Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

nghiên cứu khả năng thích nghi của các giống jatropha sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất dầu biodiesel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 224 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU











BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA
CÁC GIỐNG JATROPHA SỬ DỤNG LÀM
NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT
DẦU BIODIESEL




MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 200.RD/HĐ-KHCN

CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: TS. NGÔ THỊ LAM GIANG








7778
11/3/2010



TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/ 2009



BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA
CÁC GIỐNG JATROPHA SỬ DỤNG LÀM
NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT
DẦU BIODIESEL

Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 200.RD/HĐ-KHCN ngày 16/03/2009 giữa Bộ Công
Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu



Chủ trì thực hiện: TS. Ngô Thị Lam Giang

Tham gia thực hiện: ThS. Hà Văn Hân
KS. Nguyễn Đăng Phú
TS. Nguyễn Minh Tâm
TS. Nguyễn Thị Bích Hồng
KS. Lưu Quốc Thắng
KS. Trịnh Hưng Quyền
KTV. Lại Văn Sấm





TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2009

i



LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, tình hình khủng hoảng năng lượng trên thế giới và các vấn đề ô

nhiễm môi trường ngày một gia tăng, các nước có xu hướng đi tìm những nguồn
năng lượng sạch hơn, an toàn và bền vững hơn như năng lượng sinh học (có thể
tái tạo) để dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng bị cạn kiệt.
Các nước Đức, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Ấn Độ, Brazin đi đầ
u trong lĩnh vực này
và dầu diesel sinh học (biodiesel) từ hạt cây Jatropha đang được nhiều nước
quan tâm, sử dụng khá phổ biến ở các dạng B5, B10, B20, B30 và thậm chí
B100. Việt Nam cũng nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc phát triển nhiên
liệu sinh học. Do vậy, hàng loạt đề án trong lĩnh vực này đã được phê duyệt
trong 2 năm gần đây.
Ngày 20/11/2007, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định số
177/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm
2015, tầm nhìn đến 2025”. Theo đó cần qui hoạch đến năm 2010 phát triển các
vùng nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học qui mô 50 nghìn tấn
biodiesel/năm; năm 2015 đạt 250.000 tấn (đáp ứng 1 % nhu cầu xăng dầu của cả
nước); tầm nhìn đến 2025 đạt 1,8 triệu tấn (đáp ứng khoảng 5 % nhu cầu xăng
dầu của cả
nước).
Tiếp sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ký Quyết định
số 1842/QĐ-BNN-LN ngày 19/6/2008 về việc phê duyệt Đề án “Nghiên cứu,
phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam
giai đoạn 2008 - 2015 và tầm nhìn đến 2025”, đặt mục tiêu trong giai đoạn 2008
- 2010 trồng thử nghiệm, khảo nghiệm và sản xuất thử ở các vùng sinh thái khác
nhau đạt qui mô diện tích khoảng 30.000 ha, n
ăm 2015 mở rộng khoảng 300.000
ha và năm 2025 đạt tới 500.000 ha.
Do tính thời sự và cấp thiết của vấn đề biodiesel, hiện có hàng chục công
ty trong và ngoài nước đang tiến hành trồng thăm dò ở qui mô nhỏ hoặc đầu tư
vốn trồng cây Jatropha tại Việt Nam trên diện tích lớn và thu mua hạt khô.
Để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và triển khai thành công đề án của Thủ

tướng Chính phủ, đề án củ
a Bộ Nông nghiệp và PTNT, việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng thích nghi của các giống Jatropha sử dụng làm nguyên
liệu để sản xuất dầu biodiesel” là cấp thiết nhằm tạo ra vùng nguyên liệu phục
vụ sản xuất dầu biodiesel.








ii


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ iv
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT v
TÓM TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Tình hình nghiên cứu Jatropha và sản xuất biodiesel ở nước ngoài 2
1.2. Tình hình nghiên cứu Jatropha và sản xuất biodiesel ở trong nước 8
Chương 2. THỰC NGHIỆM 14
2.1. Nội dung nghiên cứu năm 2007-2009 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1. Thu thập, nhập nội và khảo sát tập đoàn giống Jatropha 14

2.2.2. Phân tích hàm lượng và chất lượng dầu của các giống Jatropha 14
2.2.3. So sánh các giống Jatropha ở Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung 15
2.2.4. Nghiên cứu khoảng cách trồng cây Jatropha 15
2.2.5. Nghiên cứu kỹ thuật tạo tán cây Jatropha 16
2.2.6. Ảnh hưởng của màng phủ Polyethylene lên sinh trưởng của cây Jatropha 16
2.2.7. Nghiên cứu chế độ tưới nước cho cây Jatropha 16
2.2.8. Nghiên cứu chế độ bón phân cho cây Jatropha 17
2.2.9. Thử nghiệ
m nhân giống Jatropha bằng biện pháp giâm cành 17
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
3.1. Thu thập và nhập nội các giống Jatropha 19
3.2. Khảo sát tập đoàn giống Jatropha trong nước và nhập nội 20
3.3. So sánh các giống Jatropha ở Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung 30
3.3.1. So sánh các giống Jatropha ở Đông Nam Bộ 30
3.3.2. So sánh các giống Jatropha ở Duyên hải miền Trung 34
3.4. Nghiên cứu kỹ thuật tạo tán và khoảng cách trồng cây Jatropha 36
3.4.1. Kỹ thuậ
t tạo tán cây Jatropha 36
3.4.2. Khoảng cách trồng cây Jatropha 39
3.5. Ảnh hưởng của màng phủ Polyethylene lên sinh trưởng 1 số giống Jatropha 41
3.6. Nghiên cứu chế độ bón phân và tưới nước cho cây Jatropha 43
3.6.1. Chế độ tưới nước cho cây Jatropha 43
3.6.2. Chế độ bón phân cho cây Jatropha 45
3.8. Thử nghiệm nhân giống cây Jatropha bằng biện pháp giâm cành 56
3.9. Biện pháp kỹ thuật trồng cây Jatropha (tạm thời) 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

iii




DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Nguồn gốc và số lượng mẫu giống Jatropha đã thu thập và nhập nội 19
Bảng 4.2a. Kích thước và khối lượng hạt của một số mẫu giống Jatropha 20
Bảng 4.2b. Kích thước và khối lượng hạt của một số mẫu giống Jatropha 21
Bảng 4.2c. Kích thước và khối lượng hạt của một số mẫu giống Jatropha 22
Bảng 4.3. Hàm lượng dầu hạt của một số m
ẫu giống Jatropha 23
Bảng 4.4. Phân tích 1 số chỉ tiêu hoá lý của dầu một số giống Jatropha 24
Bảng 4.5. Hàm lượng axit béo của dầu một số giống Jatropha 25
Bảng 4.6. Sinh trưởng của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh tháng 6 năm 2008 . 26
Bảng 4.7. Năng suất của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh tháng 6 năm 2008 27
Bảng 4.8. Sinh trưởng của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh tháng 9 năm 2008 . 27
Bảng 4.9. Năng suất của các giống Jatropha trồng tạ
i Tây Ninh tháng 9 năm 2008 28
Bảng 4.10. Sinh trưởng các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh tháng 11 năm 2008 29
Bảng 4.11. Năng suất của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh tháng 11 năm 2008. 30
Bảng 4.12. Chu vi gốc của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh 31
Bảng 4.13. Chiều cao cây của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh 31
Bảng 4.14. Đường kính tán của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh 32
Bảng 4.15. Số cành trên cây của các giống Jatropha trồng tại Tây Ninh 32
Bảng 4.16. Một số đặc điểm hoa và quả
của các giống Jatropha 33
Bảng 4.17. Số hạt/quả, KL. 100 hạt và hàm lượng dầu của giống Jatropha 33
Bảng 4.18. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất của các giống Jatropha 33
Bảng 4.19. Chiều cao và chu vi gốc của các giống Jatropha trồng tại Ninh Thuận 35
Bảng 4.20. Đường kính tán và số cành các giống Jatropha trồng tại Ninh Thuận 35
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của thời gian tạo tán đến chu vi gốc cây Jatropha 36

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của thờ
i gian tạo tán đến chiều cao cây Jatropha 37
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của thời gian tạo tán đến đường kính tán cây Jatropha 37
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của thời gian tạo tán đến số cành/ cây của Jatropha 38
Bảng 4.25. Ảnh hưởng khoảng cách trồng đến chu vi gốc cây Jatropha 39
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây Jatropha 39
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến đường kính tán cây Jatropha 40
Bảng 4.28. Ảnh hưởng khoảng cách tr
ồng đến số cành/cây Jatropha 40
Bảng 4.29. Ảnh hưởng của màng phủ Polyethylene lên chiều cao cây và số cành 42
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của màng phủ Polyethylene lên chu vi gốc, đường kính tán 42
Bảng 4.31. Ảnh hưởng lượng nước tưới đến chu vi gốc và chiều cao cây Jatropha 43
Bảng 4.32. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến đường kính tán và số cành Jatropha 44
Bảng 4.33. Ảnh hưởng lượng nước tưới đến số quả và năng suất cây Jatropha 44
Bảng 4.34. Kết quả phân tích đất tại Trảng Bàng – Tây Ninh 45
Bảng 4.35. Ảnh hưởng của liều lượng N đến chu vi gốc và chiều cao cây Jatropha 46
Bảng 4.36. Ảnh hưởng liều lượng N đến đường kính tán và số cành cây Jatropha 47
Bảng 4.37. Ảnh hưởng của liều lượng K đến chu vi gốc và chiều cao cây Jatropha 47
Bảng 4.38. Ảnh hưởng của liều lượng K đến đường kính tán và số cành Jatropha 48
Bảng 4.39. Ảnh hưởng liều lượng N,P,K đế
n số chùm quả ở giai đoạn 9 tháng 48
Bảng 4.40. Ảnh hưởng của liều lượng N,P, K đến số quả ở giai đoạn 9 tháng SKT 49
Bảng 4.41. Kết quả phân hạng số quả theo tương tác NP và PK sau 9 tháng SKT 49

i
v


Bảng 4.42. Ảnh hưởng liều lượng NPK đến số chùm quả giai đoạn 12 tháng SKT 50
Bảng 4.43. Ảnh hưởng của liều lượng NPK đến số quả ở giai đoạn 12 tháng SKT 51

Bảng 4.44. Kết quả phân hạng số quả theo tương tác NK và PK sau 12 tháng 51
Bảng 4.45. Ảnh hưởng của liều lượng NPK đến số quả ở giai đoạn 16 tháng SKT 52
Bảng 4.46. Ảnh hưởng liều lượng NPK đến n
ăng suất Jatropha sau 16 tháng SKT 53
Bảng 4.47. Kết quả phân hạng năng suất theo tương tác NP và PK sau 16 tháng 53
Bảng 4.48. Kết quả phân hạng năng suất theo tương tác NK sau 16 tháng 54
Bảng 4.49. Ảnh hưởng của các mức bón NPK đến các yếu tố năng suất Jatropha 55
Bảng 4.50. Một số loài côn trùng gây hại cây Jatropha 56
Bảng 4.51. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra chồi và số lá Jatropha 57
Bảng 4.52. Ảnh hưởng của nồng
độ IBA đến khả năng ra chồi và số lá Jatropha 57

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất sinh học trên thế giới năm 2007 và 2008 3
Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của thời gian tạo tán đến năng suất hạt cây Jatropha 38
Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất hạt Jatropha 41
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến nă
ng suất Jatropha 45
Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ ra chồi và rễ ở cành giâm 58
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến số rễ cấp 1 và chiều dài rễ cành giâm 58

v




DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

E5 : Xăng E5 (95 % xăng dầu mỏ truyền thống và 5 % ethanol)
B5 : Dầu diesel B5 (95 % diesel dầu mỏ truyền thống và 5 % diesel sinh học)

B10 : Biodiesel 10 %
B20 : Biodiesel 20 %
B30 : Biodiesel 30 %
B100 : Biodiesel 100 %
BDF : Biodiesel fuel
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PV : Phân viện
HCTN : Hợp chất thiên nhiên
CV : Hệ số biến động
CTV : Cộng tác viên
Đ/C : Đối chứng
NAA : napthalen-acetic acid
IBA : β-indol butyric acid
TTĐĐ : Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KHNNVN: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
ICRISAT : Viện Nghiên cứ
u Quốc tế các cây trồng cạn vùng nhiệt đới bán khô
hạn
Viện NCD và CCD: Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu



















vi


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích nghi của các giống Jatropha sử dụng
làm nguyên liệu để sản xuất dầu biodiesel” được tiến hành tại Trung tâm sản
xuất giống Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và Trung tâm cây trồng Bán khô hạn
Ninh Thuận, thời gian từ năm 2007 đến năm 2009. Đề tài đã thu thập và nhập
nội một số giống Jatropha; khảo sát sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm
lượng dầu của các mẫu giống trong tập
đoàn giống Jatropha; so sánh các giống
Jatropha ở Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ; nghiên cứu ảnh hưởng
của kỹ thuật tạo tán, mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của các giống
Jatropha; nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân và tưới nước đến sinh
trưởng và phát triển của các giống Jatropha; thử nghiệm nhân giống Jatropha
bằng biện pháp giâm cành. Thí nghiệm được bố trí bố trí tuần tự, không l
ặp lại
và khối đầy đủ ngẫu nhiên.
Kết quả đã thu thập và nhập nội được tổng số 86 mẫu giống Jatropha,
trong đó có 22 giống thu thập từ trong nước và 64 giống nhập nội từ Úc, Pháp,
Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc. Hàm lượng dầu của
các mẫu giống thu thập và nhập nội biến động từ 28,2 - 42,0 %, trong đó giống

có hàm lượng dầu cao nhất là TL 09-73 (42,0 %) và AĐ 09-59 ( 40,6 %). Sau 6
tháng trồng có phủ
polyethylene cây Jatropha sinh trưởng tốt hơn, có chiều cao
cây, chu vi gốc, đường kính tán và số cành trên cây lớn hơn rõ rệt so với đối
chứng không phủ. Sau 30 tháng trồng, năng suất của giống AĐ 07-2 ở Đông
Nam Bộ (Tây Ninh) đạt cao nhất (812 kg/ ha); Sau 01 năm trồng tại Ninh Thuận
nhận thấy giống TQ 07-5 có chiều cao cây, chu vi gốc, đường kính tán và số
cành trên cây phát triển mạnh hơn cả. Ở thời điểm 30 tháng sau khi trồng, biện
pháp tạo tán s
ớm - lúc 9 tháng sau khi trồng cho năng suất hạt cao nhất (820
kg/ha). Sự khác biệt về năng suất chưa thật rõ giữa các khoảng cách trồng; năng
suất hạt đạt cao nhất là 531,3 kg/ha với khoảng cách trồng 2,0 x 2,0m ở thời
điểm 18 tháng (năm 2008), và 876,8 kg/ ha với khoảng cách trồng 2,0 x 1,5m ở
thời điểm 30 tháng (năm 2009). Bước đầu đề xuất liều lượng phân bón phù hợp
ở mức 15 N, 20 P2O5 và 20 K2O/cây/năm (N
1
P
1
K
1
), tương đương 82 kg Urê,
278 kg Super Lân và 83 kg Kali /ha/năm (2500 cây/ha); Tưới nước bổ sung
trong mùa khô cho Jatropha có tác dụng đối với tăng trưởng (chu vi gốc, chiều
cao cây, đường kinh tán, số cành trên cây) khi cây còn nhỏ (sau trồng dưới 90
ngày) với lượng nước tưới 4-8 lít/ cây và 4-8 ngày tưới/ lần; Xử lý cành giâm
bằng NAA ở nồng độ 600 ppm cho tỷ lệ ra chồi và số lá mọc/ cành cao nhất ở
thời điểm 4 tuần sau xử lý; Tương tự, xử lý cành giâm bằng IBA ở nồ
ng độ 1200
ppm có số chồi mọc/cành, số lá mọc/cành, tỷ lệ ra chồi, số rễ cấp 1, tỷ lệ ra rễ và
chiều dài rễ cao nhất sau 4 tuần giâm. Đã đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng (tạm

thời) cho cây Jatropha.
1
MỞ ĐẦU


Cơ sở pháp lý/xuất xứ của đề tài
Đề tài đăng ký thực hiện trong 3 năm (2007 - 2009). Năm 2007 đã triển
khai thực hiện đề tài năm thứ nhất. Năm 2008 đề tài được thực hiện theo hợp
đồng NCKH&PTCN số 152.08.RD/HĐ-KHCN ngày 14/02/2008 ký giữa Bộ và
Viện, hợp đồng giao khoán nội bộ số 75/HĐGK-VD ngày 3/6/2008 ký giữa Viện
Trưởng và Chủ nhiệm đề tài. Báo cáo dưới đây trình bày kết qu
ả thực hiện đề tài
trong năm 2007-2009.

Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng thích nghi của các giống Jatropha tại miền Đông
Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Đề xuất biện pháp canh tác phù hợp cho cây Jatropha.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng: Cây Jatropha (Jatropha curcas L.).
- Phạm vi: Đề tài được giới hạn vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và Duyên
hải Nam Trung bộ (Ninh Thuận). Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến 2009.


















2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu Jatropha và sản xuất biodiesel ở nước ngoài
Vấn đề sản xuất Biodiesel: Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đang
quan tâm tới việc sản xuất biodiesel. Nhiên liệu sinh học chủ yếu gồm ethanol
sinh học và diesel sinh học. Ethanol sinh học có thể sản xuất từ nhiều nguồn
nguyên liệu khác nhau như sắn, mía, ngô, đậu tương còn diesel sinh học có thể
sản xuất từ các cây Jatropha, Cọ dầu, Hoàng liên mộ
c, Văn quan, Bánh dầy, Dừa
(Phạm Đức Tuấn, 2008).
Các nước sử dụng các loại dầu thực vật khác nhau để sản xuất nhiên liệu
sinh học. Theo Behl (2006), Mỹ sử dụng dầu đậu nành để sản xuất biodiesel,
nhiều nước châu Âu sử dụng dầu cải dầu và dầu hướng dương, Ai len dùng dầu
phế thải, mỡ động vật, Brazil sử dụng dầu thầu dầu, dầ
u cọ dầu ở Malaysia, dầu
dừa ở Thái Lan và Philipine, dầu hạt bông vải ở Hy Lạp, dầu hạt lanh ở Tây Ban
Nha, dầu Jatropha ở Ấn Độ.

Brazin là quốc gia đi tiên phong trong việc sử dụng ethanol làm nhiên liệu
thay thế, đã ban hành luật 11.097 ngày 13/1/2005 quy định tỷ lệ pha trộn bắt
buộc tối thiểu 5% diesel sinh học vào nhiên liệu hóa thạch, với tỷ lệ này nhu cầu
diesel sinh học là khoảng 800 triệu lít/năm, mức thu
ế ưu đãi giảm 68 % đối với
diesel sinh học sản xuất từ nguyên liệu thô bởi gia đình (Phạm Đức Tuấn, 2008).
Trong khối EU, tất cả các nước đều được miễn thuế đối với nhiên liệu
sinh học và không đặt ra mức khống chế được miễn thuế. EU qui định pha ít
nhất 2 - 5,75 % biodiesel từ 2006 - 2010 và năm 2020 là 20 %. Theo Alok
Adholeya (2008), châu Âu đã đưa ra tỷ lệ 5,75 % nhiên liệu sinh học trong tổng
số nhiên liệ
u bán ra vào năm 2010.
Ấn Độ bắt buộc sử dụng thí điểm xăng chứa 5 % ethanol tại 9 bang và 4
tiểu vùng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 (Nguyễn Phú Cường, 2008). Theo
ủy ban kế hoạch Ấn Độ, nước này phấn đấu đến 2011 - 2012 dầu sinh học sẽ
thay thế 20 % lượng dầu mỏ. Trong tầm nhìn 2020 về năng lượng, Ấn Độ quyết
định đầu tư trồng 5 - 10 triệu ha cây Jatropha để sản xuất 7,5 tri
ệu tấn diesel sinh
học/năm (Phạm Đức Tuấn, 2008). Theo Prasad (2006), bang Andra Pradesh của
Ấn Độ đã đầu tư cho nông dân vay tối đa khoảng 50.000 rupees để lắp đặt hệ
thống tưới nhỏ giọt (khoảng 90 % chi phí).
Indonesia đặt mục tiêu đến năm 2010 đưa diện tích cây Jatropha lên 5,25
triệu ha và nhiên liệu sinh học đáp ứng 10 % nhu cầu cho ngành điện và giao
thông. Năm 2007 công ty năng lượng sinh học Thụy Điển đã ký hợp
đồng đầu tư
103 triệu EU để trồng 100.000 ha cây Jatropha tại tỉnh Đông Nusa Tenggara của
Indonesia.
Trung Quốc đã lên kế hoạch đến năm 2010 sản xuất được 2 triệu tấn dầu
diesel sinh học, hiện đã trồng 20 ngàn ha Jatropha, năm năm tới đạt 150 ngàn ha
và tới năm 2010 đạt 1,4 triệu ha trên cả nước. Chính phủ Trung Quốc có chính

sách hỗ trợ tài chính mạnh mẽ như miễn thuế 5 % thuế tiêu thụ, chính phủ
chịu
tất cả các khoản thua lỗ do quá trình sản xuất, vận chuyển và bán nhiên liệu sinh

3


học (Bộ tài chính dành một khoản bù lỗ đặc biệt). Đối với các hộ gia đình trồng
cây Jatropha trên đất lâm nghiệp, Chính phủ hỗ trợ một khoản 200 tệ/mẫu Trung
Quốc (tương đương 6 triệu đồng /ha).
Malaysia hiện có 3 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học với công suất
276.000 tấn/năm. Chính phủ nước này đặt chỉ tiêu sản xuất 1 triệu tấn dầu diesel
sinh học xuất khẩu vào nă
m 2007 - 2008. Hiện nay Malaysia đã trồng được
10.000 ha cây Jatropha.
Bộ năng lượng Thái Lan năm 2004 đã thiết lập một dự án đầu tiên tại San
Sai - Chiang Mai để trồng và xây dựng trạm sản xuất diesel sinh học từ cây
Jatropha công suất 2.000 lít, tiến hành thử nghiệm trên một số loại xe taxi bán
tải. Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan cùng liên đoàn công nghiệp Thái
Lan khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng cây Jatropha, dự kiến diện
tích sẽ đạt 2 triệ
u Rai (320 nghìn ha) trong những năm tới (Phạm Đức Tuấn,
2008).
Hiện tại Hàn Quốc đứng đầu châu Á trong việc sản xuất và sử dụng dầu
biodiesel với tổng công suất là 670.000 tấn/năm và sẽ tăng lên 1 triệu tấn/năm
trong năm 2010, nguồn nhiên liệu là dầu đậu tương, dầu cọ nhập khẩu, duy nhất
chỉ có nhà máy BND Energy GuNSan với công suất 50.000 tấn/năm là dùng dầu
Jatropha làm nguyên liệu. Hàn Quốc đã ban hành tiêu chu
ẩn cho dầu pha
biodiesel BD5 (5 % biodiesel) và trong thời gian tới sẽ sử dụng BD10 (Tạ Quốc

Quang, 2008).
Hãng hàng không Air New Zealand (ANZ) vừa thử nghiệm thành công
một chuyến bay thương mại chạy một phần bằng năng lượng sinh học được làm
từ cây Jatropha. Với động cơ chạy bằng xăng máy bay chuẩn A1 kết hợp với dầu
được chiết xuất từ hạt Jatropha với tỷ lệ pha 1:1 (Báo thanh niên 1-1-2009).















Đồ thị 1.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất sinh học trên thế giới năm 2007 - 2008

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất diesel sinh học trên thế giới năm 2007
68
28
15
19
6
28
0

19
1
0
5
0
5
6
0
10
20
30
40
50
60
70
Tỷ lệ (%)
Dầu hạt cải dầuDầu Đậu nành Dầu cọ Dầu Jatropha Dầu hướng
đương
Mỡ động vậtKhác
Năm 2007 Năm 2008

4


bao gồm: dầu hạt cải dầu 68 %, dầu cọ 6 %, dầu đậu nành 15 %, dầu hạt hướng
dương 1 %, mỡ động vật 5 %, các loại khác 5 %. Tuy nhiên năm sau tỷ lệ trên đã
thay đổi, việc sử dụng dầu hạt cải dầu giảm xuống hơn 50 % (28 %), dầu cọ dầu
tăng lên (28 %), dầu hạt Jatropha chiếm tới 19 % và dầu đậu nành 19 %, các loại
khác 6 % (Mittelbach M. 2008). Dự kiến năm 2010 phát triển 5 triệu ha Jatropha
ở châu Phi, châu Á và Mỹ la tinh (Greco GVD. 2008). Prabha (2006), dự đoán

nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng 54 % từ năm 2010 tới 2025.
Cây Jatropha được chọn để làm nhiên liệu sinh học vì các lý do sau
(Gindaba J. 2008): cây Jatropha không dùng làm thực phẩm, mọc ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, có thể mọc ở khắp mọi nơi, ở những vùng đất không phù
hợp trồng cây lương thực, cây có thể cho quả trong nhiều năm, hạt có chứa hàm
l
ượng dầu cao (28 - 40 %), có thể nhân giống dễ dàng, chịu đựng một thời gian
dài những điều kiện bất lợi, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, dầu có thể
làm biodiesel chất lượng cao.
Nghiên cứu thu thập và chọn tạo giống Jatropha: Việc thu thập các mẫu
giống Jatropha và lập vườn tập đoàn giống đã được triển khai ở Ấn Độ. Viện
ICRISAT đã tiến hành thu thập được 15 mẫ
u giống từ các bang ở Ấn Độ và khảo
sát tỷ lệ nẩy mầm, khối lượng 100 hạt, hàm lượng dầu. Kết quả khảo sát cho
thấy tỷ lệ nẩy mầm từ 0 - 90 %. Khối lượng 100 hạt từ 44 - 77 g. Hàm lượng dầu
27,8 - 38,4 %. Viện đã khảo sát tập đoàn giống Jatropha, kết quả cho thấy tỷ lệ
hoa đực/cái là 4:1 tới 16,6:1 và số quả/cây là 90 và hàm lượng dầu từ 33,1 - 39,1
% ( ICJC 06091) (Wani SP. 2006).
Ấn Độ đã thành công khi chọn tạo được giống Jatropha mới có hàm lượng
dầu 49,2 % và 47,8 % protein, trong khi các giống hiện có hàm lượng dầu
thường dao động trong khoảng từ 31-37 % (Wiersma E. 2008). Ngoài ra chương
trình nghiên cứu hợp tác của Ấn Độ và nhiều nước khác cũng đã thành công
trong chọn tạo giống Jatropha không độc, dầu có thể làm dầu ăn và bánh dầu có
thể làm thức ăn gia súc. Brazin đã chọn tạo thành công được giống Jatropha chịu
lạ
nh (Wiersma E. 2008). Đã thử nghiệm thành công cấy mô Jatropha ở Ấn Độ,
Singapore và các cây cấy mô năng suất cao đang được cung cấp cho sản xuất.
Theo M. Paramathma (2009), Ấn độ đã thu thập được 2315 mẫu giống
Jatropha từ khắp nơi trên thế giới để phục vụ cho chương trình lai tạo giống.
Nghiên cứu khả năng sống của hạt phấn và sự tiếp nhận của nhụy hoa cho thấy

nhụy có th
ể tiếp nhận hạt phấn trong ít nhất 3 ngày, nhưng quả đậu tốt nhất là từ
1 - 2 ngày đầu và tỷ lệ đậu giảm khi tuổi của nhụy tăng.
Parthiban (2009), đã tiến hành chương trình lai tạo giữa các loài Jatropha
khác nhau, phần lớn đã không đạt kết quả mong muốn. Tuy nhiên đã thành công
và tạo đươc nhiều tổ hợp lai giữa 2 loài Jatropha curcas và Jatropha
integerrima.
Yêu cầu về điều kiện khí hậ
u, đất đai trồng Jatropha: Gindaba J. (2008)
đã nêu các yêu cầu về khí hậu đất đai phù hợp cho cây Jatropha (phụ lục 1). Còn
theo Richardson (2008) như sau:
Lượng mưa: Trung bình 1200 - 3500 mm/năm, năng suất biến động tùy

5


vào lượng mưa, mưa ít sẽ cho năng suất thấp. Cần lượng mưa phân phối đều và
mưa kết hợp nhiệt độ cao sẽ giúp cây phát triển tốt.
Nhiệt độ: Cây Jatropha phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng,
nhiệt độ trung bình/năm từ 25 - 27
0
C, không chịu được sương giá (rụng lá).
Ẩm độ: Ẩm độ cao kéo dài cùng nhiệt độ thấp làm tăng khả năng bị bệnh
lá, ẩm độ thấp làm tăng nhu cầu nước của cây.
Gió: Gió mạnh liên tục cản trở côn trùng thụ phấn và ảnh hưởng phát triển
cây
Đất: Chọn đất trồng cần xem cấu trúc đất, hiện trạng nước mặt và nước
ngầm, hiện trạng s
ử dụng đất, đất xốp, đất cát nhiều mùn là lý tưởng, đất nặng
làm rễ cây phát triển yếu.

Đánh giá khí hậu: Cần xem xét sự thiếu nước, nhiệt độ (lạnh giá), ẩm độ
(bệnh), gió (khả năng hoa được thụ phấn), từ đó đối chiếu và phân tích số liệu để
xác định đất thích hợp có thể trồng (sử dụng bản đồ GIS).
Chọn đi
ểm: Đất phù hợp, có đủ nhân công, có cơ sở hạ tầng, có điều kiện
cung ứng dịch vụ, hậu cần.
Cây Jatropha có thể chịu đựng được thời tiết rất nóng nhưng chỉ có thể chịu
được băng giá nhẹ trong một giai đoạn ngắn, khi trời lạnh cây sẽ rụng lá. Băng giá
kéo dài sẽ làm chết cây chưa trưởng thành và hư hại nặng cây đã trưởng thành.
Jatropha phát tri
ển mạnh trên đất cát thoát nước tốt, cây có thể phát triển trên đất
nghèo dinh dưỡng và trong điều kiện đất nhiễm mặn .
( />)
Về chế độ bón phân cho cây Jatropha: có nơi sử dụng phân chuồng +
Super lân để bón lót, có nơi chỉ sử dụng phân Super lân để bón lót
(http://teriin:org/projects/ES/Jatropha.pdf). Cây Jatropha cần phân NPK và Ca,
Mg, S, chịu được đất kiềm (pH=8,5), không chịu mặn (Richardson C., 2008).
Nên bón: 30-100g/cây/ năm, phân NPK 10:20:10 và 5 kg phân hữu cơ/cây/năm
(Sherriff R. 2008). Wani (2008) đã bố trí thí nghiệm phân bón với 5 nghiệm
thức: T1 = 50g Ure + 38 g Super Lân, T2 = 50g Ure + 76 g Super Lân, T3 = 100
g Ure + 38g super Lân, T4 = 100g Ure + 76g Super Lân, T5= đối chứng, cho kết
quả T3 có số quả/cây, TL quả/cây, số hạt/cây, TL hạt/cây, tỷ lệ nhân, TL. 100 hạ
t
là cao nhất. Đã đánh giá ảnh hưởng của nấm rễ mycorrhizal lên sự phát triển cây
con ở vườn ươm, nấm rễ đã làm tăng chiều cao cây, chu vi thân và số lá/cây
(Wani S.P. and Sreedevi TK. 2008).
Phân bón cho Jatropha từ năm thứ 1 tới năm thứ 4 (mật độ trồng 1.667
cây/ha) ở Indonesia được tác giả Rijssenbeek (2008) trình bày trong phụ lục 3.
Cây Jatropha thích nghi với đất có độ phì thấp. Nếu bổ sung thêm Ca, Mg,
và S có thể cải thiện được năng suất. Nấ

m mycorrhizal đã giúp cây phát triển tốt
trong điều kiện thiếu lân. Lượng phân cần bón cho 1 cây/năm: 1kg phân hữu cơ
+ 20g Urê + 120 g Super Lân + 16 g KCl
(
Theo Rao C.L.N (2008) bón lót cho mỗi hố khi trồng Jatropha: 2 - 3 kg
phân hữu cơ + 0,12 kg Super lân + 0,15 kg KCl, lượng phân bón cho 1 cây/năm:

6


500 g phân hữu cơ + 20 N + 30 g P
2
O
5
+ 20 g K
2
O. Theo Punia M.S (2008) bón
lót với liều lượng 20 g Urê, 120 g lân, 16 g KCl và 2 - 3 kg phân hữu cơ cho 1
hố trồng, từ năm thứ 2 bón NPK với tỷ lệ 46:48:24 kg/ha. Wani (2006) khuyến
cáo phân bón cho Jatropha năm thứ 1:1 kg và 50g DAP/cây và các năm tiếp theo
50 g Ure và 100 g Lân, nên bổ sung thêm Ca, Mg, S.
Theo Wani SP. (2006), đã đánh giá ảnh hưởng của nấm mycorrhizal lên sự
phát triển cây con ở vườn ươm. Nấm có khả năng làm tăng chiều cao cây, chu vi
thân và số lá/cây ở nghiệm thức có nhiễm nấm so với không nhiễm (phụ lục 2).
Theo Alok Adholeya (2008), sử d
ụng nấm mycorrhiza có thể giảm bớt tới
50 % lượng phân lân cần bón cho cây Jatropha và giúp cây trồng sử dụng nước
hiệu quả hơn.
Về khoảng cách trồng Jatropha: thay đổi tùy thuộc cách trồng thuần,
trồng theo bờ bao hay trồng xen. Các khoảng cách có thể là: 3 x 3 m; 2,5 x 2,5

m; 2 x 2 m, 2 x 1 m. Trong điều kiện trồng đại trà nên trồng với khoảng cách 2 x
2 m (2.500 cây/ha). Nếu trồng làm hàng rào hoặc để giữ đất nên trồng ở khoảng
cách 15 cm đến 25 cm x 15 cm ( Tác
giả Sherriff (2008) khuy
ến cáo các khoảng cách trồng 2 x 3 m, 2 x 4 m, 4 x 5 m,
6 x 6 m và trồng thành hàng dọc.
Về kỹ thuật tạo tán: Các tác giả đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật tạo tán
tương đối đa dạng, khác nhau về thời gian bắt đầu tạo tán lần đầu. Theo Rao V.P.
(2008), cây Jatropha được tạo tán ở năm thứ nhất, thứ 2 sau khi trồng và hàng
năm sau khi thu hoạch sẽ tiếp tục tạo tán để cây không quá cao, tiện cho thu
hoạch còn theo Rao C.L.N. (2008) thì nên tạo tán vào năm thứ 2, c
ắt tới 60 cm
từ mặt đất. Wani (2006) khuyến cáo sau năm thứ nhất tạo tới cành cấp 3 và cuối
năm thứ 3 có tổng số 25 cành. Cứ 10 năm lại cắt 1 lần cách mặt đất 30 cm vào
cuối mùa khô hoặc tạo tán từ lúc cây nhỏ sau khi thu hoạch, cây sẽ phát triển
mạnh sau đó (Sherriff, 2008). Theo một tác giả khác thì khoảng 90 - 120 ngày
tạo tán lần 1 cách mặt đất 25 cm cho tất cả các cây sẽ tạo ra được 8 - 12 cành, để
cây dễ
thu hoạch nên tạo tán giữ cây ở độ cao 2 m
( />)
Rooyen (2008) thì tính toán, tạo tán để cây có 120 cành (năng suất đạt 7 -
8 tấn hạt/ha), định hình tán cây trong 3 năm đầu, có thể cắt cành tạo tán sau 3
tháng trồng, tạo dáng cây dạng cầu tròn hoặc quả lê để các cành không đan xen
nhau dễ bị gẫy, khi cắt để lại ít nhất 7 mắt để có ít nhất 3 cành mới. Sau mỗi đợt
cắt cành tạo tán sẽ cho ra 3 cành mới theo cấp số nhân: 1 cành - 3 cành - 9 cành
- 27 cành - 81 cành - 243 cành, sau đó cắt tỉa 50 % số cành, còn giữ 120 cành.
Ưu đ
iểm của tạo tán: năng suất cao, cây khỏe, ra hoa sớm lúc 4 tháng sau khi tạo
tán, tính toán năng suất: 120 cành có quả x 14 quả/cành x 3 hạt/quả = 5.040 hạt.
Về tưới nước: Cây Jatropha chịu hạn rất tốt, có thể phát triển với lượng

mưa là 500 - 1500 mm/năm. Dưới mức 500 mm thì sinh trưởng của cây tùy
thuộc vào mực nước ngầm trong đất. Cây có thể chịu được thời gian dài thiếu
nước, sau đó tăng trưởng trở l
ại khi mưa tới.
Theo Rooyen (2008) một kỹ thuật mới được khuyến cáo là sử dụng dung

7


dịch Gel để giữ nước trộn chung phân bón tưới hốc vào ngày trồng (chi phí tăng
thêm khoảng 100 USD/ha), tăng khả năng giữ nước và cung cấp nước cho cây.
Sreedvi (2009) cho biết năng suất jatropha đạt 1 tấn/ ha khi trồng thử nghiệm ở
Ấn Độ trên những vùng đất cằn cỗi trong điều kiện nước trời.
Rao CLN (2008) cho biết năng suất mỗi cây Jatropha trong điều kiện
không tưới 0,2 - 1,5 kg, trong điều kiện có t
ưới từ 1,5 - 5 kg/cây ở năm thứ 4
hoặc 5 (phụ lục 4). Còn theo Wani (2006), trong điều kiện không tưới năng suất
đạt 750 - 1500 kg/ha, có tưới 1500 - 2500 kg/ha. Theo Sherriff (2008), cho rằng
tưới nhiều sẽ không đạt HQKT, tưới bổ sung vào các giai đoạn thiếu nước sẽ cho
rất nhiều hoa, ít nhất khoảng sau 10 ngày mới tưới 1 lần.
Dự án nghiên cứu của Agroil đang triển khai ở các nước Ma rốc, Senegal,
Ghana, Camarun. Trong các mô hình đều sử dụng phương pháp tưới nh
ỏ giọt.
Tại Ma rốc đã trồng 5 ha tưới nhỏ giọt với 6 giống Jatropha và khoảng cách 2 x
4 m. Tại Senegal đã trồng 60 ha tưới nhỏ giọt với 6 giống Jatropha và khoảng
cách 2 x 4 m, trồng xen cây ngắn ngày. Tại Ghana đã trồng 50 ha tưới nhỏ giọt
với 5 giống Jatropha và khoảng cách 2 x 4 m, 2 x 8 m, trồng xen: mè, đậu, dưa
hấu. Tại Camarun trồng 50 ha tưới nhỏ giọt với 9 giống Jatropha và khoảng cách
2 x 4 m, 2 x 8 m, trồng xen bắp (Greco GVD. 2008).
Các biện pháp nhân gi

ống Jatropha: Có thể sử dụng IBA và NAA để
kích thích ra rễ ở cành giâm. Có thể sử dụng cành dài 15 cm, đường kính 2 - 3
cm, xử lý với IBA và NAA ở nồng độ 100 ppm (Punia, 2008) hoặc dùng cành
dài 30 cm, đường kính 2 - 3 cm, xử lý với IBA ở nồng độ 100 ppm (Kaushik,
2007). Theo Rao VP. (2008) xử lý cành Jatropha bằng chất kích thích IBA ở
nồng độ 100 ppm cho tỷ lệ chồi mọc rễ đạt 95 %, số chồi/cành là 2, số rễ/cành
đạt 5 rễ, trong khi đối chứng chỉ đạt tỷ lệ ra chồ
i là 62 %, tỷ lệ mọc rễ đạt 57 %,
số chồi/cành là 1 và số rễ/cành là 1. Tác giả Richardson (2008) đưa ra các biện
pháp kỹ thuật nhân giống Jatropha và phân tích ưu nhược điểm của mỗi biện
pháp. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà chọn biện pháp cho phù hợp. Có thể nhân
giống Jatropha bằng hạt, cành giâm, ghép cành hoặc nuôi cấy mô (phụ lục 5).
Jha, Mukherjee và Datta (2007) thông báo đã thành công trong việc nuôi
cấy mô Jatropha. Chu kỳ nuôi cấy trong thời gian 12 - 16 tuần, cây con chuyển
ra vườn trồng
đạt tỷ lệ sống 90 %.
Thu hoạch và bảo quản: Wiersma (2008) khuyến cáo hạt giống cần được
bảo quản ở ẩm độ < 60 % và nhiệt độ < 20
0
C. Tiêu chuẩn chất lượng hạt giống
Jatropha: hạt tồn trữ dưới 1 năm, trọng lượng 1000 hạt = 500 g (ẩm độ < 10 %),
tỷ lệ lẫn hạt cây khác < 2 % và > 70 % tỷ lệ nẩy mầm. Chất lượng cây con
Jatropha khi xuất vườn ươm: Cao cây 30 - 45 cm (đo từ mặt đất tới đỉnh sinh
trưởng); cây có > 8 lá thật; đường kính thân > 1,5 cm (đo cách mặt đất 2 cm); vỏ
cây nơi 10 cm từ mặt đất chuyển từ màu xanh sang xám; rễ
cây còn chưa xuyên
qua bịch.
Sự ra hoa phụ thuộc vào địa điểm, khí hậu thời tiết, độ ẩm và độ phì của
đất. Quả chín trong vòng từ 2 - 4 tháng sau khi ra hoa. Nên thu hoạch khi quả có
màu vàng. Không nên phơi thẳng dưới nắng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến sức


8


nẩy mầm của hạt, phơi đạt độ ẩm 5 - 7 %, bảo quản trong điều kiện khô và lạnh
(Wani SP. 2006 và 2007).
Thành phần dầu Jatropha: Theo Heeres E. (2008), dầu Jatropha có thành
phần các axit béo chủ yếu: Palmitic 16:0 (18,3 %), Palmitoleic 16:1 (0,65 %),
Stearic 18:0 (5,6 %), Oleic 18:1 (45,6 (29,8 %), Linoleic 18:2, phù hợp để chế
biến nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên cần nghiên cứu cải thiện độ ổn định và một
vài đặc tính khác (phụ lục 6). Nutan (2006), chỉ ra các thông số quan trọng của
dầu thực vậ
t khi sử dụng làm biodiesel: Độ ẩm - dầu cần được làm khô để bảo
đảm hiệu quả của chất xúc tác; tỷ lệ các acid béo tự do <1% - tỷ lệ này càng
thấp thì biodiesel thu được càng cao; chỉ số Iod - chỉ số iod cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu Jatropha và sản xuất biodiesel ở trong nước
Do chưa có nguồn giống được công nhận và kiểm định, chưa có qui trình
kỹ thuật canh tác và qui hoạch vùng trồng phù hợp nên việc phát triển Jatropha
trên diện rộng có thể
gặp rủi ro, đặc biệt là đối với người dân nghèo.
Một số đặc tính sinh học của cây Jatropha: cây Jatropha có tên khoa học
là Jatropha curcas L., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), có nguồn gốc từ
châu Phi, Bắc Mỹ và vùng biển Carribê, du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, được
trồng làm hàng rào. Jatropha là loại cây lưu niên, có thể cao tới 5 m, là cây bụi
lớn, có chu kỳ sống lâu tới 50 năm, khả năng cộng sinh với nấm rễ Mycorrhizal
cao, nên có thể sinh trưởng tốt trên những vùng đất suy thoái, khô, cằn cỗi, thậm
chí ô nhiễm và hoang hóa. Cây có chiều cao trung bình từ 2 - 7 m, thân và cành
cây trơn không có gai, hoa có kích thước nhỏ, màu vàng và có mùi thơm, thuộc
loại hoa đơn tính, với số lượng hoa đực luôn nhiều hơn hoa cái. Quả mọc thành
từng chùm, mỗi chùm thông thường có khoảng 3 quả, màu xanh nhạt. Thời gian

từ khi cây ra hoa đến khi quả chín khoảng 60 - 90 ngày. Hạt có màu trắng ở đầu,
dài 1,7 - 1,9 cm, dầy 0,8 - 0,9 cm, khối lượng 100 hạt khoảng 69,9 g. Có vài loại
côn trùng gây hại cho cây nhưng thường gặp nhất là loại rệp phấn. Có thể trồng
bằng hạt hoặc bằng cành giâm.
Một vài đặc điểm và công dụng của Jatropha: là loại cây đa mục đích,
tất cả các phần của cây đều có giá trị sử dụng, tuy nhiên sản phẩm quan trọng
nhất vẫn là hạt lấy dầu cho sản xuất diesel sinh học. Dầu Jatropha thô được dùng
để thắp sáng, đ
un nấu, khi cháy không cho khói, về mặt y học nhựa cây Jatropha
do chứa alkaloid (Jatrophine) có tác dụng chống lại ung thư, rễ cây dùng để chữa
rắn cắn. Kinh nghiệm cho thấy nông dân có thể dùng lá khô của cây Jatropha
hun khói diệt nhiều loại sâu bệnh trên cây ăn quả và cây trồng khác. Cây
Jatropha tạo ra thảm thực vật có độ che phủ ổn định, có khả năng hấp thụ CO
2

lớn. Vì vậy cây Jatropha cũng rất có ý nghĩa về dịch vụ môi trường (Nguyễn Phú
Cường, 2008).
Ngoài diesel sinh học, cây Jatropha còn có thể cho ta nhiều sản phẩm khác
như: dầu diesel sinh học 1.000 - 3.000 lít /hecta; khô dầu đạm nhiều (38 %
protein), thức ăn cho gia súc, tôm, cá (từ 1 - 9 tấn/ha); sinh khối vỏ quả, thân, lá
có thể sản xuất biogaz, phân hữu cơ. Dầu Jatropha có thể sản xuất dầu nhớt cao
cấp, xà phòng, thắp sáng, nấu nướng, vecni dầu bóng. Từ
lá, vỏ, thân, rễ, dầu, có

9


thể sản xuất nhiều hóa chất màu, glycerin, hoạt chất kích thích sinh trưởng thực
vật siêu mạnh, thuốc chữa bệnh (nghiên cứu ở Nhật phát hiện có chất chống ung
thư), thuốc trừ sâu, diệt ốc bươu vàng, diệt cá tạp, xua đuổi chuột. Ngọn non có

thể làm rau xanh, lá có thể nuôi một loại tằm cho tơ, cây có thể thả nuôi cánh
kiến. Có thể tăng sản phẩm nhờ trồng xen với các cây khác nh
ư gừng, nghệ,
keo, bạch đàn.
Cây Jatropha có thể trồng vừa che bóng, vừa chống cỏ dại, giảm sâu bệnh
vừa cho sản phẩm trên các diện tích trồng xen cà phê, ca cao; là chỗ dựa và giảm
sâu bệnh cho cây tiêu, cây vanilla (trong cây có chất chống tuyến trùng gây
bệnh). Cây Jatropha còn trồng làm bờ rào chống gia súc phá hại, cản lửa, xua
đuổi côn trùng truyền bệnh, có thể trồng ven đường đi, bờ mương, bờ ao, bờ hồ
vừa cho sả
n phẩm, vừa chống sạt lở, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cho thu
nhập không ít. Cây Jatropha có khả năng chịu hạn tốt, có thể mọc trên đất trồng
đồi núi trọc, các vùng đất cát ven biển, đất nghèo dinh dưỡng có điều kiện thời
tiết khắc nghiệt, tăng độ ẩm cho môi trường, tăng dự trữ nước và cải tạo đất tốt,
tạo vi khí hậu cho vùng trồng xen hoa màu, các loại cây kinh tế
khác. Đây là
nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và có tính ổn định bền vững cao.
Dầu ép từ cây Jatropha không cần chế biến phức tạp, có thể dùng thẳng
cho các động cơ diesel mà không cần thay đổi về máy móc. Cũng có thể pha
chung với diesel từ dầu mỏ với các tỷ lệ tự do làm tăng hiệu suất và giảm tác hại
của diesel dầu mỏ. Diesel sinh học từ cây Jatropha có ôxy trong phân tử và
không có sunphua nên được
đốt cháy hết, giảm thiểu 40 - 80 % khí gây hiệu ứng
nhà kính và 100 % khí gây ung thư. Hơn nữa, trồng cây còn giúp cố định trung
bình 10 tấn CO
2
/ha/năm, có thể bán theo công ước quốc tế về giảm thiểu khí
thải. Nước ta đã tham gia nghị định thư tokyo về biến đổi khí hậu toàn cầu cho
nên cần thực hiện qui định bắt buộc sử dụng diesel sinh học và thực hiện nghiêm
chỉnh những cam kết mà Việt Nam đã ký kết.

Cơ hội và thách thức đối với cây Jatropha: khi trồng cây Jatropha trên
diện rộng cũng gặp nhiều thách th
ức (Ngô thị Lam Giang và CS.2009): quá trình
xin cấp đất ở một số nước gặp nhiều khó khăn, qui mô hoạt động lớn đòi hỏi
ứng dụng cơ giới hóa, năng suất và sản lượng dự kiến không chắc chắn, hiểu
biết còn hạn chế về các đặc tính nông học (đậu quả, tưới, tạo tán, thích nghi,
phòng trừ sâu bệnh, sự ra hoa và tạo quả, thu hoạch, bảo quản hạt), phát triển
nhiên liệu sinh học có thể đe dọa 1 số hệ sinh thái, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất,
quản lý sản phẩm phụ. Khi phát triển Jatropha ở qui mô nông hộ cũng gặp nhiều
khó khăn: thiếu giống tốt có khả năng thích nghi cho từng vùng, thiếu bảo đảm
về năng suất dự kiến, nông dân có thể trồng trên đất trồng cây lương thực, vấn
đề phòng trừ sâu bệnh.
Tr
ồng cây Jatropha và cơ hội: nhu cầu về dầu đang tăng lên trên toàn thế
giới, hầu hết các nước châu Phi đều nhập khẩu dầu, không cạnh tranh trực tiếp
với cây thực phẩm, khí hậu phù hợp, nhân công và đất đai, ảnh hưởng tốt lên
nền kinh tế các nước đang phát triển, cây trồng có tiềm năng cải thiện tốt môi
trường, tiềm năng sử dụng bánh dầu làm phân bón hữu cơ
, thức ăn chăn nuôi.

10


Tình hình nghiên cứu về cây Jatropha: Ở Việt Nam cây Jatropha mọc lác
đác ở một số nơi, song chưa thành hệ thống và các giống chưa được phân lập,
tuyển chọn. Không phải chỉ ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia khác đang trồng
Jatropha để sản xuất diesel sinh học đều chưa có giống được công nhận chính
thức, nguồn giống chưa được kiểm soát, chưa đảm bảo về chất l
ượng, rất nhiều
hạt Jatropha có chất lượng thấp đang lưu hành tạo ra rủi ro cho các dự án trồng

Jatropha. Các Viện, trường mới bắt đầu nghiên cứu trong vài năm gần đây, chưa
có qui trình kỹ thuật canh tác cho cây jatropha. Do đó cần có công trình nghiên
cứu trên nhiều vấn đề như tính thích ứng các giống, mật độ và tạo tán, chế độ
bón phân, tưới nước, kỹ thuật vườn ươm… trước khi đưa ra sản xu
ất đại trà.
Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam đang thực hiện đề tài: Nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản đại đa mục đích: Ươi (Scaphium
macropodum), Cọc rào (Jatropha curcas L.) diện tích khảo nghiệm còn hạn chế
với qui mô nhỏ. Trung tâm Công nghệ Sinh học lâm nghiệp thuộc Viện cũng bắt
đầu triển khai đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Jatropha giai
đoạn 2007-2010”. Đã khảo nghiệ
m 8 xuất xứ giống (4 xuất xứ nội và 4 xuất xứ
ngoại) tại Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Phú Thọ. Đã chọn được 30 cây mẹ tốt nhất
trong đó có cây mẹ đạt đến 5 kg hạt khô/cây và có cây mẹ đạt hàm lượng dầu
trong hạt 38 %, nhưng đáng tiếc là cây mẹ năng suất cao thì hàm lượng dầu lại
không cao. Hợp tác với Công ty GreenEnergy nghiên cứu công nghệ chế biến
dầu diesel sinh học qui mô nhỏ (Phạ
m Đức Tuấn, 2008).
Tác giả Lê Quốc Huy và CS (2008) báo cáo đã thu thập và tuyển chọn
được 24 xuất xứ hạt Jatropha, trong đó có 18 xuất xứ nhập nội và 6 xuất xứ bản
địa, điều tra tuyển chọn được 48 cây trội với các đặc tính vượt trội về sinh
trưởng, năng suất hạt (2,8 - 5,0 kg/cây) hàm lượng dầu trong hạt 25 - 39,5 %.
Các xuất xứ và cây trội tuyển chọn đang được trồng khả
o nghiệm ở các vùng
sinh thái. Các mô hình thử nghiệm về mật độ, trồng cây con Stum, nấm rễ
mycorrhizal, phân bón và tạo tán. Tại vùng đất cát Ninh Phước cây ra hoa, quả
sau 5 - 6 tháng trồng. Chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh tăng cường giữ nước và
hấp thu nước cho cây chủ Jatropha trên các vùng lập địa khô cằn. Tại Ấn Độ chế
phẩm này đã làm tăng năng suất hạt hơn 20 %, còn cây con ở vườn ươm được
x

ử lý chế phẩm đã cho sinh trưởng cao hơn 80 % so với đối chứng. Áp dụng kỹ
thuật cắt tỉa tạo tán, sau 6 tháng trồng cây Jatropha đạt trung bình 10 - 12 cành
phát triển ngang nhau, năm 2 sẽ tạo nên cây Jatropha với tán tròn có 17 - 20
cành tán mang quả. Về các mật độ có thể trồng là 2.500 cây/ha, 2000 cây/ha và
1.600 cây/ha. Trong đó mật độ 2000 và 1600 cây/ha bước đầu được đánh giá có
triển vọng phù hợp cho sinh trưởng, tạo tán và nhiều cành mang quả để có năng
suất về sau. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứ
u về hàm lượng dầu của quả Jatropha
thu hoạch ở các độ chín khác nhau. Hàm lượng dầu có trong hạt khô của các quả
khi thu hái mới chín vàng, còn tươi có tỷ lệ dầu thấp nhất, thấp hơn hàm lượng
dầu cao nhất 16 % (84 %). Hàm lượng dầu trong hạt khô của quả chín màu
vàng, vỏ quả bắt đầu chuyển nâu khô khi thu hái có hàm lượng dầu cao, chỉ thấp
hơn hàm lượng dầu cao nhất 3 - 4 % (97 %). Hàm lượng dầu trong hạt khô của

11


quả chín khô, màu nâu đen khi thu hái có hàm lượng dầu cao nhất (100 %).
Phân Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên tại TP.HCM đã thử nghiệm tỷ
lệ nẩy mầm của hạt, thí nghiệm trồng bằng hạt, bằng hom. Kết quả ban đầu cho
thấy cây ươm bằng hom mọc không đều, hom ngọn mọc nhanh hơn hom gốc,
hom dài hơn 50 cm cho sức sống cao, sau 6 tháng cho hạt. Cây Jatropha có khả
năng thích nghi cao trên các loại đất cát, đất đỏ bazan, đất thị
t. Từ độ cao 0 - 900
m trên mực nước biển, mọc ở mọi miền khí hậu nước ta kể cả nơi khô nhất. Qua
trồng thử nghiệm một số giống nước ngoài và giống trong nước trồng tại vùng
khô hạn Bình Thuận, Hà Nội bước đầu nhận thấy giống Brazin PT01 và PT02 có
triển vọng cho năng suất cao. Phân Viện cũng đang hợp tác với Pháp triển khai
đề tài nghiên cứu về Jatropha ở Bình Thu
ận và 1 số tỉnh khác (Lê Võ Định

Tường, 2007,2008).
Cây Jatropha thường sinh trưởng và phát triển ở nơi có độ cao 0 - 500 m
trên mặt biển. Ninh Thuận là một trong những vùng đất cát khô hạn nhất ở Việt
Nam có lượng mưa trung bình 600 mm/năm, nơi đây ngay trong mùa khô cây
vẫn xanh tốt, cho hoa, quả. Giống có nguồn gốc Ấn Độ trồng thử nghiệm ở Bình
Phước, Bình Dương cho thấy chỉ sau 6 tháng, cây Jatropha đã cho quả. Phòng
công nghệ tế bào thực v
ật thuộc Viện sinh học nhiệt đới cũng đang triển khai
nghiên cứu nhân giống Jatropha bằng phương pháp nuôi cấy mô. Bước đầu đã
chiết xuất thành công dầu Diesel từ hạt cây Jatropha (Thái Xuân Du và Nguyễn
Văn Uyển, 2008).
Trung tâm Nông Nghiệp Công nghệ cao Tp. HCM đã và đang tiến hành
khảo nghiệm 7 - 8 giống nhập nội từ Ấn Độ, Thái Lan, Maylaysia, đồng thời đã
nghiên cứu nhân giống Jatropha bằng phương pháp in intro từ nuôi c
ấy chồi
ngọn hay chồi nách (Thái Xuân Du và Nguyễn Văn Uyển, 2008).
Trường Đại học Thành Tây đang triển khai đề tài nghiên cứu về cây
Jatropha, tác giả Nguyễn Công Tạn cho biết Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm
của Trường đã xây dựng được 1 ha vườn sưu tập giống năm 2007 bao gồm 16
xuất xứ của Việt Nam, 5 giống được tuyển chọn của Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Ấn Độ, Mailaysia và thiết lập mộ
t vườn ươm diện tích 4 ha tại khu
vực Lương Sơn - Hòa Bình. Trường cũng đang nghiên cứu nhân giống đại trà
bằng mô, hom. Năm 2008 trường đã ký hợp đồng tạo 500.000 cây con cho công
ty Oliway, Đài Loan. Trường đã gieo ươm khoảng 3 triệu cây giống để phục vụ
cho chương trình (Nguyễn Công Tạn, Phạm Văn Tuấn, 2008).
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (Bộ Công thương) đã quan tâm đến
cây Jatropha từ nhiều n
ăm qua. Năm 2006 Viện đã triển khai đề tài “Khảo sát và
tuyển chọn một số giống cây nguyên liệu để sản xuất biodiesel’’. Kết quả cho

thấy cả 7 loại cây có dầu là hướng dương, đậu phộng, mè, đậu nành, cọ dầu,
thầu dầu, cao su và dừa đều cho dầu có thể sử dụng để sản xuất biodiesel
(Nguyễn Trung Phong và CS. 2006). Tuy nhiên nguồn nguyên liệu từ các loại
cây có dầu làm thực phẩm hi
ện có không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến
dầu ăn trong nước (hàng năm vẫn phải nhập khẩu hơn 90 % nguyên liệu dầu thô
từ nước ngoài), nên đề xuất cần nghiên cứu tìm các loại cây có dầu khác để sử

12


dụng cho mục đích chuyên sản xuất biodiesel như cây Jatropha. Năm 2007 và
2008 Viện được Bộ Công Thương đầu tư đề tài nghiên cứu trong 2 năm đầu tiên
về cây Jatropha (Ngô Thị Lam Giang và CS, 2008). Viện cũng đã nghiên cứu
giâm cành jatropha và nhận thấy giống Jatropha có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ
cành giâm, trong đó giống TQ 07-5 đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất (95 %), có số lá (7,4
lá) và số chồi (3,1 chồi) nhiều nhất (Hà Văn Hân, 2009).
Theo Nguyễn Th
ị Như Hạnh (2009), nghiên cứu đặc điểm nẩy mầm hạt
Jatropha cho thấy tỷ lệ nẩy mầm của hạt giảm nhanh theo thời gian, hạt sau thu
hoạch 1 tháng có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất đạt 71,7 % sau đó giảm dần. Tuy
nhiên, nếu bảo quản hạt ở nhiệt độ thấp sẽ cải thiện được tỷ lệ nẩy mầm của hạt.
Chấ
t NAA và GA có ảnh hưởng đến chiều dài của rễ, nhưng không làm tăng tỷ
lệ nảy mầm.
Đầu tư trồng Jatropha và chế biến biodiesel: Theo tính toán của Viện
Chiến Lược thì đến năm 2020 Việt Nam có khả năng cung cấp khoảng 13,96
triệu tấn xăng dầu, còn thiếu khoảng 4,9 triệu tấn phải nhập khẩu. Trong dự thảo
“Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2025” cho thấy năm 2008 Công ty VOCARIMEX đã phải nhập khẩu
trên 640.000 tấn dầu thực vật các loại (chủ yếu là dầu cọ, dầu đậu nành và dầu
cải dầu). Công ty thương vụ Long Thủ Đạt tỉnh Quý Châu - Trung Quốc đã ký
hợp đồng với công ty TNHH Núi Đầu tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam mua hạt
Jatropha trong 10 năm liền và 3 năm đầu đảm bảo với giá 1,65 tệ
/kg (khoảng
3.500 đ/kg) giao tại cửa khẩu, yêu cầu công ty phía Việt Nam phải trồng được
70.000 ha trong vòng 3 năm kể từ 2008. Công ty Jatro của Đức có kế hoạch thu
mua tại Việt Nam với giá 200 USD/tấn hạt (khoảng 3.200 đ/kg).
Về quỹ đất phát triển cây Jatropha: 4 vùng sinh thái có lợi cạnh tranh để
trồng cây Jatropha là Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ với diện tích đất gần 4 triệu ha. Tuy nhiên phát triển cây Jatropha cũng
có nhữ
ng rủi ro: Tất cả các kết quả tạo giống mới cây Jatropha đều mới ở qui mô
thí nghiệm, chưa có hiện trường ở mức độ sản xuất lớn với cây nhiều năm tuổi,
các số liệu năng suất 10 tấn hạt/ha/năm đều được mô tả trong các tài liệu của
nước ngoài, duy nhất có giống G188 của Malaysia ở qui mô sản xuất đạt 3 tấn
hạt/ha/năm v
ới hàm lượng dầu hạt đạt 40% (Phạm Đức Tuấn, 2008).
Về kế hoạch phát triển cây Jatropha ở Việt Nam đến năm 2025: Giai đoạn
1 từ 2008 - 2010: Tập trung nghiên cứu toàn diện về cây Jatropha về chọn tạo
giống, kỹ thuật gây trồng đến chế biến và sử dụng các sản phẩm cây Jatropha.
Hoàn thành các qui trình kỹ thuật gây trồng và chế biến cây Jatropha. Trồng
khảo nghiệm trên diện rộng các vùng sinh thái trên c
ả nước, sản xuất thử ở qui
mô nhỏ dự kiến trồng trong giai đoạn này là 30.000 ha. Định hướng cho nghiên
cứu: thu thập các xuất xứ các giống nội địa và nhập khẩu các giống ngoại tốt
nhất. Nghiên cứu lai tạo giống mới có hàm lượng dầu trong hạt > 40 % và năng
suất đạt hơn 10 tấn/ha/năm, cùng với kỹ thuật nhân giống hoàn thiện. Nghiên
cứu sử dụng ch

ế phẩm sinh học tác động đến quá trình hình thành hoa cái và tỷ
lệ đậu quả. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Giai đoạn 2 từ 2011-

13


2025: trên cơ sở những kết quả nghiên cứu được khẳng định sẽ tiến hành quy
hoạch chi tiết các vùng trồng tập trung khoảng 300.000 ha. Từ năm 2015 trở đi:
trồng đại trà để đạt diện tích khoảng 500.000 ha. Phương thức trồng cây
Jatropha nên theo 2 hướng. Thứ nhất là trồng thâm canh, lấy mục tiêu kinh tế là
chính, năng suất hạt phải đạt từ 10 tấn/ha/năm, năng suất dầu thô phải
đạt 2-3
tấn/ha/năm. Thứ hai là trồng ở một số nơi khó khăn lấy mục tiêu phục hồi sinh
thái là chính (bao gồm chống sa mạc, các đường băng cản lửa để phòng chống
lửa rừng) yêu cầu năng suất hạt khoảng 1 tấn/ha/năm. Có thể khuyến khích trồng
phân tán quanh nhà, ven đường, kể cả vùng đồng bằng cũng sẽ tạo ra một lượng
đáng kể nếu làm tố
t (Phạm Đức Tuấn, 2008).
Về mặt sản xuất, công ty TNHH Núi Đầu đã trồng được 150 ha tại Lạng
Sơn, công ty GreenEnergy trồng được 10 ha tại Sơn La và 5 ha ở Ninh Thuận,
công ty TNHH Thành Bưởi trồng 2 ha ở Bình Thuận. Công ty VM-Agrotech của
Malayxia đang làm thủ tục với tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận để đầu tư trồng
60.000 ha và xây dựng nhà máy chế biến dầu. Tập đoàn nhiên liệu sinh học Pan
Asia của Canada có kế ho
ạch đầu tư vào trồng và chế biến ở Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam, trong đó riêng Việt Nam đề xuất trồng 200.000 ha.
Công ty Jatropha của Đức đã có kế hoạch dự án trồng 200.000ha và xây dựng
nhà máy tinh lọc dầu diesel sinh học từ cây Jatropha. Công ty Han Hwa của Hàn
Quốc dự kiến trồng 25.000 ha và xây dựng nhà máy chế biến công suất 100.000
tấn/năm tại Lạng Sơn và Sơn La trong vòng 3 năm 2008-2010. Công ty cổ phần

IGC của Nhật Bản cũng d
ự kiến trồng 200.000 ha đến năm 2010 và mua toàn bộ
hạt Jatropha theo giá thị trường. Tập đoàn Basown của Hồng Kông dự kiến
trồng 5 triệu ha. Công ty liên doanh D1-PB Fuel Crops của Anh đã đầu tư trồng
175.000 ha tại châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á, dự kiến trồng Jatropha ở các
tỉnh ven biển Việt Nam (Phạm Đức Tuấn, 2008). Công ty Trường Thịnh sẽ đầu
tư trồng 15.000 ha Jatropha ở Gia Lai, 100.000 ha ở các tỉnh Bình Thuận, Kon
Tum, Đắk Lắ
k. Tập đoàn Eco corbone (Pháp) đã ký biên bản ghi nhớ sẽ đầu tư
500 - 600 triệu USD xây dựng 3 nhà máy chế biến dầu diesel sinh học (Huỳnh
lợi, 2008). Công ty núi đầu (Lạng Sơn) năm 2007 đã trồng khoảng 120 ha cây
Jatropha tại huyện Chi Lăng và Bắc Sơn. Công ty Minh Sơn, Hà Nội trong năm
2007 đã phối hợp với Trường Đại học Thành Tây trồng 30 ha tại Nà Sản, Sơn
La. Năm 2008 công ty đã trồng 50 ha tại Quỳnh Lư
u, Nghệ An. Công ty Javico
liên doanh giữa Nhật và Việt Nam về trồng chế biến cây Jatropha đã được cấp
giấy phép tại Hà Nội.









14


CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM


2.1. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và nhập nội một số giống Jatropha (tổng số 24 mẫu giống/3 năm).
- Phân tích hàm lượng và chất lượng dầu của một số mẫu giống đã thu thập.
- Khảo sát tập đoàn giống Jatropha trong nước và nhập nội tại miền Đông Nam
bộ (năm thứ 2 và 3).
- So sánh các giống Jatropha ở Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (năm
thứ 2 và 3).
- Nghiên cứu
ảnh hưởng của kỹ thuật tạo tán, mật độ trồng đến sinh trưởng và
năng suất của các giống Jatropha (năm thứ 1, 2 và 3).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân và tưới nước đến sinh trưởng và
phát triển của các giống Jatropha (năm thứ 1 và 2).
- Thử nghiệm nhân giống Jatropha bằng biện pháp giâm cành.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập, nhập nội và khảo sát tập đoàn giống Jatropha
- Vậ
t liệu thí nghiệm: Gồm 86 mẫu giống Jatropha (hạt và cành) thu thập
trong ngoài nước từ năm 2007 đến 2009. Trong đó, năm 2007 thu được 17
giống, năm 2008 thu được 41 giống và năm 2009 thu được 28 giống. Các mẫu
giống dạng hạt được đánh giá sơ bộ về hàm lượng dầu (nếu có đủ số lượng),
kích thước và khối lượng hạt trước khi đem ươm trồng. Năm 2007 đưa ra vườn
trồ
ng được 7 giống, năm 2008 đưa ra trồng 37 giống trong 3 đợt trồng (10 giống
trồng trong tháng 6, 7 giống trồng trong tháng 9 và 20 giống trồng trong tháng
11). Còn lại 28 giống thu thập trong năm 2009 đang được theo dõi trong vườn
ươm.
- Phương pháp thí nghiệm: bố trí tuần tự, không lặp lại, khoảng cách trồng
2 x 3 m (mật độ 1667 cây/ha), diện tích ô = 60 m

2
.
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: chiều dài hạt (mm), rộng hạt (mm),
độ dày hạt, KL. 100 hạt (g), hàm lượng dầu (%), thành phần acid béo (%), chiều
cao cây (cm), số cành/cây, đường kính tán (cm), chu vi gốc (cm), số chùm quả,
số quả trên cây và năng suất hạt.

2.2.2. Phân tích hàm lượng và chất lượng dầu của các giống Jatropha
Phân tích hàm lượng và chất lượng dầu được thực hiện tại phòng phân
tích Bộ môn công nghệ hóa dầu béo (Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu).
- Chỉ số axit:
được xác định bằng phương pháp AOCS Cd3d – 93
- Chỉ số xà phòng: được xác định bằng phương pháp AOCS Cd3 – 93
- Chỉ số iod: được xác định bằng phương pháp AOCS Cd1 – 93
- Chiết xuất: được xác định bằng phương pháp AOCS Cc7 – 93
- Chỉ số peroxid: được xác định bằng phương pháp AOCS Cd8 – 93
Hàm lượng dầu được xác định bằng phương pháp AOCS Aa4-38 và qui
về ẩm độ 5%. Ẩm độ hạt được xác định bằng phương pháp AOCS Ca 2c-93.

15


2.2.3. So sánh các giống Jatropha ở Đông Nam Bộ và Duyên hải miền
Trung
- Vật liệu thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1 gồm 6 giống: 3 giống xuất xứ từ Ấn Độ (AĐ 07-1, AĐ
07-2, AĐ 07-3), 1 giống từ Trung Quốc (TQ 07-5), 1 giống có nguồn gốc từ
Thái Lan (TL 07-4) và 1 giống đối chứng địa phương VN 07-6 (sau khi ươm 2
tháng, cây con được chuyển ra vườn trồng tại Trảng Bàng, Tây Ninh vào tháng 6
năm 2007).

+ Thí nghiệm 2 gồm 10 giống: 3 giống xuất x
ứ từ Ấn Độ (AĐ 07-1, AĐ
07-2, AĐ 07-3), 1 giống từ Trung Quốc (TQ 07-5), 1 giống từ Thái Lan (TL 07-
4), 1 giống từ Singapore (S 07-10) và 4 giống thu thập trong nước là giống (VN
07-6, VN 07-12, VN 07-13, VN 07-15) sau khi ươm 2 tháng, cây con được
chuyển ra vườn trồng tại Ninh Thuận vào tháng 10 năm 2008.
- Phương pháp bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCBD), 01 yếu tố, 4 lần lặp lại, khoảng cách trồng 2 x 3 m (mật độ 1667
cây/ha), diện tích ô = 120 m
2
. Quy mô: 4.000 m
2
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cành/cây,
đường kính tán (cm), chu vi gốc (cm), số chùm quả/cây, số quả/cây, năng suất
hạt (kg/ha). Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo 3 tháng 1 lần. KL 100 hạt (g), tỷ lệ
hạt/quả và hàm lượng dầu phân tích sau khi thu hoạch.
- Phương pháp theo dõi tỷ lệ ra hoa đực, hoa cái (%): Để theo dõi tỷ lệ
hoa đực và hoa cái trên một chùm hoa, đếm toàn bộ số hoa nở trong 3 đợt (2
tuần/lần), trong tháng 6 - 7 năm 2009. Mỗi đợt chọn ngẫu nhiên 3 chùm hoa sắ
p
nở trên 3 cây của mỗi giống, đánh mã số để theo dõi thời gian hoa nở. Sau quá
trình hoa nở kết thúc, theo dõi tỷ lệ đậu quả hàng tuần.

2.2.4. Nghiên cứu khoảng cách trồng cây Jatropha
- Vật liệu thí nghiệm: sử dụng giống AĐ 07-16 (sau khi ươm 2 tháng, cây
con được chuyển ra vườn trồng vào tháng 6 năm 2007).
- Phương pháp bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCBD), 01 yếu tố, gồm 6 nghiệm th
ức ứng với 6 khoảng cách trồng, 4
lần lặp lại, diện tích ô = 36 - 144 m

2
, gồm các nghiệm thức sau:
NT 1: Khoảng cách 2,0 m x 1,5 m (3.333 cây/ ha)
NT 2: Khoảng cách 2,0 m x 2,0 m (2.500 cây/ ha)
NT 3: Khoảng cách 2,0 m x 3 m (1.667 cây/ ha)
NT 4: Khoảng cách 2,5 m x 2,5 m (1.600 cây/ ha)
NT 5: Khoảng cách 3,0 m x 3,0 m (1.111cây/ ha)
NT 6: Khoảng cách 3,0 m x 4,0 m (833 cây/ ha)
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cành/cây,
đường kính tán (cm), chu vi gốc (cm), số chùm quả/cây, số quả/cây, năng suất
hạt (kg/ha). Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo 3 tháng 1 lần.

16



2.2.5. Nghiên cứu kỹ thuật tạo tán cây Jatropha
- Vật liệu thí nghiệm: sử dụng giống AĐ 07-16 (sau khi ươm 2 tháng, cây
con được chuyển ra vườn trồng vào tháng 6 năm 2007).
- Phương pháp bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn
toàn ngẫu nhiên, 1 yếu tố, gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, trồng với khoảng
cách 2,5 x 2,5cm (mật độ 1600 cây/ha), diện tích ô =120 m
2
, gồm các nghiệm
thức:
Nghiệm thức 1: Không tạo tán (đối chứng).
Nghiệm thức 2: tạo tán lần 1 sau khi trồng 9 tháng (tháng 3-2008).
Nghiệm thức 3: tạo tán lần 1 sau khi trồng 12 tháng (tháng 6-2008).
Nghiệm thức 4: tạo tán lần 1 sau khi trồng 15 tháng (tháng 9-2008).
- Phương pháp tạo tán: chặt thân và cành từ mặt đất lên trên 40 cm. Tạo

tán lần 2 vào tháng 1 năm 2009 và lần 3 tháng 9 năm 2009.
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cành/cây,
đường kính tán (cm), chu vi gốc (cm), số chùm quả/cây, số quả/cây, năng suất
hạt (kg/ha). Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo 3 tháng 1 lần.

2.2.6. Ảnh hưởng của màng phủ Polyethylene lên sinh trưởng của cây
Jatropha
- Vật liệu thí nghiệm: giống Jatropha AĐ 07-1, AĐ 07-2, AĐ 07-3, TQ 07-
5, TL 07-1 và VN 07-6 (sau khi ươm 2 tháng, cây con được chuyển ra vườn
trồng vào tháng 6 năm 2007).
- Phương pháp bố trí: Thí nghiệm gồm 6 giống Jatropha, bố trí không lặp
lại, diện tích ô = 120 m
2
.
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cành/cây,
đường kính tán (cm), chu vi gốc (cm). Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo 3 tháng
1 lần.

2.2.7. Nghiên cứu chế độ tưới nước cho cây Jatropha
- Vật liệu thí nghiệm: giống Jatropha của Singapore (sau khi được nhập
về, cây con được chuyển ra vườn trồng vào tháng 8 năm 2008).
- Phương pháp thí nghiệm: thí nghiệm tưới nhỏ giọt, 1 yếu tố, 6
nghiệm thức, 3 lặp lại, diện tích ô TN = 80 m
2
(20 cây/ô). Mật độ trồng 2.500
cây/ha (2 x 2), trên nền bón lót cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng (2 kg/cây) và 20 g N +
30 g K
2
O + 30 g P
2

O
5
cho 1 cây, gồm các nghiệm thức sau:
Nghiệm thức 1: tưới 04 lít / cây, 4 ngày/lần
Nghiệm thức 2: tưới 08 lít / cây, 8 ngày/lần
Nghiệm thức 3: tưới 12 lít / cây, 12 ngày/lần
Nghiệm thức 4: tưới 16 lít/ cây, 16 ngày/lần
Nghiệm thức 5: tưới 20 lít/ cây, 20 ngày/lần
Nghiệm thức 6: không tưới (đối chứng)
- Phương pháp tưới: tưới nhỏ giọt trực tiếp vào gốc cây. Tưới bằng hệ thống

17


dây ống tưới điều áp của công ty Netafim với các thông số kỹ thuật như sau: đường
kính ống tưới 15,7 mm, đường kính lỗ nhỏ giọt 0,38 mm và lưu lượng nước tưới là
1,8 lít/giờ.
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cành/cây,
đường kính tán (cm), chu vi gốc (cm), số chùm quả/cây, số quả/cây và năng suất
hạt (kg/ha). Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo 3 tháng 1 lần.

2.2.8. Nghiên cứu chế độ bón phân cho cây Jatropha
- Vật liệu thí nghiệm: Sử
dụng giống Jatropha của Singapore (sau khi
được nhập về, cây con được chuyển ra vườn trồng vào tháng 8 năm 2008).
- Phương pháp thí nghiệm: Bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, ba
yếu tố phân bón N, P, K (N (g): N
0
:N
1

:N
2
= 0:15:30; P
2
O
5
(g): P
0
:P
1
:P
2
= 0:20:40;
K
2
O (g): K
0
:K
1
:K
2
= 0:20:40) với 27 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, diện tích ô TN = 36
m
2
(9 cây/ô). Mật độ trồng 2.500 cây/ha (khoảng cách 2 x 2 m), trên nền bón lót 5
tấn phân chuồng cho 1 ha (2 kg/cây), gồm có các nghiệm thức sau:
N
0
P
0

K
0
, N
0
P
0
K
1
, N
0
P
0
K
2
, N
0
P
1
K
0
, N
0
P
1
K
1
, N
0
P
1

K
2
, N
0
P
2
K
0
, N
0
P
2
K
1
, N
0
P
2
K
2

N
1
P
0
K
0
, N
1
P

0
K
1
, N
1
P
0
K
2
, N
1
P
1
K
0
, N
1
P
1
K
1
, N
1
P
1
K
2
, N
1
P

2
K
0
, N
1
P
2
K
1
, N
1
P
2
K
2

N
2
P
0
K
0
, N
2
P
0
K
1
, N
2

P
0
K
2
, N
2
P
1
K
0
, N
2
P
1
K
1
, N
2
P
1
K
2
, N
2
P
2
K
0
, N
2

P
2
K
1
,

N
2
P
2
K
2

- Phương pháp bón phân: Lượng phân được chia làm hai lần bón, một nửa
bón đầu mùa mưa (tháng 5) và nửa còn lại bón cuối mùa mưa (tháng 10).
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cành/cây,
đường kính tán (cm), chu vi gốc (cm), số chùm quả/cây, số quả/cây và năng suất
hạt (kg/ha). Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo 3 tháng 1 lần.
Kỹ thuật tạo tán:
- Tạo tán lần 1 vào tháng 6 năm 2008, lần 2 trong tháng 1 năm 2009 và tạo tán
lần 3 trong tháng 9 năm 2009 trên toàn bộ diện tích Jatropha thí nghiệm.

2.2.9. Thử nghiệ
m nhân giống Jatropha bằng biện pháp giâm cành
* Thí nghiệm sử dụng chất kích thích NAA (Napthalen-acetic-acid)
- Vật liệu thí nghiệm: sử dụng giống AĐ 07-16 một năm tuổi.
- Thí nghiệm 1 yếu tố, bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 6 nghiệm thức và 3
NT thức đối chứng, mỗi NT 10 hom (cành bánh tẻ, dài 15 cm), 4 lần lặp lại, tổng số
360 hom. Cành giâm được ngâm trong dung dịch chất kích thích NAA 1 phút.
Nghiệm thức 1: nồng độ 200 ppm

Nghiệm thức 2: nồng độ 400 ppm
Nghiệm thức 3: nồng độ 600 ppm
Nghiệm thức 4: nồng độ 800 ppm
Nghiệm thức 5: nồng độ 1000 ppm
Nghiệm thức 6: nồng độ 1200 ppm
Nghiệm thức 7: Nước cất (đối chứng)
Nghiệm thức 8: nồng độ 100 ppm (đối chứng)
Nghiệm thức 9: nồng độ 300 ppm (đối chứng)

×