Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

chọn giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 37 trang )

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

CHỌN GIỐNG THUỐC LÁ LAI CÓ NĂNG SUẤT CAO,
CHẤT LƯỢNG TỐT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NGUYÊN
LIỆU CHO NHU CẦU TIÊU DÙNG
TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU









Chủ nhiệm đề tài: TS. Tào Ngọc Tuấn






7720
26/02/2010


HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2009

1

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ








Đề tài: CHỌN GIỐNG THUỐC LÁ LAI CÓ NĂNG SUẤT
CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT PHỤC VỤ SẢN XUẤT
NGUYÊN LIỆU CHO NHU CẦU TIÊU DÙNG
TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU

Thực hiện theo hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số
244.01.RD/HĐ-KHCN, ngày 27 tháng 04 năm 2009 giữa Bộ Công
Thương và Công ty TNHH 1 TV Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá








Chủ nhiệm đề tài: TS. Tào Ngọc Tuấn
Những người thực hiện chính: ThS. Nguyễn Văn Cường
KS. Nguyễn Văn Nghĩa
KS. Vũ Minh Tân
KS. Đỗ Hữu Thanh.





HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2009

2

MỞ ĐẦU
Diện tích trồng thuốc lá của nước ta hiện nay ở mức 25.000 – 30.000 ha
và sản lượng nguyên liệu ở mức 40.000 – 45.000 tấn mỗi năm. Nguyên liệu
thuốc lá được sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu
nguyên liệu cho sản xuất thuốc điếu. Hàng năm, ngành thuốc lá vẫn phải nhập
khẩu một lượng đáng kể nguyên liệu t
ừ các nước trên thế giới và nguyên liệu
trong nước cũng được xuất khẩu với số lượng đến chục ngàn tấn. Sản xuất thuốc
lá vẫn là một lĩnh vực kinh tế cần thiết khi ngành thuốc lá Việt Nam đóng góp
cho ngân sách Nhà nước trên bảy ngàn tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay thuốc lá
nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy

thuốc đi
ếu, mặt khác nhu cầu nguyên liệu cho xuất khẩu khá lớn nên Chính phủ
khuyến khích phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước. Chiến lược phát triển
Ngành thuốc lá Việt nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó
nhấn mạnh chủ chương phát triển thuốc lá nguyên liệu để hạn chế nhập khẩu,
tăng cường xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho
nông dân tr
ồng thuốc lá. Vùng trồng thuốc lá của Việt nam tập trung chủ yếu tại
các tỉnh miền núi, nên việc phát triển cây thuốc lá tại đây sẽ hiện thực hoá chủ
trương của Đảng và Nhà nước “Xóa đói, giảm nghèo” cho đồng bào các dân tộc
miền núi khó khăn.
Thuốc lá nguyên liệu vàng sấy lò (Virginia) là dạng thuốc lá chính, chiếm
trên 90% diện tích trồng thuốc lá tại nước ta. Vùng trồng thuốc lá vàng sấy lò
trải dài từ các tỉ
nh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn qua các tỉnh
duyên hải miền Trung, các tỉnh Tây nguyên đến các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai ở
miền Đông Nam bộ. Tuy nhiên, số lượng giống thuốc lá còn rất hạn chế. Ngoài
các giống thuốc lá C.176, K.326 được nhập nội từ những năm 1990 thì bộ giống
thuốc lá vàng sấy mới được bổ sung thêm các giống C7-1, C9-1, A7, K.149 và
VTL5H. Trong số các giống mới trên chỉ có các giống C7-1, C9-1 và VTL5H do
Viện Kinh tế K
ỹ thuật Thuốc lá lai tạo và chọn lọc đang được phát triển nhanh
trong sản xuất. Công tác nhập nội giống đã được triển khai trong những năm qua
nhưng kết quả đánh giá tuyển chọn chưa xác định được giống tốt, phù hợp với
điều kiện sinh thái các vùng trồng tại nước ta. Việc tiếp tục triển khai công tác
lai tạo và chọn giống thuốc lá là hết sức cần thi
ết nhằm tạo ra một bộ giống
thuốc lá phong phú hơn về các đặc tính nông sinh học để mỗi vùng trồng có bộ
giống thích hợp với điều kiện sinh thái; mỗi hộ trồng lựa chọn được giống thích
hợp với điều kiện canh tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nhằm chọn lọc và phát triển các giống thuốc lá mới phục vụ sản xuấ
t
nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Chọn giống thuốc lá lai có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản
xuất nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”

3

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

TÓM TẮT NHIỆM VỤ 5
1. Phương pháp thực hiện nhiệm vụ 5
2. Dự kiến kết quả đạt được 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về giống thuốc lá ở nước ngoài 6
1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá ở trong nước 7
Chương 2. THỰC NGHIỆM 10
2.1. Nội dung nghiên cứu 10
2.2. Vật liệu nghiên cứu 10
2.3. Phương pháp nghiên cứu 10
2.4. Địa điểm nghiên cứu 11
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 12
3.1. Kết quả khảo nghiệm sinh thái một số dòng và tổ hợp lai mới 12
3.1.1. Kết quả khảo nghiệm sinh thái một số dòng và tổ hợp lai mới tại Cao
Bằng, Lạng Sơn 12

3.1.2. Kết quả khảo nghiệm sinh thái một số dòng và tổ hợp lai mới tại
Lạng Sơn 18

3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các tổ hợp lai GL4, GL5 tại Cao Bằng,
Lạng Sơn 24
3.2.1. Sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai 24
3.2.2. Mức độ sâu bệnh hại các tổ hợp lai GL4, GL5 27
3.2.3. Năng suất của các tổ hợp lai GL4, GL5 28
3.2.4. Đánh giá chất lượng của các tổ hợp lai GL4, GL5 29
3.3. Tạo các dòng mẹ bất dục đực mới theo hướng đa dạng hoá nguồn gen
bất dục đực. 31

3.3.1. Duy trì các dòng bất dục đực nguồn tế bào chất từ RGH4 32
3.3.2. Tạo các dòng bất dục đực mới với nguồn tế bào chất từ K.326TQ 32
3.4. Lai tạo hạt lai của một số tổ hợp lai có triển vọng 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
1. Kết luận 34
2. Kiến nghị 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36


4



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CMV : Virus khảm lá dưa chuột (Cucumber Mosaic Virus)
HRVK
LSD
0,05
: Bệnh héo rũ vi khuẩn
: Mức chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

NST : Ngày sau trồng
TLCV : Virus xoăn lá thuốc lá (Tobacco Leaf Curl Virus)
TMV : Virus khảm lá thuốc lá (Tobacco Mosaic Virus)



5


TÓM TẮT NHIỆM VỤ
1. Phương pháp thực hiện nhiệm vụ
Để chọn tạo các giống thuốc lá mới có tiềm năng năng suất cao, chất
lượng nguyên liệu tốt, kháng khá đối với một số bệnh hại chính đáp ứng nhu cầu
sản xuất đề tài đã áp dụng các phương pháp chọn giống chính sau:
1. Tạo các tổ hợp lai theo định hướng kết hợ
p các ưu điểm của các dạng bố
mẹ;
2. Đánh giá các tổ hợp lai để chọn lọc tổ hợp lai tốt theo hướng phát triển
giống lai. Tạo các dòng mẹ bất dục đực cho sản xuất hạt lai;
3. Lựa chọn các tổ hợp lai tốt để chọn lọc dòng thuần qua các thế hệ phân ly
theo phương pháp phả hệ;
4. Đánh giá, chọn lọc các dòng và các tổ hợp lai tại các trạm thực nghiệm
giống;
5. Khảo nghiệm các dòng và tổ hợp lai tốt tại các vùng trồng.
2. Dự kiến kết quả đạt được
Mục tiêu dài hạn
Chọn tạo các giống thuốc lá lai có tiềm năng năng suất cao, chất lượng
nguyên liệu tốt, kháng khá đối với một số bệnh hại chính như đen thân, héo rũ vi
khuẩn, khảm lá TMV.
Mục tiêu nă

m 2009
- Chọn được 1-2 dòng hoặc tổ hợp lai có triển vọng từ thí nghiệm khảo
nghiệm sinh thái để khảo nghiệm sản xuất;
- Chọn được 1-2 tổ hợp lai tốt qua khảo nghiệm sản xuất để tiến hành
khảo nghiệm diện rộng;
- Duy trì được 05 dòng bất dục đực nguồn tế bào chất từ RGH4 của Mỹ
và tạo 05 dòng bất dục đực nguồn tế bào ch
ất từ K.326 của Trung Quốc;
- Lai tạo được hạt lai của các tổ hợp lai GL4, GL5.


6

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về giống thuốc lá ở nước ngoài
Để có một bộ giống thuốc lá tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhiều nước
trồng thuốc lá đã tiến hành các chương trình lai tạo giống mới nhằm tạo ra các
giống tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái riêng của mỗi nước.
Mỹ là quốc gia có nhiều cơ sở nghiên c
ứu triển khai công tác chọn tạo
giống thuốc lá phục vụ cho sản xuất từ nhiều năm qua. Bên cạnh các cơ sở đào
tạo như Đại học Carolina Bắc, Đại học Clemson, nhiều công ty giống như Cross
Creek Seeds, Gold Leaf Seeds, F. W. Rickard Seeds, Speight Seed Farms,
Gwynn Farms, Raynor Seed Company cũng đầu tư rất lớn nguồn lực cho công
tác lai tạo và phát triển các giống thuốc lá mới. Hệ thống khảo nghiệm giống
quốc gia hàng năm tiến hành công tác kh
ảo nghiệm đánh giá hàng chục giống
thuốc lá mới được lai tạo và khuyến cáo sử dụng giống cho người trồng thuốc lá.
Tại Bang Carolina Bắc, có hàng chục giống thuốc lá được sử dụng trong sản
xuất. Với bộ giống thuốc lá phong phú, người trồng thuốc lá tại Mỹ đã lựa chọn

được giống thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và khả n
ăng thâm canh
và giảm thiểu những rủi ro do bệnh hại. Các giống thuần K326, K346 được tạo
ra từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi với tỷ lệ
diện tích đáng kể do chất lượng nguyên liệu tốt. Tuy nhiên giống thuốc lá lai
đang được phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nếu như ở niên vụ
1996 giố
ng lai chưa có diện tích đáng kể thì đến năm 2008 riêng 7 giống lai đã
chiếm 55% diện tích trồng thuốc lá tại đây [9][11].
Công tác giống thuốc lá tại Braxin chủ yếu do Công ty giống thuốc lá
Profigen triển khai bao gồm các công việc từ lai tạo, chọn lọc, đánh giá khảo
nghiệm và sản xuất, cung ứng giống không chỉ cho Braxin mà chào bán khắp
nơi trên thế giới. Giai đoạn trước năm 1995, Braxin chủ yếu phát triển các giố
ng
thuần và đã cung cấp các giống PV01, PV03, PV09 cho sản xuất. Tuy nhiên các
giống này không còn được sản xuất trong những năm gần đây. Sau năm 1995,
Công ty Profigen chủ yếu phát triển giống thuốc lá lai và tung ra sản xuất nhiều
giống lai mới như PVH01, PVH03, PVH09, PVH19, PVH20, PVH50, PVH51,
PVH156, PVH2110. Bên cạnh đó nhiều giống lai mới có triển vọng đang được
sản xuất thử nghiệm như PVH2239, PVH2241, PVH2254, PVH2259,
PVH2274, PVH2275, PVH2299, PVH2306 [6].
Tại Zimbabuê, công tác giống thuốc lá chủ yếu do Việ
n nghiên cứu thuốc
lá Kutsaga có trụ sở tại Harage đảm nhận. Trong thập niên 80 của thế kỷ 20 một
số giống thuốc lá thuần do Viện này lai tạo, chọn lọc được phổ biến trong sản
xuất như Kutsaga 51, Kutsaga E1, Kutsaga 51E, KM 10, KM 110. Từ thập niên
90 Zimbabuê chủ yếu chọn tạo và phát triển các giống thuốc lá lai. Hàng loạt
các giống lai đã được đưa vào sản xuất như như RK1, RK3, RK6, K.34, K.35,
K.36. Bên cạnh đó hàng loạt gi
ống lai mới đang được khảo nghiệm như K

RK22, K RK23, K RK26, K RK27, K RK28, K 30R, T29, T60, T61, T62, T64,
T65, T66 [7][10]

7

Trung Quốc là quốc gia có nền sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới. Công
tác nghiên cứu phục vụ sản xuất thuốc lá nguyên liệu được triển khai rất hệ
thống và được đầu tư rất lớn về con người và cơ sở vật chất. Riêng về giống
thuốc lá, hàng loạt Viện nghiên cứu thuốc lá đặt tại các tỉnh và nhiều trường đại
học tham gia công tác lai tạ
o chọn lọc. Bên cạnh đó, Trung tâm giống thuốc lá
phía Nam tại Vân Nam và Trung tâm giống thuốc lá phía Bắc tại Sơn Đông
đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất và cung ứng giống cho các vùng trồng.
Với đặc tính chất lượng tốt, giống thuốc lá K.326 có nguồn gốc từ Mỹ vẫn
chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nguyên liệu tại Trung Quốc. Các cơ sở
chọn tạo giống thuốc lá
đã lai tạo ra nhiều giống mới phù hợp với điều kiện các
vùng trồng. Các giống Vân Nam 85, Vân Nam 87 chiếm khoảng 40% diện tích
trồng thuốc lá tại Trung Quốc. Một số giống như Giống số 2, Hồng hoa Đại Kim
Nguyên, Trung thuốc 100, Hà Nam số 5 và các giống lai VS202, VS203 chiếm
diện tích trồng thuốc lá đáng kể tại Trung Quốc [3].
Trong những năm gần đây, phát triển các giống lai đã được nhiều nước
sản xuất thuốc lá tiên tiến trên thế giới quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Các nhà
chọn giống đang khai thác hiệu quả ưu thế lai hay là sự vượt trội của tổ hợp lai
so với các dạng bố mẹ về các mặt năng suất, chất lượng và khả năng thích ứng.
Các cơ sở nghiên cứu và các công ty giống ở Mỹ, Braxin, Zimbabuê, Pháp,
Trung Quốc, đã tung ra sản xuất hàng loạt giống lai mới v
ới những ưu điểm nổi
bật về tính kháng và khả năng thích nghi. Giống lai đã phát triển trên diện rộng
và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giống thuốc lá của các

nước[8][12]. Bằng việc sử dụng các giống lai, các cơ sở chọn tạo giống tự bảo
vệ được quyền tác giả còn các nhà quản lý có thể thực thi kế hoạch sản xuất các
chủng lo
ại nguyên liệu qua cơ cấu giống phát ra.
1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá ở trong nước
Công tác chọn tạo giống thuốc lá mới được Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc
lá triển khai ở nước ta từ năm 1996 theo hướng chọn tạo giống thuần khi thực tế
sản xuất cần có một bộ giống tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất. Qua lai tạo và chọ
n
lọc ở các thế hệ phân ly đã chọn được một số dòng có triển vọng với khả năng
sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tháng 12 năm
2004, Bộ NN&PTNT đã công nhận giống chính thức đối với hai dòng C 7-1, C
9-1 [1] .
Trong những năm qua, công tác chọn tạo giống thuốc lá lai do Viện Kinh
tế Kỹ thuật Thuốc lá thực hiện đã đạt được kết qu
ả ban đầu với việc xác định
được các tổ hợp lai tốt và tạo ra các dòng mẹ bất dục đực phục vụ công đoạn sản
xuất hạt lai [2]. Các giống lai A7, VTL5H đã được công nhận giống chính thức
và giống VTL1H được công nhận tạm thời [4]. Nhằm xây dựng một bộ giống
thuốc lá phong phú để mỗi vùng trồng có thể chọn được giống thích hợp, công
tác giống cần tiế
p tục theo hướng tạo các giống thuốc lá lai có tính thích nghi
rộng, năng suất và chất lượng cao, kháng các bệnh hại chính.

8

Kết quả khảo nghiệm sản xuất ba tổ hợp lai GL1, GL2, GL3 trong các vụ
xuân 2006, 2007 đã xác định được tổ hợp lai GL1, GL2 có năng suất cao, chất
lượng tốt, kháng một số bệnh hại chính. Các tổ hợp lai này đã được khảo
nghiệm diện rộng với quy mô hàng chục ha/tổ hợp lai trong vụ xuân 2009 tại Hà

Quảng – Cao Bằng và Võ Nhai – Thái Nguyên. Kết quả khảo nghiệm cho thấy
các tổ hợp lai này có sức sinh tr
ưởng khoẻ, cho năng suất cao vượt trội so với
giống đối chứng K.326, chất lượng nguyên liệu tốt và đặc biệt thể hiện tính
kháng bệnh khảm lá do TMV tại Thái Nguyên.
Kết quả khảo nghiệm sản xuất đối với các tổ hợp lai có triển vọng GL4,
GL5 trong vụ xuân 2008 tại Cao Bằng và Lạng Sơn cho thấy, các tổ hợp lai này
có năng suất vượt trội so với giống đối ch
ứng: vượt giống C.176 từ 18,1 đến
13,1% tại Cao Bằng và vượt giống K.326 từ 13,7 đến 9,2% tại Lạng Sơn. Các tổ
hợp lai có tỷ lệ lá cấp 1+2 cao hơn so với giống đối chứng C.176 tại Cao Bằng
và ở mức tương đương so với giống K.326 tại Lạng Sơn. Nguyên liệu của các tổ
hợp lai đều có tính chất hút tốt. Tổ hợp lai GL4 có tổng điểm bình hút nổi trộ
i tại
Lạng Sơn trong khi tổ hợp lai GL5 có tổng điểm bình hút nổi trội tại Cao Bằng.
Các tổ hợp lai này cần được khảo nghiệm sản xuất lặp lại vụ thứ 2 trong 2009
nhằm khẳng định các ưu nhược điểm của chúng, tạo cơ sở cho quyết định khảo
nghiệm diện rộng trong các năm tiếp theo.
Thực tế sản xuất thuố
c lá nguyên liệu những năm qua cho thấy một vài
nguồn giống địa phương như CB1, CB2, LS tuy còn những hạn chế về chất
lượng và tính kháng bệnh nhưng thể hiện khả năng thích nghi tốt với điều kiện
vụ xuân sớm ở các tỉnh miền núi phía Bắc: chịu rét, ít bị bệnh đốm lá. Việc
nghiên cứu để kết hợp các ưu điểm này của các giống địa ph
ương với các đặc
tính tốt về năng suất, chất lượng hoặc khả năng kháng bệnh của một số nguồn
giống nhập nội đã bước đầu được thực hiện. Kết quả khảo nghiệm sinh thái năm
2008 tại Cao Bằng và Lạng Sơn đã cho thấy: Ba tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176
x LS, K.346 x LS có năng suất trên 25 tạ/ha và ở mức cao vượt trội so với giống
đố

i chứng K.326. Các tổ hợp lai này ít bị nhiễm bệnh đốm lá, có tỷ lệ lá cấp 1+2
cao và tính chất hút tương đương các giống đối chứng C.176, K.326. Các tổ hợp
lai này cần được khảo nghiệm sinh thái vụ thứ 2 tại Cao Bằng và Lạng Sơn
trước khi quyết định khảo nghiệm sản xuất.
Trong những năm 2004 - 2007 khi tiến hành đề tài chọn tạo giống thuốc
lào mới, nhóm thực hiện đã sử
dụng các dòng thuốc lào địa phương như Ré đen
(RĐ8), Ré trắng (RT56) có sức sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, ít bị bệnh đốm
lá nhưng mẫn cảm với các bệnh đen thân, héo rũ vi khuẩn và khảm lá lai với các
giống thuốc lá C.176, K.346, C7-1, RG.81 có khả năng kháng khá với các bệnh
trên. Đề tài đã chọn được một số dòng với dạng hình thuốc lá có sức sinh trưởng
khoẻ, cho năng suất cao và kháng khá với mộ
t số bệnh hại chính. Kết quả đánh
giá 4 dòng ở vụ xuân 2008 cho thấy các dòng sinh trưởng khoẻ, nhiều lá, ra hoa
muộn. Các dòng T1-1, T32-2 có năng suất cao hơn giống đối chứng và tỷ lệ lá
cấp 1+2 ở mức tương đương. Việc tiếp tục đánh giá các dòng có ưu điểm về

9

năng suất và chất lượng trong vụ xuân 2009 tại Cao Bằng và Lạng Sơn là hết
sức cần thiết nhằm chọn các dòng có triển vọng theo định hướng phát triển
giống mới phù hợp với điều kiện mỗi địa phương.
Nhằm phục vụ hiệu quả công tác phát triển các giống thuốc lá lai trong
những năm tiếp theo thì bên cạnh việc chọn lọc các dòng và tổ hợp lai tố
t cần
thiết phải tạo dòng bất dục đực của các giống có khả năng được sử dụng làm
dạng mẹ để sản xuất hạt lai theo hướng đa dạng nguồn tế bào chất là cơ sở để
phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất.

10


Chương 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra, đề tài thực hiện các nội dung nghiên
cứu sau trong năm 2009:
- Khảo nghiệm sinh thái một số dòng và tổ hợp lai mới tại Cao Bằng, Lạng
Sơn.
- Khảo nghiệm sản xuất các tổ hợp lai có triển vọng GL4, GL5 tại Cao Bằng,
Lạng Sơn.
- Duy trì và lai tạo các dòng bất dục đực mới theo hướng đ
a dạng hoá nguồn
gen bất dục đực nhằm tránh các rủi ro trong sản xuất tại Ba Vì - Hà Tây.
- Lai tạo hạt lai của các tổ hợp lai có triển vọng GL4, GL5 tại Ba Vì - Hà
Tây.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
*Vật liệu để khảo nghiệm sinh thái: 3 tổ hợp lai được tạo ra bởi các giống
thuốc lá địa phương CB2, LS có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt và 3
dòng thuốc lá mới có triển vọng bao g
ồm C.176 x CB2, C.176 x LS, K.346 x
LS, T1-1, T32-2, T42-1.
*Vật liệu để khảo nghiệm sản xuất: các tổ hợp lai có triển vọng C.176 x
C9-1, C.176 x D102 với các ký hiệu GL4, GL5. Đây là những tổ hợp lai được
đánh giá tốt qua khảo nghiệm sinh thái ở các vụ xuân 2006-2007 và khảo
nghiệm sản xuất vụ thứ nhất trong vụ xuân 2008 tại Cao Bằng và Lạng Sơn.
*Vật liệu để duy trì các dòng bất dục đực nguồn tế bào chất RGH4: là các
dòng bấ
t dục đực RG.8S, RG.17S, RG.81S, C7-1S, C9-1S với nguồn bất dục
đực tế bào chất từ giống RGH4 của Mỹ và các dòng bố tương ứng RG.8, RG.17,
RG.81, C7-1, C9-1.
*Vật liệu để lai tạo các dòng bất dục đực mới nguồn tế bào chất

K.326TQ: một số tổ hợp lai bất dục của các nguồn giống có khả năng được sử
dụng làm dạng mẹ trong phát triển các giống thuốc lá lai: C.176, K.326, K.346 ở
thế hệ BC
3
và RG.17, RG.81 ở thế hệ BC
1
với nguồn bất dục đực từ giống
K.326 của Trung Quốc và các dòng bố tương ứng của chúng.
*Vật liệu để lai tạo hạt lai của các tổ hợp lai có triển vọng: dòng mẹ bất
dục đực C.176S và các dòng bố C9-1, D102 cho lai tạo hạt lai của các tổ hợp lai
GL4, GL5.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá các dòng và tổ hợp lai F
1
theo phương pháp chuẩn như:
+ Các tổ hợp lai khi khảo nghiệm sinh thái được bố trí thí nghiệm đồng
ruộng theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại ba lần, diện tích ô
44 m
2
tại Cao Bằng và 37 m
2
tại Lạng Sơn. Giống đối chứng được sử dụng trong
thí nghiệm: C.176 tại Cao Bằng và K.326 tại Lạng Sơn.

11

+ Các tổ hợp lai khi khảo nghiệm sản xuất được bố trí thí nghiệm ô lớn,
không lặp lại, diện tích ô 1.000 m
2
, có đối chứng là giống đang phổ biến tại địa

phương (C.176 tại Cao Bằng, K.326 tại Lạng Sơn).
+ Trồng trọt, chăm sóc: theo quy trình kỹ thuật do Viện Kinh tế Kỹ thuật
Thuốc lá ban hành đối với thuốc lá vàng sấy, hiện đang được áp dụng tại các
vùng trồng. Bón phân theo mức 70N + 100P
2
O
5
+ 140K
2
O. Thí nghiệm khảo
nghiệm sinh thái sử dụng các loại phân đơn NH
4
NO
3
, K
2
SO
4
, super lân. Thí
nghiệm khảo nghiệm sản xuất sử dụng phân bón hỗn hợp chuyên dùng cho
thuốc lá.
+ Đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học theo Quy phạm khảo nghiệm giống
thuốc lá 10 TCN 426 - 2000 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành. Các chỉ tiêu theo dõi chính gồm: các đặc điểm nông sinh học, mức độ sâu
bệnh hại, năng suất và chất lượng nguyên liệu.
+ Phân cấp thuốc lá nguyên liệu theo tiêu chuẩn ngành TCN 26 - 1 - 02.
+ Phân tích một số thành phần hoá học chính ảnh hưởng
đến chất lượng
nguyên liệu tại Phòng Phân tích Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá như:
• Phân tích hàm lượng nicotin theo TCVN 7103:2002 (ISO 2881:1992)

• Phân tích hàm lượng đường khử theo TCVN 7102:2002 (CORESTA
38:1994)
+ Đánh giá chất lượng cảm quan theo tiêu chuẩn TC 01 - 2000 của Tổng
công ty thuốc lá Việt nam, do Hội đồng bình hút của Viện KTKT thuốc lá đánh
giá, cho điểm.
- Xử lý thống kê các số liệu theo các phương pháp thông dụng, có sử dụng
các lập trình trên máy vi tính như EXCEL, STATH.
2.4. Địa đi
ểm nghiên cứu
- Các nội dung khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất được triển
khai tại các vùng trồng chính ở các tỉnh phía Bắc bao gồm:
+ Xã Nam Tuấn - huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng,
+ Xã Hữu Vĩnh - huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn.
- Các nội dung duy trì và lai tạo các dòng bất dục đực mới, lai tạo hạt lai
được thực hiện tại Chi nhánh Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tại Hà Tây (xã Tản
Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội).

12

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Kết quả khảo nghiệm sinh thái một số dòng và tổ hợp lai mới
3.1.1. Kết quả khảo nghiệm sinh thái một số dòng và tổ hợp lai mới tại Cao
Bằng, Lạng Sơn
a) Tình hình sinh trưởng:

Theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng và tổ hợp lai tại Cao Bằng ở
vụ xuân 2009 cho thấy:
Tổ hợp lai của tổ hợp C.176 x CB2 có thời gian phát dục (ra nụ 90%) sớm
nhất ở 66 ngày sau trồng (NST), tiếp theo đến hai tổ hợp lai của dòng LS ở 68
NST. Ba dòng còn lại phát dục khá muộn, ở từ 73 đến 76 ngày sau trồng. So với

giống đối chứng C.176 ra nụ 90% ở 62 ngày sau trồng thì 3 dòng và 3 tổ hợp lai
khảo nghiệm phát dụ
c muộn hơn. Dòng T42-1 phát dục muộn nhất ở 76 ngày
sau trồng.
Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của một số dòng và tổ hợp lai tại Cao Bằng
trong vụ xuân 2009
Đơn vị tính: ngày
Thời gian từ trồng đến
TT Giống
Ra nụ 10% Ra nụ 90%
Lá đầu
chín
Thu lần
cuối
1 C.176 x CB2 60 66 63 122
2 C.176 x LS 61 68 63 122
3 K.346 x LS 61 68 63 122
4 T1-1 67 73 63 122
5 T32-2 68 73 65 122
6 T42-1 69 76 66 122
7 C.176 56 62 63 117
Về thời gian từ trồng đến lá đầu chín: tuy các giống có sự khác biệt đáng
kể về thời gian phát dục nhưng không có sự khác biệt đáng kể về thời gian từ
trồng đến lá đầu chín. Ba tổ hợp lai và dòng T1-1 có lá đầu chín ở 63 NST,
tương đương giống đối chứng. Các dòng T32-2, T42-1 có lá đầu chín muộn hơn
ở 65-66 NST.
Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần cuối: các tổ hợp lai và dòng khảo
nghiệm không có sự khác biệt về thời gian từ trồng đến thu hoạch lần cuối: ở
122 ngày sau trồng, muộn hơn 5 ngày so với giống đối chứng C.176. Mức chênh
lệch về tổng thời gian sinh trưởng trên ruộng trồng không lớn nên các dòng và tổ

hợp lai này phù hợp với cơ cấu cây trồng vụ xuân tại Cao Bằng.
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng và tổ hợp lai chúng tôi
thu được kết quả
ở bảng 2.

13

Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của một số dòng và tổ hợp lai tại Cao
Bằng trong vụ xuân 2009
TT Giống
Cao cây (cm)
Số lá kinh tế
(lá/cây)
Đường kính
thân (cm)
1 C.176 x CB2 99,0 27,8 2,33
2 C.176 x LS 88,3 25,9 2,57
3 K.346 x LS 81,6 23,5 2,41
4 T1-1 114,4 31,5 2,07
5 T32-2 96,9 32,4 2,39
6 T42-1 94,7 31,3 2,32
7 C.176 93,9 23,3 2,13
LSD
0,05
3,75 1,38 0,12
- Về chiều cao cây ngắt ngọn: Các dòng và tổ hợp lai có mức độ phát triển
chiều cao khá và có sự khác biệt rõ ràng về chiều cao cây giữa chúng. Dòng T1-
1 có chiều cao cây lớn nhất với 114,4 cm trong khi ở chiều ngược lại tổ hợp lai
K346 x LS có chiều cao cây nhỏ nhất (81,6 cm). Hai dòng và 2 tổ hợp lai còn lại
có chiều cao cây ở mức trung bình từ 88,3 – 99,0 cm và không có sự chênh lệch

lớn so với giống đối chứng C.176 có chiều cao 93,9 cm.
- Về đường kính thân cây: Tổ hợp lai C.176 x LS có
đường kính thân cây
cao nổi trội, ở mức 2,57 cm, trong khi dòng T1-1 có đường kính thân nhỏ nhất
(2,07 cm). Các tổ hợp lai và dòng còn lại có đường kính thân từ 2,32 - 2,41 cm -
ở mức lớn hơn giống đối chứng C.176 (2,13 cm).
- Theo dõi kích thước các lá số 5, 10, 15 đại diện cho các vị bộ lá nách
dưới, trung châu và nách trên chúng tôi nhận thấy:
Về chiều dài lá: các tổ hợp lai có chiều dài lá tăng từ lá số 5 qua lá số 10
và lại giảm đi ở lá số 15. Lá số 15 có chiều dài lớn hơn lá s
ố 5. Tổ hợp lai K346
x LS có chiều dài lá lớn nhất trong số 3 tổ hợp lai. Đối với các dòng, chiều dài lá
có xu hướng chung là tăng dần từ lá số 5 qua lá số 10 đến lá số 15. Dòng T42-1
có chiều dài lá lớn nhất ở cả 3 vị trí lá. So với giống đối chứng C.176, dòng T1-
1 có chiều dài lá tương đương trong khi các dòng và các tổ hợp lai khác có chiều
dài lá lớn hơn.
Về chiều rộng lá: các dòng thuần và các tổ hợp lai có xu hướng chung bề
rộng lá gi
ảm dần từ lá số 5 qua lá số 10 đến lá số 15. Như vậy các giống khảo
nghiệm có bề rộng lá giảm dần từ vị bộ lá dưới lên các vị bộ lá trên. Nhóm các
tổ hợp lai có bề rộng lá lớn hơn nhóm các dòng, trong đó 2 tổ hợp lai của giống
LS (C.176 x LS, K.346 x LS) có bề rộng lá nổi trội. Giống đối chứng C.176 có
bề rộng lá kém các tổ hợp lai nhưng lớn hơn so với các dòng. Như
vậy, nhóm
các tổ hợp lai có kích thước lá số 10 lớn hơn các dòng thuần cả về chiều dài và
chiều rộng.

14

Bảng 3. Kích thước lá số 5, 10, 15 của một số dòng và tổ hợp lai ở vụ xuân

2009 tại Cao Bằng
Đơn vị tính: cm
Lá số 5 Lá số 10 Lá số 15
TT Giống
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng
1 C.176 x CB2 50,6 26,5 66,1 24,5 62,8 17,2
2 C.176 x LS 54,7 28,5 69,3 28,0 62,2 19,8
3 K.346 x LS 57,9 29,0 70,4 27,4 62,4 19,7
4 T1-1 47,2 20,2 54,2 19,3 55,8 18,1
5 T32-2 54,2 17,9 65,2 14,6 73,6 13,7
6 T42-1 59,4 19,1 68,0 17,0 70,6 15,1
7 C.176 45,8 25,8 57,5 23,9 56,1 18,3
LSD
0,05
2,67 1,73 2,82 1,23 2,55 1,38
b) Mức độ sâu bệnh hại
Theo dõi sâu bệnh hại các giống khảo nghiệm cho kết quả như ở bảng 4.
Ruộng thí nghiệm tại Cao Bằng hàng năm được luân canh với cây lúa đã hạn
chế đáng kể các nguồn sâu bệnh gây hại cho thuốc lá.
Bảng 4. Mức độ sâu bệnh hại một số dòng và tổ hợp lai ở vụ xuân 2009
tại Cao Bằng
TT Giống
Tỷ lệ cây bị sâu
xám gây hại (%)
Mức độ
sâu
xanh gây hại
Mức độ nhiễm
bệnh đốm lá
1 C.176 x CB2 1,27 + -

2 C.176 x LS 2,12 + -
3 K.346 x LS 1,69 + -
4 T1-1 1,69 + -
5 T32-2 2,56 + -
6 T42-1 1,72 + -
7 C.176 1,69 + -
Ghi chú: - mức độ hại rất nhẹ, + mức độ hại nhẹ, ++ mức độ hại trung
bình
Sâu xám gây hại ở thời kỳ đầu sau trồng và tỷ lệ cây bị hại dưới 3% và
không có sự khác biệt rõ rệt giữa các giống. Sâu xanh cũng xuất hiện và gây hại
từ giai đoạn sau trồng khoảng 20 ngày nhưng mức độ hại nhẹ.
Bệnh đốm lá thường gây hại đ
áng kể đối với các lá gốc và vị bộ nách dưới
ở trong tháng 3 và nửa đầu tháng 4 của những năm trước khi không khí lạnh về

15

có mưa phùn kéo dài và thời tiết âm u. Trong vụ xuân 2009, hiện tượng thời tiết
trên không xảy ra nên mức độ gây hại của bệnh đốm lá không đáng kể.
c) Đánh giá năng suất và chất lượng

Theo dõi một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
lai chúng tôi thu được số liệu như ở bảng 5.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của một số dòng
và tổ hợp lai tại Cao Bằng trong vụ xuân 2009
Khối lượng tươi (g)
của
TT Giống
Số lá
kinh tế

(lá)
Lá 5 Lá 10 Lá 15
Tỷ lệ lá
tươi/khô
Năng
suất
(tạ/ha)
T

lệ lá
cấp
1+2
(%)
1 C.176
x
CB2 27,8 33,9 41,3 33,0 7,41 25,7 39,6
2 C.176 x LS 25,9 41,7 52,3 37,3 7,28 27,3 41,7
3 K.346 x LS 23,5 37,3 52,3 35,6 7,35 25,8 43,9
4 T1-1 31,5 26,4 25,9 25,0 6,74 22,3 29,1
5 T32-2 32,4 31,3 33,1 35,3 8,45 24,6 23,1
6 T42-1 31,3 41,0 40,8 34,6 8,22 22,8 23,0
7 C.176 23,3 30,0 33,3 32,0 7,46 21,4 26,0
LSD
0,05
1,38 - - - - 1,69
- Số lá kinh tế là một chỉ tiêu có tương quan thuận đến năng suất của các
giống thuốc lá. Có sự chênh lệch lớn giữa các giống khảo nghiệm về chỉ tiêu số
lá kinh tế. Tổ hợp lai K346 x LS có 23,5 lá kinh tế, ở mức tương đương giống
đối chứng C.176 (23,3 lá/cây). Hai tổ hợp lai còn lại có số lá kinh tế 25,9 và
27,8 cùng các dòng có số lá kinh tế trên 30 lá/cây đều ở mức vượt trội so với

giống đối ch
ứng C.176.
- Khối lượng lá cũng là một chỉ tiêu có tương quan thuận đến năng suất
của các giống thuốc lá. Đối với các tổ hợp lai: có sự khác biệt rõ rệt về khối
lượng tươi của lá giữa các vị bộ. Khối lượng lá tăng từ lá số 5 đến lá số 10 và lại
giảm đi ở lá số 15. Các tổ hợp lai đều có khối lượng tươi lá số 5 cao hơ
n lá số
15. Tổ hợp lai C.176 x LS có khối lượng lá cao nổi trội ở cả ba vị trí lá, tiếp theo
là tổ hợp lai K.346 x LS. Đối với các dòng: Không có sự khác biệt lớn về khối
lượng lá tươi giữa các vị bộ. Dòng T42-1 có khối lượng lá tươi cao nhất ở các vị
trí lá số 5, 10. So với giống đối chứng C176 thì dòng T42-1 có khối lượng lá cao
hơn trong khi dòng T32-2 ở mức tương đương và dòng T1-1 có khối lượng lá
thấp hơn.
- Tỷ lệ tươi/khô cho biết hàm lượng chất khô của giống có sự biến động
khá lớn giữa các giống khảo nghiệm. Dòng T1-1 hàm lượng chất khô cao nhất
khi tỷ lệ tươi/khô thấp nhất (6,74). Các tổ hợp lai có tỷ lệ tươi/khô <7,5 - ở mức

16

m tương đương giống đối chứng trong khi các dòng T32-2, T42-1 có tỷ lệ
tươi/khô khá cao (>8). So sánh với số liệu ở các vụ xuân trước, các giống khảo
nghiệm ở vụ xuân 2009 có tỷ lệ tươi/khô ở mức trung bình.
- Năng suất là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định triển
vọng của các giống khảo nghiệm. Ba tổ hợp lai đánh giá gồm C176 x CB2,
C.176 x LS, K.346 x LS có năng suất rất cao (>25 tạ/ha), ở m
ức vượt trội so với
giống đối chứng C.176 (21,4 tạ/ha). Trong số 3 dòng khảo nghiệm, dòng T32-2
với 24,6 tạ/ha có năng suất vượt trội so với đối chứng, trong khi các dòng T1-1,
T24-2 có năng suất chỉ ở mức tương đương.
- Tỷ lệ lá cấp 1+2 là một trong các yếu tố xác định chất lượng và hiệu quả

kinh tế của mỗi giống. Các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS, K.346 x LS có
tỷ lệ lá cấp 1+2 rấ
t cao (từ 39,6 – 43,6%). Dòng T1-1 tuy tỷ lệ lá cấp 1+2 chỉ đạt
29,1% nhưng vẫn cao hơn giống đối chứng C.176 với 26,0%. Hai dòng còn lại
có tỷ lệ lá cấp 1+2 thấp với mức từ 23,0 và 23,1%.
Để đánh giá chất lượng của các giống khảo nghiệm, đề tài đã phân tích
một số thành phần hoá học chính như hàm lượng nicotin và đường khử trong
mẫu nguyên liệu lá sấy của các giống thí nghiệm. Kết quả phân tích được th

hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Hàm lượng nicotin và đường khử trong nguyên liệu của một số
dòng và tổ hợp lai tại Cao Bằng ở vụ xuân 2009
TT Giống Nicotin (%) Đường khử (%)
1 C.176 x CB2 1,72 24,1
2 C.176 x LS 1,20 26,6
3 K.346 x LS 1,30 24,9
4 T1-1 2,84 24,2
5 T32-2 1,53 22,5
6 T42-1 1,63 15,4
7 C.176 1,48 17,2
- Về hàm lượng nicotin: nhìn chung các giống khảo nghiệm ở vụ xuân
2009 có hàm lượng nicotin ở mức hơi thấp so với các vụ xuân trước nhưng cao
hơn so với vụ xuân 2008. Các tổ hợp lai C.176 x LS, K.346 x LS, dòng T32-2
cùng giống đối chứng C.176 có hàm lượng nicotin hơi thấp, từ 1,20-1,53%. Các
dòng và tổ hợp lai khác có hàm lượng nicotin từ 1,63-2,84%, nằm trong ngưỡng
tối ưu đối với nguyên liệu vàng sấy (1,6-2,5%).
- Về hàm lượng đường khử: Ba tổ hợp lai 2 dòng T1-1, T32-2 có hàm
lượ
ng đường khử từ 22,5 – 26,6%, mức cao hơn giống đối chứng C.176
(17,2%). Dòng T42 có hàm lượng đường khử thấp nhất với 15,4%.


17

So với số liệu vụ xuân 2008, các giống khảo nghiệm trong vụ xuân 2009
có hàm lượng nicotin và đường khử cao hơn nhưng mức chênh lệch không lớn.
Chất lượng nguyên liệu của các giống khảo nghiệm còn được đánh giá
qua bình hút cảm quan với kết quả ở bảng 7.
Bảng 7. Điểm bình hút cảm quan nguyên liệu của một số dòng và tổ hợp lai
tại Cao Bằng trong vụ xuân 2009

Đơn vị tính: điểm
TT Giống Hương Vị
Độ
nặng
Độ
cháy
Màu
sắc
Tổng
điểm
1 C.176 x CB2 10,5 10,7 7,0 7,0 6,0 41,2
2 C.176 x LS 9,8 9,9 7,0 7,0 6,0 39,7
3 K.346 x LS 9,8 9,8 7,0 7,0 6,0 39,6
4 T1-1 9,9 9,8 6,0 7,0 6,0 38,7
5 T32-2 10,1 10,0 7,0 7,0 6,0 40,1
6 T42-1 9,8 10,2 7,0 7,0 6,0 40,0
7 C.176 10,0 9,9 7,0 7,0 6,0 39,9
- Về hương thơm: tổ hợp lai C.176 x CB2 có điểm hương cao nổi trội với
10,5 điểm. Các dòng và tổ hợp lai khác có điểm hương từ 9,8 đến 10,1 và không
có sự chênh lệch đáng kể so với giống đối chứng C.176.

- Về khẩu vị: tổ hợp lai C.176 x CB2 cũng có điểm vị cao nhất với 10,7
điểm. Dòng T42-1 có điểm vị cao thứ nhì với 10,2 điểm. Các dòng và tổ
hợp lai
khác có điểm vị từ 9,8-10,0 điểm ở mức tương đương so với giống đối chứng
C.176 (9,9 điểm).
Tổng điểm bình hút chịu ảnh hưởng nhiều bởi các điểm về hương và vị.
Tổ hợp lai C.176 x CB2 và các dòng T32-2, T42-1 có tổng điểm bình hút cao
(40,0 – 41,2 điểm), ở mức tính chất hút tốt. Ngoại trừ dòng T1-1 có tổng điểm
thấ
p nhất với 38,7 điểm do điểm về độ nặng thấp, các tổ hợp lai còn lại có tổng
điểm không chênh lệch đáng kể so với giống đối chứng C.176 ở mức tính chất
hút khá.
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm 3 tổ hợp lai và 3 dòng thuốc lá tại Cao
Bằng ở vụ xuân 2009 cho thấy:
− Về năng suất, các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS, K.346 x LS có
năng suấ
t trên 25 tạ/ha và dòng T32-2 với năng suất 24,6 tạ/ha là những
giống có tiềm năng năng suất cao.
− V ề khả năng sấy: các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS, K.346 x LS có
tỷ lệ lá sấy cấp 1+2 cao nổi trội (39,6 đến 43,9%) và dòng T1-1 có tỷ lệ lá
cấp 1+2 cao hơn giống đối chứng C.176 (26,0) là những giống có triển
vọng.

18

− V ề chất lượng nguyên liệu, tổ hợp lai C.176 x CB2 và các dòng T32-2,
T42-1 có tổng điểm bình hút trên 40, ở mức tính chất hút tốt.
Như vậy các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS, K.346 x LS thể hiện
nhiều ưu điểm về các mặt tiềm năng năng suất và chất lượng nguyên liệu cần
được đánh giá qua khảo nghiệm ở điều kiện thí nghiệm ô lớn để xác định giống

có tri
ển vọng cho sản xuất tại Cao Bằng.
3.1.2. Kết quả khảo nghiệm sinh thái một số dòng và tổ hợp lai mới tại Lạng
Sơn
a) Sinh trưởng của các giống

Theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng và các tổ hợp lai tại Lạng
Sơn cho thấy:
Bảng 8. Thời gian sinh trưởng của một số dòng và tổ hợp lai tại Lạng Sơn
trong vụ xuân 2009
Thời gian từ trồng đến các giai đoạn (ngày)
TT Giống
Ra nụ 10%
Ra nụ
90%
Lá đầu chín Lá cuối chín
1
C.176 x CB2
70 74 74 124
2 C.176 x LS 77 82 78 124
3 K.346 x LS 78 83 79 124
4
T1-1
67 72 77 124
5 T32-2 75 80 82 124
6 T42-1 77 81 82 124
7 K.326 (Đ/C)
65 71 75 120
Về thời gian phát dục: Dòng T1-1 ra nụ 90% sớm nhất ở 72 ngày sau
trồng, ở mức tương đương giống đối chứng K.326. Các dòng T32-2, T42-1 và

các tổ hợp lai C.176 x LS, K.346 x LS phát dục muộn sau 80 NST và muộn hơn
giống đối chứng K.326 từ 9-12 ngày.
- Về thời gian từ trồng đến lá đầu chín: Ngoại trừ tổ hợp lai C.176 x CB2
có lá đầu chín ở 74 NST, ở mức 1 ngày sớm hơn giống đối chứng K.326. Các
dòng và tổ hợp lai khác có lá đầu chín
ở 77-82 NST, muộn hơn giống K.326 từ 2
– 7 ngày.
- Về thời gian từ trồng đến thu hoạch xong: các tổ hợp lai và giống đối
chứng có tổng thời gian sinh trưởng trên ruộng trồng khá dài – ở 124 ngày sau
trồng. Tuy nhiên, so với giống đối chứng K.326 được thu hoạch lần cuối ở 120
NST thì các tổ hợp lai và các dòng khảo nghiệm có mức chênh lệch về thời gian
sinh trưởng trên ruộng trồng không lớn.

19

Có thể thấy các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng của các giống khảo
nghiệm tại Lạng Sơn trong vụ xuân 2009 có sự khác biệt so với các vụ xuân
trước khi các giống có thời gian phát dục muộn hơn, tổng thời gian sinh trưởng
trên ruộng trồng dài hơn. Nguyên nhân kéo dài sinh trưởng của các giống khảo
nghiệm có thể được lý giải ở điều kiện hạn nhẹ kéo dài trong khoảng thời gian
đến 40 ngày sau trồ
ng và lượng mưa tăng đều ở giai đoạn sau.
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của các tổ hợp lai chúng tôi thu được
kết quả như ở bảng 9.
Bảng 9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của một số dòng và tổ hợp lai tại Lạng
Sơn trong vụ xuân 2009
TT Giống
Cao cây
(cm)
Số lá kinh

tế (lá/cây)
Đường
kính thân
(cm)
1 C.176 x CB2 112,7 28,0 3,30
2 C.176 x LS 111,2 27,4 3,14
3 K.346 x LS 101,1 26,5 3,31
4 T1-1 120,9 29,5 2,78
5 T32-2 109,2 29,8 3,00
6 T42-1 119,5 31,1 3,03
7 K.326 99,2 23,5 2,70
LSD
0,05
6,46 1,51 0,18
- Về chiều cao cây ngắt ngọn: tổ hợp lai K.346 x LS có chiều cao cây thấp
nhất trong số các giống khảo nghiệm với 101,1 cm, ở mức tương đương giống
đối chứng K.326 trong khi các giống còn lại có chiều cao cây lớn hơn. Các dòng
T1-1, T42-1 có chiều cao cây lớn nhất với mức tương ứng 120,9 và 119,5 cm.
Dòng T32-2 và các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS có chiều cao cây ở mức
trung bình (109,2 – 112,7cm).
- Về số lá kinh tế: Tất cả các dòng và các tổ hợp lai đánh giá có số lá kinh
t
ế khá cao, từ 26,5 ở tổ hợp lai K.346 x LS đến 31,1 ở dòng T42-1 - đây là tiền
đề để mỗi giống cho năng suất cao. Các dòng có số lá kinh tế >29 lá/cây, ở mức
cao hơn so với các tổ hợp lai.
- Về đường kính thân cây: các dòng và các tổ hợp lai có đường kính thân
dao động từ 2,78cm đến 3,31cm. Ngoại trừ dòng T1-1 có đường kính thân
2,78cm ở mức tương đương giống K.326, các giống còn lại có đường kính ở
mức > 3cm, cao vượt trội so với giống K.326.
Theo dõi kích thước lá các vị trí số 5, 10, 15 cho kết quả như ở bảng 10.



20

Bảng 10. Kích thước lá số 5, 10, 15 của một số dòng và tổ hợp lai ở vụ xuân
2009 tại Lạng Sơn
Đơn vị tính: cm
Lá số 5 Lá số 10 Lá số 15
TT Giống
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng
1 C.176 x CB2 58,0 24,5 66,4 27,3 58,8 18,7
2 C.176 x LS 62,3 27,7 68,1 31,2 64,2 20,9
3 K.346 x LS 63,9 28,2 75,0 28,8 65,9 20,9
4 T1-1 54,5 21,7 60,4 24,1 57,9 18,9
5 T32-2 64,2 18,9 66,6 17,9 69,6 16,5
6 T42-1 67,2 18,6 71,9 18,6 68,9 15,4
7 K.326 56,2 23,2 62,6 24,0 58,4 18,6
LSD
0,05
2,77 1,70 1,63 0,94 1,36 0,69
- Đối với chiều dài lá: Các giống khảo nghiệm có chung xu hướng chiều
dài lá tăng từ lá số 5 qua lá số 10 và lại giảm đi ở lá số 15. Lá số 15 có chiều dài
lớn hơn lá số 5. Trong số các tổ hợp lai, K.346 x LS có chiều dài lá lớn nhất ở cả
ba vị trí lá quan sát, tiếp đến là tổ hợp lai C.176 x LS. Trong số 3 dòng đánh giá:
Dòng T42-1 có chiều dài lá cao vượt trội, tiếp đến là dòng T32-2, riêng dòng
T20-1 có chiều dài lá nhỏ hơn so với giống đố
i chứng K326.
- Đối với chiều rộng lá: các tổ hợp lai, dòng T1-1 và giống đối chứng
K.326 có chung xu hướng là chiều rộng lá số 10 lớn nhất, tiếp đến lá số 5. Lá số
15 có bề rộng nhỏ nhất và có sự khác biệt rõ rệt so với lá số 5 và đặc biệt lá số

10. Đối với các dòng T32-2, T42-1: bề rộng lá giảm dần từ lá số 5 qua lá số 10
đến lá số 15. So với giống đối chứng K.326, các tổ h
ợp lai có bề rộng lá lớn hơn
rõ rệt ở cả ba vị trí lá số 5, 10, 15; dòng T1-1 có bề rộng lá số 10, 15 ở mức
tương đương còn các dòng T32-2, 42-1 có bề rộng lá nhỏ hơn ở cả ba vị trí lá.
b) Mức độ sâu bệnh hại

Theo dõi sâu bệnh hại các giống thí nghiệm cho thấy:
Đối với sâu hại: Sâu xám xuất hiện và gây hại cây con ở tất cả các giống
với tỷ lệ từ 1,26 – 3,14% cây bị hại. Sâu xanh có mức gây hại rất nhẹ ở hầu hết
các giống thí nghiệm, gây hại nhẹ ở tổ hợp lai C.176 x LS và dòng T1-1 trong
khi gây hại giống đối chứng ở mức trung bình.

21

Bảng 11. Mức độ sâu bệnh hại một số dòng và tổ hợp lai ở vụ xuân 2009
tại Lạng Sơn
TT Giống
Tỷ lệ cây
bị sâu xám
hại (%)
Mức độ
sâu xanh
gây hại
Mức độ
bệnh đốm

Tỷ lệ bệnh
khảm lá
(%)

1 C.176 x CB2 1,89 - - 0
2 C.176 x LS 3,14 + - 0
3 K.346 x LS 2,52 - + 0,63
4 T1-1 1,26 + + 0,63
5 T32-2 1,89 - + 0
6 T42-1 1,26 - + 0
7 K.326 2,52 ++ + 1,89
Ghi chú: - mức độ hại rất nhẹ, + mức độ hại nhẹ, ++ mức độ hại trung
bình
Đối với bệnh hại: hai tổ hợp lai của dòng mẹ C.176 (C.176 x CB2, C.176
x LS) có mức hại rất nhẹ trong khi các giống còn lại và giống đối chứng K.326
có mức hại nhẹ. Bệnh khảm lá do TMV xuất hiện ở tổ hợp lai K.346 x LS và
dòng T1-1 cùng giống đối chứng K.326 nhưng tỷ lệ cây nhiễm rấ
t thấp (<2%).
c) Năng suất của các giống thí nghiệm

Bảng 12. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của một số dòng
và tổ hợp lai tại Lạng Sơn trong vụ xuân 2009
Khối lượng tươi (g)
của
TT Giống
Số lá
kinh tế
(lá)
Lá 5 Lá 10 Lá 15
Tỷ lệ lá
tươi/khô
Năng
suất
(tạ/ha)

T

lệ lá
cấp
1+2
(%)
1 C.176
x
CB2
28,0 48,0 57,3 47,2 7,82 28,1 27,9
2 C.176 x LS 27,4 54,0 64,0 52,7 7,95 29,8 27,4
3 K.346 x LS 26,5 58,3 67,0 56,6 8,26 31,4 26,1
4 T1-1 29,5 38,3 40,7 38,5 7,94 21,8 28,1
5 T32-2 29,8 40,0 42,7 39,5 9,06 24,0 23,9
6 T42-1 31,1 39,3 45,0 40,3 8,66 25,0 20,3
7 K.326 23,5 40,7 50,3 41,2 8,28 22,9 27,3
LSD
0,05
1,51 2,26

22

Theo dõi một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm cho thấy:
Về số lá kinh tế: các tổ hợp lai có số lá thu hoạch từ 26,5 đến 28,0 lá/cây,
ở mức cao vượt trội so với giống đối chứng K.326 (23,5) lá/cây. Các dòng khảo
nghiệm có số lá kinh tế rất cao: từ 29,5 lá/cây ở dòng T1-1 đến 31,1 lá/cây ở
dòng T42-1.
Về tỷ lệ lá tươi/khô: các tổ hợp lai trồng tại Lạng S
ơn có tỷ lệ tươi/khô từ

7,82 ở tổ hợp lai C.176 x CB2 đến 8,26 ở tổ hợp lai K.346 x LS. So với giống
đối chứng K.326, các tổ hợp lai có tỷ lệ tươi/khô ở mức tương đương hoặc thấp
hơn. Đối với các dòng đánh giá: dòng T1-1 có tỷ lệ tươi/khô thấp nhất (7,94) và
thấp hơn giống K.326. Các dòng T32-2, T42-1 có tỷ lệ tươi/khô khá cao ở mức
tương ứng 9,06 và 8,66 cho thấy chúng có hàm lượng chấ
t khô thấp hơn.
Theo dõi khối lượng tươi của các lá thu hoạch số 5, 10, 15 cho thấy: các
dòng và các tổ hợp lai đều có khối lượng tươi của lá số 10 lớn nhất. Các tổ hợp
lai có khối lượng lá số 10 lớn hơn rõ rệt so với lá số 5 và lá 15 trong khi sự
chênh lệch về khối lượng lá giữa 3 vị trí của các dòng khảo nghiệm là không
lớn. Đa số các dòng và các tổ hợp lai có khối lượng lá số 5 lớn hơn lá số 15
nhưng sự chênh lệch không lớn. Ba tổ hợp lai có khối lượng lá lớn hơn rõ rệt so
với giống đối chứng ở cả 3 vị trí lá, trong đó các tổ hợp lai C.176 x LS, K.346 x
LS có khối lượng lá cao nổi trội. Ba dòng đánh giá có khối lượng lá thấp hơn rõ
rệt so với giống K.326 ở cả 3 vị trí lá.
Năng suất lá khô: Các tổ hợp lai và dòng khảo nghiệm tại Lạng Sơn có s

biến động về năng suất khô khá lớn, từ 21,8 tạ/ha ở dòng T1-1 đến 28,6 tạ/ha ở
tổ hợp lai K.346 x LS. Cả ba tổ hợp lai có năng suất lá khô cao vượt trội so với
giống đối chứng K.326 với năng suất ở mức > 28 tạ/ha. Đối với 3 dòng đánh
giá: các dòng T32-2, T42-1 có năng suất cao hơn giống K.326 nhưng chỉ có
dòng T42-1 vượt trội ở mức có ý nghĩa về mặt th
ống kê. Dòng T1-1 có năng
suất thấp hơn giống đối chứng K.326.
Về tỷ lệ lá cấp 1+2: các tổ hợp lai và dòng thuốc lá trồng tại Lạng Sơn ở
vụ xuân 2009 có tỷ lệ lá cấp 1+2 không cao, từ 20,3 - 28,1%. So với giống đối
chứng K.326, các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS có tỷ lệ lá cấp 1+2 ở mức
tương đương. Các dòng T32-2, T42-1 có tỷ lệ lá cấp 1+2 thấp hơn giống đối
chứng K.326.
d) Thành phần hoá h

ọc nguyên liệu và tính chất hút
Kết quả phân tích một số thành phần hoá học chính ảnh hưởng đến chất
lượng nguyên liệu của các tổ hợp lai tại Lạng Sơn được ghi lại ở bảng 13.
- Về hàm lượng nicotin: Các tổ hợp lai C.176 x LS, K.346 x LS có hàm
lượng nicotin hơi thấp (1,41 và 1,28%) - đây là những tổ hợp lai có năng suất rất
cao và như vậy khi ở cùng điều kiện canh tác, hàm lượng nicotin sẽ hạn chế khi
thu hoạch v
ới năng suất cao. Tổ hợp lai C.176 x CB2 và các dòng còn lại có
hàm lượng nicotin ở ngưỡng rất phù hợp đối với nguyên liệu vàng sấy, từ 1,64%
ở dòng T1-1 đến 1,94% ở dòng T42-1.

23

Bảng 13. Hàm lượng nicotin và đường khử trong nguyên liệu của một số
dòng và tổ hợp lai tại Lạng Sơn ở vụ xuân 2009
TT
Giống
Nicotin (%) Đường khử (%)
1 C.176 x CB2 1,88 19,2
2 C.176 x LS 1,41 19,3
3 K.346 x LS 1,28 17,9
4 T1-1 1,64 17,4
5 T32-2 1,68 10,6
6 T42-1 1,94 14,4
7 K.326 (Đ/C) 1,78 17,8
- Về hàm lượng đường khử: các tổ hợp lai và dòng khảo nghiệm nhìn
chung có hàm lượng đường khử thấp. Ngoại trừ dòng T32-2 có hàm lượng
đường khử khá thấp với 10,6%, các dòng và các tổ hợp lai còn lại có hàm lượng
đường khử nằm trong ngưỡng tối ưu đối với nguyên liệu vàng sấy (14 - 21%).
Nhìn chung, các dòng và các tổ hợp lai đều có hàm lượng đường khử thấp rất

phù hợp đối với nguyên liệu vàng sấy hiện nay.
Nhìn chung, các tổ h
ợp lai và dòng thuốc lá trồng tại Lạng Sơn ở vụ xuân
2009 có các thành phần hoá học chính khá hợp lý khi hàm lượng nicotin và hàm
lượng đường khử ở mức trung bình.
Bảng 14. Điểm bình hút cảm quan nguyên liệu của một số dòng và tổ hợp
lai tại Lạng Sơn trong vụ xuân 2009
Đơn vị tính: điểm
TT
Giống
Hương Vị
Độ
nặng
Độ
cháy
Màu
sắ
c
Tổng
điểm
1 C.176 x CB2 10,0 10,1 7,0 7,0 6,0 40,1
2 C.176 x LS 10,1 10,4 7,0 7,0 6,0 40,5
3 K.346 x LS 9,8 9,8 7,0 7,0 6,0 39,6
4 T1-1 9,9 9,6 7,0 7,0 6,0 39,5
5 T32-2 9,2 9,4 7,0 7,0 6,0 38,6
6 T42-1 9,9 9,8 7,0 7,0 6,0 39,7
7 K.326 (Đ/C) 10,2 10,4 7,0 7,0 6,0 40,6
Kết quả bình hút ở bảng 14 cho thấy:

24


- Về hương thơm: ngoại trừ dòng T32-2 có điểm hương 9,2 thấp hơn rõ
rệt, các dòng và tổ hợp lai còn lại có điểm hương từ 9,8 đến 10,1 ở mức không
chênh lệch nhiều so với giống đối chứng K.326. Các tổ hợp lai C.176 x CB2,
C.176 x LS có điểm về hương nổi trội hơn cả trong số các dòng và tổ hợp lai
khảo nghiệm với 10,0 và 10,1 điểm.
- Về khẩu v
ị có kết quả đánh giá tương tự chỉ tiêu hương thơm. Tổ hợp lai
C.176 x LS có điểm về vị cao nhất và tương đương giống đối chứng K.326 (10,4
điểm). Các tổ hợp lai và dòng còn lại có điểm về vị thấp hơn. Các dòng T32-2,
T1-1 có điểm vị thấp nhất với 9,4 và 9,6 điểm.
- Về tổng điểm bình hút: các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS có tổng
điểm bình hút > 40
điểm – tương đương giống đối chứng K.326, được đánh giá
ở mức tính chất hút tốt. Các dòng và tổ hợp lai còn lại được đánh giá có tính
chất hút khá, tuy nhiên tổ hợp lai K.346 x LS và các dòng T1-1, T42-1 có tổng
điểm bình hút từ 39,5 – 39,7 điểm xấp xỉ mức được đánh giá tính chất hút tốt.
Tổng hợp kết quả đánh giá các tổ hợp lai và dòng thuốc lá tại Lạng Sơn
trong vụ xuân 2009 cho thấy:
- Về sinh trưở
ng: các tổ hợp lai và dòng khảo nghiệm có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt, mức độ sâu bệnh hại thấp.
- Về năng suất: Ba tổ hợp lai K.346 x CB2, C.176 x LS, K.346 x LS và
dòng T42-1 có năng suất cao vượt trội so với giống đối chứng K.326, trong đó
các tổ hợp lai có năng suất rất cao, ở mức trên 28 tạ/ha.
- Về chất lượng: Các tổ hợp lai và dòng khảo nghiệm có các chỉ số hoá
học như
hàm lượng nicotin, đường khử ở mức phù hợp đối với nguyên liệu vàng
sấy. Các tổ hợp lai C.176 x CB2, C.176 x LS có điểm hương, vị nổi trội và tổng
điểm bình hút cao ở mức tính chất hút tốt.

Như vậy ba tổ hợp lai K.346 x CB2, C.176 x LS, K.346 x LS có ưu điểm
về năng suất, tỷ lệ lá cấp 1+2 cao và tính chất hút tốt, cần được khảo nghiệm sản
xuất để đánh giá ti
ềm năng của giống ở điều kiện ô lớn để chọn giống tốt cho
sản xuất nguyên liệu tại Lạng Sơn.
3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các tổ hợp lai GL4, GL5 tại Cao Bằng,
Lạng Sơn
Nhằm khẳng định tiềm năng của các tổ hợp lai có triển vọng, đề tài đã tiến
hành khảo nghiệm sản xuất v
ụ thứ 2 đối với các tổ hợp lai GL4, GL5 trong vụ
xuân 2009 tại Cao Bằng và Lạng Sơn. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện ở các
mặt chính sau
3.2.1. Sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai
Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai tại Cao Bằng

×