Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh hai giống lúa chất lượng cao p6, p290 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 103 trang )

Bộ khoa học và công nghệ
Viện cây lơng thực và cây thực phẩm






Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án
THUộC CHƯƠNG TRìNH Khcn TRọNG ĐIểM CấP NHà NƯớC

Tên dự án:

Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất
hạt giống và thâm canh hai giống lúa
chất lợng cao P6, P290
phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Mó s: KC.06.DA04/06-10

Chủ nhiệm Dự án: ThS. Phạm Đình Phục
Cơ quan Chủ trì: Viện Cây lơng thực và CTP
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ










7574
30/11/2009

Hải Dơng, 3-2009



BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Chú giải
CT Cây trồng
CLT& CTP Cây lương thực và cây thực phẩm
CGCN Chuyển giao công nghệ
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐR Đồng ruộng
GCT Giống cây trồng
IRRI Viện nghiên cứu lúa quốc tế
KD18 Khang dân 18
KHCN Khoa học công nghệ
KTNN Kỹ thuật nông nghiệp
NC Nguyên chủng
NT Nhân tạo
PC Phân chuồng
PT Phát triển
SNC Siêu nguyên chủng
SPCT Sản phẩm cây trồng
TCVN Tiêu chu
ẩn Việt Nam

TT Trung tâm
XN Xác nhận


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1.1. Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
1.2. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả
hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo qui trình phục tráng hạt giống siêu nguyên
chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định.
1.3. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu
nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định.
1.4. Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng
và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định.
TÓM TẮT
Dự án thuộc chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, ứng dụng
công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực (KC.06),
được thực hiện trong thời gian tháng 1/2007-12/2008 với đối tượng nghiên cứu là hai
giống lúa P6 và P290
Mục đích
: Hoàn thiện được qui trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh hai
giống lúa chất lượng cao P6, P290 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Sản xuất hạt giống tác giả, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống
xác nhận và hoàn thiện qui trình canh tác các giống lúa P6, P290 tại vùng ĐBSH và Bắc
Trung bộ. Sản xuất được 6 tấn hạt giống siêu nguyên chủng, 120 tấn hạt giống nguyên
chủng và 560 tấn hạt giống xác nhậ
n đạt tiêu chuẩn chất lượng cung cấp cho sản xuất và
500 tấn thóc thương phẩm.
Hoàn thiện quy trình thâm canh, xây dựng được 100 ha mô hình sản xuất thử
nghiệm và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất và thâm canh hai giống lúa P6, P290
vào sản xuất; đảm bảo năng suất đạt năng suất cao và ổn định (5,5 - 7,0 tấn/ha/vụ) cho ba

vùng điển hình: vùng thâm canh chủ động nước tại ĐBSH, vùng Thanh Hoá, Nghệ An, và
vùng từ Hà Tĩnh đến Quảng Tr
ị.
Phối hợp với một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ để nhân rộng diện tích sản xuất
2 giống lúa trên tiến đến công nhận chính thức giống P290.
Phương pháp
: Để thực hiện được mục tiêu trên cơ quan chủ trì và các cơ quan tham
gia phối hợp Dự án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng và phương pháp
chuẩn để tiến hành thực hiện các thí nghiệm hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống và
xây dựng quy trình thâm canh 2 giống lúa P6, P290, tổ chức xây dựng các mô hình thâm
canh, kết hợp với tập huấn và đào tạo cán bộ công nghệ và kỹ thuật viên sản xuất h
ạt
giống. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo giống bằng cách tổ chức các
hội nghị đầu bờ thúc đẩy công tác phát triển giống vào sản xuất.
Kết quả
: Dự án đã hoàn thiện được Quy trình thâm canh đạt năng suất 6-7 tấn/ha/vụ
và Quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận của hai giống
lúa P6 và P290; sản xuất được 6.582 kg hạt giống SNC; 162,52 tấn hạt giống NC ; 793,8
tấn hạt giống XN của hai giống P6 và P290; 550 tấn thóc thương phẩm ; 50 lượt kỹ thuật
viên sản xuất giống, tập huấn kỹ thuật cho 1000 lượt nông dân.

2

LỜI MỞ ĐẦU
Lúa là một trong ba loại cây lương thực chính trên toàn thế giới (lúa mì, lúa
nước và ngô), khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính
và 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày.[25]
Ở châu Á và khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) coi lúa gạo là
cây trồng truyền thống. Việt Nam là một trong năm nước có diện tích trồng lúa lớn
nhất thế giới. Năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu 4,75 triệ

u tấn gạo với giá trị 1,2 tỷ
USD.[27]
Tuy nhiên trong những năm vừa qua, sản xuất lúa gạo ở nước ta chủ yếu tập
trung vào hướng năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy, nhiều
giống lúa có năng suất cao đã được chọn tạo (C71, DT10, X21, Xi23, ĐB6…) và
đáp ứng được nhu cầu sản xuất đồng thời đảm bảo được vấn đề an ninh lương thự
c
của nước ta.
Bên cạnh thành tựu đã đạt được, ngành sản xuất lúa gạo còn có những tồn tại
cần giải quyết như: chất lượng gạo thấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập
khẩu (chiều dài hạt gạo, độ trong, mùi thơm…). Do đó, giá trị gạo xuất khẩu của
nước ta thường thấp hơn so với gạo Thái Lan cùng chủng loại. Giá gạ
o của nước ta
thấp hơn so với gạo Thái Lan từ 25 - 30 USD/tấn và thấp hơn nhiều so với gạo của
Mỹ, Nhật, Pakistan Trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo có chất lượng cao ở các
nước phát triển là rất lớn như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, các nước Trung
Đông [14]
Đa phần các giống lúa chất lượng cao hiện nay là các giống lúa đặc sản của
địa phương như: Tám xoan Hải H
ậu, Dự, Nàng thơm chợ Đào, nàng Hương, các
giống lúa nương Các giống này có ưu điểm là cơm dẻo, đậm, có mùi thơm, thích
ứng tốt với điều kiện sinh thái khác nhau của nước ta. Tuy nhiên, các giống lúa này
có nhược điểm: cao cây, thời gian sinh trưởng dài, cây yếu dễ đổ, chống chịu sâu
bệnh kém …

3
Tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, cho đến thời điểm hiện tại chưa có một
giống lúa nào đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên cả hai mặt: năng suất và chất lượng. Vì
vậy, trong những năm tới ngoài đảm bảo an ninh lương thực, các tỉnh đồng bằng
sông Hồng cần quy hoạch các vùng lúa chất lượng cao nhằm đảm bảo nhu cầu xuất

khẩu và nộ
i tiêu.[14]
Hai giống P6, P290 do Viện Cây lương thực và CTP chọn tạo đã phần nào đáp ứng
được mục tiêu trên. Hiện nay, hai giống lúa chất lượng cao P6, P290 được sản xuất chấp
nhận và phát triển với quy mô hàng ngàn ha ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Trong
đó, giống P6 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc
gia năm 2000 và công nhận giống P290 cho sản xuất thử năm 2005. Các giống lúa nêu
trên đã và đang đượ
c mở rộng diện tích ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
bộ, giống lúa P6 có thời gian sinh trưởng (TGST) tương đối ngắn (115 - 120 ngày trong
vụ mùa), thích hợp cho các chân đất vàn, chịu thâm canh, phù hợp cho cơ cấu cây trồng 3
vụ/năm (2 lúa + 1 cây vụ đông). Giống lúa P290 có TGST dài hơn P6, gieo cấy vào trà
xuân sớm, thích hợp trên các chân đất vàn hơi trũng (2 vụ lúa/năm). Năng suất của các
giống biến động từ 55-70 tạ
/ha (tuỳ theo mùa vụ), xấp xỉ năng suất giống lúa Q5, song giá
thóc bán trên thị trường luôn cao hơn so với giống Q5 từ 1.000 - 1.200 đồng/1 kg. Hiệu
quả kinh tế cao hơn giống Q5 khoảng 20-25%. Tại thị trường Hải Dương (12/2008) giá
thóc P6; P290 là 5.500 – 6.000 đ/kg, trong khi thóc Q5 chỉ có 4.000- 4.500 kg.
Nhu cầu thị trường gạo chất lượng cao nói chung trong một số năm gần đây tại các
vùng đô thị và khu công nghiệp ngày càng gia tăng, đặc biệt là các thành phố lớn như
Thủ
đô Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh), Vinh (Nghệ An) và các đô thị khác
trong khu vực, người tiêu dùng đã quen và chấp nhận chất lượng gạo P6, P290 nên khả
năng tham gia thị trường lúa gạo của sản phẩm lúa P6 và P290 là rất lớn.
Mặc dù được nhiều địa phương đánh giá là những giống lúa có năng suất, chất
lượng khá cao song một số năm gần đây ở nhiều khu vực, hai giống lúa nêu trên không
phản ánh được tiềm năng năng suất và chất lượng của giống, bởi lẽ ở một số nơi người
nông dân vẫn sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống, còn duy trì tập quán tự để

4

giống, giống không được chọn lọc nên chất lượng hạt giống suy giảm, do vậy năng suất
và chất lượng gạo không thể hiện đúng bản chất và tiềm năng của giống.
Tại một số địa phương, trong quá trình sản xuất, tỉ lệ cây phân ly khác dạng của
các giống lúa P6 và P290 khá lớn (2-3%), do chưa được đầu tư chọn lọc, duy trì và sản
xuất hạt giống ch
ưa tuân thủ theo đúng quy trình nên chất lượng hạt giống giảm, mặt khác
kỹ thuật canh tác hai giống lúa nêu trên cũng được áp dụng một cách tùy tiện, phương
pháp bón phân và liều lượng bón không phù hợp, tỷ lệ N:P:K không cân đối, chủ yếu vẫn
tập trung nhiều về phân đạm, ít chú trọng tới ka ly, chưa có tập quán dùng phân bón
N:P:K tổng hợp; kỹ thuật làm đất, chế độ tưới tiêu chưa phù hợp với những đòi hỏi riêng
biệt của giống nên năng suất và chất lượng hạt giống bị suy giảm. Nếu chúng ta có được
các qui trình kỹ thuật nhân giống và canh tác hợp lý, phù hợp cho mỗi tiểu vùng sinh thái
và tập quán canh tác khác nhau thì sẽ phát huy hết tiềm năng năng suất, chất lượng của
giống. Mặt khác, do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên việc xây dựng các mô hình trình diễn,
áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm mở
rộng diện tích giống trong sản xuất cũng
còn nhiều hạn chế. Nhiều địa phương còn gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các tiến
bộ kỹ thuật mới.
Để duy trì chất lượng hạt giống lúa P6 và P290 theo tiêu chuẩn Việt Nam, cần thực
hiện tốt các khâu sản xuất hạt giống như duy trì hạt giống tác giả, sản xuất hạt giống cấp
siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nh
ận
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm phát triển và mở rộng diện tích hai giống lúa
nêu trên, việc đề xuất và thực hiện dự án “Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt
giống và thâm canh hai giống lúa chất lượng cao P6, P290 phục vụ nội tiêu và xuất
khẩu” là hết sức cần thiết.








5
LỜI CẢM ƠN

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần thuộc Viện Cây lương thực và CTP-
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam-Đơn vị chủ trì Dự án xin chân thành cảm ơn Bộ
Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ chúng tôi về định hướng xây dựng và dự toán kinh
phí Dự án; thường xuyên quan tâm tư vấn để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện.
Chúng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tớ
i Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
đã quản lý và thường xuyên kiểm tra, đánh giá và đôn đốc chúng tôi thực hiện tốt các nội
dung của Dự án này.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Viện Cây lương thực và CTP, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, các phòng, ban quản lý của Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần thực hiện thành công Dự án.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các Sở Nông nghiệ
p Hải Dương, Hưng Yên, Hà
Nam, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã nhiệt tình phối hợp chặt chẽ với
đơn vị chủ Dự án để hoàn thành tốt các nội dung khoa học của Dự án.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình, tích cực tham gia thực hiện của các cán bộ và nông dân các
địa phương tham gia vùng Dự án.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Dương, ngày 05 tháng 04 năm 2009
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN





Phạ
m Đình Phục




6
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
i) Tên Dự án: “Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh 2 giống
lúa chất lượng cao P6, P290 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
Mã số: KC.06.DA04/06-10
ii) Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 01/2007 - đến tháng 12/2008)
iii) Cấp quản lý : Nhà nước Thuộc chương trình: KC.06/06-10
iv) Tổng vốn thực hiện Dự án: 5.530,7 triệu đồng, trong đó:
+ Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 1.700,0 triệu đồng
+ Vốn từ ngu
ồn khác (của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp): 3.830,7 triệu đồng.
+ Kinh phí thu hồi: 1.020,0 triệu đồng (40 % kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKH)
v) Chủ nhiệm Dự án
1/. Họ và tên: Nguyễn Trọng Khanh (giai đoạn 1/2007-7/2008)
Năm sinh: 1964 Nam/Nữ: Nam
Học vị: Thạc sĩ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính
Chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần
E-mail:
Điện thoại: Cơ quan: 0320 3716928; Nhà riêng: 0320 3853735;
Mobile: 0912180595
2./ Họ và tên: Phạm
Đình Phục (giai đoạn 8/2008-12/2008)

Năm sinh: 1953 Nam/Nữ: Nam
Học vị: Thạc sĩ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính
Chức vụ: Trưởng phòng Khoa học và hợp tác quốc tế
Chủ nhiệm Dự án theo Quyết định số 1853/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2008
E-mail:

Điện thoại: Cơ quan: 0320 3716384; Nhà riêng: 0320 3841963
Mobile: 0904465379
vi) Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án
Tên tổ chức chủ trì Dự án: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm
Điện thoại: 0320 3716 463 Fax: 0320 3716 385 E-mail:
Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn
Số tài khoản:
Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp huyện Gia Lộc, Hải Dương

7
vii) Tên cơ quan chủ quản dự án: Bộ Khoa học và Công nghệ
viii) Tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ
Tên tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ: Viện Cây lương thực và CTP
Điện thoại: 0320 3716 463 Fax: 0320 3716 385 E-mail:
Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn
Người chịu trách nhiệm chính về công nghệ của Dự án: ThS. Nguyễn Trọng
Khanh
ix) Tổ ch
ức khác
Xí nghiệp Giống cây trồng Nam Sách
Điện thoại: .0320 3754 854 Fax: 0320 3754 845
Địa chỉ: xã Quốc Tuấn, Nam Sách

Họ và tên thủ trưởng cơ quan: KS Nguyễn Hữu Cảnh
x) Cán bộ thực hiện Dự án
TT Họ và tên Cơ quan công tác

Thời gian làm việc
cho dự án
(Số tháng quy đổi1)
1 ThS. Phạm Đình Phục Viện CLT-CTP 5 tháng
2 ThS. Nguyễn Trọng Khanh Viện CLT-CTP 20 tháng
3 TS. Phạm Đức Hùng Viện CLT-CTP 6 tháng
4 TS. Phạm Quang Duy Viện CLT-CTP 6 tháng
5 KS. Đào Quang Tự Viện CLT-CTP 6 tháng
6 KS. Nguyễn Hữu Cảnh Xí nghiệp giống CT Nam Sách 6 tháng

xi) Xuất xứ
- Giống lúa P6 có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR2588/ Xuân số 2 kết hợp nuôi cấy bao
phấn và được công nhận là giống quốc gia năm 2000 theo Quyết định số 5218/ BNN-
KHCN ngày 16/11/2000, là kết quả nghiên cứu của Đề tài độc lập cấp nhà nước giai



8
đoạn (1997-2000) với tên đề tài : "Nghiên cứu chọn tạo giống lúa có hàm lượng protein
cao cho vùng thâm canh"
- Giống lúa P290 được chọn lọc từ tổ hợp lai DC1/IR24, đã được công nhận tạm
thời theo Quyết định số 3277/ BNN-KHCN ngày 23/11/2005, là kết quả nghiên cứu của
Đề tài độc lập cấp nhà nước giai đoạn (2002-2005) với tên đề tài: "Nghiên cứu chọn tạo
giống lúa có hàm lượng protein cao cho vùng thâm canh và vùng khô hạn"
xii) Mục tiêu
+ Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cấp siêu nguyên chủng

(SNC), nguyên chủng (NC), xác nhận (XN) và quy trình thâm canh của 2 giống lúa P6 và
P290.
+ Sản xuất
6 tấn hạt giống siêu nguyên chủng, 120 tấn hạt giống nguyên
chủng, 560 tấn hạt giống xác nhận
của hai giống P6, P290 cung cấp cho nhu cầu của
sản xuất.
+ Xây dựng 100 ha mô hình thâm canh và phối hợp mở rộng diện tích sử dụng các
giống lúa P6, P290 ở các tỉnh ĐBSH, Bắc Trung bộ.
xiii) Nội dung
+ Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cấp SNC, NC và XN của 2 giống P6 và
P290.
+ Sản xuất được 6 tấn hạt giống siêu nguyên chủng, 120 tấn hạt giống nguyên chủng
và 560 tấn hạt giống xác nhận đạ
t tiêu chuẩn chất lượng cung cấp cho sản xuất, và sản
xuất được 500 tấn thóc thương phẩm.
+ Hoàn thiện quy trình thâm canh của 2 giống lúa P6, P290 đạt năng suất cao và ổn
định 5,5-7,0 tấn/ha/vụ trên cơ sở các thí nghiệm xác định thời vụ, mật độ cấy và liều
lượng phân bón, phương thức và thời vụ gieo mạ.
+ Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh đạt năng suất cao.
+ Tập huấn quy trình sản xuấ
t giống lúa, quy trình sản xuất thâm canh cho kỹ thuật
viên và nông dân tham gia vùng dự án.
xiv) Sản phẩm của Dự án
+ Quy trình sản xuất hạt giống P6, P290 cấp SNC, NC, XN đạt tiêu chuẩn chất
lượng.

9
+ Nhân được 6 tấn hạt giống SNC, 120 tấn giống NC, 560 tấn giống lúa XN với
chất lượng đạt tiêu chuẩn 10TCVN 1776-2004 để phục vụ sản xuất.

+ Quy trình kỹ thuật thâm canh của hai giống lúa P6 và P290 đạt năng suất cao, ổn
định (60-70 tạ/ha/vụ) cho các vùng thâm canh lúa của các tỉnh ĐBSH và Bắc Trung bộ.
xv) Xây dựng mô hình: Xây dựng các mô hình sản xuất lúa thương phẩm với quy mô 100
ha mô hình, với diện tích 5-15 ha/mô hình, năng suất đạt 55-70 tạ/ha/vụ
.
xvi) Đào tạo và tập huấn: Đào tạo, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và
quy trình kỹ thuật thâm canh 2 giống lúa P6, P290 cho 50 kỹ thuật viên, 1000 lượt nông
dân.























10
Chương 1
TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Lúa gạo là nguồn lương thực của hơn một nửa dân số thế giới. Tại Châu Á, gạo là
nguồn cung cấp lương thực chủ yếu, nó đóng góp 56,2% năng lượng, 42,9% Protein và
cung cấp tới 29,8% hàm lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày (FNRI, 1984). Vì vậy, chất
lượng gạo được rất nhiều người quan tâm đặc biệt ở các nước lấy gạo là cây lương thực
chính. Tuy nhiên chất lượ
ng gạo vẫn còn đang gây ra nhiều tranh luận về nội dung và đặc
biệt là các tiêu chuẩn cụ thể của nó. Tại các quốc gia khác nhau đều có phương pháp đánh
giá và hệ thống kiểm tra riêng biệt. Các hệ thống này thường không thống nhất với nhau
điều này đã gây không ít trở ngại cho việc mậu dịch gạo trên thế giới đặc biệt cho việc
thiết lập kế hoạch sản xuất lúa gạ
o chất lượng cao. [1]
Tuy nhiên tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của mỗi quốc gia và các bộ
phận dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (năm 2000)[2] thị trường lúa gạo thế giới có một
số đặc điểm chính như sau.
- Thị trường gạo hạt dài chất lượng cao là thị trường gạo cao cấp, sản phẩm trực
ti
ếp của chủng loại lúa gạo Indica có giá trị cao. Các giống Indica với đặc trưng là hạt gạo
dài, trong được coi là giống có chất lược cao chiếm khoảng 25% thi phần tiêu thụ gạo
trong thị trường lúa gạo thế giới. Loại gạo này được tiêu thụ tại các thị trường gạo khó
tính trước hết là các nước phát triển khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ.
- Thị trường gạo hạt dài chất lượng trung bình chiếm khoả
ng 45- 50% tổng lượng gạo
nhập khẩu thế giới phần lớn do Thái Lan cung cấp với tỷ lệ tấm từ 5-25%. Những nước xuất
khẩu khác sau Thái Lan là Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan Thị trường tiêu thụ chính loại gạo

này là những nước Châu Phi, Châu Á, Mỹ La Tinh

11
- Thị trường gạo hạt tròn chiếm khoảng 10% xuất khẩu gạo của thế giới. Loại gạo
này hầu hết thuộc chủng loại Japonica. Những nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Trong khi đó loại gạo đồ hấp lại được đại bộ phận người dân Bangladesh, một
phần người dân Ấn Độ, Srilanca, Pakistan, Nam Phi, Tây Phi, Ả Rập và Nigenia
ưa dùng.
Loại gạo này chiếm 15- 20% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu.
- Đối với thị trường gạo thơm đặc sản tuy chỉ chiếm 5-8% tiêu thụ gạo thế giới
nhưng thị trường này lại có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì gạo thơm đặc sản có giá trị dinh
dưỡng cao và giá xuất khẩu thường gấp từ 2-3 lần gạo thông thường. Hiện nay trên thế
giới có một s
ố loại gạo thơm khá nổi tiếng đem lại giá trị cao cho người sản xuất những
giống đặc sản này điển hình là gạo thơm basmati được canh tác ở các vùng Punjab- ấn Độ
và ở Pakistan, gạo thơm Khadawkmali được sản xuất ở Thái Lan. Thị trường tiêu thụ gạo
thơm đặc sản là những nước phát triển có thu nhập cao một số nước Châu á, Châu Mỹ La
Tinh.
Nghiên cứu về th
ị trường và nhu cầu về chất lượng gạo xuất khẩu của thế giới, đặc
biệt là các nước nhập khẩu gạo chính giúp chúng ta định hướng đúng đắn trong công tác
chọn tạo giống lúa mới chất lượng cao nhằm nâng cao giá gạo xuất khẩu từ đó nâng cao
mức thu nhập của người dân trồng lúa.
Chất lượng gạo là một khái niệm khá phức tạp. Khái niệm này liên quan tới nhiều
yếu tố: chiều dài hạt gạo, độ trong của hạt, tỷ lệ bạc bụng, hàm lượng protein, hàm lượng
amylose… (Flin và Unnevehs, 1985).[27]
* Chiều dài hạt gạo
Theo Ramiah (1931) hạt gạo dài do 1 gen kiểm tra. Bollich (1957) cho rằng chiều
dài hạt gạo do 2 gen kiểm tra. Ramiah và Parthasarathy (1933) lại cho rằng chiều dài hạt

gạo do 3 gen tạo thành. Một số tác giả khác cho rằng chiều dài hạt gạo do nhiều gen quy
định (Mitro, 1962; Chary, 1974; Nabatat và Jackson, 1973; Somrith và cộng sự, 1971).
Các tác giả này cũng cho rằng chiề
u rộng hạt gạo do nhiều gen kiểm tra.[14]
Virmani (1994) đã chứng minh: chiều dài, chiều rộng hạt gạo, tỷ lệ dài/rộng của
hạt di truyền trung gian giữa hai bố, mẹ.
* Độ bạc bụng của hạt gạo

12
Các kết quả nghiên cứu của USDA (1973) chỉ ra rằng tính bạc bụng của hạt được
kiểm tra bởi một gen đơn, lặn hay bởi một gen trội (Nagai, 1958) và đa gen (Nabatat và
Jackson, 1973; Somoto và Hamamura, 1973; Somrith và cộng sự, 1971). [25]
Nội nhũ trong hay đục do sự hiện diện của các gen kiểm tra hàm lượng amylose ở
các mức độ khác nhau. Khi giống chứa gen WX
3
hàm lượng amylose < 2% thì nội nhũ
đục hoàn toàn. Nếu hàm lượng amylose biến thiên từ 2- 32% thì nội nhũ sẽ trắng đục
(Dull), trắng trong (Hazy) và trong (Translusent), (Khush và cộng sự, 1986).[25]
* Hàm lượng amylose
Đi sâu nghiên cứu tính di truyền hàm lượng amylose chưa có kết quả chính xác.
Theo Kymar và Khush (1986) cho rằng: hàm lượng amylose do một cặp gen điều khiển
và hàm lượng amylose là trội hoàn toàn so với hàm lượng amylose trung bình và thấp.
Hàm lượng amylose trung bình và thấp được điều khiển bởi gen đơn (tác động chính) và
một số gen nh
ỏ cùng tác động lên tính trạng này. Do vậy, muốn con lai có hàm lượng
amylose trung bình thì một trong hai bố mẹ phải có hàm lượng amylose trung bình.[14]
Theo B.Somrith: hàm lượng amylose là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng nấu nướng và ăn uống. Gạo của các giống lúa được phân loại theo hàm lượng
amylose như sau:
Loại Amylose (%) Chất lượng cơm

Gạo dính
Amylose thấp
Amylose trung bình
Amylose cao
0-2
2-20
20- 25
25- 34
Rất dẻo
Mềm và dẻo
Mềm
Khô và cứng
* Hàm lượng protein
So với những cây lương thực khác, cây lúa có hàm lượng protein trong hạt ít nhất
(6-8%). Protein trong gạo gồm có 4 tiểu phần: anbumin, globulin, prolanin và glutelin,
trong đó glutelin chiếm tới 93,7%. Các axit amin tự do được phân phối như sau: trong
cám và bột 30%, trong phôi 53%, trong gạo xát 17% (Moruzzi, Cafdarera, 1964). Trong
các nghiên cứu khác, Tmura và Kenmochi (1963) cho rằng axit amin tự do chiếm khoảng
0,7% khối lượng gạo lật, 0,2% gạo xát, 1,35% trong cám và 4,6% trong phôi.[3]

13
Kết quả phân tích nhiều dòng, giống lúa tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế cho thấy
khoảng 25% những thay đổi hàm lượng protein là do yếu tố di truyền quyết định. Trong
hai loài phụ của lúa trồng thì loài phụ Indica có hàm lượng protein cao hơn loài phụ
Japonica.[46]
Theo Kido và cộng sự, những giống lúa ngắn ngày có hàm lượng protein cao hơn
những giống lúa dài ngày. Những giống lúa trồng ở vùng đồng bằng có hàm lượng protein
cao hơn những giống lúa trồng ở vùng đồ
i núi (Swaminathan, 1971). Trong cùng một giống
lúa, những hạt nhỏ có hàm lượng protein cao hơn những hạt to hơn (Nagato, 1972). [47]

ở Bangladesh, Ahmod (1969) nhận xét: Hàm lượng protein trong hạt và rơm rạ
tăng khi bón tăng lượng đạm vào đất hoặc tăng độ sâu của lớp nước tưới. Viện Nghiên
cứu nông nghiệp Kosbhat, Chavan và cộng sự (1972) nhận thấy: cả hai giống lúa Jaza và
Padma đều có hàm lượng protein tăng lên rõ rệt khi được bón phân dù trên cạn hay dưới
nước.[14]
Yoshida cho biết: ở
Nhật Bản kết quả điều tra cho thấy lúa cạn có hàm lượng
protein trong hạt cao hơn lúa nước. Tại Trường Đại học Iwate của Nhật Bản, tiến hành thí
nghiệm trong 7 năm (1963-1969) với 33 giống lúa chuyển từ Hokkaido va Tohoko về
trồng trên cùng ruộng và theo dõi hàm lượng protein. Honjyo nhận thấy hàm lượng
protein của cùng một giống thay đổi qua từng năm, điều này chứng tỏ điều kiện thời tiết
có ảnh hưởng lớn tới sự tích lũy hàm lượng protein trong gạo.[14]
Các nghiên cứu của A. Nakamura, H. Hirano, F. Kikuchu trên giống lúa Norin 29
đã chỉ ra gen Glu-1 điều khiển khả năng tổng hợp Glutelin, một tiểu phần chủ yếu trong
protein hạt gạo. Theo ý kiến của Viện sĩ T.T Chang (IRRI) trong tập đoàn các giống lúa
của IRRI, giống có hàm lượng protein cao nhất là 13% nhưng hạt rất nhỏ, không cho năng
suất đáng kể.[14]
* Hương thơ
m
Ramiah và Rao (1953) cho rằng hương thơm ở gạo có được nhờ sự khác nhau của
tỷ lệ trội: lặn là 9:7; 15:1; 13:3. Nagaraju và cộng sự (1975), Raghuram Redy và cộng sự
(1981) cho rằng tính thơm được kiểm tra bởi sự có mặt của đồng thời 3 gen trội bổ sung
và có tác dụng ngay từ thời kì sinh trưởng sinh dưỡng. Sood và Siddig (1978) thấy rằng
tính thơm do cặp gen lặn điều khiển hoạt động ở cả lá và hạt. Còn Tomar và Nanda
(1983) cho r
ằng tính thơm được kiểm tra bởi 2 hoặc 3 gen bổ sung.[25]

14
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Trong những năm gần đây, việc gieo trồng các giống lúa mới có tiềm năng năng

suất cao và thay đổi cơ cấu cây trồng là những nhân tố cơ bản dẫn đến mức tăng nhanh về
năng suất và sản lượng lúa. Việt Nam đã thu được các thành tựu lớn. Hàng loạt các giống
lúa thâm canh, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng thích ứng rộng
đã được
đưa vào sản xuất, góp phần làm tăng nhanh năng suất và sản lượng lúa trên toàn quốc.
Các nhà chọn tạo giống lúa Việt Nam trong thời gian gần đây đã tập trung vào việc
chọn tạo các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, có nhiều ưu điểm về khả năng chống
chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, cải thiện được chất lượng gạo và đặc
biệt chú trọng nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong gạo.
Công tác chọn tạo giống lúa của Việt Nam vào những thập niên cuối của thế kỷ XX
đã có những định hướng mới: Tập trung vào việc chọn tạo các giống lúa ngắn ngày, chịu
thâm canh, năng suất cao; các giống lúa chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận
(chịu hạn, phèn mặn, ngập úng ); các giố
ng lúa ngắn và trung ngày năng suất chất lượng
cao thích hợp cho nội tiêu và xuất khẩu Đặc biệt là các giống lúa chất lượng, có hàm
lượng protein trong gạo cao (từ 10 - 11%, trong khi các giống lúa thông thường chỉ đạt 7 -
8%) đã được GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng khởi xướng và là tác giả của một số giống lúa
mới như P4, P6, P290 Sản phẩm gạo của các giống lúa này đã đóng góp tích cực trong
việc bổ sung một khối lượng đạm cầ
n thiết từ thực vật cho con người, nhất là những đồng
bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa, những người lao động có thu nhập thấp còn đang thiếu
thốn về thực phẩm
* Hình dạng hạt
Theo Nguyễn Thị Trâm (1998) cho rằng: hình dạng hạt gạo là đặc tính của giống
và tương đối ổn định. Nó ít bị thay đổi dưới điều kiện ngoại cảnh. Sau khi nở hoa, nhiệt
độ môi trường hạ
thấp có thể làm giảm chiều dài hạt gạo nhưng không nhiều.[29]
Khi nghiên cứu về vấn đề này, Bùi Huy Đáp (1970) cho biết: tỷ lệ dài/ rộng (D/R)
phản ánh một phần phẩm chất của hạt.[25]
* Độ bạc bụng của hạt

Có rất nhiều nghiên cứu về di truyền tính trạng bạc bụng. Sự di truyền tính trạng này
chịu sự chi phối của điều kiện ngoạ
i cảnh nhưng không nhiều. Có một số giống không bạc

15
bụng trong mọi điều kiện như IR22. Trong khi đó, một số giống lại bạc bụng trong mọi
điều kiện như IR8. Còn theo Lê Doãn Diên (1990) cho rằng: độ bạc bụng của hạt do nhiều
gen điều khiển. Vì thế ngoài tác động cộng tính còn có tác động tương hỗ giữa các gen.[3]
Vũ Quốc Trung và Bùi Huy Thanh (1979) khi nghiên cứu về nội nhũ của hạt cho
biết: các giống lúa có hạt dài thì có nội nhũ trắng trong, các dòng hạt bầu thường có nội
nhũ trắng đục. Các tác giả còn cho biết: Lúa cấy ở ruộng quá nhiều nước hay ruộng bị hạn
khi chín gạo dễ bị bạc bụng. Kỹ thuật phơi thóc cũng ảnh hưởng đến độ trong, đục của
nội nhũ. Thóc phơi nắng quá sẽ làm hạt gạo đục hơn thóc phơi khô từ từ trong nắng
nhẹ.[13]
* Tỷ lệ
gạo nguyên
Cũng theo Lê Doãn Diên (1990) thì tỷ lệ gạo nguyên thay đổi ít nhiều tuỳ theo bản
chất giống và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm khi chín, điều kiện
bảo quản, phơi sấy khi thu hoạch. Hạt càng mảnh, dài, độ bạc bụng cao thì tỷ lệ gạo
nguyên càng thấp. Khi thu hoạch lúa phải xác định đúng thời điểm chín sinh lý thì mới
đạt được tỷ lệ gạo nguyên cao.[2]
* Độ phá huỷ kiềm và nhiệt độ hoá hồ
Nhiệt độ hoá hồ là nhiệt độ cần thiết để gạo biến thành cơm và không hoàn
nguyên. Nhiệt độ hoá hồ biến thiên từ 55
o
C – 79
o
C và phân theo ba mức:
Nhiệt độ hoá hồ thấp: 55
O

C – 69
o
C.
Nhiệt độ hoá hồ trung bình: 70
O
C – 74
o
C.
Nhiệt độ hoá hồ thấp: 75
O
C – 79
o
C.
Thông thường gạo có nhiệt độ hoá hồ cao khi nấu cơm lâu chín, cơm cứng, không
ngon bằng gạo có nhiệt độ hoá hồ thấp và trung bình.
Đánh giá độ phân huỷ trong kiềm của các giống lúa địa phương miền Bắc Việt
Nam (Nguyễn Thị Quỳnh, 2004) cho thấy Nếp và lúa tẻ thể hiện tập trung ở hai mức
trung bình và cao. Điều này có nghĩa là hầu hết các giống lúa tẻ ở phía Bắc Việt Nam có
nhi
ệt độ hoá hồ thấp và trung bình.[16]
* Hàm lượng amylose
Khi nghiên cứu chất lượng gạo của một số giống lúa địa phương và nhập nội ở
miền Bắc Việt Nam. Nguyễn Văn Hiển (1992) cho rằng nhóm giống nhập nội có hàm

16
lượng tinh bột cao nhất và thấp nhất là nhóm lúa Dự. Các giống nhập nội phần lớn có hàm
lượng amylose từ trung bình đến cao, nhiệt độ hoá hồ cao. Các nhóm lúa đặc sản có hàm
lượng amylose ở mức trung bình đến thấp. Lúa gieo cấy ở vụ mùa cho chất lượng gạo
ngon hơn so với vụ xuân.[8]
Hàm lượng amylose có tương quan tương đối chặt chẽ với đặc điểm nông sinh học

của các giống lúa như: chiề
u cao cây, chiều dài bông, khối lượng 1000 hạt. Hàm lượng
amylose thấp có tỷ lệ gẫy cao, độ dẻo và độ dính cao (Vũ Văn Liết,1995). [15]
Kết quả khảo nghiệm các giống lúa mới của Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm giống
cây trồng Trung ương năm 2004 cho thấy đa phần các giống lúa mới có hàm lượng
amylose từ 15-25%.[23]
Khi nghiên cứu hàm lượng amylose của các giống lúa đặc sản, Nguyễn Hữu Nghĩa
cho rằng: các giống lúa
đặc sản có hàm lượng amylose trung bình như: Nàng thơm chợ
Đào (22,07%), nhỏ thơm (22,5%) hàm lượng amylose thấp: Thơm lúa mùa (5,56%),
Bằng tây mề (8,91%) Tuy nhiên, các mẫu giống của cùng một giống cũng có hàm lượng
amylose khác nhau. Do vậy, việc chọn lựa giống có hàm lượng amylose thấp cần phải
xem các mẫu giống để từ đó có vật liệu mong muốn phục vụ cho cải tiến giống. [16]
Còn theo Nguyễn Trọng Khanh (2002) cho thấy: các giống nhập nộ
i từ IRRI có
hàm lượng amylose từ 15-25%. Mối tương quan giữầ hàm lượng amylose và độ nở của
cơm là mối tương quan thuận và chặt (r = 0,5). Gạo có hàm lượng amylose thấp thì cơm
sẽ kém nở, nếu hàm lượng amylose cao thì cơm sẽ nở nhiều. Như vậy, nên chọn các giống
lúa có hàm lượng amylose trung bình thì cơm sẽ nở vừa phải. [14]
Cũng theo Nguyễn Trọng Khanh, khi nghiên cứu về mối tương quan giữa hàm
lượng amylose và khối l
ượng 1000 hạt, tỷ lệ lép và năng suất thực thu là mối tương quan
không chặt (r = 0,2), có thể chúng di truyền độc lập với nhau. [14]
* Hàm lượng protein
Hàm lượng protein là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của gạo. Sau
tinh bột – thành phần chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất (74,8%) trong thành phần dinh
dưỡng của hạt gạo, là đến protein.
Lượng chứa protein trong hạt gạo của các giống lúa Việ
t Nam nhìn chung thấp hơn
mức trung bình của nhiều nước. Trong các giống lúa Việt Nam thì nhóm Tám thơm chứa


17
ít protein nhất (trung bình 6,52%) còn nhóm lúa nếp chứa nhiều protein hơn (7,94%) (
Bùi Huy Đáp, 1980).[14]
Nghiên cứu hàm lượng protein của 690 giống lúa thu thập tại Việt Nam bao gồm
lúa cổ truyền, lúa cải tiến, lúa nhập nội và lúa lai, hàm lượng protein biến thiên trong một
giới hạn khá rộng từ 5,29% đến 12,84% (Lê Doãn Diên, 2002).[2]
Đánh giá hàm lượng protein của 200 mẫu giống lúa mùa, Nguyễn Hữu Nghĩa và
Lê Vĩnh Thảo (2006) đã phân ra làm 6 nhóm khác nhau theo phần trăm protein của hạt
gạo. Trong đó, hai giống lúa thơm Nàng hương và Nàng thơm chợ Đào có hàm lượng
protein trên 10%. [5]
Cũng nghiên cứu về hàm lượng protein trong các giống lúa nhập nội từ IRRI,
Nguyễn Trọng Khanh thấy rằng: đa số các giống đều có hàm lượng protein khá cao (>
9%), có giống hàm lượng protein lên đến 11,4%.[14]
* Mùi thơm
Mùi thơm là một tính trạng số lượng, nó dễ bị mất đi sau một thời gian bảo quản
trong kho. Mùi thơm do các hợp chất hoá học tạo nên như: este, xeten, aldehyt (Lê Doãn
Diên,1981)[2]
Trần Đình Long và Hoàng Văn Phần (1996) quan sát thấy tính thơm do cặp gen
lặn điều khiển hoạt động ở cả lá và hạt. Còn Đỗ Khắc Trình (1994) xác định: tính trạng
mùi thơm do 2 hoặc 3 gen kiểm tra.[25]
Khi nghiên cứu mùi thơm của các giống lúa đặc sản Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Vĩnh
Thảo (2006) thấy rằng không có sự chênh lệch giữa mùi thơm trên lá và mùi thơm trên
hạt của các giống đặc sản địa phươ
ng. Tuy nhiên, cũng có những giống lúa chỉ thể hiện
mùi thơm trên lá nhưng không có mùi thơm trên hạt và ngược lại.[16]
* Chất lượng nấu nướng
Ngoài tính trạng thon dài, trong suốt, tỷ lệ gạo nguyên cao thì chất lượng nấu
nướng và ăn uống cũng rất cần thiết. Chất lượng nấu nướng và ăn uống được đánh giá qua
các chỉ tiêu: độ mềm, độ dẻo, độ chín, độ bóng, độ rờ

i, mức độ khô lại khi để nguội, mùi
thơm, vị đậm ( Viện Công nghệ sau thu hoạch, 1998). [16]
Sản phẩm chính của gạo là cơm, tính ngon miệng của cơm quyết định bởi yếu tố
vật lý: độ dẻo, độ mềm và yếu tố hoá học là mùi thơm (Nguyễn Văn Hiển, 1992). [8]

18
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU
- Hoàn thiện được các quy trình công nghệ sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng,
nguyên chủng, xác nhận của 2 giống lúa P6 và P290, đảm bảo sản xuất được hạt giống phẩm
cấp cao để cung cấp cho sản xuất. Sản xuất được 6 tấn giống cấp siêu nguyên chủng (SNC),
120 tấn giống cấp nguyên chủng (NC), 560 tấn giống lúa cấp xác nhận (XN) và 500 tấn thóc
thương phẩm.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh 2 gi
ống lúa P6, P290 cho các vùng ĐBSH
và Bắc Trung bộ, đảm bảo năng suất đạt 5,5-7,0 tấn/ha.
- Xây dựng 100 ha mô hình thâm canh và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất
giống và thâm canh hai giống lúa P6, P290 vào sản xuất.
- Phối hợp với một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ để nhân rộng diện tích
sản xuất giống lúa P6 và P290.
2.2. NỘI DUNG DỰ ÁN
- Tổ chức sản xuất hạt giống lúa cấp SNC, NC, XN của 2 giống P6 và P290 đạt ch
ất
lượng theo tiêu chuẩn 10TCVN 1776-2004 cung cấp cho sản xuất: Trong 2 năm 2007,
2008 tổ chức chọn lọc, duy trì và sản xuất 4 ha giống tác giả và siêu nguyên chủng, 40 ha
giống nguyên chủng, 160 ha giống xác nhận và 2 ha thí nghiệm kỹ thuật.
- Xây dựng 100 ha mô hình thâm canh 2 giống lúa P6 và P290, năng suất đạt 55-70
tạ/ha/vụ.
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống: Cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng

và xác nhận của 2 giống lúa P6 và P290
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh 2 giống lúa P6 và P290 đạ
t năng suất 55-70
tạ/ ha/vụ.
+ Xây dựng bản mô tả 2 giống lúa P6 và P290.
+ Hoàn thiện kỹ thuật làm mạ của 2 giống P6 và P290.
+ Hoàn thiện kỹ thuật mật độ 2 giống P6 và P290
+ Hoàn thiện kỹ thuật bón phân của 2 giống P6 và P290
+ Xác định tính thích ứng của giống P6, P290 trên các điều kiện sinh thái khác nhau
+ Đánh giá mức độ nhiễm rầy, đạo ôn, bạc lá của 2 giống P6 và P290

19
- Đào tạo và tập huấn cho cán bộ sản xuất giống và nông dân nhằm nâng cao kiến
thức về kỹ thuật sản xuất giống lúa (SNC, NC, XN) và kỹ thuật thâm canh giống lúa mới.
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Giống lúa P6 có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR2588/ Xuân số 2 kết hợp nuôi cấy bao phấn
và được công nhận là giống quốc gia theo Quyết định số 5218/ BNN-KHCN ngày 16/11/2000,
là kết quả nghiên cứu của Đề tài độ
c lập cấp nhà nước giai đoạn (1997 - 2000) với tên đề tài :
"Nghiên cứu chọn tạo giống lúa có hàm lượng protein cao cho vùng thâm canh".
Đặc điểm chính: là giống lúa cảm ôn, có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân 160-
165 ngày, trong vụ mùa 115 -120 ngày. Có dạng hình thâm canh, lá đứng gọn. Khả năng
chống chịu sâu bệnh hại chính. Chịu rét rất tốt, vụ đông xuân 2007 - 2008 thời tiết rét
đậm, rét hại kéo dài trong nhiều ngày, tại Hải Dương và một số tỉnh phía Bắc hiện tượ
ng
mạ chết hàng loạt đối với nhiều giống lúa khác. Trong khi đó giống lúa P6 mạ vẫn xanh
và đặc biệt nhiều ruộng lúa P6 mới cấy sau khi bén rễ gặp rét đậm kéo dài, sau rét vẫn
phục hồi bình thường Giống đã được các địa phương và Bộ Nông nghiệp & PTNT đánh
giá là giống lúa chịu rét tốt. Giống không những chỉ cho năng suất cao, ổn định mà còn có
chất lượng gạo khá, được biểu hiệ

n ở một số đặc trưng, đặc tính chủ yếu sau:
Hạt gạo nhỏ, dài, trong, hàm lượng amylose 19%, cơm mềm, vị đậm, ngon. Đặc biệt
hàm lượng protein trong gạo = 10,5%, cao hơn hẳn các giống lúa khác - đây sẽ là nguồn đạm
thực vật đặc biệt quan trọng bổ sung cho nguồn đạm thiếu hụt từ thực phẩm của đồng bào
vùng sâu, vùng xa. Năng suất trung bình của giống lúa P6 trong vụ xuân từ 60-65 tạ/ha, vụ
mùa 50-55 tạ/ha. Đặc biệt giá bán của thóc P6 luôn cao hơn giá sàn các loại khác 25 - 30%.
- Giống lúa P290 được chọn lọc từ tổ hợp lai DC1/IR24, đã được công nhận tạm
thời theo Quyết định số 3277/ BNN-KHCN ngày 23/11/2005, là kết quả nghiên cứu của
Đề tài độc lập cấp nhà nước giai đoạn (2002 - 2005) với tên đề tài: "Nghiên cứu chọn tạo
giống lúa có hàm lượng protein cao cho vùng thâm canh và vùng khô hạn".
Giống lúa P290 có thời gian sinh trưởng trung bình: 180-185 ngày trong vụ xuân,
130-135 ngày trong vụ mùa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. Giống P290 nhiễm nhẹ
rầy nâu và bệnh đạo ôn, nhiễm trung bình bệnh khô vằn và bạc lá; chịu rét khá, chống đổ
tốt, và thích hợp với các chân đất chủ động tưới tiêu, giầu dinh dưỡng có thể cho năng
suất từ 55- 65 tạ/ha ở Đồng bằng Sông Hồng. Gạo P290 có chất lượng thương phẩm cao,

20
hạt gạo dài, trong, chất lượng nấu nướng tốt. Hàm lượng protein 10,0%. Là giống có
nhiều triển vọng phục vụ cho các vùng sản xuất lúa hàng hoá.
+ Hai giống lúa P6 và P290 có nhiều đặc tính ưu việt, do vậy nhu cầu giống phục vụ
cho sản xuất rất lớn, tuy nhiên độ thuần giống chưa ổn định, chưa có quy trình sản xuất
giống của 2 giống này để sản xuất được giống chất l
ượng cung cấp cho sản xuất, vì vậy
lượng giống chất lượng cung cấp cho sản xuất chưa nhiều. Vấn đề này đã hạn chế việc phát
triển giống rộng rãi ra ngoài sản xuất. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu được quy trình kỹ
thuật sản xuất giống phù hợp, tổ chức sản xuất giống nhằm cung cấp một lượng giống chất
lượng cho sả
n xuất.
+ Mặc dù 2 giống được phát triển mạnh ngoài sản xuất nhưng chưa có quy trình kỹ
thuật thâm canh để đạt năng suất cao, ổn định.

+ Bên cạnh đó, còn thiếu các mô hình trình diễn mang tính thuyết phục cao, công tác
thông tin tuyên truyền còn hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển của giống ngoài sản xuất.
2.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống hai giống lúa P6 và P290
Dự án đ
ã thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn
thiện quy trình sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận hai
giống lúa P6 và P290. Các thí nghiệm được thực hiện ở vụ xuân 2007 và vụ mùa 2008 tại
các cơ sở tham gia Dự án.
Thí nghiệm 1
: Đánh giá xây dựng bản mô tả của hai giống lúa P6 và P290
- Vật liệu: Giống khảo nghiệm: 2 giống lúa P6 và P290.
- Địa điểm thí nghiệm: Viện Cây lương thực và CTP, Gia Lộc - Hải Dương.
- Thời gian tiến hành: Vụ mùa 2007 và vụ mùa 2008.
- Phương pháp: Theo Quy phạm khảo nghiệm giống lúa (10TCN 558-2002)
Thí nghiệm 2
: Thí nghiệm chọn lọc thế hệ G0, G1, G2 để duy trì hạt giống tác giả, giống
siêu nguyên chủng và Nghiên cứu độ thuần đồng ruộng và các tính trạng quan trọng ảnh
hưởng tới độ thuần của 2 giống lúa P6 và P290
Đánh giá tỷ lệ cây khác dạng và độ biến động một số tính trạng của 2 giống P6 và P290.
- Vật liệu thí nghiệm: Giống P6 và P290 nguyên chủng, giống đối chứng là giống lúa
thuần cùng trà đã
được công nhận chính thức hoặc sản xuất thử

21
- Địa điểm thí nghiệm: Viện Cây lương thực và CTP, Gia Lộc - Hải Dương.
- Thời gian: từ Vụ xuân 2007 đến Vụ mùa 2008
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại, diện
tích ô 50 m
2

.
Thí nghiệm 3
: Nghiên cứu liều lượng phân bón và mật độ cấy thích hợp trong quy
trình sản xuất giống lúa nguyên chủng của 2 giống P6 và P290
- Vật liệu thí nghiệm: Giống lúa P6, P290 nguyên chủng
- Địa điểm thí nghiệm: Viện Cây lương thực và CTP, Gia Lộc - Hải Dương.
- Thời gian: Vụ mùa 2007 và xuân 2008.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Gồm 12 công thức, bố trí theo ô lớn-ô nhỏ (Split-
plot Design), 3 lần nhắc lại, phối hợp trên 3 liều lượng phân bón và 3 mật độ
cấy như sau:
Công thức 1: (P1): 90 kg N: 100 kg P
2
O
5
: 60 kg K
2
O
Công thức 2: (P2): 100 kg N: 100 kg P
2
O
5
: 70 kg K
2
O
Công thức 3: (P3): 110 kg N: 100 kg P
2
O
5
: 80 kg K
2

O
Công thức 4: (P4): 120 kg N: 100 kg P
2
O
5
: 90 kg K
2
O
Đồng thời chọn 3 mật độ cấy: 50 khóm/m
2
, 55 khóm/m
2
và 60 khóm/m
2
, cấy 1 dảnh 1 khóm
Thí nghiệm 4
: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất và khả
năng chống chịu sâu bệnh của hai giống lúa P6 và P290
Thí nghiệm gồm có 2 công thức gieo trồng ở vụ xuân và vụ mùa:
- Tại đồng bằng sông Hồng trong vụ xuân: 2007
+ Công thức 1: gieo mạ 25/11, cấy 25/1
+ Công thức 2: gieo mạ 10/12, cấy 10/2
- Tại đồng bằng sông Hồng trong vụ mùa: 2007
+ Công thức 3: gieo mạ 25/5, cấy 15/6
+ Công thức 4: gieo mạ 10/6, cấ
y 30/6
- Địa điểm thí nghiệm: Viện Cây lương thực và CTP, Gia Lộc - Hải Dương.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần
nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 20 m
2

, mật độ cấy 55 khóm, cấy 1 dảnh/khóm.
- Nền phân bón: vụ Xuân: 8 tấn phân chuồng + 110 kg N + 100 kg K
2
O + 80 kg K
2
O
vụ Mùa: 8 tấn phân chuồng + 100 kg N + 100 kg K
2
O + 70 kg K
2
O

22
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương pháp phơi hạt đến tỉ lệ nảy mầm của hai
giống lúa P6 và P290 (vụ xuân 2007)
- Phương pháp A: phơi dày 10cm, thời gian phơi 8-10 giờ (tháng 6/2007)
- Phương pháp B: phơi dày 5cm, thời gian phơi 8-16 giờ (tháng 6/2007)
2.4.2. Hoàn thiện quy trình thâm canh 2 giống lúa P6 và P290
Hai giống lúa thuần P6 và P290 là 2 giống lúa có tiềm năng năng suất cao, có nhiều
đặc điểm nông học thích hợp cho thâm canh như: Dạng cây gọn, chiều cao cây trung bình,
thân cứng; lá đứng dày, màu xanh đậm, kích thước lá trung bình t
ạo nên cấu trúc quần thể
tốt tăng khả năng quang hợp và đồng hóa của cây. Vì vậy cần phải nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật thích hợp để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.
Dự án đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình thâm canh 2
giống lúa P6 và P290. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCBD), nhắc lại 3 lần diện tích ô thí nghiệm 20-50 m
2
(tuỳ theo từng loại thí
nghiệm).

Các chỉ tiêu đánh giá theo Quy phạm khảo nghiệm giống lúa 10TCN 558-2002 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Thí nghiệm
1: Nghiên cứu phương thức làm mạ thích hợp với hai giống lúa P6 và
P290 trong vụ xuân và vụ mùa.
Thí nghiệm gồm 3 công thức đại diện cho các phương thức gieo cấy sau:
+ Vụ mùa 2007
Công thức 1: Gieo mạ dược (gieo ngày 10/6, cấy ngày 30/6/2007)
Công thức 2: Gieo mạ sân (gieo ngày 15/6, cấy ngày 28/6)
Công thức 3: Gieo vãi (gieo ngày 15/6).
+ Vụ xuân 2008
Công thức 1: Gieo mạ dược (gieo ngày 10/12, cấy ngày 10/2/2008)
Công thức 2: Gieo mạ sân (gieo ngày 20/1, cấy ngày 20/2 (do điều kiện rét đậm, rét
hại nên thời gian từ gieo đến cấy kéo dài hơ
n bình thường))
Công thức 3: Gieo vãi (gieo ngày 1/2)
Địa điểm: Viện Cây lương thực – CTP, Gia Lộc – Hải Dương
Nền phân: Vụ xuân: 8 tấn phân chuồng , 110 kg N + 100 kg K
2
O + 80 kg K
2
O
Vụ mùa: 8 tấn phân chuồng , 100 kg N + 100 kg K
2
O + 70 kg K
2
O

×