Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG, HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN VÀ THÂM CANH GIỐNG CHÈ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT CHO VÙNG LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.66 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






PHẠM S





NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG,
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN VÀ
THÂM CANH GIỐNG CHÈ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO,
CHẤT LƯNG TỐT CHO VÙNG LÂM ĐỒNG







LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP







HÀ NỘI- 2007
PHẠM S
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI- 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



PHẠM S





NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG,
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN VÀ
THÂM CANH GIỐNG CHÈ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO,
CHẤT LƯNG TỐT CHO VÙNG LÂM ĐỒNG



Chuyên ngành
:

Trồng trọt

Mã số
: 4.01.08


LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN NGỌC KÍNH



Hà nội
- 2007


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Diện tích chè ở Lâm Đồng và vùng chè Tây Nguyên luôn được
mở rộng và đến nay đã đạt trên 26.441 ha chiếm 21,71% diện tích chè
cả nước (Nguyễn Văn Tạo, 2006). Song năng suất chè búp tươi ở Lâm
Đồng còn thấp, ước khoảng 70,01 tấn /ha. Năng suất chè Lâm Đồng
hiện tại thuộc loại thấp, nếu so sánh một số vùng trồng chè trong nước
và các nước trồng chè trên thế giới: Malaysia 10,30 tấn/ha; Inđônesia
9,00 tấn/ha; Ấn Độ, Srilanca; Nhật Bản 8,00 – 9,50 tấn/ha; Kênya
13,70 tấn/ha; Công ty chè Mộc Châu (Sơn La) 15tấn/ha; Công ty liên

doanh chè Phú Đa (Phú Thọ) 14,50 tấn/ha (Hiệp hội chè Việt Nam,
2004).
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích đất tự nhiên 976.478 ha, đòa hình
chia cắt phức tạp, đã chi phối mạnh tới việc hình thành các tiểu vùng
có điều kiện tự nhiên khác biệt. Vì thế việc đầu tư nghiên cứu phân
chia các tiểu vùng; xác đònh nhóm giống chè có năng suất, chất lượng
cao; nghiên cứu phương pháp nhân giống có hiệu quả; xây dựng hoàn
thiện quy trình thâm canh giống chè để đạt năng suất cao, chất lượng
tốt, có ý nghóa quan trọng trong giai đoạn hiện nay cho ngành chè Việt
Nam nói chung, ngành chè Lâm Đồng nói riêng.
Bởi những căn cứ nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:”Nghiên cứu xác đònh giống, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân
và thâm canh giống chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng
Lâm Đồng”.
2.. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghóa khoa học của đề tài
Xác đònh được các tiểu vùng sinh thái thích hợp để phát triển bền
vững vùng nguyên liệu chè của tỉnh Lâm Đồng; Xác đònh nhóm giống

2
chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái
vùng Lâm Đồng; Nghiên cứu tạo ra ưu thế cây chè ghép về chất lượng,
khả năng chòu hạn giai đoạn kiến thiết cơ bản; Nghiên cứu mô hình
thâm canh tổng hợp; Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu
khoa học có giá trò phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nhân
giống vô tính bằng phương pháp ghép chè.
2.2.Ý nghóa thực tiễn của đề tài
Làm cơ sở xây dựng, quy hoạch phát triển các vùng chè thích hợp
tại Lâm Đồng; Cải thiện khả năng chòu hạn, tính thích ứng các giống
chè chất lượng cao bằng phương pháp ghép để phát triển tốt ở những

vùng trồng chè khô hạn của Lâm Đồng; Ứng dụng quy trình thâm canh
hợp lý sẽ tạo sản phẩm chè an toàn, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm xuất khẩu chè Lâm Đồng.
3. Mục đích yêu cầu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tiểu vùng khí hậu, đất trồng chè thích hợp, xác đònh giống,
các biện pháp nhân giống và kỹ thuật thâm canh thích hợp để nâng cao
năng suất, phẩm chất, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất chè
vùng Lâm Đồng.
3.2. Yêu cầu đề tài
Phân loại các tiểu vùng sinh thái thích hợp cho vùng chè Lâm
Đồng. Xác đònh giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp
với sinh thái vùng Lâm Đồng. Xác đònh được kỹ thuật nhân giống chè
ghép tối ưu, hiệu quả nhất, được thực tế sản xuất chấp nhận; Xây dựng
được quy trình tạo cây chè con bằng phương pháp ghép; Hoàn thiện
quy trình thâm canh giống chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt
khuyến cáo áp dụng cho vùng Lâm Đồng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng

3
Các giống chè đòa phương: TB 14, LĐ 97, LĐP1, PH1. Các giống
chè nhập nội: Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Tứ Qúy, Ô long Thanh Tâm,
Hoa Nhật Kim, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Thiết Bảo Trà,
PT95, Yabukita. Cây chè con: Cây chè con ươm hạt giống Shan, giống
Trung Du.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu và Chuyển
giao Kỹ thuật cây công nghiệp & cây ăn quả Lâm đồng và các đòa

phương trồng chè trọng điểm ở Lâm Đồng, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di
Linh, Lâm Hà, Đà Lạt.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở phân vùng, xác đònh các tiểu vùng thích hợp trồng
chè ở Lâm Đồng nhằm khai thác tiềm năng khí hậu đất đai.
- Lần đầu tiên sau 40 năm, từ năm 1965 -2005 nghiên cứu hoàn
chỉnh một giống chè mới có năng suất cao chất lượng tốt cho vùng
Lâm Đồng, tham gia Hội thi đạt giải cao -Huy chương vàng.
- Giống chè mới chọn tạo không chỉ thích ứng với vùng sinh thái
Lâm Đồng mà còn thích ứng rộng rãi các vùng sinh thái ở Tây nguyên,
đặc biệt là một trong những giống chè chủ lực phát triển với quy mô
lớn ở tỉnh Nghệ An hiện nay và trong những năm tới.
- Đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật tạo cây chè ghép
có năng suất phẩm cấp cao, trồng phù hợp với điều kiện đất dốc, đất
không có khả năng tưới, kết quả nghiên cứu không chỉ ứng dụng ở Việt
Nam mà còn có thể ứng dụng ở các nước trồng chè trên thế giới.
- Đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình thâm canh chè
đạt năng suất, chất lượng cao cho vùng Lâm Đồng, lần đầu tiên công
bố nghiên cứu về kim loại nặng trên chè Lâm Đồng; Xác đònh kỹ thuật
đốn chè tỷ lệ cành chừa phù hợp, giúp cây chè sau đốn có bộ khung
tán mạnh tạo tiền đề cho năng suất cao.

4
6. Cấu trúc của luận án : Luận án gồm 148 trang, được bố cục
thành: Mở đầu: 4 trang ; Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa
học của đề tài: 37 trang; Chương 2: Vật liệu và nội dung nghiên cứu:12
trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 82 trang; Kết luận
và kiến nghò: 2 trang; Danh mục các công trình có liên quan đến luận
án được công bố trên các tạp chí chuyên ngành: 04 công trình (01
trang); Tham khảo 62 tài liệu tiếng Việt, 40 tài liệu tiếng Anh (10

trang). Trong luận án có 44 bảng số liệu và 19 hình vẽ.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nghiên cứu về yêu cầu sinh thái cây chè
Nắm vững các điều kiện sinh thái cũng như khả năng thích ứng
của cây với điều kiện tự nhiên để tác động các biện pháp kỹ thuật một
cách hữu hiệu trong quá trình canh tác chè ( Carr M. K. V. and
Stephen W., 1992).
1.1.1. Nhiệt độ
1.1.2. Độ ẩm và lượng mưa
1.1.3. Điều kiện ánh sáng
1.1.4. Không khí, gió
1.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống chè
1.2.1. Phương pháp chọn lọc giống
1.2.2. Phương pháp khảo nghiệm các giống chè nhập nội
1.2.3. Phương pháp lai hữu tính
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở các nước trồng chè
trên thế giới, đặc biệt là tại n Độ, Trung Quốc… Lai hữu tính thường
ứng dụng là lai cưỡng bức và lai tự do.
1.3. Nghiên cứu về nhân giống chè
Theo những số liệu của K.E.Bakhtatze (dẫn theo Nguyễn Ngọc
Kính, 1981), mầm chè qua Đông được bao kín bởi 2-4 lá vảy ốc, lá

5
dưới cùng là lá cá, sau lá cá là lá thật. Thông thường trong nách các lá
mầm tạo thành một mầm bên trong. Qua những nghiên cứu trên,
I.G.Keckatze đã chỉ rõ sự phát triển của mầm dinh dưỡng chè ngay từ
giai đoạn sớm nhất. Bộ rễ là tên gọi chung của toàn bộ rễ cây chè, rễ
có sự liên quan mật thiết đến sự sinh trưởng, phát dục và sản lượng của
cây che ø(Diệp Cẩm Phương, 1996).

1.4. Các phương pháp nhân giống chè
Cũng như mọi thực vật khác để duy trì nòi giống cây chè có thể
cho ra đời thế hệ sau từ các hình thức nhân giống hữu tính hoặc vô tính
(Đỗ Ngọc Quỹ, 1980).
1.4.1. Phương pháp nhân giống hữu tính
Cây con được tạo ra từ hạt, đây là phương pháp nhân giống cổ
điển hiện nay ít được áp dụng.
1.4.2. Phương pháp nhân giống vô tính
Đó là phương pháp nhân giống từ những phần riêng của cây mẹ:
cành, rễ, đỉnh sinh trưởng, đặt trong những điều kiện thuận lợi, chăm
sóc để trở thành một cây chè con, các phương pháp nhân giống vô tính
bao gồm: Giâm cành, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào.
1.5. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh chè
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, năng suất kinh tế là búp vàø
lá non. Nguyên sản của cây chè là vùng Đông Nam Á, nhưng hiện nay
cây chè lại phân bố rộng ở 27 vó độ Nam đến 43 vó độ Bắc, với những
độ cao 2.460 m so với mặt biển (Takeo T.,1981).
1.6. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo
giống, kỹ thuật nhân giống và canh tác chè.
1.6.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
1.6.1.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống chè.
1.6.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính chè
1.6.1.3. Tình hình nghiên cứu về canh tác chè

6
Năng suất chè cơ bản phụ thuộc vào khả năng tích lũy chất khô
của cây và vò trí tích lũy của chúng (Willson và Clifford, 1992). Theo
Burgess và Carr K.V (1992) năng suất cây chè phụ thuộc vào mật độ
búp, số lượng búp, khối lượng búp tươi và khô. Theo Eden (1976),
trong búp chè non có 4,5% N ; 1,5% P

2
O
5
; 1,2 – 2,5% K
2
O. Khi có
được 1 tấn sản phẩm chè khô cây chè đã lấy đi từ đất một lượng dinh
dưỡng là: 135 kg N, 27 kg P
2
O
5
và 75 kg K
2
O. Ngoài ra cũng tiêu hao
một lượng dinh dưỡng như thế để nuôi thân, lá chè già, cành chè đốn,
rễ, khu hệ sinh vật đất...
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.6.2.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống chè
Viện nghiên cứu chè Phú Hộ đến nay đã quy tập và bảo quản
quỹ gen 151 giống chè (Nguyễn Hữu La, Nguyễn Văn Tạo,
2005).Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chè Lâm Đồng đến nay đã
quy tập và bảo quản quỹ gen 61 giống chè, đã chọn lọc được 2 giống
TB14 và LĐ97, khuyến cáo giống chè theo từng nhóm sản phẩm:
nhóm giống chè cao sản để chế biến chè đen và chè xanh: TB14,
LĐ97; nhóm giống chè chất lượng cao để chế biến chè Ô Long: Ô
Long Thanh Tâm, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Tứ Quý.
1.6.2.2. Nghiên cứu về nhân giống vô tính chè
* Kết quả nghiên cứu về nhân giống chè cành
Thời kỳ 1947-1954: A. Guinard (người Pháp) đã nghiên cứu
nhân giống vô tính (ghép, chiết, giâm cành) song các nghiên cứu nhân

giống ghép (ghép mầm), chiết đều không thành công và không được
triển khai ứng dụng trong sản xuất
Từ năm 1959-1964 Trại đã làm nhiều thí nghiệm nhỏ và thực
nghiệm sản xuất và khảo sát đánh giá, hội thảo khoa học, đã xây dựng
quy trình kỹ thuật giâm cành chè được Bộ Nông trường Quốc doanh
thông qua, áp dụng cho sản xuất đại trà và từ đó đến nay luôn được

7
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cho cả 2 vùng chè phía Bắc và phía
Nam (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 1997).
* Kết quả nghiên cứu về ni cấy mô tế bào cây chè
- Nghiên cứu về nuôi cấy mô tế bào cây chè ở Việt Nam được
tiến hành tại Viện Di truyền Nông nghiệp, song kết quả nghiên cứu chỉ
dừng lại ở xác định môi trường và giai đoạn tạo callus, tái sinh chồi
callus.
* Kết quả nghiên cứu về bộ rễ cây chè và nhân giống chè ghép
Khi nghiên cứu đặc điểm phân bố rễ cây chè giống PH1, 1 tuổi
cho thấy: Cây chè 1 tuổi trồng bằng cành giâm có tổng khối lượng rễ
là 5,78 gram. Cây chè trồng bằng hạt có tổng khối lượng rễ đạt 12,61
gram. Khối lượng rễ hút của cây chè trồng cành giâm là 3,51gram.
Khối lượng rễ hút của cây chè trồng hạt đạt tới 5,04 gram (Nguyễn
Đình Vinh, 2002).
1.6.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác chè
Theo Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tạo (1999 ) chè 2 tuổi đốn
thân chính 25 cm và cành bên 40-45 cm, chè 3 tuổi đốn ở độ cao 45
cm, sau 4 năm trồng năng suất vườn chè cao hơn đối chứng (quy trình
đốn, 1980) 17,9 -23,2%.
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Vật liệu nghiên cứu.

2.1.1. Các giống chè trong nước gồm : Giống TB14 ; giống LĐ97 và
giống PH1
2.1.2. Các giống chè nhập nội:

- Giống chè Nhật bản: Yabukita
- Giống chè Đài Loan: Giống Kim Tuyên; giống Ngọc Thúy;
giống Tứ Quý; giống Ô Long Thanh Tâm.
- Giống chè Trung Quốc : Giống Hùng Đỉnh Bạch; giống Thiết

8
Bảo Trà; giống Hoa Nhật Kim; giống Phúc Vân Tiên; giống PT 95.
2.1.3. Phân bón COVAC
Phân COVAC do Công ty THHH hữu cơ COVAC sản xuất.
2.1.4. Phân bón lá AC
Phân bón lá AC do Công ty TNHH Trường Lộc sản xuất được
cấp giấy phép lưu hành sản phẩm năm 1999.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Các vùng và tiểu vùng khí hậu của Lâm Đồng .
2.2.2. Nghiên cứu xác đònh giống chè có năng suất cao chất lượng tốt
cho vùng Lâm Đồng.
2.2.3. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống chè có
năng suất cao, chất lượng tốt bằng phương pháp ghép.
2.2.4. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh giống chè đạt năng
suất cao, chất lượng tốt cho vùng Lâm Đồng.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1.Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng:
* Tiến hành 13 thí nghiệm đồng ruộng
* Các phương pháp quan trắc các chỉ tiêu trong thí nghiệm
đồng ruộng theo phương pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè
(Nguyễn Văn Tạo, 1999).

* Phương pháp nghiên cứu bộ rễ cây chè: Tiến hành theo
phương pháp nghiên cứu bộ rễ cây chè của Lê Đình Giang , Nguyễn
Ngọc Kính, Nguyễn Văn Tạo (1998).
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu:
Các kết quả nghiên cứu, thí nghiệm được xử lý thống kê bằng
chương trình Microsoft Excel theo Phạm Chí Thành, Nguyễn Đình
Hiền (1986); sử dụng phần mềm MSTATC.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
2.3.3.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu lý hoá tính đất .

×