§¹i häc Quèc Gia Hµ Néi
Trêng §¹i häc Khoa häc X· héi vÀ Nh©n v¨n
*****
NGUYỄN THỊ HOA LÊ
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM
MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN TÀNG
TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60.22.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS . TRẦN NGHĨA
H À NỘI - 2007
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài:
Theo sách DSHNVN-TMĐY cho biết, hiện nay ở Viện nghiên cứu Hán
Nôm có tới 9 tác phẩm chữ Hán mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch, với đủ
các thể loại như thơ, văn, trướng, đối…Ngoài số này ra, tác phẩm của Nguyễn
Khắc Trạch còn được chép lẫn trong không ít sách của người khác.
Trong các tác phẩm đó, thơ chiếm phần chủ yếu. Bản nhiều nhất có đến
422 bài (bản VHv.212), về văn, bản nhiều nhất có 54 bài. Nếu tổng cộng các
văn bản lại, có đến hơn một nghìn bài thơ và mấy trăm bài văn. Số lượng thơ
văn như thế quả là đồ sộ. Nhưng đó mới chỉ là nhìn từ góc độ hình thức. Còn
khi đi sâu vào nội dung cụ thể từng văn bản ta mới thấy chúng đang hàm chứa
nhiều ẩn số. Các nhà văn bản học Hán Nôm cho biết kho thư tịch Hán Nôm
của chúng ta hiện nay, nhất là các văn bản viết tay, thường có nhiều vấn đề
phức tạp, rối rắm về mặt văn bản. Nào là “thật giả lẫn lộn, sao đi chép lại quá
nhiều”; nào là “khó đọc, khó hiểu”…Các văn bản của nhóm tác phẩm mang
tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Khi
xem cụ thể nội dung trong từng tác phẩm, thấy sự tương đồng và dị biệt giữa
các tác phẩm rất nhiều. Ngoài ra, có những bản còn có chép cả thơ văn của
người khác. Bởi vậy, việc nghiên cứu văn bản nhóm tác phẩm mang tên
Nguyễn Khắc Trạch là một nhu cầu khách quan mang tính điển hình về mặt
văn bản học đối với di sản Hán Nôm. Đó là lí do đầu tiên thôi thúc tôi lựa
chọn đề tài này.
Lí do thứ hai, nhóm tác phẩm mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch chủ
yếu ra đời vào thời Nguyễn. Đây là thời kì khoa cử rất phát triển, người đỗ đạt
rất nhiều, vì vậy người trùng tên trùng họ cũng không ít. Trong các sách như
Cổ kim trùng tính trùng danh khảo của Mai Phong - Đặng Xuân Khanh, sách
Hán ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hay Quốc triều Hương
khoa lục của Cao Xuân Dục, hoặc Trạng nguyên Tiến sĩ hương cống Việt
Nam, và Những ông nghè ông cống triều Nguyễn… đều cho biết thời Nguyễn
3
có bốn người trùng tên họ, đều đỗ Cử nhân tên là Nguyễn Khắc Trạch. Vậy
nhóm tác phẩm mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch trên là thuộc về ai trong
số bốn vị này? Học giả Trần Văn Giáp trong sách Lược truyện các tác gia
Việt Nam Nxb.KHXH, 1971 đã cho rằng nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn
Khắc Trạch hiện còn là của Nguyễn Khắc Trạch ở làng Bình Hồ, huyện Đông
Yên, nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Gần đây, Nguyễn Khắc
Chính, hậu duệ của họ Nguyễn Khắc ở xã Bình Hồ, huyện Đông Yên này đã
viết sách Danh nhân Nguyễn Khắc Trạch thân thế và sự nghiệp, Nxb VHTT
2004. Sách giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Khắc Trạch ở xã
Bình Hồ, huyện Đông Yên, và sách này đã mặc nhiên coi nhóm tác phẩm
mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch là của Nguyễn Khắc Trạch làng Bình
Hồ. Phần Phụ lục trong sách có trích dịch khoảng 80 bài thơ trong nhóm các
tác phẩm này. Nhưng điểm mấu chốt khiến cho tôi băn khoăn trăn trở và dẫn
dắt tôi thao thức với mỗi dòng chữ trong các văn bản của các phẩm, chính là
lời của GS Trần Nghĩa người được tác giả Nguyễn Khắc Chính mời viết “Lời
giới thiệu” cho cuốn sách, GS viết rằng: “Nguyễn Khắc Trạch là quan chức
thanh liêm, chính trực, được người đời ngưỡng mộ, quý mến, triều đình trọng
dụng. Ông đồng thời còn là một nhà văn hóa đa diện, có những đóng góp nhất
định trong các lĩnh vực giáo dục, lịch sử, kiến trúc, xây dựng và văn hóa. Về
sáng tác, sách Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập I, do Trần Văn Giáp chủ
biên, NXB KHXH, 1971, cho biết Nguyễn Khắc Trạch có các tập thơ văn sau
đây: Nhuế Xuyên bạch bút thi tập, Nhuế Xuyên tập, Nhuế Xuyên thi tập, Nhuế
Xuyên văn tập… Nhìn chung, đối với một số tác phẩm Hán Nôm hiện nay,
còn có điều chưa được rõ ràng, cần tiếp tục được nghiên cứu”. Ngay soạn giả
Nguyễn Khắc Chính trong sách Danh nhân Nguyễn Khắc Trạch (1797-1884),
thân thế và sự nghiệp, trang 50, chú thích (32), sau khi liệt kê các tác phẩm
của Nguyễn Khắc Trạch, cũng cảm thấy băn khoăn: “Danh mục các tác phẩm
trên tập hợp từ nhiều sách, báo, tạp chí. Tuy nhiên vẫn còn những điều chưa
được xác định rõ ràng, cần nghiên cứu thêm”. Quả thực khi xem hết lượt các
tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn, thấy nhận định của học giả
4
Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam về tác giả của nhóm
tác phẩm trên đã có chỗ không đúng. Ông đã “lấy râu ông nọ cắm cằm bà
kia”. Bởi vậy tôi quyết định nghiên cứu văn bản những tác phẩm mang tên
Nguyễn Khắc Trạch hiện còn, nhằm làm sáng tỏ ai trong bốn vị Nguyễn Khắc
Trạch cùng đỗ Cử nhân dưới triều Nguyễn là tác giả đích thực của nhóm tác
phẩm này.
2. Lịch sử vấn đề:
Từ trước đến nay chưa có một chuyên khảo nào về văn bản những tác
phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch. Chỉ có sách Danh nhân Nguyễn Khắc
Trạch – thân thế và sự nghiệp xuất bản năm 2004 của Nguyễn Khắc Chính
nói trên có đề cập đến một số khía cạnh nhỏ về nội dung nhóm tác phẩm
mang tên Nguyễn Khắc Trạch. Như trong phần viết về tình hình văn học của
tác giả Nguyễn Khắc Trạch làng Bình Hồ, Nguyễn Khắc Chính đã giới thiệu
tác phẩm của ông bao gồm những tác phẩm như LTCTGVN và sách
DSHNVN-TMĐY đã thống kê. Trong phần phụ lục sách này, tác giả Nguyễn
Khắc Chính có giới thiệu bản dịch và chú thích khoảng 80 bài thơ trích trong
tác phẩm Nhuế Xuyên tùy bút thi tập (VHv.212) và Nhuế Xuyên thi tập
(A.444). Theo nguyên chú ở trong sách, phần trích dịch này do GS.Trần
Nghĩa và Thọ Nhân dịch. Ngoài ra, trong sách này tác giả Nguyễn Khắc
Chính còn trích rất nhiều những nhận định, nhận xét của các sách, các bài báo
khác ở tỉnh Hưng Yên viết về sự nghiệp văn học của Nguyễn Khắc Trạch ở xã
Bình Hồ. Chẳng hạn như Nguyễn Phúc trong sách Danh nhân Hưng Yên (Sở
VHTT và Hội VHNT Hưng Yên, 1997) viết: “Nói về văn chương Nguyễn
Khắc Trạch thì thật là một điều khiến nhiều người sửng sốt, ông để lại trên
một chục tác phẩm với hàng nghìn bài thơ, vài trăm bài văn…”. Còn Hai
trăm năm nhớ về một con người (Báo Hưng Yên ngày 06- 12- 1997) Thế Hải
viết: “Ân Thi xưa sau Nguyễn Trung Ngạn (1298 - 1370) có tài học rộng, văn
thơ hay phải kể đến Nguyễn Khắc Trạch (1797- 1884), ông đã để lại hàng
nghìn bài thơ và hàng trăm bài văn”.
5
Tóm lại, cũng như Nguyễn Khắc Chính, các sách báo khác ở Hưng Yên
khi viết về Nguyễn Khắc Trạch ở xã Bình Hồ đều cho biết ông có những tác
phẩm như Trần Văn Giáp đã cho biết trong LTCTGVN và DSHNVN-TMĐY
đã lên thư mục. Những nhận định, đánh giá về những tác phẩm của Nguyễn
Khắc Trạch còn dừng lại ở mức chung chung, chưa thật cụ thể. Bởi vậy, luận
văn của tôi sẽ là cố gắng đầu tiên đi vào nghiên cứu văn bản những tác phẩm
mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn được lưu trữ ở thư viện Viện Nghiên
cứu Hán Nôm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Văn bản nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn
Khắc Trạch được viết bằng chữ Hán, hiện lưu giữ ở thư viện Viện nghiên cứu
Hán Nôm. Ngoài ra, những tài liệu liên quan đến các nhân vật mang tên
Nguyễn Khắc Trạch sống dưới triều Nguyễn cũng là đối tượng nghiên cứu
của luận văn.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện tư liệu hiện có, và với điều kiện
khả năng cho phép tiến hành việc khảo sát, so sánh, đối chiếu và làm thư mục
của 7 tác phẩm bao gồm cả thơ lẫn văn.
4. Phương pháp tiến hành:
4.1. Phương pháp văn bản học:
Do yêu cầu nghiên cứu văn bản, luận văn sẽ vận dụng các phương pháp
của văn bản học, bắt đầu là việc thu thập đầy đủ văn bản nhóm tác phẩm mang
tên Nguyễn Khắc Trạch mà cuốn DSHNVN-TMĐY đã nêu trong thư mục. Thứ
đến, tiến hành mô tả vật lý, đọc văn bản, xử lí các nội dung chứa trong văn bản,
làm thư mục các bài thơ bài văn để so sánh đối chiếu nhằm tìm ra bản tiêu biểu
nhất, đáng tin cậy nhất. Ngoài ra còn tìm hiểu về quá trình truyền bản, chữ
kiêng húy để xác định niên đại của văn bản.
4.2. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích chứng minh.
Luận văn thống kê những cứ liệu liên quan đến thân thế và sự nghiệp của
các vị Cử nhân Nguyễn Khắc Trạch trong và ngoài tác phẩm (nội chứng, bàng
6
chứng) để từ đó tiến hành so sánh đối chiếu, từ đó chứng minh ai là tác giả
đích thực của nhóm văn bản này.
5. Đóng góp mới của luận văn.
Thứ nhất, trên cơ sở thu thập văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn
Khắc Trạch hiện còn, tiến hành nghiên cứu văn bản tìm ra bản đáng tin cậy
nhất, đây là điều trước đây chưa ai làm. Đồng thời, lập thư mục số lượng các
bài trong các dị bản, tiến hành so sánh đối chiếu sự tương đồng và dị biệt để
đi đến xác định số lượng các bài thơ, bài văn đích thực của tác giả là bao
nhiêu.
Thứ hai, từ các nội chứng trong tác phẩm, kết hợp với những bàng chứng
về thân thế và sự nghiệp của tác giả, luận văn đã chứng minh được ai là tác
giả đích thực của nhóm tác phẩm này, nhằm đem lại quyền tác giả cho tác
phẩm. Tránh tình trạng từ một ngộ nhận của một học giả đi trước mà kéo theo
bao nhận định sai lầm khác của các thế hệ kế sau.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn có 3 chương như sau:
Chương 1: Về văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch
hiện còn.
Chương 2: Ai là tác giả đích thực của nhóm tác phẩm trên.
Chương 3: Sơ bộ tìm hiều giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
Cuối luận văn là phần Phụ lục (phần trích dịch những bài mà trong luận
văn đã đề cập đến trong Chương 2 và Chương 3)
7
Chương 1
VỀ VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC
TRẠCH HIỆN CÒN
1.1. Tình trạng văn bản.
Sách Di sản Hán Nôm Việt Nam-Thư mục đề yếu (DSHNVN-TMĐY)
cho biết văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch tại thư viện
Viện nghiên cứu Hán Nôm còn có 9 bản. Tên gọi các tác phẩm phần lớn có
hai từ chung đứng đầu là “Nhuế Xuyên”, cũng có bản viết là “Nhuế Giang”
hay “Thuấn Nhuế”. Theo nội dung bài thơ “Tân định danh hiệu trình Vĩnh
Lăng nhị thú đài” trong tác phẩm Nhuế Xuyên tùy bút thi tập, thì “Nhuế
Xuyên” là tên hiệu của Nguyễn Khắc Trạch tự đặt cho mình. Vậy có thể tên
gọi các tác phẩm như thế là do tác giả tự ghi, cũng có thể do người sưu tầm
sao chép số thơ này tự ý ghi vào. Tên cụ thể của các văn bản là:
(1) Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu A.444
(2) Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu VHv.213
(3) Nhuế Xuyên tùy bút thi tập. Kí hiệu VHv.212.
(4) Nhuế Xuyên bạch bút thi tập. Kí hiệu A.517.
(5) Nhuế Xuyên văn tập. Kí hiệu A.2169
(6) Nhuế Xuyên thặng bút văn tập. Kí hiệu VHv.214
(7) Nhuế Xuyên trướng tập. Kí hiệu VHv.215
(8) Thuấn Nhuế thi văn tập. Kí hiệu A.2538
(9) Thọ tịch châu cơ. Kí hiệu VHv.608
(10) Ngoài ra, thơ, phú của Nguyễn Khắc Trạch còn có chép trong
nhiều tác phẩm của người khác. Như thơ của Nguyễn Khắc Trạch có chép
trong Minh đô thi tuyển. Kí hiệu A.2171; Vi giang hiệu tần tập. Kí hiệu
VHv.216; Vũ trung tùy bút. Kí hiệu A.2312. Phú có chép trong Tam đăng
Hoàng Giáp trường phú. Kí hiệu VHv.321.
Ở đây chúng tôi chủ yếu chỉ đi vào mô tả tình trạng văn bản và đi sâu
tìm hiểu các văn bản độc lập của Nguyễn Khắc Trạch, còn thơ văn trướng phú
8
của ông chép ở tác phẩm của người khác thì chỉ tìm hiểu về phần của Nguyễn
Khắc Trạch ở trong đó mà thôi. Sau đây là tình trạng của từng loại văn bản.
1.1.1. Tình trạng các văn bản thơ.
1. Bản Nhuế Xuyên tùy bút thi tập. Kí hiệu VHv.212.
Khổ 15 x 26 cm, viết tay trên giấy dó mỏng đã ố vàng. Bìa có hai tờ: tờ
bìa chính ở ngoài làm bằng giấy các-tông, được quét sơn đen; tờ bìa phụ ở
trong bằng giấy dó, quét sơn màu vàng đất. Trên tờ bìa phụ thứ hai có tem của
“Thư viện khoa học Trung ương”. Sau hai tờ bìa chính và phụ, đến tờ ghi tên
tác phẩm. Tên tác phẩm viết dọc bằng bút lông mực tàu đen, cỡ chữ lớn hơn
phần chính văn. Sau tờ này, còn có hai tờ giấy để trống, rồi mới đến phần
chính văn. Mặt a tờ thứ nhất (trong hai tờ giấy để trống) có dòng chữ Hán
“Sơn Tây Yên Sơn Thuấn Nhuế nhân, Tự Đức tứ thập niên Tân Dậu khoa Cử
nhân, quan sử quán biên tu”. Dòng chữ này viết bằng bút mực xanh của thời
nay, nên đây là chữ của người thời nay mới viết vào. Tiếp đến là phần chính
văn. Dòng đầu tiên của phần chính văn “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi
nhất”. Sau dòng này, có một đoạn đề bạt (khoảng ba dòng), tiếp đến thơ.
Phần gáy ở hai đầu quét sơn đỏ, để trống một khoảng để viết tên tác
phẩm “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập”. Bản này không thấy đánh số trang. Phần
chính văn tổng cộng 189 trang, mỗi trang văn bản được chép 8 dòng, mỗi
dòng có khoảng 23 đến 24 chữ. Cả bản đều chép thơ, tổng cộng 422 bài. Tên
các bài thơ đều viết án xuống nên rất dễ nhận ra. Thơ vừa có tứ tuyệt vừa có
thất ngôn bát cú, cũng có lẫn vài bài ngũ ngôn và thất ngôn trường thiên.
Riêng trong “Nhuế Xuyên tùy bút quyển chi nhất” đều làm theo thể thất ngôn
tứ tuyệt; còn các quyển sau thì chủ yếu là thơ thất ngôn bát cú. Trong thơ có
rất nhiều phụ chú và cước chú, gần như bài nào cũng có. Cước chú và phụ
chú, cỡ chữ nhỏ hơn chính văn.
Dấu tích đọc duyệt văn bản được thể hiện qua màu mực đỏ gạch, viết
bằng bút lông, dùng trong các trường hợp như ngắt câu, bổ sung chữ thiếu,
xóa chữ viết sai, đồng thời viết chữ đúng theo cách nhìn của người đọc duyệt
văn bản. Nét bút duyệt này ở q1và q4 chỉ dùng để ngắt câu, không thấy có sửa
9
chữa hay thêm bớt gì. Ở q2 và q3 việc thêm chữ, thêm câu chú, gạch bỏ sửa
lại xuất hiện tương đối nhiều. Tính ra có đến khoảng 45 chỗ. Có những chỗ
thêm cả câu chú vào văn bản, như ở trên cùng d8 t77 thêm vào mấy chữ “Lê
thần dĩ hạ”; bên phải d6 t80 thêm vào mấy chữ “Thiên cổ trung nhất can bút
họa xuất”; bên phải d6 t104 thêm vào mấy chữ “Thiếu bảo Bùi Tuấn dã” vv.
Ngoài ra, dấu bút duyệt còn đánh dấu các danh từ riêng, địa danh, nhân danh,
niên hiệu và khuyên tròn bên cạnh một số câu chữ nào đó.
Về chữ húy, chữ “thời” trong toàn văn bản đều nhất quán viết kiêng húy
thành chữ “thìn” ví dụ ở d5 t20, d8 t167, d5 t167, d7 t171, d1 t174 …
Văn bản không có mục lục, nhưng xem hết lượt thấy cả bản chia làm bốn
quyển cộng với một phần cuối chia tác phẩm theo thời gian sáng tác. Thứ tự
các quyển và phần phụ thêm cụ thể như sau:
- “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhất” từ t1 đến d7 t41.
- “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi tứ” từ d8 t41 đến hết t76.
- “Nhuế Xuyên thi tập quyển chi nhị” từ t77 đến d1 t147, cộng với một
phần phụ thêm ở cuối quyển 3 từ t165 đến t170, phần phụ thêm chắc do người
chép bổ sung.
- “Dĩ hạ tại đệ tam quyển” từ d2 t147 đến t163. Giữa quyển ba và phần
chép thêm của quyển hai để trống một mặt giấy. Tên quyển ba không trình
bày như ba quyển trên, tức tên quyển không viết chữ to bằng chính văn và
viết giống quyển 1 và quyển 4 theo kiểu “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển
chi…” mà viết bằng cỡ chữ nhỏ như phụ chú dưới mục đề của một bài thơ,
tức chỉ viết “dĩ hạ tại đệ tam quyển”, sau bài cuối cùng quyển này còn chú
cho rõ thêm “hữu tại đệ tam quyển”.
- “Nhuế Xuyên thi tập, nc: Đinh Sửu dĩ hạ”, từ t171 đến t189 (đến hết).
Phần này không chia theo quyển mà chia theo trình tự thời gian sáng tác. Năm
sáng tác được ghi chú ngay dưới tên phần thơ đó.
Như vậy bản này vừa chia theo quyển vừa chia theo trình tự thời gian
sáng tác. Các quyển trong văn bản cũng không đặt theo trình tự, q4 lại đặt lên
10
trước q2 và q3, có lẽ khi sưu tập thơ của tác giả, người chép tìm thấy q4
trước.
Trong cả bản, có ba loại chữ khác nhau. Cụ thể là: q1 và q4 (t1 đến t53)
viết cùng một loại chữ, chữ viết theo thể hành, có nhiều chữ viết theo giản
thể, nhưng ít chữ viết ngoáy, nét viết hơi tròn. Sang q2 và q3 (t74 đến t170)
nét bút nhìn tổng thể khác với phần trên, cũng viết theo thể hành, có nhiều
chữ viết thảo, đá thảo, nét bút phóng khoáng hơn, thể hiện rõ nét thanh nét
đậm, vuông thành sắc cạnh hơn phần trước. Phần “Nhuế Xuyên thi tập, Đinh
sửu niên dĩ hạ” (t171 đến t189) nét chữ khác với hai phần trên, chữ viết theo
thể hành, cũng có chữ đá thảo. Đơn cử ra đây cách viết chữ “ 聲 thanh” ở
trong 3 loại chữ:
Ở q1 và q4, chữ này được viết theo dạng chữ giản thể của thời hiện đại
声, các nét rõ ràng như ở d6 t2, d7 t3, d2 t13, d3 t19, d4 t20, d5 t35, d5 t38,
d2 t43, d1 t53, d2 t54, d6 t55, d4 t59, d6 t60, d7 t62, d4 d6 t63…tất cả các
chữ “thanh” trong hai quyển này đều viết theo kiểu giản thể này.
Ở q2 và q3, chữ “thanh” cũng có một số nơi viết theo giản thể nhưng
phần lớn đều viết theo phồn thể và viết thảo, các nét trong chữ gần như viết
liền nhau, như ở: d1 t83, d5 t88, d5 t96, d3 t97, d8 t103, d8 t109, d6 t115, d6
d8 t121, d5 t129, d4 t132, d8 t132, d2 t134, d4 t136, d1 t141, d1 t153, d8
t154, d4 t155, d4 t156, d8 t157, d4 t159, d5 d7 t162…
Ở phần “Nhuế Xuyên thi tập Đinh Sửu niên dĩ hạ”, chữ “thanh” được
viết theo dạng phồn thể, các nét, các bộ phận trong chữ tương đối rõ ràng, chỉ
có bộ “nhĩ” viết tháu giống như con số 3 trong chữ quốc ngữ bây giờ, ví dụ ở:
d8t172, d6t183, d3t185…
Với ba loại chữ khác nhau như thế, cho thấy văn bản này do nhiều người
sao chép.
Trong bản, đầu q1 có một đoạn đề tựa đặt sau dòng “Nhuế Xuyên tùy bút
thi tập quyển chi nhất ” như sau: “Dư nhân bình duyệt bản phủ Thái thú
Nguyễn Phát Khoa, (nc: Thừa Thiên Thành Công) Lịch hoạn thi phổ, mỗi ngộ
11
vị an xứ, tùy bút cải chính, cựu hủy tân thành, toại vi kỷ tác, hỗn nhập tập
trung, chí dư thi dã. Biệt cư tập thủ, minh phi dư đề dã. Ngự sử cải thụ Thị
lang Thuấn Nhuế Ngoại thôn Nguyễn tiên sinh cẩn thức.” (Ta nhân lúc bình
duyệt ‘Lịch hoạn thi phổ’ của Nguyễn Phát Khoa người xã Thành Công,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên là Thái thú ở phủ ta. Mỗi khi gặp chỗ
chưa ổn, tiện tay sửa đổi, bỏ cũ thay mới, bỗng trở thành tác phẩm của ta, rồi
chép chung vào trong tập thơ của ta. Nhưng số thơ này để riêng ở đầu tập, vì
chúng nguyên chẳng phải là thơ làm theo đề của ta. Ngự sử cải thụ Thị Lang
Thuấn Nhuế Ngoại thôn Nguyễn tiên sinh kính cẩn đề tựa). Theo đoạn đề tựa
này, nhất là từ “đầu tập”, ở đây chưa rõ ý của ông “đầu tập” là của “Nhuế
Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhất” hay “đầu tập” là phần đầu của tác phẩm
“Nhuế Xuyên tùy bút thi tập” tức cả văn bản, bởi q1 không thấy chia phần. Q1
không chia ra từng phần, nhưng dựa vào nội dung các bài thơ trong q1 này,
thấy có hai phần:
Phần đầu từ bài 1 đến bài 79, nội dung gồm các bài thơ vịnh về núi sông
phong cảnh nhân tài, tập tục, trường sở, lị quán, hàng phố…ở huyện Quảng
Xương và tỉnh thành Thanh Hóa. Bài đầu tiên của phần này là “Quảng Xương
huyện đường” rồi bài “Quảng Xương học xá” vv. Để sau đây cho tiện gọi xin
đặt cho phần này là “Thanh Hóa thi”
Phần sau, từ bài 80 đến bài 138, nội dung gồm các bài thơ vịnh về núi
sông, cảnh vật, nhân tài, tập tục…ở phủ Quốc Oai. Bài đầu tiên của phần này
là “Quốc Oai phủ thành” rồi bài “Quốc Oai phủ học xá” vv. Để sau đây cho
tiện gọi cũng xin đặt cho phần này là “Quốc Oai thi”.
Dưới tiêu đề bài “Quốc Oai phủ thành” của phần “Quốc Oai thi” có
cước chú: “Tập trung đại thú khẩu vẫn” (trong tập này ta thay cho giọng điệu
của thái thú). Nếu như dựa vào câu nói này thì phần này lại là thơ của Khắc
Trạch ư? Ở bản Nhuế Xuyên thi tập, Kí hiệu A.444 cũng có phần “Quốc Oai
thi”. Phần “Quốc Oai thi” ở Nhuế Xuyên thi tập được mang tên “Nhuế Xuyên
lịch hoạn thi - Quốc Oai thi thảo”, không thấy viết lời tựa nói trên, không
12
thấy chép phần đầu (phần “Thanh Hóa thi”). Như thế tác phẩm Nhuế Xuyên
thi tập A.444 đã công nhận phần “Quốc Oai thi” là của Nguyễn Khắc Trạch.
Nhưng riêng tôi thì không, tôi cho rằng nửa sau của quyển 1 (tức phần
“Quốc Oai thi” <t24b80 đến t41b138> vẫn là thơ của Nguyễn Phát Khoa. Kết
luận này căn cứ vào: thứ nhất như lời của tác giả trong bài tựa đầu quyển 1 đã
nói: “Nhưng số thơ này để riêng ở đầu tập, vì chúng nguyên chẳng phải là thơ
làm theo đề của ta”. “Đầu tập” trong câu này chắc là đầu của “Nhuế Xuyên
tùy bút thi tập” tức đầu tác phẩm. Thứ hai, ở trong phần này dưới nhiều bài
thơ có các cước chú ở cuối bài thơ kiểu như: “Nam kì nhân hữu bất tri loa
giả, cựu thường vấn dư, dư thư thử dĩ đáp chi” (Người ở Nam Kì không biết
loa như thế nào, trước đây hay hỏi ta, ta viết bài này để trả lời họ) <Phụ đáp
vấn loa, t35 b116>; “Nam Kì vô thử thuế cố Thái thú dị nhi mệnh vi đề” (Nam
Kì không có loại thuế này cho nên thái thú thấy lạ mà làm bài này) <Cước mễ
thuế, t40b132>; “Nam vô đê bất tri tác pháp dị nhi mệnh chi” (Trong Nam
không có đê, nên không biết cách làm, thấy lạ nên làm bài này) <Đê tâm gia
chử, t41b138>…>. Nguyễn Phát Khoa là bạn thân với Nguyễn Khắc Trạch.
Sách NÔNÔCTN cho biết: “Nguyễn Phát Khoa trước có tên là Nguyễn Đôn
Khiêm người xã Thành Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thi
Hương khoa Đinh Mão, Tự Đức thứ 20 (1967) tại trường Thừa Thiên. Làm
đến chức Án sát”. Theo bài văn “Tứ Quốc Oai phủ nha hạ bản quan trướng
tự” (Trướng trần bày cấp trên ban cho sở quan phủ Quốc Oai chúc mừng quan
của bản phủ) <VHv.214, t126b48>, Phát Khoa sau khi thi đỗ Cử Nhân chức
giữ chức đầu tiên là Án sát tỉnh Thanh Hóa, một thời gian làm Tri huyện
huyện Hòa Vinh, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó lại cải bổ Thái thú
phủ Quốc Oai. Không những Nguyễn Khắc Trạch duyệt bình, nhuận sắc thơ
của Nguyễn Phát Khoa mà còn làm rất nhiều thơ tặng tiễn, chúc mừng ông,
chẳng hạn như chùm thơ “Tập Đường thập thủ tống song linh tân doãn
Nguyễn Phát Khoa chi quan” <A.515, t43>… Thứ ba, cũng theo bài văn “Tứ
Quốc Oai phủ nha hạ bản quan trướng tự” có những đoạn viết: “Tân thú
doanh phủ Nguyễn công lai, nhi phụ mẫu ngã, thất nguyệt dĩ cập kim hĩ.
13
Mệnh thủy hạ, mạc hữu thức kì tường giả. Chất chư Ngự sử Nhuế Xuyên
Nguyễn đài, đài viết ‘ngô hữu dã, ngô tri chi, quốc sơ Thành Công tổng trấn
quan’… Nhuế Xuyên thường tập Đường thi dĩ tiễn công khứ…Phục văn công
hữu ‘Lịch hoạn thi phổ’, cận lai ngã phủ sơn xuyên, cảnh vật, nhân tài, phong
tục, đương dĩ nhập vịnh.” (Thái thú mới ông Nguyễn lớn lao thay đã đến, ông
là quan phụ mẫu của bọn ta từ tháng 7 đến nay. Khi mới có lệnh ông đến phủ
ta, không có ai biết tí gì về ông cả, bèn đến hỏi Ngự sử Nhuế Xuyên Nguyễn
đài, ông trả lời rằng ‘là bạn của ta, ta quen ông ấy, ông là quan ở tổng trấn
Thành Công từ đầu thời Tự Đức…’. Ông Nhuế Xuyên thường làm thơ tập
Đường để tiễn ông đi…Còn nghe ông có ‘Lịch hoạn thi phổ’ phong tục,
nhân tài, cảnh vật, núi sông của phủ ta gần đây đã được ông vịnh vào
trong thi phổ). Thứ tư, trong phần này có nhiều cước chú có khi dưới câu
thơ, có khi dưới tiêu đề: “nguyên, nhuận, tân” (để nguyên, sửa đổi, làm mới)
bằng bút mực đen cùng màu với chính văn, nên có lẽ đó là lời chú của Khắc
Trạch khi nhuận sắc phần thơ này. Qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng
q1 (từ bài“Quốc Oai phủ thành”<b80t25> trở đi) do Nguyễn Phát Khoa làm,
nhưng chắc phần này được Nguyễn Khắc Trạch khi bình duyệt đã sửa đổi
nhiều, có những chỗ sửa chữa nhiều quá, trở thành như thơ của Khắc Trạch.
2. Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu A.444.
Khổ 23 x 32, sách chép tay trên giấy dó dày, giấy còn khá mới. Bìa bằng
màu hồng, giống bìa vở học sinh thời nay. Sau tờ bìa chính có tờ bìa phụ bằng
giấy dó, trên đó viết: “Nhuế Xuyên thi tập - Tốn Trai thi tập hợp đính”. Dòng
này được viết bằng bút mực xanh của thời nay, nên đây là do người sau này
mới viết. Sau tờ này đến tác phẩm Nhuế Xuyên thi tập. Đây là bản hợp đính
nên có hai tác phẩm, tác phẩm Nhuế Xuyên thi tập có kí hiệu A.444 ở nửa đầu
văn bản, nửa sau là Tốn Trai thi tập kí hiệu A.445. Phần gáy quét sơn đỏ, trên
đó viết tên của tác phẩm nhưng do mối mọt ăn nên đã mất một số chữ chỉ còn
“Xuyên thi tập - Tốn Trai thi”. Như vậy đã mất đi chữ “Nhuế” và “tập hợp
đính”.
14
Ở mỗi trang, mép bên ngoài đều ghi Nhuế Xuyên thi tập, phía dưới ghi
số thứ tự tờ. Phần chính văn tổng cộng 246 trang, viết trên hai mặt giấy, mỗi
trang văn bản có 9 dòng, mỗi dòng có khoảng 19 chữ. Dòng đầu tiên tờ 1
phần chính văn là “Nhuế Xuyên cử nhân Nguyễn Khắc Trạch thi tập”, ở đây
chữ “Trạch” tên tác giả được viết bằng chữ (澤), nhưng ở các bản khác đều
viết chữ (宅), cỡ chữ dòng này bằng chính văn. Từ đầu tác phẩm đến cuối tác
phẩm được viết cùng một loại chữ, chữ chân phương, rõ ràng, dễ đọc. Các
cước chú, phụ chú khá nhiều, nhưng viết không nhất quán, có chỗ viết chữ
nhỏ hơn phần chính văn (ví dụ: d4 t39; d1 t39; d2 t41), có chỗ lại viết chữ to
bằng phần chính văn (d7,8 t38; cả trang 49). Tiêu đề các bài thơ viết không
đài lên hay án xuống nên rất khó nhận ra.
Dấu tích đọc duyệt văn bản được thể hiện qua màu mực đỏ hồng, bằng
bút lông, dùng trong các trường hợp như ngắt câu, đánh dấu bên địa danh,
nhưng không thấy sửa chữa, gạch xóa hay thêm bớt. Cả bản đều nhất quán
viết kiêng húy chữ “thời” thành chữ “thìn”.
Văn bản không có bạt tựa gì, tên tác phẩm là “thi tập”, nhưng trong đó
chép lẫn cả thơ, văn, phú và câu đối. Cả bản tổng cộng có 331 bài thơ, 19 bài
văn, hơn 100 cặp câu đối, câu đối chép xen lẫn trong phần văn. Từ trang đầu
đến trang 159 chép thơ, sau trang 159 đến hết chép văn và câu đối.
Mặc dầu không chia quyển nhưng có các phần đặt theo trình tự như sau:
- “Nhuế Xuyên Cử nhân Nguyễn Khắc Trạch thi tập” từ t1 đến t92,
- “Hoàng triều ngự chế quan chức thi” từ d4 t92 đến hết t126. Trong
phần này, cuối một số bài thơ, cuối một số tiêu đề có những cước chú như:
“Giải nguyên quan soạn” <d6 t94> gồm ba bài, “Hữu Sơn Lộc tú tài đệ họa”
<d2 t108>; hoặc tiêu đề một số bài thơ kiểu như: “Ngự chế Hoài Như Thanh
sứ Phan Huy Vịnh đẳng tác” <b202 t109>, “Sơn Tây tổng đốc quan soạn
chẩm thi nhị thủ” <b202 t109>, “Ngự chế khấp Nhạc Vũ Mục” <b206 t111>,
“Sử cục biên tu Phạm Vũ Khải phụng họa” <b207 t111>, “Trường Xuân phủ
doãn Lê Khắc Cẩn phụng họa” <b208 t112> vv. Như vậy, theo như tên của
15
phần thơ “Hoàng triều ngự chế quan chức thi” nên trong phần này có thơ của
nhiều khác. Tính ra có 17 bài có chú hoặc tiêu đề dạng như vậy.
-“Nhuế Xuyên lịch hoạn thi - Quốc oai thi thảo” từ t126 đến t146, có 57
bài thơ, toàn thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. 57 bài thơ phần này tương
đồng với phần “Quốc Oai thi” ở nửa sau q1 của bản VHv.212 nói trên. Như
đã chứng minh, nhận định trong phần tình trạng bản VHv.212, đó là thơ của
Nguyễn Phát Khoa.
- Cuối t146 sau phần thơ “Nhuế Xuyên lịch hoạn thi-Quốc Oai thi thảo”
có dòng cước chú “Thượng chư thi Lê triều Trần tiến sĩ cảm tác” (Trên đây là
cảm tác của Tiến sĩ Trần triều Lê). Nếu theo ý câu chú này, phần “Nhuế
Xuyên lịch hoạn thi - Quốc Oai thi thảo” là cảm tác của Tiến sĩ Trần triều Lê.
Nhưng theo bài tựa ở bản VHv.212, đó là thơ của Nguyễn Phát Khoa, được
Nguyễn Khắc Trạch bình duyệt và nhuận sắc. Vậy có lẽ người sao chép đã
viết nhầm chăng? Quả đúng như lời phỏng đoán, bởi sau dòng chú “Thượng
chư thi Lê triều Trần tiến sĩ cảm tác” có 31 bài thơ. Đến cuối bài thứ 26 trong
31 bài này (t157) lại có dòng cước dưới một bài thơ: “Hữu chư vịnh Lê triều
Trần tiến sĩ cảm tác” (Phần bài vịnh ở trên là cảm tác của Trần tiến sĩ triều
Lê). Như vậy chữ “thượng” trong “Thượng chư thi Lê triều Trần tiến sĩ cảm
tác” ở trang 146 phải đổi là “hạ” mới ăn khớp với chú ở t157, như thế người
sao chép đã viết nhầm. Vậy 26 bài trong phần này là của Tiến sĩ Trần triều
Lê.
- Tiếp đó (t158 và t159), còn có 4 bài thơ, không thấy chú thích gì, nên
cũng chưa biết có phải thơ của Nguyễn Khắc Trạch không?
- Từ trang 160 đến hết chép câu đối lẫn văn, phần văn này chép rất tùy
tiện, nhiều bài không có tiêu đề. Nói chung phần văn và câu đối trong bản
này chủ yếu là của người khác, văn chỉ có bài “Sơn Tây thị độc Nguyễn Khắc
Trạch đại lục bộ vãn hiển điện đại học sĩ tướng công Nguyễn Tri Phương
văn” có chú do Nguyễn Khắc Trạch soạn. Riêng câu đối phần lớn là của
người khác phúng viếng, mừng tặng Nguyễn Khắc Trạch.
16
3. Nhuế Xuyên bạch bút thi tập. Kí hiệu A.517.
Khổ 22 x 32, viết trên giấy dó dày. Bìa bằng giấy các tông màu vàng
đóng đôi, phần gáy phía sau đã sờn rách. Khoảng 1/3 nửa trên của gáy phía
sau đề tên tác phẩm “Nhuế giang bạch bút thi”. Văn bản có đánh số trên tất cả
các trang ở mép ngoài.
Trừ tờ bìa chính và tờ bìa phụ, tổng cộng có 142 trang chính văn, chép
trên hai mặt giấy, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 20 chữ. Cả bản viết cùng một
loại chữ, chữ viết rõ ràng chân phương, dễ đọc, không có chữ viết tháu hay
thảo. Cả tác phẩm có 306 bài thơ, chép liền mạch không chia quyển hay phần.
Trang đầu, dòng đầu viết “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập”, dòng thứ hai
“Ngự sử An Chi Nguyễn Khắc Trạch”. Trong dòng thứ hai chữ “Trạch” tên
tác giả có hai chữ, chữ trên viết 澤, bên phải chữ này có dấu gạch bỏ, phía
dưới viết lại bằng chữ 宅 .
Trong văn bản không có dấu tích đọc duyệt văn bản, rất ít cước chú, phụ
chú. Cỡ chữ của phần phụ chú, cước chú hầu như viết bằng chính văn nên rất
khó phân biệt, ví dụ ở d 7,8,9 t1; d1,2,6,7,8 t4; d4 t6…Về tình hình kiêng húy,
chữ “thời” trong toàn văn bản đều viết kiêng húy thành chữ “thìn”.
4. Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu VHv.213.
Khổ 20 x 18, viết tay trên giấy dó dày. Bìa chính bằng giấy xi-măng
quét sơn đen, sau đó có hai tờ bìa phụ bằng giấy dó. Phần gáy ở hai đầu quét
sơn đỏ, có để một khoảng trống viết tên tác phẩm. Sách được kẻ khung bằng
mực đỏ nhạt để viết cho ngay. Mép ngoài giữa hai trang có chữ “Tường Thái
tạo”, cũng bằng mực đỏ. Chứng tỏ giấy này do nhà sách Tường Thái làm.
Sách không đánh số trang, tính tổng cộng cả bản gồm 72 trang. Đầu tác phẩm
viết “Nhuế Xuyên thi tập”, nhưng dòng 7 trang 42 chép một tập thơ của người
khác tên là “Duệ Khê thi tập”. Như vậy, từ trang đầu đến d6 t42 thuộc tập thơ
“Nhuế Xuyên thi tập”, từ d7 t42 đến hết thuộc “Duệ Khê thi tập”
17
Trang 1, dòng đầu tiên viết “Nhuế Xuyên thi tập”, tiếp sau đến chính
văn. Tổng cộng 42 trang, mỗi trang văn bản có 11 dòng, mỗi dòng có khoảng
15 chữ, chữ viết thảo, khó đọc. Cả tác phẩm có tổng cộng 90 bài thơ.
Trong bản không có dấu tích đọc duyệt văn bản. Các chữ “thì” trong
văn bản đều được viết kiêng húy thành chữ “thìn”.
5. Thơ của Nguyễn Khắc Trạch chép trong tác phẩm của người
khác.
- Phần “Nhuế Xuyên bạch bút thi biên toàn tập quyển chi nhị”
trong tác phẩm Vũ trung tùy bút. Kí hiệu A.2312.
Phần “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị” chép trong
tác phẩm của người khác. Chép bắt đầu từ tờ 32a của tác phẩm Vũ trung tùy
bút. Phần thơ của Nguyễn Khắc Trạch ở tác phẩm này tổng cộng 26 tờ. Tờ
đầu, dòng đầu tiên viết: “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị”.
Dưới dòng này có dòng chữ nhỏ hơn: “Nguyễn Khắc Trạch An Chi cẩn sao
thủ bút”. Song song với dòng chữ nhỏ này có dòng: “Đồng phủ thời dã Cát
Đình Hoàng thị phẩm bình”, dòng này viết bằng bút đỏ gạch. Như vậy, phần
thơ của Nguyễn Khắc Trạch trong tác này là thủ bút của chính tác giả, được
họ Hoàng Cát Đình phẩm bình. Phần này tổng cộng có 84 bài thơ.
Trong bản, dấu tích đọc duyệt văn bản được thể hiện qua màu mực đỏ
gạch của bút lông, dùng trong các trường hợp như: phẩm bình, ngắt câu,
khuyên tròn bên các câu chữ nào đó, gạch bên những từ chỉ địa danh…Các
chữ “thì” kiêng húy thời Tự Đức đều được viết bằng chữ “thìn”.
- Phần thơ trong Minh đô thi tuyển. Kí hiệu A.2171.
Trong tác phẩm này, phần thơ của Nguyễn Khắc Trạch từ tờ 86a. Có
tổng cộng 39 bài. Đây là tác phẩm “thi tuyển” nên phần thơ của Nguyễn Khắc
Trạch trong tác phẩm này được tuyển từ nhiều nguồn, trong đó tuyển cả
những bài ở nửa đầu quyển 1 bản VHv.212 (phần “Thanh Hóa thi” và “Quảng
Xương thi”, tức phần chúng tôi đã nhận định là thơ của Nguyễn Phát Khoa do
Khắc Trạch bình duyệt và nhuận sắc). Nói chung, thơ trong phần ít, nhưng
tương đồng nhiều, chỉ có 5 bài dị biệt.
18
- Phần thơ trong Vi giang hiệu tần tập. Kí hiệu Vhv.216.
Trong tác phẩm này, phần thơ của Nguyễn Khắc Trạch từ tờ 69a đến tờ
74b, chữ in rõ ràng. Tờ đầu, dòng đầu phần thơ Nguyễn Khắc Trạch có dòng:
“Nhuế Xuyên Nguyễn An Chi thi tập, Sơn Tây Thuấn Nhuế nhân, tự Khắc
Trạch, Tân Dậu cử nhân”. Tổng cộng có 37 bài thơ, trong đó có 10 bài dị biệt
với các bản độc lập và các phần ở tác phẩm người khác.
Trong phần này có 1 chữ “thời” ở d2 tờ 73a không viết kiêng húy, chứng
tỏ phần thơ trong tác phẩm này được in sau thời Tự Đức.
Hiện chỉ còn 4 bản thơ độc lập được mô tả tỉ mỉ ở trên và 3 phần chép
trong tác phẩm của người khác. Trong quá trình mô tả văn bản, khi đi vào nội
dung của từng phần trong tác phẩm, chúng tôi đã phát hiện trong trong bản
VHv.212 và A.444 có chép khá nhiều thơ của người khác. Bởi vậy, chúng tôi
tổng hợp số lượng thơ của các tác phẩm trước và sau khi đã sàng lọc thơ của
người khác qua bảng I dưới đây.
Bảng I: Bảng tổng hợp số lượng thơ trong các tác phẩm trước và
sau khi khấu trừ những bài được nhận định của người khác.
STT Tên tác phẩm Kí hiệu
Số thơ khi chưa
khấu trừ trong
các tác phẩm
Số thơ xác
định của
người khác
Số thơ khi đã
khấu trừ trong
các tác phẩm
1 N.X thi tập A.444 331 57+26+17=100 231
2 N.X tùy bút thi tập VH.v212 422 138 284
3 NX thi tập VHv.213 90 0 90
4 NX bạch bút thi tập A.517 306 0 306
5 Phần trong Vũ trung tùy bút A2312 84 0 84
6 Phần trong Minh đô thi tuyển A.2171 39 0 39
7 Phần trong Vi giang hiệu tần tập VHv.216 37 0 37
Tổng (Tổng tất cả các bản) 1309 238 1071
1.1.2. Đối chiếu văn bản và một vài nhận định bước đầu.
So sánh đối chiếu văn bản để chọn ra bản có niên đại tương đối sớm và
tốt, đồng thời tìm ra bản có nội dung khá hoàn chỉnh để làm bản nền “để bản”.
Qua bảng I, cho thấy số tổng lượng thơ của Nguyễn Khắc Trạch hiện còn
trong các tác phẩm độc lập và các phần chép trong tác phẩm của người khác
19
là 1071 bài. Song, trong số 1071 bài này tương đồng và dị biệt rất nhiều. Bởi
vậy chúng tôi lập bảng đối chiếu dị bản, để tìm ra số lượng thơ đích thực của
tác giả. Thứ đến, tìm ra “để bản” trong rất nhiều bản và phần nói trên. Nhưng
số văn bản nhiều, số lượng thơ trong các bản không ít, cộng thêm nhiều tiêu
đề bài thơ rất dài. Nếu làm thư mục so sánh tất cả các bản và các phần trong
các tác phẩm của người khác nữa sẽ gây “đa thư loạn mục”. Thế nên, luận văn
chỉ so sánh thơ của 4 bản độc lập: VHv.212, VHv.213, A.444, A.517. Ngoài
ra từ bài 131 đến 306 của bản A.517 xét thấy các bài trong phần này không có
sự tương đồng với bản hay phần nào, khi so sánh cũng mạn phép trừ ra để
giảm bớt sự rắc rối trong khi so sánh. So sánh xong chúng tôi sẽ tổng hợp lại
sau. Phần thơ chép trong tác phẩm của người khác cũng có sự tương đồng dị
biệt, nhưng số lượng thơ ở các phần này ít, chúng tôi cũng mạn phép so sánh
nháp ở ngoài, rồi tổng hợp lại sau. Sự so sánh về tương đồng và dị biệt các bài
thơ được thể hiện trong bảng II. Còn sau đây là so sánh để tìm ra để bản.
- Bản VHv.212, như tình trạng văn bản đã mô tả, trong một bản có ba
loại chữ, nên bản này do ba người sao chép. Hiện chỉ còn thủ cảo của tác giả ỏ
phần “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị” chép ở tác phẩm
Vũ trung tùy bút. Chúng tôi đã so sánh nét chữ ở phần này với ba loại chữ
trong VHv.212, không có loại chữ nào giống nhau, vậy có thể kết luận bản
VHv.212 này không phải thủ cảo của tác giả. Trong bản này cũng có “Nhuế
Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhị” nhưng số lượng bài nhiều gần gấp đôi
phần “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị” trong tác phẩm Vũ
trung tùy bút (VHv.212 có 143 bài, VTTB có 84 bài). Như vậy, qua đây cho
thấy q2 của VHv.212 sưu tập đầy đủ hơn.
Đem VHv.212 so với ba bản độc lập VHv.213, A.444, A.517 có một số
điểm vượt trội như sau: Thứ nhất giấy dó bản này mỏng và cũ hơn các bản.
Sách mang kí hiệu VHv, có dấu triện của Thư viện KHTƯ, theo nhận định về
các phông sách của DSHNVN-TMĐY, sách ở Thư viện KHTƯ, chủ yếu sách
sưu tầm từ các thư viện thời trước, nên bản này là sách sưu tầm. Trong tác
phẩm còn lưu dấu tích bình duyệt và nhuận sắc, điều mà các bản còn lại
20
không có nên nó gần với thủ cảo hơn. Thứ hai, tác phẩm chia quyển và phần
rõ ràng, trong các quyển và phần đó thời gian sáng tác hầu như chưa bị xáo
trộn trình tự vốn có. Ví dụ quyển hai chép các bài làm bắt đầu từ năm Tân
Dậu (1861), tiếp đến năm Nhâm Tuất (1862), năm Đinh Mão (1867), rồi Mậu
Thìn (1868); quyển 3 gồm các bài làm trong năm Giáp Tuất (1874); quyển 4
gồm các bài làm năm Ất Hợi (1875) và Bính Tí (1876)… Thứ ba, cước chú
và phụ chú trong bản này nhiều hơn đầy đủ hơn so với các bản khác. Luận
văn đã thống kê về cước chú và phụ chú của 10 bài trong chùm thơ “Thống
trung thiềm phát thập thủ” và 10 bài trong chùm thơ “Nhâm Tuất niên kinh
hành khán cố Lê tiết nghĩa truyện…” làm đại diện. Kết quả được tổng hợp
trong bảng sau:
Tên chùm thơ
Số lượng cước chú, phụ chú của hai
chùm thơ các trong các bản
VHv 212 A 444 A 517
Thống trung thiềm phát thập thủ 38 28 1
Nhâm tuất niên kinh hành khán cố Lê
tiết nghĩa truyện, mỗi đáo nhất công
lược vịnh nhất thi dĩ tiện kí ức.
19 12 10
Qua bảng trên, cho thấy bản VHv.212 có số lượng cước chú nhiều nhất.
Không những thế, câu chữ trong từng chỗ cước chú ở bản này cũng đầy đủ
hơn, mang khẩu khí bạch thoại hơn các bản khác. Ví dụ có những chỗ bản này
chép: “giả hạn nhị cá nguyệt” (d8t120), “giáo thụ thất niên cửu hĩ” (d7t122),
bản A.444 chép: “hạn nhị cá nguyệt” (d6t70), “thất niên giáo thụ” (d4t72).
Thứ tư, qua so sánh đối chiếu ở bảng II về các bài tương đồng và dị biệt. Bản
này có số lượng bài thơ tương đồng với các bản khác rất nhiều (169 bài) trong
tổng số 284, số lượng dị biệt cũng nhiều (115 bài), chứng tỏ bản này sưu tập
được đầy đủ hơn. Qua đây có thể nhận định bản này gần với thủ cảo nhất, và
đầy đủ hơn cả. Với những ưu thế vượt trội như vậy, trong khi phân tích chứng
minh ở chương II, chúng tôi chủ yếu căn cứ vào bản này, tức sẽ lấy bản này
21
làm “để bản. Nhưng cũng có những phần bản này không có, khi cần chúng tôi
sẽ lấy thêm ở bản khác.
- Về bản A.444, thứ nhất sách này mang kí hiệu A. Theo nhận định về các
kho sách của sách DSHNVN-TMĐY, phông sách mang kí hiệu A là sách có
nguồn gốc từ Thư viện Trường Viễn đông bác cổ. Lại theo lời ông Dương
Thái Minh (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho biết về tình hình các kí lục Thư
viện Trường Viễn đông bác cổ như sau: “Theo lời các cụ làm việc hồi đó, Thư
Viện của trường thường có khoảng từ 10 đến 20 nhân viên ký lục suốt năm
suốt tháng thực hiện công việc sao chép. Do không có máy Fotocopi nên để
tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các bản gốc và bản sao chép, học viên cũng
đưa ra một số quy định như, khổ sách (thường là khổ sách to, 31 x 21 cm);
cách ghi không đầy đủ: thiếu lạc khoản, có thể thiếu cả Tựa, Bạt; hoặc cách
ghi tổng hợp từ nhiều nguồn do được sao chép về sau…”. Bản này cũng gặp
phải các tình trạng như lời ông Dương Thái Minh nói. Thứ nhất, văn bản
mang kí hiệu A. Thứ hai, bản này giấy dó dày, đang mới, lại có khổ giấy 32 x
23. Vì vậy đây là bản có nguồn gốc từ Thư viện Trường Viễn đông bác cổ, có
lẽ do các kí lục của trường sao chép lại.
Không những bản này không có Tự, Bạt gì mà khi chép còn rất tùy tiện.
Tên tác phẩm là “thi tập” nhưng trong đó lại chép lẫn cả văn và câu đối, thậm
chí còn chép rất nhiều văn thơ của người khác vào. Chép thiếu, chép sai, ví
dụ: bài “Ngâm kí Vĩnh Tường phủ thái thú” <t101b185> không có câu thơ
đầu, nhưng ở VHv.211 <t72b199> có câu này. Chép sai, chép nhầm cũng rất
nhiều, như cước chú ở bài cuối trong chùm thơ “Tống Song Linh doãn tập
Đường thập thủ”, bản này viết “thập thủ hạo cú hựu thị tương phùng dự vi
nhị nhân tác sám ngữ” (câu đầy hạo khí của 10 bài, dự định làm sấm ngữ cho
hai chúng tôi gặp nhau). Bản VHv.212 viết: “thập đề kết cú hựu thị tương
phùng dự vi ngô nhị nhân tác sám ngữ” (Câu kết của mười bài lại là gặp nhau,
vì dự định làm sấm ngữ cho hai chúng tôi gặp nhau). Câu kết của 10 bài này
là Bích sơn như họa hựu phùng quân (Non xanh như tạc, lại gặp ông). Năm
1874 khi vào kinh, qua huyện Minh Linh (tỉnh Quảng Trị) lại nghe tin Song
22
Linh Nguyễn Phát Khoa cũng vào kinh nhận lệnh cải bổ, ông đã vui mừng
nhắc lại câu hẹn ước năm xưa trong một bài tứ tuyệt: Nhất cú tập Đường ưng
thị sấm. Bích sơn như họa hựu phùng quân (Một câu thơ Tập Đường đáng
làm lời sấm, Non xanh như tạc, lại gặp ông) <VHv.212, t158b363>. Như vậy,
liên kết với ý của câu thơ cuối ở bài thứ 10, dùng chữ “kết” mới đúng, có lẽ tự
dạng chữ 声 khi viết đá thảo ở bản VHv.212 có tự dạng gần giống chữ 浩
nên bản này đã chép nhầm.
Sau khi so sánh sự tương đồng và dị biệt trong bảng II, kết quả 162 bài
giống với các bản khác, còn lại 69 bài dị biệt. Trong 162 bài giống với các
bản khác có 134 bài giống với bản VHv.212 ở trên. Tiêu đề của 134 bài giống
nhau giữa hai bản chỉ bị sửa đổi khoảng 20 tiêu đề, tức có 114 tiêu đề vẫn để
nguyên như VHv.212. Qua đây có thể nhận định rằng có những phần của của
bản này sao lại từ bản VHv.212, hoặc có thể hai bản cùng sao lại từ những
phần nào đó đã mất.
Trong bản này cũng có đến 69 bài dị biệt, vì vậy khi chứng minh ở
chương sau, nếu cần đến chúng tôi cũng phải lấy dẫn chứng trong bản này.
- Về bản A.517, sách mang kí hiệu A nên bản này cũng có nguồn gốc từ
Thư viện Trường Viễn đông bác cổ. Bản này chép cũng rất tùy tiện, cả bản
chép một mạch, không chia quyển, phần, không có tựa bạt gì, cước chú phụ
chú rất ít. Chỉ tính riêng 10 bài của chùm thơ “Thống trung thiềm phát thập
thủ”, ở bản VHv.212 có 38 chỗ cước chú mà bản này chỉ có 1 chỗ. Các cước
chú còn viết tùy tiện, chỗ thì viết cỡ chữ nhỏ hơn chính văn, chỗ thì viết bằng
chính văn. Có những chỗ chép sai. Ví dụ bản này có tiêu đề “Nhâm Tuất xuân
đán Quảng Xương huyện đường thí bút” <t1b1>, nhưng các bản khác đều
chép “Giáp Tuất xuân đán Quảng Xương huyện đường thí bút” <VHv.212,
t147b342>, đúng ra phải là năm Giáp Tuất (1874), vì năm Nhâm Tuất (1862)
ông chưa ra làm quan. Vậy bản này đã chép sai.
Về tiêu đề bài thơ, bản này soạn lại rất ngắn. Qua so sánh tương đồng và
dị biệt ở bảng II, có 96 bài giống với bản VHv.212, nhưng trong đó chỉ có 16
23
tiêu đề giống với bản Vhv.212, còn lại 80 tiêu đề đều viết gọn lại. Ngoài ra
câu chữ trong thơ ở bản này có nhiều chỗ thay đổi khác với các bản. Vì đây là
công việc so sánh tỉ mỉ mất nhiều thời gian nên chúng tôi không lập bảng so
sánh hết được, ở đây so sánh một bài vịnh về Nguyễn Đình Viện trong chùm
thơ “Nhâm Tuất niên kinh hành khán….” để chứng minh:
(Quy tắc trình bày: những từ ngữ được gạch chân thể hiện sự thay đổi so với
các bản khác.)
BảnVHV212 Bản A444 Bản A517 Phần trong VGHTT
Nguyễn Đình Viện (Nc:
Nghệ An nhân)
Tự tu chiến cụ kết
hương binh,
Mưu sự an tri sự bất
thành.
Tâm dị nan bằng ngụy
Tây tướng,
Thế cô phiên thất Nhật
Nam thành.
Nhất môn ủy sự trung
kiêm hiếu,
Thiên cổ lưu phương tử
diệc sinh.
Huống thị nghĩa cao
năng đắc sĩ,
(Nc: Xuất Hàn văn)
Đảo trung nhân chỉ
thức Điền Hoành.
Nguyễn Đình Nghê
(Nc: Nghệ An)
Tự tu chiến cụ kết
hương binh,
Mưu sự an tri sự bất
thành.
Tâm dị nan bằng
ngụy Tây tướng,
Thế cô phiên tác
Nhật Nam thành.
Nhất môn ủy mệnh
trung kiêm hiếu,
Thiên cổ lưu phương
tử diệc sinh.
Huống thị nghĩa cao
năng đắc sĩ,
(Nc: Xuất Hàn văn)
Đảo trung nhân chỉ
thức Điền Hoành.
Nguyễn Đình Viện
(Nc: Nghệ An
nhân)
Tự tu chiến cụ kết
hương binh,
Mưu sự an tri sự
bất thành.
Tâm dị nan bằng
ngụy Tây tướng,
Thế cô phiên thất
Nhật Nam thành.
Mai tiên gia chỉ
sinh đào mãng,
Hải đảo nhân
chung tử bào
hoành.
Hảo thiếp hảo nhi
hảo đồ bộc
Nhất môn hiếu
nghĩa nhất phương
danh
Nghệ An Nguyễn
Viện
Tự tu chiến cụ kết
hương binh,
Mưu sự an tri sự
bất thành.
Tâm dị nan bằng
ngụy Tây tướng,
Thế cô phiên thất
Nhật Nam thành.
Nhất môn ủy mệnh
trung kiêm hiếu,
Thiên cổ lưu
phương tử diệc
sinh.
Huống thị nghĩa
cao năng đắc sĩ.
Đảo trung nhân chỉ
thức Điền Hoành.
Nhìn vào bảng trên cho thấy bản này thay đổi nhiều nhất, thay đổi nguyên
cả bốn câu cuối, rồi cước chú, phụ chú cũng bị cắt. Việc thay đổi tiêu đề, viết
tiêu đề cho gọn lại, rồi từ ngữ, thậm chí cả câu thơ trong bài được sửa đổi
24
nhiều như thế chứng tỏ bản này được soạn lại theo ý đồ của người soạn sách.
Thậm chí tên tác phẩm cũng không nhất quán, phần gáy sách viết “Nhuế
Giang thi tập”, nhưng trang đầu dòng đầu phần chính văn lại viết “Nhuế
Xuyên bạch bút thi tập”.
Bản này còn có số lượng thơ khá nhiều, tổng cộng 306 bài. Có nguyên
một phần từ bài bài 131 đến bài 306 không tương đồng với bản hay phần
khác. Các bài thuộc phần này không thấy xuất hiện thời gian hay sự kiện như
phần đầu. Nội dung phần này chủ yếu vịnh về các nhân vật lịch sử, thần tiên,
các điển tích, điển cố trong sử sách, hoặc lấy các câu thành ngữ, cách ngôn,
điển tích, điển cố làm tiêu đề, chủ đề cho bài thơ. Bởi vậy, phần này cũng là
tư liệu đáng quý để nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật thơ của Nguyễn
Khắc Trạch.
- Về bản Vhv.213, số lượng bài thơ ít hơn so với 3 bản trên (90 bài). Bản
này chép cũng rất tùy tiện, tên tác phẩm là “Nhuế Xuyên thi tập” nhưng nửa
sau sách lại có chép tập thơ khác “Duệ Khê thi tập”. Chưa biết Duệ Khê là ai
nhưng đây có lẽ không phải thơ của Nguyễn Khắc Trạch.
Trong bản này có nhiều bài thơ tiêu đề được đặt lại khác hẳn các bản
khác. Ví dụ: VHv.212 có tiêu đề “Đinh Sửu chí niên tịnh tự tính thể dương
lịch nhị thiên”, ở bản này chia ra hai tiêu đề cho hai bài, b1: “Chí niên quan
mê”(Ghi lại sự mê muội trong khi làm quan), b2:“Chí niên quan bình sinh”
(Ghi lại đời làm quan). Trong bản tổng cộng có 90 bài, có 57 bài giống với ba
bản trên, còn 33 bài dị biệt, như vậy bản này có số lượng thơ ít nhưng số
lượng bài giống với bản khác tương đối nhiều, chứng tỏ đây không phải là
một phần riêng mà tổng hợp từ nhiều nguồn, và có nguồn các bản trên không
có.
Qua so sánh về sự tương đồng và dị biệt của bốn bản độc lập trong
bảng II dưới đây, luận văn tính ra được một số kết quả như sau:
11bài (cùng xuất hiện trong 4 bản), nên chỉ tính: 11 bài
95 bài (cùng xuất hiện trong 3 bản), nên chỉ tính: 95 bài
89 bài (cùng xuất hiện trong 2 bản), nên chỉ tính: 89 bài
25