Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật làm sạch trong xây dựng rừng giống keo tai tượng tại Hàm Yên - Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.74 KB, 33 trang )



i







































Mục lục






BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY






BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
CẤP BỘ NĂM 2010



TÊN ĐỀ TÀI:


NGHIÊN CỨU, THỬ NGHIỆM MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH TRONG XÂY DỰNG
RỪNG GIỐNG VÀ VƯỜN GIỐNG KEO TAI TƯỢNG
Ở VÙNG HÀM YÊN – TUYÊN QUANG



CƠ QUAN CHỦ QUẢN : BỘ CÔNG THƯƠNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY

CHỦ NGHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. HÀ THẾ HOÀNG





8688



Phú Thọ, năm 2010


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………… iv

TÓM TẮT………………………………………………………………………… 1
PHẦN I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊMN CỨU……………………… 3
1.1. Cơ sở pháp lý……………………………………………………… 3
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………4
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………… 4
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài………………………………………………4
1.3. Địa điểm đối tượng và nội dung nghiên cứu…………………………………5
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………5
1.3.2. Đối tượ
ng nghiên cứu……………………………………………… 5
1.3.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………5
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu.…………………………………………….5
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thé giới………………………………………… 5
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam………………………………………… 6
PHẦN II. THỰC NGHIỆM……………………………………………… 10
2.1. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 10
2.1.1. Rừng giống………………………………………………………………….10
2.1.1.1. Thí nghiệm bón phân…………………………………………………… 10
2.1.1.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ…………………………………………10
2.1.2. Vườn giống………………………………………………………………….11
2.1.2.1. Thí nghiệm bón phân…………………………………………………… 11
2.1.2.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ…………………………………………12
2.1.3. Thu thập và sử lý số liệu…………………………………………………….12
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………………………………………12
2.2.1. Thí nghiệm rừ
ng giống keo tai tượng……………………………………….12
2.2.1.1. Thí nghiệm bón phân…………………………………………………… 12
2.2.1.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ…………………………………………14
2.2.2. Thí nghiệm trong vườn giống……………………………………………….15
2.2.2.1. Thí nghiệm bón phân…………………………………………………… 15

2.2.2.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ…………………………………………16
2.2.3. Sinh trưởng của các loài cây phù trợ……………………………………… 18


iii

2.2.4. Sự thay đổi về đất trong các công thức thí nghiệm………………… 18
2.2.5. Tình hình sâu bệnh hại………………………………………………………19
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………… 20
3.1. Kết luận……………………………………………………………………… 20
3.2. Kiến nghị………………………………………………………………………21
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 22
Phụ lục 01. Sơ đồ trồng rừng giống……………………………………………… 24
Phụ lục 02. Sơ đồ trồng vườn giống……………………………………………….25
Phụ lục 03. Kết quả phân tích thống kê thí nghiệm bón phân rừng giống…………26
Phụ lục 04. Kết qu
ả phân tích thống kê thí nghiệm trồng xen cây phù trợ.……… 27
Phụ lục 05. Kết quả phân tích thống kê thí nghiệm bón phân vườn giống ……… 27
rừng giống.
Phụ lục 06. Kết quả phân tích thống kê thí nghiệm trồng xen cây phù trợ ……… 28
Vườn giống.



















iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


NLG Nguyên liệu giấy
NN & PTNN
CHXHCN
N
K
2
O
P
2
O
5

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Đạm
Ka li

Lân
NPK Phân vô cơ hỗn hợp đạm, lân, kali
D
1.3
Đường kính tại vị trí độ cao 1.3m
Dt Đường kính tán
Hvn Chiều cao vút ngọn
TLS Tỷ lệ sống
SPSS Statistical Products for social Services


1

TÓM TẮT

Năm 2009, đề tài: “Nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp kỹ
thuật lâm sinh trong xây dựng rừng giống và vườn giống keo tai tượng ở
vùng Hàm Yên – Tuyên Quang” được thực hiện, trong đó:
Đề tài thiết lập được 2 ha rừng giống cho loài keo tai tượng với
nguồn gốc cây giống được tạo từ hạt của 19 cây trội thu ở rừng giống keo
tai tượng Hàm Yên, Tuyên Quang. Trên 2 ha rừng giống này bố trí 2 ki
ểu
thí nghiệm:
- Thí nghiệm bón phân cho rừng giống.
- Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ, cải tạo đất trong rừng giống.
Và đề tài cũng thiết lập được 2 ha vườn giống ghép loài keo tai
tượng với mắt ghép thu từ 20 cây trội ở rừng giống keo tai tượng,
Hàm
Yên, Tuyên Quang. Trên 2 ha vườn giống này bố trí 2 kiểu thí nghiệm:
- Thí nghiệm các công thức bón phân cho vườn giống.

- Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ, cải tạo đất trong vườn giống.
Rừng giống có tỷ lệ sống cao đạt > 90%, cây trồng sinh trưởng tốt.
Vườn giống đạt tỷ lệ sống > 80%, cây trồng sinh trưởng tốt.
Năm 2010, đề tài tiếp tục thực hiện bón thúc phân cho cây trồng
chính, chăm sóc, bảo vệ
, theo dõi và đo đếm sinh trưởng của cây trồng
chính và cây trồng xen đối với các thí nghiệm trên 2 ha rừng giống và 2 ha
vườn giống keo tai tượng. Kết quả cho thấy:
- Rừng giống Keo tai tượng từ hạt:
Thí nghiệm bón phân, công thức R4 có sinh trưởng D
1.3
,

Hvn, Dt
lớn nhất.
Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ, sinh trưởng Hvn, Dt của cây keo
tai tượng ở công thức thí nghiệm R8 là lớn nhất.
- Vườn giống Keo tai tượng ghép:
Bón phân ở các liều lượng khác nhau chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến
sinh trưởng của các cây giống keo ghép.


2

Công thức V8 trồng xen cốt khí có sinh trưởng D
1.3,
Hvn và

Dt tốt
nhất.

- Cây phù trợ:
Cây cốt khí là cây có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết nắng
nóng, thời gian khô hạn kéo dài tốt nhất.
Cây lạc dại là cây có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết nắng
nóng, thời gian khô hạn kéo dài kém nhất.
Cây keo lá bạc gieo hạt thẳng, mặc dù khả năng chống chịu điều
kiện thời tiết nắng nóng, thời gian khô hạn kéo dài tốt hơn lạc dại
song vẫn kém hơn cốt khí. Keo lá bạc có tỷ lệ sống không cao và bị
ảnh hưởng tới sinh trưởng về chiều cao và tán lá.
































3

PHẦN I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở pháp lý

Đề tài “Nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh
trong xây dựng rừng giống và vườn giống Keo tai tượng ở vùng Hàm Yên –
Tuyên Quang” là một trong các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ được
Bộ Công Thương phê duyệt và giao cho Viện nghiên cứu cây NLG thực
hiện theo "Quyết định số 6228/QĐ-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2009 về
việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2010 cho
Vi
ện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy”.
Đề tài thực hiện trên khuân khổ "Hợp đồng đặt hàng sản xuất và
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ số: 18.10/RD/HĐ-KHCN" ký ngày 01 tháng 02 năm 2010 giữa Bộ
Công Thương và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.
Giao cho chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo
"Quyết định của Viện trưởng Việ

n nghiên cứu cây NLG về việc giao nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 07/VNC-QĐ-KHKH"
ký ngày 04 tháng 02 năm 2010.
Tuân thủ theo các văn bản về giống lâm nghiệp như: Pháp lệnh giống
cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN,
ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm
nghiệp của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT.
Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006, kèm theo Quyết định số
4108/ QĐ BNN – KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn.
Căn cứ vào thực trạng trồng, chăm sóc, bón phân cho rừng giống và
vườn giống keo tai tượng. Căn cứ vào nhu cầu giống, nhu cầu trồng rừng
keo tai tượng ở vùng Trung tâm Bắc bộ ngày một tăng để làm nguyên liệu
giấy và nguyên liệu chế biến gỗ khác.


4

1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, các khu rừng giống keo tai tượng hiện đang thu hái hạt
trên cả nước phần lớn được chuyển hoá từ rừng trồng. Chính vì vậy
chưa có nghiên cứu nào về trồng xen cây cải tạo bảo vệ đất, hoặc thử
nghiệm bón phân cho rừng giống và vườn giống keo tai tượng ngay từ
nhữ
ng năm đầu mới thiết lập, khi rừng giống, vườn giống chưa khép
tán.
Đối với loài cây trồng khác như cây cao su, cây ăn quả, v.v… trong

những năm đầu khi mới thiết lập rừng chưa khép tán thì những khu rừng
trồng cao su, vườn cây ăn quả thường được trồng xen các loài cây họ
đậu thân bò như đậu mèo ngồi (Mucuna pruriens), đậu ma, lạc dại
(Arachis pintoi), v.v… Các loài cây họ đậu này có tác dụng che phủ,
bảo vệ ch
ống xói mòn đất và còn có tác dụng hạn chế sự xâm lấn của cỏ
dại.
Như vậy, có thể khẳng định việc trồng xen cây cải tạo đất trong
giai đoạn rừng chưa khép tán có tác dựng che phủ bảo vệ chống xói
mòn đất, kiểm soát sự xâm lấn của cỏ dại và có tác dụng cải tạo đất do
hệ rễ cây trồng xen là những loài có khả năng cố định
đạm tự nhiên.
Ngoài ra cây cải tạo đất, hàng năm còn cung cấp trả lại một lượng chất
hữu cơ cho đất.
Với nguyên lý trên rừng giống và vườn giống keo tai tượng khi mới
trồng cần thiết xác định liều lượng phân bón và loài cây phù trợ trồng
xen thích hợp trong giai đoạn rừng chưa khép tán sẽ có tác dụng tốt đến
sinh trưởng và phát triển của cây keo, tạo điều kiện thuận lợ
i cho cây
keo ra hoa, đậu quả, cho sản lượng và chất lượng hạt tốt

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và ảnh hưởng của việc trồng xen
cây phù trợ đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng giống và vườn giống
keo tai tượng.


5

1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu

1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Rừng giống và vườn giống keo tai tượng.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Thử nghiệm bón phân cho rừng giống và vườn giống keo tai tượng.
- Đo đếm, thu thập số liệu về sinh trưởng đường kính, chiều cao vút
ngọn, đường kính tán, tỷ lệ sống của cây trồng chính. Tình hình sinh
trưởng và sản lượng chất xanh của các loài cây phù trợ.
- Phân tích, đánh giá sinh trưởng của keo tai tượng và cây phù trợ
trong các công thức thí nghiệm
.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một số loài Acacia mọc nhanh phân bố ở vùng hẻo lánh của phía bắc
Australia, Papua New Guinea và Indonesia. Việc thu hái hạt ở các quần thụ
rừng tự nhiên này rất khó khăn và tốn kém về mặt tài chính (Gunn and
Midgley 1991). Các lô rừng trồng bằng những cây giống có nguồn gen
phong phú của một hoặc vài xuất xứ tốt từ quần thụ rừng tự nhiên, để từ
đây làm cơ sở cho vi
ệc lựa chọn các cá thể đáp ứng mục đích sản xuất hạt
giống có chất lượng gen tốt và hạ giá thành sản phẩm hạt giống. Áp dụng
phương pháp tỉa thưa là con đường cải thiện nguồn gen thông qua giữ lại
các cá thể đáp ứng yêu cầu về kiểu hình và mục tiêu kinh tế (Zobel and
Talbret 1984) hạt giống thu được từ những lô rừng được thiết lập như trên
s
ẽ có chất lượng tốt.
Nhận thấy nhu cầu của thế giới về số lượng và chất lượng hạt giống ngày
một tăng cao đối với các loài Acacia và Eucalyptus thì CSIRO’s Australian

Tree Seed Centre đã thiết lập 30 ha rừng sản xuất giống từ năm 1988 ở phía


6

bắc Australia. Trong 30 ha rừng sản xuất giống này bao gồm các loài
Acacia và Eucalyptus trong đó có loài keo tai tượng (Acacia mangium).
Tại Parungpanjang (Bogor, west Java), Indonesia rừng giống Acacia
mangium được thiết lập năm 1987, đến năm 1997 bắt đầu thu hái hạt giống
và trồng khảo nghiệm thì cho kết quả sinh trưởng của cây trồng có nguồn
gốc từ rừng giống tốt hơn hẳn hạt giống có nguồn gốc thu hái từ rừng sản
xuất ở
địa phương (Subanjeriji và Riam Kiwa). Như vậy rừng trồng từ
nguồn hạt giống thu hái ở rừng giống, vườn giống có sinh trưởng tốt hơn
rừng trồng có nguồn gốc hạt giống thu hái sô bồ tại các lâm phần rừng
trồng sản xuất hay rừng tự nhiên.
Tạp chí Forest Ecology and Management, Volume 194, Issues 1-3, 14
June 2004, Page 215-222 các tác giả nghiên cứu (U.Ilstedt, A. Malmer,
A.Nordgren, P.Liau) cho thấy khi bón phân NPK cho Acacia mangium thì
sinh trưởng về chiều cao tăng 62% so với đối chứng.
Xây dự
ng rừng giống theo phương pháp sử dụng hạt từ những cây trội
trong các quần thụ tốt để trồng, sau đó áp dụng tỉa thưa giữ lại những cây
có thân hình đẹp, có hoa quả nhiều và thu hái hạt từ chúng để trồng rừng là
phương pháp được áp dụng cho việc xây dựng các khu rừng sản xuất hạt
giống. Ngoài việc lựa chọn nguồn gốc hạt để trồng rừng gi
ống thì kỹ thuật
lâm sinh về tỉa thưa là biện pháp không kém phần quan trọng nhằm loại bỏ
những cây xấu, chất lượng quả hạt kém, giữ lại những cây có phẩm chất di
truyền tốt. Ngoài tỉa thưa, việc bón phân, chăm sóc kiểm soát cỏ dại ngay

từ khi mới thiết lập rừng giống, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển
tốt là hoạt động không thể thi
ếu. Cần phải được đầu tư thích đáng cho rừng
giống trong thời gian rừng sản xuất hạt như việc bón phân, chăm sóc, duy
trì độ ẩm và phòng chống sâu bệnh hại để rừng ra hoa kết quả, sản lượng
hạt cao và duy trì sức sản xuất hạt của rừng giống.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay phần lớn các khu rừng giống cây lâm nghiệp
đượ
c chuyển hoá từ rừng trồng hoặc rừng tự nhiên. Tương tự như vậy các


7

khu rừng giống keo tai tượng hiện đang thu hái hạt trên cả nước phần lớn
được chuyển hoá từ rừng trồng. Chính vì vậy chưa có nghiên cứu nào về
trồng xen cây cải tạo bảo vệ đất, hoặc thử nghiệm bón phân cho rừng giống
và vườn giống keo tai tượng ngay từ những năm đầu mới thiết lập, khi rừng
giống, vườn giống chưa khép tán.

Đối với loài cây cao su, các công ty cao su Phú Ri
ềng, Đắk Lắk, Gia
Lai, Kon Tum, v.v… trong những năm đầu khi rừng cao su chưa khép tán,
rừng cao su đều được trồng xen các loài cây họ đậu thân bò như đậu mèo
ngồi (Mucuna pruriens), đậu ma, lạc dại (Arachis pintoi), v.v… Các loài
cây họ đậu này có tác dụng che phủ, bảo vệ chống xói mòn đất và còn có
tác dụng loại trừ cỏ dại. Theo Tiến sỹ Lê Quốc Doanh và các cộng tác viên
ở Viện khoa học nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho biết hàng năm
cây lạc dại có thể

cung cấp tổng năng suất chất xanh 148,7 tấn/ha, với
lượng chất xanh này đã trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương đương
559kg N, 140 kg P
2
O
5
, 200 kg K
2
O/ha/năm. Ngoài ra hệ rễ của cây lạc dại
có khả năng cố định đạm tự nhiên cung cấp 200 - 300kg đạm/ha/năm.

Như vậy có thể khẳng định việc trồng xen cây phù trợ trong giai
đoạn rừng chưa khép tán có tác dựng che phủ bảo vệ chống xói mòn đất,
kiểm soát sự xâm lấn của cỏ dại và có tác dụng cải tạo đất do hệ rễ cây
trồng xen là những loài có khả
năng cố định đạm tự nhiên. Ngoài ra cây
phù trợ hàng năm còn cung cấp trả lại một lượng chất hữu cơ cho đất. Với
nguyên lý trên rừng giống và vườn giống keo tai tượng khi mới trồng cần
thiết xác định loài cây phù trợ thích hợp trồng xen trong giai đoạn rừng
chưa khép tán sẽ có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây keo.
Theo dự án xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ mở rộ
ng nhà máy giấy
Bãi Bằng giai đoạn II thì vùng nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc Bộ được
mở rộng ra các tỉnh Sơn La và Hoà Bình có tổng diện tích đất trồng rừng
nguyên liệu giấy 164.440 ha. Công suất của nhà máy giấy Bãi Bằng giai
đoạn II là 318.000 tấn bột giấy/năm (nhà máy cũ công suất 68.000 tấn bột


8


giấy/năm; nhà máy mới 250.000 tấn bột giấy/năm). Để sản xuất 1 tấn bột
giấy tẩy trắng phải cần 4,7 tấn gỗ keo hoặc bạch đàn hoặc 5 tấn tre nứa,
như vậy sau khi nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn II đi vào hoạt động thì
hàng năm phải khai thác và trồng lại khoảng 20.000 - 21.000 ha rừng.
Ngoài ra, hàng năm các công ty lâm nghiệp địa phương, các dự án trồng
rừ
ng theo các chương trình của Chính phủ bởi các tỉnh và hộ gia đình trong
vùng cũng vượt con số 21.000 ha/năm. Nếu mật độ trồng rừng là 1333
cây/ha thì hàng năm cả vùng cần đến 58 - 60 triệu cây giống, tương đương
với 1,0 - 1,1 tấn hạt keo/năm. Do đặc điểm cây keo tai tượng có khả năng
sinh trưởng nhanh, chống chịu được gió bão, sản lượng gỗ cao, chất lượng
gỗ tốt cho cả chế biế
n bột giấy và sản xuất đồ gia dụng, xây dựng cơ bản và
gỗ chống lò. Mặt khác cây keo tai tượng còn có khả năng cải tạo đất do hệ
rễ có khả năng cố định đạm tự nhiên, tán lá keo tai tượng dày, thường xanh
và hàng năm trả lại một lượng lớn cành rơi lá rụng, như vậy đất dưới tán
rừng keo được bảo vệ chống xói mòn rất tốt. Chính vì những
đặc tính ưu
việt của loài Keo tai tượng như vậy mà các Công ty lâm nghiệp của Tổng
công ty giấy, các Công ty lâm nghiệp, các dự án 661, cũng như các hộ gia
đình của các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lao Cai
và Yên Bái đều sử dụng giống keo tai tượng được sản xuất từ hạt là loài
chính để trồng rừng.
Hiện tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc Bộ chỉ có 10,6 ha
rừng giống Quốc gia keo tai tượng ở Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang và 4,3
ha r
ừng keo tai tượng đang trong giai đoạn chuyển hoá từ rừng trồng thành
rừng giống ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Khu rừng giống 10,6 ha
cung cấp khoảng 200 kg hạt giống mỗi năm không đủ cung cấp cho nhu
cầu người trổng rừng trong vùng. Chính vì vậy năm 2006 Tổng công ty

giấy nhập 200 kg hạt giống từ Australia để trồng rừng năm 2007. Năm
2007 Tổng công ty lại tiếp tục nhập 400 kg cũng từ Australia
để trồng rừng
năm 2008. Giá mỗi kg hạt keo nhập nội từ 5,5 - 6,5 triệu đồng, trong khi đó
giá một kg hạt của rừng giống Quốc gia ở Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chỉ
từ 0,5 - 1,0 triệu đồng (giá rẻ hơn 11,13 lần so với hạt ngoại). Cho đến thời


9

điểm hiện nay (sau khi trồng 3 năm) tỷ lệ sống và sinh trưởng của rừng
trồng từ 2 nguồn gốc hạt nêu trên chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa
chúng.

Với tình hình thực tế như hiện nay việc trồng các diện tích rừng giống và
vườn giống, đặc biệt là kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân là hoạt động
thực sự cần thiết cho vùng nguyên liệu gi
ấy Trung tâm nhằm xây dựng
những khu rừng giống sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng hạt cao và chất
lượng hạt tốt để cung cấp cho nhu cầu trồng rừng của vùng nguyên liệu
giấy Trung tâm và nhu cầu trồng rừng của người trồng rừng khác trong
vùng.























10

PHẦN II. THỰC NGHIỆM

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Rừng giống
Diện tích rừng giống 2 ha. Trên 2 ha rừng giống, thiết lập 2 thí
nghiệm riêng rẽ.

2.1.1.1. Thí nghiệm bón phân
Diện tích 1 ha gồm 4 công thức thí nghiệm, cây keo tai tượng hạt đã
trồng từ năm 2009, trong đó:
- Công thức R1: Công thức đối chứng, bón phân và chăm sóc như quy
trình trồng rừng nguyên liệu giấy của Tổng công ty giấy.
- Công thức R2: Lần chăm sóc thứ nhất bón thúc 5 kg phân chuồng hoai,

bón thúc 100 gam N + 70 gam P + 50 gam K cho m
ột cây keo.
- Công thức R3: Lần chăm sóc thứ nhất bón thúc 5 kg phân chuồng hoai,
bón thúc 150 gam N + 100 gam lân + 70 gam K cho một cây keo.
- Công thức R4: Lần chăm sóc thứ nhất bón thúc 5 kg phân chuồng hoai,
bón thúc 200 gam N + 150 gam P + 100 gam K cho một cây keo.
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên theo khối, lặp lại 3 lần, diện tích mỗi ô
thí nghiệm là 830 m
2
.
Ba công thức thí nghiệm chăm sóc như quy trình trồng rừng nguyên
liệu giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam.
Theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây keo trong các công thức
thí nghiệm.

2.1.1.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ
Diện tích 1 ha rừng giống gồm 4 công thức thí nghiệm, cây keo tai
tượng hạt và các cây phù trợ đã được trồng từ năm 2009, trong đó có:


11

- Công thức R5: Công thức đối chứng, không trồng xen cây phù trợ vào
rừng giống keo tai tượng. Bón phân và chăm sóc cho cây keo tai tượng như
quy trình trồng rừng nguyên liệu giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam.
- Công thức R6: Trồng xen cây lạc dại (Arachis pintoi).
- Công thức R7: Trồng xen keo lá bạc (Acacia holosericea).
- Công thức R8: Trồng xen cốt khí (Tephrosia candida).
Theo dõi tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây trồng chính và các cây phù
trợ trong các công thức thí nghiệ

m.

2.1.2. Vườn giống
Trên diện tích 2 ha vườn giống, thiết lập 2 thí nghiệm riêng rẽ.

2.1.2.1. Thí nghiệm bón phân
Diện tích 1 ha gồm 4 công thức thí nghiệm, trong đó các cây giống
keo tai tượng ghép đã trồng từ năm 2009:
- Công thức V1: Công thức đối chứng, bón phân và chăm sóc như quy
trình trồng rừng nguyên liệu giấy của Tổng công ty giấy.
- Công thức V2: Lần chăm sóc thứ nhất bón thúc 5 kg phân chuồng hoai,
bón thúc 100 gam N + 70 gam P + 50 gam K cho một cây keo.
-
Công thức V3: Lần chăm sóc thứ nhất bón thúc 5 kg phân chuồng hoai,
bón thúc 150 gam N + 100 gam lân + 70 gam K cho một cây keo.
- Công thức V4: Lần chăm sóc thứ nhất bón thúc 5 kg phân chuồng hoai,
bón thúc 200 gam N + 150 gam P + 100 gam K cho một cây keo.
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên theo khối, lặp lại 3 lần, diện tích mỗi ô
thí nghiệm là 830 m
2
.
Ba công thức thí nghiệm chăm sóc như quy trình trồng rừng nguyên
liệu giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam.
Theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây keo trong các công thức
thí nghiệm.


12



2.1.2.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ
Diện tích 1 ha vườn giống gồm 4 công thức thí nghiệm, trong đó các
cây giống keo tai tượng ghép và cây trồng phù trợ đã trồng từ năm 2009:
- Công thức V5: Công thức đối chứng, bón phân và chăm sóc như quy
trình trồng rừng nguyên liệu giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam như
công thức R1.
- Công thức V6: Trồng xen cây lạc dại (Arachis pintoi).
- Công thức V7: Trồng xen keo lá bạc
(Acacia holosericea).
- Công thức V8: Trồng xen cốt khí (Tephrosia candida).
Theo dõi tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây trồng chính và các cây phù
trợ trong các công thức thí nghiệm.

2.1.3. Thu thập và xử lý số liệu
Tiến hành thu thập số liệu về tỷ lệ sống, đường kính tại vị trí độ cao
1.3m hay còn gọi là đường kính ngang ngực (D
1.3
), chiều cao vút ngọn
(Hvn), đường kính tán (Dt) và tình hình sâu bệnh hại đối với cây keo tai
tượng trong các công thức thí nghiệm. Thu thập các chỉ tiêu tỷ lệ sống,
chiều cao, bề rộng tán lá của các loài cây phù trợ.
Ứng dụng phần mềm SPSS 16.0 và chương trình Excel trên máy vi
tính, là phương pháp xử lý số liệu thống kê đang được ứng dụng rộng rãi
trong nghiên cứu lâm nghiệp để xử lí và phân tích số liệu.

2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.2.1. Thí nghiệm ở rừng giống keo tai tượng

2.2.1.1. Thí nghiệm bón phân rừng giống

Sau khi trồng 14 tháng, tiến hành thu thập số liệu về tỷ lệ sống, D
1.3
,
Hvn, Dt của các cây keo trong thí nghiệm. Số liệu được tính toán và tập
hợp trong bảng sau:


13

Bảng 01. Tỷ lệ sống, D
1.3
, Hvn và Dt rừng trồng keo tai tượng tham gia thí
nghiệm bón phân.
Công
thức
Chỉ
tiêu
Tỷ lệ
sống
(%)
Giá trị
trung
bình
Sai
tiêu
chuẩn
Sai
tiêu
chuẩn
mẫu


Hệ số
biến
động
(S%)
Trị số
thấp
nhất
Trị số
cao
nhất
R1 98.6 4.4 1.081 0.091 24.10 1.5 7
R2 93.1 4.6 0.969 0.084 21.04 2 7
R3 90.3 4.5 0.943 0.083 21.22 2.2 7.2
R4 93.1 4.7 0.967 0.084 20.39 2.5 7
BQ
D1.3
(cm)
93.8 4.6 0.990 0.085 21.69 2.05 7.05
R1 98.6 3.9 0.623 0.052 15.65 1.3 5.2
R2 93.1 4.0 0.630 0.054 15.69 2.5 6.5
R3 90.3 4.0 0.496 0.043 12.86 2.5 4.9
R4 93.1 4.1 0.641 0.055 15.78 1.5 6
BQ
Hvn
(m)
93.8 4.0 0.597 0.051 15.0 2.0 5.7
R1 98.6 2.4 0.553 0.046 23.38 1 3.5
R2 93.1 2.5 0.589 0.051 21.95 1 3.5
R3 90.3 2.7 0.515 0.045 20.95 1 3.5

R4 93.1 2.7 0.538 0.046 19.77 1.5 3.5
BQ
Dt (m)
93.8 2.6 0.549 0.047 21.5 1.1 3.5

Kết quả ở bảng 01 cho thấy:
- Tỷ lệ sống cây của keo tai tượng trồng trong các công thức thí nghiệm dao
động trong khoảng từ 90.3% đến 98.6%. Công thức R1 có tỷ lệ sống lớn
nhất bằng 98.6%, công thức R3 có tỷ lệ sống nhỏ nhất bằng 93.1%.
- Về sinh trưởng đường kính D
1.3
: Công thức thí nghiệm R4 cây keo có sinh
trưởng đường kính ngang ngực lớn nhất D
1.3
= 4.7cm. và công thức R1 có
sinh trưởng đường kính ngang ngực thấp nhất D
1.3
= 4.4cm.
- Về sinh trưởng chiều cao Hvn: Công thức thí nghiệm R4 có chiều cao bình
quân cao nhất Hvn = 4.1m và thấp nhất là công thức R1 có Hvn = 3.9m.
- Về chỉ tiêu đường kính tán Dt: công thức thí nghiệm R4 có đường kính tán
lớn nhất Dt = 2.7m và đường kính tán nhỏ nhất là công thức R1 có Dt =
2.4m.
Kết quả phân tích thống kê (phụ lục 03) cho thấy liều lượng bón
phân có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rừng giống keo tai tượng.
Công thức thí nghiệm R4 có sinh trưởng lớn nhất c
ả về D
1.3
, Hvn và Dt.



14

2.2.1.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ trong rừng giống keo tai tượng

Sau khi trồng 14 tháng, thu thập số liệu về tỷ lệ sống, đường kính
ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán của các cây trồng tham
gia thí nghiệm. Số liệu tập hợp trong bảng sau:

Bảng 02. Tỷ lệ sống, D
1.3
, Hvn và Dt rừng trồng keo tai tượng tham gia thí
nghiệm trồng xen cây phù trợ.
Công
thức
Chỉ tiêu
Tỷ
lệ
sống
(%)
Giá
trị
trung
bình
Sai
tiêu
chuẩn

Sai
tiêu

chuẩn
mẫu
Hệ số
biến
động
(S%)
Trị số
thấp
nhất
Trị số
cao
nhất
R5 91.7 4.3 0.820 0.071 19.18 2.6 6.7
R6 86.8 4.2 0.763 0.068 18.03 1.9 6.4
R7 93.1 4.2 0.791 0.068 19.06 2.5 6.6
R8 95.8 4.2 0.785 0.067 18.49 2.2 7.8
BQ
D1.3
(cm)
91.8 4.2 0.790 0.069 18.69 2.3 6.9
R5 91.7 4.0 0.581 0.051 13.78 3.0 6.0
R6 86.8 4.0 0.535 0.048 13.30 2.5 5.5
R7 93.1 4.0 0.489 0.042 12.22 3.0 5.5
R8 95.8 4.2 0.556 0.047 13.98 3.0 6.0
BQ
Hvn (m)
91.8 4.1 0.541 0.047 13.32 2.9 5.8
R5 91.7 2.6 0.506 0.044 18.87 1.3 3.7
R6 86.8 2.6 0.541 0.048 20.64 1.0 3.8
R7 93.1 2.6 0.455 0.039 16.51 1.5 3.7

R8 95.8 2.8 0.537 0.046 20.41 1.0 3.7
BQ
Dt (m)
91.8 2.7 0.510 0.044 19.11 1.2 3.7

Kết quả trong bảng 02 cho thấy:

- Về tỷ lệ sống cây keo tai tượng trên các công thức thí nghiệm dao động
không lớn và trong khoảng từ 86.8% đến 95.8%. Công thức R8 có tỷ lệ
sống lớn nhất bằng 95.8%, công thức R6 có tỷ lệ sống nhỏ nhất bằng
86.8%.
- Về sinh trưởng đường kính D
1.3
: Sau 14 tháng tuổi đường kính D
1.3
của
rừng giống không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm.


15

- Về sinh trưởng chiều cao vút ngọn: Công thức R8 có sinh trưởng chiều
cao vút ngọn cao nhất là 4.2m, ở các công thức thí nghiệm khác đều có
chiều cao vút ngọn bằng nhau Hvn = 4.0m.

- Về chỉ tiêu đường kính tán: Công thức R8 có sinh trưởng đường kính tán
lớn nhất Dt = 2.8m, các công thức R5, R6 và R7 có sinh trưởng đường
kính tán bằng nhau Dt = 2.6m.

Kết quả phân tích (phụ lục 04) cho thấy thí nghiệm trồng xen cây

phù trợ có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao Hvn và đườ
ng kính
Dt của cây keo tai tượng, cụ thể ở công thức R8 chiều cao Hvn và đường
kính Dt có sinh trưởng lớn nhất.

2.2.2. Thí nghiệm trong vườn giống

2.2.2.1. Thí nghiệm bón phân vườn giống

Sau khi trồng 13 tháng thu thập số liệu về tỷ lệ sống, đường kính
ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán của các cây keo tham
gia thí nghiệm. Số liệu tập hợp trên bảng 03 cho thấy:

- Tỷ lệ sống vườn giống keo tai tượng ghép dao động trong khoảng
76.0% đến 93.3%. Trong đó, công thức thí nghiệm V2 có tỷ lệ sống thấp
nhất là 76.0%, công thức V4 đạt tỷ lệ sống 88.9%, V3 đạt 89.5% và công
thức V1 có tỷ l
ệ sống cao nhất là 93.3%.

- Đường kính D
1.3
: Công thức V4 và V3 có sinh trưởng đường kính
ngang ngực lớn nhất D
1.3
= 2.6cm và công thức V1 có sinh trưởng đường
kính ngang ngực thấp nhất D
1.3
= 2.4cm.

- Chiều cao vút ngọn, sinh trưởng cao nhất ở công thức V4 có Hvn =

2.5m, các công thức còn lại có Hvn = 2.3m.


16

Bảng 03. Tỷ lệ sống, D
1.3
, Hvn, và Dt vườn giống keo tai tượng ghép tham
gia thí nghiệm bón phân.
Công
thức

Chỉ tiêu


Tỷ lệ
sống
(%)
Giá
trị
trung
bình
Sai tiêu
chuẩn
Hệ số
biến
động
(S%)
Trị số
thấp

nhất
Trị số
cao nhất

V1 93.3 2.4 0.95 36.5 1.2 5.0
V2 76.0 2.5 1.08 43.8 1.0 5.5
V3 89.5 2.6 0.87 33.9 1.5 4.5
V4 88.9 2.6 0.92 39.1 1.0 5.1
BQ
D
1.3
(cm)
86.9 2.5 1.0 38.3 1.2 5.0
V1 93.3 2.3 0.48 20.7 1.5 3.5
V2 76.0 2.3 0.45 18.0 1.5 3.5
V3 89.5 2.3 0.37 15.9 1.4 3.0
V4 88.9 2.5 0.46 20.3 1.5 3.3
BQ
Hvn (m)
86.9 2.3 0.4 18.7 1.5 3.3
V1 93.3 1.4 0.44 32.3 0.6 2.2
V2 76.0 1.4 0.66 41.3 0.4 2.6
V3 89.5 1.5 0.33 22.4 0.9 2.3
V4 88.9 1.6 0.46 32.1 0.6 2.1
BQ
Dt (m)
86.9 1.5 0.5 32.0 0.6 2.3

- Đường kính tán: Công thức V4 có sinh trưởng lớn nhất Dt = 1.6m
và công thức V1 và V2 có sinh trưởng đường kính tán nhỏ nhất Dt = 1.4m.


Kết quả phân tích ở phụ lục 05 cho thấy bón phân ở các liều lượng
khác nhau chưa gây ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của các cây giống
keo ghép mặc dù công thức V4 có sinh trưởng D
1.3
, Hvn, Dt cao hơn các
công thức thí nghiệm khác.
2.2.2.2. Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ trong vườn giống

Sau khi trồng 13 tháng, thu thập số liệu về tỷ lệ sống, đường kính
ngang ngực, chiều cao vút ngọn, đường kính tán và chiều cao dưới cành
của cây keo ghép trong vườn giống. Số liệu tập hợp trong bảng 04.


17

Bảng 04. Tỷ lệ sống, D
1.3
, Hvn, và Dt của cây giồng keo tai tượng ghép
tham gia thí nghiệm trồng xen cây phù trợ.
Công
thức
Chỉ tiêu

Tỷ lệ
sống
(%)
Giá trị
trung
bình

Sai tiêu
chuẩn
Hệ số
biến động
(S%)
Trị số
thấp nhất
Trị số
cao
nhất
V5 87.5
2.7
0.94 34.8 1.0 4.5
V6 87.5
2.6
0.94 36.5 1.0 5.0
V7 88.6
2.8
0.92 32.9 1.0 5.5
V8 83.7
3.3
1.11 33.6 0.2 5.3
BQ
D
1.3
(cm)
86.8 2.8 1.0 34.5 0.8 5.1
V5 87.5 2.6 0.51 19.4 1.6 3.5
V6 87.5 2.6 0.47 18.0 1.5 4.0
V7 88.6 2.8 0.52 18.6 1.6 3.8

V8 83.7 2.9 0.42 14.2 2.0 4.0
BQ
Hvn (m)
86.8 2.7 0.5 17.5 1.7 3.8
V5 87.5 1.6 0.55 34.2 0.5 3.0
V6 87.5 1.6 0.55 34.3 0.6 3.0
V7 88.6 1.9 0.52 27.2 0.8 3.0
V8 83.7 2.0 0.56 27.6 0.7 3.2
BQ
Dt (m)
86.8 1.8 0.5 30.8 0.7 3.1

Kết quả bảng 04 cho thấy:
- Tỷ lệ sống vườn giống keo tai tượng ghép dao động trong khoảng
83.7% đến 88.6%.
- Đường kính ngang ngực: Công thức V8 có sinh trưởng đường kính
ngang ngực cao nhất D
1.3
= 3.3cm công thức V6 có sinh trưởng đường
kính ngang ngực nhỏ nhất D
1.3
= 2.6cm.
- Chiều cao vút ngọn: Công thức V8 có sinh trưởng chiều cao vút
ngọn cao nhất Hvn = 2.9m và thấp nhất là công thức V5 và V6 có Hvn =
2.6m.
- Đường kính tán: Công thức V8 có sinh trưởng đường kính tán lớn
nhất Dt = 2.0m và nhỏ nhất là công thức V6 và V5 có Dt = 1.6m.
Kết quả phụ lục 06 cho thấy trồng xen cây phù trợ có ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây giống keo tai tượng ghép. Công thức V8 trồng xen cây



18

cốt khí, tất cả các chỉ tiêu quan sát D
1.3
, Hvn, Dt của

cây keo giống tai
tượng ghép có sinh trưởng tốt nhất. Ngược lại công thức đối chứng V5 có
sinh trưởng D
1.3
, Hvn, Dt kém nhất.

2.2.3. Sinh trưởng của các loài cây phù trợ
Do đợt hạn hán kéo dài từ thàng 5 đến tháng 9 năm 2010, tại khu vực
trồng thí nghiệm không có mưa, các cây phù trợ được trồng trên đồi dốc, xa
nguồn nước không có điều kiện tưới chống hạn. Mặc dù đề tài tiến hành
trồng dặm thêm 2 lần sau thời gian nắng hạn nhưng tỷ lệ sống cây lạc dại
chỉ còn lại 35% và sinh trưởng kém. Như vậ
y, trên đất dốc, khô, không đủ
ẩm, đặc biệt không có điều kiện tưới khi thời tiết bất lợi, nắng hạn kéo dài
lạc dại sẽ có tỷ lệ sống thấp và sinh trưởng kém.
Đối với cây keo lá bạc, do gieo hạt thẳng nên khi gặp thời tiết nắng
hạn kéo dài dẫn đến tỷ lệ sống còn lại 65%. với chiều cao bình quân 1,3m,
đường kình tán bình quân 0.7m.
Cùng với điều kiện thời ti
ết như vậy, cây cốt khí, có khả năng chống
chịu nắng hạn tốt hơn, nên tỷ lệ sống là 90%, chiều cao trung bình của
băng cốt khí 1.4m, bề rộng tán bình quân 75cm.


2.2.4. Sự thay đổi về đất trong các công thức thí nghiệm

Mẫu đất của các công thức thí nghiệm được phân tích bởi Phòng
phân tích đất, Trung tâm thí nghiệm thực hành, Khoa Lâm nghiệp, Trường
đại học Lâm nghiệp thực hiện (kết quả tập hợp trên bảng 05).

Kết quả
ở bảng 05 cho thấy sự biến động về các chỉ tiêu pH
KCL
,
%OM, các chất dễ tiêu (đạm, lân, kaly) không rõ rệt. Như vậy, các công
thức thí nghiệm chưa gây ảnh hưởng tới sự thay đổi về một số chỉ tiêu
trong đất sau 1 năm thí nghiệm.


19

Bảng 05. Kết quả phân tích đất

pH
KCL
%OM Chất dễ tiêu (mg/100g)
N P
2
O
5
K
2
O
Số

TT


Hiệu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2009
Năm
2010
1 R1
3.51
3.52 2.39
2.40 8.10
8.12
4.7 4.7

5.7 5.9
2 R2
3.47
3.46 1.84
1.85 9.80
9.80
3.3 3.4
4.6 4,7
3 R3
3.48
3.50 2.46
2.46 11.77
11.76
3.5 3.5
4.5 4.5
4 R4
3.55
3.53 2.08
2.09 8.45
8.40
2.7 2.6
4.4 4.3
5 R5
3.53
3.53 2.09
2.09 7.25
7.28
3.1 3.2
5.0 5.1
6 R6

3.52
3.51 2.03
2.03 7.03
7.02
3.7 3.8
5.1 5.0
7 R7
5.53
3.52 2.16
2.15 10.09
10.08
3.5 3.4
4.6 4.6
8 R8
3.48
3.49 2.03
2.03 8.70
8.68
3.5 4.4
5.9 5.8
9 VG.V1
3.67
3.67 2.58
2.58 11.74
11.76
3.0 3.1
8.5 8.4
10 VG.V2
3.64
3.63 2.57

2.58 9.78
9.80
3.7 3.8
8.9 8.9
11 VG.V3
3.61
3.61 2.03
2.03 6.71
6.72
3.5 3.5
10.2 10.4
12 VG.V4
3.62
3.61 2.57
2.58 8.96
8.96
4.0 4.0
12.4 12.4
13 VG.V5
3.53
3.54 3.18
3.20 11.45
11.48
3.1 3.2
10.7 10.9
14 VG.V6
3.52
3.51 2.58
2.58 12.58
12.60

3.8 3.9
10.8 10.8
15 VG.V7
3.57
3.57 2.51
2.52 11.45
11.48
4.5 4.5
8.4 8.3
16 VG.V8
3.57
3.56 2.52
2.52 10.91
10.92
2.9 2.9
9.2 9.1

2.2.5. Tình hình sâu bệnh hại
Thời điểm hiện tại, tất cả cây trồng chính và cây trồng phù trợ đều chưa
có biểu hiện gì về sâu bệnh hại.








20



PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Sau trồng 14 tháng, đề tài có những nhận xét như sau:
3.1.2. Trồng rừng giống Keo tai tượng từ hạt
- Thí nghiệm bón phân, công thức R4 có sinh trưởng D
1.3
,

Hvn, Dt lớn
nhất.
- Thí nghiệm trồng xen cây phù trợ, sinh trưởng Hvn, Dt của cây keo tai
tượng ở công thức thí nghiệm R8 là lớn nhất.
3.1.2. Trồng vườn giống Keo tai tượng ghép
- Bón phân ở các liều lượng khác nhau chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
trưởng của các cây giống keo ghép.
- Công thức V8 trồng xen cốt khí có sinh trưởng D
1.3,
Hvn và

Dt tốt nhất.
3.1.3. Cây phù trợ
- Cây cốt khí là cây có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết nắng nóng,
thời gian khô hạn kéo dài tốt nhất.
- Cây lạc dại là cây có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết nắng nóng,
thời gian khô hạn kéo dài kém nhất.
- Cây keo lá bạc gieo hạt thẳng, mặc dù khả năng chống chịu điều kiện
thời tiế
t nắng nóng, thời gian khô hạn kéo dài tốt hơn lạc dại song vẫn kém

hơn cốt khí. Keo lá bạc có tỷ lệ sống không cao và bị ảnh hưởng tới sinh
trưởng về chiều cao và tán lá.

3.1.4. Sự thay đổi về đất
- Sau 1 năm, chưa có sự biến động không rõ rệt về các chỉ tiêu pH
KCL
,
%OM, các chất dễ tiêu (đạm, lân, kaly) trong đất ở các công thức thí
nghiệm.



21

3.2. Kiến nghị
Năm 2011, đề tài kiến nghị tiếp tục:
- Chăm sóc, tỉa thưa, cắt tạo tán với cây trồng chính, cây phù trợ và bảo vệ
hiện trường thí nghiệm.
- Thực hiện thí nghiệm bón phân đối với các công thức bón phân cho rừng
giống và vườn giống.
- Theo dõi sinh trưởng của cây trồng chính trong các công thức thí nghiệm
bón phân
- Theo dõi sinh trưởng của cây trồng chính và cây phù trợ trong các công
thức thí nghiệm trồng xen cây cốt khí và keo lá b
ạc.

×