140 điểm giao dịch (1 sở
giao dịch, 37 chi nhánh, 101 PGD và 1điểm giao dịch)
Năm 2010, Eximbank đã có 183 chi nhánh và điểm giao dịch, tăng 43 điểm giao dịch so với
năm 2009 gồm 2 chi nhánh và 40 PGD
Trong năm 2011, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề mở rộng mạng lưới, Eximbank
đã tăng thêm 20 điểm giao dịch (tăng 11%), cao hơn tốc độ mở rộng mạng lưới của Sacombank
(8,8%) nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ mở rộng mạng lưới của ACB (17,6%).
Mạng lưới giao dịch của Eximbank đã hiện diện tại 20 tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm 5 khu
vực lớn:
- Khu vực miền Bắc gồm các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh.
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm các tỉnh : Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế,
Nha Trang, Lâm Đồng, Đắc Lắc
- Khu vực miền Đông Nam Bộ gồm các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
- Khu vực TP. Hồ Chí Minh
- Khu vực miền Tây Nam Bộ: Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu.
2.2.2. So sánh sự phát triển chi nhánh của Eximbank với một số ngân hàng thương mại khác

15

Trong năm 2011 việc tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng đã đưa Eximbank vượt qua ACB và
Sacombank trở thành ngân hàng thương mại có vốn đứng thứ 5 sau 4 ngân hàng là Nông Nghiệp,
Công Thương, Ngoại Thương và Đầu Tư.
So sánh về hệ thống mạng lưới cũng như mật độ phủ sóng trên địa bàn cả nước thì có thể nói
Eximbank còn rất mỏng so với ACB và Sacombank. Tuy nhiên kết quả kinh doanh lại đạt lợi nhuận
sau thuế lại khá cao. Cụ thể là trong năm 2011 LNST Eximbank đạt trên 3000 tỷ đồng cao hơn nhiều
so với Sacombank chỉ mới hơn 2000 tỷ trong khi mạng lưới của Eximbank chỉ bằng ½ so với
Sacombank.
2.2.2. Quá trình phát triển các chi nhánh của Eximbank trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Quá trình phát triển mạng lưới các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Buôn Ma Thuột sau
khi thành lập chi nhánh:
- PGD Buôn Hồ : hoạt động ngày 11/12/2009
- PGD Phan Chu Trinh : hoạt động ngày 14/01/2010
- PGD Lê Duẩn : hoạt động ngày 29/11/2010
- PGD Nguyễn Tất Thành: hoạt động ngày 28/02/2011
- PGD Chợ Buôn Ma Thuột: hoạt động ngày 04/5/2012

16
Quá trình phát triển mạng lưới các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Đà Lạt:
- GD Đức Trọng: hoạt động ngày 01/12/2009
- PGD Bảo Lộc: hoạt động ngày 10/04/2010
- PGD Chi Lăng: hoạt động ngày 20/08/2011
Hiện nay, trên địa bàn Tây Nguyên, Eximbank chưa có chi nhánh hoặc phòng giao dịch trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Chính vì vậy, có thể nói, hoạt động cung cấp dịch vụ ngân
hàng của Eximbank trên những tỉnh này hầu như không có.
2.2.3. Hiệu quả hoạt động của các chi nhánh của Eximbank trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên
Tuy chỉ mới hoạt động trong hơn 3 năm Tây Nguyên Eximbank Đà Lạt và Eximbank Buôn Ma
Thuột đã chiếm được thị phần với lượng khách hàng ổn định và đạt được kết quả kinh doanh khá khả
quan. Thành lập vào cuối năm 2008 nhưng bước sang 2009 cả hai chi nhánh Eximbank Tây Nguyên

đều đã bắt đầu hoạt động có lãi.
Mặc dù, trong năm 2011 tuy tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra gay
gắt song cả hai chi nhánh tại Tây Nguyên đều đạt được lợi nhuận khả quan. Nhờ phát huy lợi thế trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và kinh doanh vàng các chi nhánh Eximbank tại Tây Nguyên đã tập trung

17
phát triển 2 mảng kinh doanh này nhằm mang lại lợi nhuận bù đắp cho chỉ tiêu huy động vốn và tăng
trưởng dư nợ tín dụng vốn là 2 mảng mang lại doanh thu trước đây.
Tại địa bàn Lâm Đồng có khoảng 40 Tổ chức tín dụng. Thị phần huy động vốn và cho vay của
Eximbank Đà Lạt chỉ chiếm con số khiêm tốn khoảng 4% thị phần huy động và cho vay trên toàn
tỉnh. Nhưng nếu so sánh về hiệu quả hoạt động so với các ngân hàng thương mại có cùng quy mô như
Sacombank và ACB thì có thể nói Eximbank đã hoạt động khá hiệu quả tại thị trường này.
2.3. Đánh giá những thành công và những tồn tại trong quá trình phát triển các chi nhánh
của Eximbank
2.3.1. Thành công
Thứ nhất, Eximbank đã từng bước đặt chân vững chắc vào thị trường Lâm Đồng và Đắc Lắc.
Phát triển mạng lưới với tốc độ nhanh nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí về quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh
Thứ hai, việc Eximbank có 02 chi nhánh tại Lâm Đồng và Đắc Lắc giúp Eximbank từng bước
xây dựng và củng cố thương hiệu trở thành một thương hiệu mạnh đáng tin cậy trong lòng khách hàng
thông qua các chỉ tiêu tài chính khả quan trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

18
Thứ ba, 02 chi nhánh tại Lâm Đồng và Đắc Lắc đã bước đầu triển khai thành công bộ nhận dạng
thương hiệu mới và chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu từ hội sở chính trên địa bàn 02 tỉnh
này.
2.3.2. Những tồn tại
So với 02 ngân hàng ACB và Sacombank…thì mạng lưới giao dịch của Eximbank còn khá
mỏng, nhất là tại địa bàn các tỉnh. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
Eximbank nói chung mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của 02 chi nhánh tại Lâm Đồng và Đắc Lắc, ví

dụ: hoạt động thanh toán, chuyển tiền của Eximbank không thể mạnh bằng Sacombank do Sacombank
có mạng lưới rộng gấp đôi Eximbank.
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù Eximbank đã phá triển hệ thống mạng lưới chi nhánh và
phòng giao dịch với tốc độ nhanh, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch qua các năm song vẫn có thể nói hệ
thống mạng lưới chi nhánh của Eximbank còn khá mỏng, trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, Eximbank
mới có chi nhánh ở 02 tỉnh là Lâm Đồng và Đắc Lắc. So sánh với các NHTM cổ phần khác thì mạng
lưới của Eximbank là khá mỏng
Công tác phát triển thương hiệu chưa được đầu tư thích đáng và mang lại hiệu quả thực sự. Cơ
sở vật chất và nhận diện thương hiệu vẫn chưa được chuẩn hóa và thống nhất trên toàn hệ thống.

19
Do mới hoạt động tại Lâm Đồng và Đắc Lắc mới chỉ chỉ được 4 năm, nên chưa được nhiều
người biết đến
Tổng tài sản cao song kết cấu tài sản chưa thực sự vững chắc. Đây là điểm yếu của Eximbank.
Chính vì vậy định hướng chiến lược mở rộng mạng lưới luôn chú ý đến việc lựa chọn các tài sản tốt
nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động của hai chi nhánh vẫn mang tính chất riêng lẻ độc lập, chưa có tính liên kết hỗ trợ cao
nên chưa phát huy hết tiềm năng của địa bàn hoạt động, thiếu tính cạnh tranh so với các ngân hàng
bạn.
2.3.3. Nguyên nhân
Mạng lưới hoạt động của Eximbank chủ yếu phân bố ở 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chủ yếu diễn ra ở những thành phố tập trung nhiều doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Bước sang năm 2007 - 2008 Eximbank tuy đã có
chủ trương phát triển mạng lưới tăng mật độ các chi nhánh PGD trên các địa bàn trong cả nước nhằm
phục vụ cho chiến lược ngân hàng bán lẻ song vẫn theo đuổi chính sách thận trọng nên số lượng mở
mới chi nhánh và PGD vẫn còn khá khiêm tốn.
Tại thời điểm ra đời của chi nhánh, tình hình kinh tế có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính,
lạm phát… lãi suất cơ bản được nâng cao theo chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước,

20

đây là thời điểm nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đa số chỉ hoạt động để duy trì, cầm chừng
và không mở rộng kinh doanh ở mọi lĩnh vực, thị trường cho vay bị thu hẹp so với trước.
Bên cạnh đó sự phát triển mạng lưới một cách ồ ạt của các tổ chức tín dụng trong nước trong
cuộc chạy đua giành thị phần phục vụ cho chiến lược bán lẻ cùng với sự xuất hiện của các ngân hàng
ngoại trong bối cảnh nước ta mở cửa thị trường tài chính đã khiến cho nguồn nhân sự đặc biệt là nhân
sự cấp cao thiếu hụt.
Địa bàn hoạt động của 02 chi nhánh tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp là các khách hàng
truyền thống của các Ngân hàng nhà nước trên địa bàn.
Các Doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu nông sản thườ ng có nhu cầ u vố n kinh doanh
cao, nhưng vốn tự có tham gia thường thấp. Do đó, việc triển khai các sản phẩm tài trợ xuất khẩu còn
gặp nhiều khó khăn, đặt biệt là nghiệp vụ cho vay không có tài sản đảm bảo áp dụng cho khách hàng
có nguồn thu từ xuất khẩu. .
Đa số các doanh nghiệp cũng không phản ánh hết tình hình hoạt động (Doanh thu và chi phí)
của mình vào các báo cáo tài chính.
Các Doanh nghiệp thườ ng có nhu cầ u vố n kinh doanh cao , tuy nhiên doanh nghiệ p lạ i có ít tài
sản đảm bảo an toàn và luôn yêu cầu tỷ lệ vay cao so với tài sản đảm bảo. Tài sản thế chấp chủ yếu là
BĐS, trong khi Thị trường BĐS thì chựng lại.

21

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
MẠNG LƢỚI EXIMBANK TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

3.1. Chiến lƣợc và định hƣớng phát triển của Eximbank trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
3.1.1. Chiến lược
Việc phát triển mạng lưới Eximbank trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn theo phương châm
chung là “phát triển nhanh và bền vững một cách linh hoạt và có hiệu quả” mà Hội đồng quản trị
đã đề ra.
3.1.2. Định hướng
Lựa chọn địa điểm và cơ sở vật chất tốt nhất và hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh.

Phát triển mạng lưới cần phải đáp ứng các điều kiện về chuẩn hóa thương hiệu Eximbank, xây
dựng hình ảnh Eximbank dễ nhận biết và tiếp cận khách hàng đặc biệt là khách hàng tiềm năng. Ngoài
ra phát triển mạng lưới cần đi đối với phát triển nguồn nhân sự đảm bảo đủ nguồn nhân lực khi mở chi
nhánh/PGD.

×