Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cam valencia 2 (v2) và mở rộng sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.94 MB, 188 trang )



1


























BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT



DỰ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC




BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

Dự án SXTN: “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân
giống cam Valencia (V2) và mở rộng sản xuất ở các vùng
sinh thái khác nhau”



Cơ quan chủ trì dự án: Viện Di truyền nông nghiệp
Chủ nhiệm dự án: TS. Hà Thị Thuý






8302

Hà Nội: 2010



2


























BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT



DỰ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC




BÁO CÁO THỐNG KÊ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM


Dự án SXTN: “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân
giống cam Valencia (V2) và mở rộng sản xuất ở các vùng
sinh thái khác nhau”



Cơ quan chủ trì dự án: Viện Di truyền nông nghiệp
Chủ nhiệm dự án: TS. Hà Thị Thuý










Hà Nội - 2010




3
Mục lục
Nội dung Trang
Báo cáo thống kê kết quả thực hiện dự án
Chương I: Mở đầu
1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thu quả có múi trên thế giới và nước ta 2
1.2.2. Một số giống cây ăn quả có múi chính trên thế giới và nước ta 7
1.2.3. Nghiên cứu về sản xuất cây giống cây ăn quả có múi 14
1.2.4. Nghiên cứu về các sâu bệnh hại phổ
biến trên cây ăn quả có múi 29
Chương II: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
34
2.1. Mục tiêu 34
2.2. Nội dung 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 43
Chương III: Kết quả thực hiện dự án 44
3.1. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống cam
Valencia2(V2)
44
3.1.1. Chọn lọc, làm sạch bệnh và xây dựng vườn cây mẹ đầu dòng sạch
bệnh cấp 1
45
3.1.2. Xây dựng, quản lý vườn cây mẹ cung cấp m

ắt ghép cho vườn
ươm cấp 2
46
3.1.3. Xây dựng, quản lý vườn ươm nhân giống cam Valencia2 (V2)
sạch bệnh
53


4
3.2. Quy trình trồng trọt giống cam Valencia2 (V2) ở các vùng sinh
thái khác nhau
66
3.2.1. Điều kiện tự nhiên các vùng sinh thái 66
3.2.2. Yêu cầu sinh thái đối với cam Valencia2 (V2) 69
3.2.3. Xây dựng quy trình trồng mới giống cam Valencia2 (V2) ở các
vùng sinh thái khác nhau
71
Tóm tắt các kết quả nghiên cứu 85
1. Tóm tắt quy trình nhân giống cam Valencia2 (V2) sạch bệnh
greening và Tristeza
85
2. Tóm tắt quy trình trồng trọt giống cam Valencia2 (V2) ở các vùng
sinh thái khác nhau
89
3.3. Kết quả đạt được của mô hình trồng mới cam Valencia2 (V2) ở
các vùng sinh thái khác nhau
95
3.3.1. Mô hình trồng mới 02 ha cam Valencia2 (V2) ở
vùng đồng bằng
Bắc bộ (Văn Giang-Hưng Yên)

95
3.3.2. Mô hình trồng mới 10 ha cam Valencia2 (V2) ở vùng Tây Bắc
(Cao Phong-Hoà Bình)
101
3.3.3. Mô hình trồng mới 10 ha cam Valencia2 (V2) trên đồi cao đất
dốc ở vùng Bắc trung bộ (Công ty Nông công nghiệp 3/2 Quỳ Hợp-
Nghệ An)
109
3.3.4. Mô hình trồng mới 05 ha cam Valencia2 (V2) trên đất phẳng tưới
tiêu chủ động ở vùng Bắc trung bộ (Công ty Nông nghiệp Xuân Thành
Quỳ Hợp-Nghệ An)
115
3.4. Kết quả đào tạo và chuyển giao công nghệ nhân giố
ng và sản
xuất cam thương phẩm cho các vùng cam tập trung
121


5
Chương IV: Đánh giá dự án 124
4.1. Đánh giá mức độ khối lượng hoàn thành cơ bản của kết quả thực
hiện dự án sản xuất thử nghiệm theo yêu cầu của hợp đồng
124
4.2. Đánh giá giá trị khoa học của các kết quả khoa học công nghệ của
dự án
126
4.3. Đánh giá về giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và
triể
n vọng ứng dụng
128

4.4. Đánh giá về tổ chức và quản lý, huy động vốn, kết quả đào tạo 134
Chương V: Kết luận và đề nghị 136
5.1. Kết luận 136
5.2. Đề nghị 136
Một số hình ảnh hoạt động của dự án 137
Tài Liệu tham khảo 146
Phụ lục xử lý số liệu thống kê trên Irristat 148













6
Hà nội, ngày tháng năm 2010


BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên dự án: Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cam Valencia 2 (V2) và
mở rộng sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau.

- Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước
- Dự án khoa học và công nghệ: “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống
cam Valencia2 (V2) và mở rộng sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau”
- Độc lập (tên lĩnh vực KHCN)
2. Chủ nhiệm dự án:
Họ và tên: Hà Thị Thuý
N
ăm sinh: 1961 Giới tính: Nữ
Học hàm: Tiến Sĩ Học vị:
Chức danh khoa học: Chức vụ: Phó giám đốc phòng TNTĐCNTB thực vật
Điện thoại: Cơ quan: 047544711 Nhà riêng: 047554163 Mobile: 0913006912
Fax: 047543196 E-mail:
Tên cơ quan đang công tác: Viện Di truyền Nông nghiệp
Địa chỉ cơ quan: Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: P33 TCVI đường Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội
3. Tổ chức chủ trì dự án :
VIỆ
N KH NÔNG NGHIỆP VN
VIỆN DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



7
Tên tổ chức chủ trì Dự án: Viện Di truyền Nông nghiệp
Điện thoại: 047544711 Fax: 7543196
E-mail:
Website:

Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Lê Huy Hàm Viện trưởng - Viện DTNN
Số tài khoản:
Ngân hàng:
Tên cơ quan chủ quản dự án: Viện Di truyền Nông nghiệp - Từ Liêm - Hà Nội
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện dự án:
- Theo hợp đồng đã ký kết: từ tháng 04 năm 2007 đến tháng 04 năm 2010
- Thực tế thực hiện: tháng 04 năm 2007 đến tháng 04 năm 2010
2. Kinh phí và sử dụng:
a. Tổng số kinh phí thực hiện: 7585,0 triệu đồng, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2.250.0 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 5.335.0 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phải thu hồi đối với dự án (nếu có): 1.344,0 tr.đ
b. Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng,
năm)
Kinh phí
(đồng)
Thời gian
(Tháng,
năm)
Kinh phí
(đồng)
Ghi chú
(Số đề nghị

quyết toán)
1 3/5/2007 1.650.000.000 31/12/2007 1.310.387.900 1.310.387.900
2 22/8/2009 600.000.000 31/12/2009 687.376.100 687.376.100
3 31/12/2009 236.900.000 236.900.000



8
c. Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng
SNK
H
Nguồn
khác
Tổng SNKH
Nguồn
khác
1
Thiết bị, máy
móc mua mới
96
96 96 96
2
Kinh phí hỗ trợ

công nghệ
500
500 491,164 491,164
3 Chi phí lao động
2.820
463 2.357 2.820 463 2.357
4
Nguyên vật liệu,
năng lượng
3.965
1.105 2.860 3.977 1.117 2.860
5 Khác
204
182 22 185,5 163,5 22

Tổng cộng 7.585 2.250 5.335 7.547,644 2.234,664 5.335

3. Các văn bản chính trong quá trình thực hiện dự án
3.1. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
TT
Số, thời gian ban hành văn
bản
Tên văn bản
1 Số: 404/QĐ-BKHCN, ban
hành ngày 01 tháng 03 năm
2006
Về việc thành lập Hội đồng khoa học công
nghệ cấp Nhà nước tư vấn xét chọn tổ chức và
các nhân chủ trì thực hiện Dự án SXTN cấp
Nhà nước để thực hiện trong kế hoạch năm

2006 thuộc lĩnh vực Nông-Lâm nghiệp.
2 Số:1377/QĐ-BKHCN, ban
hành ngày 12 tháng 06 năm
2006
Về việc phê duyệt các tổ chức và cá nhân chủ
trì đề tài, dự án SXTN cấp Nhà nước xét chọn
giao trực tiếp thực hiện năm 2006.


9
3 Số:2097/QĐ-BKHCN, ban
hành ngày 22 tháng 09 năm
2006
Về việc phê duyệt Chủ nhiệm, Cơ quan chủ trì
và kinh phí các dự án sản xuất thử nghiệm độc
lập cấp Nhà nước bắt đầu thực hiện từ năm
2006.
4 Số: 02/2006/HĐ-DAĐL, ban
hành ngày tháng năm
2007
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ (dùng cho dự án sản xuất thử
nghiệm độc lập cấp Nhà nước)
5 Số:1487/QĐ-BKHCN, ban
hành ngày 20 tháng 07 năm
2007
Về việc điều chỉnh thời gian thực hiện của đề
tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, dự án
sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước bắt
đầu thực hiện từ năm 2006.

6 Số: 11/2006/TT-CT, ngày 10
tháng 02 năm 2006 của
Công ty Nông công nghiệp
3-2
Về việc tham gia dự án sản xuất thử nghiệm.
7 Số: 17/CV-ĐN, ngày 02
tháng 02 năm 2006 của
Nông trường Cao Phong
Về việc xin được hỗ trợ cây giống, vật tư, kỹ
thuật và công nghệ trồng mới 15 ha cam
Valencia2 làm mô hình trình diễn tại Nông
trường Cao Phong
8 Số: 95/SNN-KT, ngày 13
tháng 02 năm 2006 của Sở
Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hoà Bình
Về việc xây dựng mô hình trồng cam
Valencia 2 tại Nông trường Cao Phong
9 Số: 14/CV/NT, ngày 12
tháng 02 năm 2006 của
Nông trường Xuân Thành
Về việc tham gia dự án sản xuất thử nghiệm.



10
4. Tổ chức phối hợp thực hiện dự án
- Viện bảo Vệ thực vật
- Công ty Công Nông Nghiệp 3 – 2, Quỳ Hợp - Nghệ An
- Công ty Rau quả nông sản Cao Phong – Hoà Bình

- Công ty Nông nghiệp Xuân Thành, Quỳ Hợp - Nghệ An
5. Cá nhân tham gia thực hiện dự án
TT Họ và tên Cơ quan công tác
Thời gian làm
việc cho dự án
1 TS. Hà Thị Thuý Viện Di truyền Nông nghiệp 25
2 PGS. TS. Đỗ Năng Vịnh Viện Di truyền Nông nghiệp 15
3 TS. Ngô Vĩnh Viễn Viện Bảo vệ Thực vật 6
4 Ths. Trần Thị Hạnh Viện Di truyền Nông nghiệp 24
5 CN.Trần Văn Bình Viện Di truyền Nông nghiệp 24
6 CN.Trịnh Hồng Sơn Viện Di truyền Nông nghiệp 25
7 KS. Lê Quốc Hùng Viện Di truyền Nông nghiệp 25
8 Ths. Lê Huy Dũng
Công ty Công nông nghệp 3/2
Quỳ Hợp - Nghệ An
24
9 KS. Bùi Văn Kẹn
Công ty Rau qủa nông sản Cao
phong – Hoà Bình
24
10 KS. Hoàng Minh
Công ty Nông nghiệp Xuân
Thành Quỳ Hợp - Nghệ An
24
6. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị
Đã đào tạo và chuyển giao công nghệ nhân giống và sản xuất cam thương phẩm
cho các vùng cam tập trung dưới đây:
- Đã đào tạo và chuyển giao quy trình nhân giống 3 cấp sạch bệnh như:
+ Đào tạo và chuyển giao quy trình nhân giống cam Valencia2 (V2) sạch bệnh
Greening và Tristeza, tiêu chuẩn cây giống sạch bệnh.



11
- Đã đào tạo và chuyển giao công nghệ quy trình trồng trọt và thâm canh giống
cam Valencia2(V2) ở hai vùng Quỳ Hợp - Nghệ An và Cao Phong - Hoà Bình như:
+ Chuyển giao quy trình trồng trọt và thâm canh cam Valencia2 (V2)
+ Đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ thực vật chống tái
nhiễm ngoài đồng ruộng, cắt tỉa, tạo tán
7. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu
Tiến độ hoàn thành
TT
Các nội dung, công
việc chủ yếu
Sản phẩm đạt
được
Năm thứ
1
Năm thứ
2
Năm thứ
3
1 - Xây dựng vườn
cây mẹ đầu dòng
sạch bệnh Greening
và Tristeza (vườn
cấp 1)
- Cây mẹ đầu dòng
(cấp 1): 100 cây
giống
100 cây Duy trì Duy trì

- Xây dựng vườn
cây mẹ (cấp 2)
cung cấp mắt ghép
cho vườn ươm
- Cây mẹ (nhân
giống cấp 2) cung
cấp mắt ghép gồm
1000 cây giống
500 cây 500 cây Duy trì
- Xây dựng vườn
ươm sản xuất cây
giống (nhân giống
cấp 3) cung cấp cây
giốgn cho sản xuất
(gồm các nhà lưới
vườn ươm ở Văn
Giang, HưngYên và
Quỳ Hợp, Nghệ
- Sản xuất được
100.000 cây giống
- Tạo 1 mô hình
vườn ươm nhân
giống cấp cơ sở ở
Văn Giang và Nghệ
An với diện tích
2000 m
2
30.000
cây
30%

50.000
cây
50%
20.000
cây
20%


12
An)
2 - Đánh giá và kiểm
tra độ sạch bệnh
của hệ thống nhân
giống
(Vườn cây mẹ
giống gốc, vườn
cây mẹ sản xuất mắt
ghép, cây vường
ươm)
- Xác định được các
vườn giống sạch hai
bệnh chính là
Greening và
Tristeza
6
tháng/lần
6
tháng/lần
3 3.1. Xây dựng các
mô hình sản xuất

cam ở các vùng
sinh thái và chân
đất khác nhau bao
gồm:
- Tại Nghệ An: Một
mô hình sản xuất
trên đất bằng phẳng
5 ha và 1 mô hình
sản xuất trên đất đồi
dốc 10 ha.
- Tại Cao Phong,
Hoà Bình (Vùng
Tây Bắc): Xây
dựng mô hình 8 ha
(đất đồi dốc và đất
- Xây dựng được
các mô hình sản
xuất thâm canh cam
Valencia2 (V2) ở
các vùng sinh thái
và chân đất khác
nhau ( tổng số 25
ha).
- Mô hình đạt tiêu
chuẩn tiên tiến về
công nghệ sản xuất
thâm canh, cây sinh
trưởng phát triển
tốt, năng suất thu
hoạch 3 lần đạt: 15-

20 tấn/ha, chất
lượng tốt.
25 ha Duy trì Duy trì


13
ruộng)
- Tại Văn Giang,
Hưng Yên: 2 ha
3.2. Đào tạo và
chuyển giao công
nghệ nhân giống và
sản xuất cam
thương phẩm cho
các vùng cam tập
trung.
- Quy trình nhân
giống
- Quy trình trồng và
thâm canh
Đào tạo và chuyển
giao các quy trình
nhân giống và sản
xuất dưới đây:
- Quy trình nhân
giống 3 cấp sạch
bệnh. Giống đạt tiêu
chuẩn 10 TCN 631-
2006 của Bộ
NN&PTNT

- Quy trình canh tác
thâm canh
- Quy trình BVTV
chống tái nhiễm
bệnh trên đồng
ruộng
2 lớp
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA DỰ ÁN
1. Sản phẩm khoa học và công nghệ đã tạo ra:
a. Sản phẩm dạng I, II
STT
Tên sản phẩm và chỉ
tiêu chất lượng chủ
yếu
Đơn vị
đo
Số lượng
kế hoạch
Thực tế đạt được


14
1
Giống cam Valencia2
(V2) (cây giống)
Cây 100.000
Cung cấp 123.168 cây
giống khoẻ, đồng nhất, đạt
tiêu chuẩn 10TCN 631 –
2006 theo quy định của Bộ

NN&PTNT, giống sạch
bệnh Greening và stristeza.
2 Quy trình

- Quy trình nhân giống
cam Valencia2 (V2)
sạch bệnh Greening và
Tristeza
1 1
- Quy trình được nghiệm
thu cấp cơ sở

- Quy trình trồng trọt
giống cam Valencia2
(V2)
1 1
- Quy trình được nghiệm
thu cấp cơ sở
3 Mô hình

- Nhân giống cam
Valencia2 (V2) (3cấp)
sạch bệnh Greening và
tristeza
1 1
- Cây giống đạt tiêu chuẩn
10 TCN 631-2006 theo quy
định của Bộ NN&PTNT

- Mô hình trồng trọt ở

các vùng sinh thái trên
diện tích 25ha

hình


4 mô hình
với diện
tích
25 ha
- 4 mô hình: Văn Giang-
Hưng Yên 1 mô hình 2 ha,
Cao Phong-Hoà Bình 1 mô
hình 10 ha, Quỳ Hợp- Nghệ


15







An 2 mô hình 15 ha.
- Cây khoẻ, đạt năng suất
từ 22.36 – 26.55 tấn/ha ở
cây 5 tuổi.
c. Sản phẩm dạng III
Số lượng

STT Tên sản phẩm
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi công bố
1 Báo cáo định kỳ 6 kỳ 6 kỳ
6 báo cáo gửi Bộ NN&PTNT
và Bộ KHCN.
2
Báo cáo tổng kết
dự án
15 bản Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN
3
Báo cáo tóm tắt
tổng kết dự án
15 bản Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN
4
Báo cáo quyết
toán dự án
1 1 bản tại Bộ KHCN
5 Bài báo 1
01 bài báo Khoa học về kết
quả khảo nghiệm giống cam
Valencia2 (V2) ở một số
vùng sinh thái khác nhau
đăng trên trang 86-91, tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, số 12 năm 2009.
d. Kết quả đào tạo

STT Cấp đào tạo, chuyên ngành đào
Số lượng
Ghi chú


16
tạo Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
1 - 01 Thạc sĩ khoa học nông nghiệp
về “Nghiên cứu khảo nghiệm, đánh
giá một số giống cây ăn quả có múi
nhập nội nhằm tuyển chọn giống
thích hợp cho vùng Phủ Quỳ, Nghệ
An". ThS. Lê Huy Dũng, học viên
cao học khóa 13, năm 2004 – 2006
tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam.
- 01 Thạc sĩ khoa học về Di truyền
và chọn giống cây trồng “Đánh giá
đặc tính nông sinh học giống cam
V2
ở Cao Phong, Hoà Bình và Quỳ
Hợp, Nghệ An”. Lê Quốc Hùng, học
viên cao học khoá 17, năm 2008-
2010 tại Viện đào tạo sau đại học-
Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội.
năm 2004










năm 2008
năm 2006









năm 2010











Bảo vệ tốt
nghiệp
tháng
9/2010
2 - Đào tạo kỹ thuật viên về quy trình
vườn ươm, tiêu chuẩn cây giống
sạch bệnh.
- Đào tạo kỹ thuật viên về trồng trọt,
thâm canh giống cam Valencia2
(V2), bảo bệ thực vật
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống
20 người 23 người


17
cam Valencia2 (V2) được phát sóng
trên truyền hình VTV2 tháng
4/2008 và phát sóng lại tháng3/2010.
3 - Tập huấn kỹ thuật tại các vùng
trồng mô hình về kỹ thuật trồng,
chăm sóc, bảo vệ thực vật
- Câu chuyện về cây ăn quả có múi
được phát sóng trên truyền hình
VTV2 tháng 8/2009.
2 lớp


3 tập
7 lớp

266 người

3 tập


e. Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
- Danh sách các hợp đồng đã đặt mua cây giống cam Valencia2 (V2) chín muộn
TT
Tên tổ chức, cá
nhân
Số hợp đồng Địa chỉ
Số lượng
(cây)
I. Viện Di truyền Nông nghiệp
1 Công ty Rau quả
Nông sản Cao
Phong
Số:64/HĐ, ngày
15.03.2007
Thị trân Cao
Phong – Hoà Bình
7000
2 Ban quản lý khu
bảo tồn thiên nhiên
Pù Luông
Số: 26/HĐ-MGCAQ,
ngày 07.05.2007
Xã Lâm Xa, huyện
Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa

3.000
3 Hội làm vườn tỉnh
Cao bằng
Số:05/HĐ/MGCAQ,
ngày 17.07.2008
Nà Cáp – Sông
Hiếu – Cao Bằng
6.550
4 Ban quản lý dự án
can sạch bệnh
huyện An Sơn –
Nghệ An
Số: 08/HĐKT, ngày
15.08.2008
Huyện Anh Sơn –
Nghệ An
11.511


18
5 Trung tâm ứng
dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ
tỉnh Yên Bái
Số 07/HĐ-MGCAQ,
ngày 18.10.2008
Km 9, Yên Bình,
Yên Bái
430
6 Công ty Nông

nghiệp Xuân Thành
Số:06/HĐ/MGCAQ,
ngày 15.10.2008
Minh Hợp – Quỳ
Hợp – Nghệ An
1300
7 UBNN Huyện Văn
Giang
Số: 09/HĐ/MCG,
ngày 29.04.2009
Huyện Văn Giang
– Hưng Yên
1.980
8 Công ty Nông
nghiệp Xuân Thành
Số:09/HĐ/MGCAQ,
ngày 15.10.2009
Minh Hợp – Quỳ
Hợp – Nghệ An
5.200
9 Xóm 4 – Hạ
Sơn,Quỳ Hợp,
Nghệ An
Số:10/HĐMGCAQ,
ngày 15.12.2009
Xóm 4 – Hạ
Sơn,Quỳ Hợp,
Nghệ An
2.000
10 Xã Liên Hòa – Lạc

Thủy – Hòa Bình
Số: 11/HĐMGCAQ,
ngày 05.02.2010
Xã Liên Hòa – Lạc
Thủy – Hòa Bình
400
11 Xã Hồng Giang –
Lục Ngạn – Bắc
Giang
Số: 12/HĐMGCAQ,
ngày 05.02.2010
Xã Hồng Giang –
Lục Ngạn – Bắc
Giang
400
12 Khoa Nông Học –
Trường ĐH Nông
Lâm Thái NGuyên
Số: 13/HĐMGCAQ,
ngày 26.03.2010
Khoa Nông Học –
Trường ĐH Nông
Lâm Thái NGuyên
400
13 Công ty Rau quả
Nông sản Cao
Phong
Số:58/HĐ, ngày
22.03.2010
Thị trân Cao

Phong – Hoà Bình
3.000

Tổng cộng 43.171
II. Công ty Nông công nghiệp3-2
1 Tổng đội TNXP1- Số:25/HĐ, ngày Xã Long Sơn – 6.334


19
Nghệ An 15.08.2007 Anh Sơn – Nghệ
An
2 Đội cam 1 – Công
ty Nông công
nghiệp 3-2, Nghệ
An
Số:32/HĐ, ngày
15.08.2007
Xóm Minh Đình –
Minh Hợp – Quỳ
Hợp – Nghệ An
18.750
3 Tổng đội TNXP1-
Nghệ An
Số:08/HĐ, ngày
10.08.2008
Xã Long Sơn –
Anh Sơn – Nghệ
An
18.663
4 Đội cam 2 – Công

ty Nông công
nghiệp 3-2, Nghệ
An
Số:25/HĐ, ngày
12.08.2008
Xóm Minh Đình –
Minh Hợp – Quỳ
Hợp – Nghệ An
18.125
5 Đội cam 3 – Công
ty Nông công
nghiệp 3-2, Nghệ
An
Số:35/HĐ, ngày
10.08.2009
Xóm Minh Long –
Minh Hợp – Quỳ
Hợp – Nghệ An
18.125

Tổng cộng 79.997

- Giá sản phẩm
Giá sản phẩm
TT Tên sản phẩm
Đơn vị
tính
Giá hỗ
trợ
Giá thị

trường hiện
tại
Giá dự kiến
một vài năm
tới
1 Cây giống cam Valencia2
(V2) chín muộn.
đồng/cây 11.000
12.000-
15.000
10.000-
13.000
2 Qủa cam Valencia2 (V2)
đồng/kg 20.000- 15.000-


20
chín muộn. 40.000 30.000

2. Đánh giá về hiệu quả do dự án mang lại
a. Hiệu quả về khoa học công nghệ:
- Đã xây dựng được hệ thống nhân giống sạch bệnh 3 cấp đối với giống cam
Valencia2(V2) ở Văn Giang – Hưng Yên thuộc Viện DTNN và Công ty Nông công
nghiệp 3/2, Nghệ An.
- Đã cung cấp 123.168 cây giống. Chất lượng cây giống khoẻ, đồng nhất, đạt
tiêu chuẩn giống theo quy định của Bộ NN&PTNT.
- Đã xây dựng được 4 mô hình thâm canh Valencia2(V2), tổng diện tích 27ha.
Mô hình đạt tiêu chuẩn tiên tiến về công nghệ sản xuất thâm canh, năng suất cao 22.36
– 26.55 tấn/ha ở cây 5 tuổi.
- Đã hoàn thiện 2 quy trình công nghệ được nghiệm thu cấp cơ sở như sau:

+ Hoàn thiện quy trình nhân giống cam Valencia2 (V2) 3 cấp sạch bệnh
Greening và Tristeza.
+ Hoàn thiện quy trình trồng trọt giống cam Valencia2(V2) ở các vùng sinh thái
khác nhau trên diện tích 27 ha.
- Đã xác định được các vùng sinh thái phù hợp và mở rộng diện tích sản xuấ
t
cam Valencia2 (V2) lên đến 246 ha.
b. Hiệu quả về kinh tế xã hội
- Giống cam Valencia2(V2) sạch bệnh, có nhiều đặc tính ưu việt như năng suất
và chất lượng cao, có sức sống tốt, thích nghi rộng nhờ khả năng đề kháng cao đối với
khô hạn, chín muộn, là giống lý tưởng trong cơ cấu giống cam chín muộn, rất ít hạt,
chất lượng nước quả tuyệt hảo có thể là giống vừa
ăn tươi vừa chế biến. Nhờ vậy, sản
xuất Valencia2(V2) có thể cho phép:
- Kéo dài được đời sống của vườn cây trong một chu kỳ sản xuất, người nông
dân đỡ phải trồng lại.


21
- Quả có thể bảo quản lâu trên cây và sau thu hoạch, dễ dàng trong bảo quản và
vận chuyển, giảm được tổn thất sau thu hoạch và chi phí bảo quản.
- Giống sạch bệnh nên giảm được chi phí thuốc trừ sâu bệnh và chi phí phân
bón, giảm ô nhiễm môi trường.
- Năng suất và chất lượng quả cao hơn hẳn các giống cam Vinh, dẫn đến hiệu
quả kinh tế cao (giá bán 30.000 – 35.000 đ/kg vào thời gian thu hoạch từ 30/1 –
15/2/2010, so với các giống cam Xã
Đoài, Vân Du giá bán 5000 – 10.000 đ/kg). Dự
kiến cam Valencia2(V2) những năm sau vẫn có thể đạt năng suất 24 – 28 tấn/ha với
mức giá tối thiểu là 20.000 – 25.000 đồng/kg, thu nhập của nông dân từ cam
Valencia2(V2) trên mỗi ha đạt 480 triệu/ha – 700 triệu/ha cao hơn rất nhiều so với cam

Xã đoài và Vân du.
- Mở rộng sản xuất giống Valencia2(V2) chắc chắn sẽ làm giảm nhập khẩu quả
tươi và nước quả từ nước ngoài.
3. Tình hình thự
c hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của dự án:
STT Nội dung
Thời gian thực
hiện
Ghi chú
I
Báo cáo định kỳ (6 tháng đầu
năm và 6 tháng cuối năm)
6 /lần
Đã nộp đúng thời
hạn theo quy định
của hợp đồng
II Kiểm tra định kỳ
22.12.2007,
11.12.2008,
25.11.2009
Đã kiểm tra định
kỳ hàng năm
III Nghiệm thu cơ sở
25/3/2010 Đạt yêu cầu

Chủ nhiệm dự án Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)




22
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có
múi (Võ Văn Chi, 1997), (Phạm Hoàng Hộ, 1992), cùng với sự phân hoá của độ
cao địa hình tạo nên những tiểu vùng sinh thái đa dạng, có thể phát triển được
nhiều giống cây ăn quả có múi đặc sản. Diện tích trồng cây ăn quả có múi ở
nước ta tăng mạnh, lên t
ới 87.200 ha vào năm 2005, diện tích cho sản phẩm
64.600 ha vào năm 2007, năng suất cây ăn quả có múi đạt 102.6 tạ/ha, sản lượng
quả đạt 662.000 tấn năm 2007 (Bộ NN và PTNT, 2008). Cùng với nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, tiêu thụ quả có múi, nhất là cam ở nước ta tăng mạnh. Tuy
vậy, bình quân tiêu thụ quả có múi trên đầu người mỗi năm ở nước ta còn rất
thấp, chỉ đạt khoảng hơn 7,0 kg/người/ năm, quá th
ấp so với tiêu thụ bình quân
khoảng 17-18 kg/ người/ năm trên thế giới và trên 40 kg/người ở Tây Âu và Bắc
Mỹ (FAO, 2006). Để đạt mức tiêu thụ quả có múi trung bình trên thế giới trong
10 năm tới, nước ta phải sản xuất thêm khoảng 800.000 – 900.000 tấn quả mỗi
năm, hay phải mở rộng thêm khoảng 40.000 ha trồng mới cây ăn quả có múi,
trong đó chủ yếu là cam, với năng suất trung bình tối thiểu phải đạt trên 20 t
ấn/
ha. Muốn mở rộng diện tích ở quy mô trên, sản xuất cần khoảng 20 triệu cây
giống tốt, sạch bệnh (Bộ NN và PTNT 2007).
Hiện nay, tăng trưởng về diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi chưa
bền vững, sản xuất còn rất manh mún, tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể và
định hướng lâu dài. Sản xuất có chiều hướng bấp bênh do bệnh dịch và cơ cấu
giống ch
ưa ổn định. Diện tích trồng mới tăng nhanh, nhưng diện tích phá đi hàng
năm cũng không nhỏ. Với những tình hình như trên, vấn đề chọn tạo giống cây

ăn quả có múi tốt, sạch bệnh, chất lượng cao, thích hợp với các vùng sinh thái


23
khác nhau, chú trọng giống không hạt, ít hạt đang đặt ra cấp bách. Mặt khác, ở
miền Bắc nước ta, các giống cam phổ biến trong sản xuất là các giống chín trung
bình, thiếu giống cam chín sớm và chín muộn trong cơ cấu giống.
Giống cam Valencia-2 (V2) là giống cam ngọt mới, được công nhận chính
thức là giống tạm thời ở nước ta nhờ có những đặc tính ưu việt hơn so với các
giống đang tr
ồng ở nước ta như cây khoẻ, thích nghi rộng với vùng sinh thái,
chống chịu bệnh và khô hạn khá, năng suất cao, chín muộn, gần như không hạt,
thu hoạch vào dịp trước và sau tết âm lịch, chất lượng nước quả cao phù hợp cho
ăn tươi và chế biến. Vì vậy, giống này có lợi thế cần phát triển song vấn đề đặt ra
là vùng trồng sinh trưởng, phát triển của chúng ở các vùng sinh thái có đủ điều
kiệ
n phù hợp hay không.
Chính vì tính cấp thiết của các yêu cầu nghiên cứu trên đây, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cam
Valencia2 (V2) và mở rộng sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau”

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới và ở nước ta
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới
Trên thế giới cây ăn quả có múi được sản xuất ở khoảng 49 n
ước, chủ yếu
tập trung ở vùng cận nhiệt đới như địa phận ven Địa Trung Hải của Tây Ban Nha
chiếm 80% diện tích cây có múi của nước này. Các nước sản xuất cam chính
niên vụ 2009/2010 là Braxil tăng lên 17,750 triệu tấn so với niên vụ 2007/2008
là 16,850 triệu tấn, ở Mỹ niên vụ 2009/20010 đạt 7,444 triệu thấp hơn so với

niên vụ 2007/2008 đạt 9.141 triệu tấn, Trung Quốc niên vụ 2009/2010 đạt 6,350
triệu tấn cao hơn so vớ
i niên vụ 2007/2008 là 5,450, tiếp theo là Ai cập, Mexico,
Nam Phi, Thổ Nhĩ kỳ (FAO, 2009/2010). Dự kiến sản lượng cam trên thế giới


24
niên vụ 2010/2011 đạt 64 triệu tấn, quýt 15,4 triệu tấn, bưởi 5,5 triệu tấn và
chanh 10,6 triệu tấn (FAO, 2010)
Sản xuất các chủng loại quả có múi được phân bố ở các quốc gia như sau:
các nước sản xuất nhiều cam có Mỹ, Braxil, Mexico, Trung Quốc, Ai Cập, Nam
Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Argentina, Marốc Các nước sản xuất nhiều quýt:
Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Argentina, Marốc, Israel, Nam Phi,
Hàn Quốc và Philippines. Các nướ
c trồng nhiều chanh: Mexico, Argentina, Mỹ,
Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Marốc. Các nước trồng nhiều bưởi: Trung Quốc, Mỹ,
Mexico, Nam Phi, Israel, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ (FAO, 2010).
Các nước xuất khẩu quả có múi lớn nhất là Mỹ, Nam Phi, Trung Quốc,
Ma Rốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Argentina. Các nước nhập khẩu quả có múi lớn
là Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu khác. (FAO, 2010). Tiêu
thụ nước quả và quả có múi trên thế giới trong gia đoạn 2007-208 gia tăng, trong
đó tiêu th
ụ nước quả tăng 10%. Còn đối với tiêu thụ quả tươi trung bình hàng
năm ở một số nước như: Trung Quốc là ít hơn 1 kg/người/năm, trong khi đó ở
Nhật Bản lên đến 18 kg/người/năm, tại Mỹ và Đức đạt 45 kg/người/năm so với
trung bình trên thế giới khoảng 7 kg/người/năm (FAO, 2010).
1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở nước ta
Ở nước ta, trong số các loại cây ă
n quả, cây ăn quả có múi đứng thứ hai
sau chuối về tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế. Diện tích trồng cây ăn quả có

múi ở nước ta tăng nhanh. Năm 1990 cả nước có 19.062 ha cam quýt với sản
lượng 119.238 tấn (Vũ Công Hậu, 1996). Năm 2005, diện tích trồng đã tăng lên
108.700 ha với sản lượng 775.500 tấn (Tổng cục thống kê, 2005)
Tuy nhiên, tăng trưởng về diện tích và sản lượng cây ăn qu
ả có múi chưa
bền vững, sản xuất còn rất manh mún, tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể và
định hướng lâu dài. Sản xuất có chiều hướng bấp bênh do bệnh dịch và cơ cấu


25
giống chưa ổn định. Diện tích trồng mới tăng nhanh, nhưng diện tích phá đi hàng
năm cũng không nhỏ.
Phân bố vùng trồng cây ăn quả có múi ở nước ta chưa phản ánh ưu thế khí
hậu của miền Bắc đối với loại cây này. Diện tích cây có múi ở miền Nam nhiệt
đới lớn hơn so với miền Bắc (57.300 ha so với 29.800 ha) các giống chủ lực
thương mạ
i chủ lực ở miền Nam là cam Sành và bưởi. Đây là loài cây có múi ưa
nóng, có chất lượng cao trong điều kiện nhiệt đới.
Miền Bắc có 2 vùng trồng cây có múi lớn, vùng Đông Bắc đóng vai trò
chủ lực, giống quan trọng nhất là cam Sành; vùng Bắc Trung bộ, chủ yếu là
Nghệ An, là vùng trồng cam ngọt lớn và tập trung nhất trong nước. Tuy vậy,
nhiều vùng có ưu thế trồng cây ăn quả có múi ở nước ta vẫn chư
a được khai thác
do điều kiện kinh tế chưa cho phép nông dân phát triển loại quả này. Bảng 1 thể
hiện các vùng trồng cây ăn quả chính ở nước ta
Bảng 1: Diện tích cam, chanh, quýt phân theo vùng ở nước ta
(Đơn vị: ha)
Năm - Year
Vùng
2001 2002 2003 2004 2005

TT
Cả nước 73,800 72,800 78,649 81,690 87,200
Miền Bắc 29,200 28,500 28,290 27,749 29,800
1 ĐBSH 6,000 5,800 5,325 5,621 5,900
2 Đông Bắc 12,800 12,700 12,568 12,522 13,300
3 Tây Bắc 900 900 1,029 1,045 1,300
4 Bắc Trung Bộ 9,500 9,100 9,368 8,561 9,400
Miền Nam 44,600 44,300 50,359 53,941 57,300
5 DHNTB 1,200 1,400 795 815 1,000
6 Tây Nguyên 400 400 445 556 600
7 Đông Nam Bộ 4,300 4,700 6,102 6,600 7,300

×