Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

câu hỏi và đáp án môn chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.26 KB, 29 trang )

Contents
Câu 1: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng hình thức TD thương mại so với tăng vốn bằng
hình thức tín dụng thuê tài chính? 2
Câu 2: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng cách liên doanh với DN khác so với tăng vốn bằng
hình thức tính dụng thương mai,? 2
Câu 3: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng hình thức TD nặng lãi so với tăng vốn bằng vay dài
hạn từ NHTM? 3
Câu 4 : Trình bày mối quan hệ giữa tài chính TM và tài chính NH: 3
Câu 5: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa thuế gián thu và thuế trực thu 4
Câu 6: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa thuế trực thu so với lệ phí 4
- Phân biệt thuế - phí, lệ phí 4
Câu 7 : Những đặc trưng khác nhau giữa phí và lệ phí 5
Câu 9: Đặc trưng khác nhau giữa chi tường xuyên so với chi đầu tư phát triển 6
Câu 10 : Mối quan hệ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên trong chính sách phân bổ nguồn lực tài chính của nhà nước
7
Câu 12: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa việc tăng NSNN bằng việc thu thuế so với khoản đóng góp tự
nguyện của cá nhân, tổ chức NN 8
Câu 13 : Cho biết những đặc trưng khác nhau khi NSNN huy động vốn từ thuế so với huy động vốn từ vay ngắn hạn
NHTW 8
Câu 14: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi NSNN huy động vốn từ việc vay ngắn hạn so với huy động vốn từ
việc vay dài hạn 8
Câu 15: Cho biết đặc trưng khác nhau giữa tài sản cố định và tài sản lưu động 9
Câu 16: Liệt kê 10 loại lệ phí khác nhau, cho biết lệ phí là gì? 9
Câu 18 : Cho biết đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng cách liên doanh với 1 DN khác so với sử dụng lợi nhuận
sau thuê bổ sung 10
Câu 19 : Cho biết vôn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn pháp lệnh là gì? 10
Câu 20 : Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa NHNN và NHTM 10
Câu 21: Trình bày biểu hiện về sự phụ thuộc của NHNN VN vào chính phủ 12
Câu 22: Cho biết đặc trưng khác nhau khi NHTW sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc so với công cụ lãi suất tái chiết
khấu 12
Câu 23: Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán? 13


Câu 24: Các đặc trưng khác nhau của quỹ đầu tư dạng đóng và ngân hàng thương mại 13
Câu 25: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa việc tăng NSNN bằng việc thu thuế, bằng vay ngắn hạn từ NHTW,
bằng vay ODA, bằng vay thương mại 14
Câu 26: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa việc tăng NSNN bằng vay ODA và vay theo cơ chế thị trường 16
Câu 27: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu 17
Câu 29: Phân biệt tín phiếu, trai phiếu 18
Câu 30: Trình bày những đặc trưng khác nhau khi ngân sách nhà nước tạo nguồn thu từ việc tăng thuế trực thu, so với
tạo nguồn thu từ phát hành tín phiếu kho bạn để vay ngân sách nhà nước 18
Khái niệm thu ngân sách nhà nước 18
Phát hành tín phiếu 19
Câu 31: Trình bày nhân định cá nhân về hiện tượng doanh nghiệp chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu mới phát
hành so với doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quỹ 19
Câu 32 : Các công cụ điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế NHTW. Với tình hình hiện tại cuả nền kte nước ta thì vận
dụng như thế nào? 22
Câu 33: Lãi suất cơ bản là gì? Các chi phí của lãi suất cơ bản và vai trò củ lãi suất cơ bản? 24
Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 26
Lãi suất là công cụ để khuyến khích tiết kiệm đầu tư 26
Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 27
Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô 27
Lãi suất là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng chiệt để các nguần lực của nền kinh tế 27
Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế 27
Một số quan điểm cơ bản về lãi suất ở Việt Nam 27
Quan điểm 1 27
Quan điểm 2 27
Quan điểm 3 28


Câu 1: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng hình thức TD thương mại so với tăng vốn bằng
hình thức tín dụng thuê tài chính?
 Tính dụng thương mại:

+ Cho vay ngắn hạn
+ Dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm
+ Người đi vay chỉ được sử dụng mà không được sở hữu.
+ Đối tượng đi vay là hàng hóa
+ Doanh nghiệp vay và cho vay là doanh nghiệp phi tài chính.
+ Không có tín mở rộng
+ Thường xuyên có tình trạng mua, bán chịu
+ Mang tính bị động
+ Lãi suất thấp
+ Trả vốn lẫn lãi 1 lần
 Tính dụng thuê tài chính:
+ Cho vay trung và dài hạn.
+ Ai cũng được đi vay
+ Người đi vay được sử dụng và sở hữu ( tùy theo ý nguyện của người đi vay)
+ Đối tượng đi vay là bất động sản và tài sản.
+ Doanh nghiệp cho thuê là doanh nghiệp tài chính
+ Mở rộng quy mô thuê tài tính không thường xuyên
+ Có mục tiêu lâu dài
+ Mang tính chủ động
+ Lãi suất cao do đầu tư lâu dài
+ Trả nợ theo kỳ hạn
Câu 2: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng cách liên doanh với DN khác so với tăng vốn bằng
hình thức tính dụng thương mai,?
 Về thương hiệu:
+ Tăng vốn bằng TDTM thì tên và thương hiệu của doanh nghiệp vẫn được giữ như cũ. Chẳng hạn DN A tự tăng
vốn bằng TDTM thì doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên tên và thương hiệu của mình là A.
+ Tăng vốn bằng cách liên doanh với 1 doanh nghiệp khác thì lúc này chủ sở hữu sẽ tăng lên và thương thì thương
hiệu sẽ thay đổi. Ví dụ doanh nghiệp A liên doanh hùng hạp cùng doanh nghiệp B thì sẽ doanh ra doanh nghiệp
mang tên AB chẳng hạn.
 Về khả năng tăng vốn:

+ Tăng vốn bằng TDTM thì khả năng tạo vỗn được tăng lên ko nhiều, cho chỉ có doanh nghiệp đó tự xoay xở và
tìm vốn.
+ Tăng vốn bằng liên doanh vớ DN khác thì khả năng tạo vốn được tăng thêm nhiều hơn vì do có nhiều doanh
nghiệp cùng hợp tác và đưa vốn vào đầu tư.
 Về tính an toàn:
+ Tăng vốn bằng TDTM thì tính an toàn cao hơn vì tình hình sẽ ko phụ thuộc vào đối tác liên doanh.
+ Tăng vốn bằng liên doanh với DN khác thì tính an toàn thấp hơn vì khi có 1 doanh nghiệp cùng liên doanh
ngưng hợp tác thì nguồn vốn của công ty sẽ bị giảm xuống.
 Về khả năng kiểm soát DN:
+ Tăng vốn bằng TDTM thì quyền kiểm soát công ty thuộc về doanh nghiệp hoàn toàn.
+ Tăng vốn bằng liên doanh với DN khác thì quyền kiểm soát sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp hùn hạp
vốn.
Câu 3: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng hình thức TD nặng lãi so với tăng vốn bằng vay dài
hạn từ NHTM?
 Tăng vốn bằng vay dài hạn từ NHTM:
+ Lãi suất thấp
+ Hợp pháp
+ Thời gian cho vay dài hạn
+ Có tài sản thế chấp
+ Bao gồm cả tín chấp và thế chấp
+ Trả lãi theo kỳ hạn
+ Có thể tất toán trước kỳ hạn
+ Rủi ro thấp
+ Có chứng từ vay
+ Qui mô lớn
+ Phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa và 1 phần nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
+ Đối tượng : doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
 Tăng vốn bằng hình thức tín dụng nặng lãi:
+ Lãi suất cao
+ Không hợp pháp

+ Ngắn hạn
+ Không có tài sản thế chấp
+ Không tín chấp
+ Trả lãi trước
+ Rủi ro cao
+ Khong có chứng từ vay
+ Qui mô nhỏ
+ Chỉ phục vụ mục đích tiêu dùng
+ Đối tượng: bao gồm tất cả các đối tượng

Câu 4 : Trình bày mối quan hệ giữa tài chính TM và tài chính NH:

Khái niệm tín dụng thương mại.
Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Trong
đó ngân hàng vưà đóng vai trò người đi vay ( nhận tiền gửi của các chủ thể khác trong nền kinh tế hoặc phát hành
các chứng chỉ tiền gửi : kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng để huy động vốn), vừa đóng vai trò người cho vay ( cấp tín
dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế bằng việc thiếp lập các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ…).
Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
Tín dụng thương mại là cơ sở cho tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển vì thương phiếu chính là một loại bảo
đảm để ngân hàng cấp tín dụng cho người vay. Hơn nữa khi ngân hàng cấp tín dụng từ số dư tiền gửi của khách
hàng thì phải đảm bảo rằng khoản tín dụng đó đã có hàng hoá đối ứng. Chính tín dụng thương mại đảm bảo cho
khoản hàng hoá đối ứng đó vì khi tín dụng thương mại phát sinh có nghĩa là việc sản xuất, tiêu thụ đã được thực
hiện.
Ngược lại, tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển đã tác động trở lại, tạo điều kiện thúc đẩy tín dụng thương mại
ngày càng phát triển vì ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp để tạo điểu kiện cho các doanh
nghiệp có thể mua bán chịu với nhau khi họ chưa quen biết. Ngoài ra với việc thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu
thương phiếu, ngân hàng đã tạo tính thanh khoản cho thương phiếu, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp mua
bán chịu nhiều hơn. Nhờ có tín dụng ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng

đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất hàng hoá được phát triển, mở rộng tín dụng thương
mại cũng được mở rộng.
Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước. Tại sao tất cả các
hình thức tín dụng trên đều có thể đồng thời tồn tại và phát triển.

Tín dụng thương mại
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng nhà nước
Chủ thể
tham gia

Giữa các doanh
nghiệp trực tiếp sản xuất
kinh doanh với nhau
Một bên là ngân hàng và
bên còn lại lá các chủ thể
khác trong nền kinh tế
Một bên là nhà nước với tư cách
người đi vay và một bên là các chũ
thể khác trong nền kinh tế.
Đối tượng
Được cấp bằng hàng
hoá

Được cấp bằng tiền tệ là
chủ yếu, cũng có thể là tài
sản
Chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể
bằng hiện vật.
Thời hạn

Có thời hạn ngắn là
chủ yếu
Rất linh hoạt: ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn
Ngắn, trung, dài hạn
Công cụ

Thương phiếu

Rất linh hoạt: kỳ phiếu,
trái phiếu ngân hàng,
Trái phiếu nhà nước

Tính chất
Trực tiếp
Gián tiếp
Trực tiếp
Mục đích
Phục vụ nhu cầu sản
xuất và lưu thông hàng
hoá vì mục tiêu lợi
nhuận
Phục vụ sản xuất kinh
doanh hoặc tiêu dùng qua
đó thu được lợi nhuận.
Phục vụ cho nhu cầu của ngân
sách nhà nước.


Tất cả các hình thức tín dụng trên đều có thể đồng thời tồn tại và phát triển vì mỗi hình thức tín dụng đều có đặc

điểm riêng của mình như : mục đích, đối tượng, chủ thể, công cụ tín dụng. Việc các hình thức tín dụng trên cùng tồn
tại và phát triển sẽ có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, tạo điều kiện tốt hơn trong vệc đáp
ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Câu 5: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa thuế gián thu và thuế trực thu
 Thuế trực thu:
- Lũy tiến hay suy yếu khi thu nhập tăng .
- Thay đổi mang tính nhạy cảm với người dân.
- Phản ánh được mức độ giàu nghèo của đối tượng.
- Đánh thuế công bằng vì mức thuế thay đổi theo số lượng và mức độ của đối tượng.
 Thuế gián thu:
- Cố định dù số lượng mua vào thay đổi.
- Thay đổi mà không sợ gây ảnh hưởng tâm lý nhiều.
- Không phản ánh được đối tượng chịu thuế giàu hay nghèo.
- Đánh thuế ko công bằng vì mức cố định đối với mọi tầng lớp XH.
- Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu
- Thuế trực thu :loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân; người chịu thuế đồng thời là
người nộp thuế cho nhà nước. Gồm có: thuế lợi tức, thuế thu nhập công ti, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế
tài sản, thuế thừa kế, thuế quà biếu, quà tặng
- Thuế gián thu: loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hoá. Gồm có: thuế doanh thu, thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Trong thực tế, TGT là loại thuế đánh vào tiêu dùng, thuế này
do người hoạt động sản xuất kinh doanh nộp cho nhà nước, nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế.
-
Câu 6: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa thuế trực thu so với lệ phí
 Thuế trực thu :
- Chi cho tiêu dùng.
- Không biết biết tiêu dùng cho cái gì
- Không biết cụ thể dịch vụ gì
 Lệ phí:
- Bù đắp cho dịch vụ, nhà cung cấp
- Biết được chi cho cái gì.

- Biết được cụ thể dịch vụ gì.
- Phân biệt thuế - phí, lệ phí
Tiêu chí
Thuế
Phí , lệ phí

Tính pháp lý
Cao hơn thể hiện cơ quan ban hành là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất dưới hình
thức là đạo luật hoặc pháp lệnh
Thấp hơn, có nhiều cơ quan có thẩm quyền
ban hành như Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Bộ tài chính, Hội đồng nhân tỉnh

Tính đối giá
tính hoàn trả
Không có tính đối giá tính hoàn trả trực tiếp.
Người nộp thuế không trên cơ sở được
hưởng những lợi ích vật chất tương ứng. Dù
Có tính đối giá tính hoàn trả trực tiếp. Người
nộp phí,lệ phí trên cơ sở được hưởng những
lợi ích nhất định, có hưởng lợi mới phải nộp
trực tiếp
có hưởng lợi hay không hưởng lợi nếu thảo
mãn điều kiện luật định đều phải nộp thuế.
phí, lệ phí,không hưởng lợi thì không phải
nộp.
Mục tiêu
Tạo lập nguồn thu chủ yếu cho NSNN, điều
tiết hoạt động đầu tư, sản xuất tiêu dùng xã

hội; điều hoà thu nhập …
Bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí mà Nhà
nước bỏ ra để phục vụ người nộp phí , lệ phí
không có các mục tiêu quan trọng như thuế.
Mức thu
Thường lớn, diện rộng
Thường thấp
-

Khái niệm lệ phí: là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về thực hiện một số thủ tục
hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc
quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục Lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh lệ phí.
Câu 7 : Những đặc trưng khác nhau giữa phí và lệ phí
II. PHÍ:

Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được qui định trong
Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.

Theo Danh mục Phí và Lệ phí được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.

Theo Danh mục Phí và Lệ phí được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và Lệ phí.

Các loại phí chia ra:

1. Phí thuộc lãnh vực nông nhiệp, lâm nghiệp, thủy sản: thủy lợi phí…

2. Phí thuộc lãnh vực công nghiệp, xây dựng: phí xây dựng…

3. Phí thuộc lãnh vực thương mại, đầu tư: phí chợ…


4. Phí thuộc lãnh vực lưu thông vận tải: phí sử dụng đường bộ…

5. Phí thuộc lãnh vực thông tin, liên lạc: phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến điện…

6. Phí thuộc lãnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: phí trông giữ xe…

7. Phí thuộc lãnh vực văn hóa xã hội: phí tham quan…

8. Phí thuộc lãnh vực giáo dục và đào tạo: học phí…

9. Phí thuộc lãnh vực y tế: viện phí…

10. Phí thuộc lãnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: phí vệ sinh…

11. Phí thuộc lãnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan: phí hoạt động chứng khoán…

12. Phí thuộc lãnh vực tư pháp: án phí…

Ngoài ra cũng cần phân biệt:

- Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử
dụng.

- Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức,
cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, tổ chức cá nhân thu phí
có quyền quản lý, sử dụng số tiền được qui định của pháp luật.
Một điểm nữa cũng cần phân biệt: các loại phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế và các loại phí bảo hiểm khác không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh phí và Lệ phí.


III. LỆ PHÍ:

Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công
việc quản lý Nhà nước được qui định trong danh mục Lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.

Theo danh mục Phí và Lệ phí, được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí, các loại phí chia ra:

1. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: lệ phí tòa án

2. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: lệ phí trước bạ…

3. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về Lệ phí Đăng ký kinh doanh.

4. Lệ phí quản lý Nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào cảng…

5. Lệ phí quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác: lệ phí hải quan, lệ phí chứng thực, lệ phí công chứng.

Theo Pháp Lệnh phí và Lệ phí: tổ chức cá nhân được thu phí và lệ phí bao gồm:

1. Cơ quan thuế Nhà nước.

2. Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế , đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân
cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu phí, lệ phí………

Tổ chức, cá nhân thu phí,lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài
chính.

Trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy định thì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền
yêu cầu tổ chức cá nhân thu phí, lệ phí cấp chứng từ thu hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu về về tên phí, lệ phí, mức thu,
phương thức thu và cơ quan quy định thu.

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải thực hiện chế độ kế toán, qui định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ
phí, thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí.

Phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước không phải chịu thuế

Phí thuộc ngân sách Nhà nước do các tổ chức, cá nhân phải chịu thuế theo quy định pháp luật.

Tổ chức, cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí, lệ phí thì không được phục vụ công việc, dịch vụ hoặc bị
xử lý theo quy định pháp luật.

1. Người nào không thực hiện đúng những quy định về việc ban hành, tổ chức thực hiện, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí theo tính chất, mức độ vi phạm thì phải bồi thường theo quy định pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí thì bị xử lý theo quy định của
pháp luật, số tiền đã thu sai phải được trả lại cho đối tượng nộp phí, lệ phí, trường hợp không xác định được đối tượng
nộp phí thì số tiền đã thu sai phải nộp vào ngân sách Nhà nước.


Câu 8: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi Ngân sách NN đi vay trung và dài hạn so với nguồn thu của NN
từ sự đóng góp tự nguyện của nhân dân

Câu 9: Đặc trưng khác nhau giữa chi tường xuyên so với chi đầu tư phát triển

Tiêu chí
Chi đầu tư phát triển

Chi thường xuyên
Nội dung
chi
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội không có khả năng
Các hoạt động sự nghiệp (kinh tế, giáo dục và đào tạo, y
tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục
thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ cho các DN,
các TCKT, các tổ chức tài chính của Nhà
nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào
các DN thuộc lĩnh vực cần thiết có sự
tham gia của Nhà nước; Chi bổ sung dự
trữ nhà nước; Các khoản chi khác theo
quy định của pháp luật;
thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt
động sự nghiệp khác; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an
toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, ĐCS
và các TCCTXH; Trợ giá theo chính sách của Nhà
nước; Các chương trình quốc gia; Hỗ trợ quỹ bảo hiểm
xã hội theo quy định của Chính phủ; Trợ cấp cho các
đối tượng chính sách xã hội; Hỗ trợ cho các TCXH nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác
theo quy định của pháp luật;
Tính chất
của khoản
chi
Là khoản chi có tính tích luỹ không để
tiêu dùng hiện tại có tác dụng tăng trưởng
kinh tế, khoản chi không mang tính phí
tổn – có khả năng hoàn vốn

Là khoản chi có tính chất tiêu dùng hiện tại bảo đảm
duy trì hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước,
bảo đảm sự ổn định xã hội, là khoản chi có tính phí tổn.
Không có khả năng hoàn trả hay thu hồi.
Hình thức
chi
Cấp phát không hoàn lại; Chi cho vay. Có
thể chi theo dự toán kinh phí hoặc cấp
phát theo lệnh chi tiền.
Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán.
Nguồn
vốn chi
Bao gồm nguồn thu ngân sách từ thuế, phí
lệ phí (thu trong cân đối NS) và cả từ
nguồn vốn vay của Nhà nước.
Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí (thu trong
cân đối NS)
Dự toán
chi
Bao gồm tổng dự toán và dự toán bố trí
hàng năm. chi thường vào thời điểm cụ
thể nên có kế hoạch chi để bảo đảm
nguồn
Chỉ gồm dự toán chi ngân sách trong dự toán chi hàng
năm. Chi thường xuyên được thực hiện tương đối đều
trong các tháng, quý của năm
Mức độ ưu
tiên
Mức độ ưu tiên thấp hơn
Cao hơn


Câu 10 : Mối quan hệ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên trong chính sách phân bổ nguồn lực tài chính của nhà nước
1. Chi thường xuyên là khoản chi ko có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt
động của cơ quan nhà nước nhằm duy trì " đời sống quốc gia " . Khoản chi này phải được tài trợ bằng các
khoản thu ko mang tính hoàn trả của ngân sach nhà nước ( lĩnh vực quốc phòng , an ninh , ngoại giao , thông
tin đại chúng chi phí duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước chi phí cho hoạt động cải thiện xã hội ,
văn hóa
Chi thường xuyên phát sinh đều đặn , ổn định ( số chi và thời gian chi) phù hợp với nhịp độ phát triển của nền
kinh tế
Chi đầu tư là tất cả khoản chi phí làm tăng tài sản quốc gia . Bao gồm
+ chi mua sắm máy móc , thiết bị , dụng cụ
+ chi xây dựng mới , tu bổ công sở , đường xá
+ chi phí chuyển nhượng đầu tư
+ chi cho việc thành lập các doanh nghiệp mới nhà nước
Từ trên cho ta thấy chi thường xuyên là những khoản chi cần thiết cho những vấn đề thiết yếu của đất nước
còn chi đầu tư là bước chi thứ hai cho việc phát triển đất nước .
Đó là ý kiến của mình , bạn nào có ý kiến ji thì đóng góp thêm nha
- chi thường xuyên là những khoản chi mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lai :
chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế , văn hoá thông tin , thể dục thể thao, các tổ chức chính trị , tổ chức chính trị
xã hội , quốc phòng an ninh vv
- chi đầu tư phát triển như xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm, hạ tầng giao thông, đầu tư trang
thiết bị phục vụ cho giao dục, an ninh quốc phòng

khi xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách các cơ quan nhà nước có sự tính toán hợp lý để cân đôí thu - chi và cân đối
giữa hai nhiệm vụ chi chủ yếu này. Xu hướng hiện nay là tăng chi cho đầu tư phát triển so với chi thường xuyên .
Trong chi NSNN chia ra nhóm chi thường xuyên là các khoản chi cho hoạt động chuyên môn thường xuyên của các
đơn vị hành chính sự nghiệp. Chi ĐTPT là số chi nhằm hình thành tiền đề phát triển kinh tế xã hội. Chi thường xuyên
được cấp phát theo dự toán của từng đơn vị, còn chi đầu tư PT thì cân đối theo kế hoạch đầu tư của từng cấp ngân
sách. Thân ái
.Chi đầu tư và chi thường xuyên có mối quan hệ như thế nào trong chính sách phân bổ nguồn lực tài chính của nhà

nước

Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước;
Nhóm chi đầu tư phát triển nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

Chi thường xuyên là khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động
của cơ quan nhà nước nhằm duy trì " đời sống quốc gia " . Khoản chi này phải được tài trợ bằng các khoản thu không
mang tính hoàn trả của ngân sách nhà nước ( lĩnh vực quốc phòng , an ninh , ngoại giao , thông tin đại chúng chi phí
duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước chi phí cho hoạt động cải thiện xã hội , văn hóa
Chi thường xuyên phát sinh đều đặn , ổn định ( số chi và thời gian chi) phù hợp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế
Chi đầu tư là tất cả khoản chi phí làm tăng tài sản quốc gia . Bao gồm
+ chi mua sắm máy móc , thiết bị , dụng cụ
+ chi xây dựng mới , tu bổ công sở , đường xá
+ chi phí chuyển nhượng đầu tư
+ chi cho việc thành lập các doanh nghiệp mới nhà nước

Như vậy; chi thường xuyên là những khoản chi cần thiết cho những vấn đề thiết yếu của đất nước còn chi đầu tư là chi
thứ cho việc phát triển đất nước

Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và
chống độc quyền.

Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình
thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Câu 11: CM chi đầu tư phát triển của NN có vay trò kích thích DN mở rộng thị trường, giảm chi phí và nâng cao năng
lực cạnh tranh
Câu 12: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa việc tăng NSNN bằng việc thu thuế so với khoản đóng góp tự
nguyện của cá nhân, tổ chức NN
 Tăng NSNN bằng việc thu thuế:
- Mang tính pháp lệnh ( bắt buộc).

- Có định mức rõ rang
- Người đóng góp ko có mục tiêu,nguyện vọng, định hướng khi đóng thuế.
- Có tính chất định kỳ
- Đóng thuế bằng tiền
 Tăng NSNN bằng khoản đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức NN:
- Mang tính tự nguyện ( không bắt buộc )
- Tùy khả năng đóng góp của người đóng góp.
- Người đóng góp có mục tiêu, nguyện vọng, định hương khi đóng góp tự nguyện.
- Không có tính chất định kỳ.
- Đóng góp bằng tiền hoặc tài sản.
Câu 13 : Cho biết những đặc trưng khác nhau khi NSNN huy động vốn từ thuế so với huy động vốn từ vay ngắn hạn
NHTW
 Thuế:
- Không hoàn trả.
- Có tính định kỳ thường xuyên.
- Huy động chậm
- Không gây lạm phát
 Vay ngắn hạn từ NHTW:
- Phải hoàn trả
- Ngoài kế hoạch, không thường xuyên.
- Huy động nhanh.
- Gây lạm phát
Câu 14: Cho biết những đặc trưng khác nhau khi NSNN huy động vốn từ việc vay ngắn hạn so với huy động vốn từ
việc vay dài hạn
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ
trung ương đến địa phương đi vay.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân
sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ
này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:

 Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho
vay ngoài nước).
 Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
 Tín dụng trung dài hạn
- Có thời hạn cho vay >1 năm đến vài chục năm
- Được sủ dụng để phát triển quá trình tái sản xuất theo chiều rộng hoặc chiều sâu tăng mức sản xuất và của
cải xã hội
- mức độ rủi ro cao (bao gồm rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống) vì hiệu quả đầu tư thường là dự tính
- LS cao, tăng lên cùng thời hạn vay.
 Tín dụng ngắn hạn
- Có thời hạn cho vay <12 tháng
- Nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ
sung nhu cầu vốn lưu động hoặc tiêu dùng cá nhân
- Có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về LS
- LS thấp
 Vì sao nói lãi suất của TD trung dài hạn thường cao hơn TD ngắn hạn
- Vì TD trung dài hạn mang lại lợi nhuận cao hơn TD ngắn hạn
- Độ rủi ro cao hơn phần bù rủi ro là phần LS phải lớn hơn LS cao và tăng lên cùng thời hạn vay.
- Chi phí giám sát, quản lý khoản vay của TD trung dài hạn lớn hơn.
Câu 15: Cho biết đặc trưng khác nhau giữa tài sản cố định và tài sản lưu động

Vốn cố định
Vốn lưu động
k/n
Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định
của doanh nghiệp
Chia thành 2 loại:
+ Tài sản hữu hình: là những tài sản có hình
thái, vậ chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc
trang thiết bị…

+ tài sản vô hình: là những tài sản k có hình thái
vật chất cụ thẻ như chi phí để mua bằng phát
minh, sáng chế, bản quyền…
Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động
của DN phục vụ cho quá trình SXKD của DN
Chia làm 2 loại:
+ tài sản lưu động sản xuất: nhiên, nguyên liệu ,
vật kiệu, bán thành phẩm, sp dở dang…
+ tài sản lưu thông: thành phẩm chờ tiêu thụ,
các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán
Đặc điểm
TS cố định tham gia vào quá trình SXKD và
không thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng
lực SX và giá trị của chúng bị giảm dần (hao
mòn)
- Vốn cố định tham gia nhiều chu kì SX sản
phẩm và chuyển dần từng phần vào giá thành
sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của Tài
sản cố định
- Vốn cố định đc thu hồi dần từng phần tương
ứng với phần hao mòn của ts cố định, đến khi ts
cố định hết thời gian sử dụng, giá tị của nó đc
thu hồi về đủ thì vốn cố định mới hoàn thành 1
vòng luân chuyển
- Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá
thành sản phẩm mới đc tạo ra, đc thu hồi 1 lần
sau khi bán hàng đi thu tiền về là lúc đó là kết
thúc vòng tuần hoàn của vốn
- Có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khácnhau
trong 1 chu kì SXKD

 Tài sản lưu động:
- Không khấu hao
- Chỉ dùng được trong 1 chu kỳ sản xuất
- Đầu tư ngắn
- Nợ phải trả
- Có tính thanh khoảng cao
- Có giá trị nhỏ hơn
 Tài sản cố định:
- Có khấu hao
- Chu kỳ sử dụng trong dài hạn
- Đầu tư dài hạn
- Mua bằng vốn của mình, vốn vay hoặc do biếu tặng tài sản
- Có tính thanh khoản thấp
- Có giá trị lớn hơn
-
Câu 16: Liệt kê 10 loại lệ phí khác nhau, cho biết lệ phí là gì?
Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công
việc quản lý Nhà nước được qui định trong danh mục Lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.

Theo danh mục Phí và Lệ phí, được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí, các loại phí chia ra:

1. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: lệ phí tòa án

2. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: lệ phí trước bạ…

3. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh, cung cấp thơng tin về Lệ phí Đăng ký kinh doanh.

4. Lệ phí quản lý Nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào cảng…

5. Lệ phí quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác: lệ phí hải quan, lệ phí chứng thực, lệ phí cơng chứng.


Câu 17:Cho biết đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng cách sử dụng lợi nhuận sau th bổ sung so với tăng vốn
bằng cách chiếm dụng tiền lương của người lao động
Câu 18 : Cho biết đặc trưng khác nhau khi DN tăng vốn bằng cách liên doanh với 1 DN khác so với sử dụng lợi nhuận
sau th bổ sung
 Lợi nhuận sau thuế:
- Thưởng cố phiếu làm tăng vốn điều lệ
- Tăng vốn chậm
- Khơng làm tăng thương hiệu
- Khơng thay đổi mục tiêu, phương thức quản lý
- Tự do
- Ngắn hạn ( việc làm thường xun )
 Liên doanh:
- Bị phụ thuộc
- Tăng vốn nhanh
- Tăng thương hiệu
- Thay đổi mục tiêu, phương thức quản lý
- Có thể bị thanh tốn, chuyển nhượng
- Chiến lược lâu dài
Câu 19 : Cho biết vơn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn pháp lệnh là gì?
Vốn chủ sở hữu : là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu được quyền sử dụng theo nhu càu mục đích kinh doanh của
mình gồm : vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu (vốn điều lệ ), nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, nguồn
vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới, nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, huy
động bằng phát huy trái phiếu doanh nghiệp…
Vốn điều lệ: Nguồn vốn do chính những người chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp.
Tùy theo doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo loại hình sở hữu của mình mà nguồn vốn này được tạo lập theo cơ chế
huy động khác nhau. Là số vốn do các thành viên, cổ đơng góp hoặc cam kết góp trong 1 thời hạn nhất định và được
ghi vào Điều lệ cơng ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ cơng ty do thành viên góp
để tạo thành vốn của cơng ty. Ý nghĩa của vồn điều lệ: là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành

viên với KH, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp, là vốn đầu tư cho hoạt độgn của doanh nghiệp, là cơ sở để phân
chia lợi nhuận cũng như sủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do cơ quan thẩm
quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác
nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Vốn pháp định ở VN chỉ quy định cho 1 số ngành nghề có liện quan
đến tài tính như: Chứng khốn, bảo hiểm, kinh doanh vàng và kinh doanh tiền tiệ.
Lưu ý: Vốn điều lệ chỉ ghi con só có tính chất đăng ký. Trong khi đó, doanh nghiệp vân hành qua các năm, lãi lỗ làm
thay đổi phần lãi giữ lại khiến cho vốn chủ sở hữu trên thực tế thay đổi. Đó là từ nguồn vận hành sx-kd. Hơn thế nữa,
ngày nay với việc phát hành cổ phần mới, với mức thặng dư tạo thành vốn chủ sở hữu, và việc chuyển đổi các trái
phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, vốn chủ sở hữu tiếp tục còn tăng lên. Ngược
lại, lại có trường hợp vốn điều lệ lơn hơn vốn chủ sở hữu, 1 trong những lý do là: chưa góp đủ vốn, vốn chủ sở hữu teo
đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Câu 20 : Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa NHNN và NHTM
Phân biệt sự khác nhau giữa NHTM và NHTW. Mối quan hệ giữa NHTM và NHTW.
1. Sự khác nhau giữa NHTM và NHTW
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
- Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền
gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả lại và sử dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện nghiệp vụ chứng khoán, làm phương
tiện thanh toán.
- Là cơ quan độc quyền phát hành tiền, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền và
hoạt động ngân hàng nhằm ổn đònh giá trò đồng
tiền góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân
hàng và các tổ chức tín dụng khác thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội.



- Là ngân hàng kinh doanh trên lónh vực tiền
tệ.


- Mục tiêu: lợi nhuận


- Là công cụ để thực hiện chính sách tiền
tệ

- Tạo ra tiền ghi sổ



- Có chức năng là thủ quỹ, trung gian thanh
toán, trung gian tín dụng cho các chủ thể kinh
tế

- Vừa đi vay vừa cho vay các chủ thể kinh
tế


- Là một hệ thống nhiều ngân hàng trực
thuộc NHTW hay không trực thuộc trung ương

- Là ngân hàng quản lý nhà nước về tiền tệ
và hoạt động ngân hàng

- Mục tiêu: cung ứng tiền tệ, điều tiết lượng

tiền cung ứng, quản lý vó mô nền kinh tế.

- Thực thi, xây dựng chính sách tiền tệ

- Phát hành giấy bạc



- Là ngân hàng của các ngân hàng, trung tâm
thanh toán giữa các ngân hàng, mở tài khoản
và quản lý tiền gửi cho các ngân hàng

- Đóng vai trò chủ nợ và người cho vay cuối
cùng với các NHTM

- Chỉ có một NHTW duy nhất quản lý hoạt
động các ngân hàng
1. Sự khác nhau giữa hoạt động tín dụng của NHTM với NHTW
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
- Huy động tiền gửi và đi vay để cho
vay

- Đóng vai trò là trung gian tín dụng
nhận tiền gửi và cho vay

- Cấp tín dụng theo yêu cầu, chỉ đònh
của chính phủ và các chủ thể kinh
tế khác


- Mục tiêu chính: vì lợi nhuận



- Cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn
bổ sung trong quá trình sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng,… của các chủ thể.
- Cho vay từ lượng tiền phát hành

- Đóng vai trò là người cho vay cuối cùng


- Cấp tín dụng cho chính phủ, các ngân hàng kinh doanh

- Mục tiêu chính: cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo
nhòp độ tăng trưởng của từng thời kỳ, điều tiết khối
lượng tiền cung ứng theo yêu cầu mục tiêu chính sách tiền
tệ.

- Cấp tín dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín
dụng để bổ sung vốn ngân hàng, cấp các phương tiện
thanh toán, giải quyết vấn đề NSNN thông qua cấp tín
dụng cho chính phủ.

2.Mối quan hệ giữa chúng
- NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, quản lý vó mô đối với hoạt động NHTM.
+ Ra quyết đònh thành lập, sát nhập NHTM
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động các NHTM
+ Đề ra các nguyên lý, chế độ
+ Mở tài khoản và quản lý các khoản tiền gửi cũng như trung tâm thanh toán giữa các NHTM

- NHTW xây dựng các chính sách tiền tệ tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống các
NHTM
- NHTW điều tiết lượng tiền cung ứng cho lưu thông qua việc sử dụng một các đồng bộ các
công cụ chính sách tiền tệ để tác động vào khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM như: cấp tín
dụng, lãi suất chiết khấu, tỷ giá, ấn đònh mức dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng cung cấp ra, …

Câu 21: Trình bày biểu hiện về sự phụ thuộc của NHNN VN vào chính phủ
Ngân hàng nhà nước VN vẫn phụ thuộc vào chính phủ do là thành viên của chính phủ. Ngân hàng nhà nước do thống
đốc điều hành dưới hội đồng do các chức sắc nhà nước nắm giữ do đó quyền hành ngân hàng bị lấn át quyền hành của
nhà nước.
Về mặt tài chính vẫn phải chịu khoản thu chi của nhà nước: thiếu thì xin nhà nước, thừ thì nộp lại cho nhà nước. Sự
chủ động của điều tiết tỉ giá, cán cân thương mại quốc tế khơng có. Cho nhà nước vay khi có tình trạng khẩn cấp. Khi
ngân hàng nha nước tạm ứng, ngân hàng trung ương cho vay mà khơng có gì đảm bảo.



Câu 22: Cho biết đặc trưng khác nhau khi NHTW sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc so với cơng cụ lãi suất tái chiết
khấu


Dự trữ bắt buộc
Tái chiết khấu
Nghiệp vụ thị trường mở
Tính linh hoạt: Thiếu linh
hoạt vì chỉ cần thay đổi 1%
tỷ lệ dự trữ bắt buộc thỉ mức
dự trữ thay đổi đáng kể và
dẫn đến sự thay đổi theo cấp
số nhân của khối lượng tiền
cung ứng. Nếu thay đổi

thường xun sẽ gây nên sự
bất ổn cho hoạt động của các
ngân hàng và chi phí điều
chỉnh rất tốn kém.
Rất linh hoạt,lãi suất tái chiết khấu
có hiệu ứng thơng báo do sự trơng
đợi và dự đốn của thị trường. Tuy
nhiên, trong trường hợp lãi suất tái
chiết khấu cao hơn mức lãi suất thực
tế thì sự thay đổi lãi suất thực chất là
sự “điều chỉnh kinh tế” nhằm phù
hợp lãi suất thực tế và hiệu ứng
thơng báo phản tác dụng
Rất linh hoạt, có thể tác
động hai chiều : mua-bán
chứng khốn. Rất chủ động
trong việc thực hiện u cầu
của NHTW bằng việc điều
chỉnh giá sao cho nó trở nên
hấp dẫn đối tác và chủ động
thực hiện và điều chỉnh sai
lệch nếu có phát hiện.
Tính chủ động: Kém chủ
động, giả sử tính tốn nền
kinh tế 1000 USD nhưng sau
khi đã cấp ra, tính tốn lại thì
thấy thực tế chỉ cần có 800
USD, tuy nhiên khơng thể
rút lại vì phải đợi đến lúc đáo
hạn

Kém chủ động do mức độ phát
huy hiệu quả của cơng cụ này căn cứ
vào mức độ phụ thuộc về vốn của
NHTM vào NHTW.
Rất chủ động, ngân
hàng trung ương có thể
thực hiện yêu cầu của
mình bằng cách điều
chỉnh giá chứng khoán
để hấp dẫn các đối tác.
Khả năng đảo ngược tình
thế: khó thể đảo ngược
tình thế.
Khó đảo ngược tình thế do
hiệu ứng thông báo chỉ phát
huy tác dụng khi lãi suất tái
chiết khấu phù hớp với mức
lãi suất trên thò trường.
Dễ đảo ngược tình
huống khi phát hiện tiền
lưu thông thừa hoặc thiếu
bằng cách mua hoặc bán
ra các phiếu nợ.
Tốc độ thực hiện: không
nhanh lắm
Nhanh.
Nhanh chóng, đơn giản,
không cần các thủ tục
rườm rà.


HĐ of NHTW trên thị trường liên ngân hàng : có 2 hđ chính
*Sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc :
Cơng cụ dự trữ bắt buộc là phần vốn tiền gửi mà các tổ chức TD các NHTM buộc phải đưa và dự trữ theo luật định
MĐ của việc này là đảm bảo khả năng thanh tốn cho NH
- Cơ chế tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc: đem lại 2 tác động
+ Tác động đến vốn khả dụng của các NHTM, khi NHTW giảm u cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng vốn khả
dung của các NHTM, khả năng cho vay sẽ tăng lên, ngược lại khi các u cầu về dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm giảm
vốn khả dụng của các NHTM, để khơi phục lại vốn khả dụng như cũ thì các NH có thể phải thu hẹp các món tiền cho
vay hoặc phải bán các CK đang nắm giữ, Những người vay nợ NH hoặc mua CK of NH sẽ dung tiền mặt or tiền gửi
để thanh tốn cho NH . Kết quả là lượng tiền gửi giảm và lượng tiền cung ứng cũng giảm theo
+ Tác động tới lãi suất Thị trường tiền tệ Dự trữ bắt buộc tăng sẽ làm tăng nhu cầu vốn khả dụng of các NHTM dẫn
đến lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, Mặt khác nó làm giảm khả năng tạo tiền of các tổ chức TD, khối lượng
cung ứng TD cũng giảm xuống sẽ đẩy lãi suất thị trường tăng lên và ngược lại
- Các hình thức cho vay of NHTW với NHTM có 3 hình thức:
+ Hình thức tái cấp vốn : Tái cấp vốn là hình thức TD có đảm bảo of NHTW nhằm bổ sung khả năng thanh tốn và
cung cấp các phương tiện thanh tốn cho các NHTM và các tổ chức TD bao gồm các hđ : Chiết khấu, tái chiết khấu
các chứng từ có giá, cho vay có bảo đảm = cầm cố các chứng từ có giá
. Chiết khấu, tái chiết khấu là việc NHTW mua các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán of các NHTM ,of các tổ
chức TD trong đó CK là nghiệp vụ mua lại các chứng từ có giá of các NHTM mà các chứng từ này được các NHTM
mua ở trên thị trường sơ cấp
. Tái Chiết khấu là nghiệp vụ mua lại các chứng từ có giá of NHTM mà NHTM Mua ở thị trường thứ cấp
. Cho vay đảm bảo = cầm cố các chứng từ có giá nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán mức cho
vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn of các tổ chức TD nhưng không được vượt quá tổng số tiền được thanh toán of chứng
từ có giá cầm cố khi đến hạn để hạn chế rủi ro

Câu 23: Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán?
Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu có khả năng
đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu. Ta có thể lấy một ví dụ, trong kế toán tài sản
lưu động chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn,
khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Như vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn

luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải
qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển
thành tiền mặt.

Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối
ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng. Khi lựa chọn
chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo
nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, ngân
hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.

Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn
và khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư. Tính lỏng
cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính lỏng của
chứng khoán giao dịch càng cao. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán, nhìn vào bảng
thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là
những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức).
Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia
tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.

Câu 24: Các đặc trưng khác nhau của quỹ đầu tư dạng đóng và ngân hàng thương mại
Quỹ đầu tư dạng đóng (closed-end fund): Không mua lại các chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành, Quỹ đóng huy động vốn
thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một. Nhà đầu tư không mua được chứng chỉ Quỹ ở các lần phát hành tập
trung thì chỉ có thể mua lại ở thị trường chứng khoán thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các cổ
phiếu. Quỹ không có liên quan gì tới những giao dịch này. Vì vậy, Quỹ đóng còn có tên là Quỹ giao dịch công cộng
(publicly-traded fund). Chứng chỉ Quỹ đóng có thể được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao
dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung OTC (Over The Counter ) và được giao dịch giống như cổ phiếu
thường.

Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định nên có lợi thế trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn và các chứng khoán có tính
thanh khoản thấp. Tuy vậy, chứng chỉ Qũy đóng không có tính thanh khoản cao nên thị giá thường thấp và thời gian

thu hồi vốn lâu.
Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát
hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách
chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán[7].
Pháp luật chứng khoán ở một số quốc gia quy định, quỹ đại chúng dạng đóng chỉ được phép phát hành chứng chỉ quỹ
một lần duy nhất khi thành lập quỹ, còn quỹ đại chúng dạng mở có thể phát hành chứng chỉ quỹ nhiều lần. Vấn đề này
chưa được Luật chứng khoán 2006 quy định một cách rõ ràng.
Ưu điểm của quỹ đại chúng
- Thứ nhất, quỹ đại chúng có khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việc chào bán chứng khoán ra công chúng.
Điều này cho phép quỹ có thể được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung và như vậy, khả năng thu hút các nhà
đầu tư và làm gia tăng giá trị cho chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn ưa thích loại quỹ này ở khả năng
thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ.
- Thứ hai, quỹ đại chúng có khả năng thu hút được những nhà đầu tư nhỏ và không chuyên nghiệp. Mặc dù từng nhà
đầu tư không chuyên nghiệp có thể không có nhiều vốn, nhưng thực tế đã cho thấy lượng vốn do những chủ thể này
nắm giữ trong nền kinh tế là rất đáng kể. Nếu quỹ thu hút được nguồn vốn này, sức mạnh tài chính của quỹ sẽ tăng lên
rất nhiều.
- Thứ ba, đối với công ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng chính là mô hình đầu tư mà công ty có cơ hội thể hiện hết khả
năng quản lý của mình, do được các nhà đầu tư trao quyền điều hành quỹ hàng ngày. Chính vì vậy, chiến lược đầu tư
của công ty quản lý được thực thi một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với mô hình quỹ thành viên.
Nhược điểm của quỹ đại chúng
- Thứ nhất, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nên có thể gây ảnh hưởng đến giá trị của quỹ vì hai
nguyên nhân:
(i) Việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra liên tục và do đó, có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hình ảnh của quỹ.
(ii) Đối với quỹ đại chúng dạng mở, việc số lượng nhà đầu tư và giá trị ròng của quỹ luôn biến đổi có thể làm sai lệch
các biện pháp đầu tư hoặc vi phạm các giới hạn tài chính do pháp luật quy định
- Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát khá chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước trên quan điểm bảo vệ
quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ. Pháp luật thường có những yêu cầu đối với quỹ đại
chúng cao hơn so với quỹ thành viên.
Quỹ đóng
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không

thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho
loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua
thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động.


Câu 25: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa việc tăng NSNN bằng việc thu thuế, bằng vay ngắn hạn từ NHTW,
bằng vay ODA, bằng vay thương mại
1. so sánh các hình thức TÍN DỤNG
 Giống:
- Đều là nghiệp vụ cho vay
- Đều có chữ tín trong vấn đề thanh toán và trả nợ
- Đều có thời hạn trả nợ hay thời hạn thanh toán
- Đều có thể tại trợ TM
 Khác

Tín dụng
thương mại
Tín dụng
thuê mua
Tín dụng
nhà nước
Tín dụng
quốc tế
Khái
niệm
Là quan hệ tín
dụng nảy sinh giữa
các DN SXKD
được thực hiện

thông qua hình
thức mua bán chịu
hàng hóa

Là quan hệ TD nảy
sinh giữa các DN
SXKD với các
công ty cho thuê
tài chính dưới hình
thức cho thuê tài
sản

Là quan hệ TD nảy
sinh giữa NN và
các chủ thể kinh tế
khác nhau trong
XH dưới hình thức
tiền tệ hoặc hiện
vật
Là quan hệ TD nảy
sinh giữa các chủ
thể của quốc gia
này với các chủ thể
của quốc gia khác
dưới hình thức vay
mượn, sử dụng vốn
lẫn nhau.

Đối
tượng

hàng hóa dịch vụ
(ko phải tiền)
máy móc, tài sản,
nhà xưởng, oto, tàu
biển…

trái phiếu, tín phiếu
kho bạc, công trái
nhà nc

vốn, tiền tệ, máy
móc trang thiết
bị…

Chủ thể
các doanh nghiệp
SXKD

công ty tài chính
với các DN và ng
SXKD

+ Nhà nước là ng
đi vay bằng cách
phát hành các trái
phiếu và tín phiếu
tùy theo sự thiếu
hụt của ngân sách
NN +
Các hộ gd, NHTW,

NHTM, các tổ
chức nước ngoài…
là người cho NN
vay.

chính phủ các quốc
gia, các tổ chức
NN, các tổ chức tài
chính quốc tế, ngân
hàng, công ty, cá
nhân…
Hình
thức
Cơ sở pháp lý để
xác định nợ trong
TDTM là thương
phiếu (là 1 chứng
chỉ có giá ghi nhân
lệnh yêu cầu thanh
toán hoặc cam kết
thanh toán

+ cho thuê vận
hành (t.gian ngắn/
ng cho thuê chịu
t/nhiệm sửa chữa,
bảo dưỡng TS) ->
LS cao
+ cho thuê vốn
(t.gian dài/ ng đi

thuê chịu t/nhiệm
sửa chữa, bảo
dưỡng TS)-> chi
phí thấp +
Bán và tái thuê
(bên có tài sản sẽ
bán lại tài sản đó
và chỉ thuê lại
trong một thời gian
nhất định).

+ đi vay:
- trong nước: phát
hành các giấy tờ có
giá (trái phiếu, tín
phiếu kho bạc,
công trái…)
- nước ngoài:
_vay qua ODA
_Vay từ các tổ
chức t.chính tiền tệ
quốc tế: IMS, WB,
ADB…
_Ko ổn định, chi
phí cao, vốn cao,
nhiều rủi ro
+ cho vay:
- Qua ODA
-Cho vay ưu đãi
với các ngành, các

vùng Kte gặp khó
khăn
+ TD thương mại:
mua bán, trao đổi
hàng hóa, cung
ứng dịch vụ giữa
các nước với nhau.
Bao gồm: TDTM
cấp cho nhà XK;
TDTM cấp cho nhà
NK, TD mở TK,
TD chấp nhận hối
phiếu, TD của nhà
môi giới cấp cho
nhà XNK.
+ TD Ngân hàng:
là quan hệ TD các
NH cấp cho các
nhà XNK, đa số là
TD ngắn hạn.
+ TD Nhà nước: là
quan hệ TD giữa
giữa CP của 1 quốc
gia với các chủ thể
của quốc gia khác.

Ưu
điểm
+ Thỏa mãn nhu
cầu của cả 2 bên

mua và bán
+ thúc đẩy TD NH
phát triển
+ là TD ngắn hạn,
thủ tục đơn giản,
thuận tiện

+ Các DN có thể
hiện đại hoá sản
xuất theo kịp tốc
độ phát triển của
công nghệ mới
trong khi nguồn
vốn tự có còn có
hạn.
+ Điều kiện của
hình thức này:
không cần tài sản
thế chấp nên các
DN rất dễ tiếp cận.

+ Các công cụ do
NN phát hành có
độ an toàn cao
+ Nguồn vốn từ
TD NN giúp NN
t.hiện được chức
năng trong quản lý
KTXH



Nhươc
điểm
+ Bị giới hạn bởi
khối lượng vốn,
thời gian, phạm vi
và phương hướng
hoạt động
+ nguy cơ khủng
hoảng do SX thừa
hoặc đổ vỡ dây
chuyền
+ là TD trực tiếp,
ko có bảo đảm
ngoài lời hứa trả
nợ trên thương
phiếu -> rủi ro dễ
phát sinh.

+ Bên cho thuê
thường chịu toàn
bộ rủi ro, nếu bên
đi thuê không thực
hiện hợp đồng chỉ
còn cách thu lại tài
sản. + Phạm
vi hoạt động hẹp,
chi phí sử dụng
hình thức này cao
so với các hình

thức tín dụng khác.

các công cụ do NN
phát hành thường
có độ sinh lời thấp
và kém hấp dẫn
+ Rủi ro do những
biến cố về KT,
C.trị, Xã hội các
nước. + rủi
ro về tỷ giá


Tác
dụng
Sử dụng phổ biến
để đáp ứng nhu cầu
vốn ngắn hạn và
góp phần thúc đẩy
tốc độ tiêu thụ sản
phẩm của DN. Đáp



ứng được nhu cầu
TD trực tiếp
thường xuyên nảy
sinh giữa các DN
và góp phần thúc
đẩy tốc độ lưu

thông HH, nâng
cao hiệu quả KD.

Câu 26: Cho biết những đặc trưng khác nhau giữa việc tăng NSNN bằng vay ODA và vay theo cơ chế thị trường
 Khác

Tín dụng thương mại
Tín dụng quốc tế
Khái
niệm
Là quan hệ tín dụng nảy sinh giữa các
DN SXKD được thực hiện thông qua
hình thức mua bán chịu hàng hóa

Là quan hệ TD nảy sinh giữa các chủ thể của
quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác
dưới hình thức vay mượn, sử dụng vốn lẫn
nhau.

Đối
tượng
hàng hóa dịch vụ (ko phải tiền)
vốn, tiền tệ, máy móc trang thiết bị…

Chủ thể
các doanh nghiệp SXKD

chính phủ các quốc gia, các tổ chức NN, các tổ
chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, cá
nhân…

Hình
thức
Cơ sở pháp lý để xác định nợ trong
TDTM là thương phiếu (là 1 chứng chỉ
có giá ghi nhân lệnh yêu cầu thanh toán
hoặc cam kết thanh toán

+ TD thương mại: mua bán, trao đổi hàng hóa,
cung ứng dịch vụ giữa các nước với nhau. Bao
gồm: TDTM cấp cho nhà XK; TDTM cấp cho
nhà NK, TD mở TK, TD chấp nhận hối phiếu,
TD của nhà môi giới cấp cho nhà XNK.
+ TD Ngân hàng: là quan hệ TD các NH cấp
cho các nhà XNK, đa số là TD ngắn hạn.
+ TD Nhà nước: là quan hệ TD giữa giữa CP
của 1 quốc gia với các chủ thể của quốc gia
khác.

Ưu
điểm
+ Thỏa mãn nhu cầu của cả 2 bên mua
và bán
+ thúc đẩy TD NH phát triển
+ là TD ngắn hạn, thủ tục đơn giản,
thuận tiện


Nhươc
điểm
+ Bị giới hạn bởi khối lượng vốn, thời

gian, phạm vi và phương hướng hoạt
động
+ nguy cơ khủng hoảng do SX thừa
hoặc đổ vỡ dây chuyền
+ là TD trực tiếp, ko có bảo đảm ngoài
lời hứa trả nợ trên thương phiếu -> rủi ro
dễ phát sinh.

+ Rủi ro do những biến cố về KT, C.trị, Xã hội
các nước. + rủi ro về tỷ giá


Tác
dụng
Sử dụng phổ biến để đáp ứng nhu cầu
vốn ngắn hạn và góp phần thúc đẩy tốc
độ tiêu thụ sản phẩm của DN. Đáp ứng
được nhu cầu TD trực tiếp thường xuyên
nảy sinh giữa các DN và góp phần thúc
đẩy tốc độ lưu thông HH, nâng cao hiệu
quả KD.


Câu 27: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Phân biệt sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu công ty
Trái phiếu công ty
Cổ phiếu công ty
- Do công ty phát hành với mục đích huy động
vốn để bổ sung vốn tạm thời thiếu phục vụ cho
đầu tư phát triển


- Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu trái phiếu, đồng thời xác nhận
khoản nợ mà công ty cam kết phải trả


- Hưởng lãi suất cố đònh, không phụ thuộc
vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty


- Người sở hữu trái phiếu trở thành trái chủ
của công ty (chủ nợ)

- Có thể có nhiều mệnh giá khác nhau
- Do công ty cổ phần phát hành để huy
độngvốn thành lập hoặc mở rộng sản xuất


- Xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu
hợp pháp của một chủ thể đối với một hoặc
một số cổ phần của công ty


- Lãi thu được phụ thuộc vào tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty và theo tỷ lệ góp
vốn


- Người sở hữu cổ phiếu gọi là cô đông
của công ty (chủ sở hữu)


- Chỉ có một mệnh giá nhất đònh


Cổ phiếu
Trái phiếu
Khái niệm
Là chứng chỉ và bút tốn ghi sổ xác nhận quyền
hưởng lợi về tài sản và thu nhập của ng sử dụng
Là chứng chỉ hay bút tốn ghi sổ xác nhận nghĩa
vụ trả nợ gốc và lãi của tổ chức phát hành đối với
ng sở hữu trái phiếu
Đặc điểm
- Là chứng khốn vốn
- Là chứng khốn vĩnh viễn
- LS cao (phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh
doanh, lợi nhuận), chia theo tỷ lệ
- Có mệnh giá trong lần đầu phát hành

- Gồm 2 loại: CP thường và CP ưu đãi

- Ng sở hữu cổ phân có quyền tham gia và sở
hữu DN
- Ng sở hữu CP đc thanh tốn các nghĩa vụ tài
chính khi DN phá sản
- Là chứng khốn nợ
- Có thời hạn dài
- LS thấp, cố định

- Có mệnh giá, là căn cứ để tính thu nhập của

ng sở hữu trái phiếu
- Gồm 3 loại: TP chính phủ, TP doanh nghiệp,
TP cơ quan địa phương
- Ng sở hữu TP k có tiếng nói trong quản lý DN

- Ng sở hữu TP đc chia TS của DN trước các cổ
đơng trong TH DN chấm dứt hoạt động

Câu 28: Phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường
Cổ phiếu ưu đãi
K/n
Là loại cổ phiếu thơng thường nhất trong các
cty cổ phần
Là một loại chứng khốn vừa có đặc điểm
giống CP thường, vừa có đặc điểm giống trái
phiếu
Quyền biểu
quyết
Có quyền biểu quyết đối với các quyết định lớn
tại đại hội cổ đơng
Chỉ có quyền biểu quyết nhất định đối với các
quyết định lớn của cơng ty
Cổ tức
hưởng cổ tức theo giá trị cổ phiếu mà người sở
hữu nắm giữ, tuy nhiên có thể thay đổi theo tỷ
lệ sở hữu (cổ tức k cố định)
được hưởng một mức cổ tức cố định hàng năm
cho dù cơng ty kd thua lỗ hay có lợi nhuận cao.

Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước (cổ tức cố
định)
Chuyển
nhượng
được chuyển nhượng tự do giữa các chủ sở hữu
Sau 3 năm mới được giao dịch chuyển nhượng,
sang tên, tuy nhiên có thể 1 năm nếu cơng ty
vừa phát hành bán đấu giá được 1 năm mà đã
có quyết định lên sàn giao dịch. Vì số lượng ít
và khơng được phép sang tên khi chưa cho
phép nên gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển
nhượng
Quyền hạn
- Người sở hữu được quyền bầu cử và ứng cử
vào Hội đồng quản trị
- Khơng thể chuyển đổi thành CP ưu đãi


- Có thể chuyển đổi thành CP thường
- được phân chia tài sản DN sau CP ưu dãi nếu
DN phá sản hay chấm dứt hoạt động.

Câu 29: Phân biệt tín phiếu, trai phiếu
-Tráiphiếu:
+ Đối tượng phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà
nước (trái phiếu kho bạc), chính quyền (công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Đối tượng phát hành sẽ qui định về thời
hạn và lãi suất,
+ Đối tượng mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể
được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh).
+ Thời hạn: có thể dưới 1 năm (trái phiếu ngắn hạn) hay lâu hơn (5, 7 hay 10 năm, )

-Tínphiếu:
+ Là một giấy chứng nhận nợ của cá nhân, của công ty, trong đó các điều kiện hai bên tự thõa thuận với nhau (ghi rõ
thời gian trã lại vốn và tỹ lệ lời trên vốn).
+ Là giấy tờ có giá do chính phủ , ngân hàng nhà nước hay doanh nghiệp phát hành, mục đích là huy động vốn trong
ngắn hạn (dưới 1 năm)
+ Ngành ngân hàng dùng chữ chứng nhận tiền gởi định kỳ của khách hàng

Câu 30: Trình bày những đặc trưng khác nhau khi ngân sách nhà nước tạo nguồn thu từ việc tăng thuế trực thu, so với
tạo nguồn thu từ phát hành tín phiếu kho bạn để vay ngân sách nhà nước
Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví Dụ như một người nhập hàng hóa
từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn,hay như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản Thuế
đánh lên thu nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị mất sức mua.
Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công
dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền
lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các
nhu cầu của nhà nước.
Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách
để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà
nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà
nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật
NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Vai trò của ngân sách:-ngân sách có vai trò huy động các nguồn tài chính để bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của nhà

nước hoàn thành chức năng quản lý nhà nước ngân sách là công cụ vĩ mô điều tiết kinh tế thông qua thuế và chi tiêu
chính phủ nhà nước có thể khắc phục được khuyết tật của thị trường Vai trò về kinh tế nhà nước thông qua chi tiêu để
điều chỉnh cơ cáu kinh tế kích thích phát triển sản xuất chống độc quyền thông qua các loại thuế, trợ cấp doanh nghiệp
sản xuất Ngân sách đầu tư phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng cũng như là các ngành then chốt để tạo điều kiện cho sự
hoạt độngdễ dàng của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Kinh tế nhà nước thông qua chi tiêu để ổn định giá cả
hạn chế lạm phát tác động đến tiết kiệm đầu tư Về mặt XH nhà nước tiến hành tái phân phối thu nhập để đảm bảo
phát triển XH thông qua các hoạt động thu chi ngân sách, chủ yếu là thuế và trợ cấp tiến hành đánh thuế vào những
người có thu nhập cao.
2/Thu ngân sách: -Là toàn bộ các khoản tiền thu được tập chung vào các quý ngân sách, các khoản thu từ phí, lệ phí,
từ kinh tế nhà nước và các khoản thu khác Thuế là các khoản đóng góp mang tính bắt buộc được nhà nước quy định
thành luật để mọi đối tượng trong diện nộp thuế nôpj vào ngân sách nhà nước.+thuế trực thu.+thuế gián thu.đối tượng
nộp thuế,cơ sở tính thuế,biểu thuế và thuế xuất,Th giá trị gia tăng,Th đầu vào, Th đầu ra,Th thu nhập Dn,Th htu nhập
đối với người thuTh thu nhập đặc biệt, nhập cao,lệ phí,phí,các khoản thu nhập khác:Chi ngân sách nhà nước, chi
thường xuyên, chi cho đầu tư phát trỉên: Bội chi ngân sách. 3/Các loại vốn trong doanh nghiệp: a)vốn chủ sở hữu là số
vốn do các các chủ doanh nghiệp góp và đưa vào sử dụng khi mới thành lập doanh nghiệp.công ty NN,do NN
cấp.công ty TNHH do cổ đông đóng góp, công ty cổ phần cũng do cổ đông đóng góp,chỉ có công ty cổ phần mới được
phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty.cổ phiếu ghi danh, cổ phiếu vô danh, cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.b)
Nguồn vốn đi vay .
tín phiếu kho bạc là các công cụ nợ ngắn hạn do CP nhà nước phát hành để huy động vốn bù đắp vào những thiếu hụt
tạm thời trong chi tiêu củaCP thường có kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm và được bán với giá triết khấu, là công cụ có tính lỏng
cao mua bán thường xuyên trên thị tr là 1 trong những công cụ tài chính an toàn nhất.
Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của
Ngân sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính
sách tiền tệ. (tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành). Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có
rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản).
Phát hành tín phiếu
 Trên thị trường sơ cấp, Tín phiếu Kho bạc được phát hành bằng nhiều hình thức: đấu thầu, phát

Tín phiếu Ngân hàng nhà nước: Công cụ ít dùng

Về bản chất, tín phiếu NHNN là một trong những công cụ điều tiết lượng cung tiền của NHNN với cơ chế tương tự
như công cụ trái phiếu chính phủ (TPCP) song lại có thời hạn dưới 1 năm tương tự như tín phiếu Kho bạc Nhà nước
(KBNN).
NHNN có thể phát hành tín phiếu để thu hút tiền về, giảm lượng tiền trên thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ
thắt chặt nhằm chống lạm phát hay ngược lại, NHNN mua vào tín phiếu để tăng lượng cung tiền, nới lỏng chính sách
tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng khi nguy cơ lạm phát cao không còn hoặc ít nhất là đã giảm.
Người nắm giữ tín phiếu NHNN thường là các định chế tài chính khó có thể sử dụng tín phiếu NHNN trên thị trường
mở (OMO) mà thường buộc phải giữ lại đến khi đáo hạn để hưởng một mức lãi suất nhất định.
Tuy nhiên, công cụ tín phiếu NHNN không thường xuyên được sử dụng do theo cơ chế thị trường thì TPCP đã đảm
nhận được vai trò hàng hóa chủ đạo trên thị trường mở với những ưu thế hấp dẫn tuyệt đối cả về lãi suất, qui mô, thời
hạn, tính thanh khoản và mức độ rủi ro. Hơn nữa, sức mạnh can thiệp vào thị trường tài chính tiền tệ của công cụ tín
phiếu NHNN không hiệu lực bằng các công cụ truyền thống như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và tỷ lệ dự
trữ bắt buộc.
Chính vì vậy, tín phiếu NHNN chỉ được sử dụng trong trường hợp cấp bách nhằm vào mục tiêu ngắn hạn và đặc biệt
có hiệu quả khi đi kèm với biện pháp mang tính hành chính là bắt buộc, cả bắt buộc mua cũng như bắt buộc chấp nhận
mức lãi suất nhất định thường là thấp hơn nhiều so với lãi suất TPCP và mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường.
Vì sao phải phát hành tín phiếu?
Dường như lý do thuyết phục duy nhất cho việc phát hành tín phiếu NHNN năm 2012 là nhằm thu hút bớt lượng VND
mà NHNN đã bơm ra để mua ngoại tệ, cụ thể là mua USD để tăng dự trữ ngoại hối.
Câu 31: Trình bày nhân định cá nhân về hiện tượng doanh nghiệp chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu mới phát
hành so với doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quỹ
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả
bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.
Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu của nó, và cổ tức là
cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo
ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ
lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Việc thanh toán cổ tức làm giảm lượng tiền lưu
thông đối với công việc kinh doanh, nhưng việc chia lời cho các chủ sở hữu, sau tất cả mọi điều, là mục đích chính
của kinh doanh.
Một số công ty trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, trong trường hợp này các cổ đông nhận được

các cổ phiếu phát hành bổ sung thay vì nhận tiền mặt.
Cổ phiếu mới phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công
ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành' hay cổ phiếu đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ
phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi
cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa
đổi điều lệ công ty
Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về
được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.

Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn
của mình. Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước
quy định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành,
không có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ
phiếu.
Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu thông qua phát hành cổ phiếu mới sẽ làm tăng vốn điều lệ và vào ngày giao dịch không
hưởng quyền, giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ phát hành. Nhưng khi chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ, dù vẫn
lấy nguồn từ Quỹ lợi nhuận chưa phân phối, các cổ đông vẫn được tăng số cổ phiếu sở hữu, nhưng vốn điều lệ của DN
không tăng lên tương ứng. Vấn đề phát sinh ở đây.
Do hai sàn đều có chỉ số và việc điều chỉnh kỹ thuật phải đảm bảo nguyên tắc, tại một thời điểm, tổng vốn hóa thị
trường không đổi. Tuy nhiên, khi mua cổ phiếu quỹ, giá không được điều chỉnh (vì số cổ phiếu giảm, vốn điều lệ
không đổi), nên khi chia cổ phiếu quỹ (vốn điều lệ không đổi, số cổ phiếu tăng) cũng rất khó để điều chỉnh giá. Nếu
tính theo số cổ phiếu NĐT thực nắm, thì việc chia cổ phiếu quỹ cần thiết phải điều chỉnh giá như một nghiệp vụ phát
hành cổ phiếu thông thường. Nhưng trong rổ chỉ số, việc điều chỉnh này lại không hợp lý.
việc trả cổ tức bằng CPQ là cách rất tốt để các cổ đông lớn tăng quyền sở hữu tại DN và còn giúp họ tránh được nghĩa
vụ chào mua công khai khi muốn tăng tỷ lệ sở hữu lên trên 25% vốn điều lệ của DN, đồng thời DN giảm được nguy
cơ bị thâu tóm, khi cổ đông bên ngoài muốn xâm chiếm. Với phương thức này,vốn điều lệ của DN không tăng, nhưng
tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại DN sẽ tăng lên tương ứng với tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu. Ngược lại, nếu DN
không trả cổ tức bằng CPQ, mà bán ra thị trường để lấy tiền trả cổ tức, thì tỷ lệ sở hữu của cổ đông lại giảm xuống.
Nếu thực hiện chia cổ tức bằng CPQ sẽ giúp thu hẹp được tỷ lệ cổ phần trôi nổi trên thị trường mà không gây ảnh

hưởng đến giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, theo nguồn tin của một vị lãnh đạo DN chia sẻ, rất có thể HOSE sẽ không điều
chỉnh giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng CPQ. Vì vậy nếu lựa chọn cách này sẽ
tránh được cho cổ đông bị điều chỉnh giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một chuyên gia kinh tế thì việc trả cổ tức bằng CPQ của DN sẽ không giúp cổ đông được
lợi. Mục đích mua CPQ của DN là tránh CP trôi nổi, tăng giá và tạo sự ổn định, nhưng khối lượng CP tăng thêm, giá
CP có thể giảm xuống.
Trong bối cảnh TTCK trầm lắng, việc các DN quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu, do phát hành thêm hay từ CPQ,
đều được nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực. Tuy nhiên, cần phải nhìn vào khía cạnh tích cực của phương án này. Bởi sẽ
ra sao nếu phương án trả cổ tức này không được thực hiện, mà thay vào đó DN phải trả cổ tức bằng tiền. Khi ấy, DN
sẽ phải bán CPQ, làm tăng nguồn cung cổ phiếu trên thị trường, khiến đến giá cổ phiếu đi xuống và còn có thể rơi vào
trạng thái không thanh khoản, gây thiệt hại lớn cho NĐT.
Xét trên mọi khía cạnh, việc trả cổ tức hay thưởng cho cổ đông từ nguồn CPQ là nghiệp vụ được pháp luật thừa nhận
và cần phải mở đường cho DN thực hiện, tạo sự ổn định cho DN trong điều kiện thị trường trầm lắng lâu nay
Có ý kiến đặt vấn đề, khi DN mua cổ phiếu quỹ, giá cổ phiếu không bị điều chỉnh, thì khi DN thực hiện phân phối lại
cho cổ đông, không có cớ gì phải điều chỉnh lại giá cổ phiếu tại ngày chốt danh sách để hưởng quyền? Lập luận này
hoàn toàn không phù hợp vì chúng ta phải hiểu là hoạt động của TTCK còn có cơ chế tự điều chỉnh thông qua mối
quan hệ cung - cầu và mối quan hệ tương quan với P/E.
Khi DN mua CPQ, về nguyên tắc, cầu cổ phiếu của DN sẽ tăng lên và giá cổ phiếu có xu hướng tăng. Điều này đồng
nghĩa với việc, số lượng cổ phiếu lưu hành giảm, thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) sẽ tăng. Trường hợp nếu DN bán
CPQ ra thị trường thì ngược lại, nguồn cung cổ phiếu tăng và giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm và không cần thiết
phải thực hiện điều chỉnh kỹ thuật. Còn đối với các trường hợp thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu (từ CPQ hoặc do
phát hành cổ phiếu thưởng), số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên cho các cổ đông hiện hữu và đây là tăng cơ học, chứ không
phải tăng do tác động cung - cầu, thì việc điều chỉnh kỹ thuật giá cổ phiếu là phù hợp.
Vấn đề có điều chỉnh giá cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ trở nên rõ ràng nếu xem xét lợi ích của cổ
đông trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền. Tại ngày giao dịch không hưởng quyền, người mua sẽ không
được hưởng lợi ích này và vì vậy, nếu không thực hiện điều chỉnh kỹ thuật thì sẽ không đảm bảo công bằng về mặt lợi
ích cho cổ đông trước và sau ngày giao dịch chốt quyền. Nếu chỉ đặt câu hỏi về lợi ích của người bán thì làm sao giải
quyết được lợi ích của người mua?
Xét về bản chất, hoạt động mua CPQ là việc sử dụng quỹ thặng dư vốn cổ phần và/hoặc lợi nhuận để lại, mua lại cổ
phiếu của chính mình. Nói cách khác, đây là việc DN dùng nguồn vốn (thặng dư vốn) hoặc lợi nhuận để làm giảm số

lượng cổ phiếu lưu hành của mình xuống, làm giảm số lượng cổ phần góp vào DN, và như vậy, sẽ làm tích lũy thêm
thu nhập trên mỗi cổ phần của DN.
Ở góc độ DN bán lại CPQ, bán ra công chúng bên ngoài hay chuyển cho cổ đông dưới hình thức thưởng hoặc trả cổ
tức bằng CPQ, là quá trình làm tăng số vốn của DN và làm pha loãng thu nhập trên mỗi cổ phần.
Như vậy, với việc sử dụng các nguồn hợp pháp của mình để mua lại cổ phiếu của chính mình, thì việc DN thưởng cổ
phiếu cho cổ đông hiện hữu hay trả cổ tức từ CPQ cho cổ đông hiện hữu là việc phân phối lại tài sản (cổ phiếu của
chính mình) cho các cổ đông và đây là quyền chính đáng của DN.
Chia thưởng hoặc chia cổ tức bằng CPQ có thể coi là hành động chính thức hoá mục tiêu nâng tỷ lệ sở hữu của một
hoặc một nhóm cổ đông của công ty



Theo chuyên gia tài chính chứng khoán Huy Nam, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ là sự ngộ nhận, cổ phiếu quỹ là
thứ vô giá trị và có thể "vứt đi". Dưới đây là phân tích của ông về giá trị thật của cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu quỹ là cái gì mà có thể đem chia? Việc “lấy tài sản đó để trả cổ tức cho cổ đông” nếu đang được cho là bình
thường, thì đó có thể là sự nhầm lẫn chết người. Nhầm lẫn vì nhiều người tưởng cổ phiếu quỹ là cái gì sờ được, thì
thực ra đó chỉ là hình, là bóng, là cái vỏ trống không. Cho dù bút tích trong sổ sách có ghi, nó cũng không phải là tài
sản của doanh nghiệp.
Để làm rõ điều cốt tử này, thiết nghĩ, cổ đông cần lùi lại một chút để biết thật chính xác cổ phiếu quỹ là gì và để làm
gì, đặc điểm vận động của nó trong doanh nghiệp cổ phần ra sao, cách người ta sử dụng hoặc xử lý nó thế nào
Thế nhưng, điều cần ghi nhận trước tiên là hoạt động mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp (buyback) nói chung,
chứ không hẳn là cổ phiếu quỹ (treasury shares). Cổ phiếu quỹ chỉ là phần nổi của vấn đề. Doanh nghiệp mua lại cổ
phiếu của mình có thể sẽ có các quyết định khác nhau: hủy ngay, giữ để bán lại (reissue) hoặc sẽ hủy một thời gian sau
đó. Trường hợp cổ phiếu được mua lại và hủy ngay thì đó không phải là cổ phiếu quỹ.
Tuy nhiên, kể cả khi không hủy ngay mà để làm cổ phiếu quỹ (hai cách sau), thì tất cả các giao dịch này đều làm cho
vốn chủ sở hữu (shareholders’equity) giảm xuống. Cách đầu giảm vốn dứt khoát và vĩnh viễn, cách sau là giảm tạm
thời. Nói cách khác, việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành của chính mình thực chất là việc hoàn vốn cho
cổ đông, là chuộc lại và triệt tiêu một lượng cổ phần đã bán ra để giảm “nghĩa vụ”. Măt khác, doanh nghiệp muốn đưa
một lượng cổ phần, tức vốn, về trạng thái “ngủ” (tùy cách hiểu). Việc này có thể thực hiện bằng hình thức chào mua
bất kỳ trên thị trường (mua ngẫu nhiên) hoặc mua lại từ tất cả cổ đông theo một tỷ lệ.

Có một số lý do khiến doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính mình. Đó có thể là do doanh nghiệp dư tiền và tạm
thời chưa có nhu cầu sử dụng hiệu quả, nên chọn cách dùng tiền đó để rút bớt số cổ phần đang lưu hành nhằm tăng giá
trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Hoặc doanh nghiệp có tiền và tin rằng, cổ phiếu của mình đang bị thị trường định
giá thấp hơn giá tính toán.
Cho nên, việc mua lại sẽ vừa làm lợi cho cổ đông (giá trị cổ phần tăng), vừa có lợi cho doanh nghiệp nếu sau này bán
lại với giá cao hơn giá vốn đã mua (nhưng lợi đó không phải là lợi nhuận). Nếu doanh nghiệp tính toán sai dẫn đến
việc mua với giá cao, sau đó giá xuống thấp, thì sẽ “thiệt đơn, hại kép”. Mức thiệt hại này có thể là khoản lỗ thực
“cắn” vào lợi nhuận. Việc mua lại cũng có thể là để tái cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp và đây là cách làm không
xa lạ với doanh nghiệp tại các nước phát triển.
Theo đó, với một thị trường vốn vay rẻ, doanh nghiệp có thể vay nợ và dùng nợ này để mua lại cổ phần của mình.
Mục đích của việc này là thay thế (để giảm bớt) nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp này, lượng cổ phiếu được mua lại
sẽ bị hủy ngay lập tức và như vậy, không phát sinh cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu quỹ là loại bị công ty thoái vốn, nhưng được giữ lại để có điều kiện huy động về sau. Việc giữ lại này nôm
na gọi là lưu kho, được xếp chung với các cổ phiếu được phép phát hành khác nhưng chưa phát hành (nếu có). Gọi lưu
kho (treasury) chỉ là để phân biệt với việc hủy ngay, chứ thực tế cổ phiếu quỹ chính là loại được phép phát hành
nhưng chưa phát hành. Vả lại, cũng không loại trừ nó sẽ bị loại bỏ để giảm vốn vĩnh viễn nếu có một quyết định như
vậy của đại hội đồng cổ đông. Vậy thì làm sao ta có thể lấy cái không có để mà chia cổ tức được?
Về tài chính, theo cách hiểu và cách làm của thế giới, việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm một khoản tiền mặt
(cash) bằng với giá vốn đã bỏ ra, đồng thời vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm một khoản tương ứng.
Để các nhà đầu tư hiểu đúng khoản giảm này là do mua lại cổ phiếu, chứ không phải là khoản nợ hay lỗ, doanh nghiệp
cần ghi nhận thật rõ trên bảng cân đối kế toán bút tích cổ phiếu quỹ một khoản âm (-) ở dưới mục vốn chủ sở hữu.
Do bản chất của hoạt động mua lại cổ phiếu nói chung (stock repurchase) và mua cổ phiếu quỹ nói riêng chỉ có thể là
việc giảm vốn (hay tái cơ cấu nguồn vốn). Thế giới , họ không phân biệt nguồn tiền dùng để mua cổ phiếu quỹ là gì
như quy định ở Việt Nam (là vốn thặng dư hay lợi nhuận giữ lại). Thay vào đó, cứ hễ mua lại cổ phiếu là ghi giảm tiền
mặt (tiền nào không cần biết) đồng thời với giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
Mua cổ phiếu quỹ cũng không thể là cách làm tùy tiện. Luật lệ nhiều nước (và nhiều tiểu bang của Mỹ) đặt ra giới hạn
lượng cổ phiếu một công ty được phép mua lại cùng với thời gian được nắm giữ. Vì ngoài ý nghĩa tích cực, người ta
phòng ngừa việc tuồn nguồn lực (cụ thể là tiền) ra khỏi doanh nghiệp với ý đồ tiêu cực, gây nguy hại cho quyền lợi cổ
đông nhỏ và các chủ nợ. Đây là những đối tượng được luật pháp quan tâm bảo vệ. Ở Anh, hoạt động mua và giữ cổ
phiếu quỹ bị cấm dài cho đến năm 1993 mới được phép.

Về “sáng kiến” chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ ở Việt Nam, có nội dung “chia bằng cổ phiếu quỹ hay bán cổ phiếu quỹ
lấy tiền để chia thì cách nào cũng được”. Nếu đây được cho là chuyện bình thường và được nhân lên đại trà sẽ là điều
đáng tiếc. Vì như đã nói ở trên, cổ phiếu quỹ là cái vỏ không thì lấy gì để trả? Còn nếu bán cổ phiếu quỹ lấy tiền để trả
thì khác nào ta tự “cắn vào đuôi” mình. Bởi lẽ, khi bán cổ phiếu thì khoản thu sẽ được đưa vào nguồn vốn chủ sở hữu,
vậy thì làm sao có thể lấy vốn huy động để trả cổ tức được?
Có người còn cho cách chia cổ tức này giống như việc “chia cổ tức bằng cổ phiếu bình thường, nhưng có nguồn từ cổ
phiếu quỹ và có thể đi tắt với các bút tích bù trừ cho đơn giản”. Nghe có vẻ nghiệp vụ, nhưng thực ra đây là điều
không tưởng, vì đã là cổ phiếu quỹ thì làm gì có “nguồn” để mà chia? Tóm lại, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ là
sự ngộ nhận.
Nếu cổ phiếu quỹ là thứ gì đáng giữ, thì đó là vì doanh nghiệp không có sẵn cổ phiếu được phép phát hành (authorized
share), đây chỉ mới như điều thuận tiện cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp dùng cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên như ta thường thấy thì đó chẳng qua là cách
bán lại số cổ phiếu này với nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại. Trường hợp này tương tự là việc dùng cổ phiếu quỹ để
chia cổ tức.
Chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ nếu được cho là điều gì mới lạ, thì việc này cũng chỉ có thể được thực hiện thông qua
nguồn tài trợ là lợi nhuận giữ lại. Điều này không khác việc chia cổ tức bằng cổ phiếu theo cách đã quen thuộc.
Vì cổ phiếu quỹ lúc này đơn giản chỉ là loại cổ phiếu chưa phát hành. Còn nếu cho rằng, cổ phiếu quỹ đã được “tạo
ra” bằng nguồn lợi nhuận giữ lại, nên được xem là tài sản, thì đó chỉ là sự o ép sai lầm, là việc dấu trừ (-) đã bị để
nhầm chỗ. Cần xác định, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm tiền mặt và giảm nguồn vốn chủ sở hữu nói chung. Tiền
đó đã bị rút ra khỏi doanh nghiệp và cổ phiếu quỹ kia chỉ có giá trị như một chữ ký nhận.
Câu 32 : Các công cụ điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế NHTW. Với tình hình hiện tại cuả nền kte nước ta thì vận
dụng như thế nào?

Công cụ thứ nhất: lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHNN (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các
khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân
hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung
tiền. Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ
có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của NHTM thường lớn hơn dự trữ bắt

buộc. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ
phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các
chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường:
Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơnlãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ
lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHNN mà không phải chịu
bất kỳ thiệt hại nào.
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt
giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHNN với lãi
suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.
Công cụ thứ hai: Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHNN mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường.
Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của
các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung tiền và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
Tại Việt Nam, theo nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc chứng
chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Công cụ thứ ba: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHNNvề về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân
hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc
bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng
thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHNN để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Công cụ thứ tư: Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà
nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho VND, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn
định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến
động cung cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ
bản. Như vậy lãi suất cơ bản là công cụ rất mạnh tác động trực tiếp đến lãi suất huy động và cho vay của các NHTM.
- Năm 2009, một năm mà chính sách tiền tệ đã phải đối mặt với nhiều thách thức khó lường phát sinh từ những bất
cập của nền kinh tế và tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
- Lạm phát cao năm 2008, cùng với sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài và thâm hụt mạnh cán cân thương mại

(12,783 tỷ USD) đã có tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, gây những biến động khó
lường đến tỷ giá.
- NHNN đã thực thi CSTT một cách linh hoạt phối hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác để giữ bình ổn thị trường.

- Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối có những diễn biến
không thuận lợi.
- NHNN mở rộng biên độ tỷ giá mua bán USD/VND từ +/-3% lên +/-5%.
- Lãi suất cho vay ngoại tệ giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống 3%/năm kê từ ngày 01/6/2009 không quá lãi suất huy
động giảm xuống mức không quá 1,5%/năm.
- Bán nguồn ngoại tệ thu được phát hành trái phiếu Chính phủ cho NHNN ; đề nghị một số doanh nghiệp nhập khẩu
lớn chuyển từ mua ngoại tệ sang vay bằng ngoại tệ.
- Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ c ủa các DN và ngưòi dân như đẩy m ạnh công tác
tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình ng ại hối, tỷ giá; yêu cầu các NHTM nhà nuớc
giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ ( lãi suất cho vay giảm t ừ 6 – 6.5%/năm xuống không quá 1.5%/năm
kể từ ngày 01/06/2009) .
- Thêm vào đó, thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân sách ở mức 6,5% GDP buộc ngân sách
phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND.
Kết quả đạt đựoc năm 2009 :
- Giải pháp hỗ trợ lãi suất ( CSTK ) có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, làm khởi sắc TTCK,
bất động sản và thị trường tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực thi CSTT một cách linh hoạt phối hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác để
giữ bình ổn thị trường.
Thách thức trong năm 2009 :
- Lạm phát cao năm 2008
- Sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài
- Thâm hụt mạnh cán cân thương mại (12,783 tỷ USD).
- Hỗ trợ lãi suất gây sức ép tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng cao và áp lực giảm giá VND.
- Đối mặt với nhiều thách thức khó lường của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008 – 2009.
Các giảipháp điều hành chính sách tiền tệ:


- NHNN công bố tăng lãi suất cơ bản thêm 1%, từ 7% lên 8%.

- Điều chỉnh tỷ giá và biên độ tỷ giá.

- Dừng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào 31/12/2009.
III/Một số lưu ý khi sử dụng chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ cũng có những tác động trái chiếu của nó và để giảm bớt nhữg tác động ấy ta cần lưu ý một số diểm
sau:

Thận trọng khi đồng thời sử dung nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ: Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ
điều hành chính sách tiền tệ là việc làm bình thường, trên lý thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nào quy
định về vấn đề này. Tuy nhiên, thị trường là nơi rất nhạy cảm và nó chính là nơi phản ánh sức sống của nền kinh tế.Vì
thế, cần phải hết sức thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đến sự vận động của tiền tệ, trước khi vận hành phải
quan sát kỹ diễn biến, dự kiến được những phản ứng có thể của thị trường để cân nhắc về loại công cụ sử dụng, về
mức độ cần thiết, về liều lượng cũng như cách thức vận hành mỗi công cụ và luôn tránh những giải pháp có thể dồn
các ngân hàng vào những tình huống nguy hiểm.

Lãi suất là công cụ linh hoạt, đáng được cân nhắc để sử dụng nhất. Mặc dù mỗi công cụ có những đặc tính, khả năng
tác động đến thị trường theo những cách khác nhau, với mức độ cũng không giống nhau, song cho dù công cụ nào thì
tín hiệu cuối cùng của nó sau khi phát ra cũng dẫn đến sự thay đổi về giá - lãi suất, dù đó là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
hay mua tín phiếu bắt buộc… Vì vậy, hãy sử dụng hữu hiệu công cụ lãi suất để điều tiết.
Thay đổi quan điểm về chi phí phải trả cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Để đạt được mục tiêu đặt ra kể cả mục
tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ đều có những cái giá phải trả - đó là những chi phí, những tốn kém cần
thiết. Không thể đơn giản cho rằng dự trữ bắt buộc thì không phải trả lãi suất hay mua bán giấy tờ có giá trên thị
trường mở thì nhất thiết phải có chênh lệch (lợi nhuận) Việc điều chỉnh tăng lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thời gian
gần đây cũng là sự thay đổi đáng kể về quan điểm. Còn đối với công cụ thị trường mở, khi thực hiện việc mua bán
giấy tờ có giá trên thị trường này cũng chính là lúc NHNN thực hiện việc sử dụng công cụ thị trường mở để đạt mục
tiêu của chính sách tiền tệ chứ không phải để kinh doanh, vì thế, trong nhiều tình thế bắt buộc, NHNN phải sử dụng cơ
chế giá để điều tiết bằng cách đặt giá cao lên để mua cho được - nếu muốn phát hành tiền vào lưu thông và ngược lại,
định giá thấp xuống để bán cho được - nếu muốn hút tiền từ lưu thông về. Như vậy, mặc dù là người định giá nhưng

có lúc NHNN cũng vẫn phải mua giá cao và bán giá thấp - đó là một loại chi phí buộc phải trả.

Ngoại tệ mua vào cần phải được sử dụng có hiệu quả: ngoại tệ cần phải được tập trung vào tay Nhà nước để sử dụng
hiệu quả cho những nhu cầu chính đáng của quốc gia và hạn chế tình trạng đôla hoá nền kinh tế, khi phát hành tiền
đồng mua ngoại tệ phải luôn đi kèm với giải pháp hút tiền đồng về - sử dụng công cụ thị trường mở, công cụ lãi suất
Ngoài ra, vấn đề quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước cũng phải được quan tâm, phải tập trung về một mối đó là
NHNN - đại diện cho Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Ngoại tệ là của quốc gia, không vì lợi ích
riêng mà để phân tán rải rác gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ và cũng cản trở việc quản lý và sử
dụng chúng một cách hiệu quả.
Nhận định đúng vai trò của thị trường tiền tệ để có hướng tác động thích hợp đến hoạt động của các thị trường. Mỗi
thị trường đều có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có những đặc điểm riêng có của nó, tuy nhiên, thị trường
nào có tỷ suất sinh lời cao hơn thì nó hút tiền mạnh hơn và do vậy, giá cả hàng hoá trên thị trường này sẽ tăng lên và
ngược lại. Nền kinh tế muốn phát triển thì các thị trường phải được vận hành một cách đồng bộ, song đứng trên hết và
có thể tạo sự gắn kết, liên thông giữa các thị trường chính là thị trường tiền tệ bởi vì tiền chính là dòng chảy lưu thông
giữa các thị trường, khi dòng chảy này bị chặn lại thì lập tức các thị trường trở nên đông cứng, không thể vận hành
được. Nói như vậy không có nghĩa là sự trì trệ của nền kinh tế là lỗi tại ngân hàng, bởi ngân hàng cũng chỉ là một hiện
thân về nhu cầu của xã hội, nó cũng chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế vốn đang tồn tại - tiền chỉ vận động khi có
sự vận động của hàng hóa. Khi các thị trường khác suy sụp cũng sẽ là hiểm họa, là nguy cơ cho thị trường tiền tệ, cho
hệ thống ngân hàng - hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, các giải pháp đưa ra phải đúng lúc, đúng thời
điểm, phải tạo sự liên kết tốt hơn, hiệu quả hơn giữa thị trường tiền tệ với các loại thị trường. Mọi sự can thiệp không
kịp thời hay vội vàng đều có thể làm ngưng trệ các hoạt động trên các thị trường và khi muốn nó hồi phục trở lại thực
sự không phải việc dễ dàng.
Tóm lại, việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết hoạt động ngân hàng và thông qua đó điều tiết các
hoạt động kinh tế là những hoạt động thường ngày, tuy nhiên để vận hành các công cụ này một cách hiệu quả thì mặc
dù luôn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định song mặt khác lại không thể rập khuôn, máy móc mà rất cần sự sáng
suốt, linh hoạt và nhạy bén.
Câu 33: Lãi suất cơ bản là gì? Các chi phí của lãi suất cơ bản và vai trò củ lãi suất cơ bản?
Lãi suất cơ bản: Là lãi suất được các Ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ổn định mức lãi suất kinh doanh của mình .




Ở Việt Nam, lãi suất cơ bản là “lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định
lãi suất kinh doanh”. Nói nôm na, đây là lãi suất tốt nhất do ngân hàng tốt nhất cho khách hàng vay. Bỗng nhiên, sau
lần tranh cãi xem có nên sửa đổi Bộ Luật dân sự (“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá
150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”), lãi suất này tự dưng trở
thành mốc để suy ra lãi suất trần. Ví dụ, lãi suất cơ bản vừa được cắt giảm còn 12%, người ta suy ra lãi suất cho vay
tối đa sẽ ở mức 18%! Tức là một điều luật nhằm ngăn chặn hiện tượng cho vay nặng lãi ngoài xã hội bỗng trở thành
yếu tố điều tiết lãi suất của hệ thống ngân hàng chính thống
Vì vậy trong bối cảnh hiện tại nhiều chuyên gia kinh tế tham kiến về chính sách điều hành LSCB của NHNN. Có ý
kiến cho rằng nên bỏ quy định về LS cho vay tối đa để thị trường tự điều tiết. Nhưng có ý kiến lại cho rằng vẫn giữ
nguyên mức LSCB như hiện nay để tạo sự ổn định cho thị trường. Bởi trên thực tế LS không phải là nguyên nhân
chính khiến doanh nghiệp không phát triển được sản xuất, kinh doanh.

Vì rằng hiện nay khi Chính phủ đang đồng loạt triển khai các nhóm kích cầu trong sản xuất, kinh doanh theo quyết
định 131 của Chính phủ và cơ chế bảo lãnh tín dụng đã tạo ra một thị trường vốn dồi dào cho doanh nghiệp. Nhưng
vấn đề cốt lõi là tự thân doanh nghiệp có mặn mà với đồng vốn đó hay không còn tùy thuộc vào việc tìm kiếm đầu ra
cho sản phẩm của mình. Vì vậy, việc điều tiết LSCB chỉ góp phần bình ổn thị trường tài chính, còn việc hỗ trợ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ là thứ yếu.

Tóm lại, LS là một vấn đề nhạy cảm chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Nó không chỉ tác động trực tiếp lợi nhuận của
ngân hàng mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô. Mặt khác LS còn tác động trực tiếp đến lợi ích của
các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và người lao động. Vì vậy để LSCB khẳng định được vai trò điều tiết thị
trường, ổn định kinh tế vĩ mô thì NHNN phải trực tiếp điều hành LS một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng LS
ổn định trên cơ sở dung hòa được lợi ích của các bên.
Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ quan trọng, nếu không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ
quốc gia, nhắm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì một tình
trạng thăng bằng toàn dụng.
Ngân hàng Anh Quốc, một trong những ngân hàng trung ương lâu đời nhất của thế giới, vừa công bố vào cuối tháng
11/2009 việc giảm thêm 50 điểm trong lãi suất cơ bản (base rate), đưa mức lãi suất cơ bản của ngân hàng này xuống
mức thấp nhất (1,5%/năm) trong lịch sử hoạt động 315 năm của nó.

Việc giảm lãi suất này được lý giải như là một biện pháp mạnh mẽ nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và giảm bớt tỷ
lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, mức lãi suất cơ bản này không phải là một mức thấp kỷ lục của thế giới. Ngân hàng Nhật
Bản, cũng là một ngân hàng trung ương thuộc vào hàng lão làng, đang áp dụng mức lãi suất cơ bản 0,1% từ tháng
12/2009. Trong quá khứ, ngân hàng này đã từng áp dụng mức lãi suất cơ bản 0%.
Những dẫn chứng nêu trên cho thấy rằng lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ quan trọng, nếu
không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ quốc gia, nhắm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì một tình trạng thăng bằng toàn dụng. Ngân hàng trung ương còn sử dụng công
cụ lãi suất để định hướng tín dụng cho hệ thống ngân hàng.
Khi chính phủ thấy cần khuyến khích phát triển một khu vực kinh tế chậm tăng trưởng (ví dụ nông nghiệp), một ngành
kinh tế chiến lược (xuất khẩu) hay một ngành công nghiệp quan trọng (năng lượng), ngân hàng trung ương có thể áp
dụng một mức lãi suất tái chiết khấu ưu đãi thấp cho các ngân hàng thương mại từ những khoản tín dụng mà họ đã cấp
phát cho những khu vực kinh tế hay ngành kinh tế được khuyến khích.
Ngược lại, ngân hàng trung ương có thể áp dụng một mức lãi suất tái chiết khấu rất cao, gọi là lãi suất địa ngục (hell
rate) cho các khoản tín dụng ngân hàng vào những ngành kinh tế không khuyến khích (ví dụ cho vay đầu cơ chứng
khoán hay bất động sản). Biện pháp định hướng tín dụng bằng lãi suất sẽ giúp các ngân hàng thương mại sẵn sàng cho
các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành được ưu đãi này vay với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất tín dụng
thông thường hoặc từ chối cho vay đối với những lĩnh vực không được khuyến khích.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại đều biết rằng việc họ đi vay ngân hàng trung ương là một ân huệ, không phải là
một quyền. Ngân hàng trung ương có thể từ chối cho vay một ngân hàng thương mại mà không cần nêu lý do.
Có một số nguyên tắc quan trọng căn bản trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương. Thứ nhất, ngân hàng
trung ương không giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp hay cá nhân, mà chỉ giao dịch với chính phủ và các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng. Thứ hai, ngân hàng trung ương không kinh doanh tiền tệ, tín dụng vì lợi nhuận mà vì lợi ích
chung của toàn nền kinh tế. Hai nguyên tắc này thường được quy định rõ ràng trong hầu hết các bộ luật về ngân hàng
trung ương. Như vậy, ngân hàng trung ương chỉ thực hiện công cụ lãi suất trực tiếp đối với hệ thống ngân hàng trong
nước và thị trường tiền tệ của nó bằng các nghiệp vụ như tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay trên thị trường mở
Một câu hỏi thường được đặt ra là mức lãi suất gọi là cơ bản do ngân hàng trung ương ấn định phản ánh điều gì và vì
sao có những sự điều chỉnh tăng giảm? Trước hết, cần thấy rằng vì ngân hàng trung ương là một cơ quan đặc biệt có
chức năng tạo ra tiền, nên lãi suất cơ bản do nó ấn định không hề phản ánh chi phí huy động vốn của ngân hàng trung
ương và thật ra ngân hàng trung ương không cần phải huy động vốn khi nó đã có chức năng tạo tiền. Việc in ấn và đúc
tiền tuy cũng phát sinh chi phí nhưng chi phí này chưa bao giờ được tính như một yếu tố trong việc quy định mức lãi

suất cơ bản của ngân hàng trung ương.
Như vậy, việc ấn định lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương về bản chất là một quyết định tài định, phản ánh nhận
định của nó về tình hình kinh tế vĩ mô của quốc gia, không phải là một tính toán dựa trên chi phí và lợi nhuận. Vì là
một công cụ tiền tệ vĩ mô, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương được các ngân hàng thương mại xem như
một tín hiệu rõ ràng nhất của một chính sách tiền tệ mở rộng (nhằm chống suy thoái) hay thắt chặt (nhằm kiểm soát
lạm phát).
Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng cho mình một hệ thống lãi suất riêng, phù hợp với điều kiện
huy động tiền gửi tiết kiệm và cho vay của mỗi ngân hàng, với những mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào thời hạn,
mức độ rủi ro cao hay thấp của các khoản huy động và cho vay, mức độ tín nhiệm của mỗi ngân hàng đối với khách
hàng của mình. Thị trường huy động tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại là một thị trường có cạnh
tranh, nhưng trong khuôn khổ do ngân hàng trung ương điều tiết bằng công cụ lãi suất cơ bản, nhằm đảm bảo rằng sự
cạnh tranh không trở nên quá khốc liệt, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống và đồng tiền tiết kiệm của người dân.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không chỉ huy động vốn trong dân mà còn có thể vay mượn lẫn nhau trên thị
trường tiền tệ liên ngân hàng, thường là với một thời hạn ngắn (có khi chỉ qua đêm) theo một mức lãi suất liên ngân
hàng (interbank rate) thay đổi liên tục mỗi ngày tùy thuộc vào nguồn cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường. Ngân
hàng trung ương thường xuyên can thiệp trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống
ngân hàng đồng thời duy trì một mức lãi suất liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mức lãi suất
này thường được các ngân hàng thương mại xem là lãi suất chuẩn (prime rate) để tính lãi suất cho vay bằng cách cộng
thêm vào đó một phụ phí (margin) áp dụng cho riêng mỗi khách hàng theo một cách tính phức tạp dựa trên sự đánh
giá chủ quan của mỗi ngân hàng về các loại rủi ro liên quan đến khách hàng và tính chất khoản vay của họ.
Như vậy, lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ không thể thiếu trong việc thực thi chính sách tiền
tệ nhằm vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định nội dung này.
Tuy nhiên, một vấn đề đang gây tranh luận là điều 476 Luật Dân sự có quy định một mức trần lãi suất trong mối quan
hệ vay mượn giữa dân cư là không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, và lãi suất cơ bản ở đây được hiểu là lãi suất
cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
Một vấn đề cho đến nay vẫn khó hiểu là vì sao lãi suất cơ bản, một công cụ điều hành chính sách tiền tệ vĩ mô, lại
được sử dụng để tính toán và điều chỉnh các quan hệ vay mượn dân sự trong điều 476 và vì sao đối tượng điều chỉnh
của điều luật dân sự này lại bao gồm cả các tổ chức tín dụng, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật về các tổ chức tín
dụng? Giả thiết nền kinh tế đất nước lâm vào suy thoái nghiêm trọng, khi Ngân hàng Nhà nước phải đưa lãi suất cơ
bản xuống 0%, như nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã làm, thì làm sao có thể áp dụng mức lãi suất này để

tính được việc cho vay nặng lãi? Trên thực tế, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng của chúng ta đã gặp không ít
khó khăn trong việc tuân thủ điều 476 Luật Dân sự.
Ví dụ, hiện nay mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 8%, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (có lẽ
cũng dựa trên điều 476 Luật Dân sự), các ngân hàng thương mại được cho vay với lãi suất là 12% và cũng theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại được áp dụng mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất
trong hạn, tức là 18%.
Nhưng nếu điều 476 Luật Dân sự, một điều luật nhằm hạn chế việc cho vay nặng lãi trong dân cư, điều chỉnh cả việc
cho vay của các tổ chức tín dụng, và nếu lãi suất cơ bản nói trong điều luật được hiểu là lãi suất cơ bản của Ngân hàng
Nhà nước, mức lãi quá hạn này là vi luật và bị coi là vô hiệu. Kết quả là các doanh nghiệp vay nợ sành sỏi sẽ không
vội vã thanh toán nợ vay ngân hàng trong hạn vì chắc rằng mức lãi suất quá hạn của ngân hàng không đối kháng được
với họ, khi nội vụ được đưa ra tòa. Điều này hàm chứa nguy cơ rất lớn đối với thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì
các khoản tín dụng đều có rủi ro chậm thanh toán.
Mặt khác, có thể nói các ngân hàng thương mại hiện nay đều vi phạm Luật Dân sự và đều có thể bị truy cứu về tội cho
vay nặng lãi. Trên thực tế, việc cho vay ngoài hệ thống ngân hàng còn áp dụng mức lãi cao hơn nhiều lần. Cho vay

×