Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

hoàn thiện hệ thống chăn nuôi vịt sinh sản bố mẹ siêu thịt (sm) tại đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 245 trang )


0

Bộ khoa học và công nghệ Bộ nông nghiệp và Ptnt
Viện chăn nuôi
TRUNG TM NGHIấN CU V CHUYN GIAO TIN B K THUT CHN NUễI



Dự án độc lập cấp nhà nớc



Báo cáo tổng hợp
Kết quả khoa học công nghệ dự án


Tên dự án:
HON THIN H THNG CHN NUễI VT SINH SN
B M SIấU THT (SM) TI NG BNG SễNG CU LONG

Mã số:
02/2010/daĐL



Cơ quan chủ trì dự án:
Trung tõm Nghiờn cu v Chuyn giao Tin
b K thut Chn nuụi Vin Chn nuụi
Chủ nhiệm dự án:
TS. Dng Xuõn Tuyn







9214


TP H Chớ Minh 2012

1

Bộ khoa học và công nghệ Bộ nông nghiệp và Ptnt
Viện chăn nuôi
TRUNG TM NGHIấN CU V CHUYN GIAO TIN B K THUT CHN NUễI



Dự án độc lập cấp nhà nớc


Báo cáo tổng hợp
Kết quả khoa học công nghệ dự án

Tên dự án:
HON THIN H THNG CHN NUễI VT SINH SN
B M SIấU THT (SM) TI NG BNG SễNG CU LONG

Mã số:
02/2010/daĐL


Chủ nhiệm dự án Cơ quan chủ trì dự án





TS. Dng Xuõn Tuyn





TS. Nguyn Quc t



Bộ Khoa học và Công nghệ



2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


TT Viết tắt
1
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
2

ELISA Phản ứng miễn dịch enzyme
3
FSH Hocmon kích noãn bào tố
4
HI Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu
5
LH Hocmon kích hoàng thể tố
6
ME/CP Năng lượng trao đổi/protein thô
7
NST Năng suất trứng
8
PCR Phản ứng chuỗi trùng hợp/ phản ứng
khuếch đại gien
9
SM Siêu thịt
10
PTNT Phát triển nông thôn
11
TLNS Tỷ lệ nuôi sống
12
TLĐ Tỷ lệ đẻ
13
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
14
TĂTT Thức ăn tiêu thụ
15
VIGOVA Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao
Tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi



3

MỤC LỤC
Tra
ng

Danh mục các bảng số liệu i

Danh mục các hình vẽ, đồ thị vi

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii
MỞ ĐẦU
1
Tính cấp thiết của dự án
2
Mục tiêu của Dự án
3
Phạm vi thực hiện dự án
3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dự án
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
5
1.1.1. Tình hình chăn nuôi vịt trên th
ế giới 5
1.1.2 Chọn lọc tạo dòng, nâng cao năng suất và chất lượng con giống
phục vụ sản xuất

8
1.1.3 Phương thức chăn nuôi và các yếu tố ngoại cảnh 10
1.1.4 Dinh dưỡng thức ăn cho vịt 19
1.1.5 Thú y phòng bệnh cho vịt 21
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
22
1.2.1. Tình hình chăn nuôi vịt ở trong nước 22
1.2.2 Chọn lọc tạo dòng, nâng cao năng suất và chất lượng con giống
phục vụ sản xuất
27
1.2.3 Phương thức chăn nuôi và các yếu tố ngoại cảnh 31
1.2.4 Dinh dưỡng thức ăn cho vịt 34
1.2.5 Thú y trong chăn nuôi vịt 35
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
38
2.1. Nội dung nghiên cứu
38
2.1.1 Hoàn thiện quy trình chăn nuôi, thú y và ấp nở đối với vịt SM
(siêu thịt).
38
2.1.2 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt SM (siêu thịt) nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế, xã hội
38
2.2 Phương pháp nghiên cứu
39
2.2.1 Hoàn thiện quy trình chăn nuôi, thú y và ấp n
ở đối với vịt SM
(siêu thịt).
39
2.2.1.1 Xác định khối lượng cơ thể thích hợp đối với vịt hậu bị bố mẹ SM 39

2.2.1.2 Xác định thời lượng bơi ao thích hợp đối với vịt sinh sản bố mẹ
SM
40
2.2.1.3 Xác định thời gian nhặt trứng thích hợp để nâng cao tỷ lệ và chất
lượng trứng giống vịt đẻ SM
41
2.2.1.4 Xác định kỹ thuậ
t dựng đẻ vịt SM 41
2.2.1.5 Xác định thời gian ấp nở trứng vịt SM có khối lượng và chỉ số
hình thái khác nhau
42

4

2.2.1.6 Xác định quy trình phòng bệnh Mycoplasma thích hợp bằng
kháng sinh cho vịt sinh sản SM
43
2.2.2 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt SM (siêu thịt) nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế, xã hội
44
2.2.2.1 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ SM 44
2.2.2.2 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm SM 44
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 49
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
50
3.1 Hoàn thiện quy trình chăn nuôi, thú y và ấp nở đối với vịt SM
(siêu thị
t)
50
3.1.1 Xác định khối lượng cơ thể thích hợp đối với vịt hậu bị bố mẹ SM 50

3.1.2 Xác định thời lượng bơi ao thích hợp đối với vịt sinh sản bố mẹ
SM
55
3.1.3 Xác định thời gian nhặt trứng thích hợp để nâng cao tỷ lệ và chất
lượng trứng giống vịt đẻ SM
60
3.1.4 Xác định kỹ thuật dựng đẻ vịt SM 65
3.1.5 Xác định th
ời gian ấp nở trứng vịt SM có khối lượng và chỉ số
hình thái khác nhau
69
3.1.6 Xác định quy trình phòng bệnh Mycoplasma thích hợp bằng
kháng sinh cho vịt sinh sản SM
72
3.2 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt SM (siêu thịt) nhằm nâng
cao năng suất và hiệu quả kinh tế, xã hội
78
3.2.1 Tập huấn kỹ thuật 78
3.2.2 Mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ SM 79
3.2.2.1 Mô hình nuôi nhốt vịt bố mẹ SM 79
3.2.2.2 Mô hình nuôi chăn thả có kiểm soát vịt bố mẹ SM 89
3.2.3 Mô hình ch
ăn nuôi vịt thương phẩm SM 98
3.2.3.1 Mô hình nuôi nhốt vịt thương phẩm SM 98
3.2.3.2 Mô hình nuôi chăn thả có kiểm sóat vịt thương phẩm SM 103
3.2.4 Nồng độ một số loại khí trong chuồng nuôi vịt bố mẹ 108
3.2.5 Tác động xã hội và môi trường 110
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
111
4.1 Kết luận

111
4.2 Đề nghị
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
113
I
Tài liệu ngoài nước 113
II
Tài liệu trong nước
119
PHỤ LỤC
126

5

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
1.1 Tỷ lệ sản lượng thịt vịt so với thịt gia cầm của thế giới 5
1.2 Sản lượng thịt vịt của thế giới và các châu lục 6
1.3 Sản lượng thịt vịt của các nước châu Á 6
1.4 Sản lượng trứng thủy cầm thế giới 7
1.5 Sản lượng thịt vịt xuất-nhập khẩu của 1 số nước trên thế
giới
8
1.6 Tiêu chuẩn hàm l
ượng (tối đa) của một số hợp chất, nguyên
tố trong nước uống gia cầm
17
1.7 Số lượng vịt và tỷ trọng của nó so với tổng đàn gia cầm
trong nước

25
1.8 Sản lượng thịt vịt và tỷ trọng của nó so với thịt gia cầm
trong nước
26
1.9 Số lượng vịt của các tỉnh ĐBSCL trong 3 năm 2009-2011 26
2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác đị
nh khối lượng cơ thể thích hợp
đối với vịt hậu bị bố mẹ SM
39
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời lượng bơi ao thích hợp
đối với vịt sinh sản bố mẹ SM
40
2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian nhặt trứng thích
hợp để nâng cao tỷ lệ và chất lượng trứng giống vịt đẻ SM
41
2.4 Sơ đồ
bố trí thí nghiệm xác định kỹ thuật dựng đẻ vịt SM 42
2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định quy trình phòng bệnh
Mycoplasma thích hợp bằng kháng sinh cho vịt sinh sản SM
43
3.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt qua các giai đoạn tuổi 50
3.2 Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi 50
3.3 Lượng thức ăn tiêu thụ qua từng giai đoạn tuổi 52
3.4 Tuổi đẻ của các lô thí nghiệm có mức khố
ng chế khối lượng
cơ thể khác nhau
52
3.5 Tỷ lệ đẻ (%), năng suất trứng (quả), tiêu tốn thức ăn cho 10
quả trứng (kg)
53

3.6 Khối lượng trứng của các lô thí nghiệm 54
3.7 Tỷ lệ nuôi sống các giai đoạn tuổi của các lô thí nghiệm 55
3.8 Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi của các lô thí
nghiệm
56
3.9 Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạ
n 57
3.10 Tuổi đẻ của các lô thí nghiệm 58
3.11 Tỷ lệ đẻ (TLĐ, %), năng suất trứng (NST, quả/mái) và tiêu
tốn thức ăn cho 10 quả trứng (TTTA, kg)
58
3.12 Khối lượng trứng của các lô thí nghiệm 60
3.13 Tỷ lệ nuôi sống các giai đoạn nuôi 60
3.14 Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi 61
3.15 Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn tuổi 62

6

3.16 Tuổi đẻ của các lô thí nghiệm 62
3.17 Khối lượng trứng của các lô thí nghiệm 62
3.18 Tỷ lệ trứng giống của các lô thí nghiệm 63
3.19 Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở trên phôi của các lô thí nghiệm 64
3.20 Tỷ lệ nuôi sống các giai đoạn tuổi của các lô thí nghiệm 65
3.21 Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi của các lô thí nghiệm 66
3.22 Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn 66
3.23 Tuổi đẻ củ
a các lô thí nghiệm 67
3.24 Tỷ lệ đẻ (TLĐ, %), năng suất trứng (NST, quả) và tiêu tốn
thức ăn cho 10 quả trứng (TTTA) (kg)
67

3.25 Khối lượng trứng của các lô thí nghiệm 69
3.26 Khối lượng trứng của các lô thí nghiệm 70
3.27 Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của các lô thí nghiệm 70
3.28 Thời gian ấp nở (giờ) của các lô thí nghiệm 71
3.29a Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn tuổi 72
3.29b Số lượng vị
t có triệu chứng bệnh do Mycoplasma và bệnh
hô hấp
73
3.30 Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi 73
3.31 Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn tuổi 74
3.32 Tuổi đẻ của các lô thí nghiệm 74
3.33 Tỷ lệ đẻ (TLĐ), năng suất trứng (NST) và tiêu tốn thức ăn
cho 10 quả trứng (TTTĂ)
75
3.34 Khối lượng trứng của các lô thí nghiệm 76
3.35 Số lượng vịt bố m
ẹ nuôi nhốt theo các quy mô khác nhau 79
3.36 Tỷ lệ nuôi sống (TLNS) các giai đoạn tuổi 80
3.37 Khối lượng cơ thể vịt nuôi theo quy trình giống 81
3.38 Thức ăn tiêu thụ 0-24 tuần tuổi của các mô hình nuôi nhốt 81
3.39 Tuổi đẻ của vịt tại thời điểm tỷ lệ đẻ 5% và 50% 82
3.40 Khối lượng trứng lúc tỷ lệ đẻ 5% và 50% 83
3.41 Năng suất trứng (NST), tỷ lệ đẻ bình quân (TLĐ) và tiêu tốn
thức
ăn/10 trứng (TTTĂ)
84
3.42 Tỷ lệ phôi và ấp nở 84
3.43 Hiệu quả kinh tế của các mô hình vịt bố mẹ nuôi nhốt
(chung cho các quy mô)

85
3.44 Hiệu quả kinh tế của các mô hình vịt bố mẹ nuôi nhốt quy
mô 300 con mái sinh sản
86
3.45 Hiệu quả kinh tế của các mô hình vịt bố mẹ nuôi nhốt quy
mô 600 con mái sinh sản
87
3.46 Hiệu quả kinh tế của các mô hình vịt bố mẹ nuôi nhốt quy
mô 1.800 con mái sinh sản
88
3.47 Số l
ượng vịt bố mẹ nuôi chăn thả có kiểm soát theo các quy
mô khác nhau
89
3.48 Tỷ lệ nuôi sống (TLNS) các giai đoạn tuổi 90

7

3.49 Khối lượng cơ thể vịt nuôi theo quy trình giống 90
3.50 Thức ăn tiêu thụ 0-24 tuần tuổi của các mô hình nuôi chăn
thả có kiểm soát
91
3.51 Tuổi đẻ của vịt tại thời điểm tỷ lệ đẻ 5% và 50% 92
3.52 Khối lượng trứng lúc đẻ 5% và 50% 92
3.53 Năng suất trứng (NST), tỷ lệ đẻ bình quân (TLĐ) và tiêu tốn
thức ăn/10 trứng (TTTĂ)
93
3.54 Tỷ lệ phôi và ấp nở
94
3.55 Hiệu quả kinh tế của các mô hình vịt bố mẹ nuôi chăn thả có

kiểm soát (chung cho các quy mô)
95
3.56 Hiệu quả kinh tế của các mô hình vịt bố mẹ nuôi chăn thả có
kiểm soát quy mô 300 con mái sinh sản
96
3.57 Hiệu quả kinh tế của các mô hình vịt bố mẹ nuôi chăn thả có
kiểm soát quy mô 600 con mái sinh sản
97
3.58 Số lượng vịt thương phẩm nuôi nhốt theo các quy mô khác
nhau
98
3.59 Tỷ lệ nuôi sống vịt thương phẩ
m phương thức nuôi nhốt 98
3.60 Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm lúc bán thịt (8 tuần tuổi) 99
3.61 Thức ăn tiêu thụ (TĂTT) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng cơ thể (TTTĂ)
100
3.62 Hiệu quả kinh tế của vịt thương phẩm nuôi nhốt (chung cho
các quy mô)
101
3.63 Hiệu quả kinh tế của vịt thương phẩm nuôi nhốt quy mô 500
con
101
3.64 Hiệu quả kinh tế
của vịt thương phẩm nuôi nhốt quy mô
1000 con
102
3.65 Số lượng vịt thương phẩm nuôi chăn thả có kiểm soát theo
các quy mô khác nhau
103

3.66 Tỷ lệ nuôi sống vịt thương phẩm nuôi chăn thả có kiểm soát 103
3.67 Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm nuôi chăn thả có kiểm
soát
104
3.68 Thức ăn tiêu thụ (TĂTT) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng (TTTĂ)
105
3.69 Hiệ
u quả kinh tế của vịt thương phẩm nuôi chăn thả có kiểm
soát (chung cho các quy mô)
105
3.70 Hiệu quả kinh tế của vịt thương phẩm nuôi chăn thả có kiểm
soát quy mô 500 con
106
3.71 Hiệu quả kinh tế của vịt thương phẩm nuôi chăn thả có kiểm
soát quy mô 1000 con
107
3.72 Nồng độ khí trong chuồng nuôi nhốt vịt bố mẹ sinh sản 108
3.73 Nồng độ khí trong chuồng nuôi chăn thả có kiểm soát vịt bố
mẹ sinh sản
109

8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
1.1 Các thành phần trong hệ sinh thái vịt-lúa 13

1.2 Tác động của con vịt đến cây lúa trong hệ sinh thái vịt-lúa 13



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
2.1 Hệ thống sản xuất, chuyển giao con giống, chăn nuôi và
tiêu thụ sản phẩm
45
2.2 Công thức tổ hợp dòng tạo vịt bố mẹ và thương phẩm 46
2.3 Hệ thống sản xuất vịt hình tháp 46



DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
3.1 Đường cong sinh trưởng của vịt của 2 lô thí nghiệm 51
3.2 Tỷ lệ đẻ của 2 lô thí nghiệm 54
3.3 Khối lượng 24 tuần tuổi của vịt trống và vịt mái của 3 lô
thí nghiệm
57
3.4 Tỷ lệ đẻ trứng của các lô thí nghiệm 59
3.5 Tỷ lệ trứng giống của các lô thí nghiệm 63
3.6 Tỷ lệ đẻ của các lô thí nghiệm 68







9


MỞ ĐẦU
Chăn nuôi vịt có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế-
xã hội của cả nước nói chung cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
nói riêng. Số lượng vịt của nước ta trong những năm gần đây đều trên 60 triệu
con, luôn đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Còn sản lượng thịt vịt thì cũng
đứng trong “top” 10 nước có sản lượng lớn nhất thế giới. Chă
n nuôi vịt gắn liền
với văn hóa lúa nước, là một nghề mưu sinh từ bao đời nay của người nông
dân. Ngày nay, mặc dù có ảnh hưởng lớn của quá trình công nghiệp hóa-hiện
đại hóa, của đô thị hóa nông thôn làm cho diện tích đất nông nghiệp, diện tích
đồng bãi chăn giảm sút, nhưng chăn nuôi vịt vẫn có đóng góp to lớn cho công
cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định an sinh xã hội, thậm
chí có thể làm giàu t
ừ phát triển trang trại, gia trại…
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT [54], thì tốc
độ phát triển của đàn thủy cầm cả nước giai đoạn 2001-2003 là 10,8%. Từ năm
2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nên tổng đầu con thủy cầm giảm
trong các năm 2004-2006. Năm 2007 mới tăng trở lại sau khi Bộ Nông nghiệp
và PTNT cho phép ấp nở, nuôi mới trở lại đàn thủ
y cầm. Nhờ đó năm 2007 đàn
thủy cầm cả nước đạt 68,06 triệu con.
ĐBSCL là một khu vực có chăn nuôi vịt phát triển, có tổng đầu con
chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với cả nước. Theo số liệu của Cục Chăn
nuôi [54], năm 2009 có 29,552 triệu con (chiếm 40,72% đầu con cả nước), năm
2010 29,232 triệu con (chiếm 42,59%) và năm 2011 30,918 triệu con (chiếm
46,59%). Khu vực này có 13 tỉ
nh thành, trong đó có một số tỉnh có nền chăn
nuôi vịt phát triển và có số lượng lớn như Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang,
Long An, Hậu Giang, Tiền Giang.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vịt tại đây cũng có một số khó khăn, tồn tại
cần giải quyết cấp bách để có sự phát triển bền vững. Trong đó có hai khâu
then chốt mà dự án tập trung giải quyết là con giống và các quy trình nuôi
dưỡng và ấp nở.

10

Dự án “Hoàn thiện hệ thống chăn nuôi vịt bố mẹ sinh sản siêu thịt (SM)
tại đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện trên cơ sở kết quả nghiên cứu
khoa học của các đề tài nhánh do Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật chăn nuôi (VIGOVA) thực hiện tại phía Nam thuộc đề tài trọng điểm
cấp Bộ (PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, ch
ủ trì):
“Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng và đánh giá một số tổ hợp lai các giống vịt
hướng thịt và hướng trứng có năng suất và chất lượng cao”. Đề tài đã được
nghiệm thu theo Quyết định số 1474 QĐ/BNN-KHCN ngày 22/5/2006.
Tính cấp thiết của dự án:
+ Nhu cầu cấp thiết về con giống dễ nuôi, có năng suất và chất lượng cao:
Các tỉnh ĐBSCL là vùng chăn nuôi vịt phát triển, là thị
trường tiêu thụ
thịt vịt lớn, do đó nhu cầu con giống có năng suất và chất lượng cao là rất lớn.
Theo ước tính, nhu cầu con giống thương phẩm 1 ngày tuổi vịt siêu thịt vào
khoảng 30-40 triệu con, từ đó nhu cầu vịt bố mẹ là 400-500 ngàn con.
Nhu cầu về chất lượng con giống tại các tỉnh ĐBSCL đòi hỏi vịt giống
phải có các đặc điểm: Khối lượ
ng lớn, tăng trọng nhanh, dài mình (dài đòn),
năng suất sinh sản cao, dễ nuôi. Trong khi đó, các giống vịt thịt địa phương như
Nông nghiệp, Nông nghiệp lai, Hòa Lan… có năng suất thấp hơn, vịt sinh sản
chỉ đạt 165-175 quả/mái/10-11 tháng đẻ; khối lượng xuất chuồng vịt thịt chỉ đạt
1,5-2,8 kg/con.

Một tồn tại nữa là nhiều đàn vịt giống trong sản xuất đại trà không rõ
nguồn g
ốc nên không đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Người chăn
nuôi vẫn còn thói quen lấy đàn vịt nuôi thịt làm đàn sinh sản. Do đó, không
những năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế không cao, mà còn không đảm
bảo an toàn dịch bệnh.
Để đáp ứng nhu cầu con giống cho thị trường, trại vịt giống VIGOVA đã
ứng dụng công nghệ dòng tiên tiến của thế giới, chọn lọc tạo dòng d
ựa trên giá
trị giống (EBV) ước lượng trên phần mềm BLUP (ước lượng tuyến tính không

11

chệch tốt nhất), tạo ra được các dòng vịt trống V2 và mái V7 cao sản, kết hợp
với 2 dòng khác là V5 và V1 để sản xuất giống cao sản hướng thịt SM có năng
suất và hiệu quả cao nhất hiện nay tại các tỉnh phía Nam nói chung và ĐBSCL
nói riêng.
- Nhu cầu cấp thiết về hoàn thiện các quy trình nuôi dưỡng, ấp nở tiên tiến
nhưng phù hợp và dễ áp dụng:
Hiện nay, các quy trình chăn nuôi thú y mặc dù đã có, nhưng hoặc là còn
thiế
u, hoặc chưa đồng bộ, hoặc một số khâu không còn phù hợp đối với vịt cao
sản SM. Một số khâu như định mức ăn hằng ngày, khống chế khối lượng vịt
giống, hạn chế thời gian bơi lội để tránh lây nhiễm khuẩn từ nguồn nước, kỹ
thuật dựng đẻ, kỹ thuật bảo quản và ấp nở trứng, vệ sinh phòng bệ
nh…còn
nhiều hạn chế, cần thiết phải hoàn thiện các quy trình chăn nuôi, thú y và ấp nở
để chuyển giao đồng bộ cho sản xuất.
Các quy trình cho các đối tượng vịt bố mẹ (nuôi sinh sản) và vịt thương
phẩm (nuôi lấy thịt), cho các giai đoạn tuổi (vịt con, hậu bị và đẻ, ấp nở) và cho

các phương thức nuôi (nhốt và chăn thả có kiểm soát). Có như vậy mới ứng
dụng để
chuyển giao đồng bộ cho các đối tượng và phương thức nuôi một cách
đa dạng.
Mục tiêu của Dự án :
Hoàn thiện và chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến cho các
trang trại, hộ chăn nuôi vịt sinh sản bố mẹ SM nhằm nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế xã hội.
Phạm vi thực hiện dự án :
- Đối tượng : Vịt siêu thịt SM bố mẹ và th
ương phẩm
- Phương thức nuôi : Nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát.
- Địa điểm thực hiện : Tỉnh Long An và Tiền Giang (đồng bằng sông Cửu
Long)
- Thời gian thực hiện : 2010-2011 (24 tháng).

12

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dự án :
- Ý nghĩa khoa học : Các số liệu của dự án có thể là nguồn tài liệu tham
khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu về chăn nuôi vịt.
- Ý nghĩa thực tiễn : Áp dụng cho sản xuất chăn nuôi vịt bố mẹ và thương
phẩm tại đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác (cho các đối tượng
là nông hộ, gia trại và trang trại chă
n nuôi vịt và ấp nở).


13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Tình hình chăn nuôi vịt trên thế giới
Chăn nuôi thủy cầm nói riêng và vịt nói chung đóng một vai trò quan
trọng trong nền chăn nuôi thế giới. Vịt có nhiều ưu điểm, ngoài chăn nuôi thâm
canh, có khả năng chăn nuôi quảng canh, tận dụng được thức ăn rơi vãi ngoài
đồng. Nguồn thức ăn cho vịt không quá cạnh tranh với lương thực của con
người (Pingel, 2003) [32].
Theo Wezyk (2005) [52], sản lượng thịt th
ủy cầm chiếm 9%, trong đó vịt
chiếm 4,8% trong tổng số sản lượng thịt gia cầm toàn thế giới. Từ năm 1996-
2005, sản xuất thịt vịt tăng 68,3% (gia cầm nói chung tăng 30,73%), điều này
nói lên xu hướng phát triển vững chắc của chăn nuôi vịt thế giới. Có được như
vậy, một phần là nhờ công tác nghiên cứu khoa học thế giới về giống, chọn lọc,
dinh d
ưỡng thức ăn, hệ thống chăn nuôi, sinh sản…
Pingel (2009) [33] khẳng định rằng, chăn nuôi vịt có đóng góp quan
trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực trên thế giới,
đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á. Tác giả dẫn số liệu FAOSTAT (2009) về
sản lượng thịt vịt của thế giới như sau:
Bảng 1.1 Tỷ lệ sản lượng thịt vịt so với thịt gia c
ầm của thế giới
Sản lượng thịt (triệu tấn) Năm 1991 Năm 2001 Năm 2007
Thịt gia cầm 43,1 71,5 87,6
Thịt vịt 1,33 2,98 3,58
- Tỷ lệ thịt vịt so với thịt
gia cầm (%)
3,09 4,16 4,09
Nguồn: Pingel (2009) [33]
Sản lượng thịt gia cầm năm 2001 tăng so với 1991 là 65,9%, năm 2007
so với 2001 là 22,5%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng này của thịt vịt trong 2 kỳ tương

ứng là 124% và 20,1%, nói lên tốc độ phát triển tương đối lớn của ngành. Sản
lượng thịt vịt của châu Á chiếm 82,2%, trong khi của châu Âu chỉ chiếm 12,4%

14

so với sản lượng của cả thế giới (Bảng 2.). Việt Nam đứng trong tốp các nước
có sản lượng thịt vịt lớn của châu lục.
Bảng 1.2 Sản lượng thịt vịt của thế giới và các châu lục
Khu vực Sản lượng
thịt vịt
năm 2007
(1000T)
% so
với năm
1991
Sản lượng
thịt vịt bình
quân đầu
người (gam)
% so
với năm
1991
Tỷ trọng
thịt vịt so
với thịt gia
cầm (%)
% so
với năm
1991
Thế giới

3.580 269 540 215 4,09 133
Châu Phi
58 127 60 83 1,6 70
Bắc Mỹ
91 191 270 169 0,43 110
Mỹ Latinh
38 84 66 64 0,21 28
Châu Á
2.942 308 733 244 9,68 112
Châu Âu
445 194 606 192 3,21 165
Châu Đại Dương
11 238 320 180 1,09 114
Nguồn: Pingel (2009) [33]
Bảng 1.3 Sản lượng thịt vịt của các nước châu Á
Nước/Khu vực Sản lượng
thịt vịt năm
2007
(1000T)
% so
với năm
1991
Sản lượng
thịt vịt bình
quân đầu
người (gam)
% so
với năm
1991
Tỷ trọng

thịt vịt so
với thịt gia
cầm (%)
% so
với năm
1991
Trung Quốc 2329 348 1800 310 15,5 104
Malaysia 111 285 4400 200 10,7 118
Thái Lan 85 88 1300 75 7,9 71
Việt Nam 84 210 970 162 19,0 79
Myanmar 74 617 1400 483 9,2 64
Ấn Độ 73 252 70 206 3,2 43
Đài Loan 73 3370 9,8
Hàn Quốc 57 570 1160 504 10,0 322
Indonesia 44 400 190 317 3,6 189

15

Philippines 31 238 380 181 4,5 180
Bangladesh 14 101 100 77 8,7 51
Triều Tiên 11 190 440 157 25 128
Campuchia 8,3 198 670 140 32,5 135
Lào 4 800 610 508 18,7 275
Nguồn: Pingel (2009) [33]
Bảng 1.4 Sản lượng trứng thủy cầm thế giới
Nước/Khu
vực
Sản lượng
trứng năm
2007

(1000T)
% so
với
năm
1991
Sản lượng
bình quân
đầu người
(gam)
% so
với
năm
1991
Tỷ trọng so
với thịt gia
cầm (%)
% so
với
năm
1991
Thế giới 4.590 178 692 147 7,2 109
Châu Á 4.354 182 1.085 144 11,3 83
Trung Quốc 3.821 204 2.899 155 14,9 75
Thái Lan 310 105 4.720 89 36,5 96
Indonesia 208 175 900 138 15,0 63
Bangladesh 76 317 510 232 29,7 108
Philippines 73 133 820 92 12,1 79
Việt Nam 70? - 820 - 27,5 -
Hàn Quốc 28 712 570 633 5,2 577
Myanmar 18 300 330 94 7,0 49

Malaysia 11 110 410 75 2,3 77
Pakistan 7 140 43 102 1,5 58
Campuchia 3,8 146 310 103 21,9 100
Lào 0,3 88 50 63 2,3 29
Nguồn: Pingel (2009) [33]
Tại các nước châu Á, ngoài tiêu thụ trứng tươi, còn có trứng muối, trứng
bách thảo, trứng lộn (ở Philippines gọi là Balut). Tại các châu lục phát triển

16

như châu Âu, châu Mỹ, người tiêu dùng thận trọng hơn với trứng thủy cầm vì
lo ngại nhiễm khuẩn Salmonella.
Sản lượng thịt vịt xuất nhập khẩu của một số nước dẫn đầu thế giới năm
2007 được trình bày tại Bảng 5.
Bảng 1.5 Sản lượng thịt vịt xuất-nhập khẩu của 1 số nước trên thế giới
Nước Sản l
ượng thịt vịt
xuất khẩu (tấn)
Nước Sản lượng thịt vịt
nhập khẩu (tấn)
Thế giới 123.433 Thế giới 127.818
Trung Quốc 30.844 Hồng Kông 41.583
Thái Lan 4.630 Nhật Bản 6.620
Hà Lan 16.827 Đức 14.896
Hungary 16.059 Anh 8.835
Pháp 12.511 Tây Ban Nha 5.441
Nguồn: Pingel (2009) [33]
Như vậy, Trung Quốc luôn luôn là nước dẫn đầu về đầu con, sản lượng
thịt và trứng sản xuất ra ở trong nước cũng như xuất khẩu.
1.1.2 Chọn lọc tạo dòng, nâng cao năng suất và chất lượng con giống phục

vụ sản xuất
Trước đây, người ta sử dụng một giống hoặc nhóm giống nào đó, hoặc là
lai khác giống (lai kinh tế) để
tạo giống. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, một
số tính trạng sản xuất có mối tương quan âm với nhau, một khi chúng ta chọn
lọc nâng cao tính trạng này thì làm giảm năng suất đối với tính trạng kia. Chẳng
hạn, khi chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể thì có thể làm giảm năng suất
trứng của vịt. Để giải quyết vấn đề này, thế giới đã và đang áp dụng công ngh

tạo dòng, nhân giống theo dòng (line breeding).
Theo Lou (2008) [23], ngày nay hệ thống giống 4 cấp là cụ kỵ (GGPS),
ông bà (GPS), bố mẹ (PS) và thương phẩm (CS) là phổ biến nhằm tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi thông qua chọn lọc cải tiến di truyền.
Chọn lọc tạo dòng là một hướng đi hiệu quả mà nhiều nước trên thế giới

17

áp dụng thành công. Đó là công ty Cherry Valley (Anh), Grimaud Freres
(Pháp), Trung tâm nghiên cứu vịt I-Lan (Đài Loan) đã nghiên cứu thành công
nhiều dòng vịt (lines) có các đặc điểm di truyền về năng suất và chất lượng
khác nhau. Từ đó tiến hành tổ hợp dòng (line combination hay line crossing)
tạo ra vịt giống ông bà, bố mẹ và thương phẩm có ưu thế lai cao về một (vài)
tính trạng năng suất hay chất lượng nào đó.
Powel (1985) [34] cho biết, công ty Cherry Valley đã chọn lọc tạo ra các
dòng vịt siêu th
ịt 053 có khối lượng cơ thể 48 ngày tuổi 3144 gam, cao hơn
dòng đối chứng (2727 gam), dòng 151 có khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi 3932
gam, cao hơn dòng đối chứng 151 (3563 gam). Tác giả cũng cho rằng, nhờ
chọn lọc, tỷ lệ mỡ+da của vịt giảm được 4,59-6,64% qua 9 thế hệ chọn lọc trên
vịt CV Super-M.

Aktar và Turk (2008) [5] đã tiến hành chọn lọc qua 15 năm nhằm nâng
cao năng suất của vịt Bắc Kinh và đã thu đượ
c tiến bộ di truyền đáng kể, tạo ra
được các dòng vịt khác nhau đáp ứng nhu cầu con giống của thị trường. Các tác
giả đã xác định được một số tham số di truyền, nâng cao được năng suất, chất
lượng và hiệu quả chăn nuôi. Về khuynh hướng kiểu hình, từ năm 1993 đến
2005, khối lượng cơ thể tăng được từ 0,32 đến 1,08 kg, tỷ lệ thịt ứ
c từ 6 đến
7,2%, năng suất thịt từ 10,3 đến 11,5% và chỉ số tiêu tốn thức ăn giảm từ 0,36
đến 0,58 (tùy theo từng dòng vịt).
Để cải tiến về mặt di truyền, nhiều tác giả đã nghiên cứu chọn lọc trên
một hay nhiều tính trạng năng suất khác nhau. Các tính trạng năng suất thường
là các tính trạng số lượng do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng với các mức
độ
khác nhau, của các yếu tố ngoại cảnh. Do đó, bên cạnh cải tiến di truyền,
cần đồng thời cải tiến cả môi trường chăn nuôi.
Cheng và CTV (2003) [9] áp dụng phương pháp BLUP chọn lọc bình ổn
khối lượng cơ thể và khối lượng trứng và tăng năng suất trứng và độ bền vỏ
trứng. Sau 4 thế hệ chọn lọc, tiến bộ di truyền về năng suấ
t trứng là 2,13 quả,
về độ bền vỏ trứng là 0,035 kg/cm
2
.

18

Hall và Martin (2005) [14] chọn lọc vịt Bắc Kinh trong một thời gian
dài, cân bằng các yếu tố cả về năng suất, chi phí, chất lượng giống nhưng
không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ chết và
không làm tổn hại đến thể trạng của vịt. Các tác giả nghiên cứu sự di truyền của

các trường hợp bệnh có liên quan đến phổi, trường hợp ứ huy
ết thanh trong
khoang họng, bệnh tim Từ đó có thể đưa vào chương trình chọn lọc (sử dụng
BLUP) để giảm bệnh tật, cải thiện các chỉ tiêu năng suất của vịt.
Li và CTV (2005) [21] chọn lọc cải tiến di truyền một số chỉ tiêu năng
suất của vịt Bắc Kinh, sử dụng số liệu cá thể từ năm 2001-2004 để phân tích di
truyền theo phương pháp MTD-FREML, mô hình thú. Khối lượng c
ơ thể 6
tuần tuổi của vịt Bắc Kinh đạt 2854,3 gam, Khối lượng thân thịt xẻ 2477,7 gam
(đạt 86,8% so với khối lượng sống), Khối lượng cơ ức 171,3 gam (6,9% so với
thân thịt xẻ), cơ chân+đùi 121,3 gam (4,9% so với thân thịt xẻ), độ dày thịt ức
8,51 mm.
Xu và CTV (2005) [46] phân tích di truyền một số tính trạng về sản xuất
thịt của vịt Bắc Kinh. Tỷ lệ ghép phối là 1 trống:5 mái. Khố
i lượng cơ thể 49
ngày tuổi đạt 2290,2 gam, độ dày thịt ức 1,41 cm, khối lượng thịt xẻ 1843,8
gam, khối lượng mỡ bụng 37,6 gam, khối lượng thịt ức 158,7 gam, khối lượng
thịt đùi 120 gam. Các tác giả đã ước tính được hệ số di truyền, tương quan giữa
các tính trạng này để làm cơ sở cho công tác giống.
Jean-Marc (2009) [17] nghiên cứu về cận huyết, cho biết hệ số cận huyết
trung bình c
ủa các đàn thủy cầm nuôi tại Bỉ là 0,01-0,25%/thế hệ. Hệ số cận
huyết phụ thuộc vào độ lớn đàn (số lượng) cũng như tỷ lệ giữa con trống và con
mái. Để khống chế tỷ lệ đồng huyết, cần có hệ thống theo dõi gia phả phục vụ
ghép phối.
1.1.3 Phương thức chăn nuôi và các yếu tố ngoại cảnh
Chăn nuôi gia cầm d
ạng nông hộ vẫn đang đóng một vai trò quan trọng,
nhất là tại các nước đang phát triển, cung cấp một nguồn thực phẩm giàu
protein cho cộng đồng, mang lại một khoản thu nhập cho nông dân, giúp xóa


19

đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, góp phần an ninh lương thực thực phẩm,
cân bằng sinh thái…Nông hộ phải được xem là một thành phần quan trọng,
thiết yếu trong nền sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ có
nhiều hạn chế, nhất là kỹ năng, kỹ thuật, thị trường…Do đó, cần phải giúp đỡ
họ bằng cho vay vốn, đào tạo… (Guefye, 2002) [12].
Tổng hợp tài liệu của nhi
ều tác giả về hệ thống-phương thức chăn nuôi,
thấy rằng chăn nuôi vịt trên thế giới có 3 hệ thống chính: Thâm canh
(intensive), bán thâm canh (semi-intensive) và quảng canh (extensive).
Lou (2008) [23] cho biết, thế giới đang áp dụng 3 phương thức chăn nuôi
trên và nhằm vào các mục tiêu kinh tế, sinh thái và an toàn thực phẩm.
Marko và CTV (2003) [25] nghiên cứu tập tính xỉa lông cũng như năng
suất của vịt Bắc Kinh khi nuôi theo các phương thức nuôi: Nuôi nhốt có nước
bơi với các
độ sâu và cách thức khác nhau và nuôi nhốt khô hoàn toàn, chỉ có
núm uống nước tự động. Con vịt, vốn là loài thủy cầm, có thói quen xỉa lông,
khi có bơi lội thì bộ lông sạch sẽ hơn, phát triển tốt hơn và nhờ đó sinh trưởng
cũng tốt hơn. Các tác giả nhấn mạnh: Cần phải chú ý khi nuôi khô hoàn toàn,
nhất là sự phát triển của bộ lông, và cảnh báo rằng có thể núm uống nước
không đủ cung cấp nước cho vịt.
Abd El-Latif và El-Malt (2003) [2] cho biế
t, khi áp dụng phương thức
nuôi nhốt hoàn toàn, cần chú ý các triệu chứng như chân yếu, khuỳnh chân.
Mật độ nuôi cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả. Các tác
giả cho biết, theo truyền thống trước đây, độ lớn đàn không quá 200 con.
Nhưng ngày nay, các đàn vịt với số lượng hàng ngàn con cũng đã phổ biến.
Chen và CTV (2005) [8] nghiên cứu phương thức nuôi (nhốt) khô hoàn

toàn. Các tác giả bố trí 600 con v
ịt thương phẩm giống Sanshui trắng, chia làm
4 lô với 3 lần lặp lại. Vịt được nuôi trên sàn lưới sắt. 3 lô thí nghiệm (B, C, D)
nuôi khô hoàn toàn, chỉ có nước uống. Còn lô đối chứng (A) có nước bơi. Các
tác giả cũng khuyến cáo cần chú ý các khâu chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh,
nước uống khi nuôi khô hoàn toàn.

20

Theo các tác giả Liao và Luo (2005) [22], vịt hướng thịt là một trong
những vật nuôi chủ lực, có một vị trí quan trọng trong nền chăn nuôi của Trung
Quốc. Năm 2002 vịt và ngỗng chiếm 32,3% tổng đầu con gia cầm của nước
này. Năm 2003, với tổng số vịt là 672,1 triệu con, chiếm 60,7% thế giới.
Về hệ thống chăn nuôi sinh thái tại Trung Quốc, các tác giả cho biết, có
các phương thức nuôi như sau:
- Nuôi kết hợp v
ịt-cá: Đây là một phương thức chăn nuôi sinh thái truyền
thống của Trung Quốc, bao gồm cả các hộ nông dân quy mô nhỏ cũng như
chăn nuôi thâm canh quy mô lớn. Thức ăn được cung cấp cho con vịt, phân vịt
thải ra làm nguồn thức ăn trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua hệ sinh khối
cho cá. Các loại cá được nuôi là cá chép, cá trắm cỏ, cá mè. Hệ thống chăn nuôi
này mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
- Nuôi trồ
ng kết hợp vịt-lúa: Đây là một hệ sinh thái đặc biệt. Ruộng lúa
cung cấp điều kiện sống cho vịt. Vịt ăn sâu bọ, cỏ và sự vận động bơi lội sục
bùn của nó kích thích cây lúa phát triển. Phân vịt làm nguồn phân bón hữu ích
cho cây lúa. Nhờ vậy giảm được đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn vịt,
tăng hiệu quả kinh tế và tính bền vững về m
ặt môi trường.
Trong một báo cáo khoa học của mình, các tác giả Zhang và CTV (2005)

[49] đã mô tả tương đối chi tiết về các thành phần của hệ nuôi trồng sinh thái
vịt-lúa, phân tích vai trò của từng thành phần (vịt, lúa, ánh sáng mặt trời, cỏ,
sâu bọ ). Các tác giả cho biết có sự khác nhau giữa các nước trong việc ứng
dụng hệ thống này, chủ yếu là khác nhau về giống vịt, giống lúa, số lượng vịt
nuôi/ha, có hay không sử dụng phân hóa học, phươ
ng pháp canh tác lúa và nuôi
vịt. Nhưng điểm chung là tính hiệu quả về kinh tế và môi trường.
Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý khi vận
dụng hệ thống nuôi vịt này.
Thứ nhất là thức ăn cho vịt. Đôi khi hệ thống này không thể cung cấp
đầy đủ thức ăn cho con vịt phát triến. Cần bổ sung thêm thức ăn cho vịt một
cách hợp lý.

21

Thứ hai là phòng trừ bệnh cho vịt, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi (mưa
to, giông bão, thời tiết quá lạnh hay quá nóng ).

Hình 1.1 Các thành phần trong hệ sinh thái vịt-lúa (Nguồn:
Zhang và CTV (2005) [49])



Hình 1.2 Tác động của con vịt đến cây lúa trong hệ sinh thái vịt-lúa
(Nguồn: Zhang và CTV (2005) [49])
Thứ ba là kỹ thuật canh tác và nuôi vịt phải phù hợp và đồng bộ, có liên
quan đến độ sâu của nước (nhiều nước hay rút cạn nước), thời gian úm vịt, cho

22


vịt vào ruộng lúa
Thứ tư là vỗ béo vịt. Do ruộng lúa cung cấp không đủ nguồn dinh dưỡng
cho vịt, nên vịt thường bị gầy. Do đó, trước khi xuất bán phải vỗ béo vịt 1-2
tuần lễ.
Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Mỹ… nuôi nhốt
thâm canh là phổ biến. Vịt được nuôi trong chuồng kín có hệ thống lạnh hoặc
thông gió tự nhiên bằng quạt hút (công ty vịt Cherry Valley, Anh; công ty vịt
Grimaud Freres, Pháp; công ty Golden Star, Trung Quốc…). Chấ
t độn chuồng
chỉ được thay sau mỗi chu kỳ sản xuất. Ngoài ra, còn có hệ thống chuồng hở,
tường xung quanh xây cao 1-1,5 mét, nhưng có hệ thống rèm bạt che lúc trời
lạnh. Tuy nhiên, Pingel (2003) [32] cũng cảnh báo, với hệ thống chuồng kín và
máng uống tự động có núm uống có thể gây ra hiện tượng thiếu nước cho vịt,
nhất là lúc thời tiết nóng. Tác giả cũng đề cập đến ảnh hưởng của yếu t
ố nhiệt
độ đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ cao có thể làm giảm lượng
thức ăn ăn vào 1,5% cho mỗi độ C tăng lên trên mức chuẩn 18-22
o
C, làm giảm
sức chống chịu bệnh tật, làm tăng tỷ lệ chết.
Theo Huang và CTV (2007) [13], tại Đài Loan, hằng năm có khoảng 35
triệu con vịt và ngan lai vịt được giết mổ và khoảng 464 triệu quả trứng được
sản xuất chế biến dưới dạng trứng muối và bách thảo. Một phần trứng chế biến
dành cho xuất khẩu, trong đó có trứng vịt lộn xuất sang các nướ
c Đông Nam Á.
Đài Loan xuất khẩu thịt vịt đông lạnh sang Nhật Bản. Ngoài thịt và trứng thì
lông cũng là sản phẩm quan trọng của nước này. Hệ thống sản xuất vịt có 5
thành phần: Trại vịt giống, trại vịt thương phẩm, trại vịt đẻ, xưởng ấp trứng và
nhà máy giết mổ. Trong những năm 60 và 70 thì nuôi vịt quy mô nhỏ còn phổ
biến. Nhưng ngày nay, chủ yếu là nuôi t

ập trung công nghiệp. Đài Loan là nước
có công nghệ thụ tinh nhân tạo phát triển, áp dụng trong chăn nuôi ngan lai vịt
rất thành công.
Morathop (2007) [26] cho biết, năm 2006 Thái Lan có 9,76 triệu con vịt
thịt và 11,08 triệu con vịt đẻ. Các phương thức nuôi vịt gồm có: (1) Nuôi nhốt,

23

đảm bảo an toàn sinh học; (2) nuôi nhốt với hệ thống chuồng hở; (3) nuôi chăn
thả và (4) nuôi nhỏ lẻ. Giống vịt hướng trứng có vịt Khaki Campbell, Pak Nam,
Nakorn Pathom, vịt lai Khaki Campbell; giống vịt hướng thịt có Bắc Kinh,
Cherry Valley.
Indonesia có khoảng 30 triệu con vịt, phần lớn được các nông hộ nuôi
theo phương thức quảng canh truyền thống, quy mô đàn nhỏ. Sản lượng trứng
vịt năm 2006 là 201,7 tấn. Do điều kiện đầ
u tư và nuôi dưỡng, năng suất
thường không cao và biến động lớn. Vấn đề đặt ra là làm sao thuyết phục được
người chăn nuôi chuyển dần từ phương thức truyền thống sang nuôi nhốt công
nghiệp để đảm bảo an toàn sinh học. Nước này cũng áp dụng các kỹ thuật như
chọn lọc cải tiến di truyền, thụ tinh nhân tạo…Năng suất trứng của vịt đẻ
hướng trứng đã đạt 255 quả/mái/năm và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là
3,22 kg, tỷ lệ phôi thụ tinh nhân tạo ngan lai vịt trên 70% (Prasetyo và Iskandar
(2007) [35].
Năm 2006 Malaysia sản xuất được 26,82 triệu con vịt con 1 ngày tuổi và
232,5 triệu quả trứng vịt. Giá trị sản xuất thịt vịt đạt 217,9 triệu USD và sản
xuất trứng vịt đạt 21,2 triệu USD. Giống vịt Cherry Valley chiếm 37,3% trong
tổng số vịt bố m
ẹ. Phương thức nuôi có bán công nghiệp và công nghiệp, hệ
thống chuồng hở và chuồng kín có làm lạnh. Malaysia là một nước phát triển
hơn, nên phương thức nuôi quảng canh truyền thống không thấy tác giả đề cập

nhiều (Yimp, 2007) [48].
Tại Ấn Độ, vịt chủ yếu được nuôi tại các bang như Kerala, Tamil Nadu,
Tây Bengal, Orissa, Andra Pradesh, Assam và Bihar. Các giống vịt hướng
trứng như Desi, Khaki Campbell. Vịt hướng thịt có Bắc Kinh…, nhưng không
phát triển mạnh. Về
phương thức nuôi, có các hệ sinh thái như vịt-cá, vịt-thủy
sản-rừng có hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Nuôi vịt
truyền thống quảng canh, nhỏ lẻ cũng vẫn còn tồn tại (Peethambaran và CTV,
2005 [31]; Sherif, 2009 [42]).
Prasetyo và Setoko (2008) [36] đặt câu hỏi: Liệu còn tồn tại phương thức

24

nuôi vịt chăn thả? Nuôi chăn thả (quảng canh) có nhiều ưu điểm, tận dụng được
các nguồn thức ăn rơi vãi, thức ăn tự nhiên trên ruộng đồng do đó nó có tính
bền vững về mặt hiệu quả và sinh thái. Tuy nhiên, ngày nay nhờ vào sự tiến bộ
di truyền, dinh dưỡng thức ăn, quản lý, kỹ thuật sinh sản giúp cải tiến được
năng suất và hiệu quả t
ạo điều kiện cho phát triển phương thức nuôi nhốt thâm
canh. Xu hướng nuôi công nghiệp tập trung với quy mô lớn ngày càng phát
triển và đã chứng minh được tính hiệu quả kinh tế của nó. Mặc dù vậy, các tác
giả cũng nhấn mạnh: Phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ nông hộ vẫn còn tồn
tại và có hiệu quả kinh tế. Như Indonesia là một ví dụ.
Về khái niệm bền vững, tác giả MacLeod (2008) [24] cho rằng “bền
vững là đáp ứng được các nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng tới quyền
lợi này của các thế hệ mai sau”. Tác giả cho biết, nếu loài người còn có nhu cầu
về thịt, thì chăn nuôi gia cầm là đáp ứng tốt nhất về mặt bền vững. Muốn đảm
bảo tính bền vững, phải chú trọng các khâu như di truyền chọn lọc, cải tiến hiệu
quả s
ử dụng thức ăn, sử dụng khí sinh học

Về các yếu tố ngoại cảnh tác động tới năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế của chăn nuôi vịt, ngoài phương thức nuôi, các yếu tố cơ bản như nhiệt
độ, ẩm độ, ánh sáng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Các yếu tố này có
ảnh hưởng lớn đến thể trạng và năng suất vậ
t nuôi cũng như hiệu quả kinh tế,
ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như mức tiêu thụ thức ăn, nước uống hằng
ngày, trạng thái sức khỏe, bệnh tật, tiết hóc-môn sinh dục (LH, FSH) liên quan
đến sinh sản
Quy trình nuôi dưỡng vịt giống ông bà SM của hãng Cherry Valley
(Anh) [10] cho rằng cường độ chiếu sáng nhân tạo thích hợp tối thiểu là 10 lux.
Sử dụng 1 bóng dây tóc 60 w cho 12 m
2
chuồng nuôi.
Yahav và CTV (2000) [47] nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ
tương đối đến năng suất của gà đẻ, thấy rằng nuôi trong môi trường nhiệt độ
cao (35
0
C), ẩm độ tương đối 60% hoặc 70% làm giảm khối lượng cơ thể gà.
Tiêu thụ thức ăn giảm nhưng nước uống lại tăng theo chiều tăng của nhiệt độ.

×