Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ đồng bộ sản xuất đà điểu và các sản phẩm từ đà điểu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 154 trang )

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƯƠNG






NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ ĐỒNG BỘ SẢN XUẤT ĐÀ ĐIỂU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐÀ ĐIỂU PHỤC VỤ NỘI TIÊU
VÀ XUẤT KHẨU



CNĐT: HOÀNG VĂN LỘC














8575


HÀ NỘI – 2010


1
MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 21
2.1. Nội dung nghiên cứu 27
2.1.1. Nội dung 1. Nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu
bố mẹ sinh sản trong sản xuất 27
2.1.2. Nội dung 2. Nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu
thương phẩm. 27
2.1.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ứng dụng quy trình thú y phòng bệnh đảm bảo an
toàn sinh học 28
2.1.4. Nội dung 4. Nghiên cứu quy trình giết mổ 28
2.1.5. Nội dung 5. Nghiên cứu quy trình công nghệ thuộc da đà 28
2.1.6. Nội dung 6. Xây dựng 2 vùng chăn nuôi đà điểu quy mô 500 tấn thịt 29
6.2. Phương thức chuyển giao công nghệ
xây dựng vùng nguyên liệu đà điểu 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu
bố mẹ sinh sản 30
2.2.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ứng dụng quy trình thú y phòng bệnh đảm bảo an
toàn sinh học. 33
2.2.4. Nội dung 4. Nghiên cứu quy trình giết mổ đà điểu 34

2.2.5. Nội dung 5. Nghiên cứu quy trình công nghệ thuộc da đà
điểu 35
2.2.6. Nội dung 6. Xây dựng 2 vùng chăn nuôi đà điểu quy mô 500 tấn thịt
hơi/năm đảm bảo an toàn thực phẩm và có hiệu quả kinh tế 35
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Nội dung 1. Nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu bố
mẹ sinh sản trong sản xuất 38
3.1.1. Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp nuôi đ
à điểu sinh sản giai đoạn đẻ trứng
từ nguyên liệu địa phương 38
3.1.2. Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp nuôi đà điểu sinh sản giai đoạn ngừng
đẻ từ nguyên liệu địa phương 44
3.1.3 Kiểm soát chất lượng thức ăn, nước uống nuôi đà điểu sinh sản 46
3.1.4. Xây dựng, hoàn thiện quy trình chăn nuôi đà đi
ểu sinh sản trong sản xuất.
47
3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu
thương phẩm. 48
3.2.1. Xác định khẩu phần ăn nuôi đà điểu thương phẩm. 48
3.2.2. Kiểm soát thức ăn, nước uống nuôi đà điểu thương phẩm 52

2
3.2.3. Xác định mật độ thích hợp nuôi đà điểu thương phẩm 53
3.2.3. Xác định thời điểm giết mổ đà điểu 56
3.2.4. Quy trình chăn nuôi đà điểu thương phẩm 60
3.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ứng dụng quy trình thú y phòng bệnh đảm bảo an
toàn sinh học. 61
3.3.1. Kiểm soát vệ sinh an toàn sinh học. 61
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ứng d
ụng quy trình thú y phòng, trị bệnh. 65

3.3.3. Quy trình thú y đảm bảo an toàn sinh học 77
3.4. Nội dung 4. Kết quả nghiên cứu quy trình giết mổ đà điểu. 77
3.4.1. Nghiên cứu quy trình vận chuyển đà điểu thương phẩm từ cơ sở chăn nuôi
đến giết mổ tránh gây thương tích và stress. 77
3.4.2. Quy trình giết mổ đà điểu 79
3.5. Nội dung 5. Nghiên cứu quy trình công nghệ thuộc da đà điể
u 86
3.5.1. Nghiên cứu quy trình công nghệ lột da và bảo quản da sau giết mổ 86
3. 5.2. Nghiên cứu quy trình công thuộc da đà điểu 92
4. 5.3. Hướng dẫn kỹ thuật chế tạo một số sản phẩm tiêu dùng từ da đà điểu 98
3.6. Nội dung 6: Xây dựng hai vùng chăn nuôi đà điểu quy mô 500 tấn thịt hơi
đảm bảo an toàn thực phẩm và có hiệu quả kinh tế 102
3.6.1. Chọn 2 vùng có các trang trại chăn nuôi
đáp ứng các yêu cầu tạo vùng
nguyên liệu 102
3.6.2.Phương thức chuyển giao công nghệ xây dựng vùng nguyên liệu chăn nuôi
đà điểu thương phẩm. 109
3.6.4. Giám sát giết mổ thịt đà điểu đảm bảo vệ sinh an toàn 115
3.6.5. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đà điểu thương phẩm
122
3. 7. Tác
động của đề tài đối với kinh tế xã hội và môi trường 124
3. 8. Các kết quả khác của đề tài 126
3. 8. 1. Bài báo đăng tải trên tạp chí, và đĩa CD 126
3. 8. 2. Kết quả trao đổi, học tập tại Hàn Quốc 126
3. 8. 3. Kết quả phối hợp đào tạo trên đại học 127
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 128
4.2. Đề nghị: 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
Tài liệu tham khảo tiếng Việt: 130

Tài liệu tham khảo tiếng Anh: 133


3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn từ các nguyên liệu địa phương nuôi đà điểu
tại Bắc Trung bộ (Đà Nẵng) 38
Bảng 3.3. Tỷ lệ nuôi sống đà điểu sinh sản (n=30 con / lô :10 trống+20 mái) 40
Bảng 3.4. Khả năng thu nhận thức ăn tinh và xanh của đà điểu sinh sản (kg/con/ngày) 40
Bảng 3.5. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của đà điểu (n=30 con / lô: 10 tr
ống +20 mái) 41
Bảng 3.6. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở (n=30 con / lô: 10 trống +20 mái) 42
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế (n=30 con / lô: 10 trống +20 mái) 43
Bảng 3.8. Khối lượng cơ thể đà điểu trước và sau khi dập đẻ 44
Bảng 3.9. Chi phí thức ăn cho đà điểu trống và mái giai đoạn ngừng đẻ( đồng/ngày) 45
Bảng 3.10. Biểu hiện của đà điểu trống và mái giai đoạn dập
đẻ 45
Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng của thức ăn được trình bày ở bảng sau: 46
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng thức ăn 46
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi 47
Bảng 3.13. Khẩu phần thức ăn và giá trị dinh dưỡng 48
Bảng 3.14. Tỷ lệ nuôi sống của đà điểu qua các tháng tuổi 49
Bảng 3.15. Khối lượng đ
à điểu qua các tháng tuổi (n=30 con/lô 50
Bảng 3.16. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của đà điểu (kg) (n = 180) 51
Bảng 3.17. Chi phí tiền thức ăn/kg tăng trọng (Đơn vị tính: 1000 đồng /kg tăng trọng) 51
Bảng 3.18. Khả năng cho thịt (n=4 con/lô: 2 trống+2 mái) 51
Bảng 3.19. Hiệu quả nuôi đà điểu thịt ( n= 10 con/ lô, Đơn vị tính :1000 đồng) 52
Bảng 3.20 . Kết quả phân tích thức ăn nuôi đà điể
u thương phẩm 52

Bảng 3.21. Kết quả phân tích nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi 53
Bảng 3.22. Tỷ lệ nuôi sống và mắc bệnh về mắt, hô hấp 54
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng đà điểu 55
Bảng 3.24. Tiêu tốn và chi phí thức ăn 55
Bảng 3.25. Khối lượng cơ thể đà điểu (n= 14 con/ lô) 56
Bảng 3.26. Hệ số t
ốc độ sinh trưởng (K) 57
Bảng 3.27. Tiêu tốn và chi phí thức ăn ( n=14 con/lô) 58
Bảng 3.28. Kết quả mổ khảo sát đà điểu 59
Bảng 3.29. Kết quả xét nghiệm đất nền chuồng ( n=54 mẫu) 61
Bảng 3.30. Kết quả xét nghiệm không khí chuồng nuôi( n= 54 mẫu) 62
Bảng 3.32. Chỉ tiêu vi sinh vật trong mẫu đất chuồng nuôi 63
Bảng 3.33. Chỉ tiêu vi sinh vật trong mẫu không khí chuồng nuôi 64
Bảng 3.34. Hiệu giá HI của đà điểu sinh s
ản sau khi sử dụng vaccin 65
Bảng 3.35. Diễn biến kháng thể của đà điểu sinh sản 66
Bảng 3.36. Tương quan giữa kháng thể đàn đà điểu mẹ và đàn đà điểu con 67
Bảng 3.37. Diễn biến hàm lượng kháng thể thụ động ở đà điểu con 67
Bảng 3.38. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khisử dụng vaccin Lasota lần 1 69
Bảng 3.39. Hiệu giá HI ở
đà điểu con sau khi sử dụng vaccin lần 2 69
Bảng 3.40. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khi tiêm vaccin ND Imultion lần 1 70
Bảng 3.41. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khi tiêm vaccin ND Emulsion lần 2 70
Bảng 3.42. Hiệu giá HI ở đà điểu con sau khi tiêm vaccin ND Emulsion lần 3 71

4
Bảng 3.43. Tương quan giữa hàm lượng kháng thể và mức bảo hộ chống
virus Newcastle cường độc ở đà điểu 72
Bảng 3.44. Kết quả kiểm tra kháng thể Salmonella, Mycoplasma ở mẫu huyết thanh 73
Bảng 3.45. Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh 74

Bảng 3.46. Mức độ mẫn cảm của E.coli và Cl. perfringens
với một số kháng sinh 74
Bảng 3.47. Tỷ lệ nuôi sống đà điểu giai đo
ạn sơ sinh -3 tháng 75
Bảng 3.48. Khối lượng cơ thể đà điểu thí nghiệm và đối chứng( n=36 con/lô) 75
Bảng 3.49. Kết quả trị bệnh do E.coli và Cl. perfringens bằng kháng sinh 76
Bảng 3.50. Ảnh hưởng của mật độ vận chuyển đến tỷ lệ chấn thương 77
Bảng 3.51. Ảnh hưởng vận chuyển ban đêm, ngày đến tỷ lệ chấn thương 78
Bảng 3.52. Ảnh hưởng của vi
ệc sử dụng mũ chụp đầu đến tỷ lệ chấn thương 78
Bảng 3.53. Ảnh hưởng của khoảng cách vận chuyển đến tỷ lệ giảm khối lượng 79
Bảng 3.54. Theo dõi quá trình muối da 89
Bảng 3.55. Các chỉ tiêu phân loại da muối 90
Bảng 3.56. Kết quả phân tích về cơ lý hoá đối với da đà điểu 97
Bảng 3.57. Quy mô và phân bố đàn đà điểu sinh sản 103
Bả
ng 3.58. Khả năng sản xuất của đàn đà điểu bố mẹ sinh sản 104
Bảng 3.59. Quy mô và phân bố đàn đà điểu thương phẩm 105
Bảng 3.60. Khối lượng cơ thể đà điểu qua các tháng tuổi( n= 150 con) 106
Bảng 3.61. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 106
Bảng 3.62. Quy mô và phân bố đàn đà điểu sinh sản 107
Bảng 3.63. Khả năng sản xuấ
t của đàn đà điểu bố mẹ 107
Bảng 3.64. Quy mô và phân bố đàn đà điểu thương phẩm 108
Bảng 3.65. Khối lượng cơ thể đà điểu qua các tháng tuổi (n = 150) 108
Bảng 3.66. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng( kg/ kg tăng trọng) 109
Bảng 3.67. Kết quả phân tích thức ăn nuôi đà điểu thương phẩm 110
Bảng 3.68. Kết quả phân tích thức ă
n dùng trong chăn nuôi đà điểu 111
Bảng 3.69. Kết quả phân tích nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi 111

Bảng 3.70. Kết quả phân tích nước uống sử dụng trong chăn nuôi đà điểu 112
Bảng 3.71. Lịch phòng bệnh bằng vaccine 114
Bảng 3.72. Phòng bệnh bằng thuốc và chế phẩm sinh học 114
Bảng 3.74. Kết quả phân tích mẫu dụng cụ thiết bị tại cơ sở giết mổ Ba Vì 117
B
ảng 3.75. Kết quả phân tích mẫu dụng cụ thiết bị giết mổ tại xưởng giết mổ Khatoco 118
Bảng 3.76. Kết quả phân tích vi sinh vật thịt đà điểu sau giết mổ tại Ba Vì 119
Bảng 3.78. Kết quả phân tích kim loại nặng tồn dư trong thịt đà điểu giết mổ Ba Vì 120
Bảng 3.79. Kết quả phân tích kim loại nặng tồn dư trong thịt đà điểu t
ại Khatoco 121
Bảng 3.80. Kết quả phân tích tồn dư kháng sinh trong thịt đà điểu 121
Bảng 3.81. Khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng 122
Bảng 3.82. Phân tích chi tiết cơ cấu chi phí chăn nuôi đà điểu thương phẩm 122
Bảng 3.83. Phân tích hiệu quả chăn nuôi 123

5
DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ đẻ trứng đà điểu 42
Đồ thị 3.2. Đồ thị sinh trưởng đà điểu 50
Đồ thị 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của đà điểu 55
Đồ thị 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối đà điểu 57
Đồ thị 3.5. Xác định chỉ số sả
n xuất (PN) 59
Đồ thị 3.6. Diễn biến kháng thể của đà điểu sinh sản 66
Đồ thị 3.7. Diễn biến kháng thể thụ động ở đà điểu con 68

6
DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI


TT Họ và tên Cơ quan công tác
A Chủ nhiệm đề tài

ThS. Hoàng Văn Lộc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
B
Cán bộ tham gia nghiên
cứu

1 TS. Phùng Đức Tiến Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
2 ThS. Nguyễn Khắc Thịnh Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
3 ThS. Nguyễn Thị Hoà Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
4 TS. Nguyễn Thị Nga Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
5 TS. Bạch Thị Thanh Dân Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
6 KS. Vũ Đức Tuấn Công tyTNHH Thương mại Quang Việt
7 KS. Nguyễn Văn Phong Tổng Công ty Khánh Việt
8 KS. Trần Minh Đức Cty TNHH Minh Đức
9 KS. Hoàng Mạnh Hùng Viện Nghiên cứu Da giày Thụy Khuê















7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đầy đủ
KPTĂ Khẩu phần thức ăn
KLCT Khối lượng cơ thể
KTKT Kinh tế kỹ thuật
NST Năng suất trứng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
VCK Vật chất khô








8
MỞ ĐẦU

Trên thế giới ngành chăn nuôi đà điểu còn non trẻ so với các vật nuôi
truyền thống, mới bắt đầu từ năm 1865, ban đầu chỉ để lấy lông. Đến những
năm 70 thế kỷ XX khi giá trị dinh dưỡng thịt, giá trị sử dụng các sản phẩm
chế biến từ da, tiết, mỡ, xương được đánh giá cao trên thị trường thế giới,
ch

ăn nuôi đà điểu có tốc độ phát triển nhanh trở thành ngành sản xuất hàng
hóa có giá trị kinh tế cao khắp các châu lục. Những nước có ngành công
nghiệp đà điểu phát triển hiện nay là: Nam Phi, Mỹ, Canada, Anh, Israel,
Australia, Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Trung Quốc và Hàn
Quốc. Theo thống kê của Hiêp hội Chăn nuôi đà điểu thế giới, năm 2002 số
lượng đà điểu sinh sản đạt trên 2,5 triệu con, trong đó Châu Phi chiếm 1/3,
Trung Quốc đứ
ng thứ 5.
Ở nước ta chăn nuôi đà điểu khởi đầu từ năm 1995 khi Bộ Nông nghiệp
và PTNT giao cho Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ấp thử 2 quả
trứng nhập từ Úc, nở được 2 con nuôi khảo nghiệm tốt. Năm 1996, Bộ giao
tiếp 100 quả trứng nhập từ Zimbabwe, ấp nở được 38 con, nuôi cho kết quả
tốt. Từ những thành công trên, năm 1998 Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt
dự
án xây dựng cơ sở nghiên cứu đà điểu Ba Vì, nhập từ Úc 150 con giống
gốc để nghiên cứu, phát triển tại Việt Nam.
Từ đó đến nay sau hơn 14 năm nghiên cứu phát triển, chúng ta đã
chuyển giao vào sản xuất trên 15 nghìn đà điểu giống nuôi tại nhiều tỉnh thành
trong cả nước. Ngày 17/10/2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT có quyết định số
3205QĐ/BNN-CN đưa đà điểu vào danh mục giố
ng sản xuất kinh doanh và
chỉ đạo nhanh chóng phát triển thành ngành hàng kinh tế kỹ thuật, sản xuất
sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu dùng trong nước, hướng ra xuất khẩu.
Mặc dù đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, triển khai
được một số đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm song nhìn tổng thể

9
về mặt công nghệ mới giải quyết được những kỹ thuật đơn lẻ, phát triển ngành
còn mang tính tự phát, chưa tổ chức sản xuất khép kín theo chuỗi sản phẩm để
nâng cao gía trị thương mại đà điểu.

Trước đòi hỏi bức xúc của sản xuất cần phải kết nối các trang trại xây
dựng thành vùng nguyên liệu đà điểu hàng hóa. Tổ chức khép kín công ngh

từ hoàn thiện quy trình nuôi đà điểu sinh sản, nâng cao năng lực sản xuất
giống chất lượng cao, sạch bệnh đến áp dụng các giải pháp khoa học tiên tiến
trong chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện tốt quy trình thú y an toàn sinh học,
nuôi đà điểu thương phẩm đạt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao, giá thành hạ, quy
trình giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Hoàn thiện được công
nghệ
lột da, bảo quản và thuộc da, chế tạo các sản phẩm từ da đạt tiêu chuẩn
khu vực sẽ nâng hiệu quả chăn nuôi đà điểu tăng lên160- 180%. Cần đưa ra
các giải pháp đồng bộ hữu ích đẩy mạnh gia tăng giá trị sản phẩm đà điểu
thương hiệu Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập trong những
năm tới
Vì vậy triể
n khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học
công nghệ đồng bộ sản xuất đà điểu và các sản phẩm từ đà điểu phục vụ nội
tiêu và xuất khẩu” là cần thiết.
Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng được quy trình công nghệ đồng bộ về sản xuất giống, thức ăn,
nuôi dưỡng, thú y, giết mổ và chế biến.
- T
ổ chức sản xuất đà điểu đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ nội
tiêu và xuất khẩu.







10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
* Tình hình phát triển đà điểu trên thế giới
Số lượng đà điểu trên thế giới
Khởi đầu 2002 2007
Nước
Năm bắt
đầu
SL Trang
trại
SL Trang
trại
Đầu con
giống
SL Trang
trại
Đầu con
giống
Châu Phi 1865 - 500 660.800 800 1.000.000
Châu Âu 1900 3850 200.000 6.500 800.000
Châu Úc 1868 3 200 30.000 257 270.000
Châu Mỹ 1882 600 112.000 830 500.000
Châu Á 510 120.000 1200 450.000
Tổng số 6 5660 1.122.800 10.167 3230000
Thế giới đã chứng kiến rất nhiều các hoạt động trong “ngành thương
mại đà điểu”. Nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Trung và Đông Âu nhìn thấy
tiềm năng xuất khẩu to lớn và mang lại nhiều lợi nhuận vì vậy đã phát triển
mạnh chăn nuôi đà điểu.
Châu Phi: Là nền móng đầu tiên của nghành công nghiệp chăn nuôi đà điểu.

Hiện nay, Cộng Hòa Nam Phi là nước d
ẫn đầu trên thế giới về đà điểu. Các nước
láng giềng như Namibia, Botswana và Zimbabwe bắt đầu quan tâm đến chăn
nuôi đà điểu. Trong những năm gần đây, doanh số xuất khẩu thịt, da đà điểu của
những nước này sang Châu Âu (chủ yếu là Đức) đã tăng rất mạnh. Châu Phi có
khoảng 800 trang trại với tổng số ước chừng 1 triệu đà đ
iểu giống.
Bắc Mỹ: Người Mỹ nhận thấy giá trị thịt đà điểu có hàm lượng cholesterol và
mỡ thấp sẽ thay thế được thịt bò với số lượng lớn, mức giá vừa phải, vì vậy họ
đã tiến vào lĩnh vực chăn nuôi đà điểu công nghiệp giữa những năm 1980.
Mỹ, Canada, phát triển chăn nuôi đà điểu theo hướ
ng hữu cơ, an toàn sinh
học. Năm 2007, bắc Mỹ có 830 trang trại, số lượng đà điểu giống khoảng
450.000 con.

11
Châu Úc: Năm 2007 có 195 trang trại, số lượng con giống đạt trên 190.000
con. Xu hướng các trang trại quy mô nhỏ đã sát nhập thành trang trại có quy
mô lớn, mang tính chất chuyên môn hoá cao.
Châu Âu: Đà điểu được nuôi ở hầu hết các nước. Số lượng các trang trại đang
gia tăng đạt 6.500. Số lượng đàn sinh sản đạt trên 50.000 con. Nước nuôi
nhiều nhất là Italy, Ba Lan. Trước đây châu Âu thuần túy là thị trường nhập
khẩu, tiêu thụ sản phẩm th
ịt, da, lông từ Nam Phi, ngày nay đã tổ chức sản
xuất được1/3 nhu cầu sản phẩm tự tiêu thụ trong nước .
Châu Á: Các nước phát triểnchăn nuôi đà điểu mạnh phải kể đến Israel, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… Israel là nước dẫn đầu về số lượng đà điểu giết mổ
trên thế giới. Trung quốc trong gần 2 thập niên qua, tốc độ phát triển đà
điểu tăng
nhanh. Theo Wang Xuechuan, Zhang Chuanbo, Ma Jianzhong (2004) Năm 2000

mới có khoảng 60.000 con nhưng đến năm năm 2004, đã phát triển hơn 400
trang trại tại 20 tỉnh, số lượng đạt trên 100 nghìn con.
Nhật Bản cũng có khoảng 60 trang trại đà điểu. Nhật Bản là thị
trường nhập khẩu thịt, da đà điểu lớn trên thế giới hiện nay.
Như vậy, tổng quan cho thấy từ nhữ
ng năm 1880 đến nay ngành chăn
nuôi đà điểu thế giới liên tục phát triển, tăng nhanh về đầu con và số lượng
trang trại. Trong 2 thập niên gần đây khi xuất hiện dịch lở mồm long móng,
nạn bò điên và dịch cúm gia cầm thì sản phẩm thịt đà điểu có chất lượng
cao được mệnh danh là “thịt sạch của thế kỷ XXI” được tiêu thụ ngày càng
nhiều tạ
o động lực phát triển đà điểu mạnh ở nhiều nước.
* Nghiên cứu về giống
Đà điểu có tuổi thọ dài, thời gian khai thác sinh sản nhiều năm. Con mái
nuôi trong điều kiện tốt, cho ăn khẩu phần theo đúng tiêu chuẩn có thể đẻ
trứng trong 35 - 40 năm [3]. Đỉnh cao khả năng sinh sản bắt đầu từ năm tuổi
thứ 4-5 và duy trì trong 12 - 15 năm.
Theo Sell, 1997 [17] cho biế
t: Các tính trạng về năng suất trứng, tỷ lệ

12
phôi, tỷ lệ ấp nở và khả năng phối giống có giá trị di truyền từ 5-15%; kích
thước, khối lượng trứng trứng dao động từ 30-50%;
Samson, 1997 và Hick, 1992 [18] chỉ rõ những con mái có khả năng sinh
sản cao có xu hướng cho ra đời thế hệ sau cũng có năng suất cao.
Trong điều kiện nuôi trang trại hiện nay, có những con mái đẻ từ 40 - 100
quả [13] và đôi khi còn nhiều hơn thế. Một số con mái nuôi trong các trang
trại của M
ỹ thậm chí còn đẻ tới 130 quả/ năm, trung bình toàn đàn là 40 - 45
quả[10]. Số lượng trứng cao nhất của đà điểu mái/ năm được ghi nhận ở Hoa

Kỳ đạt 167 quả [5].
Doug Black, 1997[20] đã thống kê những yếu tố quan trọng dẫn đến
thành công đối với các trang trại sản xuất đà điểu, trong đó việc chọn lọc phải
được quan tâm đối với các tính trạng nă
ng suất và chất lượng trứng, tỷ lệ phôi,
tốc độ tăng trọng, khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng da. Ngoài ra
trang trại nuôi đà điểu lên được bố trí sản xuất theo phương pháp sinh thái hữu
cơ, với môi trường thoáng có vành đai cây xanh.
Điều kiện khí hậu cũng là yếu tố quan trọng và người ta cho rằng khí hậu tốt
nhất đối v
ới đà điểu là ở Nam Phi (ấm và khô). Sản lượng trứng ở đó đạt khoảng
60 quả/mái trong khi đó ở Châu Âu thường giao động từ 35 - 40 quả/mái.
Tương tự như các loài vật nuôi khác, các tính trạng về khả năng sinh
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất thịt có hệ số di truyền cao từ 40-
60%[6]. Khối lượng cơ thể được cân thường xuyên vào các ngày tuổ
i thứ 1,
30, 60 và 90. Sau đó cân 20% số con của đàn vào ngày tuổi 120, 150, 180,
240, 300 và 360. Khối lượng cơ thể của đà điểu 12 tháng tuổi đưa giết mổ
không được thấp hơn 75 kg/ con.
* Thức ăn, dinh dưỡng
Để hoàn thiện công nghệ chăn nuôi, khai thác tối đa tiềm năng di truyền
giống có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng nuôi đà điểu.
Cilliers 1994[1] nhấn mạnh đến tính
đặc trưng tính loài rất lớn của đà

13
điểu về khả năng tiêu hóa protein, chất béo và axit amin. Khả năng tiêu hóa
protein ở đà điểu cao hơn ở gà broiler (tương ứng 65 và 61%). Khả năng tiêu
hóa chất béo cũng cao hơn.
Nhu cầu năng lượng hàng ngày của đà điểu phụ thuộc vào hệ thống chăn

nuôi, độ tuổi, khối lượng cơ thể cũng như cường độ và đỉnh cao giai đoạn đẻ.
Các nghiên cứu so sánh do Cilliers và cs., [2] ti
ến hành đã chỉ ra rằng đối
với đà điểu thì giá trị năng lượng nhận được do tiêu hoá từ nguồn chất xơ
trong thức ăn cao gấp đôi so với gà, còn nhận được từ tiêu hoá tinh bột của
thức ăn ngũ cốc thì như nhau. Đà điểu non có khả năng tiêu hóa chất béo thấp
có lẽ do thiếu túi mật [14]. Đà điểu hơn 4 tháng tuổi có khả
năng tiêu hóa chất
béo đạt trên 90% nhưng hàm lượng chất béo trong thức ăn không được vượt
quá 6 - 8%.
Trong nghiên cứu của Damuchen, Guoliangwei năm 2004 [3] đã nghiên cứu
chế độ dinh dưỡng cho đà điểu theo các giai đoạn 0-2; 2-4; 4-6; 6-9; 9-14 tháng
tuổi và giai đoạn đẻ trứng tương ứng với mức protein 23; 21;19; 16; 14 và 18-20
%; mức năng lượng: 2750; 2750; 2600; 2500; 2450; 2600kcal. Từ đó các tác giả
đưa ra tiêu chuẩn định mức chế độ ăn cho đ
à điểu sinh sản, đà điểu thương phẩm.
Du Preez, 1991[25] đã cân bằng khẩu phần thức ăn với 12 axitamin quan
trọng và chỉ ra rằng, một đà điểu mái nặng 105 kg cứ 2 ngày sản suất 1 trứng
nặng 1,4 kg thì cần ăn 2 kg thức ăn với yêu cầu tổng số là 13,43g lyzine, 5 g
methionine/ ngày,…
B D H van Niekerk, 1997 [20] đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo về
các mức lyzine, methionine, arganine, threonine, leusine trong khẩu phần thức
ăn ở
các lứa tuổi.
Vandervoodt-Jarvis, 1994 [34] nghiên cứu về mức Ca, P trong khẩu phần
thức ăn ở 0-6 và 7-12 tháng tuổi. Năm 2004, một số công trình nghiên cứu đã
công bố về mức Canxi/photpho và cân bằng một số axit amin trong khẩu phần
thức ăn [ICDOE, tr344; 356; 367]

14

Anger C.R., 1993 [13] đã nghiên cứu về khả năng tiêu hóa ME, xơ, mỡ
của đà điểu ở các lứa tuổi.
Fan Jishan đã nghiên cứu nhu cầu bổ sung khoáng vi lượng như sắt, đồng,
kẽm, mangan, selen cho đà điểu [ICDOE, tr 371].
Lao Weiqing và Zhowei cũng đã nghiên cứu ủ cỏ để chăn nuôi đà điểu tại
miền Nam Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh vào mùa đông
giáp hạt [ICDOE, tr289].
Nhiều công trình khoa học khác cũng đã nghiên cứu sử dụng các loại
thức ăn xanh, tỷ lệ thức ăn tinh/ xanh để chăn nuôi đà điểu theo các lứa tuổi.
* Chăm sóc nuôi dưỡng.
Ở mỗi nước đều có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đà điểu phù hợp đặc
điểm khí hậu, môi trường sinh thái. Trong đó nhấn mạnh yếu tố đảm bảo đầy
đủ chế độ
dinh dưỡng, kiểm soát chất lượng đầu vào thức ăn, nước uống.
Giám sát chặt chẽ và tuân thủ thực hiện quy trình thú y. Chăn nuôi theo hình
thức an toàn sinh học, bảo vệ tốt môi trường sinh thái để cho sản phẩm an toàn
thực phẩm.
Úc đã đưa ra công nghệ chăn nuôi đặc biệt giai đoạn vỗ béo sử dụng thức ăn cơ
bản gồm hỗn hợp ngô và cỏ linh lăng, tuyệt đố
i cấm không được sử dụng các chất
hoocmôn, chất kích thích sinh trưởng và kháng sinh. Kiểm soát vấn đề này định kỳ
cứ 3 tháng một lần lấy mẫu thức ăn kiểm tra (về kháng sinh như hàm lượng

chloraphenicol, nitrofuran và zeranol ) vì vậy đảm bảo chất lượng thịt an toàn.
Một số vấn đề khác như quản lý chăm sóc đà điểu nuôi thịt, quy trình giết
mổ, tiêu chuẩn vệ sinh thú y thân thịt đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cũng
được nghiên cứu đưa ra các tiêu chí cụ thể.
Doug Black, 1997 [c, tr40] [20]: đã phân tích về công nghệ nuôi dưỡng đà
điểu và hiệu quả các phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh
Nel, 1991 [c, tr51]

[30] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức cho
ăn tới sản lượng trứng, tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở của đà điểu chỉ ra rằng: Cho ăn

15
lượng thức ăn tự do: Tỷ lệ chết phôi 24,5%; con nở 46,7%. Cho ăn theo định
lượng 1,5kg/con/ngày: trứng thu được có tỷ lệ chết phôi thấp 11,5%; con nở
60,3%. Vì vậy cần cho ăn hợp lý tránh đà điểu quá béo.
* Ấp nở trứng đà điểu theo phương pháp nhân tạo
D.C. Deeming, PhD; C. Biol; M.I. Biol, Hangland Farm Ostriches Ltd,
Banbury, Oxfordshire, England [tr 93] đã nghiên cứu về cấu tạo, hình dạng,
kích thước, thành phần hóa học của trứng đà điể
u tạo tiền đề hoàn thiện quy
trình ấp trứng nhân tạo có kết quả cao.
John Brake, và Bruce L. Rosseland, NatureForm Inc, Florida [tr 03] đã đi
sâu đánh giá sinh lý và giải phẫu cơ bản của trứng, bảo quản trứng, xác định
vị trí góc xếp trứng trong máy ấp, đảo trứng từ đó giúp ta hoàn thiện được quy
trình ấp nở
* Nghiên cứu thú y phòng bệnh
Các đợt bùng phát bệnh Newcastle tự nhiên đã từng xảy ra ở đà điểu
(Alexander, 2000), (Blignaut et al, 2000). Các dòng virus Paramyxovirus
serotype 1(APMV-1) có khả năng lây nhiễm và gây ra các đợt bùng phát
Newcastle nguy hiểm ở những đàn đà điểu mẫn cảm. Đà điểu nhiễm bệnh này
thông qua đường tiêu hoá và hô hấp, do tiếp xúc với đà điểu bệnh, với chim
hoang hoặc gia cầm khác đang bị nhiễm virus gây bệnh này, với triệ
u chứng thần
kinh nghẹo cổ hoặc cứng cơ cổ làm cho con vật không thể lấy được thức ăn. Con
vật có thể chết sau 3- 4 ngày ( F.W. Huchzemeyer, 1999)
Jarolaw Olav Horbanczuk, 2002 [ostrich, tr140]
[28]: đã giới thiệu một số
bệnh quan trọng trong chăn nuôi đà điểu, và các biện pháp điều trị.

William C. Sutton, MD [Ratite Encyclopedia, tr149] sau khi nghiên cứu
các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống đà điểu non đã đưa ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả nuôi đà điểu giai đoạn sơ sinh - 3 tháng tuổi và các
thời kỳ tiếp theo sau.
Amy M. Raines, DVM, Boondocks Ratite Hospital, Oklahoma City,

16
Oklahoma [13] sau khi nghiên cứu về bệnh lý, triệu chứng lâm sàng, tác giả
đã đưa ra biện pháp phòng trị có hiệu quả một số bệnh đường tiêu hóa như:
Salmonella, Clostridium, bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác.
Aziz Arda Sancak đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp điều trị bệnh
Asperrgillosis và tắc dạ dày ở đà điểu( trg 242 Tiêu điểm)
R.J.T. Doneley và cs đưa ra nguyên nhân và triệu chứng bệnh lý khi đà
điểu nhiễm bệnh mycobacterium và các biện pháp phòng trị.
Rocky Terry, DVM, Terry Veterinary Clinic, Glen Rose, Texas [tr295]
đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp an toàn sinh học như cách ly, vệ sinh
phòng bệnh, sát trùng trang thiết bị chăn nuôi, chuồng trại, máy ấp, máy nở
nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi đà điểu.
* Giết mổ, chế biến
Cục Thú y Quốc gia Úc (Ođedaan 2000) đã đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh tối
thiểu, cơ bản đối với lò giết mổ đà điểu xuất khẩu. Quy trình giết mổ kiểm
soát từ phòng nhốt đà điểu chờ giết đến phòng gây choáng, cắt tiết, vặt lông,
lột da, mổ bụng lấy nội tạng, phòng lọc và xẻ thịt, đóng gói bảo quản….
Công ty Jiangmei Golden Ostrich Developmen Quảng Đ
ông Trung quốc
đã nghiên cứu cặn kẽ quy trình công nghệ giết mổ đà điểu thịt: như yêu cầu về
giám sát chăn nuôi, yêu cầu thiết kế lò giết mổ gồm cấu trúc nội thất đảm bảo
hợp vệ sinh, lối vào riêng rẽ, khu vực thoát nước, khu lột da và mổ, khu làm
lạnh, khu đóng gói. Các yêu cầu về trang thiết bị, nhân sự, yêu cầu về vận
hành Trong quy trình giết mổ: kỹ thu

ật chăm sóc 12 h chờ trước khi giết để
giảm stress, yêu cầu gây sốc bằng dòng điện 150-220V, 0,5A, thời gian gây
sốc 6-10 giây, yêu cầu cắt tiết, vặt lông, kỹ thuật lột da, kỹ thuật moi ruột
không được phép làm vỡ cơ quan nôi tạng, xử lý phụ phẩm, đóng gói, kỹ thuật
bảo quản lạnh sâu
Musafirri Karama(Anonymous,2000) đã đưa ra tiêu chuẩn kiểm soát
hàm lượng vi sinh vật trong thân thịt đà điểu tạ
i lò giết mổ được chứng nhận

17
xuất khẩu của Nam Phi. Các loại vi sinh vật gồm: Tổng số VSV hiếu khí,
salmonella spp, Staphylococus aureas, Coliform, E. Coli, Campylobacter spp.
Trong đó chỉ rõ chất lượng thịt đà điểu phụ thuộc toàn bộ dây chuyền sản xuất
từ trang trại chăn nuôi, quá trình vận chuyển và nhốt trước khi giết mổ, vệ
sinh trong khi giết mổ và sau khi giết mổ…
Tập đoàn Intenational Kinh Ostrich – thành phố Tây an Trung Quốc ,
ngoài việc bán thịt đà điểu
đóng gói theo dạng tươi, còn chế biến thành thực
phẩm ăn ngay phục vụ khách du lịch. Mỡ dùng để chế mỹ phẩm dưỡng da, vỏ
trứng được chế tác thành các tác phẩm mỹ nghệ đặc sắc. Tại đây các nhà khoa
học đã chiết xuất từ máu đà điểu một số hoocmon, chất emzim sinh học để sản
xuất biệt dược nguồn gốc sinh học tă
ng cường sinh lực cho đàn ông và phụ
nữ. Xương đà điểu được nấu thành cao phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.
* Công nghệ xử lý da, thuộc da
Có thể lột da đà điểu theo phương pháp thông thường sử dụng đối với lột
da động vật lông mao. Theo phương pháp này, sau khi đã nhổ hết lông, thân
thịt đà điểu được treo lên móc rồi dùng dao sắc tiến hành rạch những đường
cơ bản và lột da. Chú ý các thao tác thật chuyên nghiệp để ít có nguy cơ làm
rách đến da.

Da đà điểu được chia thành 4 loại chất lượng : từ A1 (tốt nhất) đế
n A4
(kém nhất). Loại da đạt chất lượng tốt cho người chăn nuôi thu nhập cao. Da
A1 phải đủ về kích thước: tối ưu là 120 - 145 dm
2
. Loại da A1 có thể lấy được
từ những đà điểu ít nhất phải từ 9 tháng tuổi và cân nặng không dưới 85 kg.
Da của những đà điểu 12 - 14 tháng tuổi dày hơn, khỏe hơn và khả năng co
dãn chống chịu tác đông cơ học tốt hơn, điều này rất quan trọng để sản xuất ra
những sản phẩm cuối cùng chất lượng cao.
Công ty Leather Enginring College ở tỉ
nh Thiểm Tây -Trung Quốc đã
nghiên cứu công nghệ xử lý, thuộc da đà điểu gồm các bước: Ngâm nước, hồi

18
da, nạo da, tẩy nhờn, nhúng kiềm, tẩy trắng bằng H
2
O
2
, nhúng axit, thuộc da(
thuôc Chrome), thuộc trung hòa da, nhuộm và chuốt đánh dầu bóng da
Trên thế giới các nước: Italia, Cộng hòa Séc, CHLB Đức, Mỹ, Hàn Quốc đã
đầu tư nghiên cứu công nghệ thuộc da tiên tiến. Trung quốc, Thái Lan cũng có
công nghệ thuộc da cho chất lượng các sản phẩm được khách du lịch chấp nhận.
Như vậy, ngành công nghiệp sản xuất đà điểu trên thế giới đang dần được
hoàn thiện một cách hệ
thống từ nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong khâu
chăn nuôi, ấp trứng, thú y phòng bệnh đến xây dựng nhà máy giết mổ, quy
trình giết mổ, công nghệ thuộc da, chế biến sản phẩm từ đà điểu.
* Thị trường các sản phẩm đà điểu

Thịt đà điểu là thực phẩm có giá trị cao, được mệnh danh là thịt sạch của
thế kỷ XXI. Hàm lượng cholesterol trung bình trong thịt đà điểu 58-60
mg/100 g thấp hơn thịt gà (85mg), thịt lợn, thịt bò( 84 mg). Hàm lượng axit
béo không bão hòa đa tính (PUFA)/tổng số axit béo của thịt đà điểu đạt
32,5%, trong đó ở thịt gà chỉ đạt 19% và ở thịt bò 5%. Hàm lượng axit béo
W3 cao 8% ở thịt đà điể
u có tác dụng giảm nguy cơ mắc chứng bệnh tim
mạch và rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển trí tuệ của người,
đồng thời có giá trị đặc hiệu về chống đông máu, viêm cơ. Thịt đà điểu bổ
xung vào khẩu phần ăn của chúng ta đang thiếu các axit béo W3. Về thành
phần khoáng chất, hàm lượng Natri trong thịt đà điểu (43 mg/100g) thấp hơn
thịt bò (63 mg) hoặc thịt gà (77 mg/100g) là l
ợi thế đối với người tiêu dùng có
chế độ ăn kiêng Natri. Hàm lượng sắt (2,3 mg), mangan (0,06mg) và đồng
(0,1mg), kẽm (2mg/100 g) trong thịt đà điểu cao hơn ở thịt bò và thịt gà. Hiện
nay thịt đà điểu được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và nhà hàng đặc
sản ở Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Italia, Thụy Sỹ, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và
Hoa Kỳ. Ở Châu Âu, thịt đà điểu đắt hơn th
ịt bò khoảng 15% (Đan Mạch, Bỉ)
và 90% (Đông Âu). Ở Đức 1 kg thịt thăn giá 16 - 18 EUR còn ở Ba Lan giá
13 - 15 EUR . Tại Hoa Kỳ, giá bán lẻ khoảng 21 - 22 USD/kg (giá bán buôn

19
16 - 17 USD/kg). Tại Nhật Bản giá 1 kg thịt thượng hạng giá 25-30USD.
Châu Âu có nhu cầu tiêu thụ thịt đà điểu cao nhưng tự sản xuất chỉ đáp ứng 25
- 40% còn phải nhập 60-75% từ Nam Phi, và Úc. Đây là cơ hội cho các nước
châu Á tổ chức sản xuất thịt đà điểu xuất khẩu sang châu Âu với lợi thế giá rẻ.
Để khai thác nguồn sản phẩm chủ yếu từ thịt và da củ
a đà điểu, đã có nhiều
nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về tuổi giết mổ của đà điểu đạt hiệu quả

kinh tế và chất lượng cao, mặt khác lại khai thác được sản phẩm da của chúng.
Hayes và cộng sự (1996) cho rằng đà điểu nên giết mổ vào tháng tuổi thứ 14.
Còn Gonzales (1992) khẳng định thời điểm tốt nhất giết thịt
đà điểu là lúc 12
tháng. Theo kết quả quan sát của Damu Chen, Guoliang Wu (2004) tại Shantou
Catic Investment Co.Ltd., thì khối lượng đà điểu cổ đỏ có thể đạt 100kg khi 9
tháng tuổi, một số con có thể đạt 100kg khi mới 10 tháng tuổi. Chất lượng thân
thịt cũng tốt và tỷ lệ thịt tinh là 35%. Vì vậy, thời điểm bán ra thị trường sẽ sớm
hơn so với các loại khác là 2 - 3 tháng. Một số ý kiến khác cho rằng nếu coi thị
t
là sản phẩm chính thì ta có thể giết mổ lúc từ 10 tháng tuổi.
Sản phẩm da chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập toàn bộ con đà điểu. ở
những nước có ngành chăn nuôi phát triển như Nam Phi, Israel, Ba Lan, thu
nhập từ da chiếm tỷ lệ tương ứng 72%; 52%, 37,2% tổng giá trị đà điểu .
Da đà điểu có chất lượng cao, tốt hơn da voi, cá sấu vì mềm mại và có
những nang chân lông đặc thù t
ạo thành nhiều hoa văn đặc sắc chiếm 40%
diện tích da. Da chân của đà điểu với các lớp vảy sừng bò sát tạo ra một kiểu
dáng khác biệt không thể có ở các loại da khác. Da đà điểu có giá trị cao
nhưng không bị các luật lệ quốc tế áp đặt cấm như da động vật quý hiếm cần
được bảo vệ cho nên thuận tiện trong các giao dịch xuất, nhập khẩu.
Vào cuố
i năm 2000, giá da đà điểu thô ướp muối giao động từ 120 - 400
USD. Hiện nay các nước nhập khẩu da với khối lượng lớn trên thế giới là
Nhật, Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Người chăn nuôi Israel xuất khẩu da chủ

20
yếu sang Nhật Bản. Năm 1999 nước Nhật nhập 198.000 tấm da với giá từ
250-483 USD/ tấm.
Ở Mỹ các năm 2003, 2004, 2005 đã xuất hơn 1 triệu tấm da đà điểu đã

thuộc. Zambia, năm 2001, xuất khẩu 120 nghìn bộ da đà điểu sang Mỹ. Namibia
năm 2005 xuất khẩu được 200,8 nghìn bộ da đà điểu sang Tây Âu. Úc vừa xuất
khẩu da thô, vừa thuộc da và chế tạo thành các đò dùng da cao c
ấp bán trên nhiều
thị trường.
Năm 2006, giá da thô tính theo FOB trên thị trường quốc tế tăng từ 16
USD lên 27,5 USD/fút vuông (0,09m
2
). Một bộ da trung bình 14 fút vuông
được bán với giá 385 USD/bộ. Những bộ da đà điểu thuộc chất lượng tốt hơn
được bán với giá khoảng 45 USD /1 phút vuông, tương đương 630 USD/ bộ.
Lông đà điểu nổi tiếng với chất lượng tốt nhất trong tất cả các sản phẩm
sử dụng cho thời trang. Hiện nay lông đà điểu sử dụng nhiều ở Châu Âu, Mỹ,
Philippine và ở Brazin, Tây Ban Nha trong lễ
hội Carnaval Ngoài dùng cho
thời trang, lông đà điểu còn sử dụng trong ngành công nghiệp chính xác với
tính chất đặc biệt là vật liệu tĩnh điện nên được làm chổi quét bụi, sơn các
thiết bị, sản phẩm công nghệ cao…
Các sản phẩm khác của đà điểu đều có giá trị như: Mỡ không chứa
phospho lipid lại có tính diệt khuẩn chống dị ứng, viêm loét, viêm khớp, được
sử d
ụng trong công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm. Trứng đà điểu nặng 1,2-
1,7 kg, lòng đỏ có hàm lượng mỡ thấp (31,8%) có giá trị thực phẩm bổ dưỡng.
Vỏ trứng đà điểu có kích thước lớn, độ dày vỏ 1,5-2,2 mm, màu trắng ngà nên
dễ trạm trổ chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Tiết, xương
đà điểu được chiết xuất để sản suất các lo
ại chế phẩm phục vụ chữa bệnh,
phục hồi sức khoẻ cho con người
Chăn nuôi đà điểu thật sự trở thành ngành có hiệu quả kinh tế to lớn.




21
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện
Chăn nuôi đã tiến hành một số đề tài nghiên cứu và thực hiện Dự án: “Hoàn
thiện quy trình công nghệ chăn nuôi và xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm đà
điểu tại các tỉnh miền Trung” đã thu được kết quả:
Kết quả nghiên cứu nuôi thích nghi theo Trần Công Xuân, Phùng Đức
Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Đăng Vang, [3] đã khẳ
ng định đà điểu phát triển
tốt trong điều kiện Việt Nam. Tỷ lệ nuôi sống từ 03 tháng tuổi trở đi đạt cao từ
97,16 - 97,90%. Đà điểu mái thành thục lúc 25 tháng tuổi, có khối lượng cơ thể
tương đương với nơi xuất xứ (mái đạt 110 - 125 kg/con; trống đạt 125 - 145
kg/con). Khả năng sinh sản trung bình 4 năm đầu: năng suất trứng 33
quả/mái/năm, tỷ
lệ trứng có phôi đạt 73,19%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 63-64%.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và cho thịt
của đà điểu thế hệ I nuôi tại Ba Vì theo Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và
Cs, [4] cho thấy đà điểu thế hệ F1 sinh ra tại Việt Nam thích nghi tốt với điều
kiện môi trường nhiệt đới, có sức sống cao. Tỷ l
ệ nuôi sống từ sơ sinh đến 3
tháng tuổi đạt 76-78%. Khối lượng cơ thể trung bình lúc 10 tháng tuổi đạt
98,35 kg/con, 12 tháng tuổi đạt 100-105 kg/ con, sử dụng hết 462 kg thức ăn
tinh và 433,22 kg thức ăn xanh. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt tương đương với kết
quả nuôi đà điểu của các nước tiên tiến.
Đã tiến hành nghiên cứu khả năng sản xuất của một số công thức lai giữ
a
các dòng đà điểu. Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Khắc Thịnh và Cs [5], kết
thúc 12 tháng tuổi khối lượng cơ thể con lai đạt được cao nhất ở công thức lai

ZimxBlue: 114,5kg; con lai ZimxAust đạt được 113,8 kg. Khối lượng con lai
đạt được tương đương với dòng trống Zim (p> 0,05), cao hơn hẳn dòng Blue
và Aust (p< 0,05) dùng làm dòng mái. Ưu thế lai về khối lượng cơ thể lớn
nhất ở công thức ZimxBlue là 3,22%, ở công thức ZimxAust đạt 2,97%. Tỷ lệ
th
ịt xẻ ở đà điểu trung bình đạt 69,34%. Khối lượng thịt tinh đạt 39,22 kg

22
chiếm 34,63% / khối lượng sống. Kết quả mổ khảo sát cho thấy thịt đà điểu
tập trung ở 2 đùi (tỷ lệ thịt đùi chiếm tới 84% tổng lượng thịt). Khối lượng mỡ
chiếm 18,19%, khối lượng xương là 20,56 kg, chiếm 18,15%/ khối lượng
sống. Khối lượng phủ tạng ăn được (tim, gan, dạ dày) trung bình 4,89 kg
chiếm 4,32%. Thành phần hóa học của th
ịt đà điểu: tỷ lệ vật chất khô đạt
24,14%, tỷ lệ protein thô 21,2%, tỷ lệ mỡ thô 1,13%, khoáng tổng số 1,49%,
hàm lượng canxi: 0,01%, hàm lượng photpho 0,06%, hàm lượng sắt đạt được
là 30,04mg/1 kg thịt. Như vậy, về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng
thịt đà điểu đạt tương đương với thế giới.
Theo Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễ
n Thị Hòa và Cs [12] đã
xác định được khẩu phần ăn có mức protein 21%; mức năng lượng (ME):
2750 kcal/kg thức ăn giai đoạn 0-4 tuần tuổi và mức protein 19%; ME:
2600kcal/kg thức ăn giai đoạn 5-13 tuần tuổi, nuôi gột cho kết quả tốt nhất.
Đã xác định được chế độ dinh dưỡng nuôi điểu sinh sản [9]giai đoạn đẻ
trứng với khẩu phần thức ăn có m
ức protein 18,5 – 20,0% và mức Lyzine
(0,99-1,34%); Methionin(0,36-0,49%) cho tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Mức
protein 20% cho năng suất sinh sản cao nhất: tỷ lệ đẻ 16,25%; năng suất trứng
đạt 44,25 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi là 79,52%, tỷ lệ nở/phôi đạt 67,50% và số
con/mái là 22,5 con. Mức lyzin 1,16% và mức methionin 0,42% cho tỷ lệ đẻ

16,30%, năng suất trứng/mái đạt 44,75 quả cao nhất, tương ứng số đà điểu
giống/mái đạt 22,25 con.
Kết qu
ả nghiên cứu mức Canxi - Phospho [10] trong khẩu phần thức ăn
nuôi đà điểu sinh sản cho thấy với khẩu phần ăn có mức Canxi 2,0%, Phospho
0,86% đạt hiệu quả tốt nhất: năng suất trứng đạt 42,50 quả/mái/năm; Tỷ lệ
trứng giống đạt 94,09%; số con nở /mái đạt 24,91 con. Tỷ lệ trứng loại không
đủ tiêu chuẩn ấp, tỷ lệ trứng dập thấp nhất (5,91%; 2,92%). Tiêu t
ốn thức ăn
tinh và xanh cho một đà điểu con giống đạt thấp nhất là 25,31 kg và 25,13 kg

23
Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Lê Văn Thực [12] đã tiến hành thử
nghiệm sử dụng 3 loại rau muống, rau lấp và chè đại với các tỷ lệ tinh/ xanh là
1/0,7; 1/1 và 1/tự do để nuôi gột đà điểu 0- 3 tháng tuổi. Kết quả cho thấy các
loại thức ăn xanh đưa sử dụng cho tỷ lệ nuôi sống tốt. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ rõ khi sử dụng tỷ lệ 1 th
ức ăn tinh/ 1 thô xanh cho kết quả tốt nhất.
Đà điểu không có hiện tượng ăn cát, dị vật, (hiện tượng ăn thay thế) gây tắc dạ
dầy, ruột, hoặc bị tiêu chảy. Khối lượng cơ thể đà điểu đến 3 tháng tuổi đạt từ
18,01 kg - 20,50kg/ con.
Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Lê Văn Thực và Cs [13] nghiên cứu sử
dung một số loại thứ ă
n xanh và tỷ lệ thức ăn tinh/ thô xanh nuôi đà điểu sinh sản
giai đoạn đẻ trứng. Kết quả khảng định nguồn thức ăn xanh là cỏ ghine, cỏ VA06
và bèo tây với tỷ lệ tinh/ thô xanh là: 1/1; 1/1,2 và 1/1,4 đều sử dụng tốt nuôi đà
điểu sinh sản. Sử dụng cỏ VA 06 với tỷ lệ tinh/xanh là 1/1,4 cho tỷ lệ phôi cao
nhất là 74,29%
Các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn
đã góp phần từng bước

hoàn thiện quy trình chăn nuôi đà điểu tại Việt Nam. Đến nay các cơ sở chăn
nuôi đà điểu phần nào đã chủ động sử dụng nguồn thức ăn xanh đa dạng sẵn
có như cỏ tự nhiên, cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ VA06, rau muống, rau lấp, chè đại,
bèo tây, thân cây chuối nuôi đà điểu sinh sản, đà điểu thương phẩ
m tạo điều
kiện hạ hạ giá thành sản phẩm.
Trong thời gian hơn 10 năm, đã tập trung triển khai nghiên cứu về lĩnh
vực ấp trứng đà điểu. Kết quả đã xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến
ấp nở trứng đà điểu, làm căn cứ để hoàn thiện quy trình ấp trứng đà đ
iểu ứng
dụng trong sản xuất.
Đã xác định được kỹ thuật khử trùng trứng bằng phương pháp xông hơi [1]
với liều 8,75g thuốc tím + 17,5ml foocmôn + 17,5ml nước. Xác định được chế
độ nhiệt trong máy ấp: 36,5; 36,3; 36
0
C, ẩm độ: 28-30; 17-22; 40-45% ứng
với các giai đoạn 1-10; 11-38; 39-42 ngày ấp. Kết quả đạt tỷ lệ nở/ phôi 75,3

24
%, nở/ trứng ấp 63,6 %. Ngoài ra còn chế tạo được máy ấp công suất 252
trứng đà điểu, đạt các chỉ tiêu ấp nở tương đương máy ngoại nhưng giá thành
hạ được 40-45% so với máy nhập .
Kết quả nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi úm gột đà điểu từ 0 - 3 tháng
tuổi. Đã đi sâu nghiên cứu quy trình chăm sóc sức khỏe ban đầu đà điểu non, chế
độ dinh dưỡng nuôi gộ
t, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, mật độ chuồng nuôi, thú y
phòng bệnh và xử lý tiểu khí hậu chuồng nuôi… Kết quả đã đạt tỷ lệ nuôi sống
cao 82,7-84,1 % ngang bằng các nước trong khu vực.
Kết quả nghiên cứu quy trình thú y phòng bệnh: Bạch mạnh Điều, Nguyễn
Thị Nga, Nguyễn Liên Hương, Nguyễn Huy Lịch [2] bước đầu đã xác định được

thời điểm và liề
u lượng sử dụng Văcxin Lasota phòng bệnh Newcastle cho đà điểu
trong điều kiện Việt Nam. Phối hợp với Viện Thú y nghiên cứu khả năng đáp ứng
miễn dịch của đà điểu đối với bệnh cúm gia cầm H5N1.Trong quá trình chuyển
giao đà điểu trong sản xuất chưa thấy cơ sở nào nhiễm dịch cúm gia cầm H5N1.
Đã nghiên cứu sử dụng 2 loạ
i kháng sinh đặc hiệu là Nofloxacin,
Ciprofloxacin phòng trị bệnh đường tiêu hóa cho đà điểu góp phần nâng tỷ lệ
nuôi sống từ sơ sinh - 03 tháng tuổi đạt 84,13% cao hơn trước đây 5 - 7%. Kết
quả nghiên cứu đã được áp dụng để phòng trị bệnh cho đà điểu đạt hiệu quả
cao trong sản xuất.
* Kết quả chuyển giao TBKT vào sản xuất
Tính đến năm 2007 đã chuyển giao được trên 12.032 đà
điểu giống trong đó có
3.950 con đang đẻ, 8.082 con hậu bị nuôi tại 56 trang trại ở trên 40 tỉnh thành thuộc
các vùng sinh thái trong cả nước. Các trang trại nuôi sinh sản đã bước đầu chủ động
sản xuất được con giống. Nhiều trang trại nuôi thương phẩm đã có sản phẩm thịt.
Đà điểu là vật nuôi có thể phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt miền
Trung. Ba trại giố
ng đà điểu: Hoà Phú - Đà Nẵng, Tam Kỳ - Quảng Nam và
Ninh Hoà - Khánh Hoà năm 2007 có tổng số 6.893 con đà điểu là những trại
giống dẫn đầu về quy mô sản xuất của cả nước. Năng suất trứng/mái năm đẻ

×