Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

nghiên cứu xây dựng bản đồ nông hoá-thổ nhưỡng phục vụ thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.83 MB, 252 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ NÔNG NGHIỆP
********************************************


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NÔNG HOÁ - THỔ
NHƯỠNG PHỤC VỤ THÂM CANH, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH LẠNG SƠ
n











8900

Hà Nội, 2010

Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
i


MỤC LỤC
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
1.4. CÁCH TIẾP CẬN TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI 3
1.4.1. Tiếp cận chung 3
1.4.2. Tiếp cận cụ thể 3
1.5. NỘI DUNG, KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN VÀ SẢN PHẨM ĐẠT ĐƯỢC.5
1.5.1. Nội dung thực hiện 5
1.5.2. Khối lượng thực hiện 13
1.5.3. Sản phẩm đạt được 14
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ĐÃ SỬ DỤNG 15
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu 15
1.6.2. Kỹ thuật sử dụng: 16
PHẦN II 17
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C
ỨU 17
2.1. NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN LOẠI ĐẤT, XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẤT 17
2.2. NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NÔNG HOÁ -THỔ NHƯỠNG19
2.3. NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG ĐẤT VÀ PHÂN BÓN 20
2.3.1. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với độ phì nhiêu của đất 20
2.3.2. Quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón 29
2.3.3. Phương pháp tính toán lượng phân bón đa lượng cần thiết cho cây trồng 32
2.4. NGHIÊN CỨU VỀ Đ
ÁNH GIÁ ĐẤT 33
2.5. NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ HỆ

THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG 35
PHẦN III 37
CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT, CÁC YẾU TỐ 37
CHI PHỐI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT 37
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
ii
3.1. CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT CHỦ ĐẠO Ở LẠNG SƠN 37
3.1.1. Quá trình feralit 37
3.1.2. Quá trình hình thành kết von, đá ong 37
3.1.3. Quá trình xói mòn rửa trôi 38
3.1.4. Quá trình glây 38
3.1.5. Quá trình tích lũy mùn 38
3.1.6. Quá trình bồi tích 39
3.2. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT 39
3.2.1. Vị trí địa lý 39
3.2.2. Khí hậu 39
3.2.3. Địa hình 42
3.2.4. Đá mẹ, mẫu chất 43
3.2.5. Hệ thống sông su
ối và thủy văn 45
3.2.6. Thực vật 46
3.2.7. Tác động của con người 47
PHẦN IV 48
KẾT QUẢ THỰC HIỆN 48
4.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH LẠNG SƠN 48
4.1.1. Giới thiệu về bản đồ Thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000 48
4.1.2. Đặc điểm tài nguyên đất tỉnh Lạ

ng Sơn 50
4.2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT, ĐẶC TÍNH NÔNG HÓA HỌC ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA 5 HUYỆN THUỘC PHẠM VI NGHIÊN
CỨU 95
4.2.1. Đặc điểm tài nguyên đất ở 5 huyện 95
4.2.2. Đặc tính Nông hóa học đất sản xuất nông nghiệp 5 huyện thuộc phạm vi
nghiên cứu 101
4.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .154

4.3.1. Thực trạng sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn 154
4.3.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 156
4.3.3. Thực trạng sử dụng phân bón cho một số cây trồng chủ yếu ở 5 huyện điểm
tỉnh Lạng Sơn 164
4.4. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT - PHÂN BÓN - CÂY TRỒNG .178
4.4.1. Sự cần thiết của CSDL 178
4.4.2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu 179
4.4.3. Các modul phục vụ quản lý, cập nhật và khai thác CSDL 185
4.4.4. Hướng dẫn sử dụng CSDL Đất – Phân bón – Cây trồng Lạng Sơn 186
4.5. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHỈNH LÝ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
NÔNG HÓA THỔ NHƯỠNG THÀNH LẬP MÔ HÌNH PHÂN TÍCH/DỰ
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
iii
BÁO VÀ TRỢ GIÚP RA QUYẾT ĐỊNH TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG .188
4.5.1. Những vấn đề chung 188
4.5.2. Cách tiếp cận, thông tin đầu vào, đầu ra 189
4.5.3. Tổ hợp thông tin 192
4.5.4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp221

4.6. TÍNH TOÁN LƯỢNG PHÂN BÓN (NPK) CẦN THIẾT NHẰM ĐẠT
NĂNG SUẤT MONG MUỐN THEO NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY
TR
ỒNG VÀ ĐỘ PHÌ NHIÊU HIỆN TẠI CỦA ĐẤT .225
4.6.1. Căn cứ khoa học 225
4.6.2. Cơ sở thực tiễn: 230
4.6.3. Lượng dinh dưỡng (N, P, K) cần bón cho một số cây trồng 230
4.6.4. Công thức tính và modul hỗ trợ 232
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 237
1. KẾT LUẬN .237
2. KIẾN NGHỊ .238
TÀI LIỆU THAM KHẢO 239


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Số mẫu nông hóa theo hiện trạng sử dụng đất và theo đơn vị hành chính 5
Bảng 2: Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích đất 16
Bảng 3: Chỉ số ẩm trung bình tháng 41
Bảng 4: Biến động về diện tích các loại đất trước và sau chỉnh lý bổ sung 49
Bảng 5: Phân loại đất tỉnh Lạng Sơn 51
Bảng 6: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 16 53
Bả
ng 7: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 12 54
Bảng 8: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện TRĐ05 55
Bảng 9: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 15 57
Bảng 10: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 05 59
Bảng 11: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 06 60
Bảng 12: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện HL 23 62

Bảng 13: Tính chất lý hóa học đất phẫu diệ
n LS 1001 64
Bảng 14: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 03 65
Bảng 15: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 1003 67
Bảng 16: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện HL16 68
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
iv
Bảng 17: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện VQ 21 70
Bảng 18: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 1005 72
Bảng 19: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 1011 73
Bảng 20: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 1014 75
Bảng 21: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 1006 77
Bảng 22: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện BG 135 79
Bảng 23: Tính chất lý hóa học đất phẫu di
ện LS 361 81
Bảng 24: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 1012 82
Bảng 25: Tính chất lý hóa học đất phẫu diện LS 1008 84
Bảng 26: Diện tích các nhóm đất tỉnh Lạng Sơn 85
Bảng 27: Diện tích đất vùng đồi núi, bồi tụ và ruộng bậc thang tỉnh Lạng Sơn 86
Bảng 28: Diện tích đất vùng đồi núi có tầng dày >70cm theo cấp độ dốc 92
Bảng 29: Diện tích đất vùng đồi núi có tầng dày >50cm theo cấ
p độ dốc 93
Bảng 30: Diện tích đất bồi tụ và ruộng bậc thang theo địa hình tương đối 93
Bảng 31: Diện tích đất bồi tụ và ruộng bậc thang theo thành phần cơ giới 94
Bảng 32: Phân loại đất 5 huyện của tỉnh Lạng Sơn 96
Bảng 33: Diện tích đất đồi núi 5 huyện theo cấp độ dốc và độ dày tầng đất mịn 98
Bảng 34: Diện tích đất bồ
i tụ và ruộng bậc thang thuộc 5 huyện theo cấp địa hình

tương đối và thành phần cơ giới lớp đất mặt 99
Bảng 35: Chỉ tiêu phân cấp 6 đặc tính nông hóa học đất sản xuất nông nghiệp 5
huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn 101
Bảng 36: Một số đặc trưng toán học nguồn số liệu nông hóa đất chuyên trồng lúa
nước ở 5 huyện, tỉnh Lạng S
ơn 104
Bảng 37: pH
KCl
và Hàm lượng chất hữu cơ đất chuyên trồng lúa nước ở 5 huyện,
tỉnh Lạng Sơn 106
Bảng 38: Hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất chuyên trồng lúa nước ở 5
huyện, tỉnh Lạng Sơn 108
Bảng 39: Dung tích hấp thu cation (CEC) đất chuyên trồng lúa nước ở 5 huyện,
tỉnh Lạng Sơn 110
Bảng 40: Một số đặc trưng toán học nguồn số liệ
u nông hóa đất trồng lúa nước
còn lại ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 112
Bảng 41: Độ chua trao đổi và Hàm lượng chất hữu cơ đất LUK ở 5 huyện, tỉnh
Lạng Sơn 114
Bảng 42: Hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất LUK ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 116
Bảng 43: Dung tích hấp thu cation (CEC) trong đất LUK ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 119
Bảng 44: Một số đặc trưng toán h
ọc nguồn số liệu nông hóa đất bằng trồng cây
hàng năm khác 121
Bảng 45: Độ chua trao đổi và Hàm lượng chất hữu cơ đất bằng trồng cây hàng
năm ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 123
Bảng 46: Hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất bằng trồng cây hàng năm ở 5
huyện, tỉnh Lạng Sơn 125
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
v
Bảng 47: Dung tích hấp thu cation (CEC) trong đất bằng trồng cây hàng năm ở 5
huyện, tỉnh Lạng Sơn 127
Bảng 48: Một số đặc trưng toán học nguồn số liệu nông hóa đất trồng cây công
nghiệp lâu năm ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 128
Bảng 49: Độ chua trao đổi và Hàm lượng chất hữu cơ đất trồng cây công nghiệp
lâu năm ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 131
Bảng 50: Hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất trồng cây công nghiệp lâu năm
ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 133
Bảng 51: Dung tích hấp thu cation (CEC) đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở 5
huyện, tỉnh Lạng Sơn 135
Bảng 52: Một số đặc trưng toán học nguồn số liệu nông hóa đất trồng cây ăn quả
lâu năm ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 137
Bảng 53: Độ
chua trao đổi và hàm lượng chất hữu cơ đất trồng cây ăn quả lâu năm
ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 139
Bảng 54: Hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất trồng cây ăn quả lâu năm ở 5
huyện, tỉnh Lạng Sơn 141
Bảng 55: Dung tích hấp thu cation (CEC) đất trồng cây ăn quả lâu năm ở 5 huyện,
tỉnh Lạng Sơn 143
Bảng 56: Một số
đặc trưng toán học nguồn số liệu nông hóa đất nương rẫy trồng
cây hàng năm khác ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 146
Bảng 57: Độ chua trao đổi và Hàm lượng chất hữu cơ đất nương rẫy trồng cây
hàng năm khác ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 148
Bảng 58: Hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất nương rẫy trồng cây hàng năm
khác ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơ
n 150
Bảng 59: Dung tích hấp thu cation (CEC) đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 152
Bảng 60: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn, năm 2009 155
Bảng 61: Biến động về hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000-2009 156
Bảng 62: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2009 157
Bảng 63: Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2009 158
Bảng 64: Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn 160
Bảng 65: Thực trạng sử dụng phân bón cho cây lúa ở 5 huyện, tỉnh Lạng Sơn 166
Bảng 66: Lượng phân bón cho cây lúa quy nguyên chất so với yêu cầu dinh dưỡng 168
Bảng 67: Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất ngô ở 5 huyện thuộc t
ỉnh
Lạng Sơn 170
Bảng 68: Lượng bón phân quy nguyên chất và năng suất thực tế so với yêu cầu
dinh dưỡng của cây ngô 172
Bảng 69: Loại phân, lượng bón và năng suất khoai tây vụ đông ở 4 huyện 174
Bảng 70: Loại phân, lượng bón và năng suất sắn huyện Tràng Định 175
Bảng 71: Loại phân, lượng bón và năng suất thuốc lá ở huyện Hữu Lũng 177
Bảng 72: Danh sách cây trồ
ng và nhóm cây trồng 183
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
vi
Bảng 73. Diện tích, tốc độ biến động diện tích và tỷ lệ đóng góp của 4 nhóm cây
trồng chủ yếu vào tổng diện tích gieo trồng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 -
2010 192
Bảng 74: GTSX, tốc độ phát triển và tỷ lệ đóng góp của 4 nhóm cây trồng chủ yếu
vào GTSX trồng trọt tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2009 195
Bảng 75: Ước tính diện tích gieo trồng, cơ
cấu sử dụng đất trồng trọt nhằm đạt
mục tiêu GTSX trồng trọt tỉnh Lạng Sơn vào năm 2015 197

Bảng 76: Các yếu tố tham gia tạo lập đơn vị bản đồ đất đai và chỉ tiêu phân cấp 200
Bảng 77: Yêu cầu sử dụng đất đối với cây lúa nước vụ Đông Xuân 204
Bảng 78: Mã hóa yêu cầu sử dụng đất đối với cây lúa nước vụ Đ
ông Xuân 205
Bảng 79: Yêu cầu sử dụng đất đối với cây ngô vụ Đông Xuân 205
Bảng 80: Mã hóa yêu cầu sử dụng đất đối với cây ngô vụ Đông Xuân 206
Bảng 81: Số đơn vị bản đồ đất đai của 7 cây trồng chủ yếu theo mùa vụ 207
Bảng 82: Một số thuộc tính bản đồ đơn vị đất đai của một số cây trồng chủ yếu,
theo th
ời vụ ở huyện Văn Quan và Đình Lập 208
Bảng 83: Ví dụ về thuộc tính một số ĐVĐ của bản đồ ĐVĐ cho cây lúa vụ Đông
Xuân ở huyện Văn Quan và huyện Đình Lập 209
Bảng 84: Kết quả định hạng đất đai tỉnh Lạng Sơn với 7 cây trồng chủ yếu theo
thời vụ 210
Bảng 85: Th
ống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai tỉnh Lạng Sơn với cây
lúa nước vụ đông xuân theo huyện/thị 211
Bảng 86: Thống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai tỉnh Lạng Sơn với cây
lúa nước theo mức độ hạn chế 212
Bảng 87: Một số mô hình dự tính diện tích đất cho gieo trồng lúa nước 213
Bảng 88: Thống kê diện tích các hạng thích hợ
p của đất đai tỉnh Lạng Sơn với cây
Ngô theo mức độ hạn chế 214
Bảng 89: Một số mô hình dự tính diện tích đất cho gieo trồng Ngô 215
Bảng 90. Thống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai tỉnh Lạng Sơn với cây
Thuốc lá theo mức độ hạn chế 216
Bảng 91: Một số mô hình dự tính diện tích đất cho gieo trồng cây thuốc lá 217
Bảng 92: Th
ống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai tỉnh Lạng Sơn với cây
Khoai tây vụ Đông theo mức độ hạn chế 217

Bảng 93: Một số mô hình dự tính diện tích đất cho trồng cây khoai tây vụ đông 218
Bảng 94. Thống kê diện tích các hạng thích hợp của đất đai tỉnh Lạng Sơn với cây
Na, cây Hồng và cây Vải theo mức độ hạn chế 219
Bảng 95: Một s
ố mô hình dự tính diện tích đất cho trồng 3 cây Na, Hồng, Vải 221
Bảng 96: Cơ cấu diện tích 4 nhóm cây trồng chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn năm
2015 để đạt mục tiêu GTSX trồng trọt 222
Bảng 97: Dung trọng của một số loại đất có ở 5 huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn 227
Bảng 98: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong một số loại phân hữu cơ 227
Bảng 99: M
ột số thông tin về độ dày tầng đất và các đặc trưng nông hóa cơ bản 228
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
vii
Bảng 100: Lượng dinh dưỡng cần thiết (kg) để tạo năng suất của cây lúa nước 230
Bảng 101: Lượng dinh dưỡng cần thiết (kg) để tạo năng suất hạt của cây ngô 231
Bảng 102: Lượng dinh dưỡng cần thiết (kg) để tạo năng suất của cây khoai tây 231
Bảng 103: Lượng dinh dưỡng cần thiết (kg) để tạo năng suất của cây sắn 232
Bảng 104: Lượng dinh dưỡng cần thiết (kg)
để tạo năng suất của cây thuốc lá 232




Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
1
PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tư liệu về tài nguyên đất, trước hết là bản đồ thổ nhưỡng - chứa đựng các
thông tin về số lượng, sự phân bố không gian, đặc điểm chất lượng cùng đặc điểm
sử dụng của từng loại đất, sau đó là bản đồ nông hoá phản ánh thực trạng độ phì
của từng khoảnh đất thông qua một số ch
ỉ tiêu nông hoá học là những thông tin
quan trọng không chỉ phục vụ thống kê tài nguyên, hoạch định chiến lược chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của từng đơn vị lãnh thổ
mà còn giúp người trực tiếp sản xuất biết được cần bố trí cây gì, vào thời vụ nào,
đầu tư phân bón và chăm sóc ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất trên ruộng đất
của mình.
Đã có nhiều kết quả
điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng, nông hoá, bản đồ
canh tác phục vụ thống kê số lượng, chất lượng, đánh giá thực trạng tài nguyên đất
và thâm canh cây trồng được thực hiện ở nước ta. Có nhiều kết qủa ứng dụng
CNTT, hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý sử dụng đất, giám sát môi
trường cả trong và ngoài nước. Nhiều kết quả nghiên cứu đánh giá đất đ
ai thực
hiện cho các tỷ lệ bản đồ, quy mô lãnh thổ khác nhau theo nội dung, phương pháp
luận của FAO. Cũng có khá nhiều kết quả xây dựng mô hình phân tích/dự báo
thông tin, trợ giúp ra quyết định trong bố trí lại cơ cấu cây trồng ở nhiều cấp độ,
đặc biệt là cho quy mô cấp huyện. Những kết quả nghiên cứu này, một mặt phục
vụ thiết thực cho việc lập kế hoạch phát triể
n sản xuất nông nghiệp, quản lý sử
dụng tài nguyên, đặc biệt là đất, nước, khí hậu và rừng, mặt khác khẳng định hiệu
quả, tác dụng của công nghệ thông tin, đặc biệt là GIS đối với công tác quản lý
lãnh thổ ở nước ta, đồng thời còn cho ta những bài học kinh nghiệm, cơ sở khoa
học và thực tiễn để thực hiện thành công đề tài này.
Lạng Sơn là tỉnh biên giới, thuộc vùng Trung du miề

n núi Bắc Bộ với tổng
diện tích tự nhiên 832.378 ha,dân số 731, 8 nghìn người, mật độ dân số bình quân
88 người/km
2
.Việc sử dụng bền vững, có hiệu quả tài nguyên đất của tỉnh không
chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh
quốc phòng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tài nguyên đất của tỉnh ở cả cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp vùng dự án, thế nhưng ở Lạng Sơn, hiện chưa có huyện nào
được đi
ều tra thành lập bản đồ Nông hoá -Thổ nhưỡng, rất ít xã có bản đồ nông
hoá. Cũng chưa thấy có công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT để xây dựng
CSDL về đất, sử dụng đất và phân bón với sự trợ giúp của kỹ thuật GIS nhằm
kết nối số liệu với bản đồ trong quản lý sử dụng lãnh thổ. Không có nhiều kết quả
ứng dụng các bài toán thống kê sinh học và một số phần mềm chuyên dụng để xác
định cân bằng dinh dưỡng đất dựa trên nền nông hoá - thổ nhưỡng và năng suất
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
2
cần đạt của cây trồng rồi lấy đó làm căn cứ xây dựng sơ đồ phân bón, hướng dẫn
cho nông dân cách bón phân, bồi dưỡng cải tạo và bảo vệ quỹ đất trồng một cách
hợp lý và hiệu quả nhất. Lại càng ít thấy kết quả đánh giá phân hạng đất đai cho
những cây trồng chủ đạo để xây dựng các mô hình phân tích dự báo và trợ giúp ra
quyết định phục vụ chuy
ển đổi cơ cấu cây trồng, quản lý sử dụng bền vững tài
nguyên đất đai được thực hiện ở Lạng Sơn.
Sẽ rất khó để xây dựng được kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh
Lạng Sơn theo hướng khai thác và tận dụng triệt để lợi thế về tiềm năng đất đai,
khí hậu ở mỗi vùng, mỗi huyệ
n một cách khoa học, khách quan và thực tế nếu như

không khắc phục được những bất cập của bản đồ đất cấp tỉnh và các huyện, không
thống kê chính xác được số lượng, chất lượng tài nguyên đất, không nắm được
thực trạng độ phì nhiêu đất trồng, không ứng dụng được CNTT trong tổng hợp,
sắp xếp và quản lý các tài liệu về đất đai, phân bón, cây trồng vào một CSDL
thố
ng nhất, tập trung, thuận tiện cho khai thác sử dụng, phục vụ kịp thời nhu cầu
của quản lý và sản xuất.
Trước thực trạng này, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Lạng Sơn
đã cho phép thực hiện nhiệm vụ khoa học & công nghệ (KH&CN) trọng điểm:
“Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quả
n lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông
nghiệp tỉnh Lạng Sơn” theo phương pháp thống nhất, nhằm kiểm kê lại số lượng,
chất lượng tài nguyên đất, đánh giá thực trạng đất trồng, xây dựng hoàn thiện bộ
dữ liệu cơ bản về tài nguyên đất đai và sử dụng phân bón của tỉnh cùng 5 huyện
trọng điểm.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1/ Xây dựng được bản đồ Thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn và bản đồ Thổ
nhưỡng-Nông hóa đất sản xuất nông nghiệp cho 5 huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn.
2/ Xây dựng được các mô hình phân tích/dự báo thông tin phục vụ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu sử dụng đất cho 5 huyện trên.
3/ Xây dựng được cơ sở dữ liệu đất - phân bón - cây trồng, 3 cấp: tỉnh,
huyện, xã, phục vụ sử dụng và quản lý sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trực tiếp và quan trọng số một là đất (hay lớp phủ trên cùng của vỏ phong
hoá) cùng một số chỉ tiêu nông hoá học của đất trồng mà trọng tâm là đất sản xuất
nông nghiệp. Sau đất là cây trồng, gồm những cây trồng chủ yế
u gắn với loại sử
dụng đất, vùng chuyên canh và cơ cấu mùa vụ.

Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Với mục tiêu điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ Thổ nhưỡng tỷ lệ
1/100.000 tỉnh Lạng Sơn là toàn bộ lãnh thổ của tỉnh theo ranh giới hiện nay, có
quy mô diện tích tự nhiên 832.378 ha; Bản đồ thổ nhưỡng-Nông hóa đất sản xuất
nông nghiệp tỷ lệ 1/25.000, trước mắt cho 5 huyện, gồm Lộc Bình, Tràng Định,
Chi Lăng, Hữu Lũng và Văn Quan, sẽ được tính theo ranh gi
ới hành chính.
- Với mục tiêu xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hoá tỷ lệ 1/25.000 là
diện tích đất sản xuất nông nghiệp (tính theo kết quả tổng kiểm kê năm 2005) của
các huyện trên.
- Với bản đồ Nông hoá tỷ lệ 1/10.000 là diện tích đất sản xuất nông nghiệp
(tính theo kết quả tổng kiểm kê năm 2005) của 123 xã thuộc 5 huyện nêu trên.
1.4. CÁCH TIẾP CẬN TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
1.4.1. Tiếp c
ận chung
1/ Tiếp cận văn hoá và dân tộc
: căn cứ vào các tập quán, luật tục và kiến
thức bản địa của các dân tộc ở địa bàn nghiên cứu trong sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là thói quen sử dụng đất, sử dụng phân bón và khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ
thuật của người trực tiếp sản xuất để đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng và giải
pháp sử dụng phân bón h
ợp lý.
2/ Tiếp cận tổng hợp
: theo đó đất được coi là vật mang, là thành phần quan
trọng của hệ sinh thái nông nghiệp. Cây trồng là thành phần trung tâm, được đất
mang. Còn phân bón giữ vai trò điều tiết mối quan hệ hữu cơ giữa đất và cây

trồng.
3/ Tiếp cận kinh tế - thị trường
: một trong những căn cứ để chuyển đổi cơ
cấu cây trồng là giá trị sản xuất ngành trồng trọt, được tạo nên bởi độ phì nhiêu
của đất, năng lực quản trị đất trồng của người sản xuất và sức tiêu thụ nông sản
phẩm. Vì thế, nắm được nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh, tạo được sức
hấp d
ẫn với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cũng là một trong những cứ liệu
đầu vào quan trọng trong lựa chọn cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất, đề xuất loại và liều lượng phân bón.
1.4.2. Tiếp cận cụ thể
1/
Trước hết, với bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn: Do vừa được bổ sung
chỉnh lý năm 2005 bởi Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp/Bộ NN&PTNT
nên nội dung bổ sung chỉnh lý lần này sẽ được tổng hợp từ kết quả bổ sung chi tiết
ở 5 huyện thuộc phạm vi nghiên cứu là Lộc Bình, Tràng Định, Chi Lăng, Hữu
Lũng, Văn Quan và điều tra theo tuyến ở 6 huyện thị còn lại, nhằm hiệu chỉnh
ranh giới loại
đất, ranh giới tầng dày, mức độ kết von, đá lẫn, lấy mẫu đất phân
tích bổ sung. Bản đồ đất tỉnh sẽ được xây dựng trên nền địa hình số VN2000 tỷ lệ
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
4
1/50.000 rồi thu về tỷ lệ 1/100.000 - là tỷ lệ phổ biến dùng cho bản đồ đất ở cấp
tỉnh có quy mô diện tích tự nhiên > 400.000 ha. Chú dẫn bản đồ sẽ thể hiện 2 hệ
thống phân loại: phân loại phát sinh hiện hành và phân loại theo FAO-
UNESCO/WRB. Báo cáo chú giải và bản đồ sẽ được biên tập, đảm bảo đủ tiêu
chuẩn xuất bản chính thức.
2/

Riêng các huyện Lộc Bình, Tràng Định, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn
Quan: sẽ điều tra 3 tuyến/mỗi huyện và đảm bảo mỗi loại đất ở huyện phải có tối
thiểu 1 phẫu diện chính có lấy mẫu phân tích bổ sung để cùng với số phẫu diện
chính phân tích ở 6 huyện/thị kia và số phẫu diện kế thừa, mỗi loại đất ở phạm vi
1 tiểu vùng khí hậu nông nghiệp (trên bản đồ đất tỉnh) phải có tối thiể
u 2 phẫu
diện phân tích. Bản đồ đất huyện sẽ được xây dựng trên nền địa hình số VN2000
tỷ lệ 1/25.000 và giữ nguyên tỷ lệ khi cần truy suất, sử dụng. Chú dẫn bản đồ đất
huyện cũng được thể hiện song ngữ như bản đồ đất cấp tỉnh.
3/ Điều tra phỏng vấn chủ nông hộ và người sản xuất
sẽ được tiến hành
theo từng xã. Chủ thể điều tra là các điển hình đầu tư thâm canh (đại diện cho 3
mức: cao, trung bình, thấp) trong số các chủ nông hộ có ruộng được lấy mẫu đất
phân tích. Đối tượng điều tra là các loại sử dụng đất chính. Mỗi xã sẽ điều tra trên
3-4 loại sử dụng đất chính, mỗi loại sử dụng đất chính gồm 3 phiếu theo 3 mức
đầu tư thâm canh. Như vậy mỗi xã có trung bình 9-12 phiếu, để khi tổng hợp toàn
huyện, số phiếu của mỗi loại sử dụng đất chính đảm bảo đủ để xử lý theo nguyên
tắc thống kê.
4/ Bản đồ Thổ nhưỡng Nông hóa đất trồng
của các huyện sẽ đựơc điều tra,
thành lập trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở tỷ lệ 1/50.000. Căn cứ (thông
tin đầu vào) để tổng hợp xây dựng là bản đồ Thổ nhưỡng huyện tỷ lệ 1/50.000 và
bản đồ nông hoá đất sản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/10.000 của các xã thuộc huyện
(xây dựng trên nền bản đồ Địa chính).
5/ Mậ
t độ lấy mẫu và số lượng mẫu nông hoá cần lấy
Bản đồ Nông hoá-Thổ nhưỡng được thành lập nhằm mục đích xác định
thực trạng độ phì nhiêu đất trồng, lượng, loại phân bón cho từng loại/nhóm cây
trồng trên từng loại đất ứng với mỗi dạng địa hình, nên về bản chất là bản đồ canh
tác. Do vậy, việc lấy mẫu đất phân tích các chỉ tiêu nông hoá chuẩn xác, hợp lý

nhất là căn cứ vào các hệ thống sử dụ
ng đất (LUS).
Để đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng đất trồng, làm căn cứ xây
dựng sơ đồ bón phân hợp lý đồng thời cung cấp thông tin đầu vào cho việc giải
các bài toán thống kê, mỗi LUS ở 1 huyện phải có tối thiểu 30 mẫu đất phân tích.
Ngoài nguyên tắc này, quy mô diện tích của từng LUS so với diện tích bình
quân/LUS ở mỗi nhóm sử dụng đất được sử dụng làm căn cứ hiệu chỉnh số m
ẫu
cần lấy cho phù hợp với thực trạng phân bố của các LUS ở từng huyện. Riêng với
đất lúa, do tính phức tạp của địa hình và chế độ tưới, việc điều chỉnh số mẫu cần
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
5
lấy được căn cứ vào quy mô bình quân của huyện có diện tích nhỏ nhất (huyện
Tràng Định BQ 253 ha/LUS. Theo đó tổng số mẫu nông hoá cần lấy là 6073,
chia theo 3 nhóm sử dụng đất chính của 5 huyện như sau:
Bảng 1: Số mẫu nông hóa theo hiện trạng sử dụng đất và theo đơn vị hành
chính
Đất lúa Màu + CNN Cây lâu năm

Huyện
Diện tích
đât
SXNN
Diện tích
/số LUS
Số
mẫu
Diện tích

/số LUS
Số
mẫu
Diện tích
/số LUS
Số
mẫu
1. Tràng Định
5719 3718/10 302 1178/14 140 823/11 57
2. Văn Quan
17984 4235/9 344 1091/16 134 12658/12 820
3. Lộc Bình
14876 5414/10 440 6126/12 730 3336/14 220
4. Chi Lăng
12393 4230/8 345 4485/16 534 3678/13 244
5. Hữu Lũng
20787 6238/10 507 6316/18 755 8233/13 501
Cộng diện tích
71759 23835/47 19196/76 28728/63
Cộng số mẫu
6073 1938 2293 1842
6/ Vì quản lý sử dụng đất nông nghiệp là một trong những nội dung của
quản lý lãnh thổ, do vậy cùng với thông tin số liệu, CSDL phải có thông tin bản
đồ, phải kết nối được số liệu với bản đồ để xác định vị trí, ranh giới, quy mô của
từng vùng/từng thửa đất theo mỗi mục tiêu quản lý. Vì thế CSDL chủ yếu là dữ
liệu GIS và phải “mở” để dễ dàng cập nhật, bổ sung thông tin khi cần thiết.
7/ Ngoài kết quả đánh giá đất đai
, căn cứ để xây dựng các mô hình phân
tích/dự báo thông tin và trợ giúp ra quyết định phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, quản lý sử dụng đất nông nghiệp còn là kết quả dự tính quy mô diện tích

đất trồng trọt cần có để đạt mục tiêu GTSX ngành trồng trọt. Do GTSX ngành
trồng trọt là một chỉ tiêu tổng hợp, được kết tinh không chỉ bởi vị trí địa lý, điều
ki
ện đất đai, mà còn bởi khả năng quản trị, điều kiện đầu tư, kỹ năng, kinh nghiệm
sản xuất của chủ sử dụng đất và giá cả thị trường, nên kết quả của các mô hình
được xây dựng từ căn cứ này sẽ đảm bảo được cả tính khoa học, thực tiễn và
khách quan.
1.5. NỘI DUNG, KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN VÀ SẢN PHẨM
ĐẠT ĐƯỢC
1.5.1. Nội dung thực hiện
1.5.1.1. Nội dung 1: Thu thập, phân tích, tổng hợp và chuẩn hóa các nguồn tài
liệu hiện có
Nội dung thu thập tập trung vào các loại tài liệu sau đây:
1/ Các tài liệu về tài nguyên đất, gồm:
– Bản đồ đất, bản đồ nông hoá, kèm theo báo cáo thuyết minh,
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
6
– Các số liệu về diện tích, số liệu phân tích đặc tính lý, hoá học của các
loại đất trong vùng từ 1994 đến nay.
– Các báo cáo chuyên đề về đất, phân bón và cây trồng có liên quan.
2/ Các tài liệu, số liệu về diện tích, năng xuất, sản lượng cây trồng chính
từ 1994 đến nay.
3/ Số liệu về tài nguyên khí hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông
nghiệp gắn với bản đồ.
4/ S
ố liệu về kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp và kết quả
sản xuất nông nghiệp.
5/ Tập hợp, phân loại, đánh giá, hiệu chỉnh thông tin đã thu thập.

- Đánh giá về độ tin cậy, tính thời sự của thông tin, hiệu chỉnh thông tin.
Với bản đồ, hiệu chỉnh các sai khác hình học, hệ chiếu và quy chuẩn về tỷ lệ cần
sử dụng. Xác định hệ
số hiệu chỉnh giữa số liệu thống kê với số liệu tổng hợp từ
bản đồ.
- Rút ra những thông tin còn thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn
để điều tra bổ sung.
1.5.1.2. Nội dung 2: Điều tra thực địa
Gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1/ Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất.
– Điều tra theo tuyến, quan tr
ắc mô tả hình thái phẫu diện, chỉnh lý phân
loại đất, ranh giới các loại đất, chụp ảnh cảnh quan, ảnh hiện trạng sử dụng đất và
ảnh hình thái phẫu diện, lấy mẫu đất phân tích bổ sung.
– Mẫu thổ nhưỡng phân tích 13 chỉ tiêu thông thường: pH
KCl
, OM%,
Đạm tổng số, Lân tổng số (P
2
O
5
%), Kali tổng số (K
2
O%), Lân dễ tiêu (P
2
O
5

mg/100g đất), Kali dễ tiêu (K
2

O mg/100g đất), Cation trao đổi Ca
2+
, Mg
2+
, Na
+
,
K
+
(meq/100 g đất), Dung tích hấp thu (CEC: meq/100 g đất). Thành phần cấp hạt
(3 cấp theo FAO).
2/ Điều tra xây dựng bản đồ nông hoá
- Ngoài bản đồ thổ nhưỡng, căn cứ quan trọng để lấy mẫu nông hoá phục
vụ xây dựng đựợc bản đồ Nông hoá - Thổ nhưỡng là bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ địa chính cấp xã.
- Mật độ lấy mẫu nông hoá được trình bày chi tiết ở
phần phương pháp
nghiên cứu. Chỉ tiêu phân tích mẫu nông hoá là: pH
KCl
, OM%, P
2
O
5
dễ tiêu, K
2
O
dễ tiêu và dung tích hấp thu cation (CEC).
- Khoanh vẽ ranh giới ngoài thực địa theo nguyên tắc 4 cùng
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
7
3/ Điều tra đánh giá hiện trạng cây trồng và các điều kiện liên quan đến bố
trí cơ cấu cây trồng, nội dung điều tra gồm:
a). Điều kiện địa hình và chế độ nước
– Với đất dốc (đất đồi núi), gồm: Độ cao, độ dốc địa hình, khả năng tưới,
nguồn nước: loại nguồn nước, khoảng cách từ nơi sả
n xuất đến nguồn nước.
– Với đất bằng, đất thung lũng và ruộng bậc thang: Cấp địa hình, khả
năng tưới tiêu, chế độ ngập (thời điểm, thời gian, độ sâu ngập úng).
b). Hiện trạng cây trồng: Loại cây trồng, giống, mùa vụ và cơ cấu luân
canh.
c). Chế độ bón phân: Loại phân, lượng phân, thời điểm bón
4/ Điều tra phỏng vấn ng
ười trực tiếp sản xuất
– Điều tra phỏng vấn chủ nông hộ và người trực tiếp sản xuất nhằm xác
định hiệu quả sử dụng đất, những thuận lợi, khó khăn thường gặp trong quá trình
sản xuất, khả năng quản trị đất đai và những dự định cụ thể của chủ nông hộ về sử
dụng ruộ
ng đất của mình trong tương lai.
– Đối tượng điều tra sẽ là các loại sử dụng đất chính ở từng xã mà chủ thể
của chúng là các nông hộ, lựa chọn bằng rút mẫu ngẫu nhiên và chọn đại diện
(theo 3 mức đầu tư thâm canh: cao, trung bình, thấp) trong số chủ nông hộ có
ruộng đã được lấy mẫu đất phân tích. Theo đó tổng số phiếu điều tra sẽ là 1130-
1200, chia theo 5 huyện cụ
thể như sau: Lộc Bình 260-270 phiếu, Tràng Định 220-
240 phiếu, Chi Lăng 190-200 phiếu, Hữu Lũng 240-250 phiếu và Văn Quan 220-
240 phiếu.
– Nội dung điều tra theo phiếu in sẵn
1.5.1.3. Nội dung 3: Nghiên cứu trong phòng

1/ Phân tích mẫu đất: Mẫu đất ở các phẫu diện chính (mẫu thổ nhưỡng)
được phân tích 13 chỉ tiêu thông thường và mẫu nông hoá được phân tích 5 chỉ
tiêu là pH
KCl
, OM%, P
2
O
5
dễ tiêu, K
2
O dễ tiêu và dung tích hấp thu cation (CEC).
2/ Nghiên cứu xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và bản đồ Thổ nhưỡng-Nông
hóa đất trồng
a). Xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hóa đất trồng 5 huyện : Lộc Bình,
Tràng Định, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan tỷ lệ 1/25.000, và bản đổ thổ nhưỡng
tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000 theo trình tự dưới đây:
• Xây dựng bả
ng phân loại, bảng chú dẫn và thang phân cấp các chỉ tiêu lý hoá
học phục vụ thành lâp bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hóa đất trồng tỷ lệ 1/25.000
(5 huyện) và bản đồ Thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 (tỉnh Lạng Sơn).
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
8
• Liên hệ chuyển đổi tên đất theo FAO.UNESCO/WRB
• Xây dựng, biên vẽ bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hóa đất trồng 5 huyện tỷ lệ
1/25.000
• Tổng hợp, chỉnh lý biên hội bản đồ Thổ nhưỡng tỉnh tỷ lệ 1/100.000
• Viết báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ Thổ nhưỡng tỉnh và các huyện
b). Xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hóa đất trồng tỷ lệ

1/25.000 của 5
huyện và bản đồ nông hóa tỷ lệ 1/10.000 các xã trực thuộc, gồm các bước:
• Xây dựng thang phân cấp các chỉ tiêu nông hoá tương ứng với tỷ lệ bản đồ
• Xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hóa đất sản xuất nông nghiệp tỷ lệ
1/25.000 (5 huyện) và bản đồ nông hóa1/10.000 (123 xã)
• Tổng hợp, viết báo cáo thuyết minh bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hóa đất sản
xuất nông nghiệp 5 huyện.
3/ Xử lý tổng hợp phiếu điều tra, xác định hiệu quả sử dụng đất và hiệu
quả sử dụng phân bón gồm các nội dung:
a). Phân loại, tập hợp phiếu điều tra phỏng vấn chủ nông hộ và người trực
tiếp sản xuất theo loại sử dụng đất/loại đất ở từng huyện
b). Xử lý, phân tích các chỉ tiêu: t
ổng chi phí (vật chất, lao động, vận
chuyển lưu thông và chi khác), năng suất, sản lượng, giá bán, giá trị sản lượng, thu
nhập, lãi, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động,
c). Xác định chiều hướng và mức độ tác động của các loại chi phí đến
năng suất thực tế, thu nhập, lãi, hiệu quả đầu tư và giá trị ngày công lao động để từ
đó xác định loại sử dụng đấ
t tối ưu và tìm ra trọng số phục vụ đánh giá đất đai.
4/ Xây dựng sơ đồ phân bón và hướng dẫn sử dụng bón phân
a). Trên cơ sở đặc điểm của đất (trọng tâm là đặc tính nông hoá) và loại
(nhóm) cây trồng dự kiến, cùng thực trạng về hiệu quả sử dụng phân bón, xây
dựng sơ đồ bón phân gắn với bản đồ nông hóa các xã (tỷ lệ 1/10.000) theo nguyên
tắc cân bằng dinh dưỡ
ng.
b). Xác định chế độ bón: loại phân, lượng phân bón gắn với ranh giới
khoanh đất trên bản đồ Nông hoá –Thổ nhưỡng cấp xã tỷ lệ 1/10.000.
c). Viết hướng dẫn (sổ tay) sử dụng phân bón theo loại, nhóm cây trồng
chính gắn với thuyết minh bản đồ Nông hoá –Thổ nhưỡng cấp xã
5/ Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ quản lý dinh dưỡng đất và

thâm canh, chuyển đổi cơ c
ấu cây trồng theo trình tự sau:
a). Xác định cấu trúc, nội dung thông tin chủ yếu của CSDL

Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
9
Cấu trúc thông tin của CSDL phục vụ thâm canh cây trồng và quản lý bền
vững đất nông nghiệp với cấu trúc 3 cấp, gồm 7 nhóm thông tin dưới đây:
o Nhóm thông tin bản đồ nền : nền địa chính tỷ lệ 1/10.000, nền địa hình tỷ lệ
1/50.000 và VN 2000 tỷ lệ 1/100.000.
o Nhóm thông tin về số lượng, chất lượng đất gồm: loại đất, độ dốc (địa hình
tương đối), độ dày tầ
ng đất mịn, thành phần cơ giới lớp đất mặt, đặc tính hóa
lý học gắn với bản đồ đất.
o Nhóm thông tin về sử dụng đất (loại cây trồng, công thức luân canh, hiệu quả
sử dụng gắn với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp).
o Nhóm thông tin về phân bón (loại phân, lượng phân và thời kỳ bón) tương
ứng với t
ừng loại cây trồng trên từng mảnh đất).
o Nhóm thông tin về khí hậu, thời tiết gắn với bản đồ phân vùng khí hậu nông
nghiệp.
o Thông tin về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là giao
thông, điện và dịch vụ gắn với bản đồ.
o Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất tiêu thụ nông
phẩm.
b). Định khuôn dạng thông tin
:
1/ Thông tin đầu vào

phải được định dạng về loại, hình thức và cách tổ
chức cho dễ dàng trong thu thập, chỉnh lý, tổng hợp và cập nhật:
– Với thông tin bản đồ cần xác định hệ chiếu, toạ độ, tỷ lệ bản đồ và chú
dẫn cũng như thông tin thuộc tính thống nhất cho từng loại bản đồ trong CSDL.
– Với số liệu, cần thiết kế mẫu biểu, khuôn dạng cho t
ừng loại thông tin
theo 2 bước, bước 1: nạp vào máy tính theo khuôn dạng EXCEL để kiểm tra chỉnh
lý; bước 2: kết nạp các số liệu đã được kiểm tra chỉnh lý vào các trường thuộc tính
của đối tượng tương ứng trên bản đồ theo khuôn dạng thuộc tính của bản đồ.
2/. Thông tin đầu ra
là những thông tin thứ cấp - kết quả của việc xử lý
tổng hợp các thông tin đầu vào theo mục đích định trước. Do vậy, khuôn dạng của
các thông tin thứ cấp cũng cần thiết kế cho phù hợp với từng loại dữ liệu nhằm
đảm bảo tốc độ, hiệu quả truy cập và dễ dàng trong sử dụng.
c). Xây dựng cơ sở dữ liệu theo trình tự sau
:
1) Thẩm định, chỉnh lý các lớp thông tin và biên tập, xây dựng CSDL.
2) Nhập số liệu tương ứng với các trường.
3) Xây dựng thư mục dữ liệu GIS, viết các modul quản trị CSDL.
4) Xây dựng những quy định về cập nhật và khai thác thông tin.
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
10
d). Viết các modul quản trị, truy xuất, cập nhật thông tin và hướng dẫn sử
dụng CSDL

6/ Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với một số cây trồng chủ đạo
cho quy mô cấp huyện phục vụ xây dựng mô hình.
a). Xây dựng yêu cầu sử dụng đất

, gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu căn cứ khoa học để xây dựng yêu cầu sử dụng đất (SDĐ),
dựa trên các tiêu chí:
+ Đặc điểm sinh lý, yêu cầu sinh thái của cây trồng/nhóm cây trồng thuộc
các loại hình sử dụng đất cần đánh giá
+ Đặc điểm và chất lượng đất đai
+ Kết quả điều tra mô hình, đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất
- Lựa chọn yếu tố hạn chế và xây dựng chỉ tiêu
Yếu tố hạn chế được đưa ra xem xét cần phải thỏa mãn những điều kiện
sau đây:
+ Có sự phân biệt về mức độ thích hợp của đặc điểm đất đai đối với từng
loại sử dụng đất.
+ Ranh giới các lớp thích hợp trên có thể xác định được trên b
ản đồ.
- Xây dựng yêu cầu sử dụng đất và phân cấp chúng theo 4 mức: (S
1
: rất
thích hợp; S
2
: thích hợp; S
3
: ít thích hợp và N: không thích hợp)
b). Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu tạo lập bản đồ đơn vị đất đai
, xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu tạo lập bản đồ đơn vị đất đai được căn
cứ vào:
+ Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được lựa chọn.
+ Mức chênh lệch, sự sai khác của các yếu tố về đặc điểm và chất lượng
đất

đai trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu (huyện và tỉnh).
- Các yếu tố tham gia tạo lập bản đồ đơn vị đất đai có thể gồm một số trong
những đặc điểm dưới đây:
+ Một số đặc trưng về thời tiết khí hậu: Nhiệt độ không khí trung bình
tháng, năm, tổng lượng mưa trung bình tháng, năm.
+ Đặc điểm về đất: Loại đấ
t; độ dày tầng đất mịn (5 cấp); địa hình (địa
hình tương đối áp dụng với đất bồi tụ và đất ruộng bậc thang; độ dốc áp dụng với
đồi núi); đặc tính lý hoá học của đất, gồm: tỷ lệ % cấp hạt sét (<0,002 mm), pH
KCl
,
OM%, P
2
O
5
dễ tiêu (mg/100g đất), K
2
O dễ tiêu (mg/100g đất), CEC (meq/100g
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
11
đất),
+ Điều kiện thuỷ lợi và thuỷ văn nước mặt, có thể gồm các yếu tố sau: Chế
độ ngập (độ sâu ngập và thời gian ngập, tần xuất ngập); Khô hạn (thời điểm hạn
và thời gian khô hạn); Điều kiện tưới (chủ động, bán chủ động, khó khăn và không
được tưới); Điều kiện tiêu thoát (chủ động, bán chủ độ
ng, khó khăn và không tiêu
thoát).
- Chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề: đất, (khí hậu), thuỷ lợi, thuỷ văn

nước mặt, để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Biên tập bản đồ đơn vị đất đai, Kết nạp với CSDL phục vụ các nội dung
tiếp theo.
c). Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với các loạ
i hình sử dụng đất
được lựa chọn theo trình tự sau:
- Xây dựng cây quyết định từ yêu cầu sử dụng đất.
- Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai và tổng hợp kết quả: Bằng cách
đối chiếu yêu cầu sử dụng đất của từng cây trồng (đã được cụ thể hoá bằng cây
quyết định) với đặc điểm của từng đơn vị đất đ
ai thông qua việc chạy phần mềm
ALES (hoặc phần mềm tự viết trong Arcview) với sự hỗ trợ của kỹ thuật GIS.
- Biên tập bản đồ kết quả đánh giá phân hạng đất đai và kết lưu chúng
trong CSDL.
- Chồng xếp bản đồ phân hạng với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất
nông nghiêp cùng tỷ lệ, tổng h
ợp diện tích các mức độ thích hợp của đất đai với
từng cây trồng theo hiện trạng sử dụng và số lượng, mức độ các yếu tố hạn chế
theo huyện, xã.
Kết quả đánh giá phân hạng đất đai này sẽ là một trong những căn cứ khoa
học và số liệu đầu vào quan trọng để xây dựng mô hình phân tích/dự báo tiềm
năng diện tích cho phát triển một s
ố cây trồng chính và phương án cân đối sử dụng
quỹ đất dưới đây.
7/ Xây dựng các mô hình trợ giúp ra quyết định phục vụ chuyển đổi cơ
cấu cây trồng và cân đối sử dụng quỹ đất huyện. Gồm các bước sau:
a). Xây dựng các mô hình phân tích /dự báo thông tin (trên máy tính) về

tiềm năng diện tích bố trí một số cây trồng chủ đạo


- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xác định số liệu đầu vào, đầu ra
trong xây dựng mô hình:
o Xác định các mô hình cần xây dựng.
o Xác định thuật toán và các bài toán dùng trong xây dựng mô hình.
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
12
o Xác định biến số của các bài toán.
o Đánh giá giá trị thông tin của từng biến số đã xác định.
o Xác định phương pháp tổ hợp thông tin phục vụ giải các bài toán.
o Lấy ý kiến chuyên gia, xác định nhu cầu và dạng, loại thông tin đầu ra.
o Thiết kế, biên tập bản đồ tương ứng với từng loại (nhóm) thông tin đầu ra.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình dự tính diện tích đất cho bố trí m
ột số cây
trồng, ví dụ như:
o Mô hình dự báo nhu cầu lúa gạo và diện tích đất canh tác lúa nước.
o Mô hình dự báo tiềm năng diện tích đất cho gieo trồng ngô, khoai tây.
o Mô hình dự báo tiềm năng diện tích đất trồng đậu tương
o Mô hình dự tính tiềm năng diện tích gieo thuốc lá.
o Mô hình dự tính tiềm năng đất trồng na.
o Mô hình dự tính tiềm năng đất trồng hồ
ng (không hạt).
o Mô hình dự báo tiềm năng đất trồng vải thiều.
b). Nghiên cứu xây dựng các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và
cân đối sử dụng quỹ đất
- Nghiên cứu căn cứ khoa học
- Xác định phương pháp tiếp cận
- Trình tự tiến hành, dự kiến sẽ gồm 7 bước sau:
o Xác định diện tích đất trồng trọt và giá trị sản xuất (GTSX) ngành trồng trọt.

o Xác định các cây trồng (nhóm cây trồng) chủ yếu tham gia tạo nên GTSX
ngành trồng trọt, nhịp độ biến động của GTSX ngành trồng trọt.
o Nghiên c
ứu tỷ lệ đóng góp, biến động về tỷ lệ đóng góp của từng nhóm cây
trồng vào GTSX ngành trồng trọt và sự tác động qua lại giữa chúng.
o Nghiên cứu xác định mục tiêu GTSX ngành trồng trọt và diện tích đất trồng
trọt cần cố để đạt được mục tiêu GTSX ngành trồng trọt.
o Xác định trình tự ưu tiên đối với từng cây trồng trong bố trí sử dụng quỹ
đất.
o Xây dựng một số mô hình cân đối sử dụng quỹ đất.
o Biên tập bản đồ và chú dẫn tương ứng cho từng mô hình.
1.5.1.4. Nội dung 4: Tập huấn, đào tạo
1/ Nội dung tập huấn/đào tạo: sẽ mở lớp tập huấn cho cán bộ địa phương
về các nội dung sau:
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
13
– Xây dựng và quản trị CSDL.
– Xây dựng và cập nhật mô hình phân tích/dự báo thông tin và trợ giúp ra
quyết định phục vụ quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai
– Phương pháp hướng dẫn và phổ cập sơ đồ phân bón, sổ tay sử dụng phân
bón cho nông dân.
2/ Chuẩn bị tài liệu tập huấn
– Biện soạn tài liệu tập huấn theo các nội dung nêu trên
– Biện tập, in ấn tài liệu
3/ Tổ chức và tri
ển khai tập huấn
Dự kiến số cán bộ (CB) được tập huấn là 25 người, gồm: 6CB của Sở
Nông nghiệp và PTNT, 4 CB thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường, 15 CB thuộc 2

Phòng Tài nguyên Môi trường và Phòng Kinh tế của 5 huyện
1.5.1.5. Nội dung 5: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, viết báo cáo khoa học
1.5.2. Khối lượng thực hiện
1.5.2.1. Khối lượng điều tra đã thực hiện
Thực hiện
Hạng mục
Đơn vị tính Khối lượng
Diễn giải
1. Điều tra chi tiết Huyện/xã 5/123
Gồm: Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng,
Tràng Định, Lộc Bình và 123 xã trực
thuộc
1.1. Diện tích đ. tra 1000 ha 146.771
Gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất CSD
có khả năng mở rộng sản xuất NN.
1.2. Đào, q trắc, lấy
mẫu thổ nhưỡng
Phẫu diện
/mẫu
45/180
Phục vụ chỉnh lý bản đồ thổ nhưỡng 5 huyện
và toàn tỉnh
1.3. Lấy mẫu nông hóa Mẫu 6.050
Phục vụ xây dựng bản đồ Nông hóa Thổ
nhưỡng 123 xã và xác định loại phân/ lượng
bón cần thiết
1.4. Phỏng vấn nông
dân
Phiếu 1.050
Xác định thực trạng/h.quả sử dụng phân bón,

làm căn cứ xây dựng sơ đồ bón phân
2. Điều tra theo tuyến Tuyến 3
Gồm: TP Lạng Sơn-Đình Lập, TP Lạng
Sơn - Cao Lộc, TP Lạng Sơn-Bình Gia-
Bắc Sơn
2.1. Quan trắc mô tả Điểm 65
2.2.Phẫu diện ph.tích Phẫu diện 20
2.3.Lấy mẫu bổ sung Mẫu 80
Bổ sung phân loại và ranh giới đất ở 6 huyện
thị còn lại phục vụ chỉnh lý bản đồ thổ
nhưỡng tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000
Cộng số điểm quan trắc, số mẫu đất đã lấy và phân tích ở hạng mục 1&2
Số điểm q.trắc, mô tả Điểm 110
Số P.diện chính có PT Phẫu diện 65
Số mẫu thổ nhưỡng Mẫu 260
Mẫu đất được phân tích 13 chỉ tiêu, một số
được xác định thêm chỉ tiêu dung trọng
Số mẫu nông hóa Mẫu 6.050
Phân tích 5 chỉ tiêu: pH
KCl
, %OM, CEC và
P
2
O
5
, K
2
O dễ tiêu
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
14
1.5.2.2. Thông tin đã thu thập
Ngoài khối lượng điều tra nêu trên, những thông tin khác có liên quan đến
đất và sử dụng đất cũng đồng thời được thu thập, gồm:
- Bản đồ đất, bản đồ nông hoá, kèm theo báo cáo thuyết minh,
- Số liệu thống kê diện tích, kết quả phân tích đặc tính lý, hoá học của các loại đất
trong vùng từ 1998 đến nay.
- Các báo cáo chuyên đề về đất, phân bón và cây trồng có liên quan.
- Chuỗi số liệu thống kê hiện trạ
ng và kết quả sử dụng đất từ 1998 đến nay.
- Số liệu trung bình nhiều năm của một số yếu tố khí tượng nông nghiệp, bản đồ
phân vùng nhiệt, mưa trung bình tháng, năm và phân vùng khí hậu nông nghiệp.
- Báo cáo tổng kết hàng năm của phòng, sở NN&PTNT, Định hướng phát triển
KTXH của 5 huyện và tỉnh
Những thông tin thu thập này cũng đã được xử lý tổng hợp, chọn lọc, kết
n
ạp vào CSDL để sử dụng cùng với những thông tin từ kết quả điều tra trong thực
hiện các nhiệm vụ tiếp theo của đề tài.
1.5.3. Sản phẩm đạt được
1.5.3.1. Bản đồ:
− Bản đồ Thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000 kèm báo cáo chú giải.
− Bản đồ Thổ nhưỡng-Nông hóa đất trồng cho 5 huyện tỷ lệ 1/25.000, kèm
thuyết minh.
− B
ản đồ Nông hoá Thổ nhưỡng đất sản xuất nông nghiệp 123 xã tỷ lệ 1/10.000
và sơ đồ bón phân
1.5.3.2. Báo cáo thuyết minh, báo cáo khoa học, bài báo và sách chuyên khảo
- Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
- Sổ tay sử dụng phân bón.

- Bài báo “thực trạng độ phì nhiêu đất trồng ở Lạng Sơn qua một số chỉ tiêu nông
hóa”.
- Bài báo “Ứng dụng kết quả điều tra chỉnh lý xây dựng bản đồ
Nông hóa – Thổ
nhưỡng và công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Lạng Sơn”.
- Sách chuyên khảo “Tài nguyên đất tỉnh Lạng Sơn, thực trạng và tiềm năng sử
dụng”.

Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
15
1.5.3.3. Cơ sở dữ liệu Đất – Phân bón – Cây trồng
Bộ cơ sở dữ liệu về đất - phân bón - cây trồng và hướng dẫn sử dụng
CSDL- chung cho toàn tỉnh.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ĐÃ SỬ DỤNG
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu nêu trên, đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
1/Một số phương pháp toán thống kê sinh họ
c được sử dụng trong nghiên
cứu mối quan hệ giữa dinh dưỡng đất và cây trồng, giữa các cây trồng tham gia
tạo nên GTSX ngành trồng trọt với diện tích đất trồng trọt,
2/ Điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ thổ nhưỡng theo Quy phạm điều tra
lập bản đồ đất tỷ lệ lớn (10 TCN 68-84). Quan trắc, mô tả hình thái phẫu diện theo
FAO/ UNESCO/WRB.
3/ Lấy mẫu đất phân tích Nông hoá được ti
ến hành theo nguyên tắc:
a). Thời điểm lấy mẫu

tiến hành trước lúc bón phân, và sau khi thu hoạch.
b). Mẫu nông hóa phải lấy ở vị trí điển hình
, đại diện, tránh lấy ở chỗ quá
cao hoặc quá trũng so với địa hình xung quanh, tránh gò đống, mương nước cũ,
nơi để phân hoặc những nơi cây mọc quá tốt hay quá xấu, không điển hình cho
toàn bộ thửa đất.
c). Phương pháp lấy mẫu
:
– Với đất lúa, mẫu đất lấy ở toàn bộ chiều dày tầng canh tác; Với đất
chuyên màu và cây trồng cạn ngắn ngày, mẫu đất lấy ở độ sâu 0 - 20cm. Mỗi một
khoanh đất lấy một mẫu hỗn hợp. Mẫu hỗn hợp được lấy tối thiểu 5 điểm trong
khoanh, theo đường chéo, trộn đều để lấy 300-500g /mẫu.
– Với đất trồng cây lâu năm thì mẫu
đất lấy ở điểm đại diện cho từng
lô/thửa. Nguyên tắc chọn điểm lấy mẫu tương tự như chọn vị trí phẫu diện chính
có phân tích. Căn cứ nhiều kết quả nghiên cứu về đặc điểm thực vật thì hầu hết
cây trồng lâu năm có độ sâu vùng rễ tập trung ở 0 -70cm. Do vậy, mẫu đất phải
lấy ở toàn bộ
khoảng độ sâu 0-70cm, trộn đều và giữ lại 500g/mẫu.
d). Mật độ lấy mẫu và số lượng mẫu cần lấy
đã được thống nhất ở cách
tiếp cận.
4/ Phương pháp điều tra phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng
(PRA)
được thực hiện trong phỏng vấn nông dân, cán bộ chuyên môn ở xã, huyện, tỉnh
về điều kiện, tình hình sản xuất, mức độ và trình độ đầu tư thâm canh tăng năng
xuất cây trồng, qua đó xác định hiệu quả của các loại hình sử dụng đất hiện tại.
5/Phân tích đất theo các phương pháp thông dụng hiện hành
tại phòng
Để tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ Nông hóa -Thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu

cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn”
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
16
Phân tích Đất và Môi trường của Viện QH&TKNN. Các phương pháp phân tích
đất được áp dụng tương ứng với từng chỉ tiêu cụ thể được trình bày ở bảng 2 dưới
đây:
Bảng 2: Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích đất
STT Chỉ tiêu/đơn vị tính Phương pháp phân tích
1 pH
KCl
* Đo trên máy pHmét-632
2 OM %* Tiurin
3 N % Kjeldahl
4 P
2
O
5
% So màu trên máy Spectronic 21D
5 K
2
O % Quang kế ngọn lửa
6 P
2
O
5
(mg/100g đất)* Oniani
7 K
2
O (mg/100g đất)* Quang kế ngọn lửa
8,9,10,11 Ca

++
,
Mg
++
, K
+
, Na
+
(meq/100g đất) Complexon
12 CEC (meq/100g đất)* Amoniaxetat
13 Thành phần cấp hạt (3 cấp theo FAO) Ống hút Robinson
(*) và đạm thủy phân : Chỉ tiêu phân tích đối với các mẫu nông hoá
6/ Phương pháp yếu tố hạn chế của FAO và quy trình đánh giá đất sản
xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất (TCVN 8409-2010) đã được áp
dụng trong đánh giá phân hạng đất đai.
7/ Phương pháp chuyên gia
được áp dụng trong lựa chọn, triển khai mô
hình trợ giúp ra quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiệu chỉnh mô hình cân
bằng dinh dưỡng đất.
1.6.2. Kỹ thuật sử dụng:
1/ Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System - GIS)
được sử dụng để số hoá, lưu vào máy tính các lớp thông tin bản đồ, các bản đồ
chuyên đề như đơn vị đất đai, đánh giá phân hạng đất đai. Tích hợp, biên t
ập các
bản đồ thành quả như bản đồ Thổ nhưỡng, Nông hoá -Thổ nhưỡng và sơ đồ phân
bón. Kết nối số liệu với bản đồ
2/ Phần mềm thống kê SPSS 11, seri 2002 cùng một số hàm tuyến tính,
Cobb-Douglash, đã được sử dụng trong phân tích xây dựng mô hình phục vụ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cân đối sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp.

×