Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

hoàn thiện, triển khai công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp cây giống bạch đàn u6 và một số dòng bạch đàn urô có triển vọng khác tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.6 KB, 88 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG TÂM KHSX LÂM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH








BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN CẤP BỘ


HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ VI NHÂN GIỐNG
TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIỐNG CÂY BẠCH ĐÀN
U6 VÀ MỘT SỐ GIỐNG BẠCH ĐÀN URÔ CÓ TRIỂN VỌNG
KHÁC TẠI QUẢNG NINH

Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THỊ DOANH














7866
15/4/2010


HÀ NỘI – 2010




1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
Mã số: CNSH.DASXTN.02/2007-2010
1. Tên Dự án: Hoàn thiện, triển khai công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp cây
giống bạch đàn U
6
và một số dòng bạch đàn urô có triển vọng khác tại Quảng Ninh.
2. Thời gian thực hiện: 36 tháng, từ tháng 9/2007 đến tháng 9/2010
3. Cấp quản lý: Bộ NN & PTNT
4. Thuộc chương trình:
Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2020 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.

5. Kinh phí thực hiện:
Tổng số: 9.055,439 triệu đồng.
Ngân sách SNKH: 2.500,00 triệu đồng
6. Kinh phí thu hồi:
- T

ỷ lệ thu hồi: 60% kinh phí SNKH
- Tổng kinh phí thu hồi: 1.500,00 triệu đồng
+ Đợt 1 (sau kết thúc dự án 6 tháng): 700,00 triệu đồng
+ Đợt 2 (sau kết thúc dự án 12 tháng): 800,00 triệu đồng
7. Cơ quan chủ trì Dự án: Trung tâm KH&SX lâm nông nghiệp Quảng Ninh
9. Chủ nhiệm Dự án:
- Họ và tên:Trần Thị Doanh
- Học vị: Thạc sỹ
- Chức vụ: Trưởng Phòng Công nghệ sinh học – Trung tâm KH&SX Lâm Nông
nghiệp Quảng ninh




2
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong chương trình triển khai trồng mới 5 triệu hecta rừng, những loài cây được trồng không
chỉ là những cây lâu năm, có tán phù hợp với đất rừng mà còn phải đảm bảo cho năng suất cao, có
chu kỳ kinh doanh ngắn, có nhiều tác dụng đáp ứng nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Thực tiễn
kinh doanh trồng rừng hiện nay ở Vi
ệt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó
bên cạnh các vấn đề về mặt kỹ thuật là xây dựng được mô hình trồng rừng năng suất cao,
các giải pháp thâm canh hợp lý thì khâu giống là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định không nhỏ đến năng suất hiệu quả rừng trồng.
Bạch đàn là một trong số các loài cây trồng rừng chính của Việt Nam, không chỉ đối với
trồng rừng tập trung mà còn cả đối với trồng cây phân tán, trồng cây trong các hộ gia đình.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa thì trong giai đoạn 1986 – 1992, diện tích trồng các loại Bạch
đàn ở Việt Nam chiếm tới 46,5% tổng diện tích rừng trồng.

Bạch đàn Urophylla dòng U6 được nhập nội từ Trung Quốc vào nước ta từ năm 1986.
Đây là dòng Bạch đàn có biên độ sinh thái rộng, thích nghi tốt với nhiều điều kiện lậ
p địa,
tính kháng bệnh cao, sinh trưởng, phát triển nhanh, tính chất cơ lý khá tốt rất phù hợp
cho trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, ván ép Tháng 5/1999,
dòng Bạch đàn này đã được Bộ NN& PTNT công nhận là giống quốc gia và khuyến khích
trồng trên diện rộng. Bên cạnh đó các dòng Bạch đàn lai mới U
29
E
1
, UE
35
của Trung tâm
giống cây rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, qua trồng khảo nghiệm đã được
Bộ đánh giá là những dòng rất có triển vọng
Trước đây, cây giống Bạch đàn đem trồng chủ yếu là cây hạt thực sinh có độ phân ly
lớn, do vậy năng suất rừng trồng thấp, độ đồng đều của rừng trồng không cao. Việc nhân
giống Bạch đàn bằ
ng công nghệ giâm hom tuy có ưu điểm là kỹ thuật tương đối đơn giản,
không đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại, dễ áp dụng nhưng cũng có nhiều nhược điểm
như: hệ số nhân giống chưa cao, đòi hỏi nguồn vật liệu cung cấp hom giâm thường xuyên
là rất lớn, cây giống sản xuất ra không hoàn toàn sạch bệnh, khi trồng cây phân cành sớm;
sản xuất phụ thuộc vào mùa vụ, việc vận chuyển cây giống đến những địa bàn xa xôi gặp

3
nhiều khó khăn, chi phí lớn, chất lượng cây giống không được đảm bảo, vì vậy chưa đáp
ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng cây giống.
Công nghệ nuôi cấy mô - tế bào với những ưu điểm nổi trội là: cho hệ số nhân giống
rất cao; sản xuất quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ, cần ít diện tích sản xuất và vật
liệu nhân giống ban đầu; cây giống sản xuất ra hoàn toàn sạch bệnh, đồng nhất về mặt di

truyền, việc vận chuyển cây giống đi xa thuận tiện, tổn thất ít, chất lượng cây được đảm
bảo do đó đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất cây giống Bạch đàn hiện nay.
Tuy nhiên, những nghiên cứu nuôi cấy mô về cây Lâm nghiệp nói chung và cây Bạch
đàn nói riêng ở Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ có một vài cơ quan nghiên cứu và sản
xuất lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT và Tổng Công ty nguyên liệu giấy tiến hành như: Viện
Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm nguyên liệu giấy Phù
Ninh, Công ty giống vùng Đông Nam Bộ, Trung tâm KH&SX Lâm Nông nghiệp Quảng
Ninh, Các kết quả đạt được còn rất khiêm tốn: mới chỉ nghiên cứu xây dựng quy trình
nhân giống cho một số dòng bạch đàn nhất định, các quy trình chủ yếu vẫ
n mang tính chất
nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, tính ứng dụng sản xuất (đặc biệt là sản xuất lớn trên quy
mô công nghiệp) còn chưa cao. Đặc biệt, qua điều tra đánh giá trên một số địa bàn của
Quảng Ninh, khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên cho thấy dòng bạch đàn U
6
là một dòng sinh
trưởng tốt, khả năng kháng bệnh cao, dễ thích nghi trên nhiều điều kiện lập địa. Trong
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, mục tiêu đến 2010 tỷ lệ cây con
bằng nhân giống sinh dưỡng (mô- hom) sẽ tăng lên 40% và đến 2015 là 50%. Đối với
Bạch đàn Urô, giai đoạn 2001-2004, nhu cầu về cây giống vô tính là 84 triệu cây/năm. Còn
trong giai đoạn phát triển (2006-2015) và định hình (2016-2020) con số này là
90 triệu
cây/năm. Như vậy khả năng tiêu thụ cây giống Bạch đàn mô trên thị trường là rất lớn; Trong
khi đó tổng công suất của các cơ sở sản xuất cây Bạch đàn mô tính đến thời điểm hiện tại
mới chỉ đạt khoảng 8-9 triệu cây/năm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Công nghệ nhân giống in vitro cho dòng Bạch đàn U
6
và một số dòng Bạch đàn Uro có
triển vọng khác bằng phương pháp nuôi cấy mô- tế bào đã được Trung tâm Khoa học và
Sản xuất Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh nghiên cứu và ứng dụng sản xuất .Tuy nhiên, việc
áp dụng quy trình hiện có để cung cấp cho nhu cầu sản xuất hiện nay còn gặp nhiều hạn


4
chế, nhiều công đoạn trong công nghệ sản xuất chưa được hoàn thiện dẫn đến sản lượng
chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra hiện nay . Vì vậy, để khắc phục những tồn tại trên,
Trung tâm KH&SX Lâm Nông nghiệp Quảng ninh xin đề xuất được thực hiện dự án:
“Hoàn thiện, triển khai công nghệ vi nhân giống trong sản xuất công nghiệp cây giống
bạch đàn U
6
và một số dòng bạch đàn urô có triển vọng khác tại Quảng Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển công nghệ vi nhân giống dòng Bạch đàn U
6
và một số dòng Bạch đàn Urô
có triển vọng khác (U
29
E
1
) trên quy mô công nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về giống
cây trồng có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh, phục vụ mục tiêu đẩy mạnh phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học của Chính phủ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện và triển khai thành công công nghệ vi nhân giốngđòng Bạch đàn U
6
và một số dòng
Bạch đàn Urô có triển vọng khác (U
29
E
1
) theo hướng công nghiệp tại địa phương.

- Trong thời gian thực hiện dự án sản xuất được 20 triệu cây bạch đàn mô mầm các loại.
1.3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô và cơ quan có ưu thế hơn hẳn các phương
pháp nhân giống sinh dưỡng khác là có tỷ lệ nhân giống cao, tới hàng triệu cây mỗi năm.
Ngoài ra còn có thể áp dụng nhiều biện pháp xử lý lên nuôi cấy mô hơn là các phương pháp
khác. Trong tương lai, kỹ thuật nuôi cấy mô-tế bào cho phép chọn giống đột biến, chọn lọc in
vitro, tạo cây đơn bội và tạo cây lai soma cho cây rừng như đã được áp dụng cho cây nông
nghiệp.
1.3.1. Trên thế giới
Từ năm 1987, Gupta và Mascarenha đã cho biết là có trên 20 loài bạch đàn đã được
nhân giống thành công bằng nuôi cấy mô và tạo được cây mô [26].
Các nhà khoa học Ấn Độ đã tạo thành công cây mô từ các cây trội Bạch đ
àn E.
camaldulensis, E. globolus, E. tereticornis, E. torelliana và cả từ cây trội có hàm lượng
tinh dầu cao của Bạch đàn chanh E. citriodora [10].

5
Cây mô còn ra hoa và tạo hạt ngay ở hai tuổi rưỡi. Cây mô có nguồn gốc từ cây ưu
việt sinh trưởng nhanh gấp 3 lần và đồng đều hơn là cây mọc từ hạt của cùng cây mẹ. Tại
Australia, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được áp dụng để nhân nhanh các
cây được chọn có tính chịu mặn trong đất và đang được đưa và sản xuất lớn cho loài E.
camladulensis. Vào năm 1987, có khoảng 20.000 cây mô của các dòng vô tính chịu mặn đã
được tạo ra để trồng lại rừng ở các mỏ Bauxite gần Perth, Tây Australia [24].
Trung Quốc cũng là nước ứng dụng sớm và thành công cây nuôi cấy mô vào trồng
rừng diện rộng. Cây được nhân thành công chính là E.urophylla và một số dòng bạch đàn
lai giữa E. grandis với E.urophylla . Đến năm 1991 ở vùng Nam Trung Quốc, người ta đã
sản xuất ra được trên 1 triệu cây mô của các cây và các dòng lai đã được chọn lọc[10].
Kỹ thuật nuôi cấy mô còn
được sử dụng để vận chuyển các cây Bạch đàn nuôi trong
ống nghiệm trên một quãng đường dài mà không gây lên bất kỳ khó khăn nào. Hơn nữa,

với kỹ thuật này người ta còn có thể tuyển chọn được các cây có khả năng kháng bệnh,
chịu mặn, chịu lạnh và các điều kiện khắc nghiệt khác của môi trường. Ngoài ra, nuôi cấy
mô tế bào còn tạo ra một nguồn biến dị mới, biến dị dòng soma, và đưa ra khả năng chọn
lọc mới cho tương lai.
1.3.2. Ở Việt Nam
Nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu và khảo nghiệm xuất xứ cũng như khả
năng chọn cây trội Bạch đàn từng giai đoạn còn nhỏ, thử nghiệm giâm hom Bạch đàn bằng
một số loại thuốc và nồng độ thuốc khác nhau.
- Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấy Phù Ninh đã nghiên cứu xuấ
t xứ Bạch
đàn E.urophylla ST.Blake trong vùng nguyên liệu giấy sợi Bắc Bộ.
- Viện Khoa học Lâm nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu về thử nghiệm
thuốc giâm hom cho các loài Bạch đàn khác nhau.
- Trường Đại học Lâm nghiệp trong những năm vừa qua đã có một số đề tài và công
trình nghiên cứu về thử nghiệm giâm hom loài Bạch đàn và bước đầu đã có một số kết quả
nhất định.

6
Nguyễn Ngọc Tân và Trần Hồ Quang thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
nghiên cứu nhân giống cây lai giữa Bạch đàn liễu và Bạch đàn trắng bằng phương pháp
nuôi cấy mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy:việc nhân chồi Bạch đàn lai đạt kết quả tốt trên
môi trường MS có bổ sung 0,3-0,5 mg/l BAP và 0,2 mg/l Kinetin. Môi trường ra rễ thích
hợp là 1/2 MS + 1 mg/l IBA (tỷ lệ ra rễ đạt 80% sau 12 ngày)[13].
Mai Đình Hồng thuộc Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấ
y Phù Ninh (Phú Thọ)
nghiên cứu nuôi cấy mô bạch đàn E.urophylla . Tác giả cho rằng, môi trường nhân nhanh
thích hợp là MS + 0,5mg/l BAP + 0,25 mg/l NAA, môi trường ra rễ tối ưu là 1/4 MS +
1mg/l IBA.
Đoàn Thị Mai và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên
cứu nuôi cấy mô Bạch đàn lai E.urophylla x E. camaldulensis . Các tác giả cho rằng dùng

riêng rẽ BAP tỏ ra thích hợp hơn so với dùng phối hợp với Kinetin trong việc kích thích
tạo chồi.
Tuy nhiên tất cả các công trình nghiên cứu đã công bố ở
trên hầu như mang tính
chất thử nghiệm và đối tượng chủ yếu tập trung vào loài bạch đàn trắng E. camaldulensis.
Những nghiên cứu có liên quan đến đối tượng bạch đàn E.urophylla với mục tiêu phục vụ
sản xuất còn ít và bị hạn chế.













7
PHẦN THỨ HAI
VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Bạch đàn Urophylla dòng U
6
(E. urophylla x E.
camaldunesis) có xuất xứ từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) và dòng

U29E1(E. urophylla x E. Execsta) của Trung tâm giống cây rừng - Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt nam (đã chuyển giao cho Trung tâm KH&SXLNN Quảng ninh ngày
31/12/2007) và được Bộ Nông nghiệp &TNT công nhận là giống Quốc gia .
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm hoàn thiện công nghệ được tiến hành tại Phòng CNSH -Trung tâm
KH&SX Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh.
- Vườn vật liệu đượ
c trồng tại vườn Thác Mơ – Trung tâm KH&SX LNN QN
- Mô hình trình diễn triển khai tại An Sinh- Đông triều - Quảng ninh
- Các sản phẩm ứng dụng công nghệ được triển khai ở Quảng Ninh, Bắc Giang,
Lạng Sơn, Sơn La, Gia lai, Kon tum, Bình Định
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
2.2.1. HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG DÒNG BẠCH ĐÀN U6 BẰNG
PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ.
2.2.1.1. Xây dựng vườn sưu tập giống đầu dòng.
- Xây dựng 1 vườn cây giống gốc Bạch đàn g
ồm các dòng: U6, U29E1, UE35,
U29C3, PN2, PN14, PN3d.
- Diện tích vườn cây giống gốc: 100m
2
.
- Thời gian trồng: tháng 11 năm 2007.
- Địa điểm trồng: Vườn ươm Thác Mơ – Trung tâm KH&SX LNN Quảng Ninh.
2.2.1.2. Lựa chọn loại hoá chất, nồng độ, cách thức khử trùng phù hợp.
Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của hoá chất khử trùng đến khả năng sống của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức: Dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.

8
- Công thức 1: Dùng HgCl
2

0,1% khử trùng trong thời gian 7 phút.
- Công thức 2: Dùng Ca(ClO
3
)
2
10% khử trùng trong thời gian 7 phút.
- Công thức 3: Dùng H
2
O
2
5% khử trùng trong thời gian 7 phút.
Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ chất khử trùng đến khả năng sống của
mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức: Dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Dùng TN1* nồng độ 0,05%; khử trùng trong thời gian 7 phút.
- Công thức 2: Dùng TN1* nồng độ 0,1%; khử trùng trong thời gian 7 phút.
- Công thức 3: Dùng TN1* nồng độ 0,2%; khử trùng trong thời gian 7 phút.
TN1* là công thức tối ưu của thí nghiệm 1.
Thí nghi
ệm 3: Xác định ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến khả năng sống của
mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 4 công thức: Dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Dùng TN2*, khử trùng trong thời gian 3 phút.
- Công thức 2: Dùng TN2*, khử trùng trong thời gian 5 phút.
- Công thức 3: Dùng TN2*, khử trùng trong thời gian 7 phút.
- Công thức 4: Dùng TN2*, khử trùng trong thời gian 10 phút.
TN2* là công thức tối ưu của thí nghiệm 2.
2.2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ; tuổi c
ủa chồi để lấy mẫu cấy đến khả
năng tái chồi của mẫu cấy .

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu đến khả năng tái sinh chồi của mẫu
cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức: Dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Thời điểm lấy mẫu vào vụ Xuân ( 3/ 2007).
- Công thức 2: Thời đ
iểm lấy mẫu vào vụ Thu ( 9/ 2007).
- Công thức 3: Thời điểm lấy mẫu vào vụ Đông ( 12/ 2007).
Thí nghiệm 5: Xác định tuổi chồi thích hợp để vào mẫu.
Thí nghiệm gồm 3 công thức: Dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.

9
- Công thức 1: Lấy mẫu từ cây mẹ đạt 3 tháng tuổi.
- Công thức 2: Lấy mẫu từ cây mẹ đạt 6 tháng tuổi.
- Công thức 3: Lấy mẫu từ cây mẹ đạt 12 tháng tuổi.
2.2.1.4. Phối hợp môi trường nhân nhanh và môi trường kéo dài.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP và
α
-NAA đến khả năng nhân
nhanh chồi.
Thí nghiệm gồm 4 công thức: Dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3
- Công thức Đ/C: MS + 1,0mg/l BAP + 0mg/l α-NAA.
- Công thức 1: MS + 1,0mg/l BAP + 0,3mg/l α-NAA.
- Công thức 2: MS + 1,0mg/l BAP + 0,5mg/l α-NAA.
- Công thức 3: MS + 1,0mg/l BAP + 0,7mg/l α-NAA.
Thí nghiệm 7
: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng nhân nhanh
chồi.
Tương tự phối hợp BAP với IBA gồm các công thức sau, số lần lặp là 3.
- Công thức Đ/C: MS + 1,0mg/l BAP + 0mg/l IBA
- Công thức 1: MS + 1,0mg/l BAP + 0,3mg/l IBA

- Công thức 2: MS + 1,0mg/l BAP + 0,5mg/l IBA.
- Công thức 3: MS + 1,0mg/l BAP + 0,7mg/l IBA.
2.2.1.5. Thí nghiệm lựa chọn loại hoá chất cải thiện, nâng cao chất lượng chồi.
Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của nước dừa đến chất lượng chồi hình thành.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3
- Công thức Đ/C: Không dùng nước dừa.
- Công thức 1: Dùng 50ml nước dừa/1lít môi trường.

- Công thức 2: Dùng 100ml nước dừa/1lít môi trường.
- Công thức 3: Dùng 150ml nước dừa/1lít môi trường.
Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính đến chất lượng chồi hình thành.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức Đ/C: Không dùng than hoạt tính.
- Công thức 1: Dùng 0,10g/l than hoạt tính.
- Công thức 2: Dùng 0,15g/l than hoạt tính.
- Công thức 3: Dùng 0,20g/l than hoạt tính.

10
2.2.1.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ bình, mật độ chồi và dung tích môi trường tới
sự sinh trưởng phát triển của chồi bạch đàn U
6
in vitro.
Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của các cỡ bình tới sự sinh trưởng phát triển
của chồi bạch đàn U
6
in vitro.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Dùng bình cỡ 250ml.
- Công thức 2: Dùng bình cỡ 500ml.
- Công thức 3: Dùng bình cỡ 750ml.

Thí nghiệm 11: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ chồi hữu hiệu tới sự sinh trưởng
phát triển của chồi bạch đàn U
6
in vitro.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Dùng bình TN 10* + mật độ chồi hữu hiệu là 100 chồi/bình
- Công thức 2: Dùng bình TN 10* + mật độ chồi hữu hiệu là 150 chồi/bình
- Công thức 3: Dùng bình TN 10* + mật độ chồi hữu hiệu là 200 chồi/bình
TN10* là công thức tối ưu của thí nghiệm 10.
Thí nghiệm 12: Nghiên cứu ảnh hưởng của thể tích môi trường nuôi cấy tới sự sinh
trưởng phát triển của chồi bạch đàn U
6
in vitro.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Dùng bình TN 10* + thể tích môi trường trong bình là 60ml.
- Công thức 2: Dùng bình TN 10* + thể tích môi trường trong bình là 90ml.
- Công thức 3: Dùng bình TN 10* + thể tích môi trường trong bình là 120ml.
- Công thức 4: Dùng bình TN 10* + thể tích môi trường trong bình là 150ml.
TN10* là công thức tối ưu của thí nghiệm 10.
2.2.1.7. Cải thiện môi trường vật lý nuôi cây (nhiệt độ , ánh sáng).
Thí nghiệm 13: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của chồi
U
6
in vitro.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Chế độ nhiệt độ ngày/đêm là 20°C/15°C.
- Công thức 2: Chế độ nhiệt độ ngày/đêm là 25°C/20°C.

11
- Công thức 3: Chế độ nhiệt độ ngày/đêm là 30°C/25°C.

- Công thức 4: Chế độ nhiệt độ ngày/đêm là 35°C/20°C.
Thí nghiệm 14: Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng và
phát triển của chồi U
6
in vitro.
Thí nghiệm gồm 6 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Nuôi các bình chồi ở TN13* + cường độ chiếu sáng 1000 lux.
- Công thức 2: Nuôi các bình chồi ở TN13* + cường độ chiếu sáng 1500 lux.
- Công thức 3: Nuôi các bình chồi ở TN13* + cường độ chiếu sáng 2000 lux.
- Công thức 4: Nuôi các bình chồi ở TN13* + cường độ chiếu sáng 2500 lux.
- Công thức 5: Nuôi các bình chồi ở TN13* + cường độ chiếu sáng 3000 lux.
- Công thức 6: Nuôi các bình chồi ở TN13* + cường độ chiếu sáng 3500 lux.
TN13* là công thức tối ưu củ
a thí nghiệm 13.
Thí nghiệm 15: Nghiên cứu ảnh hưởng của quang chu kỳ đến sinh trưởng và phát triển
của chồi U
6
in vitro.
Thí nghiệm gồm 6 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Nuôi các bình chồi ở TN14* + thời gian chiếu sáng ngày/đêm: 8/16giờ.
- Công thức 2: Nuôi các bình chồi ở TN14* + Thời gian chiếu sáng ngày/đêm:10/14giờ.
- Công thức 3: Nuôi các bình chồi ở TN14* + Thời gian chiếu sáng ngày/đêm:12/12giờ.
- Công thức 4: Nuôi các bình chồi ở TN14* + Thời gian chiếu sáng ngày/đêm:14/10giờ.
- Công thức 5: Nuôi các bình chồi ở TN14* + Thời gian chiếu sáng ngày/đêm: 16/8giờ.
- Công thức 6: Nuôi các bình chồi ở TN14* + Thời gian chiếu sáng ngày/đ
êm: 18/6giờ.
TN14* là công thức tối ưu của thí nghiệm 14.
2.2.1.8. Cải tiến môi trường ra rễ.
Thí nghiệm 16: Nghiên cứu ảnh hưởng của
α

-NAA tới khả năng ra rễ của chồi.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức Đ/C: Không dùng α-NAA.
- Công thức 1: Dùng 0,5mg/l α-NAA.
- Công thức 2: Dùng 1,0mg/l α-NAA.

12
- Công thức 3: Dùng 1,5mg/l α-NAA.
- Công thức 4: Dùng 2,0mg/l α- NAA.
Thí nghiệm 17: Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA tới khả năng ra rễ của chồi.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức Đ/C: Không dùng IBA.
- Công thức 1: Dùng 0,5mg/l IBA.
- Công thức 2: Dùng 1,0mg/l IBA.
- Công thức 3: Dùng 1, 5mg/l IBA.
- Công thức 4: Dùng 2,0mg/l IBA.
Thí nghiệm 18: Nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính tới chất lượng rễ hình thành.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức Đ/C: Dùng TN ** + không dùng than hoạt tính .
- Công thức 1: Dùng TN ** + dùng 0,5g/l than hoạt tính
- Công thức 2: Dùng TN ** + dùng 1,0g/l than hoạt tính
- Công thức 3: Dùng TN ** + dùng 1,5g/l than hoạt tính
TN** là công thức tối ưu nhất của 2 thí nghiệm trên.
2.2.1.9. Xác định tuổi chồi cắt ra rễ và mật độ cấy thích hợp.
Thí nghiệm 19: Nghiên cứu tuổi chồi cắt ra rễ thích hợp dòng bạch đàn U
6

Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Tuổi chồi được 15 ngày.
- Công thức 2: Tuổi chồi được 20 ngày.

- Công thức 3: Tuổi chồi được 25 ngày.
- Công thức 4: Tuổi chồi được 30 ngày.
Thí nghiệm 20: Nghiên cứu mật độ cấy cây ra rễ ở dòng bạch đàn U
6
.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Mật độ cấy cây trong bình rễ là 30 cây/bình.
- Công thức 2: Mật độ cấy cây trong bình rễ là 35 cây/bình.
- Công thức 3: Mật độ cấy cây trong bình rễ là 40 cây/bình.

13
2.2.1.10. Xác định tuổi cây thích hợp khi đưa ra huấn luyện, tuổi cây huấn luyện thích
hợp khi ra ngôi.
Thí nghiệm 21: Xác định tuổi cây thích hợp khi đưa ra huấn luyện.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Tuổi cây sau khi cấy ra rễ được 0 ngày.
- Công thức 2: Tuổi cây sau khi cấy ra rễ được 5 ngày.
- Công thức 3: Tuổi cây sau khi cấy ra rễ được 10 ngày.
- Công thức 4: Tuổi cây sau khi cấy ra rễ được 15 ngày.
Thí nghi
ệm 22: Xác định tuổi cây huấn luyện thích hợp khi ra ngôi.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Tuổi cây sau khi huấn luyện để ra ngôi là 10 ngày.
- Công thức 2: Tuổi cây sau khi huấn luyện để ra ngôi là 20 ngày.
- Công thức 3: Tuổi cây sau khi huấn luyện để ra ngôi là 30 ngày.
2.2.1.11. Xác định loại hoá chất, nồng độ, bao bì phù hợp để bảo quản cây ra ngôi và
phương thức vận chuyển đi xa.
Thí nghiệm 23: Thí nghiệm ảnh hưởng của hoá ch
ất (IBA) đến khả năng bảo quản và
vận chuyển cây đi xa.

Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- Công thức 1: Hồ rễ bằng đất tầng B + IBA nồng độ 0,5mg/l.
- Công thức 2: Hồ rễ bằng đất tầng B + IBA nồng độ 1,0mg/l.
- Công thức 3: Hồ rễ bằng đất tầng B + IBA nồng độ 1,5mg/l.
Thí nghiệm 24: Nghiên cứu ảnh hưởng của AMS-1 (Polyme siêu hấp thụ nước)
đến bảo
quản cây ra ngôi khi vận chuyển cây bạch đàn mô mầm đi xa.
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
- Công thức 1: Cây ra rễ xếp vào hộp + AMS – 50g/10.000 cây.
- Công thức 2: Cây ra rễ xếp vào hộp + AMS – 1 00g/10.000 cây.
- Công thức 3: Cây ra rễ xếp vào hộp + AMS – 1 50g/10.000 cây.

14
Thí nghiệm 25: Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đến bảo quản cây bạch đàn mô mầm
khi vận chuyển.
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
- Công thức 1: Cây ra rễ để nguyên ở bình.
- Công thức 2: Cây ra rễ xếp vào hộp giấy.
- Công thức 3: Cây ra rễ xếp vào hộp xốp.
- Công thức 4: Cây ra rễ xếp vào khay nhựa.
2.2.2. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ NHÂN GỐNG DÒNG BẠCH ĐÀN U
29
E
1
BẰNG
PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO.
2.2.2.1. Nghiên cứu xác định loại hoá chất, nồng độ, chế độ khử trùng phù hợp cho
bạch đàn dòng U
29
E

1
.
Thí nghiệm 26: Nghiên cứu ảnh hưởng của Thuỷ ngân clorua (HgCl
2
0,1%) đến khả năng
sống của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3
- CT1: HgCl
2
0,1%; 3 phút.
- CT2: HgCl
2
0,1%; 5 phút.
- CT3: HgCl
2
0,1%; 7 phút.
- CT4: HgCl
2
0,1%; 10 phút.
Thí nghiệm 27: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất khử trùng Canxi hypoclorit
Ca(HClO)
2
10% đến khả năng sống của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: Ca(HClO)
2
10%; 10 phút.
- CT2: Ca(HClO)
2
10%; 15 phút.

- CT3: Ca(HClO)
2
10%; 20 phút.
Thí nghiệm 28: Nghiên cứu ảnh hưởng hoá chất khử trùng Hydroperocid (H
2
O
2
) ở nồng
độ 5 % đến khả năng sống của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: H
2
O
2
5%; 5 phút.
- CT2: H
2
O
2
5%; 10 phút.

15
- CT3: H
2
O
2
5%; 15 phút.
Thí nghiệm 29: Xác định ảnh hưởng phối hợp của HgCl
2
0,1% trong thời gian 5 phút víi

Ca(ClO
3
)
2
10% đến khả năng sống của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: HgCl
2
0,1%, 5 phút; Ca(ClO
3
)
2
10%, 5 phút.
- CT2: HgCl
2
0,1%, 5 phút; Ca(ClO
3
)
2
10%,10 phút.
- CT3: HgCl
2
0,1%, 5 phút; Ca(ClO
3
)
2
10%,15 phút.
Thí nghiệm 30: Nghiên cứu xác định ảnh hưởng phối hợp của hoá chất khử trùng HgCl
2


0,1% trong thời gian 5 phút với H
2
O
2
5% đến khả năng sống của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3
- CT1: HgCl
2
0,1%, 5 phút; H
2
O
2
5%, 5 phút.
- CT2: HgCl
2
0,1%, 5 phút; H
2
O
2
5%, 7 phút.
- CT3: HgCl
2
0,1%, 5 phút; H
2
O
2
5%, 10 phút.
2.2.2.2. Nghiên cứu xác định tuổi chồi và mùa vụ vào mẫu dòng bạch đàn U
29
E

1

Thí nghiệm 31: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi chồi vào mẫu đến tỷ lệ mẫu sống và khả
năng bật chồi của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: Cây 6 tháng tuổi.
- CT2: Cây 12 tháng tuổi.
- CT3: Cây 24 tháng tuổi.
Thí nghiệm 32: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu đến khả năng tái sinh chồi
của m
ẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: Vụ Thu.
- CT2: Vụ Đông.
- CT3: Vụ Xuân.
2.2.2.3. Nghiên cứu môi trường nuôi cấy khởi động đối với dòng Bạch đàn U
29
E
1
.
Thí nghiệm 33: Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường MS (Muraskige & Skoog(1962))

đến khả năng sống và bật chồi của mẫu cấy.

16
Thí nghiệm gồm 2 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: Chồi đỉnh.
- CT2: Chồi nách.
Thí nghiệm 34: Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường White (Wh) đến khả năng sống và
bật chồi của mẫu cấy.

Thí nghiệm gồm 2 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: Chồi đỉnh.
- CT2: Chồi nách.
Thí nghiệm 35: Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường Gambog (B5) đến khả năng sống và
bậ
t chồi của mẫu cấy.
Thí nghiệm gồm 2 công thức, dung lượng mẫu là 30, số lần lặp là 3.
- CT1: Chồi đỉnh.
- CT2: Chồi nách.
2.2.2.4. Nghiên cứu môi trường nhân chồi đối với dòng Bạch đàn U
29
E
1
.
Thí nghiệm 36: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân chồi.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung BAP.
- CT1: Bổ sung BAP 0,5mg/l.
- CT2: Bổ sung BAP 1,0mg/l.
- CT3: Bổ sung BAP 1,5mg/l.
- CT4: Bổ sung BAP 2,0mg/l.
Thí nghiệm 37: Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân chồi dòng bạch
đàn U
29
E
1
.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung Kinetin.
- CT1: Bổ sung Kinetin 0,5mg/l.

- CT2: Bổ sung Kinetin 1,0mg/l.
- CT3: Bổ sung Kinetin 1,5mg/l.
- CT4: Bổ sung Kinetin 2,0mg/l.

17
Thí nghiệm 38: Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BAP và Kinetin đến khả năng nhân
chồi.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Dùng TN36*.
- CT1: Dùng TN36*, bổ sung Kinetin 0,5mg/l.
- CT2: Dùng TN36*, bổ sung Kinetin 1,0mg/l.
- CT3: Dùng TN36*, bổ sung Kinetin 1,5mg/l.
- CT4: Dùng TN36*, bổ sung Kinetin 2,0mg/l
TN36* là công thức tối ưu của thí nghiệm 36.
2.2.2.5. Nghiên cứu môi trường kéo dài đối với dòng Bạch đàn U
29
E
1
.
Thí nghiệm 39: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP và
α
-NAA đối với dòng bạch
đàn U
29
E
1
.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Dùng TN36*.
- CT1: Dùng TN36*, bổ sung α- NAA 0,5mg/l.

- CT2: Dùng TN36*, bổ sung α- NAA 1,0mg/l.
- CT3: Dùng TN36*, bổ sung α- NAA 1,5mg/l.
- CT4: Dùng TN36*, bổ sung α- NAA 2,0mg/l.
TN36* là công thức tối ưu của thí nghiệm 36.
Thí nghiệm 40: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đối với dòng bạch đàn
U
29
E
1
.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Dùng TN36*.
- CT1: Dùng TN36*, bổ sung IBA 0,5mg/l.
- CT2: Dùng TN36*, bổ sung IBA 1,0mg/l.
- CT3: Dùng TN36*, bổ sung IBA 1,5mg/l.
- CT4: Dùng TN36*, bổ sung IBA 2,0mg/l.
TN36* là công thức tối ưu của thí nghiệm 36.

18
Thí nghiệm 41: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA
3
đến khả năng kéo dài chồi.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Dùng TN36*.
- CT1: Dùng TN36*, bổ sung GA
3
0,5mg/l.
- CT2: Dùng TN36*, bổ sung GA
3
1,0mg/l.

- CT3: Dùng TN36*, bổ sung GA
3
1,5mg/l.
- CT4: Dùng TN36*, bổ sung GA
3
2,0mg/l.
TN36* là công thức tối ưu của thí nghiệm 36.
2.2.2.6. Nghiên cứu môi trường nâng cao số lượng, chất lượng chồi với dòng bạch đàn
U
29
E
1
.
Thí nghiệm 42: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến chất lượng chồi hình thành.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung nước dừa.
- CT1: Bổ sung nước dừa 50ml/l.
- CT2: Bổ sung nước dừa 100ml/l.
- CT3: Bổ sung nước dừa 150ml/l.
- CT4: Bổ sung nước dừa 200ml/l.
Thí nghiệm 43: Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin C đến chất lượng chồi hình thành.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, s
ố lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung Vitamin C
- CT1: Bổ sung Vitamin C 5mg/l.
- CT2: Bổ sung Vitamin C 10mg/l.
- CT3: Bổ sung Vitamin C 15mg/l.
- CT4: Bổ sung Vitamin C 20mg/l.
2.2.2.7. Nghiên cứu môi trường ra rễ dòng bạch đàn U
29

E
1
.
Thí nghiệm 4
4: Nghiên cứu ảnh hưởng của
α
-NAA tới khả năng ra rễ.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung α-NAA.
- CT1: Bổ sung α-NAA 0,5mg/l.

19
- CT2: Bổ sung α-NAA 1,0mg/l.
- CT3: Bổ sung α-NAA 1,5mg/l.
- CT4: Bổ sung α-NAA 2,0mg/l
Thí nghiệm
45: Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA tới khả năng ra rễ.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung IBA.
- CT1: Bổ sung IBA 0,5mg/l.
- CT2: Bổ sung IBA 1,0mg/l.
- CT3: Bổ sung IBA 1,5mg/l.
- CT4: Bổ sung IBA 2,0 mg/l.
Thí nghiệm
46: Nghiên cứu ảnh hưởng phèi hîp của IBA víi
α
-NAA tới khả năng ra
rễ.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Dùng TN 45*.

- CT1: Dùng TN45*, bổ sung α-NAA 0,5mg/l.
- CT2: Dùng TN45*, bổ sung α-NAA 1,0mg/l.
- CT3: Dùng TN45*, bổ sung α-NAA 1,5mg/l.
- CT4: Dùng TN45*, bổ sung α-NAA 2,0mg/l
TN45* là công thức tối ưu của thí nghiệm 45.
2.2.2.8. Nghiên cứu xác định tuổi chồi thích hợp và mật độ tối ưu cho cắt rễ.
Thí nghiệm
47: Nghiên cứu tuổi chồi cắt rễ thích hợp.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Dùng chồi 10 ngày tuổi cắt rễ.
- CT2: Dùng chồi 15 ngày tuổi cắt rễ.
- CT3: Dùng chồi 20 ngày tuổi cắt rễ.
- CT4: Dùng chồi 25 ngày tuổi cắt rễ.
Thí nghiệm
48: Nghiên cứu mật độ cấy ra rễ tèi −u.

20
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Dùng mật độ cấy 30 cây/bình.
- CT2: Dùng mật độ cấy 35 cây/bình.
- CT3: Dùng mật độ cấy 40 cây/bình.
- CT4: Dùng mật độ cấy 45 cây/bình.
2.2.2.9.Nghiên cứu xác định loại hoá chất, nồng độ thích hợp để khử các chất tanin,
phenol trong môi trường ra rễ.
Thí nghiệm
49: Nghiên cứu ảnh hưởng của axit arcobic tới chất lượng bộ rễ.
Thí nghiệm gồm 7 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung axit arcobic.
- CT1: Bổ sung axit arcobic 0,5g/l.
- CT2: Bổ sung axit arcobic 1,0g/l.

- CT3: Bổ sung axit arcobic 2,0g/l.
- CT4: Bổ sung axit arcobic 3,0g/l.
- CT5: Bổ sung axit arcobic 4,0g/l.
- CT6: Bổ sung axit arcobic 5,0g/l.
Thí nghiệm
50: Nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính tới chất lượng bộ rễ.
Thí nghiệm gồm 7 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bổ sung than hoạt tính.
- CT1: Bổ sung than hoạt tính 0,5g/l.
- CT2: Bổ sung than hoạt tính 1,0g/l.
- CT3: Bổ sung than hoạt tính 2,0g/l.
- CT4: Bổ sung than hoạt tính 3,0g/l.
- CT5: Bổ sung than hoạt tính 4,0g/l.
- CT6: Bổ sung than hoạt tính 5,0g/l.
2.2.2.10. Nghiên cứu xác định tuổi cây thích hợp khi đưa ra huấn luyện và tuổi cây thích
hợp khi ra ngôi cho dòng bạch đàn U
29
E
1
.
Thí nghiệm
51: Nghiên cứu ảnh hưởng tuổi cây đưa ra huấn luyện.

21
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Tuổi cây đưa ra huấn luyện là 0 ngày.
- CT2: Tuổi cây đưa ra huấn luyện là 5 ngày.
- CT3: Tuổi cây đưa ra huấn luyện là 10 ngày.
- CT4: Tuổi cây đưa ra huấn luyện là 15 ngày.
Tuổi cây tính từ ngày cắt rễ.

Thí nghiệm
52: Nghiên cứu tuổi cây thích hợp sau huấn luyện để ra ngôi.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Tuổi cây sau huấn luyện để ra ngôi là 10 ngày.
- CT2: Tuổi cây sau huấn luyện để ra ngôi là 20 ngày.
- CT3: Tuổi cây sau huấn luyện để ra ngôi là 30 ngày.
Tuổi cây tính từ ngày cây bắt đầu ra rễ.
2.2.2.11. Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tỷ lệ cây xuất vườ
n đối
với dòng bạch đàn U
29
E
1
.
Thí nghiệm
53: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây mầm khi ra ngôi.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Tuổi cây mầm ra ngôi là 5 ngày.
- CT2: Tuổi cây mầm ra ngôi là 10 ngày.
- CT3: Tuổi cây mầm ra ngôi là 20 ngày.
- CT4: Tuổi cây mầm ra ngôi là 30 ngày.
Tuổi cây tính từ ngày cây bắt đầu ra rễ.
Thí nghiệm
54: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ra cây đến tỷ lệ sống, tốc độ sinh
trưởng, phát triển của cây bạch đàn mô ngoài vườn ươm.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Ra cây vụ đông xuân (tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau).
- CT2: Ra cây vụ hè (tháng 3-7)
- CT3: Ra cây vụ thu (tháng 8-11)


22
Thí nghiệm 55: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che vòm nilon đến tỷ lệ sống của
cây con giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không che vòm nilon.
- CT1: Che vòm nilon 7 ngày.
- CT2: Che vòm nilon 10 ngày.
- CT3: Che vòm nilon 15 ngày.
- CT4: Che vòm nilon 20 ngày.
Thí nghiệm 56: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che lưới che râm đến tỷ lệ
sống của cây con giai đoạn vườn ươm.

Thí nghiệm gồm 6 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không che lưới che râm.
- CT1: Che lưới che râm 10 ngày.
- CT2: Che lưới che râm 15 ngày.
- CT3: Che lưới che râm 20 ngày.
- CT4:
Che lưới che râm 25 ngày.
- CT5:
Che lưới che râm 30 ngày.
Thí nghiệm
57: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đến chất lượng cây và
thời gian xuất vườn.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, số lần lặp là 3.
- CT ĐC: Không bón phân.
- CT1: Bón phân hàm lượng 0,01%
- CT2: Bón phân hàm lượng 0,02%.
- CT3: Bón phân hàm lượng 0,03%.
2.2.2.12. Xác định thời gian khử trùng, dung tích môi trường trong bình thích hợp với

sinh trưởng dòng bạch đàn U
29
E
1
.
1) Nghiên cứu ảnh hưởng của dung tích môi trường ở các cỡ bình khác nhau.
Thí nghiệm
58: Xác định dung tích môi trường phù hợp cho bình tam giác 500ml.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.

23
- CT1: Thể tích môi trường là 60 ml/bình.
- CT2: Thể tích môi trường là 80 ml/bình.
- CT3: Thể tích môi trường là 100 ml/bình.
Thí nghiệm
59: Xác định dung tích môi trường phù hợp cho bình tam giác 750ml
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Thể tích môi trường là 80 ml/bình.
- CT2: Thể tích môi trường là 120 ml/bình.
- CT3: Thể tích môi trường là 150 ml/bình.
Thí nghiệm
60: Xác định dung tích môi trường phù hợp cho bình rễ trụ 250ml.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Thể tích môi trường là 40 ml/bình.
- CT2: Thể tích môi trường là 50 ml/bình.
- CT3: Thể tích môi trường là 60 ml/bình.
2) Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian khử trùng môi trường trong các cỡ bình tới sự
sinh trưởng phát triểncủa dòng bạch đàn U
29
E

1
.
Thí nghiệm
61: Xác định thời gian khử trùng môi trường chồi phù hợp cho bình tam
giác 500ml.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Dùng TN 58*, thời gian khử trùng 15 phút.
- CT2: Dùng TN 58*, thời gian khử trùng 25 phút
- CT3: Dùng TN 58*, thời gian khử trùng 35 phút.
TN 58* là công thức tối ưu của thí nghiệm 58.
Thí nghiệm
62: Xác định thời gian khử trùng môi trường chồi phù hợp cho bình tam
giác 750ml.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Dùng TN 59*, thời gian khử trùng 15 phút.
- CT2: Dùng TN 59*, thời gian khử trùng 25 phút
- CT3: Dùng TN 59*, thời gian khử trùng 35 phút.
TN 59* là công thức tối ưu của thí nghiệm 59.

24
Thí nghiệm 63: Xác định thời gian khử trùng môi trường phù hợp cho bình trụ 250ml
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Dùng TN 60*, thời gian khử trùng 15 phút.
- CT2: Dùng TN 60*, thời gian khử trùng 25 phút
- CT3: Dùng TN 60*, thời gian khử trùng 35 phút.
TN 60* là công thức tối ưu của thí nghiệm 60.
2.2.2. 13. Nghiên cứu ổn định các thông số đầu vào (Agar, đa lượng, ĐTST, )
Thí nghiệm
64: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số đầu vào - agar.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.

- CT1: Dùng agar do Việt nam sản xuất ở nồng độ 3,5,7 mg/l.
- CT2: Dùng agar do Trung quốc sản xuất ở nồng độ 3,5,7 mg/l.
- CT3: Dùng agar do Đức sản xuất ở nồng độ 3,5,7 mg/l.
Thí nghiệm
65: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số đầu vào - nguyên tố khoáng, đa
lượng.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Dùng nguyên tố khoáng, đa lượng do Việt nam sản xuất
- CT2: Dùng nguyên tố khoáng, đa lượng do Trung quốc sản xuất.
- CT3: Dùng nguyên tố khoáng, đa lượng do Đức sản xuất.
Thí nghiệm
66: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số đầu vào - chất điều tiết sinh
trưởng.
Thí nghiệm gồm 2 công thức, số lần lặp là 3.
- CT1: Dùng chất điều tiết sinh trưởng do Trung quốc sản xuất.
- CT2: Dùng chất điều tiết sinh trưởng do Đức sản xuất.
2.3. S¶n xuÊt thö nghiÖm vµ §µo t¹o tËp huÊn kü thuËt.
2.3.1.Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc triển khai sản xuất thử nghiệm.
- Sửa ch
ữa, cải tạo, mở rộng nhà xưởng (Phụ lục 5b)
- Mua sắm, lắp đặt thêm một số trang thiết bị (Phụ lục 3b)
2.3.2. Sản xuất thử nghiệm.

×