Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA TẠI TỈNH KON TUM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.4 KB, 7 trang )

__________________________________________________________________________________________
Kết quả xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum
1
Báo cáo tại Hội nghị KHCN Nông nghiệp các tỉnh Nam Trung bộ - Tây Nguyên ngày 16/10/2007



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA TẠI TỈNH KON TUM

PGS.TS. Mai Quang Vinh (*), GS.TS. Trần An Phong (**)
(*) Trung tâm Tư vấn Chuyển giao TBKT – Viện Di truyền Nông nghiệp,
Dự án Huyện điểm Tây Nguyên, Dự án Giảm nghèo Miền Trung tỉnh Kon Tum
(DĐ0913 567 444 ;E.mail: )
(**) Viện Môi trường và Phát triển bền vững Việt Nam, Tư vấn về Nông nghiệp Dự án Giảm
nghèo và xây dựng các Bản đồ tài nguyên thiên nhiên thuộc các xã và các huyện của tỉnh trong
Dự án giảm nghèo.

I. Thực trạng cơ cấu cây trồng của tỉnh Kon Tum
Tỉnh Kon Tum có gần 17.627 ha đất lúa, trong đó lúa 2 vụ có 8.917 ha, tưới tiêu
chủ động, đất lúa 1 vụ 10 ngàn ha, trong đó có tới 2.000 - 3.000 ha năng suất thấp 1 - 2
tấn/ha do thiếu nước vào mùa khô, hệ số sử dụng đất mới đạt 1,25 lần, năng suất lúa toàn
tỉnh 29,18 tạ/ha (2006) chỉ bằng 61,7% bình quân cả nước, là một tỉnh nghèo nhất của
Tây Nguyên, tỷ lệ nghèo đói còn rất cao 40 - 60%.
Với độ cao trung bình 500 – 800 m, Kon Tum có lợi thế thời tiết với chế độ bức xạ
nắng vào loại cao nhất cả nước, bình quân 2200 – 2500 giờ (trung bình 6 – 7h nắng/ngày),
chế độ nhiệt tương đối ổn định trong năm, nhiệt độ ban ngày không quá 32 – 35
0
C, ban
đêm 18 – 22
0


C, độ ẩm 75 – 85%, thuận lợi trồng quanh năm nhiều loại cây trồng ưa nhiệt
và ưa lạnh đạt năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên với chế độ khí hậu khắc nghiệt chia
2 mùa rõ rệt trong năm, giải quyết khoa học vấn đề nước tưới, xây dựng các hệ thống
canh tác ổn định trong điều kiện khô hạn thường xuyên 6 – 8 tháng/năm là vấn đề cấp
thiết để có thể nâng cao hệ số và hiệu quả sử dụng đất của vùng.
Song song với các cây công nghiệp đang trở thành vùng sản xuất hàng hóa như cao su,
cà phê, điều, tiêu , hệ thống cơ cấu cây trồng hàng năm còn lạc hậu, tính hàng hóa chưa
cao, canh tác theo lối tự nhiên, chất lượng – giá trị nông sản thấp, thu nhập thấp bình
quân 8 – 14 triệu đ/ha, tính ổn định, tính bền vững của các phương thức canh tác không
cao.
Kon Tum hiện có nhiều cây trồng tiến bộ song song với hệ thống cây trồng theo canh
tác cũ, kém bền vững. Hệ thống dịch vụ thu mua, chế biến, bảo quản nông sản còn chưa
hoàn thiện. Nông sản hàng hóa vẫn sản xuất theo lối tự nhiên, chất lượng phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, hàng năm sản lượng bị hư hao, giảm giá trị do thời tiết mưa, ẩm ướt làm
giảm thu nhập của nông dân. rất cần đầu tư KHCN để nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Một điều rất đáng lo ngại, diện tích đất trồng sắn tăng đột biến trong 5 năm gần đây,
từ 15,6 ngàn ha (2001) lên gấp đôi 32 ngàn ha (2006), sẽ gây nên xói mòn thoái hoá đất .
Vì vậy rất cần có các nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ, kinh tế xã hội,
phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống canh tác bền
__________________________________________________________________________________________
Kết quả xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum
2
vững. Đây là nhiệm vụ nặng nề bởi vì đây là vấn đề rộng, rất khó, có liên quan tới vấn đề
kinh tế xã hội, tập quán, trình độ dân trí, tính đa dạng, phức tạp của vùng sinh thái, mức
độ khắc nghiệt của khí hậu 2 mùa.
Cần có các nghiên cứu để chỉ rõ mối liên hệ giữa tập quán dân tộc truyền thống có ảnh
hưởng tới cơ cấu cây trồng, tập quán canh tác lạc hậu chậm đổi mới ở từng vùng sinh thái
vùng đất xám và vùng đất đỏ vàng (vùng đất nghèo dinh dưỡng hơn, nông nghiệp chậm
phát triển, chủ yếu cây hàng năm sắn, ngô, lúa cạn ) tại nhiều vùng sâu vùng xa, vùng

dân tộc thiểu số, bà con người địa phương còn chưa biết thâm canh, trồng trọt còn nặng
theo lối quảng canh (chưa biết sử dụng phân chuồng, phân khoáng, thuốc trừ sâu BVTV)
để tăng năng suất, cải thiện đời sống
1. Cơ cấu cây trồng trên đất ruộng
a) Giống lúa : Giống lúa tại Kon Tum phần lớn là lúa chất lượng thấp, gạo cứng, cơm nở
không mềm, bán ra thị trường giá thướng thấp 2500 đ/kg như các giống chủ lực là lúa
thuần giống địa phương dài ngày (5 tháng) có ưu điểm là chịu bệnh, dễ canh tác nhưng
khó bố trí tăng vụ, các giống thâm canh là Khang Dân 18, Aỉ 32, Q5, IR-64…, lúa lai Nhị
ưu 838, Bác ưu 903 trong điều kiện thâm canh kém, tập quán chủ yếu gieo vãi rất tốn
giống (50 - 100 kg/ha), chất lượng gạo không cao nên hiệu quả kinh tế thấp hơn lúa thuần.
Các giống lúa thuần chất lượng năng suất cao, đặc biệt có gạo thơm, cơm mềm chiếm tỷ
lệ rất thấp.
b) Giống đậu tương : Trong các năm qua, Kon Tum đã khảo nghiệm đưa nhiều giống đậu
tương TBKT vào cơ cấu như DT84, DT90, DT96, DT99 (ĐT 12), M103, MTD176, Đậu
tương lai Tạp hoàng (TQ)…, năng suất đạt khá cao 15 – 30 tạ/ha, song do bố trí thời vụ,
kỹ thuật gieo trồng chưa hợp lý nên hiệu quả sản xuất đậu tương chưa thuyết phục, diện
tích chỉ đạt vài chục ha /năm.
d) Các loại cây trồng vụ đông : Ngô, khoai tây, dưa hấu, dưa chuột, bí, cà chua… trước
năm 2004 các loại cây này chưa có tập quán trồng trong vụ đông trên đất lúa tại Kon Tum.
2. Cơ cấu mùa vụ trên đất ruộng
Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ còn nghèo nàn, diện tích đất 1 vụ và diện tích đất ruộng
bấp bênh nước còn chiếm tới 30 – 50%, dân chưa có tập quán trồng cây vụ đông trên đất
2 lúa và cây vụ đông xuân trên đất lúa 1 vụ, nặng về sản xuất lúa giống cũ của địa phương,
nên thu nhập không cao.
a) Trên đất chủ động nước tưới : Lúa đông xuân giống cũ (gieo tháng 11 – 3) + Lúa mùa
giống cũ (gieo th 5 – 7) + vụ đông xuân (bó hóa). Trong số này, diện tích lúa cuối nguồn
không đủ nước năng suất thấp chiếm ¼ diện tích vào khoảng 2 – 3 ngàn ha. Thu hoạch 2
vụ khoảng 5,5 tấn/ha, thu nhập 5 – 10 triệu đ/ha.
b) Trên đất không chủ động nước : Vụ đông xuân, xuân hè (bỏ hóa) + Lúa mùa (gieo th 5
– 7), năng suất lúa 2 – 3 tấn/ha, thu nhập 4 – 7 triệu đ/ha.

3. Đề xuất, nghiên cứu các cơ cấu cây trồng tiến bộ
a) Mục tiêu : Nghiên cứu hệ thống cây trồng bền vững, nâng cao hệ số sử dụng đất và
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, góp phần giảm thiểu nạn phá rừng trồng cây
lương thực (sắn, lúa cạn), sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị cao.
__________________________________________________________________________________________
Kết quả xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum
3
b) Cơ cấu 3 vụ : Chú trọng khai thác đất tăng vụ đông và vụ đông xuân nhằm tăng hiệu
quả sử dụng đất :
+ Trên đất thâm canh 2 vụ lúa : Lúa đông xuân thuần năng suất cao, chất lượng vừa và
cao (gieo th 1 – 3) + Lúa mùa (th. 6 -7) + Cây vụ đông (rau, khoai tây, lạc, đậu tương,
ngô, xuống giống th 10 – 11, thu hoạch tháng 1 - 3) đạt giá trị thu nhập 35 – 50 triệu đ/ha.
+ Trên đất bấp bênh nước : Đậu tương, Lạc, Ngô (gieo tháng 1 – 3, thu tháng 4 - 5) + Lúa
mùa (gieo th 6, thu tháng 10) + Cây vụ đông Cây vụ đông (rau, khoai tây, lạc, đậu tương,
ngô, xuống giống th 10 – 11, thu hoạch tháng 1 - 3) đạt giá trị thu nhập 35 – 50 triệu đ/ha.
II. Một số kết quả xây dựng mô hình
1. Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình khoa học 2004 – 2006
a) Mô hình lúa chất lượng tại Sa Thầy, Đắk Hà
1. Giống lúa thơm HT-1:
Giống TBKT được đưa vào Đắk Hà từ vụ mùa năm 2004 đạt 57,8 tạ/ha, cao hơn
đối chứng 35 – 70% năng suất.
Vụ mùa năm 2005 và vụ đông xuân 2005-2006, Viện Di truyền Nông nghiệp phối
hợp với Phòng Kinh tế Sa thầy đã triển khai trình diễn khảo nghiệm giống lúa chất lượng
cao HT1 trên quy mô 9,1 ha tại một số xã trong Huyện. Năng suất vụ mùa 58,9 tạ/ha,
TGST : 115 ngày. Năng suất vụ xuân 70 tạ/ha, TGST – 115 ngày. Giá bán thóc cao hơn
lúa thường 1,3 – 1,5 lần, đưa giá trị tương đương 10 tấn/ha cao hơn lúa lai Nhị ưu 838
cùng trà 68 tạ/ha.
2. Giống lúa Séng Cù DC-1 : Do Viện DTNN tuyển chọn từ tập đoàn lúa thơm Séng Cù,
dòng DC-1 được chọn thuần nguyên chủng đưa vào khảo nghiệm trên các vùng sinh thái.
Giống thích hợp vùng có độ cao trên 500 – 800 m. Tại Sa Thầy đã khảo nghiệm qua 2

vụ với diện tích 5,3 ha, năng suất 58,9 -65 tạ/ha với TGST 115 ngày, chất lượng gạo
trong, rất ngon, giá bán năm đầu 1,3 – 1,5 lần, có khả năng cao hơn khi đã vào thị trường.
Khả năng chống sâu bệnh khá, nhiễm nhẹ đạo ôn, đốm nâu.
Nhìn chung cả 2 giống lúa HT1, DC1 đều có khả năng thích nghi tốt với điều kiện
đất đai,khí hậu thời tiết và trình độ canh tác của nông dân địa phương, cho năng suất
cao,phẩm chất gạo thơm ngon . Được huyện chấp nhận mở rộng .
b) Mô hình Lúa + Lúa + khoai tây đông : Với cơ cấu Lúa xuân Khang dân 18 đạt
70 tạ/ha + Lúa mùa HT-1 đạt 57,8 tạ/ha, 105 ngày + Khoai tây đông đạt 17,9 tấn/ha =
Tổng thu 39,0 triệu đ/ha/năm, cao hơn 28,8 triệu đ so với cơ cấu 2 lúa cũ.
c) Mô hình 2 lúa + Đậu tương đông : Đạt năng suất 16 tạ/ha), thu nhập đạt 16,7
triệu đ/ha so với 2 vụ lúa (chỉ đạt 11,0 triệu đ/ha), cao hơn mô hình cũ 5,7 triệu đ. Cần cần
tiếp tục nghiên cứu áp dụng các giống dài ngày, chịu rét, năng suất sẽ cao hơn. Vụ đông
2005, tại huyện Sa Thầy trồng thử nghiệm 15 ha mô hình đậu tương đông, do chưa tuân
thủ đúng quy trình năng suất đạt chưa cao 10 – 13 tạ/ha, có thể đưa lên 15 – 20 tạ/ha bằng
kỹ thuật gieo vãi.
d) Mô hình 2 lúa + Ngô đông : Năng suất chỉ đạt 2 tấn/ha, thu nhập thấp do khi trỗ
vào tháng 12 gặp lạnh, nếu dùng giống ngô ngắn ngày (dưới 100 ngày), điều chỉnh trỗ vào
tháng 11 có thể năng suất sẽ cao hơn, tuy nhiên việc bố trí lịch xuống giống 15 – 20/9 là
__________________________________________________________________________________________
Kết quả xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum
4
không khả thi vì vướng cơ cấu lúa mùa không cho phép giải phòng đất vào giai đoạn này,
cơ cấu ngô đông chỉ nên dùng ngô nếp ăn tươi là cho hiệu quả cao.
e) Mô hình 2 lúa + 1 dưa đông : Thu được 60 tấn quả với thu nhập 42,0 triệu đ/ha,
lãi dòng 24.330.000 đ). Mô hình này cho tổng thu 3 vụ là 66.926.000 đ, chi phí
29.730.000 đ, lãi dòng 37.196.000 đ cao hơn cơ cấu 2 vụ cũ là 26.6969.000 đ
Như vậy đối với cây vụ đông, mô hình 2 lúa + dưa đem lại hiệu quả cao nhất, sau đó
là khoai tây, cây đậu tương theo thứ tự : Dưa > Khoai tây > Đậu tương > Ngô.
2. Kết quả bước đầu xây dựng mô hình giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
năm 2006 – 2007

Tiếp tục các kết quả và kinh nghiệm xây dựng thắng lợi các mô hình khoa học giai đoạn
trước, sang năm 2006 – 2007 Viện DTNN đã ký kết với Ban quản lý Dự án Giảm nghèo
tỉnh Kon Tum triển khai tại vùng đồng bào nghèo các mô hình sau đây :
a) Mô hình khoai tây :
Bằng giống khoai tây VT-2, Diamond xuống giống đầu tháng 11/2006, tuy gặp
thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ cao hơn mọi năm 2 - 3
o
C, ban ngày nắng nhiều nhiệt độ
lên tới 32 - 35
o
C, ban đêm lại xuống 18 - 22
o
C, (nhiệt độ thích hợp cây khoai tây cần dưới
25
0
C), nhưng sau 75 – 80 ngày cây khoai tây vẫn sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh,
cho năng suất khá cao. Trên 7 mô hình tại 4 huyện, năng suất đạt trung bình 15 – 17 tấn
củ/ha, cá biệt có hộ anh Lý Văn Khuyến, thôn Bắc Quang, xã Bờ Y, Ngọc Hồi đã đạt 26
tấn/ha.
Dự án đạt hiệu qủa kinh tế cao, với năng suất trung bình 12.9 tấn/ha, giá bán thấp
nhất 4000 đ/kg, có thể cho thu nhập 51.6 triệu đ/ha, nếu cao hơn 26 tấn/ha có thể đạt 100
triệu đ/ha, sau khi trừ chi phí vật tư + công lao động 25.9 triệu đ/ha, sẽ cho lãi thuần từ 25
- 75 triệu đ/ha. Nếu lấy thu nhập trên năng suất trung bình + 2 vụ lúa (4 tấn/ha x 2 vụ = 20
triệu đ), mỗi ha thực hiện 2 lúa + 1 khoai sẽ cho thu nhập trên 70 triệu đ/ha. Bà con nông
dân rất phấn khởi và thích trồng khoai tây tăng vụ, tăng thu nhập, cải tạo đất, rút kinh
nghiệm vụ năm sau nếu xuống giống sớm trong tháng 10, gặp thời tiết thuận lợi hơn, quán
triệt quy trình do cán bộ hướng dẫn, chắc chắn sẽ cho hiệu quả cao hơn.

b) Mô hình đậu tương xuân hè :
Sau vụ khoai tây, vụ lúa mùa bà con nông dân trồng thử 15 mô hình đậu tương

giống mới DT96, DT99 từ tháng 2 – 5/2007. Với nhiệt độ thuận lợi 20 – 35
o
C, nắng nhiều,
một chu kỳ trồng trọt chỉ cần 4 – 6 lần tưới nước (10 ngày/lần), giống đậu tương DT96 có
thời gian sinh trưởng 85 ngày ước đạt năng suất trung bình 24 tạ/ha, hộ ông Phạm Văn Đô,
xã Đắk Kan, Ngọc Hồi đạt 27 tạ/ha, giống đậu tương DT99 có TGST 72 ngày đạt năng
suất 19 tạ/ha, hộ bà Quyết xã Tân Cảnh, Đắk Tô trồng giống DT99 đạt 24 tạ/ha. Đậu
tương vụ xuân hè tại vùng này là cơ cấu cây trồng mới, khi thu hoạch vào cuối mùa khô,
nắng nhiều, thu hoạch không gặp khó khăn như các vụ khác. Với giá bán 6500 đ/kg, hạch
toán mỗi sào (1000 m
2
) thu được 12,3 – 17,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi 6 – 9 triệu
đ/ha, trong khi đó lúa đông xuân cùng trà do thiếu nước chỉ đạt năng suất rất thấp 15 - 20
tạ/ha – thu nhập 3 - 5 triệu đ/ha.
c) Mô hình lúa thuần chất lượng cao, năng suất cao :
__________________________________________________________________________________________
Kết quả xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum
5
Tại các vùng sâu vùng xa của Kon Tum, bà con dùng giống cũ địa phương dài ngày (5
tháng), năng suất thấp, chất lượng gạo cứng không ngon, có thể chuyển giao giống lúa
thuần ngắn ngày (105 – 110 ngày) năng suất cao, chất lượng cao kết hợp dạy dân kỹ thuật
thâm canh (dùng phân chuồng, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, tăng vụ), có thể lợi
dụng khí hậu vùng cao thuận lợi để đưa năng suất và hiệu quả lên gấp 2 – 3 lần lối canh
tác cũ. Trên cơ sở đó xây dựng các mô hình tăng vụ đông xuân từ tháng 10 - 2 hàng năm.
Kết quả đã đạt được :
- Giống tiến bộ kỹ thuật HN-13 cho năng suất 7,5 tấn/ha (lúa đối chứng của dân 2 – 3
tấn/ha)
- Giống Hương thơm 1 : Cho năng suất 5,5 – 6 tấn/ha
- Giống Séng Cù DC-1 : đạt năng suất 5 tấn/ha, chất lượng gạo cao, đang xác định kỹ
thuật và vùng sinh thái phù hợp.

Đi tham quan mô hình mới, đ/c Hà Ban – Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đánh giá cao
tác dụng tổng hợp của các mô hình, đề nghị bà con, các cấp các ngành học tập kinh
nghiệm mở rộng đưa mô hình mới này vào cơ cấu đại trà.
III. Kết luận và đề nghị
1) Điều kiện tỉnh Kon Tum có thể tăng vụ đông trên đất lúa bằng cơ cấu :
- Đất chủ động nước : Lúa xuân hè (th.12, 1 – 5) + Lúa mùa (th.6 – 10) + Cây vụ đông
xuân : khoai tây, đậu tương, rau các loại (th 10 – 2)
- Đất thiếu nước cuối vụ : Đậu tương xuân hè (th. 2 – 5) + Lúa mùa (th.6 – 10) + Cây vụ
đông : khoai tây, đậu tương , lạc, ngô, rau (th 10 – 2)
2) Khoai tây : Có thể mở rộng trồng khoai tây với thời vụ tốt nhất xuống giống trong
tháng 10, thu tháng 1 (nhiệt độ phù hợp 18 – 35
0
C, 75 – 80 ngày), giống chịu nhiệt, sạch
bệnh : VT-2, KT-3, Diamond…. Trồng khoai tây tại Bắc Kon Tum là có hiệu quả, dễ thực
hiện và mở rộng, đề nghị tiếp tục có những đề tài tuyển chọn giống, quy trình trồng trọt,
thị trường đầu ra để sản xuất khoai tây vụ đông xuân tại vùng đạt kết quả chắc chắn khi
mở rộng.
3) Đậu tương : Có thể đưa vụ đậu tương xuân hè (tháng 2 – 5) thành vụ chính thay cho lúa
đông xuân không đủ nước cấy, đậu tương vụ này có ưu thể năng suất cao (tưới tiết kiệm
10 – 12 ngày/lần, nhiêt độ phù hợp 18 – 35
0
C, khi gieo tháng 2 – 3 có nước tưới ẩm nên
tỷ lệ nảy mầm cao, khi cây chín quả vào tháng 5 còn ít mưa rất thuận lợi thu hoạch, chất
lượng sản phẩm tốt. Đề nghị thay các trà lúa vụ đông xuân thiếu nước của các tỉnh Tây
Nguyên sang trồng đậu tương hiệu quả cao hơn. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình
đậu tương đông trên đất 2 lúa bằng kỹ thuật gieo vãi.

4) Lúa chất lượng : Với chất lượng bức xạ cao, nắng nhiều, nhiệt độ 18 – 35
0
C, lúa có

năng suất cao, chất lượng hương vị tốt, bán được giá gấp 1,3 – 1,8 lần so với giống địa
phương.
5) Đề nghị tiếp tục có các nghiên cứu tuyển chọn giống, xây dựng quy trình canh tác, cơ
cấu cây trồng, bảo quản, chế biến phù hợp nhằm khai thác lợi thế của vùng, nhằm tăng
hiệu quả sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên khác./.




__________________________________________________________________________________________
Kết quả xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum
6















Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh (trong đó có Kon Tum) là vùng rộng lớn 5,5 triệu ha
chiếm 17,5% diện tích cả nước với khí hậu đặc trưng chia 2 mùa rõ rệt, địa hình đất đai đa
dạng, có 40 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 90%, tỷ lệ dân cư nông

thôn chiếm 72%, trình độ phát triển không đồng đều, tỷ lệ nghèo đói vùng sâu vùng xa
còn có nơi 70 – 80%, Tây Nguyên là vùng chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội – an
ninh quốc phòng rất cần quan tâm giúp đỡ phát triển.

2.1. Khái quát về dự án:
a) Địa điểm thực hiện: 4 huyện của Kon Tum (Đắk glei, Ngọc Hồi, Tu mơ rông, Đắk
Tô). Đã thực hiện 7 Mô hình khoai tây, 15 mô hình đậu tương, 12 mô hình lúa, dự kiến
còn thực hiện tiếp 12 mô hình lúa mùa, 25 mô hình đậu tương đông với tổng số 200 hộ
tham gia.
b) Mục tiêu cụ thể.
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống canh tác đất ruộng của đồng bào nghèo dân tộc thiểu
số vùng sâu vùng xa từ 5- 7 triệu đ/ha lên 30 – 50 triệu đ/ha.
- Xây dựng cơ cấu cây trồng bền vững (cơ cấu giống, mùa vụ, đầu ra, khả năng tiêu thụ
sản phẩm có giá trị cạnh tranh trên thị trường) bảo đảm tăng thu nhập, bảo vệ môi
trường.
- Cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, giảm trợ cấp thường xuyên của Chính phủ
cho vùng đồng bào dân tộc thuộc vùng sâu vùng xa.
c) Nội dung nghiên cứu và triển khai kỹ thuật.
- Điều tra, phân loại đất, nghiên cứu các lợi thế khí hậu, đất đai, xây dựng các bản đồ vệ
tinh quản lý đất, bố trí cơ cấu cây trồng và mô hình canh tác phù hợp.
- Đất chủ động tưới tiêu xây dựng cơ cấu 2 vụ lúa giống cũ địa phương bằng lúa lúa xuân
hè (Vụ I) chất lượng (HT-1, Séng Cù DC-1) hoặc lúa thâm canh ngắn ngày (HN-13) +
Lúa mùa (vụ II) ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng cao + 1 vụ đông (khoai tây, đậu
tương)
__________________________________________________________________________________________
Kết quả xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại tỉnh Kon Tum
7
- Đất 2 vụ lúa bấp bênh nước : Thay lúa xuân hè thiếu nước bằng đậu tương xuân hè
(DT96, DT99) + Lúa mùa năng suất cao, chất lượng cao + Cây vụ đông (Đậu tương,
Khoai tây , Lạc…)

d) Phương pháp tiến hành
- Thông qua kinh phí của Dự án giảm nghèo tỉnh Kon Tum (Tài trợ của Ngân hàng ADB,
Chính phủ Anh), lập nhóm sở thích, chọn điểm, chọn hộ tham gia, mỗi thôn 1 mô hình
(1 - 2 ha).
- Rút kinh nghiệm các mô hình lúa chất lượng, khoai tây, đậu tương do Viện DTNN đã
xây dựng từ Chương trình Huyện điểm Tây Nguyên 2005, Đề tài khoa học tại huyện
Đắk Hà, Sa Thầy năm 2004 – 2006.
- Cán bộ khoa học của Dự án hướng dẫn bà con nông dân nghèo các dân tộc Giẻ Chiêng,
Ba Na, Ê Đê, Nùng…. chuyển giao kỹ thuật, lựa chọn đất ruộng kém hiệu quả để làm
mô hình, dạy dân biết thâm canh cây trồng, cán bộ kỹ thuật tới làm mẫu, bắt tay chỉ việc
– cùng làm với dân.



×