BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KINH
TẾ XÃ HỘI TRỒNG RỪNG GỖ LỚN MỌC NHANH TRÊN ĐẤT
TRỐNG CÒN TÍNH CHẤT ĐẤT RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG NGHÈO
KIỆT
MÃ SỐ: ĐTĐL.2007T/37
Chủ nhiệm đề tài: Cơ quan chủ trì đề tài:
PGS. TS. Trần Văn Con Nguyễn Hoàng Nghĩa
8917
Hà Nội - 2011
i
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆT NAM
__________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HàNội., ngày tháng năm 200
BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế-xã hội trồng
rừng gỗ lớn mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt
Mã số đề tài: ĐTĐL.2007T/37
Thuộc:
- Độc lập (tên lĩnh vực KHCN): Nông lâm nghiệp
2. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên: Trần Văn Con
Ngày, tháng, năm sinh: 7/5/1954 Nam/ Nữ
: nam
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, tiến sỹ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính Chức vụ: Trưởng phòng
Điện thoại: Tổ chức: 04-38362229 Nhà riêng: 04-62929503
Mobile: 09-82691386
Fax: 04-38389722 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Địa chỉ tổ chức: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: 42/29 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
3. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì
đề tài: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Điện thoại: 04-38389031 Fax: 04-338389722
E-mail:
Website: fsiv
Địa chỉ: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa
Số tài khoản: 301.01.014
Ngân hàng: Kho bạc nhà nước, Từ Liêm, hà Nội
ii
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Khoa học và Công nghệ
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ 14 tháng 02/ năm 2008 đến tháng 4 / năm 2011
- Thực tế thực hiện: từ tháng 02 /năm 2008 đến tháng 4/năm 2011
- Được gia hạn (nếu có):
- Lần 1 từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm….
- Lần 2 ….
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 3.800 tr.
đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2.500 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 1.300 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nếu có):
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 2008 1.100 2008 1.039,852 Tiết kiệm:
60,148 tr.đồng
2 2009 1.049 2009 1.000
3 2010 315 2010 315
3 2011 36 2011
Cộng 2.500
c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn
khác
1 Trả công lao
động (khoa học,
phổ thông)
1.263,2 1.063,2 200
2 Nguyên, vật liệu,
năng lượng
1.887,78 787,78 1.100
3 Thiết bị, máy
móc
4 Xây dựng, sửa
iii
chữa nhỏ
5 Chi khác 649,02 649,02 0
Tổng cộng
3.800 2.500 1.300
- Lý do thay đổi (nếu có):
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét
chọn, phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện
nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điề
u chỉnh nếu có))
Số
TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1
2
…
4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia chủ
yếu
Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Ghi
chú*
1 Ban quản lý
rừng phòng hộ
Sông Đà
Ban quản lý
rừng phòng hộ
Sông Đà
Tham gia xây
dựng và bảo
vệ mô hình đề
tài
10 ha trồng
mới
15 ha kế
thừa
2 Trung tâm
Nghiên cứu
thực nghiệm
lâm sinh Cầu
Hai
Trung tâm
Nghiên cứu thực
nghiệm lâm sinh
Cầu Hai
Phối hợp điều
tra phân loại
lập địa và
đánh giá mô
hình trồng
rừng gỗ lớn ở
vùng Đông
bắc
Số liệu điều
tả
3 Trung tâm
nghiên cứu
thực nghiệm
Lâm sinh Lâm
Đồng
Trung tâm
nghiên cứu thực
nghiệm Lâm
sinh Lâm Đồng
Xây dựng và
bảo vệ theo
dõi mô hình
tỉa thưa
chuyển hóa
Keo lai ở Đak
Plao
5 ha mô
hình tỉa
thưa,
chuyển hóa
iv
4 Ban quản lý
rừng phòng hộ
Sông Móng-
Ka Pét
Ban quản lý
rừng phòng hộ
Sông Móng-Ka
Pét
Phối hợp xây
dựng, bảo vệ
và theo dõi
mô hình thí
nghiệm
10 ha trồng
mới và 15
ha kế thừa
5 Trung tâm
Lâm nghiệp
nhiệt đới
Trung tâm Lâm
nghiệp nhiệt đới
Phối hợp xây
dựng mô hình
thí nghiệm ở
Kon Hà Nừng
15 ha kế
thừa
6 Lâm Trường
Văn Yên
Lâm Trường
Văn Yên
Phối hợp xây
dựng mô hình
thí nghiệm ở
Văn Yên,
Yên Bái
10 mô hình
trồng mới
và 15 mô
hình kế thừa
7 Công ty đầu tư
phát triển
Nông-lâm-
công nghiệp
và Dịch vụ
Đak Tô
Công ty đầu tư
phát triển Nông-
lâm-công nghiệp
và Dịch vụ Đak
Tô
Phối hợp xây
dựng, theo
dõi và bảo vệ
mô hình thí
nghiệm ở
Ngọc Tụ, Đak
Tô
10 mô hình
trồng mới
- Lý do thay đổi (nếu có):
5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá
10 người kể cả chủ nhiệm)
Số
TT
Tên cá nhân đăng
ký theo Thuyết
minh
Tên cá nhân đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia
chính
Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Ghi
chú*
1 Trần Văn Con Trần Văn Con Chỉ đạo các
hoạt động
nghiên cứu,
viết vbáo cáo
tổng kết
Báo cáo tổng
kết
2 Dương Tiến Đức Dương Tiến
Đức
Thư ký đề tài Điều phối
các hoạt động
ngoại nghiệp
và nội nghiệp
3 Bùi Thanh Hằng Bùi Thanh
Hằng
Xử lý số liệu,
công tác nội
nghiệp
Bảng số liệu
xử lý
4 Triệu Thái Hưng Triệu Thái
Hưng
Chỉ đạo xây
dựng và theo
Mô hình,
bảng số liệu
v
dõi mô hình,
thu thập số
liệu
5 Võ Đại Hải Võ Đại Hải Tham gia
phân tích,
viết chuyên
đề và dự thảo
quy trình
Chuyên đề
đánh giá các
vấn đề gặp
phải trong
trồng rừng gỗ
lơn
6 Cao Chí Khiêm Cao Chí Khiêm Theo dõi và
chỉ đạo các
mô hình ở
vùng Tây bắc
và Đông bắc
Mô hình, sô
liệu
7 Nguyễn toàn
Thắng
Nguyễn Toàn
Thắng
Tham gia
theo dõi và
đo đếm số
liệu hiện
trường
Số liệu, dự
thảo quy trình
8 Phạm Quang Thu Phạm Quang
Thu
Nghiên cứu
các biện pháp
phòng trừ sâu
bệnh
Chuyên đề
sâu bệnh hại
cây trồng
9 Hoàng Liên Sơn Hoàng Liên
Sơn
Nghiên cứu
các giải pháp
kinh tế xã hội
Chuyên đề
đánh giá tác
động chính
sách đến
trồng rừng gỗ
lớn và
chuyên đề
các giải pháp
chính sách
đòn bẩy
- Lý do thay đổi ( nếu có):
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm, tên tổ chức hợp tác,
số đoàn, số lượng người tham
gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm, tên tổ chức hợp tác,
số đoàn, số lượng người tham
gia )
Ghi
chú*
1 Tham quan kinh nghiệm trồng
rừng gỗ lớn ở Mỹ
Báo cáo chuyến đi
- Lý do thay đổi (nếu có):
vi
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian,
kinh phí, địa điểm )
Ghi chú*
1 Hội thảo về các dạng lập địa
chủ yếu cho trồng rừng gỗ lớn,
mọc nhanh
Tháng 6/ 2008
2 Hội thảo về Danh mục các loài
cây trồng dự tuyển cho các
vùng sinh thái
Tháng 10 /2008
3 Hội nghị đầu bờ cho các đơn vị
trồng rừng
Tháng 4/2008 vùng núi
phía bắc
Tháng 5/2008 vùng
duyên hải miền Trung
Tháng 5/2008 vùng Tây
Nguyên
4 Hội thảo góp ý kiến dự thảo
quy rình
Tháng 3/2011
- Lý do thay đổi (nếu có):
8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo
sát trong nước và nước ngoài)
Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Số
TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)
Theo kế
hoạch
Thực tế đạt
được
Người,
cơ quan
thực hiện
1 Điều tra đánh giá các mô hình
rừng trồng gỗ lớn đã có ở 4
vùng sinh thái và lựa chọn loài
- Điều tra loài cây trồng-lập địa
(4 vùng 4 chuyên đề)
2-8/2008 2-8/2008 Nhóm đề tài
và các
chuyên gia
lập địa được
mời
- Những vấn đề gặp phải, nguyên
nhân thành công và thất bại rút
ra từ các mô hình đã có
2-8/2008 5-8/2008 Võ Đại Hải
- Đánh giá tình hình sinh trưởng
và lựa chọn địa điểm xây dựng
mô hình
2-8/2008 7-8/2008 Nhóm đề tài
vii
- Phân tích kết quả, hội thảo về
lập địa và danh mục loài dự
kiến
8-10/2008 4-10/2008 Nhóm đề tài
2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật xây dựng và nuôi dưỡng
rừng trồng gỗ lớn theo hướng
thâm canh
1/2008-
9/2010
- Thí nghiểm tỉa thưa chuyển hóa
rừng trồng gỗ nhỏ thành gỗ lớn
5 ha
1/2009-
8/2010
thiết lập
5/2009,
theo dõi
đến tháng
4/2011
Trung tâm
thực nghiệm
lâm sinh Lâm
Đồng và
nhóm đề tài
- Thí nghiệm các biện pháp lâm
sinh cho thiết lập trồng rừng
mới 40 ha
1/2008-
9/2010
Thiết lập
6/2008 theo
dõi đến
tháng
4/2011
Nhóm đề tài
và các đơn vị
phối hợp
- Chuyên đề nghiên cứu các biện
pháp phòng trừ sâu bệnh hai
chính cho rừng trồng trên các
vùng sinh thái
3-9/2009 3-9/2009
Phạm Quang
Thu
- Viết dự thảo quy trình 8 1-3/2011 1-4/2011 Chủ nhiệm đề
tài và các
chuyên gia
3 Nghiên cứu chính sách và các
giải pháp kinh tế-xã hội tạo
động lực phát triển rừng trồng
gỗ lớn
1-12/2009
- Điều tra, đánh giá tác động
chính sách
1-8/2011 Nhóm đề tài
Hoàng Liên
Sơn
- Đề xuất các giải pháp kinh tế-
xã hội
8-12/2009 Nhóm đề tài
và Hoàng
Liên Sơn
4 Xây dựng các mô hình kế thừa
để nghiên cứu các giải pháp tác
động chuyển hóa thành rừng gỗ
lớn 60 ha
1/2009-
10/2010
xây dựng 3-
8/2009 và
theo dõi
đến 4/2011
Nhóm đề tài
và các đơn vị
phối hợp
5 Tham quan nước ngoài (Mỹ) 2008 2008 4 người
6 Báo cáo tổng kết 1-4/2011 5/2011
- Lý do thay đổi (nếu có):
viii
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản phẩm và
chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu
Đơn
vị đo
Số lượng
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
1 Danh lục các loài lựa
chọn trồng rừng gỗ
lớn mọc nhanh cho 4
vùng sinh thái
Danh
mục
1 1 1
2 Mô hình rừng trồng
gỗ lớn mọc nhanh
trên đất trống còn
tính chất đất rừng và
đất rừng nghèo kiệt
ha 105 105 105
- Lý do thay đổi (nếu có):
b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học
cần đạt
Số
TT
Tên sản phẩm
Theo kế hoạch Thực tế
đạt được
Ghi chú
1 Quy trình kỹ thuật 8 9
2
- Lý do thay đổi (nếu có):
c) Sản phẩm Dạng III:
Yêu cầu khoa học
cần đạt
Số
TT
Tên sản phẩm
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi công bố
(Tạp chí, nhà xuất bản)
1 Báo cáo tổng kết đề tài 1 (13 bản) 1 (13 bản)
2 Báo cáo đề xuất các giải
pháp chính sách và kinh
tế xã hội khuyến khích
trồng rừng gỗ lớn
1 1
3 Báo cáo chuyên đề 8 8
4 Bài báo khoa học 3-5 bài 3 Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
2 bài; Tạp chí Lâm
nghiệp 1 bài
- Lý do thay đổi (nếu có):
ix
d) Kết quả đào tạo
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo
Theo kế hoạch Thực tế đạt
được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1 Thạc sỹ 2 5 2010
2 Tiến sỹ 0 0
- Lý do thay đổi (nếu có):
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng:
Kết quả
Số
TT
Tên sản phẩm
đăng ký
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1
2
- Lý do thay đổi (nếu có):
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT
Tên kết quả
đã được ứng dụng
Thời gian
Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa
chỉ nơi ứng
dụng)
Kết quả
sơ bộ
1
2
2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ
công nghệ so với khu vực và thế giới…)
Nắm được cơ sở khoa học trong việc lựa chọn loài cây và lập địa để trồng rừng mọc
nhanh, cung cấp gỗ lớn đạt các chỉ tiêu đặt hàng của
đề tài. Nắm được quy trình kỹ
thuật trồng 9 loài cây lựa chọn trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh cho 4 vùng sinh thái và
quy trình chuyển hóa những diện tích trồng rừng gỗ nhỏ đã có thành rừng cung cấp
gỗ lớn. Đề xuất được các giải pháp tạo động lực để phát triển trồng rừng gỗ lớn ở
các vùng nghiên cứu.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
x
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các
sản phẩm cùng loại trên thị trường…)
Áp dụng các kết quả đề tài sẽ làm tăng hiệu quả rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn,
giảm nhu cầu nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ. Góp phần phát triển kinh tế xã hội.
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, d
ự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận
chính, người chủ trì…)
I Báo cáo định kỳ
Lần 1 15/6/2008 Hoàn thành kế hoạch theo
tiến độ
Lần 2 15/12/2008 Hoàn thành đúng tiến độ,
bảo đảm chất lượng
Lần 3 15/6/2009
Lần 4 15/12/2009 Kế hoạch phê duyệt muộn,
đề tài hoàn thành kế hoạch
năm
Lần 5 15/6/2010 Hoàn thành kế hoạch theo
tiến độ
Lần 6 15/12/2010 Hoàn thành kế hoạch
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
III Nghiệm thu cơ sở
Nghiệm thu cấp Viện 24/8/2011 Đạt yêu cầu
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)
Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
xi
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Ngoài nước 3
1.1.1. Lược sử trồng rừng 3
1.1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh 4
1.2. Trong nước 11
12.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh trưởng, năng suất của rừng với dạng
lập địa 11
1.2.2. Vấn đề về giống 13
1.2.3. Các nghiên cứu về biện pháp tác động 14
1.2.4. Nghiên cứu về bảo vệ thực vật rừng 17
1.2.5. Nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn 18
1.3. Thảo luận 20
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 22
2.1. Mục tiêu 22
2.2. Nội dung nghiên cứu 22
2.3. Phạn vi và địa điể
m nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận 26
2.4.2. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng cho từng nội dung nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
xii
3.1. Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng gỗ lớn đã có 41
3.1.1. Phân loại và đánh giá lập địa trồng rừng 41
3.1.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của các mô hình rừng trồng theo lập địa 48
3.1.2.1. Vùng TN 48
3.1.2.2. Vùng DHNTB và ĐNB 53
3.1.2.3. Vùng miền núi phía bắc 56
3.1.2.4. Thảo luận 59
3.1.3. Phân tích cơ sở thực tiễn và lý luận để chọn loài dự tuyển 61
3.1.4. Đánh giá thực tr
ạng, thuận lợi khó khăn trong phát triển rừng trồng gỗ lớn
72
3.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật xây dựng và nuôi dưỡng rừng trồng gỗ
lớn 75
3.2.1. Các biện pháp kỹ thuật thiết lập rừng trồng gỗ lớn 77
3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật trong nuôi dưỡng và quản lý rừng trồng gỗ lớn 81
3.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho rừ
ng trồng 92
3.3. Nghiên cứu chính sách và các giải pháp kinh tế-xã hội tạo động lực phát
triển rừng trồng gỗ lớn 94
3.3.1. Kết quả điều tra tác động chính sách 94
3.3.2. Giải pháp chính sách tạo động lực để trồng rừng gỗ lớn 100
3.3.3. Các giải pháp KT-XH và tổ chức sản xuất 106
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 111
Kết luận 111
Tồn tại 116
Khuyến nghị 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 125
xiii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Viết tắt Nội dung
BQLPH Ban quản lý rừng phòng hộ
BTBB Bắc trung bộ
DHMT Duyên hải miền trung
ĐBBB Đông bắc bộ
ĐNB Đông nam bộ
ĐVLĐ Đơn vị lập địa
FAO Tổ chức nông lương thế giới
FMU Đơn vị quản lý rừng
FSC Hội đồng quản trị rừng
HGĐ Hộ gia đình
HSTR Hệ sinh thái rừng
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KTLS Kỹ thuật lâm sinh
KT-XH Kinh tế xã hội
LTQD Lâm trường quốc doanh
PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
RĐD Rừng đặc dụng
RPH Rừng phòng hộ
RSX Rừng sản xuất
TBBB Tây bắc bộ
TBBKT Tiến bộ kỹ thuật
TN Tây Nguyên
TNB Tây nam bộ
TQ Toàn quốc
TT Trung tâm
D; D
1,3
Đường kính, đường kính ngang ngực (cm)
H; Hvn Chiều cao, chiều cao vút ngọn (m)
xiv
V; V25 Thể tích, thể tích gỗ lớn (m
3
)
M Trữ lượng (m
3
)
N; N
opt
, N
max
, N
v
Mật độ, mật độ tối ưu, mật độ tối đa, mật độ
thực (cây/ha)
Tkht Thời điểm khép tán
T1,T2, Tc Thời điểm tỉa thưa lần 1, lần hai và thời điểm
khai thác cuối
Wo, W1, Các giai đoạn sinh trưởng của rừng
T Luân kỳ kinh doanh (năm)
O1,O2, Các hoạt động tác nghiệp
Z Tăng trưởng rừng (m
3
/ha/năm)
s Diện tích khối khai thác (ha)
S Tổng diện tích đơn vị FMU (ha)
DANG MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Điều kiện cơ bản nơi xây dựng mô hình trồng mới 24
Bảng 2.2. Điều kiện cơ bản và lịch sử rừng nơi kế thừa để xây dựng mô hình 25
Bảng 2.3. Phân loại các kiểu địa hình 30
Bảng 2.4. Phân cấp chế độ ẩm của đất 31
Bảng 2.5. Phân loại các nhóm đất 31
Bảng 2.6. Phân loại thự
c bì 32
Bảng 2.7. Thiết kế các mô hình trồng rừng mới 36
Bảng 2.8. Thiết kế các mô hình kế thừa 38
Bảng 3.1. Các nhóm lập địa vùng TN 41
Bảng 3.2. Các nhóm lập địa vùng DHNTB 44
Bảng 3.3. Một số tiểu vùng Lập địa vùng Núi phía Bắc 47
Bảng 3.4. Đánh giá khả năng trồng gỗ lớn mọc nhanh của các loài điều tra tại các
vùng sinh thái 61
Bảng 3.5. Tổng hợp các điều kiện gây trồng và KTLS của các loài điều tra 70
xv
Bảng 3.6. Kết quả theo dõi các mô hình rừng trồng ở các vùng sinh thái (trồng
tháng 6-8 năm 2008) 80
Bảng 3.7. Mục đích và kỹ thuật công nghệ lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng 81
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả theo dõi sinh trưởng ở các mô hình kế thừa 82
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình ngay sau khi tỉa thưa (tháng 9/2009)
86
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình sau 21 tháng tỉa 87
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu tăng trưởng trung bình 87
Bảng 3.12. So sánh trữ lượng gỗ (sinh khối) sản xuất được trong các công thức thí
nghiệm 88
Bảng 3.13. Điều kiện rừng chuyển hóa thành rừng gỗ lớn 91
Bảng 3.14. Tiêu chí phân loại các nhóm cây để thiết kế tỉa thưa chuyển hóa 92
Bảng 3.15: Danh mục các loài sâu bệnh hại chính 93
Bảng 3.16. Ví dụ về bài toán sản xuất nguyên liệu gỗ lớn ổn
định đối với rừng
trồng thâm canh (ví dụ lấy từ rừng trồng Keo) 107
Bảng 3.17. Phân bố cấu trúc không gian của rừng theo cấp tuổi 108
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sản xuất đến mật độ trồng rừng 7
Hình 3.1: Các thành phần khác nhau của sinh khối trong một HSTR 62
Hình 3.2. Thành phần sinh khối trong các Hình 3.3. Tỷ lệ các thành phần sinh
khối cây gỗ 63
Hình 3.4. Sơ đồ mô hình công nghệ sản xuất gỗ lớn và các biện pháp kỹ thuật tương
ứng với giai đoạn sản xuất 76
Hình 3.5. Tương quan giữa mật độ và kích thươ
c cây theo tuổi và các thời điểm tỉa
thưa 90
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, rừng trồng gỗ mọc nhanh đã, đang và sẽ phát triển như là một
điều hiển nhiên, cho dù chúng ta muốn hay không, cho dù có những quan điểm ủng
hộ hay phản đối. Những người ủng hộ hay phản đối trồng cây mọc nhanh đều có
những lý do xác đáng của họ. Đây là một chủ đề rất phức tạp. Thỉnh thoảng, trồng
rừng là một cách sử
dụng đất tuyệt vời, thỉnh thoảng lại không phải như vậy. Ở một
địa phương, rừng trồng có thể có những tác động tiêu cực đến đời sống động vật,
hoặc giảm lượng nước cho các sử dụng khác. Còn một rừng trồng tương tự ở nơi
khác có thể không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít. Một diện tích rừng trồng cây
mọc nhanh có thể cung cấp các lợi ích kinh tế và xã hội nhưng cũng có những diện
tích tương tự như vậy ở đâu đó lại có thể dẫn đến những thay đổi tổn thương cho
cộng đồng dân địa phương. Ngoài ra khi xem xét tác động của rừng trồng cây mọc
nhanh đến đời sống động vật, nước và đất, chúng ta cũng có thể kiểm tra những
đánh giá cho rằng rừng tr
ồng cây mọc nhanh có khả năng sản xuất một khối lượng
lớn gỗ giấy sợi trong một thời gian tương đối ngắn và giúp cho việc giảm áp lực vào
rừng tự nhiên. Phát triển trồng rừng cây mọc nhanh để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy
hay gỗ lớn dù sao cũng là một sự cần thiết khách quan, vấn đề là phát triển như thế
nào cho có hiệu quả bền vững và hạ
n chế các ảnh hưởng tiêu cực về mặt môi trường
và xã hội. Mặc dù đã có nhiều kết quả nghiên cứu được công bố, nhiều kinh nghiệm
và bài học đã được đúc kết, người trồng rừng vẫn tiếp tục đối mặt với các vấn đề
sau đây: (i) Bối rối khi lựa chọn tập đoàn cây trồng, (ii) Không chắc chắn về sự
thích nghi của một loài
đối với lập địa cụ thể, (iii) Có thể trồng gỗ lớn thuần loài
không? Hay phải hỗn giao và tổ hợp hỗn giao như thế nào là tốt nhất, và (iv) KTLS
thích hợp để thiết lập rừng trồng gỗ lớn, mọc nhanh như thế nào?
Vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong đề tài này xuất phát từ các yêu cầu thực
tế sau đây: (i) Ngành công nghiệp chế biến gỗ (đặc biệ
t là đồ mộc) Việt Nam đang
phát triển với tốc độ rất nhanh và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu
khoảng 2,5 tỷ US$ (năm 2010), nhưng đáng tiếc lại phải nhập từ 80-90% gỗ nguyên
liệu. (ii) Khả năng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng giảm, trong những năm
2
trước 2000, sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên của Việt Nam trung bình
khoảng 2 triệu m
3
gỗ tròn mỗi năm, giảm xuống 0,7 triệu m
3
vào năm 2000 và 0,3
triệu vào năm 2003; hiện nay con số này chỉ còn khoảng 0,2 triệu m
3
/năm. (iii) Việt
Nam có trên 5 triệu ha rừng nghèo kiệt với sản lượng bình quân chỉ 30-90 m
3
/ha,
trong đó ít nhất có 2-3 triệu ha RSX có khả năng cải tạo thành RSX thâm canh gỗ
lớn. Chủ trương cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành RSX thâm canh gỗ lớn đang
trở thành một chủ trương lớn vừa đáp ứng được nguyện vọng của những người làm
nghề rừng ở điạ phương vừa là giải pháp cần thiết để thực hiện chiến lược phát tri
ển
ngành đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với mục tiêu đáp ứng nhu cầu hàng
năm 20 triệu m
3
gỗ tròn (trong đó gỗ lớn là 10 triệu m
3
). (iv) Diện tích rừng trồng
cung cấp gỗ lớn còn rất hạn chế, các kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn còn rất tản mạn,
chưa đồng bộ, liên hoàn cho mỗi loài/nhóm loài hỗn giao thích hợp. Các chính sách
và giải pháp KT-XH vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển
trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu chế biến đồ mộc.
Do đó, nghiên cứu các giả
i pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn, mọc nhanh là
rất cần thiết để thực hiện chiến lược phát triển ngành trong thời gian tới.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Ngoài nước
1.1.1. Lược sử trồng rừng
Thực tiễn trồng rừng đã có từ thời trung cổ và rất nhiều loài cây kinh tế quan
trọng đã được trồng ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng từ hàng ngàn năm
trước. Trước năm 1900, mật độ dân số thấp và diện tích rừng tự nhiên lớn không đặt
ra nhu cầu trồng rừng ở quy mô lớn cho nguyên liệu công nghiệp. Tuy nhiên, một
số quốc gia đã bắ
t đầu quan tâm đến sự thiếu hụt rừng tự nhiên của họ và trong nửa
đầu của thế kỷ 20 việc trồng rừng đã được bắt đầu ở Tây Âu, Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ, Úc, New Zealand, Nam Phi và một số ít các nước đang phát triển như Ấn Độ,
Chile, Indonesia và Brazil, sau đó vào những năm 1950 là Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc đã thực hiện các chương trình tái trồng rừng lớn. Nhữ
ng năm 1960
chứng kiến các chương trình trồng rừng lớn ở nhiều nước nhiệt đới và á nhiệt đới và
từ 1965 đến 1980 diện tích rừng rồng nhiệt đới đã tăng gấp ba lần. Trong thời kỳ
này, tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập
các thông tin kỹ thuật và khuyến khích trồng rừng. Trong nhiều trường hợp, rừng
trồng đ
ã được thiết lập bằng vốn tài trợ nước ngoài hoặc vốn vay ưu đãi mà người
trồng rừng thường hưởng lợi từ hỗ trợ trực tiếp và nó hầu hết được quản lý bởi các
cơ quan nhà nước. Do thiếu thông tin thị trường và các mối liên kết giữa rừng trồng
và các ngành công nghiệp tiêu thụ nguyên liệu nên rất nhiều hoạt động trồng rừng
đi đến kế
t thúc khi các nguồn hỗ trợ không còn. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng vẫn
tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh. Theo đánh giá lâm nghiệp toàn cầu năm 2002 do
FAO [45] thực hiện thì diện tích rừng trồng trên phạm vi toàn thế giới tăng từ 17,8
triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha vào năm 1990 và 187 triệu ha năm 2000. Một
phần ba rừng trồng hiện nay nằm ở các nước nhiệt đới và hai phần ba ở vùng ôn đới
và hàn đớ
i. Một số tương đối ít các nước có diện tích rừng trồng lớn, cụ thể 5 nước
có diện tích rừng trồng trên 10 triệu ha, chiếm 65% diện tích rừng trồng thế giới, đó
là các nước: Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ và Nhật
Bản. Tuy nhiên rất ít rừng trồng của họ được thừa nhận là cây mọc nhanh. Đánh giá
4
của FAO [45] ước tính tỷ lệ trồng rừng mới hàng năm trên thế giới vào khoảng 4,5
triệu ha trong đó châu Á chiếm 79%, và Nam Mỹ chiếm 11%. Có sự tăng trưởng
chắc chắn của diện tích rừng trồng công nghiệp trong giai đoạn 1991-2000, các
rừng trồng công nghiệp này bao gồm tất cả là cây gỗ mọc nhanh, như là kết quả của
việc gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân. Các công ty đến từ B
ắc Mỹ, Châu
Âu, Nam Mỹ, Nam Phi, New Zealand và Úc chủ yếu là các công ty tư nhân đầu tư
trồng rừng. Tuy nhiên, số liệu thống kê của FAO không phân biệt rừng cây mọc
nhanh với các loại rừng công nghiệp khác. Rừng trồng cây mọc nhanh tương đối
hạn chế về quy mô và bao gồm số tương đối ít các nước và các ngành công nghiệp
nhưng nó có một tỷ lệ đóng góp khá chắc chắn ở khía cạnh kinh tế. Có thể điều này
giúp giải thích tại sao không có số liệu tương ứng của cây mọc nhanh trong đánh giá
tài nguyên rừng toàn cầu của FAO. Phần lớn các thông tin về địa điểm, quy mô, chủ
sở hữu, đặc trưng vật lý và tài chính của rừng trồng cây mọc nhanh chứa đựng trong
các nghiên cứu thị trường, phân tích tài nguyên và nghiên cứu tiền khả thi được các
công ty tư vấn tư nhân thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các thông tin này là đáng
tin cậy. V
ấn đề chất lượng cũng cần được chú ý, và nó phụ thuộc đáng kể vào các
thành công trong cải thiện giống. Gỗ mọc nhanh chất lượng tốt đạt được từ rừng
trồng đồng nhất về kích thước và hình dạng. Điều này dẫn đến chi phí khai thác rẻ
và hiệu quả; và đồng thời, chi phí vận chuyển và chế biến thấp. Nếu sản phẩm cuối
cùng cần chấ
t lượng cao thì gỗ cần phải đồng nhất ở một số đặc tính nhất định.
1.1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh
Appanah, S. và Weiland, G (1993) [41] trong cuốn sách “Planting quality timber
trees in Peninsular Malaysia-a review” đã tổng quan những kinh nghiêm trồng rừng
gỗ lớn ở bán đảo Malaysia, tiến trình lịch sử và cuộc tranh luận lớn về quản lý rừng
tự nhiên và rừng trồng, bao gồm cả nh
ững sai lầm về cơn sốt cây nhập nội mọc
nhanh; các tác giả đã thảo luận về các nguyên tắc sử dụng các loài cây tiềm năng
cho trồng rừng; trong cuốn sách này, hơn 40 loài cây đã được hướng dẫn kỹ thuật
trồng rừng lấy gỗ. Mayhew, J.E. và Newton, AQ.C. (1998) [49] trong cuốn sách
“The silviculture of Mahogany” đã trình bày các tiến bộ KTLS trong kinh doanh
5
cây gỗ thương mại nỗi tiếng được gọi là Mahogany (Swietenia macrophylla).
Những khó khăn trong việc trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh, đặc biệt đối với cây bản
địa đã được các tác giả nêu lên từ rất sớm. Trong đó những khó khăn chủ yếu
thường là: việc lựa chọn loài cây thích hợp cho vùng lập địa, vấn đề cung cấp và
bảo quản hạt giống, vấn đề
cây con đem trồng (đa số cây trồng nhiệt đới không sống
được bằng stump (trong khi đó một trong những nguyên nhân thành công của việc
trồng Teak chính là khả năng trồng stump của loài này); KTLS đặc biệt là kỹ thuật
tạo môi trường và điều khiển ánh sáng. Sau đây là một số thành tựu và trình độ khoa
học kỹ thuật đã đạt được trong một số lĩnh vực liên quan đến trồng rừng gỗ lớ
n.
Nghiên cứu về giống: Giống là một trong những khâu quan trọng nhất trong
trồng rừng thâm canh. Không có giống đã được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì
không thể nâng cao được năng suất. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã đi
trước chúng ta nhiều năm về nghiên cứu cải thiện giống cây rừng và đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Điển hình như
ở Công Gô đã chọn được giống bạch đàn
có năng suất 40-50 m
3
/ha/năm. Thông qua con đường lai tạo giữa các loài E.
urophylla và E. grandis, Brazil cũng chọn được một số tổ hợp lai cho năng suất 40-
60 m
3
/ha/năm. Bằng phương pháp chọn giống, Nam Phi cũng đã tuyển chọn được
một số dòng E. grandis đạt 40m
3
/ha/năm. Tuy nhiên công tác cải thiện giống đối
với các loài bản địa ở vùng nhiệt đới lại chưa có những tiến bộ đáng kể. Về phương
diện sản xuất giống của cây rừng, các loài cây được lựa chọn cho trồng rừng được
chia thành 3 nhóm: (i) Các loài ra hoa và có quả liên tục; (ii) Các loài ra hoa và kết
quả theo mùa và (iii) Các loài có chu kỳ sai quả (đặc biệt là các loài họ dầu). Kỹ
thuật tạo cây con cũng
đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là các công nghệ nhân giống
sinh dưỡng bằng hom và nuôi cấy mô. Cây trồng muốn sinh trưởng, sản lượng,
năng suất trồng rừng cao phải có giống tốt. Giống (kiểu gen) quyết định đến năng
suất, sinh trưởng cây rừng. Để đánh giá được sinh trưởng và năng suất cây trồng
ngoài nhân tố điều kiện lập địa thì giống cây trồng có ý nghĩa quyế
t định tới năng
suất rừng. Ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch Đàn lai
(E. hybrids) có năng suất đạt tới 35 m
3
/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7. Bằng con đường
chọn lọc nhân tạo Brazil đã chọn được giống (E. gradis) có năng suất đạt tới 55
6
m
3
/ha/năm sau 7 năm trồng. E. grandis chọn lọc trồng ở Zimbabwe đạt 35-40
m
3
/ha/năm, giống E. urophylla đạt trung bình tới 55 m
3
/ha/năm, có nơi lên tới 70
m
3
/ha/năm. Theo Covin (1990) tại Pháp, Ý nhờ chọn lọc cây giống để trồng rừng
cung cấp nguyên liệu giấy cũng đạt năg suất 40-50 m
3
/ha/năm. Tại công ty Aracrug
ở Brazil đã sử dụng giống Bạch đàn lai giữa E. grandis với E. urophylla, trồng rừng
bằng hom và áp dụng các biện pháp KTLS tích cực đã đưa năng suất trồng rừng
Bạch đàn lên tới 100 m
3
/ha/năm.
Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tác lâm sinh
a) Nghiên cứu về mật độ: Năng suất sinh khối của rừng phụ thuộc vào mật
độ lâm phần, tức là số cây cá thể sinh trưởng trên một đơn vị diện tích. Mật độ tối
ưu là sô cây trên đơn vị diện tích sản xuất được lượng sinh khối cao nhất, chính là
khi mà mỗi cây cá thể có một không gian sinh trưởng hợp lý nhất để
khai thác tối đa
các điều kiện lập địa (ánh sáng, dinh dưỡng, nước, ). Nếu mật độ quá cao, một số
cây cá thể sẽ thiếu không gian sinh trưởng, chúng phải cạnh tranh với các cây xung
quanh và làm giảm sinh trưởng dẫn đến năng suất sinh khối của lâm phần cũng
giảm theo. Ngược lại, nếu mật độ quá thấp, các cây cá thể sinh trưởng cao nhưng do
số lượng cây trong lâm phần thấp nên năng suất sinh khố
i trên đơn vị diện tích
giảm. Do đó, xác định mật độ tối ưu cho rừng trồng là nhiệm vụ quan trọng của
người trồng rừng. Nhiều tác giả đã xác định mật độ tối ưu bằng tổng diện tích tán
trên mặt bằng diện tích. Thomasius (1972) đã dùng lý thuyết không gian sinh
trưởng tối ưu để xác định mật độ tối ưu của rừng trồng. Nhiều nghiên c
ứu đã chỉ ra
rằng, mật độ và khoảng cách trồng phụ thuộc vào các nhân tố: (i) Quan điểm năng
suất, (ii) Đặc điểm sinh trưởng của loài/giống, (iii) Mục đích sản xuất, (iv) Độ bền
vững của lâm phần, (v) Yêu cầu của công nghệ, (vi) Khả năng tận thu và sử dụng gỗ
nhỏ, (vii) Điều kiện sản xuất (kinh tế, lập địa ) (xem hình 1.1).
7
Mật độ
N(cây/ha)
cao
trung bình
thấp
Dv D (cm)
Mật độ Cao Trung bình Thấp
Sản xuất sinh
khối
cao
thấp
Đặc tính loài Chịu bóng Trung tính Ưa sáng
Mục đích sản
xuất
Gỗ nhỏ Gỗ lớn
Độ bền bền nội
tại
Thấp Cao
Công nghệ Ít thuận lợi Thuận lợi
Khả năng tận
dụng gỗ nhỏ qua
tỉa thưa
Cao Thấp
Chi phí thiết lập
và chăm sóc
Cao Thấp
Lập địa Xấu Tốt
Hình 1.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sản xuất đến mật độ trồng rừng
8
Các thí nghiệm xác định mật độ thích hợp trồng rừng cũng đã được tiến
hành. Ví dụ Evans, J. (1992), [43] đã bố trí 4 công thức mật độ trồng rừng khác
nhau (2985, 1680, 1075, 750cây/ha) cho Bạch đàn (E. deglupta) ở Papua New
Guinea sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí
nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng trữ lượng cây gỗ đứng của
rừng vẫn nhỏ hơ
n các công thức mật độ cao. Khi nghiên cứu về Thông (P.
caribeae) ở Qeensland (Australia) thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau
(2200, 1680, 1330, 750 cây/ha), sau 9 năm trồng cũng đã thu được kết quả tương tự.
b) Nghiên cứu bón phân: Mello (1976) [50] ở Brazil cho thấy khi bón phân
NPK, Bạch đàn sinh trưởng nhanh hơn 50% so với không bón phân. Nghiên cứu về
công thức bón phân cho Bạch đàn (E. grandis) theo công thức 150g NPK /gốc theo
tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 ở Nam Phi năm 1985, Schonau kết luận có thể nâng cao chiều
cao trung bình của rừng trồng lên 2 lần sau năm thứ nhất. Bón phân Phosphate cho
Thông caribe ở Cu Ba, Herrero, G. et al. (1988) [47] thu được kết quả là nâng cao
sản lượng rừng sau 13 năm trồng từ 56 m
3
/ha lên 69 m
3
/ha,… Những kết quả
nghiên cứu trên cho thấy biện pháp bón phân, thời gian bón phân, loại phân bón ảnh
hưởng rất rõ rệt đến năng suất trồng rừng.
c) Biện pháp kỹ thuật tỉa cành, tỉa thưa cho lâm phần rừng cũng ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất sinh khối cũng như hiệu quả kinh tế cho rừng trồng. Tỉa
thưa là một trong những biện pháp kỹ
thuật quan trọng có tác động rõ rệt đến cấu
trúc, sinh trưởng, phát triển, sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm rừng trồng.
Tổng kết 9 mô hình tỉa thưa với 4 loài cây, E. Assmann (1970) [42] chỉ ra rằng tỉa
thưa không thể làm tăng tổng sản lượng gỗ một cách đáng kể, thậm chí tỉa với
cường độ lớn còn làm giảm tổng sản lượng gỗ lâm phần. Tuy nhiên, v
ới lâm phần
Vân sam (Picea abies) tỉa thưa mạnh sẽ làm cho tăng trưởng thể tích của cây cá lẻ
tăng lên 15-20% so với lâm phần không tỉa. So sánh sinh trưởng của đường kính
cây thuộc lâm phần Tếch 26 tuổi được tỉa thưa với cường độ lớn ở tuổi 14. Tỉa thưa
sẽ làm tăng giá trị sản phẩm của lâm phần, cơ cấu sản phẩm sẽ thay đổi đáng k
ể. Tỷ
lệ gỗ có kích thước lớn đáp ứng được yêu cầu công nghiệp gỗ xẻ nhiều hơn và chất
9
lượng về các chỉ tiêu hình thái như đường kính tán, độ dài tán, độ thon, đường kính
cành, số cành,… và các chỉ tiêu về tính chất hoá, lý của gỗ cũng thay đổi. Tỉa thưa
có thể làm tăng chất lượng gỗ của một số loài cây lá rộng như Quercus sp, Esche,…
nhưng lại có tác động ngược lại đối với loài Pinus silvetris, Larix sp,… Tỉa thưa có
tác dụng thúc đẩy tăng trưởng đường kính cây, làm lượng gỗ giác tăng lên, lượng g
ỗ
lõi giảm đi nên chất lượng gỗ xẻ giảm. Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát triển của
tán lá khá rõ nét. Nghiên cứu rừng trồng Pinus patula, Julians Evan (1974) [44]cho
thấy ở rừng 19 tuổi chưa qua tỉa thưa chiều dài tán lá bằng 29% tổng chiều dài thân,
trong khi cũng ở tuổi này rừng đã tỉa thưa một lần vào tuổi 9, chiều dài tán lá lên tới
40% chiều dài thân cây. Julians Evans (1992) [43] cũng đã kế
t luận việc tỉa thưa
hoặc mật độ lâm phần thấp làm tăng độ dày vỏ cây và làm giảm đáng kể quá trình
tỉa cành tự nhiên do đường kính cành lớn hơn, các mắt cành gỗ cũng lớn hơn. Như
vậy, tỉa thưa có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng, đặc biệt là sinh trưởng đường kính
thân cây, tuy nhiên cũng có mặt hạn chế là làm giảm một số chỉ tiêu về hình thái và
chất lượng g
ỗ rừng trồng.
d) Chuẩn bị đất trồng rừng là khâu công việc tốn nhiều công sức nhưng có
ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng. ở các nước tiên tiến như
Mỹ, Liên Xô cũ, Đức, Canada, Brazil,… công việc làm đất trồng rừng chủ yếu được
thực hiện bằng các loại máy có công suất lớn và hiện đại như Fiat, Komatsu, Bofort,
TZ-171, T-130 với thiế
t bị chuyên dụng như ben ủi, răng rà rễ, cày ngầm, cày rạch.
Những năm gần đây, ở Brazil, Công Gô, Inđônêxia đã sử dụng cày ngầm với máy
kéo xích Komatsu công suất trên 200 ml để làm đất trồng rừng bạch đàn với độ sâu
cày 80-90cm, cho năng suất rừng đạt trên 50 m
3
/ha/năm.
e) Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây rừng cũng phát huy hiệu quả nhằm nâng
cao năng suất rừng trồng. Nghiên cứu về bệnh phấn hồng trên cây Bạch đàn ở Ấn
Độ của Seth, K.S (1978) hay công trình nghiên cứu bệnh mất màu và rỗng ruột ở
cây Keo tai tượng (A. mangium) của Lee S.S (1988),… đã giúp cây sinh trưởng tốt
hơn và năng suất cây rừng tăng lên. Với kỹ thuật tiên tiến hiện đạ
i, nhiều nghiên
cứu chuyên sâu ở mức sinh học phân tử, chuyển và biến đổi gien để phòng chống
sâu bệnh đã được các nước phát triển thực hiện. Ngay ở một số nước trong khu vực