Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nghiên cứu và sáng tác mẫu thời trang sinh thái trẻ em việt nam và ứng dụng vào sản xuất công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 152 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
XW







BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ

Tên đề tài: “Nghiên cứu và sáng tác mẫu thời
trang sinh thái trẻ em Việt Nam và ứng dụng
vào sản xuất công nghiệp”

Mã số: 40.11 RD
Thời gian: 2011 – 2012

Chủ nhiệm đề tài:
PGS TS. Võ Phước Tấn
Thư ký khoa học:
Ths. Nguyễn Thị Thu Hương
9216

TP Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2012

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH


XW






BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ

Tên đề tài: “Nghiên cứu và sáng tác mẫu thời
trang sinh thái trẻ em Việt Nam và ứng dụng
vào sản xuất công nghiệp””
(Thực hiện theo Hợp đồng số: 40.11 RD/HĐ-KHCN ngày 10/3/2011
giữa Bộ Công Thương và Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM)


Mã số: 40.11 RD
Thời gian: 2011 – 2012

Chủ nhiệm đề tài:
PGS TS. Võ Phước Tấn

Thư ký khoa học:
Ths. Nguyễn Thị Thu Hương

TP Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2012
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
1


M ỤC L ỤC
\  [
Trang
Mục lục ……………………………………………………………………………… 1
Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………………… 4
Danh mục bảng – biểu đồ - hình vẽ ……………….……………….…………………5
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Những đóng góp mới của đề tài 8
3. Tình hình nghiên cứu ngòai nước 8
4. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
5. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9
6. Đối t
ượng và phạm vi nghiên cứu 9
7. Phương pháp nghiên cứu 9
8. Bố cục của đề tài 9
Phần nội dung
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH CHẤT SINH THÁI CỦA VẢI……… 10
1.1 Xơ sợi Cellulose .10
1.1.1 Xơ sợi bông 10
1.1.2 Xơ sợi lanh 12
1.1.3 Xơ sợi tre tự nhiên 14
1.1.4 Xơ sợi chuối 16
1.1.5 Xơ sợi gai d
ầu 17
1.2 Xơ sợi Protid 18
1.2.1 Len 19
1.2.2 Tơ tằm 22
1.3 Đặc điểm chung của vải sinh thái 25
1.4 Kết luận chương 1 28


ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
2

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM THỜI TRANG TRẺ EM CÓ SỬ
DỤNG CHẤT LIỆU VẢI SINH THÁI……………………………… 30
2.1 Đặc điểm thời trang sinh thái .30
2.2 Nghiên cứu xu hướng TT trẻ em tại TPHCM và các tỉnh lân cận…….… 38
2.3 Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh hàng may mặc thời trang trẻ em
trên thị trường TPHCM……………………………………………… 42
2.4 Các mặt thuận lợi để ngành thời trang phát triển hội nhập………………. 46
2.5 Các mặ
t khó khăn của các doanh nghiệp may mặc thời trang……………. 47
2.6 Khảo sát nhu cầu trang phục TE có sử dụng nguyên liệu vải sinh thái… 47
2.7 Nguyên nhân các mặt tồn tại…………………………………………… 54
2.8 Kết luận chương2 54
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ MẪU THỜI TRANG TRẺ EM DỰA TRÊN CHẤT
LIỆU VẢI SINH THÁI 56
3.1 Định hướng mục tiêu và xu hướng phát triển hàng TT Việt Nam 56
3.2 Thiết kế các mẫu thời trang trẻ em 58
3.2.1 Bảng thông số 58
3.2.2 Thiết kế áo đầm nối eo (TE-01-11) 61
3.2.3 Thiết kế áo đầm liền tay cánh tiên (TE-02-11) 68
3.2.4 Thiết kế áo đầm liền không tay (TE-02B-11) 74
3.2.5 Thiết kế áo sơ mi bé trai (TE-03-11) 79
3.2.6 Thiết kế áo biến thể và váy (TE-04-11) 86
3.2.7 Thiết kế đồ bộ (TE-04B-11) 95
3.2.8 Thiết kế áo ghi lê (TE-05-11) 101
3.3 Kết quả thử nghiệm mẫu thiết kế vào sản xuất may công nghiệ
p tại các doanh

nghiệp may 107
Phần kết luận 108
Tài liệu tham khảo 109
Phụ lục 110
1. Bảng xác nhận vải sinh thái của công ty Lụa Tơ Tằm Toàn Thịnh
2. Phiếu điều tra khảo sát
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
3

3. Danh sách đối điều tra tượng khảo sát
4. Quyết định của Bộ Công Thương v/v đặt hàng thực hiện nhiệm vụ KHCN
năm 2011
5. Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công NCKH và
phát triển công nghệ giữa Bộ Công Thương và Trường ĐH Công Nghiệp
TPHCM năm 2011
6. Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ
7. Biên bản nghiệm thu cấp Bộ
8. Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở
9. Biên bản nghiệm thu cấp Cơ sở





















ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT





Ký hiệu Giải thích nghĩa
TT Thời trang
TE Trẻ em
KHCN Khoa học công nghệ
NCKH Nghiên cứu khoa học
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHCN Đại Học Công Nghiệp
XK Xuất khẩu
DM Dệt may
VN Việt Nam
TSKT Thông số kích thước
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011

5

DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG - BIỂU ĐỒ
Phân mục Danh mục bảng – Biểu đồ - Hình vẽ Trang
Hình 1.1 Cây bông vải. 10
Hình 1.2 Sợi lanh 12
Hình 1.3 Sợi tre 14
Hình 1.4 Sợi chuối 16
Hình 1.5 Cây gai và sợi gai 17
Hình 1.6 Sợi len 19
Hình 1.7 Kén tằm 22
Hình 1.8 Vải nhuộm bằng màu chiếc xuất từ lá cây bàng của
PSG.TS Lĩnh
26
Bảng 1.1 Giới hạn hàm lượng formaldehyt trong các sản phẩm DM 28
Bảng 2.1 Mức độ sẵn sàng chi tiền của người tiêu dùng trong cho
trang phục và vải sợi sinh thái
33
Bảng 2.2 Tình hình XK quần áo trẻ em của VN 2 tháng năm 2011 44
Bảng 2.3 Anh (chị) thường mua quần áo ở đâu? 48
Bảng 2.4 Vấn đề nào sau đây mà anh chị quan tâm nhất khi lựa
chọn mua quần áo?
48
Bảng 2.5 Theo Anh (chị) quần áo có thể gây dị ứng da không? 49
Bảng 2.6 Anh (chị) có quan tâm đến sức khỏe của mình khi lựa
chọn mua quần áo chưa?
50
Bảng 2.7 Theo anh (chị) quần áo có cần phải thân thiện với môi
trường không?
50

Bảng 2.8 Anh (chị) đã quan tâm đến chất liệu vải sinh thái chưa? 51
Bảng 2.9 Theo anh (chị) khi mua quần áo cho trẻ em, có cần phải
quan tâm đến sức khỏe của trẻ em không?
52
Bảng 2.10 Anh (chị) đã mua sản phẩm vải hay quần áo sinh thái ở
cửa hàng nào chưa?
52
Bảng 2.11 Nếu sản phẩm Dệt May của Việt Nam đạt tiêu chuẩn 53
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
6

xanh (thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe)
anh (chị) có dùng sản phẩm đó không?
Bảng 3.1 TSKT cơ bản để thiết kế quần áo nữ tuổi học sinh 58
Bảng 3.2 TSKT cơ bản để thiết kế quần áo nam tuổi học sinh 60
Biểu đồ 2.3 Khả năng mua quần áo của nhóm tiêu dùng 48
Biểu đồ 2.4 Tiêu chí chọn mua quần áo 48
Biểu đồ 2.5 Mức độ quan tâm đến sức khỏe khi mua quần áo 49
Biểu đồ 2.6 Mức độ quan tâm đến sức khỏe khi mua quần áo 50
Biểu đồ 2.7 Mức độ quan tâm đến sức khỏe khi mua quần áo 51
Biểu đồ 2.8 Quan tâm đến chất liệu vải sinh thái 51
Biểu đồ 2.9 Mức độ quan tâm đến việc lựa chọn quần áo trẻ em khi
mua
52
Biểu đồ 2.10 Mức độ quan tâm đến chất liệu vải sinh thái 53
Biểu đồ 2.11 Mức độ mua sắm vải hay quần áo sinh thái 53
















ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may hiện nay đang đóng góp không nhỏ cho đất nước với gần 2500
doanh nghiệp, trong đó DNNVV tư nhân chiếm 75%, giải quyết việc làm cho trên 2
triệu lao động, là một trong những ngành có kim ngạch xuất cao nhất đạt 9,1 tỷ USD
vào năm 2009 và đạt 11,2 tỷ USD vào năm 2010, với mức tăng trưởng trên 23% trong
năm 2010 hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều lợi thế
để tiếp tục tăng
trưởng với mục tiêu đạt 13 tỷ USD (dự kiến đạt 14 tỷ USD) trong năm 2011. Nếu như
năm 2006 dệt may Việt Nam xếp thứ 16/153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới
thì đến năm 2010 dệt may Việt Nam đã leo lên top 5 nước xuất khẩu hàng dệt may hàng
đầu của thế giới và với sự tăng trưởng nhảy vọt này ngành dệt may đang đặ
t kì vọng
vươn lên top 3 thế giới về xuất khẩu trong năm 2011. Vị trí xếp hạng trên thị trường dệt
may quốc tế có thay đổi theo hướng đi lên là điều đáng tự hào, tuy nhiên ngành thời
trang Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để hội nhập thị trường thế giới và mở

rộng thị trường nội địa.
Thật vậy, khi xã hộ
i ngày càng văn minh, kinh tế ngày càng phát triển thì yếu tố
“chân – thiện – mỹ” trở thành mục tiêu lý tưởng của con người. Mỗi người không
ngừng vươn tới cái đẹp, không ngừng tự làm đẹp bản thân mình góp phần quan trọng
vào nghiên cứu thiết kế sản phẩm thời trang đặc biệt là thời trang thân thiện với mọi
môi trường. Thời trang mang lại cho con người sự tự tin, thoải mái, lạc quan và thành
công, là một phong cách thị hiếu thẫ
m mỹ sáng tạo được chấp nhận và không ngừng
vận động phát triển theo sự phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu sâu về lịch sử thời
trang qua các thời đại là một vấn đề cần thiết, giúp ta hiểu sâu hơn về vẻ đẹp và nét tinh
tế trang phục qua các thời đại để vận dụng vào thiết kế thời trang đương đại mang đậm
nét bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh
đó, trong xu thế toàn cầu hóa thời trang quốc tế
đã nhanh chóng ảnh hưởng đến thời trang của các nước trong đó có Việt Nam, vì vậy
cần tìm ra hướng đi thích hợp, cần tạo phong cách riêng để thời trang Việt Nam dễ dàng
tiếp cận thời trang các nước. Thực tế cho thấy ngành thời trang Việt Nam đang lên tới
đỉnh điểm của sự hội nhập với thế giới và đã làm xuất hiệ
n nhiều nhà thiết kế trẻ có tâm
huyết và có tính ứng dụng vào cuộc sống cao có khả năng góp phần thúc đẩy việc xây
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
8

dựng thương hiệu thời trang Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay hàng dệt may sản xuất
trong nước chỉ chiếm thị phần khiêm tốn trên thị trường nội địa, năm 2009 tiêu thụ hàng
dệt may trong nước chỉ đạt 3,2 tỷ USD, năm 2010 với nhiều nổ lực của ngành và được
sự hưởng ứng của người tiêu dùng qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” nên mức tiêu thụ có tăng nh
ưng cũng chỉ đạt 4,5 tỷ USD, phấn đấu đến
năm 2015 hàng dệt may tiêu thụ trên thị trường nội địa sẽ đạt 8,6 tỷ USD, đây là cơ hội

để ngành thời trang Việt Nam phát triển. Hơn nữa xu thế tiêu dùng cho thấy nhóm
khách hành thích “ăn ngon, mặc đẹp” hoặc “ăn kiêng, mặc mode”, thích chăm sóc bản
thân bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tiêu
dùng mới. Vì vậ
y đặt vấn đề nghiên cứu thiết kế sản phẩm thời trang đặc biệt là thời
trang trẻ em sinh thái với chất liệu vải lụa tự nhiên được nhuộm bằng hương lá tre, lá
cẩm, trà xanh, nghệ, củ nâu, trái gất, củ dền, hạt điều, hạt café,… hoàn toàn không gây
độc hại cho người tiêu dùng. Với những sản phẩm này khi mặc vào trẻ em sẽ cảm nhận
được mùi hương của nguyên liệu nhu
ộm, phù hợp với thể trạng trẻ em, thân thiện với
môi trường và bảo vệ sức khỏe tuyệt đối.
2. Những đóng góp mới của đề tài:
Phân tích một số tính chất của vải sinh thái có chọn lọc để nghiên cứu sáng tác
mẫu trang phục mang tính an toàn cho cơ thể trẻ em và ứng dụng rộng rãi trong ngành
công nghiệp thời trang, nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may,
tạo tiền đề cơ sở cho việc phát triển mạnh ngành thời trang Việt Nam với nhiều mẫu mã
sáng tạo trên nền vải sinh thái. Đó không chỉ là ước mơ của nhiều doanh nghiệp Dệt
May hiện nay mà còn nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thẩm mỹ và an
toàn cho toàn xã hội và hội nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Một số nước đã có nhữ
ng nghiên cứu về tính chất tạo dáng của các loại vải sinh
thái mang tính tổng hợp nhưng chưa thật phổ biến và chưa nghiên cứu sâu dựa trên đặc
điểm cỡ vóc của trang phục trẻ em Việt Nam.



ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
9


4. Tình hình nghiên cứu trong nước:
- Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu đặc trưng của các loại vải và ứng
dụng trong thiết kế trang phục thông dụng. Tuy nhiên chưa có khảo sát nào về tính
tương quan giữa chất liệu sinh thái với trang phục trẻ em ở mức độ công nghiệp.
- Các yêu cầu về chất lượng vải khắc khe, phải tổ chức sản xuất công nghiệp và
tuân thủ
đúng các qui trình mà ở điều kiện nước ta trước đây chưa đáp ứng được.
5. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu tính chất tạo dáng của các loại vải sinh thái phù hợp với trang phục
trẻ em nhằm ứng dụng vào sản xuất công nghiệp .
- Thiết kế các mẫu thời trang trẻ em có sử dụng các loại vải sinh thái chọn lọc.
- Ứng dụng sản phẩm tại các doanh nghi
ệp may
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung tiến hành nghiên cứu tại các doanh nghiệp may trên địa bàn
Tp.HCM và các tỉnh lân cận, trong đó sẽ ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có hoạt
động sản xuất và gia công ổn định với các sản phẩm hàng hóa thông dụng nhất trên thị
trường hiện nay. Quá trình nghiên cứu có sử dụng các dữ liệu cũng như các giáo trình
thiết kế mẫu để làm cơ sở cho việ
c thiết kế mẫu trang phục trẻ em sử dụng vải sinh thái.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích thống kê.
- Phương pháp phân tích thực nhiệm
- Phương pháp lịch sử, kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp tham dự, phương pháp chuyên gia.
8. Nội dung bố cục của đề tài: ngoài phần mở đầu và kết lu
ận, kết cấu của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tính chất sinh thái của vải

Chương 2 : Phân tích thực nghiệm TT trẻ em co sử dụng chất liệu vải sinh thái
Chương 3 : Thiết kế mẫu thời trang trẻ em dựa trên chất liệu vải sinh thái


ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍNH CHẤT SINH THÁI CỦA VẢI
Trong những năm gần đây, nhu cầu về tính an toàn cho sức khỏe được đặt lên
hàng đầu khi môi trường càng ngày càng ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, hóa chất bị
lạm dụng quá mức cho phép trong sản xuất. Do vậy, khi chọn mua sản phẩm người tiêu
dùng đã chọn dần những sản phẩm có tính thân thiện với môi trường, bảo đảm an toàn
cho sức khỏe của mình. Điều này đã dẫn đến s
ự gia tăng đáng kể sức ép lên các doanh
nghiệp dệt may để đáp ứng các tiêu chuẩn sinh thái cho sản phẩm may mặc.
Để tạo dáng trang phục từ vải sinh thái thì nguồn nguyên liệu phải đạt chất lượng
sinh thái. Trước tiên vật liệu phải là chất liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, có nguồn gốc từ
thiên nhiên như: xơ thực vật hay động vật thì có xơ sợi gốc cellulose, gốc protid. Bên
cạnh đó, chất liệ
u cũng phải được nhuộm bằng thuốc nhuộm tự nhiên nhưng vì thuốc
nhuộm tự nhiên không phong phú về màu sắc, nên trên thế giới cũng có những quy định
sử dụng màu hóa học cho vải sinh thái, trong phạm vi cho phép mà không gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Sau đây là các tính chất đặc trưng của một số loại nguyên liệu xơ sợi sinh thái
phổ biến trong may mặc và trở thành đối tượ
ng nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:
- Nhóm xơ có nguồn gốc thực vật (xơ bông, lanh, đay, gai ) có thành phần chủ yếu
là Cellulose.
- Nhóm xơ có nguồn gốc động vật (xơ len, tơ tằm ) có thành phần chủ yếu từ protid

1.1 Xơ sợi Cellulose
1.1.1 Xơ bông (cotton)

Hình 1.1: Cây bông vải.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
11

Là loại xơ dùng rất phổ biến trong ngành dệt. Là tập hợp các tế bào thực vật hình
dải dẹt, đầu trên nhọn khép kín và bị xoắn nhiều hơn đầu dưới, đầu dưới dính liền với
hạt. Trong công nghiệp dệt, sợi bông được phân ra thành nhiều cấp tùy theo độ dài, độ
xoắn, độ đồng nhất, và nhiều chỉ tiêu khác. Bông cao cấp có độ xoắn đều, xơ dài, trắng
nõn. Xơ ít xoắn ho
ặc xoắn không đều, có chứa nhiều tạp chất cơ học, ngắn có nhiều xơ
chết được xếp vào loại thứ phẩm.
Thành phần có trong xơ bông là cellulose (94-96%). Độ chín của xơ bông có giá trị
lớn đối với chất lượng sợi: độ xoắn tạo sự ma sát cao giữa xơ với xơ trong sợi, còn
lượng cellulose của thành xơ càng dày thì xơ càng bền.
Đối với kỹ thuật kéo sợ
i, chất lượng xơ bông quyết định bởi 2 yếu tố: độ dài trung
bình của xơ và độ chính của xơ.
Bông xơ dùng kéo sợi dệt vải. Vải bông hút ẩm tốt nên dùng may mặc lót, may mặc
mùa hè, làm khăn, đồ vệ sinh, giẻ lau. Mặc vải bông rất hợp vệ sinh.
Xơ ngắn dùng để nhồi đệm, làm bông y tế, sản xuất xơ nhân tạo, chất dẻo, màng
mỏng, sơn.
Các tính chất ch
ủ yếu:
¾ Tính chất vật lý:
- Tỷ trọng: 1,54 g/cm
3
.

- Độ ẩm: 8,5%.
- Ảnh hưởng của nhiệt: trở nên vàng ở 120
o
C và phân hủy ở nhiệt độ trên
150
o
C.
- Đặc điểm cháy: cháy nhanh, có ngọn lửa, tro trắng, mùi khét như đốt giấy,
tiếp tục cháy khi ra khỏi lửa.
¾ Tính chất cơ học:
- Độ bền tương đối (g/tex): khô 25 – 40 g/tex (3-5 g/D), ướt tăng ~ 10 – 20%.
- Độ giãn đứt: khô 6 – 8%, ướt 7 ~ 10%.
- Độ bền kéo: 2800 – 8400 kg/cm
3
.
- Tính đàn hồi: 2% giảm 74% phục hồi, 5% giảm 45% phục hồi.
- Chịu ánh sáng: tốt, nếu để kéo dài, bông sẽ vàng.

ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
12

¾ Tính chất hóa học:
- Ảnh hưởng của axit clohidric (HCl) và sunfuric H
2
SO
4
đậc đặc phá hủy xơ
bông ở trạng thái lạnh, nóng, phá hủy nhanh.
- Ảnh hưởng của các chất oxy hóa: nước tẩy javel, H
2

O
2
nồng độ thấp dùng
để tẩy trắng và làm sạch. Nồng độ đậm đặc làm cho vải bông nhanh chóng
bị hủy hoại dẫn đến mức độ trùng hợp giảm mạnh.
- Ảnh hưởng của chất kiềm/ bazơ:
• Dung dịch kiềm loãng không ảnh hưởng xấu đến xơ bông ngay cả khi
sôi.
• Kiềm đậm đặc, ở nhiệt độ cao, phá hủy xơ bông.
• Sử dụng kiềm làm bóng v
ải.
¾ Ứng dụng:
Vải cotton sử dụng cho may mặc hợp vệ sinh do hút ẩm cao, phát sinh tĩnh điện ma
sát ít, thích hợp cho hàng mặc lót, mặc mát, quần áo trẻ em, người già, trang phục lao
động, quân đội… ngoài ra còn thích hợp cho đồ dùng sinh hoạt cần hút ẩm tốt như áo
gối, chăn mền, khăn tay, giày vải,…
Nhược điểm của vải cotton là chóng nhàu, dễ mục do vi sinh vật, kém bền.
1.1.2 Xơ lanh (linen)

Hình 1.2: Sợi lanh.
Trên thế giới, tổng sản lượng lanh chiếm khoảng 20-27%. Là loại xơ mảnh lấy từ
thân cây lanh, có thể kéo sợi dệt được vải mỏng và vừa, dùng cho may mặc, sinh hoạt
và một số dùng để dệt vải công nghiệp.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
13

Lanh dùng trong ngành dệt là lanh sợi. Cây lanh được trồng ở vùng ôn đới khí hậu
ẩm. Lanh nổi tiếng thế giới là lanh Bỉ cho sợi mảnh, dài, bền. Xơ cơ bản là tế bào hình
thoi có thành dày, rãnh rất hẹp, hai đầu bóp lại và khép kín. Chiều dài trung bình 10-25
mm, bề ngang 12-20 µm, độ mảnh 0.12-0.55 tex. Xơ kỹ thuật dài 40-125 cm và mảnh

1.5-10 tex.
Xơ lanh cơ bản có hai đầu nhọn, mặt cắt ngang hình ngũ giác cạnh không đều với
rãnh hẹp. Ở xơ thô (đặc bi
ệt nằm tại phần dưới thân cây), tiết diện hầu như có hình ôvan
(hình trái xoan) với rãnh rộng hơn và dẹt.
Xơ lanh không có biểu bì thấy được như xơ bông. Điều này là do nó không tiếp xúc
trực tiếp với không khí bên người mà ở trong thân cây. Thành xơ rất dày điều này giải
thích vì sao khô xơ lanh không bị xoắn lại như xơ bông.
Các tính chất chủ yếu:
¾ Tính chất vật lý:
- Chiều dài xơ: 15 đến 75 mm.
- Đường kính xơ: 0.015 đến 0.025 mm.
- Tỷ trọng 1,49 đến 1,54 tùy theo độ sạch.
- Hàm ẩm: 12%
- Xơ tự nhiên có cảm giác sờ ráp tay. Sau khi tẩy trắng và giặt kế tiếp nó trở nên
mềm mại hơn nhiều.
- Tính dẫn nhiệt: xơ lanh dẫn nhiệt tốt nên là chất cách nhiệt kém.
- Tính cháy: cháy nhanh với ngọn lửa. Tro trắng hay hơi ánh xám.
¾ Tính chất cơ lý:
- Độ bền khô: 40 – 55 g/tex với xơ sau khi để rã trên đất hay cỏ; 50 - 60 g/tex với
xơ sau khi ngâm nước.
- Độ bền ướt: tăng lên 50 đến 80% so với khô (trong nước).
- Độ giãn đứt: khoảng 2%.
- Mặc dù độ bền cao, lanh khó sử dụng do khả năng cang giãn thấp, vì vậy tính
đàn hồi kém.


ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
14


¾ Tính chất hóa học:
- Tác dụng của axit và bazơ giống bông. Axit loãng không ảnh hưởng tới lanh.
Axit đặc làm xơ bị phân hủy, Kiềm nóng không ảnh hưởng
- Tác dụng của chất oxi hóa và chất khử: giống như với bông, chúng được dùng
để làm chất trắng lanh, nhưng cũng không gây tổn thất nhiều cho vật liệu.
- Tác dụng của dung môi: dung môi clo hóa và dung môi chứa oxi không ảnh
hưởng tới xơ, giống như bông.
¾ Ứng dụng
Lanh được dùng để kéo sợi dệt vải may mặc. Do khả năng hút thải ẩm tốt, vải lanh
thường được dùng cho hàng mặc lót, mặc mùa hè, may áo gối, làm vải trải giường, trải
bàn, khăn ăn. Ngoài ra, lanh còn dùng để dệt vải thêu trang trí, vải bạt và vải buồm có
xử lý chống thấm nước và chống mục, làm chỉ khâu giày, ống cứu hỏa và các loại dây.
Nhược điểm của v
ải lanh chóng nhàu, dễ mục do vi sinh vật, không bền.
1.1.3 Xơ tre tự nhiên (Vải tre)

Hình 1.3: Sợi tre.
Tre là một loại nguyên liệu mà vải làm từ tre có độ mềm mỏng so sánh được với
vải casơmia. Đặc tính của tre là một loại thực vật sinh trưởng nhanh, có tính bền vững
cao và có tính sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên có rất ít bông tre được chế biến để phục vụ
sản xuất vải may mặc vì phương pháp chế biến tre dùng bằng máy đòi hỏi nhiều nhân
công và rất tốn kém.
¾ Ảnh hưởng của nước:
Thấm nước tốt, độ hút ẩm tốt gấp 3-4 lần sợi bông do mặt cắt ngang sợi tre có
nhiều khoảng trống.Trong nước, xơ tre tăng gấp 3 lần trọng lượng của nó. Có khả năng
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
15

hút hơi ẩm trên da và thoát hơi ra ngoài nên thường được dùng để thiết kế các sản phẩm
tiếp xúc trực tiếp với da.

¾ Vải dệt từ sợi tre có cảm giác sờ tay mềm mại:
Xơ tre có bề mặt tròn và trơn nhẵn nên vải dệt từ loại xơ này rất mềm mại, không
thô ráp, không gây cọ xát da, kích ứng da.
¾ Tính kháng khuẩn:
Có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nên các sản phẩm từ sợi tre
không cần cho thêm các hợp chất nhân tạo kháng khuẩn khác, vì vậy không gây dị ứng
cho da. Tính kháng khuẩn cao gấp 3 lần so với sản phẩm từ cotton.
¾ Khả năng khử mùi:
Hợp chất sodium copper chlorophyll (C
34
H
31
CuN
4
O
6
Na
3
) làm cho xơ tre có khả
năng khử mùi tốt. Khả năng khử amoniac (NH
3
) là 70-72%. Khử mùi tốt hơn 30% các
sản phẩm từ cotton.
¾ Khả năng chống tia cực tím:
Khi lấy hai mẫu vải dệt từ sợi tre và sợi gai có cùng đặc tính kĩ thuật rồi cho tia tử
ngoại (độ dài sóng 290-400nm) quét qua vài điểm, người ta thu được kết quả như sau:
Loại vải UPF T-UVA(%) T-UVB(%)
Vải tre 22.152 2.746 4.377
(UPF: hệ số bảo vệ chống tia cực tím)
Từ kết quả trên ta thấy rằng vải dệt từ sợi tre có khả năng chống tia cực tím cao,

do đó nó có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của các tia UV.
¾ Ảnh hưởng của vi sinh vật:
Xơ tre là loại vật liệu dệt may duy nhất có khả năng tự phân hủy 100% trong đất
bởi các vi sinh vật và ánh nắng mặt trời. Sự phân hủy lại không gây ô nhiễm môi
trường. Độ bền tự nhiên thay đổi từ 1-36 tháng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.
¾ Ứng dụng:
Quần áo làm từ “vải tre” có những ưu điểm vượt trội như có khả năng kháng
khuẩn, chống dị ứng, cách nhiệt, thoáng, đặc biệt là không bị nhàu, rất mềm mại, và
bóng không thua gì lụa tơ tằm, có thể giặt được bằng máy, lại mau khô Do tính kháng
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
16

khuẩn và khử mùi tốt nên xơ tre thường được dùng rông rãi trong các vật liệu cần độ vệ
sinh cao và trong y học.
1.1.4 Xơ chuối

Hình 1.4: Sợi chuối.
¾ Ảnh hưởng của nước:
Khi xơ trương nở sẽ thay đổi kích thước theo hướng ngang và theo trục. Độ
trương nở của xơ làm cho vải ổn định kích thước.
¾ Ảnh hưởng của chất oxy hóa:
Ở nồng độ thấp chất oxi hóa có thể phá hủy màu tự nhiên. Ở nồng độ cao, chất oxi
hóa có thể phá hủy xơ.
¾ Ảnh hưởng của axit:
Xơ trương nở trong dung dịch H
2
SO
4
có nồng độ >50%, ở nồng độ 60% thành
phần cellulose bị chia tách làm giảm khối lượng phân tử và bị phân hủy. Các axit vô cơ

khác như HCL, HNO
3
, H
3
PO
4
…cũng có thể làm xơ trương nở và phân hủy ở nồng độ
cao.
¾ Ảnh hưởng của kiềm:
Một phần hemin-cellulose sẽ bị phân hủy, các liên kết hóa học sẽ bị bẽ gãy, cấu
trúc xơ sẽ mở để dung dịch kiềm thâm nhập vào xơ sâu hơn. Đun xơ trong dung dịch
kiềm (NaOH 17.5%, ở 95
o
C, thời gian 1-2h) thì độ kết tinh của xơ tăng 5-15% do lượng
mất đi của chất lignin trong xơ và hemin-cellulose trong quá trình xử lí kiềm.

ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
17

¾ Ứng dụng:
Với những nhận thức về chất liệu vải thân thiện với môi trường thì xơ chuối được
công nhận là có chất lượng tốt và giá trị sử dụng ngày càng tăng. Do có trọng lượng nhẹ
và cảm giác thoải mái khi mặc nên vải dệt từ xơ chuối được dùng nhiều vào mùa hè. Xơ
chuối còn dùng làm nguyên liệu cho các loại giấy đặc biệt,vải bộc nệm, cà vạt, khă
n trải
bàn, rèm cửa,…
1.1.5 Sợi gai dầu (libe)

Hình 1.5 Cây gai và sợi gai
¾ Tính cơ lý:

Do cấu trúc của sơị dọc lớn hơn sợi ngang, nên các sợi dễ bị tác động biến dạng
kéo. Bên cạnh đó khi gia công bị tác dụng của lực ép, xoắn, nén. Làm tăng độ bền cho
sợi. Vải có độ đàn hồi thấp nên dễ bị nhàu , nhăn…
¾ Tính vật lý:
- Chiều dài là: 0.91m đến 4.6m
- Độ bền và độ thấm hút cao nhưng có độ đàn hồi thấp
- Độ chịu cắt là 1e4 và 2e4 N/m/sợi và độ mạnh là 10,9-27,4 CN/ tex.
- Độ bền tốt khi giặt rửa và gia tăng sức mạnh khi ẩm ướt.
- Sợi cứng và giòn nên dễ nhăn
¾ Tính hóa học:
- Có chứa thành phần cannabinoids chiếm ưu thế trên chất xơ của cây mà làm
giảm tetrahydrocannabinol con 0.3% đến 0.9%.
- Sợi gai dầu có đặc tính tự bảo vệ mình trước côn trùng do đó sợi an toàn với
thiên nhiên và cơ thể do không đòi hỏi thuốc trừ sâu.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
18

- Sợi gai dầu có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại tia cực tím (UV).
Loại vải UPF T-UVA(%) T-UVB(%)
Vải gai 12.033 6.205 8.092

- Vải từ sợi gai dầu còn được gọi là vải Hypoallergenic làm giảm các tính chất gây
dị ứng vì vậy sợi gai dầu thật sự thích hợp với các bệnh nhân hen suyễn hay dị ứng.
- Sợi gai dầu có thể tẩy trắng bằng hydrogen chứ không cần đến hợp chất tẩy trắng
có chứa thành phần dyoxin độc hại.
- Tính kháng khuẩn chống nấm mốc nên không gây dị ứng da
¾ Ứng dụng:
- Sử dụng làm hàng may mặc không gây dị ứng da
- Gai dầu có tính kháng viêm nên có thể dùng trong y học
- Hỗn hợp gồm sợi thủy tinh, sợi gai dầu, kenaf, và lanh, để tạo ra tấm composite

cho xe ô tô.
- Bê tông được làm bằng sợi gai dầu và vôi đã được sử dụng như một một vật liệu
cách nhiệt trong xây dựng
- Giấy làm từ bột giấy sợi gai dầu
- Sản phẩm chăm sóc sóc cơ thể: Xà phòng, dầ
u gội, nước hoa, sản phẩm dành
để dưỡng da, chăm sóc tóc…

1.2 Xơ sợi Protid
Protid là polime chính tạo nên len, tơ tằm và một số xơ nhân tạo. Polime được hình
thành từ nhiều phân tử axit amin có công thức dạng tổng quát: H
2
N-C
n
H
n
-COOH.
Trong đó hai nhóm chức ở đầu và cuối phân tử polime là amin (-NH
2
) có tính kiềm và
cacboxil (-COOH) có tính axit làm cho xơ Protid dễ ăn màu với cả hai loại thuốc
nhuộm axit và bazơ.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
19

1.2.1 Len

Hình 1.6: Sợi len.
Len là lông thú hình thành bởi sự tiết chất của một số loại động vật: cừu, dê, lạc đà
… Chúng có chung bản chất như lông ở đầu hay thân, nhưng khác biệt khác biệt về các

phương diện như:
- Cấu trúc vật lý.
- Tỷ lệ cao của chất béo tiết ra làm trơn và trộn với muối khoáng từ mồ hôi hình
thành hỗn hợp gọi là “ mồ hôi cừu ”.
Len được sản xu
ất chủ yếu bằng xén lông cừu sống, nhất là ở Úc, Niu Zilân và
Achentina. Chất lượng len không hòan tòan giống nhau trên một bộ lông: len tốt hơn ở
sườn, vai và cổ.
Một số loại len thu được từ da thú vật đã chết hoặc bằng phương pháp hóa học hoặc
bằng tách cơ học.
¾ Cấu trúc xơ:
Cấu trúc xơ thay đổi nhiều theo nguồn gốc len:
o Chiều dài 30 tới 300 mm.
o Đường kính 0,02 – 0,08 mm.
¾ Cấu trúc vật lý:
- Phần chính của xơ là thành xơ, nó chiếm tới 90% số lượng. Nó được bạo
quanh bằng một lớp vỏ bảo vệ gọi là biểu bì.
- Thành xơ cấu tạo từ các tế bào dạng xì gà định hướng theo chiều dài xơ và
gồm các vi thớ protein.
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
20

- Lớp biểu bì gồm các vảy chồng lên nhau như lợp ngói. Cách thức cấu tạo này
của lớp vỏ bảo vệ bảo đảm tính uốn cao của xơ len. Nó cũng tạo cho len khả
năng co mạnh, được dùng cho tạo nỉ.
¾ Thành phần hóa học tiêu biểu của len tự nhiên như sau:
- Keratin (len sạch): 33%.
- Tạp chất của lông: 26%.
- Mồ hôi: 28%.
- Mỡ sáp: 12%.

- Chất khoáng: 1%.
- Thành phần này giải thích vì sao len giá thành cao khi loại bỏ mọi chất bẩn gồm:
+ Mồ hôi: hòa tan một phần trong nước.
+ Mỡ sáp, hòa tan trong dung môi hữu cơ (xà phòng hóa mỡ này khá
khó).
+ Chất khóang chủ yếu là các oxit kim loại.
+ Chất bẩn loại bỏ bằng kỹ thuật hóa học (than hóa) hoặ
c bằng phương
pháp cơ học.
¾ Tính chất của xơ len
- Tỉ trọng: 1,31.
- Hàm ẩm: 18%.
- Cảm giác sờ tay dễ chịu.
- Ảnh hưởng của nhiệt: len bị vàng từ 100
o
C trở lên trong không khí khô. Nó
chuyển màu nâu từ 120
o
C và than hóa ở khoảng 200
o
C.
- Tính cháy: len khó bắt lửa.
- Độ bền với ánh sáng: khá kém, len hóa vàng khi phơi nắng Mặt trời.
- Độ bền đứt của len khá thấp và thay đổi theo loại:
- Len merino: 3 đến 5 g/tex.
- Len thường: 30 g/tex
- Độ giãn đứt: 30 đến 35% khi khô; 80 đến 100% khi ướt (len căng giãn tốt khi
ướt).
ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
21


- Độ bền và độ giãn có quan hệ với nhau và có liên quan đến độ mảnh. Nhờ có
độ giãn.
¾ Ảnh hưởng của nước:
- Nước lạnh làm len trương nở giới hạn.
- Nước nóng (100
o
C hay hơi) có thể làm đứt gẫy liên kết hidro. Nếu điều này
xảy ra kèm theo ảnh hưởng của chất khử, thì cầu xistin cũng bị bẻ gẫy. Một
cấu hình khác có thể được tạo ra cho xơ khi làm lạnh (hiện tượng này được
sử dụng để tạo nếp vĩnh cửu).
¾ Ảnh hưởng của axit và bazơ:
- Axit và bazơ rất loãng không làm tổn thương len mà chỉ làm trương nở.
- Tại nồng độ trung bình, axit không tác động lên len nhưng bazơ có tác dụng
lên xơ len.
- Tại nồng độ cao, bazơ và một số axit (sunfuric và clohidric ) thủy phân
protein của len.
¾ Ảnh hưởng của chất oxi hóa và chất khử:
- Liên kết xistin sẽ bị gẫy nếu có mặt chất khử, nhưng phản ứng này có thể đảo
ngược nhờ chất oxi hóa.
- Trong môi trường oxi hóa đứt gẫy này trở thành không hồi phục được.
¾ Ảnh hưởng của dung môi: Len không nhạy cảm với các dung môi hữu cơ chính,
trừ những loại bẻ gãy liên kết hidro.
¾ Ứng dụng:
Len được sử dụng ở dạng nguyên chất hoặc pha với bông, xơ hóa học để tạo
ra các chế phẩm khác nhau. Dùng để may quần áo mặc vào mùa đông. Len cũng được
sử dụng làm khăn quàng, bít tất, giày
Giặt bằng xà phòng trung tính, không giặt bằng nước nóng, các loại complet
hoặc hàng lain cao cấ
p thường phải giặt khô, là hơi. Phơi ở nơi râm mát, thoáng gió.

Bảo quản cẩn thận để tránh bị gián, nhậy cắn.




ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
22

1.2.2 Tơ Tằm

Hình 1.7: Kén tằm.
Là một loại sợi (không phải xơ) mảnh và dài do loại sâu nhả ra, thường gồm 2 sợi
fibroin nằm sóng đôi nhau và được bao bọc bởi một lớp keo gọi là sericin.
Chiều dài chung của sợi tơ kéo được từ kén khoảng 1000… 4000m, và chiều dài trung
bình là 1500m, (lấy chiều dài trung bình chung là 3000m, mà mỗi sợi tơ là do 2 sợi đơn
liên kết với nhau). Tuy nhiên, chi có khoảng 700m tơ tằm ở phần lõi là sử dụng được.
Phần còn l
ại trở thành tơ đũi (có chiều dài cho đến 250mm) và tơ phế liệu (10-50mm)
¾ Tính bền đứt và độ dãn
Tơ tằm là loại sợi thiên nhiên có độ bền đứt cao nhất, điều này tuy nhiên còn tùy
thuộc vào giống tằm và kén. Sợi tơ tằm ăn lá dâu có độ bền đứt khoảng 2,5…5,0
CN/tex. Nếu căn cứ vào độ mảnh của sợi tơ (1,5-2,5 den), thì độ bền này tương đương
với các loại x
ơ sợi tổng hợp. Sợi tơ tằm Tussah có độ bền đứt khoảng 2,4…2,6 CN/tex,
tương đương với các loại sợi tơ tằm ăn lá dâu cấp thấp.
¾ Độ bóng và cảm giác sờ tay
Sau khi nguội, sợi tơ tằm có độ bóng rất đặc biệt. Độ bóng của tơ còn tùy thuộc
vào tính chất của sợi tơ đơn và còn chịu ảnh hưởng của phương pháp xử lí tơ t
ằm.
Ngoài tính bóng, tơ tằm còn cho cảm giác sờ tay mềm mại và có tiếng “sột soạt”.

¾ Tính hút ẩm
Vì là loại sợi protein, nên tơ tằm rất hút ẩm. Trong điều kiện bình thường (65% độ
ẩm), sợi tơ tằm hút được 11% ẩm, như vậy cao hơn cả sợi bông và hơi thấp hơn sợi len.
Ngoài ra sợi tơ tằm có thể hút đến 30% ẩm mà vẫn không cho ta có cảm giác bị ẩm ướ
t.

ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2011
23

¾ Ảnh hưởng của nhiệt độ
Cũng tương tự như tơ tằm , người ta cho tơ tác dụng với nhiệt độ khoảng 130
0

140
0
C trong thời gian ngắn thì không làm cho tơ thay đổi tính chất. Nhưng tơ không
như xơ len, tơ bốc cháy ở nhiệt độ thấp hơn xơ len.
Khi đốt nóng tơ ở nhiệt độ khoảng 80
0
-100
0
C trong thời gian dài cũng làm cho tơ bị
giòn, cứng , thay đổi màu sắc và giảm tính chất cơ lý.
Và khi nhiệt độ đạt đến 170
0
-200
0
C thì tơ bị phân hủy.
¾ Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời
Tơ dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời đặc biệt là của tia tử ngoại sẽ tiến hành

oxy hóa fibroin tơ bằng oxy không khí. Làm cho fibroin giảm độ co giãn, độ bền, độ
đàn hồi và làm tăng độ giòn và đôn cứng của tơ.
Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao thì quá trình tơ bị oxy hóa và hao mòn diễn
ra nhanh hơn khi
đó thì ddoooj bền cũng khác đi. Nếu ta chiếu ánh sáng mặt trời liên
tục trong 200 giờ thì độ bền của tơ sẽ giảm đi 50%. Cho thấy độ bền của fibroin tơ
trước ánh sáng mặt trời kém hơn keratins xơ tới 5,6 lần.
¾ Ảnh hưởng của nước
Trong môi trường nước (nóng hoặc lạnh) hoặc hơi nước thì fibroin tơ sẽ trương
nở, mềm hơn và đàn hồ
i hơn ban đầu. Ta cho tơ tác dụng với nước ở nhiệt độ 25
0
C lúc
này tơ bị trương nở và mặt cắt ngang tăng lên tới 20%, trong khi đó chiều tơ chỉ tăng
1,5%.
Fibroin cũng có khả năng hấp thụ hơi nước đáng kể và trương nở. Khi tơ ở trong
môi trường không khí có độ ẩm tương đối khoảng 90% thì đường kính sợi tơ tăng lên
đến 9%. Và đối với sericin trong môi trường nước ở nhiệt độ 110
0
C thjif sẽ bị hòa tan
hoàn toàn.
Tơ tằm có tính giữ nhiệt đồng thời tỏa nhiệt tốt. Nhờ các tính chất trên mà hàng vải
dệt từ sợi tơ tằm nhẹ (tỷ trọng tơ tằm xấp xỉ 1,25), rất hợp với sinh lý con người và tạo
cho người mặc cảm giác thoải mái (mát, ẩm, thoát mồ hôi).
¾ Tác dụng với acid
Tương tự sợi len, trong phân tử tơ tằm có sự hi
ện diện của các nhóm amino kiềm
tự do (- NH
2
), do đó sợi tơ tằm có khả năng tạo phản ứng với các acid.

×