Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.62 KB, 25 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

  




NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG



QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT
NAM

Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng
Mã số: 60 34 20


LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐỨC VUI



HÀ NỘI - 2012




i
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands)
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
LỜI MỞ ĐẦU 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 55

1.1 Khái lược về rủi ro thanh khoản của NHTM 55

1.1.1

Thanh khoản của NHTM 55

1.1.2

Rủi ro thanh khoản của NHTM 77

1.1.2.1 Khái niệm 77

1.1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản 77


1.1.2.3

Nguyên nhân rủi ro thanh khoản 88

1.1.2.4

Tác động của rủi ro thanh khoản. 99

1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM 99

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản 99

1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản 1111

1.2.3

Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản 1313

1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro 1313
1.2.3.2 Đo lường rủi ro 1414
1.2.3.3 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro 1515
1.2.3.4 Tài trợ rủi ro 1515
1.2.4

Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản. 1616

1.2.4.1 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào Tài sản “Có”
1616
Formatted: Font: Times New Roman, Dutch

(Netherlands)
Formatted: Header distance from edge: 1.2
cm, Footer distance from edge: 1.2 cm
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: TOC 1, Justified, Line spacing:
single
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: (Default) Times New Roman,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)
Formatted: Justified
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm
Formatted: Justified
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm,
Tab stops: Not at 2.96 cm
Formatted: Justified
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm


ii

Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands)
1.2.4.2 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào Tài sản “Nợ”.
1717
1.2.4.3 Chiến lược cân đối giữa Tài sản “Có” và Tài sản “Nợ”. 1818
1.2.5

Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản. 2020

1.2.5.1 Phương pháp phân tích thanh khoản truyền thống. 2020
1.2.5.2 Phương pháp phân tích thanh khoản động 2424
1.2.6

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị thanh khoản ngân hàng . 2525

1.2.6.1 Các nhân tố bên trong 2525
1.2.6.2 Các nhân tố bên ngoài 2626
1.2.7 Các tiêu chuẩn đánh giá an toàn thanh khoản 2828

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 2929

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. 2929

2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển 3030


2.1.2 Kết quả hoạt động của Maritime Bank giai đoạn 2009 - 2011 . 3232

2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank 4241

2.2.1 Các quy định quản trị thanh khoản 4241

2.2.1.1 Các quy định quản trị thanh khoản của NHNN 4241
2.2.1.2 Các quy định về quản trị thanh khoản tại Maritime Bank 4443
2.2.2 Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank
4544

2.2.3 Chiến lược quản trị thanh khoản tại Maritime Bank 4847

2.2.4 Phương pháp quản trị thanh khoản tại Maritime Bank 5150

2.2.5 Đo lường rủi ro thanh khoản. 6663

2.2.5.1 Các nguyên tắc xử lý dòng tiền, giao dịch. 6663
2.2.5.2 Các chỉ số định lượng chính. 6865
2.3 Đánh giá hoạt động quản trị thanh khoản 7168

Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm,
Tab stops: Not at 2.96 cm
Formatted: Justified
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm,
Tab stops: Not at 2.96 cm
Formatted: Justified
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm,
Tab stops: Not at 2.96 cm
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm

Formatted: Justified
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm
Formatted: Justified
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm
Formatted: Justified


iii

Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands)
2.3.1 Kết quả đạt được 7168

2.3.2 Những mặt còn hạn chế 7470

2.3.3 Nguyên nhân của sự hạn chế 7672

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 7672
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 7874
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 8278

3.1 Định hướng phát triển của Maritime Bank đến năm 2015 8278

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 8278

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 8480


3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản. 8581

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách quản trị rủi ro thanh khoản . 8682

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính. 9187

3.2.3

Tăng vốn tự có nhằm tăng năng lực tài chính 9288

3.2.4 Đẩy mạnh công tác huy động vốn 9389

3.2.5 Công khai thông tin nhằm nâng cao khả năng thanh khoản 9591

3.2.6 Nhân tố con người 9591

3.2.7 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin 9894

3.2.8

Phát triển thương hiệu, mạng lưới 9995

3.3 Kiến nghị 10096

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 10096

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 10197

KẾT LUẬN 104100


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Formatted: Justified, Indent: Left: 1.16 cm
Formatted: Justified


iv
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
Dutch (Netherlands)
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands)
15557778999111313141515161617182020242525262829293032424242
44454851
2.2.5 Đo lường rủi ro thanh khoản
2.2.5.1 Nguyên tắc chung của công cụ đo lường.
2.2.5.2 Các nguyên tắc xử lý dòng tiền và giao
dịch717173757577
8181
81818384859192939497989999100
103
Formatted: Normal, Justified, Line spacing:
1.5 lines
Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Left


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
- Thanh khoản và quản trị thanh khoản là yếu tố quyết định sự an
toàn trong hoạt động của bất kỳ Ngân hàng thương mại (NHTM) nào. Hiện
nay, nhiều Ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thanh khoản rất căng
thẳng, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt buộc các Ngân hàng phải tìm kiếm
nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu
tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị
trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các
NHTM cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của
việc quản trị được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính
ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các NHTM trong thế
giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Một NHTM được xem là có khả năng
thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn khả dụng ở chi phí
hợp lý và đúng lúc cần thiết.
- Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng
định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu
tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến
ngành Ngân hàng, được xem là “mạch máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên,
với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế
giới, cùng với những gì đã và đang diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam
vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 và đặc biệt cuối năm 2010 và năm 2011
đã cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại các
NHTM có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Một Ngân hàng có
thể sẽ bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản. Năng lực
quản trị thanh khoản của một Ngân hàng là thước đo quan trọng về tính


2
hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của Ngân hàng. Hậu quả
của rủi ro thanh khoản đối với mỗi Ngân hàng vô cùng nghiêm trọng. Rủi

ro thanh khoản xảy ra nhẹ sẽ làm suy giảm mức sinh lời của Ngân hàng,
còn nếu nặng có thể đưa Ngân hàng đến chỗ phá sản. Vì vậy, quản trị
thanh khoản luôn là hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoạt động của
mỗi Ngân hàng . Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài “Quản trị
rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” là đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của công tác quản trị rủi ro
thanh khoản tại các NHTM Việt Nam.
- Tiến hành phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
thanh khoản tại Maritime Bank.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề thanh
khoản,quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề thanh khoản và quản trị rủi
ro thanh khoản tại Maritime Bank giai đoạn từ 2009 đến 2011.
4. Tình hình nghiên cứu
- Quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM là vấn đề thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trên thực tế đã có nhiều bài viết, đề
tài nghiên cứu về vấn đề này:
- “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM
Việt Nam” (Nguyễn Duy Sinh). Đề tài đã phân tích nội dung cơ bản quản


3
trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản, đánh
giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại
và một số gợi ý nhằm hoàn thiện hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

- “Quản lý thanh khoản trong Ngân hàng” – tác giả Rudoft
Duttweiler – Thanh Hằng dịch – Nhà xuất bản TPHCM – 2010. Tác giả
làm rõ bản chất thanh khoản, rủi ro thanh khoản và mối quan hệ của nó với
khả năng thanh toán. Vấn đề thanh khoản và rủi ro trong hoạt động của
Ngân hàng: khung chính sách cho thanh khoản, quản lý thanh khoản …
Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết và
giả định chưa có các phân tích từ số liệu thực tế.
- Các đề tài trên đều tập trung nghiên cứu tác động của rủi ro thanh
khoản trong hoạt động của các Ngân hàng, bài viết của tác giả Rudoft
Duttweiler nghiên cứu vấn đề thanh khoản trong Ngân hàng nhưng vấn đề
nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết và giả định chưa có số liệu
phân tích thực tế. Khác với các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, phạm
vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản trị tại Maritime Bank
qua đó nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
thanh khoản cho Ngân hàng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn để thu thập thông
tin, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá
để đưa ra nhận định và giải pháp.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
- Hệ thống hóa mô hình quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM.
- Nhận diện rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank.
- Phân tích, đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tại Maritime Bank.


4
- Một số đề xuất với Maritime Bank về công tác phòng ngừa rủi ro
thanh khoản.
7. Nội dung kết cấu của Luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3

chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong
NHTM.
- Chương 2: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.



5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong chương 1, luận văn tập trung chủ yếu vào các vấn đề mang tính
lý luận bao gồm: lý luận về thanh khoản và quản trị thanh khoản trong
ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại.
- Thanh khoản của Ngân hàng: là khả năng của Ngân hàng nhằm đáp
ứng kịp thời các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Như vậy, khi Ngân hàng
không đáp ứng kịp thời nghĩa vụ thanh toán hoặc phải chịu tổn thất, chi phí
cao để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán này sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản.
- Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có khả
năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời,
hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro
xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không
chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn
để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Các nhóm nhân tố dẫn đến rủi ro thanh khoản:
- Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng.

- Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
- Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh.
1.2 Quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản.
- Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn
diện, có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu
những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.


6
- Quản trị rủi ro thanh khoản: là quá trình tác động liên tục, có mục
đích, có tổ chức của nhà quản lý tới các yếu tố cung, cầu thanh khoản
nhằm đạt được mục tiêu an toàn thanh khoản, đảm bảo lợi nhuận trong
khoảng thời gian nhất định.
1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản
- Mục tiêu quản trị rủi ro thanh khoản: hạn chế rủi ro thanh khoản và
tăng khả năng sinh lời trong NHTM.
- Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro thanh khoản: Tôn trọng pháp
luật, cập nhật thông tin, an toàn trong quản trị, phát triển không ngừng,
khách quan trong quản trị.
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản
* Quản trị rủi ro gồm 04 bước:
- Nhận dạng rủi ro.
- Đo lường rủi ro
- Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
- Tài trợ rủi ro
1.2.4 Chiến lược quản trị rủi ro
- Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào tài sản “Có”
- Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào tài sản “Nợ”
- Chiến lược cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ”

1.2.5 Phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản
 Phương pháp phân tích thanh khoản truyền thống.
- Quản lý theo phương pháp truyền thống còn gọi là phương pháp
phân tích thanh khoản tĩnh, quản trị rủi ro thanh khoản bằng cách phân tích
các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa
ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản.


7
- Một số chỉ tiêu quản trị rủi ro thanh khoản thông dụng:
a. Chỉ số trạng thái tiền mặt


b. Chỉ số dự trữ thanh toán.



c. Chỉ số cho vay/tiền gửi.




d. Chỉ số cơ cấu tiền gửi.



e. Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.





f. Tỷ lệ khả năng chi trả.



Chỉ số trạng thái tiền mặt
Vốn khả dụng
=
Tổng tài sản Có
Chỉ số dự trữ thanh toán
=
Dự trữ thanh toán
Tổng tài sản “Có”
Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn
dùng cho vay trung, dài hạn
=
Dư nợ trung dài hạn – Nguồn
vốn trung dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
Chỉ số cho
vay/tiền gửi
=
Dư nợ cho vay khách hàng trước dự
phòng rủi ro
Tiền gửi của khách hàng
Chỉ số cơ cầu tiền gửi
=
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tỷ lệ khả năng chi trả

=

Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay
Tổng tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán ngay


8
 Phương pháp phân tích thanh khoản động.
- Phương pháp phân tích thanh khoản động hay còn gọi là phương
pháp dòng tiền: đây là phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản bằng cách
dự đoán cung cầu thanh khoản, chênh lệch cung cầu từ đó đưa ra chính
sách quản trị rủi ro thanh khoản.
+ Bước 1: Lập báo cáo cung cầu thanh khoản.
Lập báo cáo cung cầu thanh khoản phân theo thang kỳ hạn cho
tất cả các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
+ Bước 2: Phân tích mô phỏng thanh khoản.
Định kỳ, lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định.
+ Bước 3: Phân tích khả năng thanh khoản.
Theo từng kịch bản, xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào ra, xác
định khe hở thanh khoản để dự toán thanh khoản trong thời gian tới dư
thừa hay thiếu hụt.
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro thanh khoản
- Các nhân tố bên trong: tiềm lực tài chính của ngân hàng, mục tiêu
hoạt động của ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ, công tác dự báo,
môi quan hệ với thị trường tiền tệ.
- Các nhân tố bên ngoài: Yếu tố chính trị, pháp luật, yếu tố tâm lý
khách hàng, các yếu tố kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đối thủ
cạnh tranh.
1.2.7 Các tiêu chuẩn đánh giá an toàn thanh khoản
- Giới hạn của các chỉ số an toàn thanh khoản, lòng tin của công

chúng, sự vận động trong giá cổ phiếu của ngân hàng, phần bù rủi ro trên
chứng chỉ tiền gửi và các khoản đi vay khác, tổn thất trong việc bán tài
sản, khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của ngân hàng, nhu cầu vay vốn từ
ngân hàng trung ương.



9
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

Trong chương 2, luận văn giới thiệu quá trình hình thành và phát triển,
kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ 2009 đến 2011. Sau khi
phân tích thực trạng hoạt động của Maritime Bank, luận văn đánh giá một
số thành công, hạn chế đang tồn tại tại Maritime Bank đồng thời nểua một
số nguyên nhân gây lên những tồn tại đó.
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Phần này, luận văn sơ lược quá trình hình thành, phát triển tại
Maritime Bank, đồng thời phân tích kết quả kinh doanh của Maritime
Bank trong giai đoạn 2009-2011.
2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank.
2.2.1 Các quy định, chính sách quản trị thanh khoản.
Phần này, luận văn đề cập đến nội dung cơ bản và cơ sở pháp lý của
các quy định, chính sách quản lý thanh khoản của cơ quan Nhà nước đối với
ngân hàng thương mại và những quy định có liên quan tại Maritime Bank.
2.2.2 Nội dung quản trị thanh khoản.
Quản trị rủi ro thanh khoản bằng phương pháp tiếp cận các chỉ số
thanh khoản, luận văn đã thông qua hệ thống các chỉ tiêu: khả năng chi trả,
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng
để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi…

để đánh giá trạng thái thanh khoản tại Maritime Bank.
Bên cạnh đó, Maritime Bank còn áp dụng phương pháp dòng tiền vào
công tác quản trị thanh khoản bằng việc lập báo cáo thanh khoản ròng, các


10
nguồn vốn và sử dụng vốn được phân theo các thang kỳ hạn cho tất cả các
khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
Kết quả của việc đánh giá cho thấy trong suốt quá trình hoạt động,
công tác an toàn được Maritime Bank đặc biệt quan tâm, mặc dù còn một
số tồn tại song nói chung trạng thái thanh khoản của Maritime Bank nhìn
tổng thể các chỉ tiêu đều đảm bảo các quy định của NHNN, thể hiện qua
những thành công và những hạn chế tồn tại tại Maritime Bank hiện nay.
2.3 Đánh giá hoạt động quản trị thanh khoản
2.3.1 Kết quả đạt được
Maritime Bank nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị
thanh khoản trong ngân hàng, qua đó có sự đầu tư đúng mức, bảo đảm khả
năng thanh khoản tốt của Maritime Bank trong thời gian qua.
Hoạt động phát triển công nghệ trong năm 2011 đã được đổi mới toàn
hiện đại và thuận tiện cho khách hàng, hệ thống giao dịch ở quầy được
nâng cấp với nhiều cải tiến giúp giảm thiểu thời gian phục vụ khách hàng,
nâng cấp trung tâm dữ liệu, hệ thống bảo mật thông tin giúp cho công tác
khai thác thông tin được chính xác và kịp thời từ đó nâng cao được công
tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.
Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ được thành lập, các hoạt động kế toán, tái
thẩm định, định giá, hỗ trợ tín dụng… được tập trung về một mối, làm tăng
tính chuyên nghiệp, giảm thiểu được các chi phí trong hoạt động chung
của ngân hàng.
Về công tác quảng bá hình ảnh, marketing: Maritime Bank luôn khẳng
định giá trị thương hiệu qua các sản phầm ngày càng phong phú và phù

hợp hơn với mong muốn của khách hàng.


11
Với chiến lược quản lý thanh khoản hợp lý, trạng thái thanh khoản của
Maritime Bank luôn đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu vốn cho khách hàng.
2.3.2 Nhưng mặt còn hạn chế
Trong quá trình phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn và tài sản,
Maritime Bank mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu nhằm kiểm
soát và đưa các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của NHNN mà chưa
sử dụng phân tích chúng thật sâu để giải quyết các vấn đề thanh khoản.
Uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế chưa cao, dẫn tới việc chưa
được các ngân hàng, khách hàng quốc tế chấp nhận trong hoạt động thanh
toán, phải thông qua sự bảo lãnh của ngân hàng lớn trong nước.
Hiện công tác quản trị thanh khoản tại Maritime Bank còn mang tính
tự phát, phát sinh đến đâu giải quyết đến đó, công tác dự báo và phân tích
thị trường còn nhiều hạn chế do không có điều kiện thu thập và phân tích
thông tin. Maritime Bank chưa áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản trị
thanh khoản, công tác quản trị đều dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo,
do đó công tác quản trị thanh khoản rất bị động, lệ thuộc nhiều vào biến
động thị trường, những tác động của chính sách kinh tế vĩ mô…
Các chỉ tiêu trong báo cáo quản trị thanh khoản của Maritime Bank
mới chỉ trình bày bảng phân tích tài sản, công nợ theo ngày đáo hạn trên
hợp đồng và tính chung cho tất cả các loại tiền tệ quy đổi theo VND mà
chưa tính riêng cho từng loại tiền tệ. Mặt khác, việc phân loại các thang kỳ
hạn chưa phong phú, các kỳ hạn ngắn chưa được tính toán cụ thể trong báo
cáo mà chỉ áp dụng thang kỳ hạn theo đúng yêu cầu của NHNN đưa ra cho
các TCTD khi lập báo cáo tài chính định kỳ theo quyết định 16/NHNN.
Công tác phân tích tài chính tại Maritime Bank còn rất sơ khai, chưa
được quan tâm và đầu tư thích đáng. Việc phân tích mới chỉ dừng ở mức



12
độ tối thiểu thông qua kiểm soát các chỉ tiêu hoạt động, chưa có sự đánh
giá, dự báo xu hướng và phân tích chất lượng của tài sản. Do vậy, tính chất
tư vấn để phục vụ cho quản trị điều hành còn hạn chế.
2.3.3 Nguyên nhân của sự hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế còn khá mới mẻ
đối với các NHTM tại Việt Nam. Do đó, quản trị thanh khoản chưa bài
bản, việc quản lý này mới chỉ dừng lại ở giải quyết các sự vụ phát sinh mà
chưa có tính chiến lược, kế hoạch dài hạn.
Các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
tại Việt Nam vẫn chưa được minh bạch do phần lớn các doanh nghiệp Việt
Nam chưa có thói quen công khai hóa các thông tin tài chính một cách
chính xác cho ngân hàng hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng. Chính
việc thiếu những thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh
nghiệp đã khiến cho việc sử dụng vốn tại ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao
mà cụ thể là chất lượng tín dụng chưa cao, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín
dụng và có thể sẽ kéo theo vể rủi ro thanh khoản khi các khoản tín dụng
đến hạn không thu hồi được.
Thị trường tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc ngân hàng khó
tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động khác.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Công tác huy động vốn từ dân cư chưa cao do tâm lý người dân khi
gửi tiền thường muốn lựa chọn các ngân hàng lớn, uy tín, trong khi
Maritime Bank thì chưa thực sự gây được sức hút lớn, các sản phẩn huy
động vốn chưa được phong phú, đa dạng và linh hoạt. Chính những điều
này đã làm hạn chế việc huy động vốn tại Maritime Bank.



13
Chính sách quản lý còn nhiều bất cập, việc phối hợp giữa các phòng
ban, chi nhánh chưa nhanh chóng, kịp thời, chưa phát huy được sức mạnh
tập thể. Do đó, việc cung cấp thông tin báo cáo đôi khi còn chậm trễ làm
ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, công tác
dự báo các yếu tố kinh tế vĩ mô, xu thế biến động của thị trường, gửi tiền
của khách hàng chưa được thực hiện, điều này kiến công tác quản trị rủi ro
thanh khoản tại ngân hàng còn mang tính thụ động.
Năng lực nhân sự còn hạn chế: nhân sự chưa chuyên nghiệp, chưa có
tính tự giác cao, chưa chủ động sáng tạo trong công việc. Đặc biệt, đôi khi
có một số cán bộ tín dụng chưa trung thực trong công tác thẩm định khách
hàng, dẫn đến việc gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Công nghệ còn thấp: Do việc triển khai hệ thống Core Banking đã
được thực hiện từ 2001, với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ thì
phần mềm này có thể không còn ưu việt nữa, nó bắt đầu khó khăn khi
Maritime Bank triển khai thêm các sản phẩm mới. Mặt khác, ngân hàng
đang sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để phục vụ cho từng hoạt động
kinh doanh, các phần mềm không được tích hợp online tức thời, do đó tạo
ra sự bất tiện cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của
Maritime Bank.





14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI MARITIME BANK


Trong chương 3 luận văn đưa ra các định hướng phát triển của
Maritime Bank đến 2015 bao gồm các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ
thể. Đồng thời, đưa ra các giải pháp cơ bản để phát huy những kết quả đạt
được và hạn chế những bất cập hiện tại trong quản trị thanh khoản tại
Maritime Bank.
3.1 Định hướng phát triển của Maritime Bank đến 2015
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
- Maritime Bank chuyển từ một ngân hàng chủ yếu “ Bán buôn”, nhỏ
ít sản phẩm sang ngân hàng “Bán lẻ”, lớn, hiện đại với nhiều sản phẩm.
- Hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả
- Xây dựng “Văn hóa Maritime Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn
kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng tài sản tăng trưởng bình quân: 25%/năm
- Tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân: 20%/năm
- Tổng vốn huy động tăng trưởng bình quân: 25%/năm
- Vốn điều lệ tăng trưởng bình quân: 10%/năm
- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 20%/năm
- Tỷ lệ nợ xấu: mục tiêu đặt ra là dưới 3%.
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh
khoản tại Maritime Bank
3.2.1 Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro thanh khoản


15
- Cải thiện hệ thống báo cáo để Ban lãnh đạo cập nhật một cách chi
tiết thông tin về tình trạng vốn tại ngân hàng, đặc biệt về mặt thời gian của
các nguồn cung cầu thanh khoản thông qua việc sử dụng mô hình quản lý
thang kỳ hạn của các dòng tiền vào, dòng tiền ra.
- Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo bộ phận

quản trị rủi ro thanh khoản luôn được cung cấp thông tin kịp thời, chính
xác. Đồng thời, tổ chức bộ máy giám sát, đảm bảo bộ phận quản trị thanh
khoản thực hiện có hiệu quả.
3.2.2 Tăng vốn tự có nhằm tăng năng lực tài chính
- “Vốn tự có” có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngân
hàng, nó là phao cứu sinh giúp ngân hàng chống lại rủi ro xảy ra. Đồng
thời, tăng vốn tự có sẽ tạo được niềm tin trong công chúng và sự đảm bảo
của ngân hàng về khả năng tài chính.
3.2.3 Đẩy mạnh công tác huy động vốn
- Các giải pháp đưa ra chủ yếu để giải quyết vấn đề huy động vốn trên
thị trường I là: Maritime Bank cần đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn, phát triển nhiều sản phẩm tiền gửi, xây dựng cơ chế lãi suất huy động
linh hoạt, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng… để huy động
tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
- Các giải pháp đưa ra để huy động vốn trên thị trường II: Maritime
Bank cần tăng cường mở rộng hợp tác, xây dựng tốt mối quan hệ hợp tác
với các ngân hàng bạn thông qua việc ký kết các hợp đồng hỗ trợ vốn
nhằm đảm bảo cho Maritime Bank có một nguồn vốn dự trữ trên thị
trường này và có thể huy động được với mức lãi suất hợp lý.


16
3.2.4 Công khai thông tin nhằm tăng khả năng thanh khoản
- Các ngân hàng cần đảm bảo cung cấp thông tin một cách liên tục cho
công chúng, các chủ nợ và đối tác lớn. Công khai thông tin là một phần
quan trọng trong việc quản lý khả năng thanh khoản. Kinh nghiệm cho
thấy khi có những dòng thông tin liên tục về ngân hàng thì việc quản lý uy
tín của ngân hàng trên thị trường trong những giai đoạn khó khăn sẽ dễ
dàng hơn.
- Ngân hàng phải quyết định cách thức làm việc với báo chí và truyền

thông khi có các thông tin tiêu cực về ngân hàng. Nếu thông tin bất lợi về
ngân hàng được công bố thì ngân hàng cần chuẩn bị sẵn sàng thông báo
ngay lập tức về những hành động chấn chỉnh của mình đang được thực
hiện. Điều này sẽ làm giảm bớt sự lo ngại của các đối tượng tham gia thị
trường và chứng minh là các cấp quản lý cao nhất của ngân hàng đang chú
ý giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
3.2.5 Nhân tố con người
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nên bắt đầu từ công tác tuyển
dụng nhân sự. Maritime Bank có thể kết hợp với các trường đại học tạo
điều kiện cho sinh viên sớm tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về
hoạt động ngân hàng thông qua các chương trình thực tập vào năm thứ 3,
thứ 4.
- Xây dựng một chiến lược tuyển dụng thực sự chuyên nghiệp và
mang tính lâu dài trên cơ sở định hướng phát triển cụ thể và chiến lược
kinh doanh của ngân hàng. Các tiêu chí tuyển dụng phải thực sự rõ ràng,
cụ thể, có cơ sở khoa học tùy theo yêu cầu từng vị trí, từng công việc.
- Đối với những cán bộ đang làm việc tại ngân hàng cần đặt ra yêu cầu
không ngừng nâng cao trình độ. Maritime Bank cần đào tạo lại cán bộ


17
bằng việc mời các chuyên gia giảng dạy, cung cấp những kiến thức mới và
nâng cao trình độ.
3.2.6 Các giải pháp về công nghệ
- Xây dựng một chiến lược công nghệ dài hạn trên cơ sở chiến lược
kinh doanh và khả năng đầu tư phát triển công nghệ của mình. Chiến lược
phát triển hệ thống công nghệ thông tin cần phải hướng tới 03 mục tiêu:
+ Tăng năng lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
+ Hỗ trợ thông tin quản lý liên tục, kịp thời cho các cấp.
+ Đảm bảo an toàn cho hệ thống khi vận hành.

3.2.7 Phát triển thương hiệu, mạng lưới
- Cần có một đề án cụ thể nhằm nâng cao hình ảnh Maritime Bank trở
nên gần gũi hơn với công chúng trong và ngoài nước. Điều này sẽ có ý
nghĩa rất lớn trong việc cải thiện khả năng khơi thông nguồn vốn chảy vào
ngân hàng và giúp cải thiện vấn đề thanh khoản.
- Cùng với việc phát triển thương hiệu, việc mở rộng mạng lưới cũng
là hoạt động tích cực hỗ trợ mục đích này.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ
- Đối với các ngân hàng thương mại nói chung cũng như hoạt động
của Maritime Bank nói riêng, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế cũng chính là sự bền vững thanh khoản của ngân hàng.
Do vậy, Chính Phủ cần đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế cụ thể:
+ Kiểm soát và khắc phục nhanh những yếu tố tiềm ẩn có thể gây mất
ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả.
+ Điều hành tốt cán cân thanh toán, kiểm soát và hạn chế nhập siêu,
bội chi ngân sách.


18
+ Điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt nhằm mục tiêu
cuối cùng là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, điều tiết tỷ giá một cách
linh hoạt.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN
- Hoàn thiện hành lang pháp lý.
- Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ
- Đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh









19
KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới hiện nay, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn trong tư thế “sẵn sàng”
để đối phó với những biến động liên tục của nền kinh tế trong nước và thế
giới. Đó cũng chính là những cơ hội và thách thức khi tham gia hội nhập.
Hội nhập giúp các doanh nghiệp mở rộng được thị trường, cải tiến được
khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nâng cao tầm nhìn, tầm hiểu biết… Nhưng
đồng thời cũng mang lại những rủi ro vô cùng lớn, đưa các doanh nghiệp
vào môi trường cạnh tranh gay gắt mà nếu không nhạy bén sẽ bị “thâu
tóm”. Mặt khác, hiện nay với chủ trương của Chính Phủ và NHNN là tái
cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, sẽ giải thể, sáp nhập những ngân hàng
nhỏ, kém hiệu quả thông qua việc ban hành các quy định liên quan đến
vốn điều lệ tối thiểu, xem xét tình hình tài chính của từng NHTM…Vì vậy,
việc nghiên cứu thực trạng thanh khoản và đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng thanh khoản càng trở lên cấp thiết. NHTM là một định chế
tài chính trung gian, luôn kinh doanh tiền của người khác. Do vậy, sự sụp
đổ của bất kỳ ngân hàng nào, nếu không được xử lý tốt và khéo léo đều có
thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các NHTM khác.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát tình hình thực tiễn tại
Maritime Bank, luận văn “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank”
đã đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
Khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro
thanh khoản tại các NHTM trong điều kiện hiện nay.

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank.
Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế


20
và nguyên nhân của sự hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản
tại Maritime Bank.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh
khoản tại Maritime Bank.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên những kết quả nghiên cứu tác giả
đạt được trong luận văn này chỉ là bước đầu. Tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy, Cô và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn và có tính thực tiễn cao.
Xin trân trọng cảm ơn!

×