Tải bản đầy đủ (.pdf) (277 trang)

nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng đối với thuỷ cầm chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 277 trang )


1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐


ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI


Tênđềtài
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG
ĐỐI VỚI THỦY CẦM CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
(MÃSỐ:ĐTĐL.2008T/17)


Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Chăn nuôi
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Quốc Việt


8959


HàNội‐ 2011



2
Phần I
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủy cầm (Waterfowl) là một thuật ngữ được dùng tương đối phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới để chỉ một nhóm các loài gia cầm mà các tập tính
sinh sống của chúng như tìm kiếm thức ăn, hoạt động sinh sản, tấn công hay
trốn tránh kẻ thù…vv đều gắn liền với môi trường nước. Nhóm này gồm các
loài v
ịt (common duck), ngan (muskovy duck), vịt lai ngan (mule), ngỗng và
thiên nga. Trong số các loài thủy cầm, ngan và vịt là đối tượng được nuôi phổ
biến ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt khu vực châu Á. Theo thống kê của
tổ chức Nông Lương Quốc Tế [80] , số lượng vịt và ngan trên thế giới khoảng
1,1 tỷ con, trên 90% (996 triệu con) trong số đó phân bố ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.
Việt Nam là nước có số lượng thủy cầm lớn nhấ
t khu vực Đông Nam Á
(67,8 triệu con), ngoài các giống ngan vịt bản địa với những tên thường gọi
như ngan ta, ngan dé, vịt cỏ, vịt bầu quì vv, từ nửa cuối thế kỷ trước, một số
giống ngan, vịt năng suất cao đã được nhập và nuôi rộng rãi ở nhiều vùng
trong cả nước: vịt Khaki Campbell được nhập vào năm 1958 [21], vịt Anh
Đào năm 1975 [21], ngan Pháp năm 1995 [24] . Tuy nhiên, ngành chăn nuôi
vịt, ngan ở nướ
c ta vẫn là ngành sản xuất nhỏ, tập trung chủ yếu trong các hộ
nông dân với quy mô từ vài trăm đến vài nghìn con, nuôi theo phương thức
nuôi nhốt hoặc bán chăn thả.
Kể từ những năm 1990 của thế kỷ 20, ở nước ta đã bắt đầu có những
công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về thủy cầm. Tuy nhiên, theo

Nguyễn Thiện và ctv (1993) [21], Lương Tất Nhợ (1993) [15] các công trình
nghiên cứu về thủy c
ầm ở Việt Nam trong thời gian này tập trung chủ yếu vào

3
việc đánh giá khả năng sản xuất, nhân thuần, chọn lọc giống. Những nghiên
cứu về thức ăn cho thủy cầm ở nước ta tập trung chủ yếu vào việc khai thác
và sử dụng nguồn thức ăn sẵn có như sử dụng thóc, đầu tôm để nuôi vịt CV
Super M [3]; sử dụng phụ phẩm súc sản làm thức ăn cho vịt [12], sử dụng phụ
phẩm công nông- nghiệp làm th
ức ăn cho vịt ở đông bằng sông Cửu Long
[19]. Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng thủy cầm cũng rất hạn chế,
tập trung chủ yếu vào việc khảo sát mức năng lượng và protein thích hợp
trong khẩu phần thức ăn cho ngan Pháp [23]; [25] và vịt CV Super M [14].
Nhìn chung, so với gà, những công trình nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng
cho các đối tượng thủy cầm ở nước ta còn rất ít và tản mạn. Các k
ết quả
nghiên cứu rất khó vận dụng trong điều kiện hiện nay, khi thức ăn cho vịt,
ngan được sản xuất dưới dạng viên bằng công nghệ hiện đại. Để xây dựng
công thức thức ăn cho các đối tượng thủy cầm, người chăn nuôi và sản xuất
thức ăn vẫn phải dựa vào các khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của nước
ngoài (phổ biến nh
ất là các khuyến cáo của Ủy ban nghiên cứu quốc gia Hoa
Kỳ (NRC, 1994) [125]) hoặc của hãng sản xuất con giống để thiết lập cơ sở
dữ liệu. Tuy nhiên, việc tham khảo những nguồn tài liệu này cũng có rất nhiều
bất cập. Những khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của Ủy Ban nghiên cứu
quốc gia Hoa kỳ (NRC, 1994) [125] dựa chủ yếu vào những kết quả nghiên
cứu cách đây trên 30 năm [79]; [125], trong khi
đó tiềm năng di truyền về
năng suất sinh trưởng, sinh sản của các giống thủy cầm, đặc biệt là các dòng

vịt siêu trứng, các dòng ngan và vịt siêu thịt tiến bộ không ngừng. Nhiều
nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy, nhu cầu của vịt Bắc Kinh
về protein và axit amin đều cao hơn so với khuyến cáo của NRC (1994)
[125]; [53]; [99]; [141]; [165]; [176]. Những khuyến cáo của các hãng sản
xuất con giống (Cherry Valley, Grimaud Freres…vv) rấ
t không thống nhất và
khó vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể. Chính vì vậy, một số nước và
vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan đã tiến hành rất nhiều những nghiên
cứu về lĩnh vực này. Hiện tại, Đài loan đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khá

4
hoàn chỉnh về nhu cầu dinh dưỡng cho giống vịt đẻ siêu trứng [98] . Để đáp
ứng với đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn sản xuất, cần có cơ sở dữ liệu về thành
phần, giá trị dinh dưỡng và đặc biệt là nhu cầu dinh dưỡng làm cơ sở khoa
học cho việc nuôi dưỡng một số đối tượng thủy cầm đạt hiệu quả cao, Bộ
Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho
phép thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng đối với
thủy cầm chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh
tế”. Đề tài này được thực hiện từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 6 năm 2011.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1. Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của thủy cầm (vịt, ngan) về nă
ng
lượng, protein, các axit amin thiết yếu (lysine, methionine), khoáng
(canxi, phốt pho) trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
2. Xác định được chế độ nuôi dưỡng hợp lý cho một số đối tượng thủy
cầm trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành trên 3 đối tượng thủy cầm được nuôi phổ biến ở nước
ta (ngan Pháp, vịt CV Super M và vịt Khaki Campbell), ở các mục đích sả
n

xuất khác nhau (nuôi thịt, đẻ trứng giống, đẻ trứng thương phẩm), ở các trạng
thái sinh lý khác nhau (vịt, ngan con; vịt, ngan dò; vịt, ngan vỗ béo; vịt, ngan
hậu bị và vịt, ngan đẻ trứng).
- Để thực hiện đề tài, tổng số 23 thí nghiệm với 18400 thủy cầm các loại,
trong đó có 3 thí nghiệm thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản (thí nghiệm tiêu
hóa trên vịt CV Super M); 10 thí nghiệm nuôi dưỡng đã được tiến hành t
ại
các cơ quan nghiên cứu và trường đại học (Viện Chăn nuôi; Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam; Trung tâm Nghiên Cứu Vịt Đại Xuyên;
Trung tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thụy Phương; Trường Đại học Nông Lâm

5
Thái Nguyên) và 10 thí nghiệm được tiến hành tại các trang trại chăn nuôi
thủy cầm ở các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh và Bắc Giang.
1.4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu từ những thí nghiệm cụ thể, đề tài đã
xây dựng được một cơ sở dữ liệu về thức ăn và dinh dưỡng thủ
y cầm gồm: (i)
Thành phần hóa học, giá trị năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa phốt pho, tỷ lệ
tiêu hóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn của một số loại thức ăn được dùng phổ
biến cho thủy cầm ở nước ta và (ii) nhu cầu năng lượng trao đổi, protein, axit
amin (lysine, methionine) và khoáng (canxi, phốt pho) của các đối tượng:
Ngan Pháp, vịt CV Super M nuôi thịt và sinh sản, vịt Khaki Campbell ở các
giai đoạn sản xuất và trạng thái sinh lý khác nhau. Nguồ
n cơ sở dữ liệu này có
ý nghĩa rất lớn đối với khoa học vì đảm bảo được tính hiện đại trong lĩnh vực
dinh dưỡng thủy cầm vốn rất hiếm không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên
thế giới. Đối với thực tế sản xuất, cơ sở dữ liệu này sẽ rất hữu ích không chỉ
đối với người chă

n nuôi mà còn đối với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
công nghiệp, nhờ có cơ sở dữ liệu được xây dựng trên chính nguồn nguyên
liệu thức ăn và trên những đối tượng thủy cầm của Việt Nam mà việc xây
dựng công thức thức ăn sẽ thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.4.2. Tính mới của đề tài
Tính mới của đề tài thể
hiện ở ba khía cạnh sau:
- Lần đầu tiên ở Việt Nam, các nguyên liệu thức ăn dùng phổ biến cho thủy
cầm (ngô, tấm, sắn, cám gạo, cám mỳ, bột cá và khô dầu đậu tương) được xác
định giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (AME), giá trị năng lượng trao đổi
biểu kiến có hiệu chỉnh ni tơ (AMEn), giá trị năng lượng thực (TME), giá trị
năng lượng thực có hiệu ch
ỉnh nitơ (TMEn) và đặc biệt là đã xác định được

6
hệ số tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các axit amin thiết yếu, hệ số tiêu hóa
phốt pho.
- Lần đầu tiên ở nước ta có khuyến cáo về nhu cầu những chất dinh dưỡng cơ
bản như năng lượng trao đổi, protein, khoáng (canxi, phốt pho) và đặc biệt là
nhu cầu axit amin thiết yếu (lysine, methionine) ở hai dạng (tổng số và tiêu
hóa hồi tràng tiêu chuẩn) cho nhiều đối tượng thủy cầm chủ lực như ngan
Pháp nuôi thịt (3 giai
đoạn: từ 0-3 tt; 4-7 tt và 8-12 tt); ngan Pháp sinh sản
(hậu bị và đẻ trứng); vịt CV Super M nuôi thịt (2 giai đoạn: từ 0-2 tt; 2-7 tt);
vịt CV Super M sinh sản (hậu bị và đẻ trứng); vịt Khaki Campbell (hậu bị và
đẻ trứng). Hiện nay những khuyến cáo như vậy trên thế giới chưa nhiều.
- Đã đưa ra được chế độ nuôi dưỡng hợp lý đối với một số đối tượng thủy
cầm gồ
m: Ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt, ngan Pháp giai đoạn dập
đẻ, vịt CV Super M giai đoạn hậu bị và đẻ trứng. Khi ứng dụng các kết quả

nghiên cứu về nhu cầu và chế độ dinh dưỡng trong thực tế sản xuất ở trang
trại đã làm tăng hiệu quả kinh tế từ 8 đến 25%.












7
Phần II
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1. Những đặc điểm khác biệt giữa vịt, ngan và gà
Về khía cạnh sinh học, thủy cầm (vịt, ngan) rất khác so với gà về một số
đặc điểm giải phẫu, sinh lý tiêu hóa, tốc độ sinh trưởng và thành phần cơ thể
[148]. Chính vì vậy, khi nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của thủy
cầm, cần phải hiểu biết đầy đủ
những khác biệt này để đưa ra cách tiếp cận và
những phương pháp nghiên cứu phù hợp.
2.1.1. Về tiêu hóa và hấp thu thức ăn
Trong tự nhiên, vịt, ngan khác với gà về tập tính ăn uống cũng như một
số đặc điểm về cấu trúc của hệ tiêu hóa. Mỏ của vịt và ngan thích hợp với
việc mò, tìm kiếm và lấy thức ăn dưới nước. Trái lại cấu trúc mỏ củ

a gà thích
hợp cho việc moi và mổ thức ăn ở trên cạn. Khác với gà, mỏ vịt có cấu tạo
phẳng, dẹt. Đầu mỏ có mấu lồi cứng, rìa mỏ có khía cho nước thoát ra khi
chúng lấy thức ăn trong nước. Với cấu trúc như vậy, trong điều kiện chăn
nuôi tập trung, thâm canh, khi ăn thức ăn khô dạng bột, thức ăn được tẩm với
nước bọt gây hiện tượ
ng dính bết quanh mép làm vịt khó chịu, hay vảy mỏ
làm rơi vãi, lãng phí nên hiệu quả sử dụng thức ăn rất thấp. Khác với gà (cuối
thực quản có một túi thừa phình ra gọi là diều), vịt và ngan không có túi thừa
mà diều được hình thành do thực quản phình to ra để dự trữ thức ăn trước khi
vào dạ dày tuyến, nên diều của ngan và vịt được gọi là diều giả. Lúc ngan, vịt
đói, rất khó phân biệt đâu là th
ực quản, đâu là diều. Diều giả ở ngan, vịt là cơ
quan dự trữ thức ăn tạm thời để bôi trơn (tẩm ướt) và làm mềm thức ăn. Sau
diều giả là dạ dày tuyến, có hình trụ (ở gà hình thoi), nhờ đó thức ăn được vận
chuyển nhanh hơn [63]. So với gà, sự co bóp của thực quản phần ngực và dạ
dày tuyến ở vịt tích cực hơ
n [134].

8
Vịt uống nhiều nước, nhưng lượng nước tích trữ trong cơ thể không lớn.
Tỷ lệ nước : thức ăn được tiêu thụ bởi vịt là 4,2: 1 so với 2,3:1 ở gà broiler
[152]. Hậu quả của việc tiêu thụ nhiều và tích trữ ít nước trong cơ thể là làm
cho chất thải của các loài thủy cầm có tỷ lệ nước cao và không thành khuôn
như gà [32]. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vi
ệc quản lý chất thải trong chăn
nuôi [131]. Theo Applegate và ctv (2005) [36]; Kluth và Rodehutscord (2006)
[102], ruột non ở vịt ngắn hơn ở gà và gà tây.
Những nghiên cứu tiêu hóa và trao đổi trên thủy cầm cho đến nay còn rất
hạn chế và kết quả cũng rất khác nhau. Theo Jamroz và ctv (2002) [97], hàm

lượng protein tuyến tụy có tương quan khá chặt với hoạt tính của các enzyme
của tuyến này. Hàm lượng protein tuyến tụy (mg/g) ở vịt lúc 1, 7, 28 và 42
ngày tuổi (28,2; 30,6; 34,4 và 33,0 mg/g) cao hơn khá nhiều so với gà (19,1;
23,8; 30,2 và 29,9 mg/g). Hoạt tính enzyme amylaza tuyến tụy
ở vịt khảo sát
lúc 1, 28 và 42 ngày tuổi (34; 117 và 158 u/mg) cao hơn so với gà (25; 36 và
43 u/mg). Trong các phân đoạn khác nhau của ruột non ở gà và vịt, hoạt tính
của các enzyme cũng rất khác nhau. Hoạt tính của Maltaza, Lipaza vào lúc 5
và 42 ngày tuổi ở tá tràng và ruột non của vịt cao hơn so với gà, nhưng hoạt
tính của α-Amylaza và Saccharaza lại thấp hơn [97].
Những kết quả nghiên cứu về tiêu hóa trên vịt cũng rất khác nhau.
Applegate và ctv (2005) [36]; Kluth và Rodehutscord (2006) [102] đã cho
thấy tỷ lệ tiêu hóa axit amin ở vịt th
ấp hơn ở gà và gà tây. Jamroz và ctv
(2002) [97] cũng thông báo, hoạt tính các enzyme tìm thấy trong dịch ruột của
vịt thấp hơn ở gà. Theo Mohamed và ctv (1984) [119], tỷ lệ tiêu hóa protein
thô và chất béo ở vịt cao hơn so với gà. Theo một số tác giả: Schubert và ctv,
1982 [143]; Leeson và Summers, 2005 [114], ngan và vịt Bắc Kinh có khả
năng tiêu hóa chất xơ và chất hữu cơ tốt hơn gà. Kết quả nghiên cứu của
Kluth và ctv (2006) [102] cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô, lysine và

9
methionine trong khẩu phần cơ sở, khô dầu đậu tương và khô dầu hạt cải ở vịt
thấp hơn so với gà.
2.1.2. Về tốc độ sinh trưởng và thành phần thân thịt
Vịt, ngan có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà rất nhiều. Khi được nuôi
dưỡng hợp lý, vịt tăng khối lượng 5,2 lần so với sơ sinh vào lúc 7 ngày tuổi;
15,8 lần vào lúc 14 ngày và 62 lần vào 42 ngày. Các số liệu tương ứng trên gà
lần lượt là: 4,0; 9,7 và 55,3 [128]. Trong hai
đến ba tuần đầu, tốc độ sinh

trưởng của ngan tương đối chậm so với vịt Bắc Kinh. Từ 3 đến 9 tuần tuổi,
ngan đực có tốc độ phát triển khá nhanh, có thể đạt khối lượng 4,0 kg vào lúc
13 tt. Ngan mái có tốc độ sinh trưởng chậm hơn ngan đực, ở 13 tt ngan mái
chỉ đạt khối lượng 2,5 kg. Tuy nhiên để đạt năng suất thịt ngực cao nhất, ngan
thường được nuôi đến 12 tuần tuổi, th
ậm chí đến 15 tuần tuổi, lúc này thịt
ngực của ngan đực có thể đạt 700g (cao hơn 75% so với ngan cái và vịt Bắc
Kinh) [152].
Một đặc điểm đặc trưng của thủy cầm (ngan, vịt) là tỷ lệ mỡ (mỡ dưới da
và mỡ bụng) rất cao. Nếu vịt được nuôi chăn thả ở môi trường nước tù đọng,
ô nhiễm, ăn nhiều động vật thủy sinh thì thịt s
ẽ có mùi kém hấp dẫn. Tỷ lệ mỡ
trong thân thịt của vịt Bắc Kinh cao hơn 2,6 lần so với gà và 8,2 lần so với gà
tây. Chính vì vậy, hàm lượng năng lượng trao đổi (kcal/kg thịt cả da và mỡ) ở
vịt Bắc Kinh cao hơn rất nhiều so với gà và gà tây, nhưng tỷ lệ mỡ trong thân
thịt của vịt trời (giống vịt bơi, lặn giỏi, bay nhanh) không cao hơn đáng kể so
với gà. Đi
ều đó cho thấy, vịt, ngan tích lũy nhiều mỡ là do ảnh hưởng của
thuần hóa và mức độ thâm canh trong chăn nuôi ngày càng cao.
Hàm lượng protein, lysine và methionine trong thịt vịt thấp hơn đáng kể
so với gà và gà tây. Tuy nhiên, trong mỡ của vịt, ngan hàm lượng các axit béo
không thay thế, đặc biệt là axit linoleic cao hơn đáng kể so với gà [152].

10
Ở vịt Bắc Kinh, có sự phát triển không đồng đều của hệ thống cơ đùi và
cơ ngực theo tuổi. Nếu như lúc 5 tt, khối lượng thịt đùi đạt 80% so với lúc 7
tt, thì cơ ngực chỉ đạt 40%. Cơ ngực ở vịt Bắc Kinh tiếp tục phát triển cho đến
10 tt. Ở châu Âu và Mỹ, người tiêu dùng không thích ăn thịt vịt vào lúc 7-8 tt,
mặc dù xuất chuồng ở độ tuổi này đạ
t hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, độ

ngon và chắc của thịt lúc này chưa đủ để hấp dẫn người tiêu dùng [152].
2.1.3. Về đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục sinh dục ở các giống thủy cầm rất khác nhau tùy theo
hướng sản xuất và mức độ nuôi dưỡng. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, các
giống vịt chuyên trứng như vịt Khaki Campbell và vịt Triết Giang Trung
Quốc thường
đẻ quả trứng đầu tiên vào thời điểm từ 120 đến 150 ngày; vịt
CV Super M : 160-175 ngày; Ngan: 175-190 ngày. Vịt có thể đẻ liên tục trong
một tháng hoặc hơn mà không nghỉ, sản lượng trứng có thể tới 250-280
quả/năm [157]. Trứng vịt khác với trứng gà cả về khối lượng và độ dày vỏ.
Điều này có thể do sự khác nhau về kích cỡ vòi trứng. Theo Ma (1968) [116],
độ dài của loa kèn ở vịt Khaki Campbell bằng 15% tổng độ
dài của cơ quan
sinh dục, nhưng ở gà chỉ là 12,5%. Đô dài của tử cung (đoạn tiết albumin) ở
vịt Tsaiya bằng 52%, ở vịt Khaki Campbell bằng 54%, nhưng ở gà chỉ bằng
44,4% so với tổng chiều dài của cơ quan sinh dục.
Thời gian tạo trứng của vịt ngắn hơn so với gà, thời gian để trứng vào
đến tử cung ở vịt Khaki Campbell là 5,41 giờ, nhưng ở gà là 5,66 giờ, thời
gian trứng ở trong tử cung của vịt là 24 giờ thì ở gà là 25,42 giờ. Bởi vậy, thời
gian giữa hai lần tạo trứng ở vịt là từ 24,0 đến 24,4 giờ, nhưng ở gà là 25,42
giờ [157]. Tính ấp bóng và bản năng sinh sản theo mùa ở thủy cầm (đặc biệt
là ngan) cao hơn rất nhiều so với gà [48]. Đây là một đặc điểm cần hết sức lưu
ý để đưa ra chế
độ nuôi dưỡng thích hợp trong giai đoạn đẻ trứng.


11
2.2. Những nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng thủy cầm
Đến những năm 80 của thế kỷ 20, trên thế giới vẫn không có một cơ sở
dữ liệu nào về nhu cầu các chất dinh dưỡng cho các loài thủy cầm [108]. Để

thiết lập khẩu phần ăn cho vịt và ngan, các nhà sản xuất thức ăn ở châu Âu
vẫn phải sử dụng các khuyến cáo về nhu cầu các chất dinh dưỡ
ng cho gà tây
và gà broiler [108]. Thực ra, tuy cùng là lớp chim, nhưng các loài thủy cầm có
những đặc điểm sinh lý tiêu hoá, khả năng lợi dụng thức ăn, tốc độ sinh
trưởng và thành phần thịt xẻ rất khác so với gà. Bởi vậy, kể từ thập kỷ 80 của
thế kỷ trước, ở một số nước trên trên thế giới đã có hàng loạt các nghiên cứu
về: sinh lý tiêu hoá của vịt [76]; đặc điể
m và thành phần thịt xẻ của vịt [31];
sinh trưởng, thành phần cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của ngan [108] ; nhu cầu
dinh dưỡng của vịt Bắc Kinh [72]; nhu cầu dinh dưỡng của vịt đẻ giống
Tsaiya [157]…vv.
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng
trên vịt, ngan, ngan lai vịt ngày càng nhiều.
2.2.1. Nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho thủy cầm
Hiện rất ít các công trình nghiên cứu đánh giá giá trị năng lượng của thức
ăn cho thủy cầm. Theo một số tác giả: Shen và Dean, 1982 [156]; Ostrowski-
Meissmer, 1984 [131]; Leclercq và Carvill, 1985 [108], giá trị năng lượng
trao đổi của các loại thức ăn cho thủy cầm cũng tương tự như gà. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu của Leclercq and Carvill, (1985) [108] cho thấy, giá trị
năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) của khẩu phần cho gà và ngan phần lớn
là tương
đương nhau, nhưng khi nuôi dưỡng bằng khẩu phần cơ sở là ngô và
khô dầu đậu tương, đại mạch, cỏ alfalfa thì giá trị AME (MJ/kg) ở ngan luôn
cao hơn so với gà. Trên cơ sở cải tiến phương pháp của Sibbald (1976) [144],
Darryl Ragland và ctv (1997) [64] đã nghiên cứu xác định giá trị năng lượng
của ngô, đại mạch và kê trên vịt Bắc Kinh cho thấy, các giá trị năng lượng
trao đổi biểu kiến có hiệu chỉnh nitơ (AMEn) và năng lượng trao đổi th
ực có


12
hiệu chỉnh nitơ (TMEn) của các thức ăn trên tương ứng: 3,208; 3,339; 2,730
và 2,863; 3,350; 3,484 kcal/g. Theo Olayiowla Adeola (2003) [127], giá trị
TMEn của ngô và gluten ngô trên vịt cao hơn từ 3-10% so với gà. Cho đến
nay, ở Mỹ mới chỉ có khoảng 20 loại thức ăn khác nhau được xác định giá trị
năng lượng trao đổi trên thủy cầm (vịt Bắc Kinh) [128]. Những nghiên cứu
xác định tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng thực về các axit amin trên thủy cầm còn
khiêm tốn hơn nhiều. Theo đ
ánh giá của Olayiowla Adeola (2006) [128], hiện
tại ở Mỹ, chỉ có 7 loại thức ăn (ngô, đại mạch, phụ phẩm bánh mỳ, khô dầu
hạt cải; khô dầu đậu tương và lúa mỳ) được xác định tỷ lệ tiêu hóa axit amin
trên vịt Bắc Kinh. Chính vì vậy, cho đến nay, cơ sở dữ liệu về thành phần và
giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gà vẫn được sử dụng để xây dựng
khẩ
u phần ăn cho thủy cầm ở hầu hết các nước trên thế giới.
2.2.2. Nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng của thủy cầm
Vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng có khả năng tự điều chỉnh
lượng thức ăn ăn vào hàng ngày tuỳ theo hàm lượng năng lượng của khẩu
phần, nhưng ngan và vịt có khả năng đặc biệt trong việc điều chỉnh này. Theo
Scott và Dean (1991) [152], vị
t Bắc Kinh có khả năng thu nhận đủ năng
lượng cho sinh trưởng gần mức bình thường khi được ăn tự do với khẩu phần
có giá trị năng lượng trao đổi chỉ 2200 kcal/kg. Thí nghiệm của Scott và ctv
(1959) [150] khi nuôi vịt Bắc Kinh bằng các khẩu phần có các mức năng
lượng khác nhau (2420; 2486; 2684; 2860 và 2970 kcal/kg; tỷ lệ ME/CP
tương ứng: 19,4; 18,8; 19,2; 19,0 và 18,4) cho thấy, không có sự khác biệt về
khối lượng của vịt lúc 2 và 7 tuần tuổi. Tuy nhiên, tiêu tố
n thức ăn/kg tăng
trọng tăng khi mức ME của khẩu phần giảm. Nghiên cứu của Dean (1985)
[72] trên vịt Bắc Kinh nuôi dưỡng bằng khẩu phần có các mức năng lượng

2200; 2400; 2600; 2800; 3000; 3200 và 3400 kcal/kg cũng cho kết quả tương
tự.

13
Những công trình nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng cho vịt đẻ,
đặc biệt là các giống vịt có năng suất trứng cao như Khaki Campbell và
Tsaiya cũng chưa nhiều. Báo cáo của Gowd và ctv (1983) [91] về kết quả
nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell giai đoạn hậu bị từ 9-12 tuần tuổi (tt) đã
cho thấy, nhu cầu năng lượng của giống vịt này ở giai đoạn hậu bị là 2800
kcal/kg. Nghiên cứu của Pan và ctv (1981) [133] trên vịt Tsaiya giai
đoạn đẻ
trứng, thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: (i) năng lượng với 2 mức
(11.92 và 10.08 MJ/kg) và (ii) protein thô với 4 mức (15; 17; 19 và 21%), kết
quả cho thấy tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng bị ảnh hưởng rõ rệt bởi sự tăng,
giảm hàm lượng protein của khẩu phần nhưng không bị ảnh hưởng bởi mức
năng lượng. Nghiên cứu của Leclerq và Carvill (1985) [108] trên ngan khi
được nuôi dưỡ
ng bằng các khẩu phần có các mức năng lượng khác nhau
(10,42; 11,02; 11,63; 12,45 và 13,26 MJ/kg; mức protein thô 193g/kg) cho
thấy, đáp ứng về sinh trưởng đối với sự tăng hàm lượng năng lượng trong
khẩu phần không rõ rệt, nhưng tỷ lệ mỡ bụng tăng cùng với sự tăng của mức
năng lượng trong khẩu phần. Các nghiên cứu của Shen (1977, 1979) [153];
[154] trên vịt lai ngan cũng cho thấy, tốc độ tăng trọng không được cả
i thiện
khi cho vịt lai ăn các khẩu phần có các mức năng lượng từ 2600 đến 3000
kcal/kg. Tuy nhiên, hiệu quả chuyển hóa thức ăn tăng khi tăng mức năng
lượng từ 2600 lên 3000 kcal/kg. Tổng kết các kết quả nghiên cứu tại đại học
tổng hợp Prudue Hoa Kỳ, Olayiowla Adeola (2006) [128] đã đưa ra nhận
định: Với vịt Bắc Kinh ở giai đoạn khởi động và sinh trưởng, mức năng lượng
của khẩu phần không nên vượt quá 3000 kcal/kg, vì trên mức này không cải

thiện được tốc độ sinh trưởng cũng như hiệu quả chuyển hoá thức ăn của vịt.
2.2.3. Nghiên cứu xác định nhu cầu protein và axit amin
Cũng như các đối tượng vật nuôi khác, khả năng sử dụng protein khẩu
phần của vịt, ngan phụ thuộc rất nhiều vào mức năng lượng ăn vào. Bởi vậy,
trong các nghiên cứu xác đị
nh nhu cầu protein và axit amin của thủy cầm,

14
năng lượng và protein luôn được đặt trong mối quan hệ tỷ lệ, biểu thị bằng tỷ
lệ năng lượng trao đổi/protein thô (tính bằng Mcal/g).
Các kết quả nghiên cứu của Pan và ctv (1981) [133] trên vịt đẻ giống
Tsaiya cho thấy tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng đạt cao nhất khi vịt được nuôi
dưỡng bằng khẩu phần có mức năng lượng 11.08 MJ/kg và mức protein thô là
19%. Gowd và ctv (1983) [91] cũng khuyến cáo, mức năng lượ
ng và protein
thích hợp trong khẩu phần cho vịt Khaki Campbell giai đoạn hậu bị (9-20 tt)
là 2800 kcal và 160g/kg.
Trong những năm 70 của thế kỷ trước, đã có nhiều công trình nghiên cứu
nhu cầu protein của vịt Bắc Kinh, nhưng những khuyến cáo đưa ra cũng rất
khác nhau. Dean (1967) [68]; Wilson (1973) [173] khuyến cáo nhu cầu
protein của vịt thịt giai đoạn 0-3 tt là 22%; Scott và ctv (1959) [150] là 16%;
Oluyemi và ctv (1978) [129] đã đưa ra mức khuyến cáo rất cao (24%) cho vịt
thịt giai đoạn 0-8 tt. Leclercq and Carvill (1976, 1985) [106]; [108] khi
nghiên cứ
u trên ngan (0-3 tt) đã rút ra kết luận, với khẩu phần cơ sở là ngô và
khô dầu đậu tương (2952 kcal ME/kg) mức protein thô cho sinh trưởng cao
nhất là 19,3% (ME/CP = 15,3) đối với ngan đực và 17,7% (ME/CP = 16,7)
đối với ngan cái. Cũng các tác giả này, khi nghiên cứu nhu cầu protein của
ngan giai đoạn từ 4-10 tuần tuổi cho thấy, để đạt được tăng trọng cao nhất,
ngan đực cần được ăn khẩu phần có hàm lượng protein thô không cao hơn

15%. Shen (1977, 1979) [153]; [154] đã tiến hành một lo
ạt các nghiên cứu về
nhu cầu protein cho vịt lai ngan trong các giai đoạn (0-3; 4-10 tt) (thức ăn
dạng bột) đã rút ra kết luận, với khẩu phần có 2750 kcal ME/kg trong giai
đoạn 0-3 tt, tăng trọng tốt nhất quan sát được khi mức protein là 17%.
Các axit amin là những đơn vị cấu trúc của các protein, nhu cầu protein
của động vật dạ dày đơn nói chung và vịt, ngan nói riêng thực chất là nhu cầu
axit amin. Trong số các axit amin thì methionine, lysine, threonine và
tryptophan là những axit amin giới hạn quan trọng nhất đối vớ
i các loài thủy

15
cầm. Trong những năm 1970 và 1980 của thế kỷ trước, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về nhu cầu của chúng về các axit amin thiết yếu này.
Các nghiên cứu của Shen và Dean (1981; 1982) [155]; [156] cho thấy với
khẩu phần ngô và khô dầu đậu tương có 22% protein, khối lượng cơ thể của
vịt Bắc Kinh lúc 14 ngày tuổi ở lô được bổ sung thêm 0,1% methionine cao
hơn 10% so với đối chứng (không bổ sung). Trên cơ sở các nghiên cứu này,
các tác giả đã khuy
ến cáo, mức lysine trong khẩu phần không nên cao hơn
1,2% và mức methionine và cystine (biểu thị bằng tỷ lệ % của protein thô) là
2,1%.
Elkin và ctv (1985) [78] đã đưa ra khuyến cáo: Đối với vịt Bắc Kinh giai
đoạn 0-12 ngày tuổi, tốc độ tăng trọng đạt tối đa khi được ăn khẩu phần có
mức methionine từ 0,38-0,42%. Theo Dean (1977) [69], trong khẩu phần cho
vịt Bắc Kinh (giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo) nên có 0,35% methionine.
Nghiên cứu của Elkin và ctv (1985) [78] cho thấy, vịt lai ngan giai đ
oạn khởi
động có nhu cầu methionine thấp hơn so với vịt Bắc Kinh, các tác giả này
cũng khuyến cáo, vịt lai ngan giai đoạn từ 8-18 ngày tuổi ăn khẩu phần 18%

protein thô nên có hàm lượng methionine là 0,33%. Các nghiên cứu của
Leclercq and Carvill (1979) [107] về nhu cầu methionine của ngan đực (từ 3-
6 và 7-10 tt) cho thấy, với khẩu phần có 15,5% protein thô thì hàm lượng
lysine; methionine và cystine thích hợp là 0,65; 0,25 và 0,3% tương ứng.
Nghiên cứu gần đây của Jianhua và ctv (2003) [99] trên vịt đẻ chuyên trứng
giống Shaoxin Tsaiya cho thấy khi tăng hàm lượ
ng methionine trong khẩu
phần từ 0,26 lên dần đến mức 0,47% đã làm tăng tỷ lệ đẻ của vịt. Các tác giả
kết luận, nhu cầu methionine cho vịt đẻ là 0,45% hoặc 25,7 mg/kg protein
khẩu phần, cao hơn khuyến cáo của NRC (1994) [125]. Một số tác giả khác
như Bons và ctv (2002) [53]; Timmler và ctv (2003) [165]; Xie và ctv (2004)
[175] cũng đã có những thông báo cho rằng nhu cầu thực tế của vịt Bắc Kinh
giai đoạn vịt con và vịt dò về lysine, valine và methionine cao hơn so với

16
khuyến cáo của NRC (1994) [125]. Theo Xie và ctv (2006) [176], nhu cầu
methionine của vịt Bắc Kinh giai đoạn 21 đến 49 ngày tuổi là từ 0,377 và
0,379%. Olayiowla Adeola (2006) [128] cũng thông báo, nhu cầu methionine
và lysine của vịt Bắc Kinh giai đoạn khởi động không vượt quá mức 0,6 và
1,2%.
Hiện có rất ít các nghiên cứu về nhu cầu threonine của thủy cầm. Báo cáo
của Chen-Tian Fwu và ctv (1997) [60] cho thấy khẩu phần có 0,70%
threonine là thích hợp đối với vịt Tsaiya giai đoạn đẻ trứng.
Nhìn chung, việc nghiên cứu xác đị
nh nhu cầu dinh dưỡng trên thủy cầm trên
thế giới đã phát triển qua các giai đoạn với những đặc điểm sau:
Giai đoạn trước 1980 của thế kỷ trước, phần lớn các khẩu phần dùng trong
các thí nghiệm đều là thức ăn dạng bột, không thích hợp với thủy cầm, nên
các kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế [152]. Giai đoạn từ thập kỷ 80 đến
nay, các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ xác định nhu cầu protein và axit

amin ở dạng tổng số, trong khi đó các nghiên cứu trên gà đã đạt được những
thành tựu rất to lớn. Đã có nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới như:
AJINOMOTO (Nhật bản); DEGUSA (Đức); RPAN và INRA (Pháp); NRC
(Mỹ) vv) đưa ra hệ thống cơ sở dữ liệu về thành phần các axit amin của hầu
hết các loại thức ăn, nhu cầ
u các axit amin thiết yếu của gà ở dạng tiêu hoá
hồi tràng tiêu chuẩn. Một đặc điểm quan trọng thấy được khi tổng kết các kết
quả nghiên cứu trên thế giới về nhu cầu năng lượng, protein và axit amin cho
thủy cầm là tính thống nhất không cao. Chính vì những lý do đó mà nhiều
khuyến cáo chính thống về nhu cầu năng lượng, protein và axit amin cho các
đối tượng thủy cầm khác nhau rất xa. Ví dụ: Nhu cầu năng lượng trao đổi
(MJ/kg) của vịt giai đoạn khởi động dưới 2 tuần tuổi theo Blair và ctv (1983)
[50] là 12,6; theo Scott và Dean (1991) [125] là 13,0; theo NRC (1994) [125]
là 12,1 và Leeson và Summers (1997) [112] là 11,9. Nhu cầu protein thô (%)
và lysine (%) tương ứng: 18,3; 22,0; 22,0; 22,0 và 0,86; 1,1; 0,90; 1,10.

17
2.2.4. Nghiên cứu xác định nhu cầu các nguyên tố khoáng
Theo Scott và Dean (1991) [152], trước năm 1967 không có nghiên cứu
nào về xác định nhu cầu canxi (Ca) cho thủy cầm. Bởi vậy, mức Ca trong
khẩu phần cho vịt thịt thường dao động từ 1,0 và 2,0%. Dean và ctv (1967)
[67] đã tiến hành 4 thí nghiệm xác định nhu cầu Ca và phốt pho (P) cho vịt,
kết luận rút ra: Mức tốt nhất cho sinh trưởng và khoáng hóa xương là từ 0,65
đến 0,85% đối với Ca và 0,35% đối với P dễ hấp thu. Các nghiên cứu nhu cầu
Ca và P cho vị
t giai đoạn khởi động và sinh trưởng tiến hành tại cộng hoà Sec
và Slovakia từ 1973 đến 1977 cũng cho thấy, nhu cầu Ca của vịt giai đoạn
này không lớn hơn 0,8% và P dễ hấp thu là 0,35% [152]. Những nghiên cứu
về nhu cầu Ca và P của vịt đẻ cũng cho những kết quả rất khác nhau. Chen và
ctv (1980) [59] đã có thông báo: Vịt Tsaiya giai đoạn đẻ trứng đạt năng suất

trứng cao nhất khi được ăn khẩu phầ
n có mức Ca: 2,7% và P dễ hấp thu
0,46%. Nhưng Shen (1985) [157] cũng nghiên cứu trên vịt đẻ giống Tsaiya lại
đưa ra kết luận, mức Ca cho năng suất trứng tốt nhất là 2,5%. Chen và ctv
(1983) [58] trong một nghiên cứu khác trên vịt Tsaiya giai đoạn đẻ trứng đã
kết luận mức Ca thích hợp là từ 2,9 đến 3,0%. Khác với các kết quả nghiên
cứu trên các dòng vịt chuyên trứng giống Tsaiya, Dean (1981) [71] đã không
phát hiện thấy những ảnh hưởng bất lợ
i đến năng suất trứng, hiệu quả chuyển
hoá thức ăn, độ dày vỏ trứng của vịt Bắc Kinh khi mức Ca khẩu phần giảm
đến 1,25%. Nhưng theo Scott và Dean (1991) [152], mặc dù các kết quả
nghiên cứu rất khác nhau, nhưng mức Ca từ 3,0 đến 3,25% là thích hợp đối
với các giống vịt chuyên trứng như Tsaiya và Khaki Campbell.
2.3. Nghiên cứu xác định chế độ dinh dưỡng đối với thủy cầm
2.3.1. Chế độ
dinh dưỡng đối với vịt, ngan thịt
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi nói chung và thủy cầm nói riêng chính
là lượng chất dinh dưỡng cụ thể mà con vật cần trong một ngày đêm cho duy
trì, sinh trưởng, sinh sản…vv. Để dễ vận dụng trong thực tế, nhu cầu một chất

18
dinh dưỡng cụ thể thường được biểu thị hoặc bằng số lượng (tính bằng g, mg)
cho một cá thể trong một ngày đêm hoặc theo tỷ lệ phần trăm trong thức ăn (ở
dạng vật chất khô hoặc dạng sử dụng). Nhưng tùy theo từng đối tượng thủy
cầm mà đồng thời với việc nghiên cứu xác định nhu cầu, việc xây dựng chế
độ dinh dưỡ
ng (hay nói cách khác là chế độ nuôi dưỡng) cũng rất quan trọng.
Đối với ngan, vịt nuôi thịt, hầu hết các nghiên cứu đều khuyến cáo chế độ cho
ăn tự do (ad libitum) để chúng đạt được tốc độ sinh trưởng cao nhất. Tuy
nhiên, có thể điều chỉnh được thành phần thân thịt của ngan và vịt nuôi thịt

thông qua điều khiển lượng thức ăn hoặc lượng năng lượng và protein ăn vào
hàng ngày. Thí nghiệm củ
a Campbell và ctv (1985) [57] cho thấy tốc độ sinh
trưởng, tỷ lệ mỡ của vịt Bắc Kinh tăng tuyến tính với sự tăng lượng thức ăn
ăn vào và điều khiển lượng thức ăn ăn vào hàng ngày là một biện pháp kỹ
thuật quan trọng để tạo ra thành phần thịt xẻ phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng. Trong những năm gần đây, nuôi dưỡng vịt, ngan thịt theo chế
độ tự
chọn (free choice feeding) (để cho chúng tự do lựa chọn loại thức ăn hoặc
khẩu phần phù hợp với sở thích của chúng) đang được quan tâm nghiên cứu.
Theo Farrell (2000) [83], nuôi dưỡng theo chế độ tự chọn là kỹ thuật nuôi
dưỡng có hiệu quả, vừa đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của vịt đồng thời là
cách tốt nhất để đạt được thành phần thịt xẻ
lý tưởng.
2.3.2. Chế độ dinh dưỡng đối với vịt, ngan sinh sản
Đối với các giống vịt, ngan hướng thịt nuôi sinh sản, việc xác định chế
độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn hậu bị có ý nghĩa quyết định đến năng
suất trong giai đoạn đẻ trứng. Scott và Dean (1991) [152] cho rằng, vịt Bắc
Kinh giai đoạn hậu bị (trước 24 tt) nhất thiết phải được nuôi theo chế
độ ăn
hạn chế. Theo Olver (1986) [130], cho ăn hạn chế trong giai đoạn trước 20 tt,
vịt thành thục muộn hơn, bù lại làm giảm tỷ lệ mỡ tích luỹ, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ
trứng có phôi và giảm đáng kể tỷ lệ chết ở vịt mái. Hiện tượng này cũng phổ
biến trong chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt, nhưng trong chăn nuôi gà, để

19
khống chế lượng chất dinh dưỡng thu nhận hàng ngày, kỹ thuật thường được
áp dụng là cho ăn tự do bằng khẩu phần có hàm lượng xơ thô cao và mức
năng lượng thấp. Tuy nhiên, đối với vịt, ngan, kỹ thuật này không dễ thực
hiện, bởi theo Scott và Dean (1991) [152], ngan, vịt có khả năng đặc biệt

trong việc điều chỉnh lượng thức ăn thu nhận hàng ngày để thoả mãn nhu cầu
v
ề năng lượng. Do đó, cách duy nhất có thể áp dụng đối với ngan, vịt thịt giai
đoạn hậu bị là hạn chế mức ăn vào hàng ngày. Vấn đề đặt ra là khi nào thì cho
ăn hạn chế và mức hạn chế là bao nhiêu. Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời
thống nhất. Nghiên cứu của Dean (1978) [70] cho thấy, đối với vịt Bắc Kinh,
mức hạn chế tốt nhất là 70% so với ăn tự
do và bắt đầu từ 7 tt. Olver (1986)
[130] đưa ra khuyến cáo khác: Mức hạn chế là 40-50% và thời điểm bắt đầu
cho ăn hạn chế là 3 tt. Sophie Lavallee (1998) [159] đã khuyến cáo, thời điểm
bắt đầu cho ăn hạn chế tốt nhất là lúc 7 tuần tuổi và mức hạn chế tối ưu là
75% so với khả năng của chúng khi được ăn tự do.
2.3.3. Chế độ dinh dưỡng đối với th
ủy cầm giai đoạn thay lông
Thay lông là một đặc trưng sinh lý rất đặc thù ở gia cầm, nhưng đặc
điểm này rất mạnh ở thủy cầm. Theo Koelkebeck và ctv (2007) [104], thay
lông là một sự kiện sinh lý rất trọng đại trong cuộc đời sinh sản ở gia cầm, đó
là sự thay thế lớp lông cũ bằng lông mới diễn ra theo một chu kỳ nhất định.
Trong giai đoạn thay lông, tốc độ trao đổ
i và sinh tổng hợp protein chậm lại,
sinh khối mô mỡ, mô xương và hệ miễn dịch bị suy giảm [105]; [122] và đặc
biệt có sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống nội tiết tố ở gia cầm mái [65];
[162]; [163] . Do những đặc điểm này mà trong giai đoạn thay lông, hầu như
tất cả gia cầm đều ngừng đẻ để chuẩn bị cho một chu kỳ sinh sản mới. Để tiết
kiệ
m thời gian nuôi và tăng hiệu quả kinh tế, các nhà chăn nuôi đã lợi dụng
các đặc điểm sinh lý trong giai đoạn thay lông để đưa ra các biện pháp kỹ
thuật thích hợp, sao cho thời gian thay lông ngắn nhất và hiệu quả kinh tế cao
nhất. Những biện pháp như vậy được gọi là biện pháp thay lông cưỡng bức, ở


20
nước ta, những biện pháp này được gọi là kỹ thuật “dập đẻ”. Theo Bell (2003)
[44], dập đẻ là biện pháp làm “trẻ hóa” đàn gia cầm để chúng sung sức hơn
trong chu kỳ sinh sản tiếp theo. Trên thế giới, hiện có rất nhiều biện pháp dập
đẻ, nhưng những biện pháp liên quan đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần
được quan tâm nhiều vì chúng ít thô bạo hơn xét về khía cạnh gia súc quyền
(animal rights). Những biện pháp liên quan đến chế
độ nuôi dưỡng có thể kể
đến như: cho nhịn, hoặc hạn chế mạnh thức ăn kết hợp với giảm cường độ
chiếu sáng [44]; [158], giảm mật độ năng lượng và hàm lượng protein của
thức ăn [49]; [103], giảm hàm lượng canxi trong thức ăn [88] vv.
2.4. Những nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một nước có số lượng thủy cầm lớn, đứng hàng thứ 3 trên
thế giớ
i sau Trung Quốc và Ấn Độ. Sự phân bố của quần thể thủy cầm ở nước
ta rất không đồng đều, tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
(21,29 tr con), đồng bằng sông Hồng (16,59 tr con) [6]. Trước những năm
1970 của thế kỷ trước, đàn vịt ở nước ta chủ yếu là các giống vịt nội như vịt
cỏ (vịt tàu), vịt Ô môn, vịt Bầu và v
ịt Bắc Kinh [15]. Những năm sau 1970,
một số giống vịt ngoại được nhập vào nước ta: Vịt Anh Đào (nhập năm 1975
và 1985); vịt CV Super M (1989; 1990); vịt Khaki Campbell (1990, 1991)
[21]; ngan Pháp (1995) [24] và cũng kể từ đó đã bắt đầu có những công trình
nghiên cứu tương đối có hệ thống về thủy cầm. Tuy nhiên, theo Nguyễn
Thiện và ctv (1993) [21], Lương Tất Nhợ (1993) [15] các công trình nghiên
cứu về thủy cầm trong thời gian này chủ yếu tậ
p trung vào những lĩnh vực
như nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất, nhân thuần, chọn lọc giống [8].
Những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho thủy cầm ở nước ta không
nhiều và tập trung vào một số hướng chính như: Nghiên cứu khai thác và tạo

nguồn thức ăn; nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng.


21
2.4.1. Nghiên cứu khai thác, tạo nguồn thức ăn
Lê Văn Liễn và ctv (1993) [12] đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm thức ăn
giầu protein từ phụ phẩm giết mổ (máu, chất chứa dạ cỏ…) có thể dùng để
thay thế 50% bột cá trong khẩu phần thức ăn cho vịt Anh Đào và vịt Bắc
Kinh. Dương Xuân Tuyển và ctv (1993) [3] đã sử dụng thóc, đầu tôm hấp
chín, còng tươi nuôi vịt CV Super M cho kết quả
tốt. Dương Xuân Tuyển và
Nguyễn Quốc Đạt (1993) [4] khi nghiên cứu sử dụng rỉ mật đường trong chăn
nuôi vịt thịt đã cho thấy, có thể sử dụng tới 25% rỉ mật mía trong khẩu phần
cho vịt Anh Đào trong giai đoạn từ 2 đến 60 ngày tuổi mà không ảnh hưởng
đến sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống của vịt. Theo hướng này, Lê Văn Liễn và
ctv (2005) [13] đã thông báo, có thể sử dụng ph
ụ phẩm thủy hải sản lên men
lactic thay thế 35% thức ăn công nghiệp để nuôi vịt Bầu cho kết quả tốt.
Nguyễn Thị Kim Đông và ctv (2005) [19] đã nghiên cứu đánh giá và sử dụng
một số phế phụ phẩm (bã bia, bã đậu phụ, bột đầu tôm) làm nguồn thức ăn
cho ngan vịt nhằm nâng cao tính bền vững và hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi ngan, vịt ở nông hộ tại đồng b
ằng sông Cửu Long. Việc nghiên cứu khai
thác và sử dụng nguồn khoáng tự nhiên (bentonite) và khoáng hữu cơ trong
chăn nuôi thủy cầm cũng được quan tâm trong những năm ngần đây. Nghiên
cứu của Lê Hồng Sơn và ctv (2006) [10]; Ninh Thị Len và ctv (2006) [22]
cho thấy, bổ sung 3% bentonite vào khẩu phần đã cải thiện năng suất sinh
trưởng của vịt CV Super M từ 8-15%. Nguyễn Thị Phụng và Trịnh Vinh Hiển
(2006) [20] cũng có thông báo, sử dụng khoáng hữu cơ dạ
ng chelate trong

khẩu phần cho vịt CV Super M nuôi thịt đã cải thiện rõ rệt tốc độ sinh trưởng
và hiệu quả sử dụng thức ăn.
2.4.2. Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của thủy cầm
Lê Thị Phiên và ctv (2002) [11], trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đưa
ra khuyến cáo: Mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần cho vịt
CV Super M trong các giai đoạn: vịt con, hậu bị và đẻ trứng: 2890 kcal/kg và
200g/kg; 2890 kcal/kg và 155 g/kg; 2700 kcal/kg và 185 g/kg. Lê Xuân Thọ
và ctv (2005) [14], khi khảo sát ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu

22
phần cho vịt CV Super M dòng trống và dòng mái đã cho thấy, yêu cầu hàm
lượng protein thô trong khẩu phần của vịt dòng trống luôn cao hơn dòng mái
1% trong tất cả các giai đoạn từ vịt con, hậu bị và đẻ trứng. Trần Quốc Việt
và Ninh Thị Len (2003) [28] khi nghiên cứu xác định nhu cầu Ca và P của vịt
Triết Giang giai đoạn đẻ trứng đã cho thấy, trong điều kiện được ăn tự do,
mức Ca và P dễ hấ
p thu thích hợp phụ thuộc vào hàm lượng năng lượng và
protein trong khẩu phần. Đối với khẩu phần có 2650 kcak/kg và 170g protein
thô/kg thì mức Ca và P dễ hấp thu là 3,25 và 0,45% tương ứng, nhưng với
khẩu phần có 2850 kcal/kg và 190 g/kg thì mức Ca và P thích hợp là 3,5 và
0,5%.
Những nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng trên ngan trong những
năm gần đây chủ yếu tập trung vào các dòng ngan nhập từ hãng Grimaud
Freres của Pháp. Trần Công Xuân và ctv (2003) [27], Phùng Đức Tiến và ctv
(2003) [23] đã có khuyến cáo về mức năng l
ượng và protein thích hợp trong
khẩu phần cho ngan Pháp sinh sản và nuôi thịt. Theo đó với ngan Pháp nuôi
sinh sản, mức protein thô và năng lượng thích hợp là: 200; 190; 180; 140;
160; 180 g/kg và 2900; 2850; 2800; 2700; 2750 và 2800 kcal/kg, tương ứng
với các giai đoạn: 0-4; 5-8; 9-12; 13-20; 21-24 và trên 24 tuần tuổi.

2.4.3. Nghiên cứu về chế độ nuôi dưỡng thủy cầm
Có rất ít nghiên cứu theo hướng này. Dương Xuân Tuyển và ctv (2005)
[5] đã thông báo, điều chỉnh mức ăn cho vịt CV Super M trong giai đoạn đẻ
trứng theo khối lượng c
ơ thể và nhiệt độ chuồng nuôi đã làm tăng tỷ lệ đẻ
2,38% và giảm tiêu tốn thức ăn/10 trứng 0,12 kg. Theo Phùng Đức Tiến và
ctv (2003) [23], trong điều kiện Việt Nam, mức ăn hạn chế tốt nhất đối với
ngan Pháp giai đoạn hậu bị là 95% so với mức khuyến cáo của hãng Grimaud
Freres.
So với một số nước trong khu vực, những nghiên cứu về thủy cầm ở n
ước
ta, đặc biệt là những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn còn rất khiêm tốn,
ít về số lượng, hẹp về phạm vi. Đã có một vài công trình nghiên cứu nhu cầu
dinh dưỡng cho vịt, ngan, nhưng còn tản mạn, thiếu tính hệ thống và đặc biệt
là chưa đi sâu nghiên cứu quan hệ cân bằng và các mối tương tác giữa năng
lượng, protein với các yếu tố dinh dưỡng khác trong khẩu phần.

23
Phần III
NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng trao đổi, hệ số tiêu hóa tổng số
protein, hệ số tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của một số axit amin thiết
yếu và hàm lượng phốt pho dễ hấp thu của một số loại thức ăn chủ yếu
cho thủy cầm ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu xác đị
nh nhu cầu năng lượng, protein, axit amin và khoáng
(canxi và phốt pho dễ hấp thu) của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi
thịt và sinh sản trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
3. Nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, protein, axit amin và khoáng

(canxi và phốt pho dễ hấp thu) của vịt Khaki Campbell trong điều kiện
chăn nuôi tập trung.
4. Nghiên cứu xác định chế độ dinh dưỡng thích hợp đối với ngan Pháp
và vịt CV Super M nuôi thịt và sinh sản trong điều kiện chă
n nuôi tập
trung.
5. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các nhu cầu dinh
dưỡng mới trong nuôi dưỡng một số đối tượng thủy cầm trong điều
kiện chăn nuôi tập trung.
3.2. Cách tiếp cận và các kỹ thuật đã được sử dụng
3.2.1. Cách tiếp cận
- Để đạt được mục tiêu của đề tài, trước hết cần phải xây dựng đượ
c cơ sở dữ
liệu về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn
chủ yếu được xác định trực tiếp trên thủy cầm ở Việt Nam.

24
- Để tạo ra được cơ sở dữ liệu này, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu thành
phần hóa học, ba thí nghiệm tiêu hóa trên vịt đã được tiến hành để xác định
giá trị năng lượng trao đổi, hệ số tiêu hóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn, hệ số
tiêu hóa phốt pho. Các số liệu này được sử dụng để xây dựng các khẩu phần
thức ăn trong các thí nghiệm nuôi dưỡng.
- Để xác định nhu cầu dinh dưỡng của thủ
y cầm, trên thế giới có hai phương
pháp được áp dụng: (i) phương pháp nhân tố (factorial method), theo đó nhu
cầu của thủy cầm về năng lượng, protein và axit amin là tổng nhu cầu cho duy
trì, sinh trưởng, tạo lông và tạo trứng có tính đến hiệu quả sử dụng các chất
dinh dưỡng cho các quá trình nói trên và (ii) phương pháp kinh nghiệm
(empirical method), theo đó nhu cầu của thủy cầm được xác định theo phương
pháp khảo sát đáp ứng liều (dose response method) được thực hiện thông qua

các thí nghi
ệm nuôi dưỡng, trong đó năng lượng, protein, axit amin và khoáng
(Ca, P) trong khẩu phần thức ăn được bố trí ở các mức độ khác nhau theo kiểu
thí nghiệm đa nhân tố. Phương pháp kinh nghiệm dễ thực hiện, không đòi hỏi
những trang thiết bị đắt tiền, đơn giản mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Hiện
nay, phương pháp này vẫn được coi là rất hiệu quả (đặc biệt trên gia cầm) và
được ứng dụ
ng ở nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, trong quá trình thực
hiện đề tài, chúng tôi đã chọn phương pháp này để thực hiện các thí nghiệm
nuôi dưỡng nhằm rút ra nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng thủy cầm.
- Để ứng dụng được phương pháp kinh nghiệm, tiêu chuẩn nuôi dưỡng của
Mỹ (NRC, 1994) [125], các khuyến cáo của các hãng chuyên sản xuất con
giống như Grimaud Freres (Pháp-2006) [92], Cherry Valley (Anh - 2006) [93]
về năng năng lượng và các chất dinh dưỡ
ng tương ứng đã được lựa chọn làm
căn cứ xây dựng các mức trong các thí nghiệm nuôi dưỡng. Bên cạnh việc sử
dụng các tiêu chuẩn nuôi dưỡng của Mỹ và các hãng, việc thiết kế các mức
dinh dưỡng trong KP của một số thí nghiệm còn được thực hiện theo nguyên
tắc thừa kế những kết quả nghiên cứu đã được rút ra từ các thí nghiệm trước.

25
- Nhu cầu methionine của các đối tượng thủy cầm trong nghiên cứu này được
xác định trên cơ sở quan hệ tỷ lệ so với lysine theo mô hình protein lý tưởng
của Baker [42] đối với ngan, vịt thịt và của NRC (1994) đối với ngan và vịt
giai đoạn đẻ trứng.
- Phần lớn các thí nghiệm nuôi dưỡng (từ thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 15) đều
được thiết kế theo kiểu thí nghiệm đa nhân tố để khảo sát những m
ức độ đáp
ứng khác nhau có tính đến quan hệ tương tác giữa các yếu tố thí nghiệm trong
cùng một điều kiện.

- Để khảo sát tính ứng dụng của cơ sở dữ liệu mới rút ra từ các thí nghiệm,
một loạt thí nghiệm nuôi dưỡng trên thủy cầm đã được thực hiện ở các trang
trại chăn nuôi tư nhân nhằm đánh giá hiệu quả của các kết quả nghiên cứ
u.
3.2.2. Các kỹ thuật đã được sử dụng
Để thực hiện các thí nghiệm, một số kỹ thuật sau đây đã được sử dụng:
- Kỹ thuật phân tích gần đúng đã được sử dụng để xác định thành phần
hóa học (ẩm, protein thô, lipit, khoáng tổng số, can xi và phốt pho) của
dịch tiêu hóa và của các nguyên liệu thức ăn trước khi xây dựng các
khẩu phần cho thủy cầ
m thí nghiệm. Các phương pháp này đã được tiêu
chuẩn hóa thành các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), phiên bản mới nhất
(có tham khảo các phương pháp của AOAC và ISO)
- Kỹ thuật xác định giá trị năng lượng thô của thức ăn, chất chứa hồi
tràng của vịt bằng việc sử dụng bom calorimeter của hãng
Parr với chất
chuẩn là acid benzoic đã được sử dụng.

- Kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) với phương pháp đảo pha (Water
ACCQ.Tag) đã được sử dụng để xác định thành phần các axit amin
trong thức ăn và trong dịch tiêu hóa.

×