Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng ở thị xã hương thủy hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 70 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó tăng trưởng
kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Trước đây,
người ta thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, nên chạy theo chỉ tiêu
tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhập bình quân trên đầu người bằng
bất cứ giá nào. Nhưng càng ngày càng nhận ra rằng, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều
kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ phát triển, chưa đủ để phán ánh sự phát triển
của một quốc gia. Yêu cầu tối thiểu của một quốc gia phát triển là có mức tăng trưởng
tăng cao gắn liền với chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần tại quốc gia đó cũng
phải cao, việc phân phối phải được thực hiện một cách bình đẳng. Yêu cầu đặt ra cho
mỗi quốc gia là: trên cơ sở xây dựng nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các
năm phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Để từ một nền kinh tế phát triển, nó không
chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người mà đó là cơ sở để phát triển toàn xã hội, để
mọi người dân đều được hưởng lợi. Song trong thực tiễn, cùng với quá trình tăng
trưởng kinh tế đã nảy sinh nhiêu mâu thuẫn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cần
giải quyết, vì lợi ích kinh tế mà quên đi lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, kìm hãm sự
phát triển chung của xã hội.
Việt Nam được đánh giá là một nước có nền kinh tế khá phát triển, mức tăng
trưởng khá ổn định trong khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái. Tuy nhiên, các vấn đề
xã hội chưa được quan tâm đúng mức cho nên đời sống của một số bộ phận dân nghèo
còn nhiều bấp bênh, chưa đuổi kịp tốc độ tăng trưởng… Đánh giá được tầm quan
trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nên Đảng và Nhà nước ta luôn xem đây
là mục tiêu lớn, phức tạp, lâu dài mà tại các kỳ Đại hội đã nêu rõ. Yêu cầu đặt ra, cần
sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và cụ thể hơn là việc thực hiện tại mỗi địa
phương góp phần tạo nên thắng lợi chung của cả nước.
Thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế mới được thành lập nhưng đã có
những đóng góp to lớn cho sự phát triển của tỉnh nhà, tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn
định, đạt bình quân 17,64% /năm, tổng sản phẩm nội địa (GDP)/người đạt 1.290
USD, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Đặc biệt, thị xã Hương Thủy đã có
Khóa luận tốt nghiệp


những bước chuyển mình trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hóa trên
các lĩnh vực: chỉnh trang đô thị, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao đời sống cho
người dân. Trong đó, việc giải quyết các vấn đề xã hội có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu đề ra của thị xã, luôn được các cấp, các ban ngành và quần
chúng nhân dân quan tâm.
Xuất phát từ những đặc điểm mang tính lý luận và thực tiễn của vấn đề trong bối
cảnh ngày nay, nhất là đối với thị xã Hương Thủy nói riêng và cả nước nói chung, tôi
xin chọn đề tài "Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng ở thị xã
Hương Thủy hiện nay" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích
Đề tài làm rõ thực trạng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình
tăng trưởng ở thị xã Hương Thủy hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp, phương hướng
để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới của thị xã.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài nghiên cứu cần phải đạt được 3 nhiệm vụ sau
đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình
tăng trưởng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong
quá trình tăng trưởng ở thị xã Hương Thủy hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội của thị
xã trong quá trình tăng trưởng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng ở thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
◦ Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Về thời gian : Từ năm 2007 đến năm 2011.

SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
2
Khóa luận tốt nghiệp
◦ Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích vấn
đề một cách khoa học, khách quan.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin: lấy từ sách,
báo, internet như: tạp chí Cộng sản; báo pháp luật, báo Thừa Thiên Huế.Từ các văn
bản, văn kiện Đại hội Đảng, báo cáo công tác Đoàn Thị xã Hương Thủy, niên giám
thống kê thị xã Hương Thủy năm 2011
◦ Ý nghĩa của đề tài
- Đánh giá được thực trạng trong việc thực trạng trong việc giải quyết các vấn đề
xã hội trong quá trình tăng trưởng ở thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
- Làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu và vận dụng các chính sách thích hợp
trong việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội trên địa bàn thị xã nói riêng và của tỉnh nói
chung.
- Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
◦ Kết cấu đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo thì đề tài gồm ba
chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong
quá trình tăng trưởng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
Chương 2: Thực trạng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình
tăng trưởng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội
trong quá trình tăng trưởng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
3
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ.
1.1.1. Các vấn đề xã hội
Các vấn đề xã hội nảy sinh từ những quan hệ kinh tế, tư tưởng, chính trị, văn
hoá, xã hội, hội nhập quốc tế, có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con
người và cộng đồng cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Đây là một phạm trù rộng
lớn, bao hàm các hoạt động xung quanh đời sống của con người nhằm phục vụ và
hướng con người tới sự tiến bộ nhất.
Với giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi xin đưa ra một số vấn đề xã hội
có ảnh hưởng lớn trong quá trình tăng trưởng. Đó là: Việc làm và thu nhập; xóa đói
giảm nghèo; y tế, giáo dục; các chính sách bảo trợ xã hội.
1.1.1.1. Việc làm và thu nhập
Việc làm:
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đưa ra nhiều định nghĩa
nhằm làm rõ "việc làm là gì ?". Và ở các quốc gia khác nhau, do ảnh hưởng của nhiều
yếu tố (điều kiện tự nhiên, chính trị, pháp luật…) người ta quan niệm về việc làm cũng
khác nhau.
Theo đại từ điển tiếng việt thì: “Việc làm là công việc, nghề nghiệp thường ngày
để sinh sống”.[17;1815].
Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Đức Chính thì: “Việc làm như là một phạm trù kinh
tế, tồn tại ở tất cả mọi hình thức xã hội, đó là một tập hợp những mối quan hệ kinh tế
giữa con người về việc bảo đảm chỗ làm việc và tham gia của họ vào hoạt động kinh tế”
hay cũng theo ông: “Việc làm cũng là một phạm trù thị trường nó xác định khi thuê một
chỗ làm việc nhất định và chuyển người thất nghiệp thành người lao động”. [2;311].
Trong điều 13 Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1994, được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 có quy định rõ “mọi hoạt động lao
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền

4
Khóa luận tốt nghiệp
động tạo ra thu nhập nhưng không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
[1;13].
Như vậy, mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm gọi là
việc làm. Những hoạt động này được thể hiện dưới hình thức: Làm công việc được trả
công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật để đổi công. Các công việc tự làm để thu
lợi cho bản thân. Làm công việc nhằm tạo ra thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật) cho gia
đình mình nhưng không hưởng lương hoặc tiền công.
Thu nhập:
Theo Robert J.Goder, trong cuốn kinh tế vĩ mô đưa ra khái niệm: “ Thu nhập cá
nhân là thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ mọi nguồn bao gồm các khoản làm
ra và các khoản chuyển nhượng. Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ
đi các khoản thế thu nhập cá nhân”.[4;156]
Xác định thu nhập của người lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua thu
nhập của một người hoặc của một gia đình, ta có thể đánh giá được mức sống của hộ
trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, biết được các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động từ đó rút ra các giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao thu nhập cho
người lao động.
1.1.1.2. Xóa đói giảm nghèo
Nghèo đói không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất mà còn là sự thụ hưởng
thiếu thốn về giáo dục và y tế. Ngoài ra, khái niệm đói nghèo còn được mở rộng để
tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, không có tiếng nói và quyền lực. Tuỳ thuộc vào
cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà ta có
các quan điểm khác nhau về nghèo đói.
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific): Ủy ban Kinh tế Xã hội
châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc) tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc -
Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: “Nghèo đói là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người

mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế
xã hội và phong tục tập quản của địa phương”.
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
5
Khóa luận tốt nghiệp
Năm 1998 Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ( United Nations
Development Programme, viết tắt UNDP) công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc
phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo.
+ Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết
đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng và được nuôi dưỡng tạm
đủ.
+ Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu
tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như
sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu,
những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo
đói, song ý kiến chung nhất cho rằng:
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân
cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu
khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học,
bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).
Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như

ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của
cộng đồng”.
1.1.1.3. Giáo dục, y tế
Giáo dục và y tế là lĩnh vực rất quan trọng trong xã hội, nó đảm bảo cho việc
nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đưa con người đến một xã hội văn minh
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
6
Khóa luận tốt nghiệp
hơn, tiến bộ hơn. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức thì vấn đề này càng được các
quốc gia coi trọng, phải tiến hành nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hệ
thống giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tốt,… luôn được xem là
nhiệm vụ xuyên suốt qua các thời kì.
Để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn mức độ phát triển xã hội, Liên hợp quốc đã
đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI). Đó là, GDP bình quân đầu người (USD/
người/ năm), các chỉ tiêu đánh giá thành tựu giáo dục (tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ đi
học), các tiêu chí đánh giá thành tựu giáo dục (tỷ lệ tuổi thọ, chỉ số thông minh… ).
Chỉ số HDI còn được dung để đánh giá sự phát triển thực tế của một quốc gia.
Trong Báo cáo về sự phát triển con người của Liên hợp quốc năm 2011, thì chỉ
số phát triển của Việt Nam là 0.593, xếp vị trí thứ 128 trong tổng số 187 quốc gia quốc
gia được khảo sát. So với năm 2010, đã tăng 0.003, vẫn đang nằm trong các nước có
chỉ số trung bình.
1.1.1.4. Chính sách bảo trợ xã hội
Các chính sách bảo trợ thường được hiểu là các chính sách bảo đảm thu nhập và
một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người hoặc gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, có hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc sống như lao động thất nghiệp, người già,
người neo đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người có công với cách mạng, những
người chịu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh…
Theo Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF): "Bảo trợ xã hội là tập hợp
các hoạt động và chính sách nhằm giúp đỡ các cá nhân hay hộ gia đình giảm bớt tác
động của rủi ro hay các cú sốc, đặc biệt là để bảo vệ quyền của những đối tượng dễ

gặp rủi ro, dễ bị tổn thương và nghèo đói kinh niên nhất”.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: “Bảo trợ xã hội là quyền tiếp
nhận lợi ích từ chính phủ của cá nhân, hộ gia đình nhằm bảo vệ họ trước tình trạng
mức sống thấp hay đang bị suy giảm, đặc biệt khi phải hứng chịu những rủi ro, nhờ đó
đáp ứng những nhu cầu cơ bản”.
Tóm lại, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này, nhưng nhìn chung
đều hướng tới sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt
biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
7
Khóa luận tốt nghiệp
ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất
nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp
cho các gia đình đông con… đảm bảo một xã hội công bằng và tiến bộ.
1.1.2 Tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
“Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học dùng để chỉ sự gia tăng về quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định”.[3; 12].
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng
trưởng. Đó chính là sự gia tăng quy mô, sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời
điểm gốc. Các chỉ tiêu thường được dùng để đo mức tăng trưởng kinh tế là mức tăn
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GDP bình quân trên
đầu người và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Nội hàm của tăng trưởng kinh tế là
tăng lên về số lượng trong một thời gian nhất định, khái niệm này chưa thể hiện đấy đủ
chất lượng của sự tăng trưởng.
1.1.2.2. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước
đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển
kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là
nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở

mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.
+ Nguồn nhân lực:
Trong các nhân tố thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết
định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Chất
lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động
là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản,
nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân
lực thì khó có thể làm điều tương tự. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong
phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ
khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển
như mong muốn. Bởi, các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
8
Khóa luận tốt nghiệp
sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn
hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản
xuất. Xét trên phạm vi toàn thể giới, nếu không có tài nguyên , đất đai thì sẽ không có
sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực
tế, nếu công nghệ là cố dịnh thì lưu lượng của TNTN sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về
sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu
vào như nhôm, thép… TNTN chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai
thác và sử dụng một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy nhiều quốc gia mặc dù có trữ
lượng tài nguyên phong phú, đa dạng, điều kiện thuận lợi, song vẫn là nước nghèo và
kém phát triển, ví dụ như Cô-oét, Arập-Sêút, Vê nê zuê la, Chi lê. Ngược lại, nhiều
quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành những nước công nghiệp phát
triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia…
+ Tư bản:

Tư bản là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người
lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi
lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu
tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng
trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân
dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất
và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn,
gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên
phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới
điện quốc gia ), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi
+ Công nghệ:
Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra
sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Ngày nay công nghệ
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
9
Khóa luận tốt nghiệp
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ
bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ
thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách
nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép
những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng luôn là mối quan tâm
hàng đầu của các quốc gia và là trọng tâm của nhiều chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Lý do là việc đạt được mục tiêu này không hề dễ dàng, thậm chí còn tồn tại sự
đối lập giữa hai vấn đề này.
Mối quan hệ này nằm trong nội hàm của phát triển bền vững. Theo khái niệm
mới nhất, phát triển bền vững gồm 3 vấn đề quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: tăng trưởng

kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Như vậy, tăng trưởng kinh tế không thôi
sẽ không đủ để có xã hội bền vững, mà thành tựu của tăng trưởng phải đi liền với việc
giải quyết các vấn đề xã hội bởi giải quyết các vấn đề xã hội một mặt là yếu tố đầu
vào, mặt khác là thành quả của tăng trưởng, thể hiện cụ thể ở các mặt sau:
1.2.1. Vai trò của việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội đối với quá trình tăng
trưởng.
Giải quyết các vấn đề xã hội có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng ở yếu tố đầu
vào. Đây chính là môi trường, nguồn nhân lực, chính sách, thể chế… Giải quyết tốt
các vấn đề xã hội, đồng nghĩa với việc đời sống của người dân tăng cao, đảm bảo về cả
nhận thức, trình độ, sức khỏe. Như vậy, một mặt nào đó đã nâng cao chất lượng lao
động phục vụ cho quá trình tăng trưởng, thể hiện vai trò của nó như là một yếu tố đầu
vào trong quá trình tăng trưởng. Đồng thời tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi về
mặt cơ chế, chính sách phù hợp, một môi trường trong lành về vấn đề xã hội được giải
quyết tốt, một môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường tác động của chính sách xã hội đến quá trình kinh tế
luôn dẫn đến các mâu thuẫn vì sự can thiệp của các chính sách xã hội một mặt được
coi như là nguyên tắc chống đối lại cơ chế thị trường. Nhưng mặt khác, chính sách xã
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
10
Khóa luận tốt nghiệp
hội lại tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự ổn định về kinh tế - xã hội và đồng thời
đảm bảo cho các khả năng phát triển của toàn bộ hệ thống kinh tế. Không nên quan
niệm rằng các chính sách xã hội chỉ thụ hưởng một chiều kết quả của tăng trưởng hoặc
cản trở sự tăng trưởng, mà bản thân một chính sách xã hội tiến bộ, hợp lý lại tạo ra
một động lực to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường
một chính sách xã hội đúng đắn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu và lợi ích chính
đáng của con người sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển.
Các vấn đề xã hội và tăng trưởng có mối quan hệ biện chứng với nhau, cho nên,
một mặt giải quyết tốt các vấn đề xã hội sẽ tạo ra động lực để tăng trưởng nhưng mặt
khác nó sẽ kìm hãm, triệt tiêu các động lực kích thích tăng trưởng kinh tế nếu làm

không đúng, không tốt và các chính sách xã hội chỉ thiên về các mục tiêu xã hội.
1.2.2. Tác động của quá trình tăng trưởng đến việc giải quyết vấn đề xã hội
- Tăng trưởng kinh tế tác động đến việc giải quyết các vấn đề xã hội trên các mặt
sau: giải quyết việc làm; xóa đói giảm nghèo; phát triển giáo dục, y tế; bảo trợ xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra việc làm: tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ sở
sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ thúc đẩy sản xuất phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao
động ngày tăng lên. Đồng thời, kéo theo sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch
vụ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Khi ấy vấn đề giải quyết việc
làm ngày càng được cải thiện, mở rộng.
- Tăng trưởng kinh tế giúp người dân xóa đói giảm nghèo: Một bộ phận người
nghèo sẽ có công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập. Thông qua các phương thức phân
phối, kết quả của sự tăng trưởng sẽ đến được với người dân từ đó cải thiện được đời
sống nhân dân và sẽ xóa đói giảm nghèo cho họ.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất đầu tư cho việc phát triển giáo dục, y
tế sẽ nâng cao trình độ dân trí, tay nghề lao động và sức khỏe nhân dân.
- Kinh tế càng tăng trưởng thì người dân càng ổn định và Nhà nước , các ban
ngành, các tổ chức càng có nhiều điều kiện để quan tâm đến các chính sách bảo xã hội
nhằm hướng người dân tới một cuộc sống tốt hơn, văn minh hơn.
Đối với mỗi quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, muốn đuổi kịp nước giàu phải có
biện pháp thúc đẩy nền kinh tế đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao và bền vững.
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
11
Khóa luận tốt nghiệp
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi quốc gia. Nhưng sẽ không đúng
nếu chúng ta theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá và không phải tăng trưởng
kinh tế nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì trong quá trình tăng trưởng kinh tế
luôn mang tính chất hai mặt:
Một mặt, nếu tăng trưởng kinh tế quá mức sẽ làm cho nền kinh tế rơi vào tình
trạng quá nóng từ đó gây nên lạm phát, làm cho nền kinh tế không ổn định và bền
vững, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cũng

như việc giải quyết các vấn đề xã hội sẽ chậm hơn, không đạt kết quả như mong đợi.
Cơ sở phát triển chỉ nhằm tăng trưởng nhanh có thể phải trả giá đắt bằng việc
tăng khoảng cách bất bình đẳng xã hội, giảm cơ hội học hành, tiếp cận với các chính
sách xã hội hay nghèo đói gia tăng… thậm chí có thể dẫn đến mâu thuẫn, gây căng
thẳng xã hội.
Mặt khác, nếu tăng trưởng kinh tế quá thấp sẽ tác động tiêu cực tới đời sống,
kinh tế và xã hội của đất nước. Cho nên, sự tăng trưởng kinh tế phải phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Nói tóm lại, giữa việc giải quyết các vấn đề xã hội và tăng trưởng kinh tế có mối
quan hệ thống nhất, tương hỗ lẫn nhau. Sự thống nhất đó đòi hỏi việc xác định mỗi
chính sách kinh tế đều nhằm thực hiện ở một mức độ nhất định, những mục tiêu xã
hội, phải tìm động lực phát triển trong xã hội, không vì mục tiêu kinh tế đơn thuần
bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, mỗi chính sách xã hội đầu phải dựa trên cơ sở và khả
năng kinh tế nhất định, phù hợp với thực lực kinh tế cho phép.
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG.
Sự tác động của các nhân tố tới việc giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều nhưng
có thể tựu chung lại gồm:
- Trình độ hay mức độ phát triển của một quốc gia dân tộc (bao gồm chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng) trong tương quan phát triển chung
của thế giới tại một thời điểm lịch sử cụ thể.
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
12
Khóa luận tốt nghiệp
- Mô hình và nền tảng của một nền kinh tế, nhất là chính sách cụ thể của mô hình
cải cách kinh tế - xã hội. Kinh tế thế nào, mô hình phát triển của nó ra sao thì giải
quyết các vấn đề xã hội phải bắt buộc tương thích và phù hợp với nó.
- Sự tác động của năng lực và trình độ hoạch định chính sách của bộ máy cầm
quyền. Việc giải quyết các vấn đề xã hội có tốt hay không, phụ thuộc vào các chính
sách xã hội, là sản phẩm của bộ máy Nhà nước và được điều chỉnh bởi cơ chế, phạm

vi, thời điểm và quá trình hoạch định chính sách cùng các giải pháp để thực hiện chính
sách xã hội.
- Hội nhập quốc tế tác động đến lao động, việc làm và các vấn đề xã
hội. Tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng tiếp cận được thông tin, tri thức
mới, góp phần nâng cao dân trí và là động lưc quan trọng đối với việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực thông qua việc tiếp nhận những thành tựu của khoa học, công
nghệ. Chủ động hội nhập giúp cho người dân có cơ hội nhận được sự giúp đỡ của cộng
đồng quốc tế trong việc hỗ trợ cho các đối tượng xã hội và trong công tác xóa đói giảm
nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước và chính phủ.
- Và cuối cùng, phụ thuộc vào sự tham gia của cộng đồng. Sức mạnh của chính
sách, hiện thực hóa nó trong đời sống và xã hội hóa huy động các nguồn lực tài chính,
nguồn lực con người… sẽ được thành công nếu tạo ra được sức mạnh từ cộng đồng và
xã hội.
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.4.1.1. Hàn Quốc
Hàn quốc được thành lập năm 1948 với đặc trưng nổi bật là một nước nông
nghiệp thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay mức sống
của dân Hàn Quốc tương đương với mức sống của nhiều người dân ở Châu Âu và Bắc
Mỹ, trong đó ngành thương mại tăng trưởng mạnh, ngày 30.11.2010, Hiệp hội Thương
mại Hàn Quốc cho biết, kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 382 tỷ
USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này dự kiến sẽ lên tới 466 tỷ USD
vào cuối năm nay, đưa Hàn Quốc trở thanh nước xuất khẩu lớn thứ 7 thế giới. Đây là
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
13
Khóa luận tốt nghiệp
kết quả đáng ghi nhận khi nó chứng tỏ Hàn Quốc đã trụ vững trước ảnh hưởng của
cuộc thủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, khủng hoàng nợ công tại châu Âu và
cuộc chiến tiền tệ giữa các cường quốc.

Thành công nói trên là kết quả của mô hình phát triển toàn diện, giải quyết tốt
các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng.
Nhờ tăng trưởng nhanh mà cơ hội việc làm cho người dân cũng tăng lên, biểu thị
thông qua tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5,2 % năm 1980 xuống còn 2,05 % năm 1996. Sau
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, do phải cơ cấy lại sản xuất kinh doanh
nên tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến 6, 95% năm 1998, nhưng đến năm 2008 giảm xuống
còn 3,2 %. Bên cạnh đó, tổng thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã vượt
mức 20.500 USD trong năm 2010 và có khả năng tiếp tục duy trì ở mức hơn 20 nghìn
USD/người trong vòng ba năm tới. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2010 đạt 6,1%, mức cao nhất kể từ
năm 2002.
Chính phủ Hàn Quốc đã có rất nhiều các nỗ lực khác nhau để cải thiện các dịch
vụ hỗ trợ việc làm, giảm thiểu thất nghiệp. Ví dụ các dịch vụ nhắm tới các nhóm dễ bị
tổn thương cụ thể, như chương trình YES dành cho giới trẻ, Chương trình Khởi động
lại (Restart) dành cho người vô gia cư, Các kế hoạch hành động cá nhân (IAPs) dành
cho những người nhận phúc lợi thất nghiệp đã được mở rộng cho cả giới trẻ và những
người có tuổi như là những biện pháp để khuyến khích họ tìm công việc tích cực hơn.
Giáo dục hết sức được coi trọng ở Hàn Quốc và được người dân nước này cho
rằng đó là con đường tốt nhất dẫn tới thành công. Chính vì thế, chính phủ đã ban hành
chính sách giáo dục miễn phí và bắt buộc cho tới hết bậc trung học, bảo đảm cho dân
số Hàn Quốc được giáo dục tốt với tỷ lệ biết chữ gần như tuyệt đối. Theo điều tra của
OECD năm 2007, 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường và 97% thanh niên Hàn Quốc
học hết cấp III và sau đó khoảng 70% học lên hết các cấp cao hơn. Bên cạnh đó, chính
phủ Hàn Quốc cũng đầu tư cho giáo dục rất lớn với 21% ngân sách nhà nước dàn cho
giáo dục, trong khi tỷ lệ này ở Anh là 4% và Mỹ là 2%. Do vậy, nền giáo dục – khoa
học của Hàn Quốc được OECD đánh giá và xếp hạn thứ ba trong số những nền giáo
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
14
Khóa luận tốt nghiệp
dục tốt nhất thế giới, xếp thứ hai về môn toán và văn học và đứng đầu về tư duy giải

quyết vấn đề. [9; 87]
Thống kê chính thức của chính phủ Hàn Quốc cho thấy, Hàn Quốc là nước có tỷ
lệ học sinh các cấp đăng ký học và tỷ lệ người biết chữ cao nhất thế giới. Nhờ đó đã
tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ cao, không chỉ đáp ứng được đòi hỏi của nền
kinh tế mà còn dư thừa.
1.4.1.2. Trung Quốc
Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường vào năm 1987. Cho đến nay nước này
đã đạt những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội. Sau 20 năm cải cách, Trung
Quốc đã trở thành một trong mười nước có GDP lớn nhất thế giới và liên tục đạt được
tỷ lệ tăng trưởng cao. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đã tăng
gấp bốn lần so với thời gian bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế.
Với việc tiến hành cải cách kinh tế theo chiều sâu, Chính phủ Trung Quốc đã
thực hiện chiến lược đối với cơ cấu kinh tế nhằm giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng
dần tỷ trọng của các nghành công nghiệp và dịch vụ trong GDP, cũng đã bắt đầu đẩy
mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Về thương mại thế giới, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của Trung Quốc năm 2011 đạt hơn 3642 tỷ 60 triệu USD, tăng 22,5% so
với cùng kỳ.
- Các mục tiêu phát triển xã hội được chú trọng:
Chính quyền Trung Quốc ngày 29/11/2011 đã quyết định nâng chuẩn nghèo lên
2.300 nhân dân tệ/năm (361 USD/năm), tăng 92% so với năm 2009. Với quy định mới
này, sẽ có khoảng 100 triệu người dân vùng nông thôn Trung Quốc được xếp vào diện
cần xóa đói giảm nghèo, ước tính chiếm khoảng 7,7% dân số. Đây là một trong những
mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc và họ đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực để giải
quyết vấn đề nghèo đói của dân cư. Cùng với việc kết hợp cải cách trong nông nghiệp,
phát triển các doanh nghiệp hương trấn, mở cửa và hội nhập kinh tế, khuyến khích sản
xuất kinh doanh, nền kinh tế của Trung Quốc đem lại những lợi ích rõ rệt cho người
nghèo…
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
15

Khóa luận tốt nghiệp
Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn vốn con người cũng là một nhiệm vụ
được chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng. Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh lại
cơ cấu giáo dục theo hướng tăng cường giáo dục cơ sở, trước mắt là xóa bỏ nạn mù
chữ; phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng và kỹ năng
của công nhân và cán bộ trung cấp; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục đại học
và sau đại học. Chính phủ Trung Quốc còn có những chính sách gửi những sinh viên
ra nước ngoài đào tạo và thu hút các sinh viên đã học xong trở về nước làm việc với
phương châm “ủng hộ sinh viên đi du học nước ngoài, cho phép và khuyến khích họ
trở về”. Liên tục trong hai thập kỷ qua Trung quốc đã vươn lên đứng vị trí hàng đầu
thế giới về tỷ lệ tăng trưởng cao, kéo theo đó là sự phát triển về mọi mặt trong đời
sống kinh tế xã hội của nước này.
Tuy nhiên, đã nảy sinh một số bất cập trong việc giải quyết các vấn đề xã hội
trong quá trình tăng trưởng:
- Sự phân hóa giàu nghèo gia tăng: Sự phát triển kinh tế tập trung ở nhiều vùng,
miền nhất định đã dẫn tới phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc theo khu vực, thành
thị - nông thôn và các tầng lớp dân cư. Thực trạng phân hóa giàu nghèo không những
ảnh hưởng tới các thành tựu tăng trưởng kinh tế kết hợp xã hội mà còn tác động tiêu
cực đến mục tiêu hiện đại hóa đất nước và làm cho đại đa số người dân không nhận
thức được những lợi ích mà họ đáng được hưởng.
Chính vì vậy, vấn đề thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền và các tầng lớp
dân cư đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới.
- Môi trường sinh thái bị phá vỡ: Để đáp ứng sự phát triển nhanh của nền kinh tế,
Trung Quốc đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên và không có các chính sách thích
đáng để bảo vệ môi trường. Hậu quả là hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mức
độ ô nhiễm ở các thành phố lớn đã lên tới mức báo động từ nhiều năm nay. Sự gia tăng
các hoạt động kinh tế cùng với việc sự dụng các công nghệ sản xuất còn lạc hậu với
năng lượng dùng chủ yếu là than đá đã làm tăng lượng chất thải đưa vào không khí…
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
16

Khóa luận tốt nghiệp
1.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về KT-XH và
quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt,
đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông.
Thành phố luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng
cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; thu ngân sách tăng khá, là một trong
những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn.
Qua 5 năm thực hiện đề án “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn
đề xã hội” (2007-2011), Thành phố Đà Nẵng về tình hình kinh tế năm 2011: kinh tế
thế giới tiếp tục suy thoái, Việt Nam thực hiện cắt giảm đầu tư công, lạm phát tiếp tục
tăng cao. Trước thách thức đó, Lãnh đạo thành phố chỉ đạo sát sao và kịp thời, cùng
với sự vươn lên của các ngành, các cấp khắc phục những khó khăn đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh, đưa KT-XH của thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển.
Tổng sản phẩm trong nước - GDP năm 2011 (giá so sánh 1994) của thành phố
Đà Nẵng ước đạt 13.178,8 tỷ đồng, tăng 10,85% so cùng kỳ năm 2010 (tốc độ GDP
năm 2010 so với năm 2009 là: 12,26%). Trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng
3,51%, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 9,93% và khu vực dịch vụ tăng 11,9% so
với năm 2010. GDP tăng 10,85% do các khu vực kinh tế đóng góp như sau: Nông lâm
thủy sản giảm 0,08%; Công nghiệp, xây dựng tăng 4,32%; Dịch vụ và thuế nhập khẩu
tăng 6,45%. Năm 2011, một số chỉ tiêu KT-XH thành phố tuy chưa đạt kế hoạch đề ra,
song trong bối cảnh đất nước và thế giới như hiện nay, với kết quả đạt được đã đánh
dấu sự thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố giao là phát
triển KT-XH, ổn định và nâng cao đời sống dân cư.
Thành phố Đà Nẵng đã giải quyết việc làm cho hơn 161 nghìn lao động trong độ
tuổi, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 32 nghìn lao động và cũng đã
đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề cho người lao động. Đến nay toàn Thành phố có 53

cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng nghề, 8 trường trung cấp nghề, 14 trung
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
17
Khóa luận tốt nghiệp
tâm dạy nghề và 27 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Trong 5 năm qua đã tuyển sinh
dạy nghề cho hơn 168 nghìn học sinh - sinh viên; quy mô ngành nghề được đào tạo
cũng phát triển với 122 nghề…
Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp
bách trước mắt, vừa cơ bản, lâu dài của Đảng, chính quyền, Mặt trận, các hội, đoàn thể
thành phố; tháng 1/2005 UBND thành phố đã phê duyệt quyết định số 41/2005/QĐ-
UBND ban hành đề án giảm nghèo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2005-2010.
Đề án phấn đấu đến năm 2010 tăng thu nhập bình quân của người nghèo, giảm số
hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 2,3% đến 3%, (tương ứng với 3.500-4.000 hộ); đến
cuối năm 2010, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn mức hiện nay của thành phố
(vùng nội thành là 300.000 đ/người/tháng, vùng nông thôn là 200.000 đ/người/tháng).
Đề án đã xây dựng 10 chính sách và giải pháp để hỗ trợ người nghèo tiến tới
giảm nghèo một cách đồng bộ: hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ nhà ở, điện,
nước sinh hoạt ; hỗ trợ giáo dục ; hỗ trợ y tế ; đào tạo nghề và giải quyết việc làm;
hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho hộ nghèo; định
canh-định cư; tuyên truyền, giáo dục; đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói, giảm
nghèo.
Củng cố hệ thống y tế xã, phường. Đến 2005 đạt 40% và 2008 đạt l00% xã,
phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Xây dựng mới các Bệnh viện chuyên khoa (nha,
phụ sản, ung bướu ). Xây dựng trung tâm phẫu thuật hiện đại lồng ghép với sự hình
thành Bệnh viện đa khoa mới. Tăng cường đào tạo cán bộ y tế chuyên sâu, trang bị
những máy móc hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thành
phố và khu vực. Chuẩn bị triển khai đề án hình thành trường Đại học Y khoa tại thành
phố trong giai đoạn 2006-2010.
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Phú Thọ
Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song qua một năm nỗ lực

phấn đấu, tích cực thực hiện các giải pháp của ngành Lao động – Thương binh và Xã
hội Phú Thọ, chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Trong đó có việc thường xuyên cập nhật và nắm chắc tình hình đói
nghèo, tập trung quan tâm các xã, thôn bản khó khăn; triển khai các hoạt động giám
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
18
Khóa luận tốt nghiệp
sát, truyền thông trong thực hiện chương trình giảm nghèo, tổ chức thực hiện hiệu quả
các mô hình giảm nghèo và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo.
Chính vì vậy mà trong năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Phú Thọ đã giảm từ 16,55%
xuống còn 14,12% (giảm 2,43%).
Đạt được kết quả trên, Phú Thọ còn phải tập trung mọi nguồn lực, thực hiện đa
dạng hóa nguồn vốn huy động, bố trí đầy đủ nguồn vốn, lồng ghép các chính sách
giảm nghèo đặc thù với các dự án. Đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả và thực hiện đảm bảo các
chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo như: hỗ trợ giáo dục – đào tạo, mua thẻ BHYT cho hộ
nghèo và cận nghèo, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động
nông thôn, hỗ trợ xuất khẩu lao động; chính sách cho vay tín dụng ưu đãi, hướng dẫn
cách làm ăn và khuyến nông lâm ngư, chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo. Cùng
với đó là luôn theo dõi sát tình hình thiếu đói giáp hạt tại các địa phương có tỷ lệ hộ
nghèo cao, thiệt hại do thiên tai và tình hình khó khăn do giá cả tăng cao để tham mưu
cho UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời hoạt động cứu trợ, khắc phục.
Sở Lao động – Thương binh xã hội Phú Thọ chú trọng tới giải pháp tiếp tục tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”, Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm – dạy nghề giai đoạn 2012 –
2015. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã
hội về học nghề, lập nghiệp, thông tin kịp thời về hiệu quả hoạt động dạy nghề. Tăng
cường cơ sở vật chất cho dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động trong tỉnh.
Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề, nhất là dạy

nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, Sở Lao động – TBXH đã tăng cường
và đổi mới phương pháp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở dạy nghề trên địa bàn
tỉnh, gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp huyện, xã trong việc xây dựng kế
hoạch, lựa chọn nghề đào tạo, đảm bảo thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của
lao động nông thôn. Đồng thời, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm, tăng năng suất, tăng
giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động nông
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
19
Khóa luận tốt nghiệp
thôn (không mở các lớp dạy nghề khi không được dự báo nơi làm việc và mức thu
nhập với việc làm có được cho người lao động sau khi học nghề).
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Phú
Thọ đã đào tạo nghề cho gần 8.000 lao động nông thôn, 81% có việc làm đúng nghề,
trên 4.800 người tự tạo việc làm. Năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức thực hiện thí
điểm 13 mô hình, đào tạo 11 nghề cho 449 lao động tại 11 huyện, thành phố, thị xã.
Trong đó, nổi lên một số mô hình, những nghề đặc thù gắn với các làng nghề như nuôi
rắn thương phẩm; chăm sóc, cắt tỉa, uốn cây cảnh; trồng rau an toàn
1.5.3. Kinh nghiệm rút ra đối với thị xã Hương Thủy
Từ thực tiễn, việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng của
các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước được trình bày ở trên, có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập,
phát triển y tế - giáo dục, bảo trợ cho xã hội ở thị xã Hương Thủy như sau:
- Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để người dân có điều kiện
tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường lao động, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo điều
kiện để phát triển xã hội.
- Các ban ngành cần phải có chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp để người dân
dễ dàng tiếp cận với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước hay các tổ chức, ban ngành
nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh từng bước phát triển kinh tế vững mạnh để xóa đói
giảm nghèo một cách nhanh chóng.
- Nâng cao chất lượng hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao

chất lượng cuộc sống.
- Tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về dạy
nghề, giải quyết việc làm, kết hợp các lớp tập huấn kỹ năng làm việc cho người dân và
sử dụng hợp lý lực lượng lao động đã qua đào tạo.
- Luôn coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, nhất là chất lượng
giáo dục, phát triển tri thức không chỉ cho thế hệ trẻ mà cho cả toàn dân, để phù hợp
với xu hướng phát triển chung của cả thế giới.
- Tham gia tích cực, triển khai thực hiện các nội dung, khâu đột phá mà Nghị
quyết Đại hội XI cũng như Đại Hội Đảng các cấp nêu lên tập trung triển khai một số
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
20
Khóa luận tốt nghiệp
chương trình và đề án phát huy vai trò xung kích của người dân trong phát triển KT -
XH của đất nước.
Tóm lại từ những vấn đề lý luận, đề tài cũng đã phân tích kinh nghiệm về việc
giải quyết các vấn đề xã hội ở các nước trên thế giới và các địa phương trong nước,
chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về việc t giải quyết các vấn đề xã hội
trình trong quátại thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào, tạo bước đầu
để phân tích thực trạng, hình thành giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kết
hợp giải quyết các vấn đề xã hội.
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
21
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH
TĂNG TRƯỞNG CỦA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ HƯƠNG
THỦY
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Thủy là thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 5 phường và 7 xã, trung
tâm tại thị trấn Phú Bài. Thị xã Hương Thủy nằm ở tọa độ 16008’ đến 16030’ vĩ bắc
và 107030’ đến 107045’ kinh đông, phía bắc giáp thành phố Huế, phía tây nam giáp
huyện A Lưới, phía tây giáp thị xã Hương Trà, cách thành phố khoảng 10 km [10].
Là một thị xã nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế có điều kiện
giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong và ngoài tỉnh, có
đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A, đường tránh phía Tây chạy qua địa bàn thị xã nối
Thành phố Huế với các tỉnh phía bắc và đường Hồ Chí Minh. Đặc biệt, có sân bay Phú
Bài là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và giao lưu văn hóa, kinh tế để thị xã
Hương Thủy đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Thị xã Hương Thủy có địa hình khá phức tạp và đa dạng, bị cắt bởi nhiều sông
suối, thác ghềnh, có chiều rộng dọc theo quốc lộ 1A từ Thành phố Huế đến huyện Phú
Lộc và chiều dài chạy theo hướng đông tây từ huyện Phú Vang đến huyện Nam Đông.
Địa hình thị xã có thể chia thành ba vùng chính:
+ Vùng núi : Nằm ở phía tây nam gồm 2 xã (Phú Sơn, Dương Hòa), chiếm 75%
diện tích toàn thị xã. Phần địa giới xã Dương Hòa phía tây sông Tả Trạch có nhiều đồi
núi cao (gần 800m) nên rất khó khăn cho việc giao thông đi lại và phát triển KT - XH.
+ Vùng đồng bằng là một dải đất hẹp, từ phía đông quốc lộ 1A đến sông Như Ý,
sông Đại Giang được bù đắp bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó, gồm ba xã
(Thủy Thanh, Thủy Vân, Thủy Tân) và phường Thủy Lương. Vùng này chiếm 10%
diện tích tự nhiên của thị xã, đất khá bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển cây lúa
nước.
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
22
Khóa luận tốt nghiệp
+ Vùng bán sơn địa là vùng tiếp giáp hai vùng núi cao, bao gồm ba phường
(Thủy Dương, Thủy Phương và Thủy Châu), hai xã (Thủy Bằng và Thủy Phù). Đây là
vùng chiếm 15% diện tích tự nhiên của toàn thị xã, vừa có đất đồng bằng, vừa lợi cho
việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, có nhiều thắng cảnh đẹp tạo điều kiện phát
triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Tóm lại, địa hình thị xã Hương Thủy tuy có một số mặt thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nhưng vẫn còn khó khăn ở chỗ đồi núi nhiều nhưng bạc màu, không có
biển và đầm phá, diện tích đất nông nghiệp nhỏ, đồng ruộng thấp.
2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
+ Khí hậu:
Thị xã Hương Thủy có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Nhiệt độ bình quân năm
25-27
o
C, nhiệt độ trung bình năm cao nhất vào tháng 7 khoảng 29,9
o
C, nhiệt độ trung
bình năm thấp nhất vào tháng 1 khoảng 19,9
o
C. Lượng mưa trung bình hằng năm
2844mm. Lượng mưa phân bố không đều, thường xuất hiện bão – lũ lụt từ tháng 8 đến
tháng 11. Tháng 5 đến tháng 7 là những tháng ít mưa và hay xảy ra hạn hán. Độ ẩm
không khí trung bình trong nămlà 85 – 90%, tháng 12 có độ ẩm cao nhất (90%), tháng
7 có độ ẩm thấp nhất là (72%). Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp là: Gió mùa Tây Nam đem theo không khí khô và nóng, gió
mùa Đông Bắc gây mưa kéo dài.
+ Thủy văn:
Chế độ thủy vực của thị xã chịu ảnh hưởng của các sông: Tả Trạch, Lợi Nông,
Như Ý…và các hồ chứa nước (tự nhiên và nhân tạo) phục vụ cho công tác thủy lợi
trên địa bàn thị xã như: hồ Phú Bài, hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa…
Sông Tả Trạch dài 70km, diện tích lưu vực sông là 1800 km, chảy qua các xã
như: Dương Hòa, Thủy Bằng với chiều dài khoảng 30 km, với toàn bộ vùng đồi núi
nên sông Tả Trạch đã gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của người dân Hương
Thủy.
Sông Lợi Nông: chảy qua cánh đồng của các xã Thủy Dương, Thủy Phương và
Thủy Châu và đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu.

SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
23
Khóa luận tốt nghiệp
Sông Như Ý: là một nhánh của hạ lưu sông Hương, có tác dụng phân tán nước về
vùng đồng bằng Hương Thủy, chiều dài của sông chảy qua các xã Thủy Vân, Thủy
Thanh và Thủy Châu.
Mặc dù địa hình, thổ nhưỡng của thị xã không thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp nhưng với nguồn nước khá dồi dào thì hằng năm sản lượng nông nghiệp của thị
xã vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thị xã.
2.1.1.3.Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản
+ Tài nguyên đất:
Qua bảng 2.1, ta thấy tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã là 45602 ha, được chia
thành các loại đất sau: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đất chuyên dụng, đất khu dân
cư, đất chưa sử dụng. Do địa bàn thị xã Hương Thủy vừa là đồng bằng vừa miền núi,
vừa là vùng bán sơn địa nên có nhiều loại đất khác nhau.
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của huyện năm 2011
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Diện tích đất tự nhiên 45 602,0 100
1.1 Đất nông nghiệp 5 390,9 11,82
1.2 Đất lâm nghiệp 28 414,4 62,31
1.3 Đất chuyên dùng 9 333,6 20,47
1.4 Đất khu dân cư 1 661,6 3,64
1.5 Đất chưa sử dụng 453,5 1
Nguồn: [11].
+ Tài nguyên rừng:
Đất lâm nghiệp hiện nay là 28.414,4 ha chiếm 62,31% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó rừng tự nhiên là 10.414,4 ha chiếm 36,65%, rừng trồng là 18.000,0 ha chiếm
63,35%. Rừng tự nhiên với các loại gỗ nhóm 4 – 5 và các loại cây làm nguyên liệu
như lá nón, mây, tre, nứa… phục vụ cho ngành tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ. Rừng
trồng chủ yếu là keo, thông nhựa, bạch đàn…

+ Khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã gồm: vàng sa khoáng, sắt và đặc biệt
là đất sét có khá phổ biến ở nhiều nơi như phường Thủy Châu, phường Phú Bài, xã
Thủy Tân, xã Phú Sơn đa dạng về nguồn gốc như sét phong hóa từ đá phiến sét, sét bột
kết, sét trầm tích, phổ biến hơn cả là sét phong hóa. Về màu sắc, có sét trắng, sét vàng,
SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
24
Khóa luận tốt nghiệp
sét màu tím, màu xanh, màu vàng chanh,…có giá trị sử dụng tốt cho công nghiệp gốm
sứ, sản xuất vật liệu xây dựng.
Ngoài sét ra, trong nhóm khoáng sản kim loại, còn có nhiều loại khác được phân bố
rộng và trữ lượng lớn như cao lanh, đá cát kết, đá granit, cuội sỏi, sạn, cát… được dùng làm
nguyên liệu cho công nghiệp và vật liệu xây dựng.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
a. Về dân số:
Năm 2011, dân số trung bình toàn thị xã là 98.929 người, mật độ 217 người/km,
tỷ lệ tăng tự nhiên là 9,81%. Dân cư phân bố không đồng đều: có những xã mật độ dân
cư cao như Thủy Vân là 1314 người/km
2
,Thủy Thanh 984 người/km
2
,…Vùng gò đồi
có mật độ dân cư thấp, điển hình như xã Dương Hòa có 7 người/km
2
, Phú Sơn 46
người/km
2
. Dân cư nông thôn có 41909 người chiếm 42,36% dân số toàn huyện.
b. Về nguồn lao động:

SVTH: Đoàn Thị Tuệ Hiền
25

×