VIỆN DỆT MAY
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ HOÀN TẤT VẢI LEN 100%
Mã số đề tài: 15.11 RD/HĐ-KHCN
Chủ nhiệm đề tài: KS.Lưu Văn Chinh
9081
Hà Nội - 11/2011
1
VIỆN DỆT MAY
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ HOÀN TẤT VẢI LEN 100%
Thực hiện theo Hợp đồng số 15.11 RD/HD-KHCN ngày 10 tháng 3 năm 2011
giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
KS. Lưu Văn Chinh
Hà Nội - 12/2011
2
Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
KS. Lưu Văn Chinh - Viện Dệt May
Ths. Phạm Văn Lượng - Viện Dệt May
Ths. Trần Duy Lạc - Viện Dệt May
KS. Võ Thị Hồng Bình - Viện Dệt May
KS. Nguyễn Mộng Hùng - Công ty cổ phần Dệt Nam Định
KS. Tạ Đức Hải - Công ty cổ phần Dệt Nam Định
3
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NHIỆM VỤ 4
LỜI NÓI ĐẦU 6
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7
I.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7
I.2. Cơ sở lý thuyết về mặt hàng len 100% 8
Chương II. TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM
11
II.1. Lựa chọn nguyên liệu và loại sản phẩm 11
II.2
.
Nghiên cứu thiết kế và dệt vải 12
II.2.1. Tính toán thiết kế
II.2.2.
Triển khai sản xuất dệt thử nghiệm tại Công ty 21
II.3. Khảo sát dây chuyền thiết bị gia công tại nhà máy, nghiên
cứu xây dựng quy trình thử nghiệm các phương pháp xử lý
hoàn tất vải dệt thoi từ sợi len lông cừu 100%
22
II.3.1. Khảo sát và xây dựng quy trình thử nghiệm 22
II.3.2. Các bước tiến hành thử nghiệm 24
II.3.3. Áp dụng triển khai thử nghiệm mẫu lớn 39
Chương III
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
46
III.1. Đánh giá kết quả đạt được 46
III.2. Kết luận 46
III.3. Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 49
4
TÓM TẮT NHIỆM VỤ
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý hoàn tất vải len 100%”
nhằm mục tiêu:
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý hoàn tất vải len 100%.
- Triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng
đáp ứng yêu cầu thị trường.
Nội dung đề tài
- Nghiên cứu lý thuyết về các tính chất nguyên liệu và công nghệ xử lý hoàn
tất vải 100% len; (xây dựng tập tài liệu về công nghệ xử lý hoàn tất vải dệt thoi
từ sợi len 100%).
- Lựa chọn nguyên liệu sợi 100% len phù hợp với các mặt hàng vải dệt thoi
thời trang cao cấp;
- Nghiên cứu thiết kế mặt hàng, hồ mắc và dệt vải dệt thoi từ sợi len 100%;
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ hoàn tất v
ải dệt thoi từ sợi len
lông cừu 100%;
- Áp dụng triển khai thử nghiệm mẫu lớn trên thiết bị hiện có tại Công ty Dệt.
Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu kỹ thuật trong và ngoài nước, các kết quả nghiên
cứu đề tài trước;
- Khảo sát và nghiên cứu các điều kiện thiết bị và công nghệ dệt, xử lý hoàn
tất vải len của các nhà máy sản xuất trong nước;
- Nghiên cứu thiết k
ế và thử nghiệm dệt vải, thử nghiệm xử lý hoàn tất mẫu
nhỏ, xây dựng các quy trình công nghệ triển khai áp dụng sản xuất thử mẫu lớn
trên các thiết bị hiện có tại Công ty Dệt.
5
Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Căn cứ nội dung và tiến độ thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực
hiện các nội dung theo đăng ký:
- Xây dựng được tập tài liệu về công nghệ xử lý hoàn tất vải len lông cừu100%.
- Lựa chọn thiết kế mặt hàng, hồ mắc và dệt vải dệt thoi từ sợi len 100%;
- Khảo sát hệ thống thiết bị hiện có tại Công ty và thử nghiệm các công đoạn xử
lý để đề ra quy trình công nghệ hoàn tất vải dệt thoi len 100% từ sợi màu nhập
ngoại.
- Xây dựng quy trình công nghệ và triển khai xử lý hoàn tất mẫu lớn vải dệt thoi
từ sợi len lông cừu 100% đạt được các yêu cầu của vải may mặc ngoài thời trang
cao cấp với các chỉ tiêu chất lượng như sau:
Độ bền màu giặt đạt cấp 4 – 5
Độ bền màu ma sát đạt cấp 4 – 5
Độ co sau giặt ướ
t và sấy khô: Dọc 1%; Ngang 0,6%
Độ xù lông vón gút cấp 4 – 5
Ngoại quan của vải sau giặt sấy (DP) cấp 4
6
LỜI NÓI ĐẦU
Sản xuất vải len ngày nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
chủ yếu dùng cho hàng may mặc ngoài như áo khoác, áo len, váy len Chính vì
vậy yêu cầu mặt hàng ổn định kích thước, ngoại quan đẹp, các chỉ tiêu độ bền
màu, dễ chăm sóc là những ưu tiên hàng đầu mà khâu hoàn tất cần đạt được.
Đặc điểm nổi bật của len là khả năng giữ ẩm và hút ẩm tốt. Len là một trong
những nguyên liệu dệt r
ất đắt và các công đoạn xử lý nó khó khăn hơn các loại
nguyên liệu dệt khác.
Trong toàn bộ quy trình gia công mặt hàng vải len, vì vậy cần đặc biệt
quan tâm sao cho không hoặc ít xảy ra sự tổn thương đối với xơ sợi len. Vật liệu
len có sức đề kháng không tốt với nhiệt độ cao và cũng không thích hợp trong
việc kéo dài thời gian gia công.
Ở Việt Nam, từ nhiều năm nay khi nói đến sản xuất mặt hàng len lông c
ừu
mỗi người đều cảm nhận ra đó là các sản phẩm khăn quàng cổ, áo len đan, mũ
len, thảm len, chăn len Các mặt hàng dệt thoi khác từ len cừu như vải dạ,
tuytsi len cho may bộ véc khoác ngoài hầu hết là được nhập khẩu ở dạng may
sẵn hay dạng vải thành phẩm. Mặc dù số cơ sở sản xuất mặt hàng liên quan đến
len không nhiều và lâu nay chủ yếu là sản xuất hàng len pha với polyeste. M
ặt
hàng từ sợi len 100% mới có thử nghiệm một lượng nhỏ theo yêu cầu của khách
hàng, quy trình xử lý vì vậy cũng đang trong thời kỳ thí nghiệm. Trên cơ sở
khảo sát một số thiết bị dệt và hoàn tất có tại Việt Nam. Năm 2011 Viện Dệt
May đã đề xuất và được Bộ Công Thương chấp thuận cho nghiên cứu và phối
hợp với sản xuất nghiên cứu đề tài “
Ứng dụng công nghệ xử lý hoàn tất vải len
100% lông cừu” từ khâu thiết kế dệt đến hoàn tất từ nguyên liệu sợi màu nhập
ngoại (với các mục tiêu và nội dung theo đề cương nghiên cứu)
7
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I.1.1. Tình hình nghiên cứu của thế giới
Sự phát triển của hệ thống thiết bị và xu hướng quy trình công nghệ xử lý
vải len:
Từ những năm 1972 của thế kỷ XX và những năm sau đó, nhiều nghiên
cứu của các Viện và nhà máy sản xuất công nghiệp trên thế giới đã giới thiệu
nhiều thiết bị mới, cải tiến để xử lý vải len. Thứ nhất là nhữ
ng giới thiệu phương
pháp và thiết bị xử lý hoàn tất mới. Thứ hai giới thiệu quy trình hoàn tất cải tiến
nhằm đạt được các tính chất ưu việt của vải len.
Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong hoàn tất hóa học được coi là đã đạt
được nhiều tiến bộ tích cực nhất.
Công nghệ sản xuất các mặt hàng dệt từ len lông cừu 100% tại các nước
phát triể
n nói riêng và của cả thế giới nói chung ngày càng phát triển và hoàn
thiện, cung cấp nhiều mặt hàng may mặc ngoài cao cấp được nhiều người ưa
chuộng.
Mặt hàng dệt từ nguyên liệu 100% len lông cừu là mặt hàng có giá trị cao,
nhưng để sản xuất nó cũng phải đi từ loại nguyên liệu có giá trị tương đối cao
hơn so với các loại nguyên liệu dệt khác. Vì vậy nhiều công trình nghiên cứu
trên thế giới đã và
đang đặc biệt quan tâm đến quá trình gia công xử lý nó sao
cho đạt kết quả tối ưu nhất để phát huy tối đa những ưu diểm và hạn chế dến
mức thấp nhất những nhược điểm của loại nguyên liệu này, nhằm tạo ra các mặt
hàng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
I.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ngành công nghiệp len ở Việt Nam cũng bắt đầu
được chú trọng phát
triển từ những năm 70 của thế kỷ
XX. Tuy nhiên lúc đó chủ yếu chỉ sản xuất một
số mặt hàng đan từ sợi thô. Trong những năm gần đây, một vài doanh nghiệp
cũng đã nghiên cứu sản xuất kéo sợi từ len lông cừu pha với Polyester với chi số
cao hơn để phục vụ cho dệt thoi mặt hàng may mặc ngoài, nhưng nhìn chung
chất lượng kéo sợi chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy cho đến nay các doanh
nghiệ
p chủ yếu vẫn nhập sợi về để dệt và xử lý nhuộm – hoàn tất. Mặt hàng từ
8
sợi len lông cừu 100% do nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là do thiết bị
chưa đồng bộ nên ở Việt Nam trong thời gian qua chưa thể sản xuất đại trà mà
chỉ mới sản xuất thử nghiệm quy mô nhỏ cùng với việc từng bước nhập khẩu
một số thiết bị chuyên dùng cho gia công mặt hàng đặc chủng này, đồng thời với
việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý trong s
ản xuất.
Để sản xuất vải đạt hiệu quả, điều quan trọng là phải có sự phối hợp tốt
giữa công tác nghiên cứu (kể cả nghiên cứu thị trường) và nhà sản xuất, thiết kế
thời trang. Các mặt hàng vải từ len lông cừu 100% có trên thị trường Việt Nam
hiện nay vẫn phải nhập ngoại với giá rất cao. Vì vậy việc phối hợp nghiên cứu
để
từng bước chúng ta có thể tự sản xuất được mặt hàng này từ sợi nhập ngoại là
một việc làm cần thiết.
I.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MẶT HÀNG LEN 100%
Phần tài liệu lý thuyết hoàn tất vải len kèm theo báo cáo đã nêu rất rõ về
tính chất nguyên liệu và các công nghệ xử lý, trong phần báo cáo của đề tài chỉ
đề cập một vài đặc tính cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đế
n quá trình gia công xử
lý của mặt hàng len 100%.
*Cấu trúc và những tính chất cơ bản của len
Không giống như các loại xơ và lông động vật khác, xơ len có một cấu
trúc vô cùng phức tạp bao gồm các tế bào keratin có chứa thớ xơ, matrix, màng
tế bào và tàn dư tế bào chất.
Khoảng 80% trọng lượng xơ len là do các loại chất keratin khác nhau tạo
thành. Xơ len bao gồm nhiều cấu trúc vật lý khác nhau và có kết cấu phức tạp
hơn nhi
ều so với các loại xơ tổng hợp hay hóa học, và vì vậy yêu cầu quan tâm
đến chúng một cách chi tiết hơn trong quá trình nhuộm và xử lý hoàn tất.
Mặt ngoài của xơ len là lớp phủ dạng vảy gồm biểu bì và dưới chúng là
vỏ hoặc lõi xơ. Vỏ được tạo ra bởi keratin có chứa các tế bào dạng điếu xì gà và
tàn dư tế bào chất và nhân được bao bọc bởi chất màng tế bào. Keratin được tổ
hợ
p thành các thớ xơ lớn và trong đó có mặt một phức chất thớ xơ nhỏ/matrix.
Thớ xơ lớn được hình thành ra bởi protein và một cấu hình alpha-xoắn được bao
quanh bởi 1 matrix vô định hình giàu cixtin.
Khi nhuộm và xử lý hoàn tất len, cần phải chú ý đến các thông số kỹ thuật
của xơ về bản chất lý – hóa, nó phụ thuộc vào giống động vật, điều kiện khí hậu,
9
dạng loại và chất lượng thức ăn, khâu gia công ban đầu trước khi đưa vào xử lý
hoàn tất.
Len là loại xơ protein, tính chất hóa học của chúng được đặc trưng bởi
hàm lượng axit amin và dạng mạch nhánh chứa trong len. Cả 2 yếu tố này đều
chịu ảnh hưởng của các axit, kiềm, các chất oxy hóa và oxy hoá khử tác động
lên xơ.
Xét về khía cạnh của nhuộm và xử lý hoàn tất, tính chất hóa học quan
trọ
ng nhất của len xoay quanh các dạng và nhóm sau:
- Liên kết disulfua
- Nhóm đầu cùng và nhóm petit của mạch protein;
- Các mạch nhánh cấu tạo từ axit amin.
• Sơ đồ liên kết của mạch keratin trong sợi len:
/ \ /
HN HN OC
\ / \
CH – CH
2
– S – S – CH
2
– CH CH – R
/ \ /
CO CO NH
\ / \
NH NH CO
/ \ /
CH–CH
2
–CH
2
–COO
-
H
3
N
+
–CH
2
–CH
2
–CH CH – R
\ / \
CO CO NH
/ \ /
Những liên kết trên đây của keratin sợi len tạo nên cho len có tính đàn hồi
chuyển từ dạng cấu trúc α sang β được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Dạng α Dạng β
Khi nhúng ướt, len sẽ giãn dài khoảng 1,2% và nở ngang khoảng 18%, sự
trương nở này tạo điều kiện cho phân tử thuốc nhuộ
m đi vào dễ dàng.
Bóp lại
'
Giãn ra
10
Tuy nhiên sự trương nở này một mặt cũng làm giảm lực liên kết ion giữa
các mạch peptit, mặt khác làm đứt cầu nối hydro giữa 2 nhóm liền kề là amino
và ceton trong mạch polypeptit.
Tại điểm đẳng điện, len có chứa các nhóm amoni cùng với nhóm
carboxyl. Khi nhuộm với thuốc nhuộm axit, một số nhóm carboxyl không bị ion
hóa và các anion thuốc nhuộm bị hút bởi các nhóm amoni tích điện dương.
Từ những cấu trúc được mô tả trên, cho ta th
ấy sợi len rất "nhạy cảm" với
các điều kiện tác động lên nó trong quá trình gia công ướt (nước, nhiệt độ, sức
căng kéo, hóa chất )
Theo quan điểm của các nhà xử lý hoàn tất, liên kết disulfua trong xơ len
là vô cùng quan trọng, chúng là các liên kết ngang cộng hóa trị có thể bị gãy
hoặc được tái tạo lại. Do có tầm quan trọng trong kết cấu của xơ, nên khi gia
công hoàn tất vải len chúng đóng vai trò chính yếu đến chất lượng mặ
t hàng này.
*Hình ảnh mô tả mặt ngoài và cấu trúc của xơ len:
Hình ảnh mặt ngoài xơ len Cấu trúc lý học của xơ len
11
Chương II.
TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
II.1. Lựa chọn nguyên liệu và loại sản phẩm
Để sản xuất được mặt hàng vải có chất lượng cao phù hợp và đáp ứng yêu
cầu của thị hiếu tiêu dùng. Nhóm đề tài nghiên cứu cũng xuất phát từ việc
nghiên cứu mẫu mã trên thị trường đang được ưa chuộng để làm đối tượng cho
việc nghiên cứu sản xuất thử nghiệm. Các loại vải dệt thoi từ sợi len 100% hiện
có mặt trên thị trường hầu hế
t là được nhập ngoại với giá thành rất cao nhưng
chất lượng sản phẩm thì cũng khá đa dạng. Căn cứ các mẫu vải len 100% thu
thập được và trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu, nhóm đề tài đã kiểm tra,
phân tích và lựa chọn phương án nhập ngoại sợi màu về để thiết kế dệt vải và xử
lý hoàn tất tại các Công ty có điều kiện thiết bị chuyên d
ụng về hoàn tất vải len.
Sản phẩm vải dệt từ sợi len 100% thường có ngoại quan bóng đẹp, mềm
mại, ít nhàu, giữ ấm tốt vì vậy len thường được dùng để sản xuất các sản phẩm
mặc ngoài như: quần âu, áo véc
Đối với các loại vải lựa chọn dùng may quần âu, áo véc thông thường
cần có khối lượng trung bình từ (150 đến 200g/m
2
). Tương ứng với mỗi kiểu dệt
để lựa chọn chi số sợi và màu nhuộm phù hợp. Qua phân tích mẫu vải khảo sát
trên thị trường đang được ưa chuộng, nhóm nghiên cứu đề tài chọn và đặt hàng
mua loại sợi len lông cừu chải kỹ đã nhuộm màu từ xơ trước khi kéo sợi chi số
Ne35/2 (gồm 02 màu đen và màu ghi) để dệt hàng vải kẻ sọc kiểu vân điểm có
các ch
ỉ số kỹ thuật tương đương với mẫu vải lựa chọn.
Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật của nguyên liệu sợi len 100% đã
nhuộm màu nhập ngoại đạt được như sau:
* Bảng 1
:
TT Chỉ tiêu Kết quả
Độ nhỏ thực tế (Ne) 34,79/2
1 Độ nhỏ sợi
Cv độ nhỏ (%) 1,27
Trung bình sợi xe (x/m) 591
2 Độ săn sợi xe
Cv độ săn sợi xe (%) 6,5
12
U (%) 10,31
Biến thiên khối
lượng
Cv (%) 12,95
Điểm mỏng /1000m 5
Điểm dày /1000m 8
Chỉ số I.P.I
Kết /1000m 5
Độ xù lông H 4,66
3
Độ xù lông
Độ lệch chuẩn sh 1,44
Độ bền trung bình (cN) 190,2
Cv độ bền (%) 11,63
Độ giãn đứt (%) 14,49
Cv độ giãn (%) 24,45
4
Độ bền kéo đứt
từng sợi
Độ bền tương đối (cN/tex) 5,60
*Nhận xét:
- Chất lượng sợi len đạt được tương đương với sợi loại I của xơ bông
cũng như bông pha polyeste cùng chi số và thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Độ đều của sợi cao (Cv độ nhỏ 1,27%, điểm mỏng 5/1000m và điểm
dày là 8/1000m; sợi ít tạp (5 điểm kết/1000 m)
+ Độ bền sợi len (5,6 cN/tex) và độ giãn đứt (14,49%) cao hơn so với sợi
bông cùng chi số (giãn đứt 7- 8%) là điều ki
ện thuận lợi cho quá trình dệt.
Với các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu sợi màu đã được kiểm tra
đánh giá là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu dệt vải chất lượng cao trên các loại
máy dệt kiếm hoặc máy dệt thổi khí.
II.2. Nghiên cứu thiết kế và dệt vải
Quy trình thiết kế vải:
II.2.1. Tính toán thiết kế
Qua tham khảo từ các tài liệu và đề tài nghiên cứu trước cho mặt hàng len
cùng với những kinh nghiệm của các chuyên gia đang thực tế sản xuất tại nhà
máy, với chất lượng loại sợi này hoàn toàn đảm bảo được trong quá trình dệt vải
dệt thoi mà không cần phải tiến hành hồ sợi dọc bằng các loại hồ như đối với
các loại sợi khác.
13
Tuy vậy, trong quá trình dệt trên máy tốc độ cao, do ma sát và sức căng
lớn sợi dễ gây đứt sợi dọc, cần phải tiến hành hồ chuốt thêm chất hồ bôi trơn
trong quá trình mắc trục sợi dọc để giữ ẩm cho sợi luôn mềm mại và giảm độ
tĩnh điện tránh bám dính các loại xơ bụi khác. Hóa chất hồ chuốt sợi dọc trong
quá trình mắc trục sợi dọc ch
ỉ đưa lên sợi ở mức thấp do đó không cần phải thực
hiện quá trình làm khô sau khi chuốt hồ. Thành phần của dung dịch hồ chuốt sợi
chỉ bao gồm chất làm trơn, giữ ẩm kết hợp một lượng nhỏ chất chống tĩnh điện.
Quá trình chuốt sợi chuyển động áp sát lên bề mặt lô quay ngược chiều chuyển
động với sợi, một phần phía d
ưới của lô quay được nhúng trong máng chứa hồ
để liên tục kéo hồ bám lên trên bề mặt tiếp xúc với sợi.
Dựa trên phần mềm tính toán thiết kế vải, nhóm nghiên cứu lựa chọn thiết
kế thử trên 03 mẫu vải với các thông số thiết kế khác nhau để lựa chọn ra mẫu
vải phù hợp nhất với yêu cầu lựa chọn ban đầu.
Do đặc tính của xơ sợi len như đ
ã trình bày ở trên, độ giãn dài khoảng
1,2% và nở ngang khoảng 18%. Vải dệt từ sợi len 100% nếu để mật độ dệt như
đối với các loại nguyên liệu khác sẽ rất dễ bị xảy ra trương nở nhiều trong nước
gây nên hiện tượng vải bị phồng dộp và chặt cứng mất đi vẻ mềm mại vốn có
(xem phần tài liệu đã trình bày chi tiết hiện tượng này). Vì vậ
y quá trình nghiên
cứu thiết kế dệt vải len 100% cần phải quan tâm nhiều đến các yếu tố về độ chứa
đầy và độ sít của vải.
* Độ chứa đầy vải
Hình 1
Độ chứa đầy vải được hiểu là tỷ lệ giữa diện tích mà sợi chiếm chỗ với
diện tích toàn phần của vải. Ô vuông trên là diện tích của một điểm đan (S),
phần gạch chéo là diện tích chiếm chỗ của sợi dọc và ngang (S
d+n
). Độ chứa đầy
vải theo công thức trên cũng chính bằng S
d+n
/S. Độ chứa đầy đặc trưng cho độ
dầy thưa (về khía cạnh che phủ) của vải. Độ chứa đầy gần 1 có nghĩa là vải rất
kín. Độ chứa đầy nhỏ có nghĩa là vải thưa, hở, thoáng, dễ cho ánh sáng và không
khí xuyên qua.
14
Độ độ chứa đầy của vải được tính theo công thức:
- Độ chứa đầy theo hướng dọc: E
o
=
100
d
M
d
d
.100 (%)
M
d
: mật độ sợi dọc (sợi/dm).
d
d
: đường kính sợi (mm) :
Nm
α
(α: hệ số phụ thuuộc vào loại sợi
thường từ 1,2-1,5; N: chi số sợi Nm).
- Độ chứa đầy theo hướng ngang: E
n
=
100
d
Mn
d
n
.100 (%)
M
n
: mật độ sợi ngang (sợi/dm).
d
n
: đường kính sợi (mm)
- Độ độ chứa đầy vải : E
v
= E
d
+ E
n
-
100
E.E
nd
(%)
Vải may mặc thông thường có độ chứa đầy như sau:
- Vải thưa có độ chứa đầy từ 0,6 - 0,7
- Vải trung bình có độ chứa đầy từ 0,7 - 0,8
- Vải dầy có độ chứa đầy từ 0,8 - 1
*Độ sít của vải
(Love's Tighness)
Độ chứa đầy nói lên độ kín hay hở của vải (về khía cạnh che phủ) thì độ sít
nói lên độ chặt hay lỏng của vải (về khía cạnh đan kết).
Độ chứa đầy không phụ thuộc vào kiểu dệt nhưng độ sít phụ thuộc vào
kiểu dệt.
Độ sít được hiểu là tỷ lệ giữa độ chứa đầy của vải và độ chứa đầy tối đa mà
vải có thể đạt được. Độ sít tổng cũng là tỷ lệ giữa tổng độ chứa đầy dọc và
ngang trên tổng độ chứa đầy tối đa dọc và ngang. Độ sít cho biết độ chặt hay
lỏng của vải về khía cạnh đan kết.
Mật độ tối đa mà vải có thể đạt được:
Các hệ số chứa đầy tối đa K
dmax
K
nmax
.
M
dmax
=
d
d
d
K
28
max
M
nmax
=
d
n
d
K
28
max
15
Độ sít được định nghĩa như sau:
Độ sít dọc : T
d
=
maxd
d
K
K
Độ sít ngang : T
n
=
maxn
n
K
K
Độ sít tổng : T
v
=
maxmax nd
nd
KK
KK
+
+
Trong công thức trên thấy rõ độ sít liên quan tới : Chi số sợi, mật độ sợi,
kiểu dệt. Khi độ sít =1, vải đạt được các thông số tối đa, vải có kết cấu chặt chẽ.
Khi độ sít nhỏ, vải có kết cấu lỏng.
Về độ sít vải thường nằm trong các giá trị:
- Vải kết cấu lỏng có độ sít từ 0,65 - 0,75
- Vải kết cấu trung bình có độ sít từ 0,75 - 0,9
- Vả
i kết cấu chặt có độ sít từ 0,9 - 1
(Công thức tính độ chứa đầy và độ sít theo tài liệu [3])
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn xác đinh độ dầy thưa (theo khối lượng vải, độ sít )
cho may mặc. Các tiêu chuẩn khối lượng vải g/m
2
thường được lựa chọn dựa
theo mục đích sử dụng và kinh nghiệm, theo yêu cầu khách hàng.
* Các mẫu thiết kế thử nghiệm
- Thiết kế 1:
Thông số vải thành phẩm
:
Nguyên liệu sợi : len 100%
Chí số sợi : Ne35/2
Kiểu dệt : 1/1
Mật độ sợi dọc : 239 sợi/dm
Mật độ sợi ngang : 200 sợi/dm
Khổ rộng vải : 156 cm
Khối lượng vải : 154 g/m
2
Rapo màu sợi dọc:
Ghi : 2 sợi
Đen : 8 sợi
16
Cộng: 10 sợi/rapo
Rapo màu sợi ngang : Đen một màu
Độ chứa đầy vải : 0,75
Độ sít vải : 0,85
Thông số vải thành mộc
Mật độ sợi dọc : 224 sợi/dm
Mật độ sợi ngang : 200 sợi/dm
Khổ rộng vải : 166 cm
Khối lượng vải : 145 g/m
2
Thông số dệt:
Lược dệt: 53 kẽ/2in
Chiều rộng mắc : 177 cm
Số sợi/kẽ lược : 2 sợi/kẽ
Số sợi biên : 90 sợi (xâu 3 sợi/kẽ lược)
Tổng số sợi dọc : 3722 sơi
Độ co ngang mộc : 6,2%
Độ co dọc mộc : 7%
Máy dệt : máy dệt kiếm Picanol
- Thiết kế 2:
Thông số vải thành phẩm
:
Nguyên liệu sợi: len 100%
Chí số sợi : Ne35/2
Kiểu dệt : 1/1
Mật độ sợi dọc : 239 sợi/dm
Mật độ sợi ngang : 210 sợi/dm
Khổ rộng vải : 156 cm
Khối lượng vải : 157 g/m
2
Rapo màu sợi dọc:
Ghi : 2 sợi
Đen : 8 sợi
Cộng: 10 sợi/rapo
Rapo màu sợi ngang : Đen một màu
Độ chứa đầy vải : 0,76
Độ sít vải : 0,88
17
Thông số vải thành mộc
Mật độ sợi dọc : 224 sợi/dm
Mật độ sợi ngang : 210 sợi/dm
Khổ rộng vải : 166 cm
Khối lượng vải : 147 g/m
2
Thông số dệt:
Lược dệt: 53 kẽ/2in
Chiều rộng mắc : 177 cm
Số sợi/kẽ lược : 2 sợi/kẽ
Số sợi biên : 90 sợi (xâu 3 sợi/kẽ lược)
Tổng số sợi dọc : 3722 sơi
Độ co ngang mộc : 6,2%
Độ co dọc mộc : 7%
Máy dệt : máy dệt kiếm Picanol
- Thiết kế 3:
Thông số vải thành phẩm
:
Nguyên liệu sợi : len 100%
Chí số sợi : Ne35/2
Kiểu dệt : 1/1
Mật độ sợi dọc : 239 sợi/dm
Mật độ sợi ngang : 230 sợi/dm
Khổ rộng vải : 156 cm
Khối lượng vải : 161 g/m
2
Rapo màu sợi dọc:
Ghi : 2 sợi
Đen : 8 sợi
Cộng: 10 sợi/rapo
Rapo màu sợi ngang : Đen một màu
Độ chứa đầy vải : 0,78
Độ sít vải : 0,92
Thông số vải thành mộc
Mật độ sợi dọc : 224 sợi/dm
Mật độ sợi ngang : 225 sợi/dm
Khổ rộng vải : 166 cm
18
Khối lượng vải : 152 g/m
2
Thông số dệt:
Lược dệt : 53 kẽ/2in
Chiều rộng mắc : 177 cm
Số sợi/kẽ lược : 2 sợi/kẽ
Số sợi biên : 90 sợi (xâu 3 sợi/kẽ lược)
Tổng số sợi dọc : 3722 sơi
Độ co ngang mộc : 6,2%
Độ co dọc mộc : 7%
Máy dệt : máy dệt kiếm Picanol
* So sánh các mẫu thiết kế
Bảng 2
:
Tên thiết
kế
Mật độ
dọc
x ngang
(sợi/dm)
Khối
lượng vải
g/m
2
Độ chứa
đầy
Độ sít vải Nhận xét
Thiết kế 1 239 x 199 154 0,75 0,85
Ngoại quan:
vải mỏng thưa
Thiết kế 2 239 x 214 157 0,76 0,88
Ngoại quan:
độ dầy vừa
phải
Thiết kế 3 239 x 230 161 0,78 0,92
Ngoại quan:
vải dầy
*Nhận xét: Thông qua kinh nghiệm đánh giá chuyên gia, trong 3 thiết kế trên
đây cấu trúc thiết kế 2 là phù hợp cho may quần âu và áo véc và được chọn làm
thiết kế triển khai sản xuất mẫu thử.
*Biểu thiết kế vải mẫu số 2:
19
20
*Hình ảnh mô phỏng cấu trúc vải
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn yêu cầu người
dùng, việc quảng bá thương hiệu và hình thức mẫu mã với khách hàng cũng cần
được coi trọng trong kinh doanh. Xuất phát từ lý do này, đề tài lựa chọn và thiết
kế dệt biên chữ trên vải nhằm nâng cao thương hiệu của mặt hàng cũng như cho
nhà sản xuất, các bước thiết kế bao gồm:
- Thiết kế biên chữ
- Thiết k
ế kiểu dệt biên chữ
- Tính hình xâu go, điều go
*Thiết kế biên chữ: TEXTILE RESEARCH INSTITUTE
Kiểu dệt biên chữ Hình ảnh mô phỏng biên chữ:
21
Tính toán hình xâu go, điều go
II.2.2. Triển khai sản xuất dệt thử nghiệm tại Công ty
Căn cứ theo mẫu thiết kế vải đã lựa chọn, nhóm đề tài đã triển khai sản
xuất thử nghiệm mắc, hồ chuốt sợi và dệt vải trên máy dệt Picanol của Công ty.
Thông số dệt vải
Thiết bị dệt: Máy dệt Picanol, sức căng sợi dọc và ngang được điều khiển
tự động
Sức căng sợi dọc trên máy dệt: được tính theo công thức thực nghiệm của
hãng Picanol:
P (kN) =
][
000100
*)20(
kN
NT
P
+
=
trong đó P là sức căng sợi dọc (kN);
T: độ nhỏ sợi [tex]
N: số sợi dọc
P =
000100
3722*)203,33( +
= 2 kN
Sức căng sợi dọc đặt là 2kN
*Đánh giá chất lượng vải dệt:
- Kết quả vải mộc sau dệt đảm bảo theo đúng thiết kế cả phần nền và biên
vải. Mật độ sợi dọc, ngang và trọng lượng đều trong phạm vi dung sai cho phép.
- Chất lượng vải dệt không có nhiều lỗi ngoại quan, ngoại trừ một số lỗi
đứt sợi trong quá trình dệ
t, các lỗi này cần được sửa chữa trước khi xử lý hoàn
tất ướt.
22
II.3. Khảo sát dây chuyền thiết bị tại nhà máy, nghiên cứu xây dựng quy
trình thử nghiệm các phương pháp xử lý hoàn tất vải dệt thoi từ sợi len
lông cừu 100%
II.3.1. Khảo sát và xây dựng quy trình thử nghiệm
Trong dây chuyền thiết bị tại Công ty dệt Nam Định thường áp dụng để
sản xuất vải len pha polyester thông thường với các tỷ lệ PET/Wool 50/50 và
PET/Wool 70/30 được dệt từ sợi chưa nhuộm màu sau đó tiến hành tiề
n xử lý
giặt và nhuộm màu cho cả 02 thành phần nguyên liệu trên máy nhuộm vải cao
áp. Vải sau nhuộm được hoàn tất trên các thiết bị hiện có gồm: giặt dồn, văng
sấy định hình, đốt lông, giặt, hồ hoàn tất, xông hơi hồi phục, cán ép, decatizing
(gián đoạn hay liên tục).
Đối với vải len 100% tại Công ty mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và còn
gặp nhiều vấn đề về ch
ất lượng của vải hoàn tất.
Trên cơ sở lý thuyết xử lý mặt hàng vải len đã được đề cập trong phần tài
liệu. Sau khi nghiên cứu quá trình gia công xử lý của các hãng sản xuất của
nhiều nước và trong điều kiện thiết bị hiện có tại phòng thí nghiệm cũng như
trong sản xuất ở Việt Nam. Vải len đề tài nghiên cứu là loại vải dệt từ sợi đã
nhu
ộm màu nhập ngoại, vì vậy trong quá trình nhuộm màu, sợi đã được xử lý
qua một số công đoạn. Nên trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu chủ yếu tập
trung thí nghiệm và thử nghiệm quy trình hoàn tất sau nhuộm. Quá trình thử
nghiệm mẫu nhỏ để lựa chọn các thông số công nghệ cũng như xây dựng quy
trình xử lý hoàn tất cho vải len dệt thoi trong phòng thí nghiệm hiện tại không có
đủ điều kiện thiết bị
phù hợp. Do đó, nhóm đề tài lựa chọn giải pháp cho các quá
trình xử lý thử nghiệm sẽ phần lớn phải tiến hành ngay trên thiết bị của sản xuất,
áp dụng cho mỗi mẫu thử nghiệm số lượng nhỏ hoặc kết hợp kèm với các loại
vải len pha hiện có của Công ty đang sản xuất.
Căn cứ điều kiện thiết bị hiện có, nhóm nghiên cứu xây dựng 03 quy trình
công nghệ thử nghiệm hoàn tất vải len bao gồm các công đoạn xử lý trên các
thiết bị như sau:
*Các quy trình thử nghiệm xử lý hoàn tất vải len 100%
23
Bảng 3
:
TT Quy trình 1 Quy trình 2 Quy trình 3
1 Kiểm tra sửa lỗi dệt Kiểm tra sửa lỗi dệt Kiểm tra sửa lỗi dệt
2 Giặt dồn Giặt dồn
3 Sấy khô Sấy khô
4 Đốt đầu xơ Đốt đầu xơ Đốt đầu xơ
5 Định hình ướt Định hình ướt Định hình ướt
6 Giặt dây Giặt dây Giặt dây
7 Văng sấy chỉnh canh Văng sấy chỉnh canh Văng sấy chỉnh canh
8 Hồ mềm Hồ mềm
9 Xông hơi hồi phục Xông hơi hồi phục Xông hơi hồi phục
10 Định hình hơi áp lực Định hình hơi áp lực Định hình hơi áp lực
11 Kiểm tra phân loại
thành phẩm
Kiểm tra phân loại thành
phẩm
Kiểm tra phân loại
thành phẩm
Trong công nghệ xử lý hoàn tất vải len, vai trò của công đoạn định hình
trước vải trong nước sôi (crabbing) và định hình hơi (dicatising) gián đoạn hay
liên tục có vai trò rất quan trọng. Đây là công đoạn quyết định đến chất lượng
hoàn tất của vải len 100%. Trước kia, các Công ty dệt trong nước có sản xuất
mặt hàng len pha Polyeste chủ yếu áp dụng định hình hơi trên máy cán dùng
băng nỉ hoặc máy cán ép dùng băng cán có phủ bề mặt bằ
ng hợp chất silicon và
ở dạng liên tục. Chất lượng vải sau định hình trên các loại thiết bị này vẫn còn
nhiều hạn chế cả về độ mềm mượt và mức định hình bền đạt được chưa cao.
Gần đây một số Công ty trong nước đã lắp đặt thêm loại thiết bị xử lý định hình
hơi gián đoạn (A batch pressure dicatising) nhằm mục đích hoàn thiện nâng cao
chất l
ượng cho vải len pha polyeste hiện đang sản xuất. Đồng thời làm cơ sở để
bước đầu nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất mặt hàng vải len 100%.
Như phần tài liệu đã đề cập, quá trình xử lý định hình trước vải trong
nước sôi (crabbing) ở dạng phẳng. Mục đích chính là để hạn chế tối đa các dạng
lỗi định hình trên vải không theo ý muốn của các công đoạ
n xử lý ướt khác như
24
nhuộm hay giặt vải dạng dây xoắn sẽ dễ sinh ra các lỗi nếp gấp khó loại bỏ trong
các quá trình hoàn tất sau.
Quá trình định hình hơi áp lực đạt được hiệu quả định hình bền cao cho
vải ở khâu hoàn tất cuối trước khi đưa vào cắt may thành sản phẩm cho người sử
dụng. Mức độ định hình bền phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ (trên 100
o
C), thời
gian xử lý, độ ẩm và độ pH của vải Vì vậy, tất cả những giới hạn về nhiệt độ,
thời gian xử lý ở nhiệt độ cao và thời gian hạ nhiệt đến khi tở vải khỏi cuộn, độ
pH, hàm ẩm của vải len, loại vải bọc kèm và sức căng trong quá trình đánh
cuộn… đều phải được xem xét nghiên cứu và xác định chính xác để tránh cho
vải len bị
vàng hóa hoặc có những tổn thương khác.
II.3.2. Các bước tiến hành thử nghiệm
1. Kiểm tra sửa lỗi dệt:
Việc kiểm tra không phải là một quá trình hoàn tất nhưng vải thường
được kiểm tra xem xét ở mỗi giai đoạn trong các quá trình của công đoạn hoàn
tất.
- Sau công đoạn dệt : Vải mộc được kiểm tra các lỗ thủng, vết bẩn, lỗi dệt
và lỗi sợi, đánh dấu những khuyết tật và sửa chữa lại như mong muốn. Nhữ
ng
vết bẩn nhỏ có thể loại bỏ bằng các tác nhân làm sạch (cục bộ). Một số điểm gút
có thể được đẩy về mặt trái của vải.
- Kiểm tra trước công đoạn xử lý cuối cùng (định hình hơi áp lực) để sửa
chữa trước. Các tiêu chí cần kiểm tra bao gồm ngoại quan và các chỉ tiêu kỹ
thuật khác như khổ rộng, độ xiên canh và một số lỗ
i mới có thể bị phát sinh.
Quá trình kiểm tra được thực hiện bằng mắt trên máy kiểm tra vải, thiết bị
có bề mặt dốc mờ (cho ánh sáng đi qua), vải được kéo qua trên bề mặt dốc đó
một cách từ từ. Vải được chiếu sáng từ cả 2 phía để có thể nhận ra các lỗi.
2. Giặt vải len:
Mục đích của công đoạn giặt là để loại bỏ các tạp chất dầu và các tạp chất
khác gây nên trong quá trình kéo sợi và dệt. Việc giặt vải có thành phần len luôn
phải được tiến hành thận trọng (vì thành phần len rất dễ bị tổn thương).
Thông thường với vải len chưa nhuộm màu thì quá trình xử lý giặt trước
nhuộm đòi hỏi phải được làm sạch để
khi nhuộm màu đạt được độ bền màu và