Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2012 ở xã hồng lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.14 KB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Kinh tế phát triển, trường
Đại học Kinh tế Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức
bổ ích và lý thú về kinh tế học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy
giáo PGS.TS Hoàng Hữu Hoà - người đã trực tiếp chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân xã Hồng Lộc- huyện Lộc
Hà- tỉnh Hà Tĩnh”.
Xin cảm ơn cán bộ ủy ban nhân dân xã Hồng Lộc – huyện Lộc hà – tỉnh Hà Tĩnh
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp một số tài liệu liên quan. Và chân thành
cảm ơn đến người thân và bạn bè, những người luôn động viên, góp ý giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng tôi không thể tránh khỏi sai sót do hạn chế về tri
thức cũng như về thời gian, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía thầy cô
và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Mai Đình Phong
MỤC LỤC
DANH MỤC
CÁC CHỮ VIỆT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
Chữ viết tắt Diễn giải
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
SL Số lượng
CC Cơ cấu
NS Năng suất
PNN Phi nông nghiệp
NN Nông nghiệp
LĐ Lao động
ND Nông dân


BQNK Bình quân nhân khẩu
BQLĐ Bình quân lao động
CSHT Cơ sở hạ tầng
CNH-HĐH Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
TLSX Tư liệu sản xuất
BQ Bình quân
DT Diên tích
BQDT Bình quân diện tích
BVTV Bảo vệ thực vật
KHKT Khoa học kĩ thuật
CSHT Cơ sở hạ tầng
UBND Uỷ ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500m
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ năm 2005 – 2008
Bảng 2 : Tình hình sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây (2003-2011)
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 9 năm (2002-2011)
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc Hà qua 3 năm (2010-2012)
Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc qua 3 năm (2010-2012)
Bảng 6: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc qua 3 năm (2010-2012)
Bảng 7 : Tình hình CSHT và trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất của xã Hồng Lộc
Bảng 8: Tình hình phát triển kinh tế của xã Hồng Lộc qua 3 năm 2010-2012
Bảng 9 . Tình hình sản xuất lạc của xã Hồng Lộc giai đoạn 2010-2012
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra xã Hồng Lộc
Bảng 11: Diện tích gieo trồng lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012
Bảng 12: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra
Bảng 13: Tình hình sử dụng giống lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012

Bảng 14:Chi phí sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2009 của các hộ điều tra(BQ/Sào)
Bảng 15: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Đông Xuân của các hộ điều tra 2012
Bảng16. Kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra vụ Đông Xuân năm 2012(BQ/sào)
Bảng 17: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 của các hộ điều tra
Bảng 18: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông
Xuân của các hộ điều tra năm 2012
Bảng 19: Ảnh hưởng của nhân tố công lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ
Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012
Bảng 20: Tình hình tiêu thụ và sử dụng lạc của các hộ điều tra (BQ hộ)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những
sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn
định xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển
nông nghiệp. Từ một quốc gia nghèo đói thiếu lương thực, Việt Nam đã giải quyết được
nhu cầu về lương thực trong cả nước và đứng thứ hai về xuất khẩu gạo sau Thái Lan qua
đó người nông dân có thêm điều kiện chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh
tế cao: cây lạc, cây mía, cây đậu, cây khoai lang … Cây lạc là cây trồng khá phổ biến ở
nước ta nhất là ở khu vực miền Bắc có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình sinh trưởng và phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.
Hồng Lộc là một xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh với hầu hết diện tích đất địa hình tương
đối bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông
nghiệp màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát triển, hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ
cho công tác tưới tiêu nước cho sản xuất. Từ những điều kiện thuận lợi đó giúp cho người
dân phát triển cây lạc, mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây lạc còn là cây trồng
đem lại giá trị dinh dưỡng cao và là sản phẩm để phục vụ cho ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm.
Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp làm cho hạn hán, mưa lũ

xảy ra làm cho người nông dân không phản ứng kịp. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố
đầu vào như giống, phân bón, vôi, thuốc BVTV còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm
bảo nhiều hộ gia đình còn sử dụng giống tự có, quy trình kỹ thuật còn thụ động bảo thủ
theo kiểu truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn lúng túng. Chính điều
này làm cho hoạt động sản xuất lạc của người dân địa phương xã Hồng Lộc chưa tương
xứng với tiềm năng trên địa bàn, với đồng vốn bỏ ra. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn
đề tài: “Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân 2012 ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà,
tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lạc và hiệu quả sản xuất lạc;
- Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012 ở xã Hồng Lộc, huyện
Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
- Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất lạc
ở địa phương;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy
những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân trong
thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân.
- Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân người dân trồng lạc ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Hồng Lộc
- Về thời gian: Số liệu thu thập trong giai đoạn 2010-2012, đánh giá hiệu quả sản
xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2012; đề xuất giải pháp đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Là phương pháp nhằm nhận
thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng
phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách
khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát
triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau.

- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo cáo phát triển kinh tế xã
hội, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Hồng Lộc, UBND huyện Lộc Hà.
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn 40 hộ
sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội
dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Hệ thống hoá các số liệu dưới
dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm,
các cán bộ lãnh đạo am hiểu về lĩnh vực này
Trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu tôi đã hết sức cố gắng nhưng do còn hạn
chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót
kính mong quý thầy cô và bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC
1.1.1 Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 . Hiệu quả
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại lượng so sánh với
thành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được hiệu quả đó xem cao hay là
thấp. Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá trình lao động.
- Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và
hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu
quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lợi nhuận, được
đánh giá bằng số lương thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là số
lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
- Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, là sự phản
ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ
tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm

đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử
dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất.
1.1.1.2 . Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Sau khi xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra, ta tính được hiệu quả
kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được biểu hiện bằng số tương đối cường độ, quan hệ so
sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào.
• Dạng thuận (toàn bộ): H=Q/C
• Dạng thuận (cận biên): Hb=∆Q/∆C
• Dạng nghịch (toàn bộ): h=C/Q
• Dạng nghịch (cận biên): hb=∆C/∆Q
Trong đó:
H là hiệu quả
Q là lượng kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra hoặc các yếu tố đầu vào
∆Q là lượng kết quả tăng thêm
∆C là lượng chi phí hoặc đầu vào tăng thêm.
1.1.2 Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
• Các chỉ tiêu chi phí đầu vào:
Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, bao gồm
chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể công lao động gia đình và khấu hao sản
phẩm nông nghiệp.
Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chi tiêu bao gồm chi phí trung gian, khấu hao tài
sản cố định và hao phí lao động.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lạc
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả :
- Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO/ha): Là chỉ tiêu biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất
định tính trên 1 ha.
Trong đó:

GO: Tổng giá trị sản xuất
- Giá trị tăng trên một đơn vị diện tích (VA/ha): Chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị
sản xuất và chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích nhất định.
Trong đó:
VA: Giá trị gia tăng
- Năng suất lạc (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lạc trên
một đơn vị diện tích gieo trồng.
N=Q/S
Trong đó:
Q: Tổng sản lượng lạc trong năm;
S: Diện tích gieo trồng lạc;
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng
chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng
chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết trong một
đồng giá trị sản xuất thu được có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc
1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc
Cây lạc có tên Latinh là: Arachis hypogea L.
Vào khoảng thế kỷ thứ XV cây lạc được đưa từ Braxin sang Châu Phi cùng với
các thuyền buôn. Từ Châu Phi lạc được đưa sang Châu Á và Nam Châu Âu (Ý, Tây Ban
Nha). Từ Châu Âu lạc được đưa sang Bắc Mỹ. Từ Châu Á (Trung Quốc) lạc được đưa
sang Nga và các nước Đông Âu. Ở nước ta, cây lạc được đưa từ Trung Quốc sang vào
khoảng đầu thế kỷ thứ XIX.
Lạc có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng rộng rãi trên thế giới, được xếp thứ 13
về diện tích các cây thực phẩm của thế giới.
1.2.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc
1.2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là nguồn thức ăn giàu về

dầu lipit và prôtêin, thành phần sinh hoá của lạc có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, vào
sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố
không bình thường như: Sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh
hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc.Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng trong
hạt lạc cho phép xếp lạc vào những hạt có nhiều chất béo, với tỷ lệ trung bình là 50%, và
có nhiều chất đạm với tỷ lệ trung bình là 20%.
Do có nhiều thành phần dinh dưỡng, cho nên lạc có thể thay thế một phần thịt, cá,
trong bữa ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp chủ yếu chất béo, chất đạm trong các bữa
ăn của người theo đạo Phật.
Mặt khác, lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng.
Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già rang, nấu ), ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để
chế biến nước chấm và thực phẩm khác. Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm phát
triển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu,
bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc
1.2.2.2. Giá trị kinh tế
 Giá trị trong nông nghiệp
* Giá trị chăn nuôi
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân
lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc.
Hạt lạc sau khi ép lấy dầu, còn lại khô dầu. Khô dầu là loại thức ăn tinh cung cấp
chất đạm rất tốt cho gia súc.
Vỏ quả lạc, nghiền nhỏ thành bột, có thể trộn với các loại rau, cỏ làm thức ăn thô
cho gia súc. Vỏ lạc còn được dùng làm chất độn chuồng rất tốt cho lợn.
Thân và lá lạc là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng cho gia súc. Cây lạc chứa
đến 47% chất đường bột; 11,5% chất đạm; 1,8% chất béo; tính theo trọng lượng khô.
* Giá trị trồng trọt
Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các nước
nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp
thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất.
Lạc thuộc nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, lại có thể trồng được trên nhiều loại

đất khác nhau cho nên nông dân đã sử dụng lạc là cây tăng vụ ở tất cả các vùng từ đồng
bằng đến trung du, miền núi.
Sau khi thu hoạch rễ cây lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn. Lượng đạm
này làm tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất làm tăng
chất dinh dưỡng trong đất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các chân đất bạc màu.
 Giá trị trong công nghiệp
Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế
biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm
dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật ), ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn
cho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm. Dầu lạc được sử dụng trong công nghiệp chế
biến xà phòng. Vỏ quả lạc có nhiều chất xơ, có thể dùng làm chất đốt, làm nguyên liệu để
chế biến sợi nhân tạo và ủ lên men để chế biến thành rượu.
Hạt lạc được sử dụng nhiều trong công nghệ làm bánh, kẹo, bơ, mỳ ăn liền.
 Giá trị xuất khẩu
Lạc là một trong những cây trồng chủ yếu và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam 70% sản lượng lạc dành cho xuất khẩu(54.6
nghìn tấn vào năm 2006), đứng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn của thế giới.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
1.3.1.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
* Về đất đai
Lạc có khả năng thích ứng lớn đối với các loại đất khác nhau. Có thể nói lạc là loại
cây trồng không có yêu cầu nghiêm khắc đối với các đặc tính của đất. Nhưng đối với cây
lạc phù hợp với các loại đất cát pha, nhẹ, xốp, sáng màu. Đất trồng lạc tốt nhất là các
chân đất thoát nước tốt, kết cấu xốp và mịn, chưa bị rửa trôi màu.
Lạc phát triển tốt trên các chân đất có phản ứng trung tính, tốt nhất là độ pH của
đất không thấp dưới 6. Nếu đất chua, pH dưới 5 thì cần phải bón vôi. Lạc chịu được đất
mặn vừa, ưa thích chân đất có chất vôi.
Lạc sinh trưởng và phát triển tốt trên đất sạch cỏ. Đặc biệt yêu cầu đất sạch cỏ vào
lúc mới mọc.
* Về nhiệt độ

Lạc là loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, phát triển thích hợp trong điều
kiện khí hậu ấm áp, cây lạc không chịu được rét. Nhiệt độ xuống đến dưới 10C, cây con
bị chết, dưới 30C quả thu hoạch có hạt bị mất sức nảy mầm.
Thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển lạc là từ 24-330C, nhiệt độ giới hạn
dưới cho nảy mầm là 120C .
* Về nhu cầu đối với nước và độ ẩm
Nước và độ ẩm, nhất là độ ẩm là điều kiện chủ yếu đảm bảo cho sinh trưởng và
phát triển của cây lạc. Ở các vùng trồng lạc thích hợp, lượng mưa trung bình hàng năm
vào khoảng 1000-1300 mm là đủ.
* Nhu cầu đối với ánh sáng
Cây lạc có phản ứng nhất định đối với tác động của ánh sáng. Các thời kỳ sinh
trưởng khác nhau có phản ứng khác nhau đối với ánh sáng.Số giờ nắng/ngày có ảnh
hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên
200 giờ/tháng.
Vậy trong các yếu tố khí hậu thì ánh sáng là yếu tố ít ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và khả năng cho năng suất của lạc hơn so với yếu tố khí hậu khác.
1.3.2. Các nhân tố thuộc về sinh học
 Giống
Thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy là một giống tốt cần có đủ 3 đặc điểm: cho
năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Vì vậy, để
đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng lạc cần lựa chọn giống thích hợp với điều kiện cụ thể
của từng nơi trồng lạc.
 Dinh dưỡng khoáng
Lạc yêu cầu thấp về dinh dưỡng khoáng, do đó lạc không đáp ứng với lượng phân
khoáng cao. Bón từ 75- 150kg/ha, trong đó chủ yếu là lân (P) coi như là đủ đối với cây
lạc.
 Vôi
Lạc rất cần vôi. Khi thiếu vôi, cây lạc có nhiều quả không có hạt. Vôi giúp cho lạc
huy động được kali, làm cho quả chắc, hạt đầy. Trên các chân đất chua được bón vôi thì
quả chắc tăng lên, tỷ lệ quả lép ít đi.

1.3.3. Yếu tố kinh tế xã hội
 Thị trường và giá cả tiêu thụ
Giá cả và thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc của
người nông dân. Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị tư
thương ép giá, giá bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp, vì
vậy việc tiêu thụ còn gặp khó khăn. Mặt khác, giá các yếu tố đầu vào như giống, phân
bón … ngày càng tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của người sản
xuất có phần suy giảm.
Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu thông tin về thị trường, không hiểu được thị
trường mua một số sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng làm cho chi phí cho
người sản xuất của người nông dân tăng lên, mức lợi nhuận thu về ít, người dân thường
“lấy công làm lãi”.
 Vốn
Đối với người nông dân thường thiếu vốn để sản xuất nên việc chuẩn bị vật tư còn
gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là có gì dùng nấy, trang bị kỹ thuật thô sơ lạc hậu nên việc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp khó khăn. Việc đầu tư cho cây lạc so với nhiều cây
trồng khác còn thấp, mà chủ yếu là đầu tư lao động sống.
 Tập quán canh tác
Cây lạc là cây truyền thống lâu đời từ xa xưa, ở đâu cũng trồng lạc. Qua nhiều
năm sản xuất người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng những loại cây trồng
nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kỳ gieo trồng thích hợp.
Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ làm cho người dân đã nhận
thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng năng
suất cây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người dân sản xuất về giống, khâu
làm đất, các biện pháp chăm sóc …
 Điều kiện về chủ trương chính sách
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với người nông dân trong việc hỗ trợ về
vốn, đầu ra cho người nông dân, thông qua rất nhiều chính sách về thuế, đất đai.
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Hiện nay, lạc được trồng trên 100 nước và sản lượng đạt 53,38 triệu tấn. Châu Á là
nơi có diện tích trồng và sản lượng lạc cao nhất, chiếm trên 60% sản lượng của thế giới.
Châu Phi đứng thứ hai chiếm 30%, các châu lục khác rất ít Ấn Độ là nước đứng đầu thế
giới về diện tích trồng lạc (trên 8 triệu ha) tiếp theo là Trung Quốc. Năng suất lạc ở
Trung Quốc khá đồng đều ở các vùng. Diện tích trồng lạc ở Đông Nam Á không nhiều,
chỉ chiếm 12,61% diện tích thu hoạch và 12,95% sản lượng lạc của châu Á.
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ năm 2007-2010
Chỉ tiêu/năm 2007 2008 2009 2010
Diện tích (triệu ha) 26,96 24,67 25,45 25,06
Năng suất (tấn/ha) 1,81 1,87 2,00 2,09
Sản lượng (triệu tấn) 48,93 46,25 51,00 53,38
( Nguồn: PAS, USDA 2010)
1.4.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và
được chia theo các vùng sinh thái ở hai miền Nam, Bắc. Diện tích, năng suất và sản
lượng lạc không ngừng phát triển. Năm 2000, diện tích lạc cả nước ta chỉ 243.8 nghìn
ha, với năng suất 16.7 tạ/ha. Nhưng đến năm 2005 đã đạt diện tích 269.6 nghìn ha, năng
suất 18.1 tạ/ha. Do lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, hơn nữa yêu cầu về đất đai
không quá khắt khe nên phù hợp với điều kiện nước ta.
Bảng 2 : Tình hình sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây (2003-2011)
Chỉ tiêu 2003 2005 2007 2009 Sơ bộ
2011
Diện tích(nghìn ha) 243.8 269.6 254.5 245.0 223.7
Sản lượng(nghìn tạ) 4062 4893 5100 5109 4659
Năng suất( tạ/ha) 16.7 18.1 20.0 20.9 20.8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích lạc bị thu hẹp, năm 2011 chỉ còn 223.7
nghìn ha trong cả nước, một phần do sự chuyển cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng
lạc sang một số loài cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, một phần do sự chuyển đổi đất sản
xuất nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp và quy hoạch phát triển nông thôn

mới. Tuy diện tích bị thu hẹp nhưng năng suất lạc lại cao hơn những năm trước,20.8 tạ/ha
(năm 2011) do các tiến bộ khoa học kĩ thuật và áp dụng tốt các quy trình trồng, chăm sóc
và thu hoạch lạc vào sản xuất.
1.4.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh nằm thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Là một tỉnh có tổng số diện tích đất
tự nhiên năm 2008 như sau (602.560 ha), trong đó đất nông nghiệp là 461.833 ha chiếm
76,65%, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Để nắm được tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm 2006-2008 ta xét
bảng 3 dưới đây.
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hà Tĩnh qua 9 năm (2002-2011)
Chỉ tiêu/ năm 2002 2004 2006 2008 2010 2011
Diện tích (nghìn ha) 18.9 21.4 20.3 20.6 19.4 18.0
Sản lượng (nghìn tạ) 331 374 373 446 410 385
Năng suất (tạ/ha)
18 17 18 22 21 21
(Nguồn: Tổng cục thống kê: gso.gov.vn)
Nhìn vào bảng số liệu 3 ta thấy: Diện tích đất trồng lạc tăng vào giai đoạn 2002-
2004, tuy nhiên lại giảm nhanh qua các năm tiếp theo. Năm 2004 là 21,4 nghìn ha, năm
2006 là 20.3 nghìn ha giảm 1,1 nghìn ha so với năm 2006. Năm 2011 là 18 nghìn ha giảm
3,4 nghìn ha so với mức cao nhất trong 9 năm. Diện tích trồng lạc của tỉnh giảm là do Hà
Tĩnh mới lên thành phố đang chú tâm phát triển công nghiệp hóa, một phần diện tích đất
nông nghiệp chuyển sang để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp khác. Làm cho
diện tích trồng lạc của toàn tỉnh cũng có xu hướng giảm, mặt khác do năm 2006-2007
việc xuất khẩu lạc bị hạn chế gặp nhiều khó khăn làm cho người dân hoang mang chuyển
sang trồng các loại cây trồng khác như đậu tương, ngô, khoai, sắn … và chú trọng việc
đầu tư phát triển cây lúa nước.
1.4.4. Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc Hà
Là huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 11.830 ha, dân số hơn 8,3 vạn
người. Là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, có địa hình thuộc vùng bán sơn địa rất
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là rất thích hợp với các loại cây

trồng như: lúa, màu, rau, cây công nghiệp ngắn ngày trong đó có cây lạc.
Tính riêng năm 2010, trên toàn huyện, diện tích trồng lạc là 1600 ha, với sản
lượng đạt xấp xỉ 4000 tấn, chiếm 10% của toàn tỉnh , tương ứng với 10% diện tích trồng
lạc của tỉnh. Tuy diện tích trồng lạc năm 2012 không thay đổi nhiều so với năm 2007
nhưng sản lượng và năng suất thì có giảm , giảm từ 2.48 tạ/ ha xuống còn 2.2 tạ/ha .
nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại kéo dài làm anh hưởng
đến năng suất lạc của các hộ dân.
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở huyện Lộc hà qua 3 năm (2010-2012)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Diện tích Ha 1600 1650 1570
Năng suất Tạ/ ha 2.5 2.48 2.2
Sản lượng Tạ 4000 4100 3500
(Nguồn: UBND huyện)
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hồng Lộc là xã ở vùng Hạ can huyện Can Lộc trước đây và nay là huyện Lộc Hà.
Là vùng bán sơn địa, ở tọa độ: 180,18 vĩ độ bắc, 1050, 54 kinh độ đông.
Phía bắc xã giáp núi Hồng Lĩnh.
Phía nam có sông Yến Giang giáp với xã Ích Hậu
Phía đông giáp xã Tân Lộc
Phía tây nam giáp xã Tùng Lộc
Phía tây giáp xã Phúc Lộc
Phía Đông nam giáp xã Phù Lưu.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa lý của xã Hồng Lộc có nhiều lợi thế: có núi, có sông, có ruộng đồng,
đồi bãi, thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi, dân cư đông nhưng sống quần tụ trên một dải
đất rộng nên có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế. Nghề nghiệp chính của người dân

là trồng cây nông, lâm nghiệp.
2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu
Khí hậu thời tiết có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhưng do dãy núi
Hồng Lĩnh chắn ngang, cận kề ở phía bắc nên chịu ảnh hưởng thời tiết cục bộ, khác với
quy luật chung trong vùng. Đặc biệt là hạn hán và lụt úng rất thất thường. điều này đả tác
động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
2.1.2. Đặc điểm văn hoá – xã hội
Toàn xã có 2414 học sinh ở 4 cấp học, chiếm 28% dân số tự nhiên. Trường mầm
non có 480 cháu, tiểu học có 754 em, THCS có 760 em, THPT có 420 em, có 3 trường
học là trường mầm non, trường tiểu học và THCS.
Trường tiểu học và THCS là trường cao tấng, được xây dựng mới khang trang.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000, trường THCS đạt chuẩn quốc
gia giai đoạn 2 2011-2016.
Có 1650 hộ được dùng nước sạch, 2070 hộ dùng điện, 1800 hộ đã có ti vi, 200 hộ
có máy thu thanh. Đội ngũ cán bộ hưởng lương nhà nước có 21 chức danh, trong đó có
12 đại học, 9 trung cấp. 24 cán bộ thôn xóm gồm mỗi xóm có 2 người là bí thư chi bộ và
xóm trưởng.
Hiện nay toàn xã có 7 thôn được bố trí thành 6 vùng nằm 2 bên trục đường chính
của xã, tỷ lệ tăng dân số hằng năm 0,8 %, số nhân khẩu bình quân trên hộ là 4 người.
Toàn xã là thành phần dân tộc kinh có phong tục tập quán là trồng lúa nước lâu đời. Lao
động hiện dôi thừa, nghề phụ ít, chủ yếu lao động dư thừa đi làm thuê ở các tỉnh phía
Nam.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội
2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Hồng Lộc
Nhìn vào số liệu về tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc được thể hiện ở bảng 4
ta nhận thấy:
Diện tích tự nhiên của xã khá lớn, 2116,29 ha, trong đó hơn 1 nửa là đất dùng cho
sản xuất nông nghiệp, điều đó cho thấy một thực tế là ở đây tỷ lao động trong nông
nghiệp còn nhiều. Trong khi đó, đất dành cho phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ còn ít, chỉ
14,78% tổng diện tích tự nhiên. Để phát triển kinh tế của xã, cần đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế xã, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, nhất là giảm tỷ lệ đất chưa sử dụng,
những vùng đất có khả năng sử dụng thì nên tiến hành khai hoang đem vào sử dụng.
Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất ở xã Hồng Lộc năm 2012
Chỉ tiêu
2012
DT (ha) CC (%)
Tổng DT đất tự nhiên 2116,29 100,00
1. Đất sản xuất NN 1208,85 57,12
- Đất trồng cây hàng năm 545,66 25,78
- Đất trồng cây lâu năm 87,09 4,11
2. Đất phi NN 312,69 14,78
- Đất ở 62,42 2,95
- Đất chuyên dùng 199,82 9,44
- Đất phi NN khác
3. Đất chưa sử dụng 594,75 28,10
- Đất bằng chưa sử dụng 109,53 5,18
- Đất đồi có khả năng khai thác 428,5 20,25
- Núi đá không có rừng cây 56,72 2,68
( Nguồn số liệu UBND xã Hồng Lộc)
2.1.3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012
Nhìn vào bảng ta thấy dân số của xã Hồng Lộc năm vừa qua là 8622 người, được
phân bố đều trong 7 thôn, trong đó tổng lao động của xã chiếm chưa đầy một nửa dân số ,
với 3600 người. Đa số nằm trong độ tuổi lao động với 2900 người, số còn lại nằm ngoài
độ tuổi lao động, những đối tượng này là những người già cả về hưu nhưng vẫn phụ giúp
con cháu hoặc những người làm trong nghề nông, quá tuổi lao động nhưng vẫn còn sức
lao động. Dân số của xã đa số làm trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chiếm 54%, còn
lại là lao động phi nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ hay làm công nhân, lao động trong khu
vực nhà nước…Toàn bộ xã có 2100 hộ, chủ yếu nằm trong diện hộ trung bình, chiếm
51,6%, hộ giàu chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ với 6,9%, còn lại nằm trong diện hộ khá và
nghèo đói. Xã có dân số đông , tuy nhiên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông

nghiệp, do đó tỷ lệ khá giả còn ít. Cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng lao
động trong lĩnh vực CN-XD và dịch vụ để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh
tế của xã nói riêng và cả nước nói chung.
Bảng 6: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Lộc năm 2012
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng( người) CC (%)
Dân số Người 8622
Tổng số lao động Người 3600 100,00
1. LĐ ngoài độ tuổi Người 700 19,44
2. LĐ trong độ tuổi Người 2900 88,56
Phân theo giới tính
- Nam Người 1430 49,00
- Nữ Người 1470 51,00
Phân theo ngành nghề
- LĐ NN LĐ 1593 54,00
- LĐ phi NN LĐ 1307 46,00
3. Số hộ Hộ 2100 100,00
Hộ giàu Hộ 145 6,9
Hộ khá Hộ 455 21,7
Hộ trung bình Hộ 1084 51,6
Hộ nghèo đói Hộ 416 19,8
4. BQNK/HỘ NK/HỘ 4 -
5. BQLĐ/HỘ LĐ/HỘ 1,7 -
( Nguồn thống kê UBND xã Hồng Lộc)
2.1.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất
của xã Hồng Lộc
Phát triển cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế
xã hội của đất nước đặc biệt là cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Tình hình CSHT của xã Hồng Lộc có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã
hội của xã, điều đó được thể hiện qua bảng 7.
Bảng 7 : Tình hình CSHT và trang bị kỹ thuật phục của xã Hồng Lộc

Danh mục ĐVT Số lượng
1. Giao thông
Đường nội xã Km 22
Tỉnh lộ, huyện lộ Km 7,7
2. Thủy lợi
Số hồ đập Cái 1

×