Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh cà chua c155, dưa chuột lai pc4 phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.39 MB, 172 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC NN VIỆT NAM
***** VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC - CTP


CHƯƠNG TRÌNH KHCN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KC.06/06-10






BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN



HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG
VÀ THÂM CANH CÀ CHUA C155, DƯA CHUỘT LAI PC4 PHỤC
VỤ TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC VÀ CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU
Mã số: KC06.DA.14/06-10






Cơ quan chủ trì dự án: Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm
Chủ nhiệm dự án: ThS. Đoàn Xuân Cảnh




7923

Hà Nội – 2010
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC NN VIỆT NAM
***** VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC - CTP

CHƯƠNG TRÌNH KHCN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KC.06/06-10





BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN



HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG
VÀ THÂM CANH CÀ CHUA C155, DƯA CHUỘT LAI PC4 PHỤC
VỤ TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC VÀ CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU
Mã số: KC06.DA.14/06-10


Chủ nhiệm dự án: Cơ quan chủ trì dự án:

(ký tên) (ký tên và đóng dấu)



ThS. Đoàn Xuân Cảnh TS. Đào Xuân Thảng
Ban chủ nhiệm chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ
(ký tên) (ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)




HÀ NỘI – 2010



i
MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương1: Thông tin chung của dự án 1
1. Tên dự án 1
Chương 2: MỞ ĐẦU 3
1. Đặt vấn đề 3
2. Xuất xứ, tính cấp thiết và mục tiêu của dự án 4
2.1 Xuất xứ của dụ án 4
2.2. Tính cấp thiết của dự án 4
2.3. Mục tiêu dự án 5
2.3.1. Mục tiêu tổng quát 5
2.3.2. Mục tiêu cụ thể 5
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan dến dự án 6
3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới và trong
nước 6
3.1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 6
3.1.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới 7
3.1.3. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 12

3.1.4. Tình hình nghiên cứu về cây cà chua ở
Việt Nam 13
3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất dưa chuột trên thế giới và trong
nước 15
3.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới 15
3.2.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới 17
3.2.3. Tình hình sản xuất dưa chuột trong nước 17
3.2.4. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trong nước 18
Chương 3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM 20
1. Nội dung nghiên cứ
u 20
1.1. Hoàn thiện quy trình công nghệ 20
1.1.1. Hoàn thiện quy trình công nghệ thâm canh giống cà chua C155 20
1.1.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua C155 20
1.1.3. Hoàn thiện quy trình công nghệ thâm canh giống dưa chuột lai
PC4 20



ii
1.1.4. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống dưa chuột lai
PC4 20
1.1.5. Hoàn thiện quy trình chế biến và bảo quản hạt giống cà chua
C155 21
1.1.6. Hoàn thiện quy trình chế biến và bảo quản hạt giống dưa chuột lai
PC4 21
1.2. Sản xuất hạt giống 21
1.3. Xây dựng mô hình thâm canh 21
1.4. Đào tạo, tập huấ
n kỹ thuật cho cán bộ cơ sở và nông dân 22

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 22
2.1. Vật liệu nghiên cứu 22
2.2. Địa điểm thực hiện nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung 22
2.3.2. Mô tả các công thức thí nghiệm cho từng nội dung hoàn thiện
quy trình công nghệ 23
2.3.2.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ thâm canh giống cà
chua C155 23
2.3.2.1.1. Hoàn thiện công thức phối trộn giá thể và mật độ gieo cây
giống C155 23
2.3.2.1.2.Các thời vụ trồng giống cà chua C155 24
2.3.2.1.3. Các mật độ trồng giống cà chua C155 24
2.3.2.1.4. Các công thức phân bón cho giống cà chua C155 24
2.3.2.1.5. Các công thức tỉa cành cho giống cà chua C155 25
2.3.2.2 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà
chua C155 25
2.3.2.2.1. Các thời vụ sản xuất hạt giống C155 25
2.3.2.2.2. Các công th
ức phân bón cho sản xuất hạt giống C155 nguyên
chủng (NC) 25
2.3.2.3. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ thâm canh giống dưa
chuột PC4 26



iii
2.3.2.3.1. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cây giống dưa chuột lai
PC4 26
2.3.2.3.3. Các mật độ trồng dưa chuột lai PC4 nghiên cứu 27

2.3.2.4. Nghiên cứu hoàn thiện quy công nghệ sản xuất hạt giống dưa
chuột lai PC4 27
2.3.2.4.1. Các mật độ trồng giống dưa chuột DL7 (dòng mẹ) và giống
dưa chuột TL.15 (dòng bố) nghiên cứu 27
2,3.2.4.2. Các công thức phân bón cho giống dưa chuột DL7 (dòng mẹ)
và gi
ống dưa chuột TL.15 (dòng bố) 27
2.3.2.4.3. Các tỷ lệ trồng dòng mẹ DL7 và dòng bố TL.15 trong sản xuất
hạt giống lai PC4 27
2.3.2.5. Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến và bảo quản hạt giống
cà chua C155 28
2.3.2.5.1. Các mốc thời gian ủ lên men ruột quả khi làm hạt 28
2.3.2.5.2. Các độ ẩm hạt giống cà chua C155 trước khi bảo quản nghiên
cứu 28
2.3.2.5.3. Các cách thức bảo qu
ản hạt giống cà chua C155 28
2.3.2.6. Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến và bảo quản hạt giống
dưa chuột lai PC4 28
2.3.2.6.1. Các thời gian ủ lên men ruột quả khi làm hạt 28
2.3.2.6.2. Các độ ẩm hạt giống dưa chuột lai PC4 khi bảo quản 29
2.3.2.6.3. Các cách thức bảo quản hạt giống dưa chuột lai PC4 29
3. Dự kiến sản phẩm 29
PHẦN II: KẾT QU
Ả THỰC HIỆN DỰ ÁN 31
Chương 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ 31
1. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh cà chua C155 31
1.1. Một số đặc điểm chính của giống cà chua C155 của dự án 31
1.2. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật sản xuất cây giống cà chua
C155 32

1.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định công thức phối tr
ộn giá thể thích
hợp cho sản xuất cây giống cà chua C155 32



iv
1.2.2. Kết quả nghiên cứu xác định mật độ gieo thích hợp cho sản xuất
cây giống cà chua C155 33
1.3. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật thâm canh giống cà chua C155 34
1.3.1. Nghiên cứu hoàn thiện thời vụ trồng giống cà chua C155 34
1.3.2. Nghiên cứu hoàn thiện mật độ trồng giống cà chua C155 35
1.3.3. Nghiên cứu hoàn thiện công thức phân bón cho giống cà chua
C155 37
1.3.4. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật tỉa nhánh cho giống cà chua
C155 38
1.4. Tóm tắt quy trình công nghệ thâm canh giống cà chua C155 39
2. Kết quả hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cà chua C155 40
2.1. Hoàn thiện thời vụ sản xuất hạt giống cà chua C155 40
2.2. Hoàn thiện công thức phân bón cho sản xuất hạt giống cà chua
C155 41
2.3. Tóm tắt quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống cà chua C155 42
3. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ thâm canh
giống dưa chuột lai PC4 43
3.1. Một số
đặc điểm chính của giống dưa chuột lai PC4 43
3.2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất cây con dưa chuột lai
PC4 44
3.2.1. Hoàn thiệu công thức phối trộn giá thể sản xuất cây giống dưa chuột PC4 44
3.3. Nghiên cứu hoàn thiện thời vụ trồng giống dưa chuột lai PC4 47

3.5. Tóm tắt quy trình kỹ thuật thâm canh giống dưa chuột lai PC4 49
4. Kết quả hoàn thiện quy trình sản xuất h
ạt giống dưa chuột lai PC4 50
4.1. Nghiên cứu hoàn thiện mật độ trồng giống dưa chuột TL.15 50
4.2. Nghiên cứu hoàn thiện chế độ phân bón cho giống dưa chuột
TL.15 50
4.3. Nghiên cứu hoàn thiện mật độ trồng cho giống dưa chuột DL7 51
4.4. Nghiên cứu hoàn thiện chế độ phân bón cho giống dưa chuột
DL7 52
4.6. Tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống giống d
ưa chuột lai PC4 55



v
5. Hoàn thiện quy trình chế biến và bảo quản hạt giống cà chua
C155 56
5.1. Nghiên cứu hoàn thiện thời gian lên mem ruột quả khi làm hạt
giống cà chua C155 56
5.2. Nghiên cứu hoàn thiện độ ẩm hạt khi bảo quản hạt giống cà chua
C155 57
5.3. Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp bảo quản hạt giống cà chua
C155 58
5.4. Tóm tắt quy trình kỹ thuật b
ảo quản hạt giống cà chua C155 59
6. Hoàn thiện quy trình làm hạt và bảo quản hạt giống dưa chuột
PC4 59
6.1. Nghiên cứu hoàn thiện thời gian ngâm ủ khi làm hạt giống dưa
chuột lai PC4 59
6.2. Nghiên cứu hoàn thiện độ ẩm hạt giống dưa chuột PC4 trước khi bảo

quản 60
6.3. Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp bảo quản hạ
t giống dưa chuột
PC4 61
6.4. Tóm tắt quy trình kỹ thuật bảo quản hạt giống dưa chuột lai PC4 62
Chương 2 KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HẠT GIỐNG 63
1. Kết quả sản xuất hạt giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 của
dự án 63
2. Chất lượng hạt giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 của dự án 63
3. Kế
t quả tiêu thụ hạt giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 của
dự án 65
Chương 3 KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH 66
1. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh giống dưa chuột lai PC4 66
1.1. Địa điểm, quy mô và thời gian xây dựng mô hình thâm canh
giống dưa chuột lai PC4 66
1.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát và năng suất của
giống dưa chuột lai PC4 tại mô hình c
ủa dự án 67
1.3. Năng suất và hiệu quả kinh tếcủa mô hình dưa chuột PC4 68



vi
1.3.1. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình dưa chuột PC4 tại Lê Hồ -
Kim Bảng- Hà Nam 68
1.3.2. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình dưa chuột PC4 tại thị trấn
Thanh Nê- Kiến Xương- Thái Bình 69
2. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh giống cà chua C155 71
2.1. Kết quả tổ chức xây dựng mô hình thâm canh giống cà chua

C155 71
2.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh trưởng chính của gi
ống cà
chua C155 trong mô hình dự án 72
2.3. Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình cà chua C155 của dự
án 73
2.3.1. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình cà chua C155 tại xã Đoàn
Xá- Kiến Thụy - Hải Phòng 73
2.3.2. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình cà chua C155 tại Thị trấn
Thanh Nê – Kiến Xương – Thái Bình 74
2.3.3. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình cà chua C155 tại xã Hải
Lý –Hải Hậu – Nam
Định 76
Chương 4 KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN 78
1. Kết quả tổ chức đào tạo tập huấn kỹ thuật thâm canh và sản xuất
giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 78
Chương 5 MỘT SỐ KẾT QUẢ KHÁC CỦA DỰ ÁN 80
1. Kết quả thông tin tuyên truyền quảng bá kết quả sản phẩm dự án 80
2. Kết quả công nhậ
n giống mới và đào tạo 80
4. Hiệu quả xã hội của Dự án 81
Chương 6 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH 83
1. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 5.796,5 triệu đồng (Năm tỷ, bảy
trăm chín sáu triệu, năm trăm nghìn đồng) 83
2. Kết quả sử dụng kinh phí 83
2.1. Nguồn kinh phí Nhà nước cấp 83
2.1.1. Giả
i trình sử dụng nguồn kinh phí do Nhà nước cấp cho các nội dung 83
2.1.2. Giải trình sử dụng kinh phí theo hạng mục ngân sách tài chính 83
2.2. Nguồn kinh phí do dân đóng góp 84




vii
3. Kinh phí thu hồi 84
3.1. Tổng kinh phí thu hồi: 720,0 triệu đồng (Bảy trăm hai mươi triệu
đồng) 84
3.2. Thời gian thu hồi: tháng 3 - 6 năm 2010 (đúng hợp đồng) 84
Phần 3 TỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN 85
1. Đánh giá mức độ khối lượng hoàn thành 85
1.1. Mức độ hoàn thành khối lượng công việc cơ bản 85
1.2. Về phương pháp nghiên cứ
u, báo cáo khoa học, tài liệu công
nghệ 88
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu 88
1.2.2. Về báo cáo khoa học và tài liệu công nghệ 88
2. Đánh giá về giá trị khoa học của dự án 89
2.1. Về tính mới, tính sáng tạo của kết quả nghiên cứu đã tạo ra 89
2.2. Những đóng góp khác 90
3. Giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và triển vọng
ứng dụng 90
3.1. Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của sản phẩm 90
3.1.1. Mô hình sản xuất hạt giống 90
3.1.2. Mô hình thâm canh 91
3.2. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, thông tin tuyên truyền 91
3.2.1. Hiệu quả kinh tế 91
3.2.2. Hiệu quả xã hội 92
3.2.3. Kết quả thông tin tuyên truyền qưảng bá kết quả sản ph
ẩm dự án 93
3.2.4. Công nhận giống mới 93

4. Đánh giá về khả năng huy động vốn, quản lý vốn dự án 93
4.1. Về kết quả huy động các nguồn vốn khác 93
4.2. Về tổ chức và quản lý 94
4.3. Về đào tạo và tập huấn 94
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 95
1. Kết luậ
n 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 1 CÁC QUY TRINH CÔNG NGHỆ HOÀN THIỆN
99



viii
KÝ HIỆU CHỮ VIỆT TẮT

CTP Cây thực phẩm
TCN Tiêu chuẩn ngành
AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu á
BVRC Trung tâm nghiên cứu rau Bắc Kinh
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
BHH Bán hữu hạn
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng





















ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng NỘI DUNG
Trang
Bảng 1. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển chính của giống cà chua
C155
31
Bảng 2. Ảnh hưởng của các công thức phối trộn giá thể đến chất lượng
cây con giống cà chua C155
32
Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ gieo đến chất lượng cây giống cà chua
C155
33
Bảng 4: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất giống cà chua C155 34
Bảng 5. Ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất giống cà chua C155 36
Bảng 6: Ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến năng suất

giống cà chua C155
37
Bảng 7: Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến năng suất giống cà chua
C155
38
Bảng 8. Tóm tắt quy trình kỹ thuật thâm canh giống cà chua C155 39
Bảng 9: Ảnh hưởng thời vụ đến năng suất hạt giống cà chua C155 40
Bảng 10: Ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến năng suất hạt
giống cà chua C155
41
Bảng 11. Tóm tắt quy trình kỹ sản xuất hạt giống cà chua C155 42
Bảng 12. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển, hình thái và năng suất
giống dưa chuột PC4
43
Bảng 13. Ảnh hưởng của các công thức phối trộn giá thể đến chất lượng
cây dưa chuột PC4 giống
45
Bảng 14. Ảnh hưởng mật độ gieo hạt đến chất lượng cây giống PC4 46
Bảng 15: Ảnh hưởng thời vụ trồng đến năng suất giống dưa chuột lai
PC4
47
Bảng 16: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất giống dưa chuột lai
PC4
48



x
Bảng 17. Tóm tắt quy trình kỹ thuật thâm canh dưa chuột lai PC4 49
Bảng 18: Ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất giống dưa chuột TL15 50

Bảng 19: Ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến năng suất
giống dưa chụôt TL.15
51
Bảng 20: Ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất giống dưa chuột DL7 52
Bảng 21: Ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến năng suất
giống dưa chuột DL7
52
Bảng 22. Ảnh hưởng tỷ lệ trồng dòng mẹ và dòng bố đến năng suất hạt
lai giống dưa chuột PC4
54
Bảng 23. Tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống dưa chuột lai PC4 55
Bảng 24. Ảnh hưởng thời gian ngâm ủ ruột quả đến chất lượng hạt
giống cà chua C155
56
Bảng 25. Ảnh hưởng của độ ẩm hạt đến chất lượng hạt giống cà chua
C155 sau bảo quản
57
Bảng 26. Cách bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống cà chua
C155
58
Bảng 27. Tóm tắt quy trình kỹ thuật bảo quản hạt giống cà chua C155 59
Bảng 28. Ảnh hưởng của thời gian ngâm ủ ruột quả đến chất lượng hạt
giống dưa chuột lai PC4
59
Bảng 29. Ảnh hưởng độ ẩm hạt đến chất lượng hạt giống sau bảo quản 60
Bảng 30. Ảnh hưởng của cách bảo quản đến chất lượng hạt giống dưa
chuột lai PC4
61
Bảng 31. Tóm tắt quy trình bảo quản hạt giống dưa chuột lai PC4 62
Bảng 32: Kết quả sản xuất hạt giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 63

Bảng 33. Chất lượng hạt giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 64
Bảng 34. Kết quả tiêu thụ hạt giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 65
Bảng 35. Kết quả tổ chức xây dựng mô hình thâm canh giống dưa chuột
lai PC4
66



xi
Bảng 36. Một số đặc điểm chính của giống dưa chuột lai PC4 tại mô
hình
67
Bảng 37. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của mô hình dưa
chuột PC4 tại Lê Hồ
68
Bảng 38. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình PC4 tại Lê Hồ 69
Bảng 39. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của mô hình dưa
chuột PC4 tại Thanh Nê
70
Bảng 40. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình dưa chuột PC4 tại thị
trấn Thanh Nê vụ xuân hè năm 2008
70
Bảng 41. Kết quả tổ chức xây dựng mô hình thâm canh giống cà chua
C155 của dự án
71
Bảng 42. Một số đặc điểm hình thái và sinh trưởng và năng suất của
giống cà chua C155 tại mô hình của dự án
72
Bảng 43. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của mô hình cà chua
C155 tại xã Đoàn Xá

73
Bảng 44. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình cà chua C155 tại xã
Đoàn Xá - Kiến Thụy - Hải Phòng vụ đông xuân 2008
74
Bảng 45. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của mô hình cà chua
C155 tại thị trấn Thanh Nê
75
Bảng 46. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình cà chua C155 tại thị
trấn Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình vụ đông xuân 2008
75
Bảng 47. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của mô hình cà chua
C155 tại Hải Lý, huyện Hải Hậu
76
Bảng 48. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình cà chua C155 tại xã Hải
Lý - Hải Hậu - Nam Định vụ đông xuân 2008
77
Bảng 49. Kết quả tổ chức lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật thâm canh và
sản xuất giống cà chua C155, dưa chuột lai PC4 của dự án
78




xii
TÓM TẮT
Dự án sản xuất thử nghiệm thuộc chương Khoa học và Công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước "Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ
tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực"
(KC.06/06-10). Thời gian thực hiện 24 tháng, từ tháng 12 năm 2007 đến
tháng 12 năm 2009 với đối tượng nghiên cứu là giống cà chua C155 và giống

dưa chuột lai PC4.
Dự án đã hoàn thiện các quy trình thâm canh giống cà chua C155 cho
năng suất trên 45-50 tấn/ha, chất lượng tốt, quả chín đỏ tươi, hấp dẫn, cùi dày,
ít hạt, độ Brix >5,0%, hàm lượng đường tổng số, đường giữ được đặc trưng
của giống. Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cà chua C155 nguyên
chủng năng suất đạt > 50 kg/ha và chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn ngành
(10TCN).
Dự án đã hoàn thiện các quy trình thâm canh giống dưa chuộ
t lai PC4
cho năng suất trên 50 tấn/ha, chất lượng tốt, quả dài 20-24 cm, vỏ xanh đậm,
cùi dày giữ được đặc trưng của giống. Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt
giống dưa chuột lai PC4 năng suất đạt >60 kg/ha và chất lượng tốt, đạt tiêu
chuẩn ngành (10TCN).
Dự án đã sản xuất được 105 kg hạt cà chua C155 và 210 kg hạt giống
dưa chuột lai PC4 (hạt lai F1), chất lượng đạt tiêu chuẩn ngành (10TCN).
Mô hình 50 ha dưa chuộ
t lai PC4 đã sản xuất được trên 2.500 tấn sản
phẩm quả tươi, thu nhập 70-75 triệu đồng/ha, lãi thuần 30-35 triệu đồng/ha.
Mô hình cà chua C155, quy mô 50 ha đã sản xuất được trên 2400 tấn quả
tươi, thu nhập 80-90 triệu đồng/ha, lãi thuần 30-35 triệu đồng/ha.
Dự án đã tổ chức đào tạo được 120 cán bộ kỹ thuật cơ sở và và tập
huấn trên 800 lượt người về kỹ thuật thâm canh và sả
n xuất giống cà chua
C155 và dưa chuột lai PC4.
Dự án góp phần công nhận giống dưa chuột lai PC4 là giống quốc gia.
2 bài báo được đăng và 1 Thạc sỹ nông nghiệp bảo vệ tháng 10 năm 2009.


1
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

Chương1:
Thông tin chung của dự án
1. Tên dự án
Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh cà
chua C155, dưa chuột lai PC4 phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến
xuất khẩu.
2. Thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu
và sản phẩm chủ lực.
3. Mã số: KC.06.DA.14/06-10
4. Cấp quản lý
Bộ Khoa học và Công nghệ
5. Thời gian thực hiệ
n
24 tháng (từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2009)
6. Kinh phí thực hiện: 5.796,5 triệu đồng
(Năm tỷ, bảy trăm chín mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn)
Trong đó: Từ nguồn ngân sách SNKH: 1.200,0 triệu đồng
(Một tỷ, hai trăm triệu đồng chẵn)
7. Thu hồi:
Kinh phí thu hồi : 720,0 triệu đồng
(Bảy trăm hai mươi triệu đồng chẵn)
8. Tổ chức chủ trì thực hiện: Viện Cây lương th
ực và cây thực phẩm
Địa chỉ : Liên Hồng - Gia Lộc - Hải Dương
Điện thoại : 0320.3716463 Fax: 0320. 3716385
E-mail:
Số tài khoản: 931.01.00.00.008 Tại Kho bạc Nhà nước Gia lộc - Hải Dương
9. Cá nhân chủ nhiệm dự án
Họ và tên: Đoàn Xuân Cảnh


2
Học hàm, học vị: Thạc sỹ Nông nghiệp
Chức vụ: Phó Trưởng Bộ môn Cây thực phẩm
Địa chỉ : Số 839, Đường Lê Thanh Nghị, phường Hải Tân - Thành phố Hải Dương
Điện thoại: 0320.3716386 (CQ), 0320.3861144 (NR), 0912675359 (Mobile)
10. Cơ quan phối hợp chính
- HTXNN Lê Hồ, Kim Bảng -Hà Nam
- HTXNN Thị trấn Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình
- HTX Hải Lý - Hải Hậu - Nam Định
- HTX Đoàn Xá - Kiến Thuỵ - Hải Phòng
11. Danh sách cá nhân tham gia thực hiệ
n chính dự án:
TT Họ và tên Chức danh, chứcvụ Cơ quan
1 ThS. Đoàn Xuân Cảnh
Phó trưởng Bộ môn,
Chủ nhiệm dự án
Viện Cây lương thực- CTP
2 KS. Nguyễn Văn Tân Nghiên cứu viên
Viện Cây lương thực- CTP
3 Đỗ Thị Láng Kế toán viên
Viện Cây lương thực- CTP
4 KS. Đào Thị Ninh Nghiên cứu viên
Viện Cây lương thực- CTP
5 Nguyễn T. Thanh Hà Nghiên cứu viên
Viện Cây lương thực- CTP
6 Nguyễn Đức Doan Nghiên cứu viên
Viện Cây lương thực- CTP
7 KS. Đào Văn Hợi Nghiên cứu viên
Viện Cây lương thực- CTP

8 Đỗ Ngọc Hải Chủ nhiệm HTX
Thị trấn Thanh Nê- Kiến
Xương- T.Bình
9 Vụ Văn Triển Trạm trưởng
Trạm Khuyến nông Hải
Hậu

3
Chương 2: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau xanh là nguồn cung cấp các Vitamin, muối khoảng, chất xơ và
năng lượng cho con người. Chính vì vậy rau xanh là món ăn không thể thiếu
trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của mọi con người sống trên hành tinh. Đặc
biệt trong khi lương thực và các thức ăn giàu đạm được đảm bảo thì nhu cầu
rau xanh ngày càng lớn vì rau xanh sẽ là nhân tố cân bằng dinh dưỡng, đảm
bảo sức khoẻ
và kéo dài tuổi thọ.
Theo thống kê năm 2009, diện tích trồng rau cả nước năm 2008 đạt
72.580 ha tăng 11,4% so với năm 2005 (635.010 ha), năng suất bình quân đạt
159,3 tạ/ha, tổng sản lượng 11.512,717 nghìn tấn. Sản lượng rau xanh bình
quân đầu người hiện nay 110 kg/đầu người/năm tương đương mức trung bình
của thế giới.
Cà chua và dưa chuột là chủng loại rau ăn quả có diện tích lớn, nhu cầu
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩ
u ngày càng tăng. Sản phẩm của chúng
dùng để ăn tươi và cho chế biến xuất khẩu rất có giá trị. Trong những năm
qua Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã lai tạo, tuyển chọn thành công
giống cà chua C155 và giống dưa chuột lai PC4. Hai giống rau này đã và
đang được sản xuất tiếp nhận, yêu cầu mở rộng với quy mô lớn. Để giống cà
chua C155, dưa chuột lai PC4 phát triển trong sản xuất

đạt hiệu quả kinh tế
cao và ổn định. Dự án "Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống,
và thâm canh cà chua C155, dưa chuột lai PC4 vụ nội tiêu và chế biến xuất
khẩu" được thực hiện với những mục tiêu: Phát triển và phổ biến rộng rãi
trong sản xuất giống cà chua C155 và giống dưa chuột lai PC4 phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuấ
t nông nghiệp.




4
2. Xuất xứ, tính cấp thiết và mục tiêu của dự án
2.1 Xuất xứ của dụ án
- Giống cà chua C155 là sản phẩm của dự án: “Nâng cao chất lượng
một số giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và quy trình công nghệ phục vụ
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”. Giống cà chua C155 được
công nhận là giống tạm thời năm 2006 theo quyết định số 2878, QĐ/BNN-
TT, ngày 04 tháng 10 năm 2006.
- Giống dưa chuột lai PC4 là sả
n phẩm của đề tài: “Nghiên cứu chọn
tạo giống, xây dựng quy trình kỹ thuật tiên tiên tiến cho một số loại rau chủ
lực (cà chua, dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng, ớt) phục vụ nội tiêu và xuất
khẩu”. Giống dưa chuột lai PC4 được công nhận là giống tạm thời năm 2004,
theo quyết định số 2182. QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 7 năm 2004.
2.2. Tính cấp thiết của dự án
Đị
nh hướng quy hoạch theo quyết định 150/2005/QĐ-TTG ngày
20/6/2005 của thủ tướng chính phủ: Diện tích sản xuất rau đến năm 2010 đạt
700.000 ha với sản lượng 14 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 750.000 ha. Phấn

đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả đạt 760 triệu
USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong đó đến năm 2010, rau
đạt 155 triệu USD.
Theo quyết định số 52/2007/Q
Đ-BNN, ngày 5 tháng 6 năm 2007 phê
duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, thời gian qua ngành rau quả đã
khẩn trương tiến hành công tác nghiên cứu, quy hoạch sản xuất, chế biến và
tìm thị trường xuất khẩu rau quả nói chung và các sản phẩm rau cà chua, dưa
chuột nói riêng.
- Giống cà chua C155 có thời gian sinh trưởng 120-130 ngày, thích hợp
trồng vụ đông sớm, chính vụ và có thể tr
ồng trong vụ xuân hè. Giống cho
năng suất 40-50 tấn/ha, quả to trung bình, khối lượng quả 80-90gam, dạng

5
quả tròn cao, chỉ số dang quả H/D= 1,2-1,3, vai trắng khi chín màu đỏ tươi
hấp dẫn, đặc ruột, ít hạt. không chua, độ brix = 5,0-5,2%, thích hợp thị hiếu
tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu. Giống cà chua C155 được sản
xuất chấp nhận và đề nghị mở rộng tại các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng
- Giống dưa chuột lai PC4 là giống dưa chuột lai F1 có khả năng sinh
trưởng tố
t, cho năng suất cao cả 2 vụ (xuân hè và thu đông). Thời gian sinh
trưởng 80-90 ngày, khả năng thích nghi rộng và chống chịu tốt với bệnh
sương mai, phấn trắng. Năng suất 45-50 tấn/ha vụ xuân và 40-45 tấn/ha vụ
thu đông. Giống dưa chuột lai PC4 thuộc dạng quả to, khối lượng quả trung
bình 125-130 gam khi thu quả có đường kính 2,8-3,0 cm. Quả dài 20-24 cm,
vỏ xanh đậm, đặc ruột, thích hợp thị hiếu ăn tươi và chế biế
n muối mặn xuất
khẩu. Giống dưa chuột lai PC4 được xuất và thị trường chấp nhận, đặc biệt là

các Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu đề nghị mở rộng phục vụ cho sản
xuất nguyên liệu dưa chuột chế biến xuất khẩu.
2.3. Mục tiêu dự án
2.3.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển và phổ biến rộng rãi trong sản xuất giống cà chua C155 và
giống dưa chuột lai PC4 phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng hiệu
quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
2.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cà chua C155, năng suất đạt 45-
50 kg hạt/ha, chất lượng đạt tiêu chuẩn hạt giống cà chua Việt Nam.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống dưa chuột lai PC4, năng suất đạt
50-60 kg hạt/ha, chất lượng
đạt tiêu chuẩn hạt giống dưa chuột Việt Nam.
- Hoàn thiện quy trình thâm canh giống cà chua C155, năng suất đạt 40-
50 tấn/ha (tăng 15-20% quy trình cũ), chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm.

6
- Hoàn thiện quy trình thâm canh giống dưa chuột lai PC4, năng suất đạt
trên 50 tấn/ha (tăng 15-20% quy trình cũ), chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực
phẩm và đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu
.
- Hoàn hiện quy trình chế biến (làm hạt) và bảo quản hạt giống cà chua
C155, dưa chuột lai PC4 đạt tiêu chuẩn hạt giống cà chua, dưa chuột Việt
Nam (TCN).
- Sản xuất 100 kg hạt giống cà chua C155 và 200 kg hạt giống dưa chuột
PC4, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn Việt Nam (độ thuần 98%, tỷ lệ nảy mầm >80%,
đúng giống ).
- Mô hình trình diễn 50 ha giống cà chua C155, năng suất 45-50 tấn/ha
và 50 ha dưa chuột lai PC4, năng su
ất đạt 50-55 tấn/ha chất lượng tốt.

- Đào tạo 120 cán bộ kỹ thuật cơ sở, tập huấn cho 800 lượt nông dân về
kỹ thuật thâm canh, nhân giống cà chua C155 và dưa lai PC4.
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan dến dự án
3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới và trong nước
3.1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Theo số liệu FAO, năm 2008 diện tích trồng rau toàn thế giới
43.439.490 hecta với năng suất bình quân 157 tạ/ha, sản l
ượng đạt 683 triệu
tấn, đã duy trì mức tăng trên 5% trong suốt hai thập kỷ qua. Đây là mức tăng
sản lượng cao trong sản xuất nông nghiệp. Với mức sản lượng này bình quân
đầu người 110 kg rau xanh/năm. Các nước châu Á có khối lượng rau sản xuất
lớn hơn cả: Trung quốc: 180 kg, Hàn quốc 160 kg, Nhật Bản 120
kg/người/năm
Cây cà chua là cây rau ăn quả quan trọng nhất được tất cả các nước trên
thế
giới quan tâm và phát triển. Theo số liệu thống kê của FAO 2008, diện
tích trồng cà chua trên thế giới đạt xấp xỉ 4,623 triệu ha, sản lượng 126,24
triệu tấn. Trong khối lượng cà chua này, châu Á chiếm 44%, châu Âu chiếm
22%, khu vực châu Mỹ 15%, Châu Phi 12%, còn các nơi khác là 7%. Với

7
lượng cà chua sản xuất trên đây, bình quân tiêu thụ đầu người trên thế giới
khoảng 23 kg quả/người/ năm. Những nước có sản lượng cà chua lớn trên thế
giới là Trung Quốc, năm 2007 đạt 33.645 nghìn tấn, Mỹ: 11.500,0 nghìn tấn,
Thổ Nhĩ Kỳ: 9.919,67 nghìn tấn, Ấn Độ: 8.585,8 nghìn tấn và Tây Ban Nha:
3.615,0 nghìn tấn (Số liệu FAO 2008)
Châu Âu là khu vực nhập khẩu các sản phẩm cà chua nhiều nhất thế
giới. Hàng năm các n
ước Châu Âu nhập khoảng 2,1 triệu tấn cà chua tươi
(bằng 60% lượng nhập khẩu thế giới). Trên 600.000 tấn cà chua đóng hộp

(bằng 60% sản lượng nhập thế giới). Nhập khẩu cà chua cô đặc đang có sự gia
tăng về số lượng và thị phần.
Các nước có sản lượng cà chua chế biến đứng đầu thế giới là Mỹ và
Italia. Mỹ có gần 85% sản lượng cà chua chế biến
được sản xuất tại bang
California với quy mô hàng trăm ha/vùng, việc sản xuất và thu hái đều được
cơ giới hoá đồng bộ.
Trung Quốc là nước có sản phẩm cà chua cô đặc xuất khẩu đứng đầu
thế giới. Theo bản tin thị trường tháng 12/2004: Trong 9 tháng đầu năm năm
2004, xuất khẩu cà chua cô đặc của Trung Quốc đạt 226.680 tấn, tăng 25% so
với cùng kỳ năm 2003. Các nước như : Italia, Nhật Bản và Nga là khách hàng
mua cà chua cô
đặc lớn nhất của Trung Quốc.
3.1.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế, công tác nghiên
cứu về chọn tạo giống và cũng như các biện pháp kỹ thuật đã được quan tâm
từ rất sớm. Tạo giống cà chua có năng suất cao và chất lượng tốt, khả năng
chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận là mục tiêu c
ủa các nhà chọn
giống nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất.
Mỹ là nước đạt nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu và phát triển
giống cà chua chế biến công nghiệp. Từ giữa những năm 1940, Hana bắt đầu
nghiên cứu chọn tạo giống cà chua thu hoạch bằng máy theo khuynh hướng

8
tạo độ chắc quả và ông nhận thấy cà chua có thể chịu được một số va chạm
của máy móc trong quá trình thu hoạch và điều quan trọng nhất trong chọn
tạo giống cà chua thu hoạch bằng máy là quả cứng, chịu va đập trong quá
trình thu hoạch và giữ được màu đỏ đẹp sau khi thu hoạch vài tuần.
Từ 1960, Đài Loan đã bắt đầu sử dụng giống ưu thế lai F1 và cho đến

nay hầu hết diệ
n tích cà chua được trồng ở đây sử dụng giống ưu thế lai F1,
và ngành sản xuất cà chua lai F1 đã trở thành một ngành kinh doanh ở Đài
Loan và nó đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu.
Trung Quốc là nước có nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, tạo
giống cà chua lai F1 cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay, các giống cà
chua lai (F1) đã chiếm 80-85% giống trồng trong sản xuất. Tạo giống lai có
năng suất cao, chất lượng t
ốt, sản phẩm đa dạng phục vụ ăn tươi, chế biến là
mục tiêu hàng đầu của các nhà Khoa học Trung Quốc. Theo Chai Min (2001)
tại Trung tâm nghiên cứu rau Bắc Kinh (BVRC) cho rằng: Trong thập kỷ 80-
90 đã tạo ra 5 giống cà chua lai (F1): giống Jiafen N
0
1 (1980), Jiafen N
0
2
(1982), Jiafen N
0
15 (1990), Shung Kang N
0
2 (1989). Các giống này đang giữ
vai trò chủ lực trồng trên 20 tỉnh với quy mô 24.000 ha/năm, năng suất 60-90
tấn/ha, quả tròn, chín đỏ, đẹp có khả năng chống bệnh virus (TMV, CMV) khá.
Trong những năm qua, các nhà khoa học chọn tạo giống cà chua đã
đánh giá cao công tác thu thập, duy trì và khai thác nguồn vật liệu giống cà
chua bản địa. Theo tài liệu David C.S. Tay 7 (1989) cho biết tại Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau thế giới (AVRDC), ngay từ những năm 1990 đã
thu thập được 48.723 m
ẫu giống cà chua từ 153 nước trên thê giới, chủ yếu là
loài Licopesicon esculentum, L.cheesmani, L.Pinpinellifolium và các dòng

esculentum x L.Pinpinellifolium Tại Viện Nghiên cứu tài nguyên cây trồng
quốc tế (NBPGR) Ấn Độ đã thu thập và lưu giữ 2.659 mẫu giống cà chua
quý. Nguồn vật liệu này có vai trò quyết định trong công tác nghiên cứu và
chọn tạo giống cà chua mới theo ý muốn.

9
Vào những năm 1960-1970, đã có những công trình nghiên cứu trật tự
các gen trên bộ nhiễm sắc thể cà chua (Cook, 1968, Zhuchenco, 1973), thời
gian sau việc ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học hiện đại trong
chọn tạo giống đã được sử dụng như nuôi cấy bao phấn để tạo các dòng thuần,
để chuyển gen có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh hại,
…và tới nay công nghệ sả
n xuất hạt giống lai F1 đã trở thành ngành công
nghiệp đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, đã cung cấp giống cho hơn 80% diện
tích trồng cà chua trên toàn thế giới.
Nghiên cứu tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường với việc sử
dụng gen Nor, gen Rin và gen ALC, người ta thấy khả năng bảo quản tốt nhất
đạt được ở đột biến gen ALC là 100% với thời gian bảo quả
n tốt nhất 140
ngày và 71% với thời gian bảo quản 243 ngày. Khả năng bảo quản này giảm
dần ở dị hợp tử giữa gen Nor và gen Rin cùng ở mức 60%. Sự khác nhau ở
các thể dị hợp này có thể giải thích ở khối lượng quả ban đầu. Quả nhỏ của
đột biến gen Nor dưới điều kiện ẩm độ thấp, nhiệt độ 25
0
C bị hỏng nhanh hơn
bởi đột biến gen Rin.
Việc nghiên cứu sâu về di truyền học phân tử, miễn dịch học đã cho
phép xác định vị trí các locus quyết định các tính trạng kinh tế trên 12 nhiễm
sắc thể của cà chua. Việc chuyển nạp các gen chống chịu các bệnh nguy hại
như sương mai (PH1-Ph-2), bệnh héo xanh vi khuẩn (hrp) đã giúp nhiều nhà

chọn giống tạo các giống lai chống chịu đồng thời 3-4 b
ệnh (Gallardo G. S, 1999).
Tại Ấn Độ, việc sử dụng ưu thế lai giữa các loài L.esculentum x
L.Pinpinellifolium, L.hirsutum, L. Esculentum x L.hirsutum tạo ra giống cà
chua lai (F1) chống chịu bệnh xoăn lá TLCV. Bằng phương pháp này tạo ra
317 dòng/giống chống bệnh virus ở mức độ khác nhau. Nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các giống thuộc chi Lycopersicon và các dòng hoang dại với
bệnh xoăn lá cà chua thì 1201 dòng giống cà chua thuộc chi Lycopersicon
được đánh giá thử nghiệm với bệ
nh xoăn lá virus ở cả hai điều kiện trên đồng

10
ruộng và trong phòng thí nghiệm trong mùa hè từ 1986-1989. Hai dòng thuộc
loài L. hirsutum là PI 390658 và PI 390659 và hai dòng thuộc loài L.
peruvianum là PI 127830 và PI 127831 kháng với bệnh xoăn lá cà chua.
Những dòng này không thể hiện triệu chứng xoăn lá trên đồng ruộng và cả
sau khi lây nhiễm bằng bọ phấn trắng.
Bằng kỹ thuật biến đổi gen, Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học
thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc sau hơn 10 năm
nghiên cứu đã cho ra đời m
ột giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm
nhập của virus gây bệnh viêm gan B vào cơ thể người (Báo Nông nghiệp Việt
Nam, 9/12/2002).
Nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng và sinh lý quang hợp của cà chua đã
giúp xây dựng về công nghệ trồng cà chua trong điều kiện có che chắn nhằm
đạt năng suất xấp xỉ mức tiềm năng (300-600 tấn/ha/vụ). Ngoài ra, vùng phân
bố cà chua được xem là phổ biến nhất trong các cây trồng nông nghiệp, từ
xích đạo đến vùng Alaska của Bắc cực nhờ các nghiên cứu về tính thích ứng
của giống và công nghệ canh tác tương thích ở các điều kiện sinh thái khác
nhau trên thế giới.

Khi nghiên cứu chọn tạo giống chín sớm cho cà chua chế biến các thí
nghiệm nghiên cứu năm 1997 tại Sontario chỉ ra rằng người ta có thể cải thiện
sức sống của cà chua trên đồng ruộng bằng cách cấy chuyển Pacloburazol
dưới điều ki
ện bất lợi. Kết quả thu được cho thấy không có sự sai khác về
năng suất thu giữa cây trồng được cấy chuyển Pacloburazol và đối chứng, tuy
nhiên có sự sai khác về tính chín sớm đối với quả khi thu hoạch và nó có thể
chín sớm hơn đối chứng từ 7-10 ngày (V. Souza-Machado và CS, 1999).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đạt năng suất cao thông qua việc sử
dụng các giống tiềm năng năng suấ
t cao hoặc cải thiện chế độ canh tác thì hàm
lượng chất khô của quả nhìn chung giảm. Hàm lượng đường dễ tan góp phần quan
trọng vào việc tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm. Các loại đường dễ tan trong

11
quả cà chua gồm Fructosa và Glucosa, ở hầu hết các giống chúng tạo nên ít nhất
50% lượng chất khô tổng số, mà hàm lượng chất khô tổng số có liên quan rất chặt
đến thành phẩm sau chế biến và là chỉ tiêu quan trọng đối với giống cà chua chế
biến được các nhà chế biến quan tâm.
Màu sắc quả cà chua được tạo nên bởi sự kết hợp của sắc tố đỏ (quy
định bởi gen og) và chất nhuộ
m màu (quy định bởi gen hp). Nếu chỉ có sắc tố
đỏ sẽ tác động bất lợi đến hàm lượng vitamin A của quả. Người ta đã dùng
phép lai ngược lại (Backcross) để chọn gen hp ở thời kỳ cây con và og ở thời
kỳ nở hoa thông qua việc xử lý cây con ở nhiệt độ thấp. Đây là điều kiện kết
hợp tốt vì nó tạo điều kiện cho thế
hệ con lai bảo vệ được cả hai gen từ thời
kỳ cây con cho tới trước khi trồng. Hơn nữa sự kết hợp giữa hai gen này tạo
cho quả cà chua có màu quả đẹp, bền. Ngoài ra, một số giống có thân phát
triển, độ che phủ quả tốt tạo cho quả ít bị biến đổi màu do ánh sáng mặt trời.

Vitamin A và C là các thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong quả cà
chua. Hàm lượng vitamin C liên quan đến các yếu tố như cỡ
quả, dạng quả, số
ngăn quả. Thường các giống quả nhỏ có hàm lượng vitamin C cao hơn. Trong
quả vitamin C tập trung ở gần vỏ quả, trong mô của ngăn quả điều này cho
thấy các giống quả chắc thường có hàm lượng vitamin C thấp hơn. Ngoài ra
các giống có quả dài, bộ lá rậm rạp cũng cho quả có hàm lượng vitamin C
thấp hơn.
Bên cạnh thành tựu về công tác giống, Việc nghiên cứu các bi
ện pháp kỹ
thuật trong sản xuất cà chua thương phẩm cũng có những bước tiến đáng kể,
những kết quả nghiên cứu về phân bón, quản lý dịch hại … đã được ứng dụng phổ
biến tại các vùng sản xuất lớn. Thời gian gần đây, công nghệ trồng cây trong nhà
kính tại các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến đã mang lại kết quả mang
tính cách mạng cho sản xu
ất cà chua về năng suất cũng như khả năng điều khiển
thời gian thu hoạch sản phẩm.

×