Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác cây cải dầu ở tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.48 MB, 104 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU











BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
CANH TÁC CÂY C

I D

U
Ở TÂY NGUYÊN



MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 197.RD/ HĐ-KHCN

CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA









7779
11/3/2010



TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/ 2009



BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU










BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
CANH TÁC CÂY CẢI D

U
Ở TÂY NGUYÊN
Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 197.RD/HĐ-KHCN ngày 16/03/2009 giữa Bộ Công Thương
và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu





Chủ trì thực hiện: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Tham gia thực hiện: KS. Trần Thành Tân
KS. Lê Văn Sang
KTV. Đinh Viết Toản






TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2009

i
LỜI NÓI ĐẦU




Để đáp ứng được yêu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhằm
giảm bớt mức độ lệ thuộc vào việc nhập khẩu dầu thực vật thì cần thiết phát triển
vùng nguyên liệu các cây có dầu có chi phí đầu tư hợp lý. Bên cạnh các cây có dầu
ngắn ngày truyền thống như lạc vừng, cần phải phát triển thêm cây có dầu mới như
cải dầu, hướng dươ
ng vì nó là cây cho nhiều dầu. Từ thực trạng sản xuất nêu trên
cho thấy cần thiết nghiên cứu tuyển chọn giống cùng kỹ thuật canh tác thích hợp
cho cây cải dầu có năng suất và hiệu quả kinh tế ở Tây Nguyên phù hợp với xu thế
đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, mở rộng vùng nguyên liệu cây có dầu ngắn ngày
góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân. Trên cơ sở kết quả đạt được về tuyển
chọn gi
ống cùng với kết quả xác định liều lượng phân N, P, K, S thích hợp và một
số biện pháp canh tác như mật độ trồng và thời kỳ thu hoạch thích hợp trong vụ
Thu Đông 2007, Đông Xuân 2007-2008 và Thu Đông 2008 ở Lâm Đồng nhận thấy
cần tiếp tục nghiên cứu liều lượng phân đạm là loại phân có tác dụng rõ đến sinh
trưởng phát triển cải dầu và phần lớn đất để trồng cải dầu ở
Tây Nguyên thường có
hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất rất thấp và cần thiết nghiên cứu ứng dụng thiết bị
gieo hạt đẩy tay để gieo hạt cải dầu nhằm giảm bớt chi phí gieo hạt, qua đó có cơ
sở nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác cây cải dầu có năng suất và hiệu quả
kinh tế ở Lâm Đồng, Tây Nguyên. Ngoài ra cần tiếp tục thí nghiệm đánh giá khả
năng thích nghi các giống đã tuyể
n chọn trong năm 2008 và một số giống tốt mới
được nhập nội. Bên cạnh đó cần thiết nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây cải
dầu có năng suất cao và hiệu quả kinh tế dựa trên tập hợp các kết quả đạt được về
giống và một số biện pháp canh tác của năm trước. Có khuyến cáo được quy trình
canh tác cùng với giống cải dầu thích hợp thì mới có cơ sở

để đưa cây cải dầu vào
trong sản xuất và đó cũng là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng
quy trình canh tác cây cải dầu ở Tây Nguyên” trong vụ Thu Đông 2009.


ii
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v
TÓM TẮT NHIỆM VỤ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC. 2
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 4
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 9
2.1 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 9
2.1.1 Vật liệu. 9
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.1.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 9
2.1.2.1.1 Nghiên cứu xác định liều lượng đạm thích hợp và có hiệu quả kinh t
ế đến
sinh trưởng và phát triển cây cải dầu 9
2.1.2.1.2 Nghiên cứu ứng dụng thiết bị gieo hạt cải dầu. 9
2.1.2.1.3 Tiếp tục đánh giá khả năng thích nghi một số giống cải dầu nhập nội. 10
2.1.2.1.4 Mô hình trồng cải dầu. 10
2.1.2.2 Địa điểm. 10
2.1.2.3 Điều kiện nhiệt độ và lượng mưa. 10
2.1.2.4 Một số chỉ tiêu nông hóa của đất làm thí nghiệm. 11

2.1.2.5 Thời vụ 12
2.1.2.6 Phương pháp lấy mẫu để theo dõi số liệu 12
2.1.2.7 Phân tích thành phần axít béo và hàm lượng dầu 12
2.1.2.8 Phương pháp xử lý số liệu 12
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 13
3.1 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC THÍCH HỢP VÀ CÓ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO CÂY CẢI DẦU Ở LÂM ĐỒNG (TÂY NGUYÊN). .13
3.1.1 Nghiên cứu xác định liều lượng đạm thích hợp và có hiệu quả kinh tế cho cây
cải dầu 13
3.1.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân đạ
m đến chiều cao cây, số cành trên cây và
chiều dài quả (Vụ Thu Đông 2009). 13
3.1.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến số quả trên cây, số hạt trong quả,
khối lượng 1000 hạt, năng suất hạt, hàm lượng dầu và năng suất dầu (vụ Thu Đông
2009) 15
3.1.1.3 Hiệu quả kinh tế của việc bón phân đạm. 17
3.1.2 Nghiên cứu ứng dụng thiết bị gieo hạt cải dầ
u (vụ Thu Đông 2009) 18
3.1.2.1 Kết quả thí nghiệm ứng dụng thiết bị gieo hạt cải dầu đến số khoảng cách,
độ dài khoảng cách không có cây mọc mầm, số cây mọc/m
2
trước khi tỉa cây và số
cây còn lại/m
2
vào lúc thu họach 18

iii
3.1.2.2 Kết quả thí nghiệm ứng dụng thiết bị gieo hạt cải dầu đến các đặc tính sinh
trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 19
3.1.2.3 Hiệu quả kinh tế của việc gieo hạt cải dầu bằng thiết bị so với gieo hạt bằng

tay. 20
3.1.3 Quy trình canh tác cây cải dầu có năng suất và hiệu quả kinh tế ở Lâm Đồng
(Tây Nguyên) 21
3.1.3.1 Phạm vi áp d
ụng của quy trình canh tác 21
3.1.3.2 Quy trình canh tác 22
3. 2 TIẾP TỤC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI MỘT SỐ GIỐNG CẢI
DẦU NHẬP NỘI Ở LÂM ĐỒNG . 26
3.2.1 Đặc tính sinh trưởng của 9 giống cải dầu ở Lâm Đồng (Vụ Thu Đông 2009).26
3.2.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 9 giống cải dầu ở Lâm Đồng
(Vụ Thu Đông 2009). 27
3.2.3 Hàm lượng dầu, năng suất dầu và thành ph
ần axít béo của 9 giống cải dầu ở
Lâm Đồng (vụ Thu Đông 2009) 29
3.2.4 Tình hình sâu bệnh. 30
3.3 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CẢI DẦU CÓ NĂNG
SUẤT CAO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Ở LÂM ĐỒNG, TÂY NGUYÊN 32
3.3.1 Kỹ thuật canh tác được áp dụng trong mô hình cây cải dầu ở Lâm Đồng, Tây
Nguyên 32
3.3.2 Đặc tính sinh trưởng của 3 giống cải dầu ở mô hình trồng cải dầu ở 3 huyện
Di Linh, Đơn Dương và Đà Lạ
t trong vụ Thu Đông 2009 34
3.3.3 Các yếu tố năng suất, năng suất, hàm lượng dầu và năng suất dầu của 3 giống
cải dầu ở mô hình trồng cải dầu ở 3 huyện Di Linh, Đơn Dương và Đà Lạt trong vụ
Thu Đông 2009 35
3.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế ở mô hình trồng cải dầu trong vụ Thu Đông 2009 ở
Lâm Đồng, Tây Nguyên 37
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆ
U THAM KHẢO 40

PHỤ LỤC 43


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Bảo lộc, Liên Khương và Đà Lạt
năm 2008. 11

Bảng 2. Một số chỉ tiêu nông hóa của điểm thí nghiệm 11
Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chiều cao cây, số cành trên cây và
chiều dài quả (Vụ Thu Đông 2009) 13

Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến số quả trên cây, số hạt trong quả và
khối lượng 1000 hạt (vụ Thu Đông 2009) 15

Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất hạt, hàm lượng dầu và năng
suất dầu (vụ Thu Đông 2009) 16

Bảng 6. Hệ số tương quan (r) của chiều cao cây, số cành, chiều dài quả, số quả, số hạt,
khối lượng 1000 hạt và hàm lượng dầu với liều lượng phân đạm. 17

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân đạm. 17
Bảng 8. Kết quả ứng dụng thiết bị gieo hạt cải dầu đến số khoảng cách, chiều dài khoảng
cách không có cây mọc mầm và số cây mọc/m
2
trước khi tỉa 19
Bảng 9. Kết quả ứng dụng thiết bị gieo hạt cải dầu đến các đặc tính sinh trưởng 19
Bảng 10. Kết quả ứng dụng thiết bị gieo hạt đẩy tay đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất. 20


Bảng 11. Hiệu quả kinh tế của việc gieo hạt cải dầu bằng thiết bị so với gieo hạt bằng tay
(tính cho một ha) 21

Bảng 12. Đặc tính sinh trưởng của 9 giống cải dầu ở Lâm Đồng (Vụ Thu Đông 2009). 26
Bảng 13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 9 giống cải dầu ở Lâm Đồng (Vụ
Thu Đông 2009) 28

Bảng 14. Ma trận tương quan của năng suất hạt với số cành/trên cây, số quả/cây, chiều
dài trái, số hạt trong quả và khối lượng 1000 hạt 28

Bảng 15. Hàm lượng dầu và năng suất dầu của 9 giống cải dầu ở Lâm Đồng (vụ Thu
Đông 2009) 29

Bảng 16. Thành phần axít béo của 9 giống cải dầu ở Lâm Đồng. 30
Bảng 17. Tỷ lệ cây có lá bên dưới bị cháy lá do vi khuẩn Xanthomonas sp. trên 9 giống
cải dầu ở Lâm Đồng trong vụ Thu Đông 2009. 31

Bảng 18. Thời gian sinh trưởng, và tổng số cành trên cây của 3 giống cải dầu ở mô hình
trồng cải dầu ở 3 huyện Di Linh, Đơn Dương và Đà Lạt trong vụ Thu Đông 2009.
34

Bảng 19. Số quả trên cây và số hạt trong quả của 3 giống cải dầu ở mô hình trồng cải
dầu ở 3 huyện Di Linh, Đơn Dương và Đà Lạt trong vụ Thu Đông 2009 35

Bảng 20. Khối lượng 1000 hạt và năng suất hạt của 3 giống cải dầu ở mô hình trồng cải
dầu ở 3 huyện Di Linh, Đơn Dương và Đà Lạt trong vụ Thu Đông 2009 36

Bảng 21. Hàm lượng dầu và năng suất dầu của 3 giống cải dầu ở mô hình trồng cải dầu
ở 3 huyện Di Linh, Đơn Dương và Đà Lạt trong vụ Thu Đông 2009 37


Bảng 22. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cải dầu giống Hyola 433 ở Lâm Đồng (Vụ
Thu Đông 2009) 38


v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chiều cao cây 14

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến tổng số cành trên cây 14
Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến số quả trên cây 15
Biểu đồ 4. Đường hồi quy giữa liều lượng N và năng suất hạt/ha 16


vi
TÓM TẮT NHIỆM VỤ



Vụ Thu Đông 2009, 4 thí nghiệm và 3 mô hình trồng cây cải dầu được bố
trí ở 3 huyện Di Linh, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt theo phương pháp bố
trí các thí nghiệm trên đồng ruộng. Đã xác định được quy trình canh tác cây cải
dầu có năng suất và hiệu quả kinh tế ở Lâm Đồng, Tây Nguyên dựa trên kết quả
nghiên cứu của vụ Thu Đông 2007, Đông Xuân 2007-2008, Thu Đông 2008 và
cập nhật thêm kết quả của vụ Thu Đ
ông 2009. Liều lượng N thích hợp cho cây
cải dầu để có năng suất hạt cao và có tỷ suất lợi nhuận tăng thêm so với chi phí
bón đạm cao là 90N. Gieo bằng thiết bị gieo hạt đẩy tay có chi phí gieo hạt chỉ
bằng 30-47% và chi phí tỉa cây bằng 60% so với rạch hàng và gieo hạt bằng
tay. Tuyển chọn được 3 giống cải dầu có năng suất và hàm lượng dầu cao và

hiệu quả kinh tế thích nghi trồng ở Lâm Đồng, Tây Nguyên: giống HSR-13 có
n
ăng suất hạt và năng suất dầu lần lượt 3130 kg/ha và 1200 kg/ha, giống Hyola
433 có năng suất hạt và năng suất dầu lần lượt 2540 kg/ha và 1130 kg/ha và
giống HSR-32 có năng suất hạt và năng suất dầu lần lượt 2820 kg/ha và 1110
kg/ha. 3 giống này có chất lượng dầu tốt đáp ứng được tiêu chuẩn làm dầu ăn và
có thời gian sinh trưởng ngắn (100-120 ngày) thích hợp để phổ biến trong sản
xuất. Ngoài ra đã xác định
được mô hình trồng cây cải dầu có năng suất và hiệu
quả kinh tế ở Lâm Đồng, Tây Nguyên.Với mô hình trồng giống Hyola 433 đã
cho năng suất hạt cao: 2300 kg/ha, năng suất dầu cao: 1010 kg/ha và có hiệu
quả kinh tế với lợi nhuận trong mùa vụ 4 tháng trồng là 13.603.000 đ/ha. Vùng
trồng cây cải dầu có năng suất hạt, năng suất dầu cao và có hiệu quả kinh tế
nên trồng ở độ cao 1000m so với mặt nước bi
ển và nhiệt độ trung bình 20-21
o
C.


1
MỞ ĐẦU


Cơ sở pháp lý/xuất xứ của nhiệm vụ.
Đề tài thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 197.RD/HD-KHCN
ký ngày 16/03/2009 giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây có
dầu về việc thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác cây cải
dầu ở Tây Nguyên”.
Mục tiêu.

• Có quy trình canh tác cải dầ
u có năng suất và hiệu quả kinh tế ở Tây
Nguyên.
• Chọn được 1-2 giống cải dầu có năng suất, hàm lượng dầu cao phù hợp với
điều kiện sinh thái Tây Nguyên.
• Có mô hình trồng cải dầu có năng suất và hiệu quả kinh tế ở Tây Nguyên
Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu.
Đối tượng:
Cây cải dầu (Brassica napus L.)
Phạm vi:
Đề tài được giới hạn ở trong vụ
Thu Đông ở tỉnh Lâm Đồng thuộc Tây nguyên
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác thích hợp và có hiệu quả kinh tế cho cây
cải dầu ở Tây Nguyên.
- Tiếp tục đánh giá khả năng thích nghi một số giống cải dầu có năng suất, hàm
lượng dầu cao được tuyển chọn năm 2008.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây cải dầu có năng suất cao và hiệu quả
kinh tế.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.
Từ vụ Đông Xuân 2006-2007 đến Thu Đông 2008, Viện Nghiên Cứu Dầu
và Cây có dầu đã đạt được một số kết quả về nghiên cứu cây cải dầu ở tỉnh Lâm
Đồng, Sơn La và Lạng Sơn như sau: Kết quả thí nghiệm khả năng thích nghi của
giống cải dầu Hyola 61 ở Lâm Đồng trong vụ Đông Xuân 2006-2007 và Thu
Đông 2007 tại huyện Đức Trọng và TP. Đà Lạ
t, Lâm Đồng cho thấy: Cải dầu
Hyola 61 thích nghi trồng ở Lâm Đồng, nhiệt độ, ẩm độ và độ phì đất ảnh hưởng

rất rõ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và hàm lượng dầu. Trong vụ Đông
Xuân 2006-2007, năng suất hạt biến động 1500-3800 kg/ha, năng suất dầu biến
động 557-1485 kg/ha. Trong vụ Thu Đông 2007 năng suất hạt biến động 2250-
2730 kg/ha và năng suất dầu biến động 910-1067 kg/ha Ở nh
ững vùng như Đà Lạt
có nhiệt độ trung bình là 18
o
C thì vụ Đông Xuân và Thu Đông đều thích hợp để
trồng cải dầu. Ở những vùng có nhiệt độ trung bình là 21
o
C như ở Đức Trọng, thì
vụ Thu Đông mới là vụ trồng có nhiệt độ thích hợp để trồng cải dầu có năng suất
cao và tiết kiệm được chi phí tưới. Giống cải dầu Hyola 61 khi trồng ở Lâm Đồng
có hàm lượng axít oleic cao biến động 66,35-66,66 %, và axít erucic rất thấp biến
động 0,69-0,76% (đạt tiêu chuẩn dầu để làm dầu ăn, không gây hại cho sức khỏe).
Đánh giá khả năng thích nghi của giố
ng cải dầu Hyola 61 ở huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La và huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn vào vụ Thu Đông 2007 nhận
thấy điều kiện khí hậu ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam thích hợp để trồng
cải dầu. Năng suất hạt biến động từ 1500-2000 kg/ha, năng suất dầu biến động
619-797 kg/ha. Thành phần axít béo của giống Hyola 61 không thay đổi nhiều
giữa các đ
iểm, hàm lượng axít erucic thấp (1,1%) và axít oleic biến động từ 61,92-
66,43%, chất lượng dầu tốt. Vụ Thu Đông là vụ thích hợp để trồng cải dầu do cây
trồng được cung cấp nước từ mưa.
Kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và một số biện pháp
canh tác cây cải dầu phục vụ mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dầu
thực vật” trong vụ Thu Đông 2007 và Đ
ông Xuân 2007-2008 cho thấy cây cải dầu
sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ở Lâm Đồng. Đã tuyển chọn

được 2 giống 07821-1RA và Hyola 61 có năng suất hạt bình quân ở 2 vụ : 2265-
3170 kg và năng suất dầu 890- 1315 kg/ha và có hàm lượng axít erucic thấp 0,40-
0,69% đạt tiêu chuẩn dầu để chế biến dầu ăn: Cả 2 giống trên đều có thời gian sinh
trưởng thích hợp để phát triển mở rộng trong sản xuất với th
ời gian trồng trong
khoảng: 108-117 ngày. Ở Lâm Đồng liều lượng N, P K và S thích hợp cho cải dầu
là 90N, 60 P
2
O
5
, 60K
2
O và 30S. Mật độ trồng thích hợp là 50 cây/m
2
và thời kỳ thu
hoạch thích hợp để có năng suất hạt cao, hạt có chất lượng, hàm lượng dầu và năng
suất dầu cao khi cây có 70% quả chuyển vàng. Trong vụ Thu Đông 2007 ở Đức

3
Trọng, Lâm Đồng, trồng cây cải dầu có lợi nhuận cho 1 ha (13.092.000 đ) nhưng
thấp hơn cây ngô (13.995.000 đ).Ở Mộc Châu, Sơn La, cây cải dầu có lợi nhuận
(8.792.000 đ) cao hơn cây cải củ trồng lấy hạt (4.210.000 đ). Có thể đưa cây cải
dầu trồng trong vụ Thu Đông để đa dạng hoá cây màu góp phần tăng thu nhập và
mở rộng diện tích cây có dầu ngắn ngày (Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng s
ự., 2009).
Kết quả nghiên cứu phát triển giống cải dầu có năng suất và chất lượng dầu
cao ở phía Bắc và ở Tây nguyên trong vụ Thu Đông 2008 đã rút ra kết luận: Đất và
điều kiện khí hậu ở Lâm Đồng và Sơn La thích hợp để trồng cải dầu có năng suất
cao, đã tuyển chọn được 2 giống cải dầu là giống 07821-1RA và Hyola 61 có năng
suất hạt biến độ

ng từ 1690-2320 kg/ha và thời gian sinh trưởng phù hợp từ 95-122
ngày. Giống Hyola 61 mặc dầu có năng suất hạt thấp hơn 07821-1RA nhưng cây
chống chịu đổ ngã tốt hơn 07821-1RA. Trong vụ Thu Đông 2008, ở Lâm Đồng
mô hình trồng giống 07821-1RA trên diện rộng có năng suất hạt đạt 2270 kg/ha.
Ở Bắc Giang, điều kiện đất trồng cải dầu sau vụ lúa không thích hợp để trồng cải
dầu, năng suất h
ạt của giống 07821-1RA là giống tốt nhất khi trồng ở Bắc Giang
chỉ bằng 53% so với trồng ở Lâm Đồng và bằng 64% so với trồng ở Sơn La. Ở
Sơn La liều lượng N, P, K và S thích hợp cho cây cải dầu là 120N, 60P
2
O
5
, 60K
2
O
và 30S. Ở Bắc Giang liều lượng N, P, K và S thích hợp cho cây cải dầu là 90N,
60P
2
O
5
, 60K
2
O và 40S.
Trong báo cáo thực hiện dự án “ Hợp tác nghiên cứu, nhập nội một số giống
cây trồng và công nghệ bảo quản, chế biến phù hợp vào một số tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam” của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vụ Đông Xuân năm
2002-2003 thì kết quả nghiên cứu cây cải dầu ở Thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
trong vụ Đông 2002 với 10 giống nhập cho thấy thờ
i gian sinh trưởng biến động
từ 112-141 ngày và năng suất biến động từ 625-930 kg hạt/ha. Kết quả thử nghiệm

cũng các giống trên ở Văn Điển thì có thời gian sinh trưởng 89-91 ngày và năng
suất biến động 530-750 kg.
Vụ Đông Xuân 2008 ở Đồng Văn, Hà Giang, tổng diện tích cải dầu gieo
trồng được là 13,47/16,2 ha kế hoạch tại 4 xã Phố Là, Phố Cáo, Lũng Cú, Sùng Là
với 154 hộ tham gia. Có 5 giống cải d
ầu thuần được đưa và gieo trồng gồm Hoa
dầu số 3, 7, N08007, N080017, N080039 do Công ty giống Kim Thụy (Vân Nam,
Trung Quốc cung ứng. Năng suất bình quân đạt thấp, 500 kg/ha. Hàm lượng dầu
theo trọng lượng khô tuyệt đối của các giống trồng thấp: 34,46-37,04% và dầu có
hàm lượng axít erucic khá cao 12,38-14,61% theo tiêu chuẩn dầu chế biến làm dầu
ăn phải có (axít erucic ≤2%).Việc sản xuất cải dầu vụ Đông 2008 có nhiều bất lợi
về th
ời tiết nên ảnh hưởng đến tiến độ làm đất, thời vụ gieo trồng dẫn đến diện
tích, năng suất không đạt kế hoạch. Chủ trương của tỉnh từ nay đến 2015 phấn đấu
diện tích trồng cải dầu đạt 11.660 ha, quy hoạch thành vùng trồng tập trung tại các
huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Vụ Đông năm 2009 trồng 200
ha với 2 giống Cả
i Miên và Hyola 61. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Thành
thu mua tòan bộ hạt cải dầu, đồng thời chịu trách nhiệm chế biến, tiêu thụ, giới

4
thiệu, quảng bá sản phẩm “ Dầu cải Đồng Văn Hà Giang”. Tỉnh hỗ trợ 100% kinh
phí mua dây chuyển thiết bị, chuyển giao công nghệ, cho thuế đất xây dựng nhà
xưởng (Hội nghị phát triển cây cải dầu 4 huyện vùng cao phía Bắc- Báo Hà Giang
điện tử ).
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC.
Năm 2007, trong tổng lượng dầu thực vật được tiêu thụ trên thế giới thì dầu
cải chiếm 14%, đứng hàng thứ 3 sau dầ
u cọ (32%), dầu đậu tương (30%) (World
Vegetable Oil consumption 2007). Tổng diện tích cải dầu trên thế giới là

30.234.863 ha với năng suất bình quân là 1.637 kg/ha, trong đó Trung Quốc, Ấn
Độ và Canada có diện tích trồng cải dầu chiếm khoảng 64% diện tích cải dầu của
thế giới; Trung Quốc có diện tích trồng cải dầu lớn nhất thế giới với 7.050.010 ha
với năng suất bình quân là 1.472 kg/ha. Nước có năng suất cải dầu bình quân cao
nh
ất thế giới là Chi Lê: 3603 kg/ha (FAO-Stat, 2008). Ở Úc , năng suất hạt đại trà
trung bình từ 1-2 tấn/ha nhưng có thể dao động lên đến 5 tấn hạt/ha ở những thời
vụ kéo dài có khí hậu mát mẻ và đủ ẩm độ (Walton et al., 1999).
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nghiên cứu làm tăng hàm lượng axít
oleic và giảm axít linoleic để nâng cao dinh dưỡng của dầu cải. Mặt khác do nhu
cầu sử dụng dầu cải làm biodiesel, giống mới được t
ạo ra có hàm lượng dầu cao
đang được quan tâm như giống Zhongyou 0361 có hàm lượng dầu đạt 55%. Sản
lượng cải dầu ở Trung Quốc tăng rất nhanh từ thập niên 1980, đặc biệt thập niên
1990, so sánh với thập niên 1950-1960 thì diện tích cải dầu tăng gấp 3-4 lần và
sản lượng tăng gấp 10 lần.Trong 5 năm từ 2000-2005 có 217 giống được đăng ký
và đưa ra sản xuất trong đó giống OP (open pollination) chiếm 21,7% và giống ư
u
thế lai chiếm 78,3%. Ở Trung Quốc 2 cách lai hữu hiệu trong sản xuất hạt cải dầu
lai ở quy mô thương mại bao gồm: CMS (cytoplasmic male sterile: bất dục đực tế
bào chất), GMS (Genic male sterile : bất dục đực do gen), 2 cách này chiếm 80%
trong các cách để sản xuất hạt lai cải dầu. Trong số ba loài Brassica được canh tác
chính cho sản xuất dầu thì có hàm lượng dầu rất biến thiên. Thông thường
Brassica napus có hàm lượng dầu cao nhất, có thể hơn 40%, Brassica rapa
đứng
thứ hai và thấp nhất là Brassica juncea. Giống Hyola 61, Hyola 76 và Hyola 433
của Công ty Pacific Seeds thuốc lòai Brassica napus. Khi trồng ở Úc, giống Hyola
61 có năng suất hạt biến động từ 1,43-2,35 tấn/ha, hàm lượng dầu 40,8%, và hàm
lượng protein là 44,5% và có thời gian sinh trưởng ngắn, giống Hyola 76 có năng
suất hạt bình quân 2066 kg/ha và hàm lượng dầu 40-45%, có thời gian sinh trưởng

dài chịu đựng được lượng mưa cao, giống Hyola 433 có năng suất 1,89-2 tấn, hàm
lượng dầu dạt 41,3% (kết quả
trung bình của 13 điểm thí nghiệm) và có thời gian
sinh trưởng ngắn. Giống cải dầu 07821 1RA thuộc loài Brassica napus của Công
ty giống Hồ Bắc, Trung Quốc. Ở Trung Quốc 07821-1RA có thời gian sinh trưởng
lần lượt là 205 ngày, năng suất hạt 4,5 tấn/ha và hàm lượng dầu 39,53%.

5
Sinh trưởng của cây cải dầu mạnh mẽ nhất nằm trong nhiệt độ giữa 10 và
30
o
C và tối ưu là 20
o
C. Nghiên cứu khác cho rằng khoảng nhiệt độ thích hợp để cải
dầu sinh trưởng và phát triển là 15-25
o
C. Ở giai đoạn mọc mầm nhiệt độ thích hợp
là 27
o
C, để sinh trưởng và phát triển thì yêu cầu nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ lạnh,
đủ ánh sáng mặt trời và độ ẩm sẽ làm tăng hàm lượng dầu. Trong quá trình chín và
thu họach nếu có gió to và mưa sẽ không tốt cho quá trình này, thời tiết thuận lợi
nhất cho giai đoạn thu họach là khô và quang đãng (Ikisan- Crop information,
Soils and Climate).
Cải dầu rất nhạy cảm với nhiệt độ cao vào thời gian làm hạt có thể làm giảm
năng suấ
t và hàm lượng dầu (Potter et al.,1999). Nhiệt độ cao cũng gây ra sự vô
sinh ở cả hoa đực và hoa cái (Polowick & Sawhney, 1988). Nhiệt độ thấp lúc ra
hoa cũng có thể gây ra sự thui hoa nhưng do thời gian ra hoa kéo dài nên thông
thường cây cải dầu có thể phục hồi và đền bù những sự hao hụt đó. Đông giá xẩy

ra ở cuối vụ, sau khi ra hoa có thể gây ra sự thất thu lớn về năng suất (Colton &
Sykes, 1992). Cải dầu rất nhạy cảm với sự ngậ
p nước và năng suất sẽ giảm sau khi
bị ngập 3 ngày, khi bị ngập nước, cây có triệu chứng lá hoá vàng hoặc tím, thân
lùn, ra ngồng sớm và các lá già hơn có màu tím và trở nên già nhanh hơn. Sự sinh
trưởng và năng suất hạt cải dầu ở Úc thường bị ảnh hưởng bởi lượng nước sẵn có
cho cây trồng, đặc biệt trong thời kỳ chín của hạt (Walton et al., 1999).
Cải dầu sinh trưởng tốt trên đất có pH từ 5,0-8,0 (Colton & Sykes, 1992). pH
đấ
t ảnh hưởng ít đến năng suất trừ phi trên đất rất chua nơi mà có sự ngộ độc của
mangan và nhôm làm ảnh hưởng đến năng suất (trên những loại đất như vậy, trước
khi trồng cải dầu cần bón vôi để làm giảm bớt tình hình xấu trên) (Potter et al.,
1999). Cây cải dầu yêu cầu đạm, lân và lưu huỳnh cao hơn cây ngũ cốc và những
cây trồng khác và sẽ không cho năng suất cao nếu không có 3 nguyên tố này.
Haneklaus & Schnug (1991) tính toán mức khủng hoảng dinh dưỡng ở cây cải dầu
như sau: N: 3,60%, P: 0,37%, K: 2,15%, Ca: 1,60%, Mg: 0,10%, S: 0,47%, Mn:
20ppm, Fe:82ppm, B:20ppm, Cu:4ppm và Zn:28ppm (lấy mẫu lá vừa mới trưởng
thành ở ví trí cao nhất trước khi cây trổ hoa để phân tích. Grant, (2000) nghiên
cứu về hiệu quả của đạm và lưu huỳnh trên năng suất cải dầu và lượng khoáng lấy
đi cho thấy để có tổng lượng chất khô của cây là 9,2 tấn/ha, trong đó có năng suất
hạt là 2 tấn/ha, năng suấ
t dầu là 902,3kg/ha thì phần thân lá của cây cải dầu đã lấy
đi trong đất 110 kg N, 21 kg P, 140 kg K, và 50,9 kg S, còn phần hạt đã lấy đi 62,1
kg N, 13 kg P, 17 kg K và 6,6 kg S.
Hầu hết những nghiên cứu cho rằng phân đạm có tác dụng tăng đáng kể đến
năng suất hạt ngay cả những thay đổi khác nhau về điều kiện (Maroni et al., 1994;
Sieling & Christen, 1997). Tuy nhiên yêu cầu phân đạm có thể thay đổi rất nhiều
theo loại đất, khí hậu, kỹ thuật canh tác, thời gian bón
đạm, giống (Holmes &
Ainsley, 1977; Kalkafi et al.,1998). Hàm lượng đạm trong cây tích luỹ cao nhất ở

cây còn non sau đó giảm rõ rệt theo sinh trưởng của cây (Hocking, 2001). Hàm

6
lượng đạm trong lá cao nhất được xác định khi cây có 4-5 lá là 5,57% sau đó giảm
xuống 4,05% ở giai đoạn bắt đầu ra hoa (chỉ có những hoa đầu tiên nở ra ở cành
chính). Trong suốt thời gian trổ hoa, hàm lượng đạm giảm xuống từ 4,05% đến
1,80% vào giai đoạn chấm dứt trổ hoa (chỉ còn một ít hoa nở ra trên cành phụ).
Việc bón đạm vào giai đoạn bắt đầu nở hoa hoặc trong suốt thời kỳ trổ hoa có l

quá trễ và do vậy nó sẽ ít có hiệu quả hơn so với khi bón ở giai đoạn cây con
(Helps,1971; Nyborg, 1961; Perez & Mora, 1975). Theo những số liệu được công
bố về hàm lượng đạm trong hạt và thân cành khô của cải dầu được bón phân đạm
vừa phải hoặc cao thì biến thiên từ 3,35 đến 5,14% trong hạt và từ 0,80 đến 1,80%
trong thân cành khô (Holmes & Ainsley, 1977; Stabbetorp, 1973). Do vai trò
quan trọng rất lớn của đạm đến sự phát triển của toàn cây cải dầu nên sự thi
ếu hụt
của nó làm giảm sự phát triển và năng suất một cách nhanh chóng. Ở những lá,
màu thay đổi từ xanh nhạt ở những lá non sang xanh vàng những lá già hơn. Do
đạm di chuyển trong cây và chuyển đổi từ những bộ phận già sang bộ phận non.
Như vậy triệu chứng thiếu hụt đầu tiên xuất hiện ở những lá già hơn trái lại ở
những phần non hơn vẫn còn xanh trong một thời gian nào đ
ó. Điều này giúp
chúng ta phân biệt triệu chứng thiếu hụt giữa đạm và lưu huỳnh: trái với đạm, lưu
huỳnh không chuyển đổi giữa các phần trong cây, vì thế triệu chứng thiếu hụt lưu
huỳnh thường bắt đầu ở những lá non hơn. Trong một số trường hợp, sự thiếu hụt
đạm dẫn đến sự đổi sang màu đỏ hoặc tím đỏ của nhữ
ng lá già hơn tương tự như
thiếu hụt lân, magiê hoặc lưu huỳnh nhưng trong trường hợp thiếu hụt của đạm thì
màu đỏ của lá đi kèm với màu xanh nhạt hoặc xanh vàng của toàn cây, mô lá chết
khô và làm cho các lá màu già hơn. Việc đâm tược trở nên nghèo nàn và chỉ có

một số ít cành được hình thành.Vòm lá của cây cải dầu trên đồng ruộng bị mỏng và
có nhiều khoảng hở. Việc phát triển của hoa ở vào giai
đoạn cuối bị giảm, giai
đoạn ra hoa và chín bị rút ngắn và số quả trên cây thấp. Năng suất hạt bị giảm
mạnh (Orlovius, 2003). Theo Hocking et al.,(1999) nghiên cứu về dinh dưỡng
khoáng cho cây cải dầu ở Úc cho thấy khi cải dầu được trồng sau cây lúa mì có
năng suất là 3 tấn/ha thì liều lượng N cần bón là 75-100 kg N/ha để có năng suất
hạt 2-3 tấn/ha, phân N được bón lót và bón thúc lúc bắt đầu ra nụ. Ở Châu Âu cải
dầu vụ xuân
đáp ứng tốt đối với lượng đạm giữa 120 và 200 kg N/ha (Almond et
al.1986; Holmes, 1980). Ở Canada, yêu cầu đạm cho cải dầu rất biến thiên, thường
vượt quá 200 kg N/ha (Holmes, 1980).
Cải dầu là một cây trồng rất linh hoạt, sự biến thiên về mật độ trồng với biên
dao động tương đối lớn thông thường cũng ít ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng.
Không cần thiết tăng mật độ trên 60 cây/m
2
, tuy nhiên có mật độ vừa phải ở thời
kỳ đầu sẽ có lợi bởi vì nó giảm bớt sự mất mát do sâu bọ (Carmody, 2001). Lượng
giống cần gieo có khuynh hướng từ 4-6 kg/ha, với giống lai lượng giống cần gieo
là 3 kg/ha.Ở Úc, mật độ cây được khuyến cáo là 30-50 cây/m
2
, với mật độ này nó
giúp cho việc chín nhanh hơn, sớm hơn và thu hoạch dễ hơn.

7
Trong điều kiện độ ẩm đất tối ưu cho sự nẩy mầm, hạt cải dầu được gieo
với độ sâu 2-4 cm sẽ nẩy mầm nhanh chóng. Khi độ ẩm đất bị khô và nhiệt độ đất
cao, hạt giống cần gieo ở độ sâu tới 6 cm để có ẩm độ cho mọc mầm (Walton et
al., 1999). Tuy nhiên, với độ sâu như vậy thường cho mọc mầm chậm, sinh trưởng
và năng su

ất kém. Sự mọc mầm phụ thuộc vào nhiệt độ và độ sâu gieo hạt.
Thời gian và phương pháp thu hoạch của cây cải dầu là điều quyết định để
có năng suất và chất lượng hạt tối ưu. Cây cải dầu cần được thu hoạch ngay sau khi
quả chín để tránh sự thất thu do quả bị tách ra. Để giảm bớt việc tách quả trước khi
thu hoạch, thúc đẩy sự chín, giả
m bớt sự phơi bày trước gió, và tăng tốc độ thu
hoạch, việc cắt cây phơi khô trước thỉnh thoảng được xem là phương pháp được
ưa chuộng của việc thu hoạch. Cắt cây phơi khô trước khi quả chín đầy đủ làm
giảm bớt tiềm năng tách quả và giúp thúc đẩy sự chín, nhưng gia tăng thêm chi phí
khoảng 25 US $/acre (4046,9m
2
), và có thể làm giảm hàm lượng dầu và chất lượng
dầu bên trong nếu cắt cây quá sớm. Trong khi kỹ thuật này hạ thấp nguy cơ tách
quả và cải thiện tốc độ của thu hoạch, nó không hoàn toàn giải quyết vấn đề của
độ chín khác nhau của quả (Wysocki et al., 2007). Nghiên cứu khác cho rằng phần
lớn cây cải dầu được cắt và xếp dãy thành hàng trên ruộng. Quy trình này thúc đẩy
tỷ lệ khô trên cây, làm giảm khả năng mất hạt t
ừ gió, mưa đá và đảm bảo chín đều.
Trong điều kiện này, hạt cải được bảo quản tốt do ẩm độ thấp và chất lượng cao
do hàm lượng diệp lục và axít béo tự do thấp (Walton et al, 1999). Cắt cây cải dầu
được khi xấp xỉ 40-70% hạt bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu chín và độ ẩm
của hạt đạt 35% (Oilseeds WA, 2006). Thu gom các cây cải dầu đã cắt và tách hạt
sau khi phơi trên đồng ruộ
ng khoảng 7-10 ngày, khi mà ẩm độ của hạt đen đạt
8,5% hoặc ít hơn (Walton et al., 1999). Nghiên cứu khác về cách thu hoạch trực
tiếp cho thấy cách này hoạt động tốt với diện tích nhỏ và cây cho năng suất thấp
với cây cải có độ chín và độ ẩm đồng đều. Cây cải dầu được cắt khi đa số quả khô
và lúc lắc khi rung.Việc thu hoạch trực tiếp cũng có thể áp dụng sau khi sử dụng
hoá chất làm khô. Hoá chất làm khô này có lẽ là một sự chọn lựa cho việc thu
hoạch cải dầu trong trường hợp cây chín không đều hoặc nơi mà việc cắt cây sớm

để phơi bị hạn chế. Tuy nhiên việc thu hoạch trực tiếp làm giảm năng suất và chất
lượng và do vậy cách chọn lựa tốt nhất để có năng suất và chất lượng tối đa là cắt
cây sớm và phơi trướ
c cho khô đều (Carmody & Cox 2001).
Hiện nay ở các nước như Ấn Độ, Iran thường sử dụng thiết bị gieo hạt để gieo
cải dầu. Ở Iran dùng thiết bị gieo hạt đẩy tay yêu cầu khoảng cách gieo giữa 2 hàng
(25 cm) hẹp hơn so với máy gieo hạt yêu cầu khoảng cách hàng lớn hơn (35 cm)
và qua nghiên cứu gieo bằng thiết bị đẩy tay cho tỷ lệ cây mọc mầm, tỷ lệ cây cho
thu hoạch và độ đồng nhất cây trên hàng và n
ăng suất hạt không khác biệt so với
gieo hạt cải bằng máy (Taheri & Sedghi, 2004). Công ty Jang Automation của Hàn
Quốc chuyên sản xuất các thiết bị đẩy tay hoặc chạy bằng máy để gieo hạt cải, hạt
rau và vừng gồm các loại gieo 1 hàng (AP-1), 3 hàng (JP-3) hoặc 6 hàng (JP-6)

8
cùng một lúc. Các thiết bị này rất phù hợp cho đồng ruộng có diện tích nhỏ như ở
Việt Nam. Ở Trung Quốc người ta sử dụng thiết bị gieo hạt lúa và thay đổi kích
thước lỗ của đĩa vòng thì có thể gieo được hạt cải, thiết bị này gieo cùng 1 lúc 2
hàng, và khoảng cách gieo giữa 2 hàng là 25 cm, thiết bị này phù hợp cho nông
dân có diện tích ruộng nhỏ.
Ở Ấn Độ việc cải thiện kỹ thuật canh tác cho cây c
ải dầu trên vùng đất dựa
vảo nước trời cũng như vùng đất có tưới được phát triển với sự chú trọng vào thời
gian gieo, khoảng cách gieo, lượng giống, phân bón, tỉa cây ở thời điểm thích hợp.
Sự tiếp nhận kỹ thuật của mô hình thâm canh cây cải dầu làm tăng năng suất 67-
190% so với kỹ thuật canh tác của địa phương. Trong số các yếu tố trong kỹ thuật
canh tác cây c
ải dầu, việc áp dụng phân bón được nhận thấy là sự đầu tư mang tính
quyết định nhất (Kumar 1999).


9
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1.1 Vật liệu.
- Giống:
Đối với thí nghiệm đánh giá khả năng thích nghi của một số giống cải dầu
gồm 9 giống: Hyola 61, Hyola 433 và Hyola 76 (giống lai F1 được nhập từ Công
ty Pacific Seeds của Úc), giống HSR-13,HSR-14, HSR-15, HSR-32, HSR-95 và
07821-1RA (giống lai F1 được nhập từ Công ty Hubei Provincial Seed của Trung
Quốc).
Đối với các thí nghiệm liều lượng đạm, thiết bị gieo hạt sử dụng giống
Hyola 61
Đối với mô hình trồng cải dầu sử dụng giống Hyola 61, Hyola 433 và
07821-1RA
Phân bón:
Phân urê, sunphat amôn, super lân, KCl, vôi, pentahydrate borax và phân bò
hoai

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu.
2.1.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm.
2.1.2.1.1 Nghiên cứu xác định liều lượng đạm thích hợp và có hiệu quả kinh tế
đến sinh trưởng và phát triển cây cải dầu.
Thí nghiệm đơn yếu tố gồm 4 công thức được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu
nhiên với 4 lần lặp lại, diện tích ô: 20 m
2
.
Công thức :
1. Không bón N (đối chứng)
2. Bón 90 N

3. Bón 120N
4. Bón 150 N
- Nền phân cho 1 ha: 60 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O + 1 kg B + 300 kg vôi + 5 tấn phân
bò hoai
2.1.2.1.2 Nghiên cứu ứng dụng thiết bị gieo hạt cải dầu.
Thí nghiệm đơn yếu tố gồm 3 công thức được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu
nhiên với 4 lần lặp lại, diện tích ô: 25 m
2
.

Công thức :
1. Rạch hàng và gieo hạt bằng tay (đối chứng)
2. Gieo bằng thiết bị gieo hạt đẩy tay có 1 hộp chứa hạt (Thiết bị AP-1, Hàn Quốc)
3. Gieo bằng thiết bị gieo hạt đẩy tay có 4 hộp chứa hạt (Thiết bị JP-6, Hàn Quốc)
+ thiết bị gieo hạt đẩy tay có 1 hộp chứa hạt

10
- Nền phân cho 1 ha: 90 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O + 1 kg B + 300 kg vôi +

5 tấn phân bò hoai.
2.1.2.1.3 Tiếp tục đánh giá khả năng thích nghi một số giống cải dầu nhập nội.
Thí nghiệm đơn yếu tố gồm 9 công thức được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu
nhiên với 4 lần lặp lại, diện tích ô: 15 m
2
và được tiến hành ở vụ Thu Đông 2009,
thí nghiệm được lặp lại ở 2 điểm.
Công thức :
1/ Hyola 61
2/ Hyola 433
3/ Hyola 76
4/ HSR-13
5/ HSR-14
6/ HSR-15
7/ HSR-32
8/ HSR-95
9/ 07821-1RA
- Nền phân cho 1 ha: 90 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 100 kg K
2
O + 1 kg B* + 300 kg vôi
+ 5 tấn phân bò hoai.
* 1 kg B tương ứng với 7 kg pentahydrate borax.
2.1.2.1.4 Mô hình trồng cải dầu.
Mô hình được thực hiện ở tỉnh Lâm Đồng trên diện rộng với quy mô diện
tích ở mỗi điểm là 1000 m
2

. Mô hình được lặp lại ở 3 điểm: Xã Tam Bố huyện Di
Linh ở độ cao 900 m có nhiệt độ trung bình trong vụ Thu Đông từ tháng 9-12:
21,4
o
C, xã Ka Đô huyện Đơn Dương ở độ cao 1000 m có nhiệt độ trung bình
trong vụ Thu Đông từ tháng 9-12: 20,53
o
C và phường 7 Đalat ở độ cao 1500 m có
nhiệt độ trung bình trong vụ Thu Đông từ tháng 9-12: 17,1
o
C.
- Nền phân cho 1 ha: 90 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O+ 1 kg B + 300 kg vôi + 5
tấn phân bò hoai.
2.1.2.2 Địa điểm.
Xã Tam Bố huyện Di Linh, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương và phường 7
thành phố Đà Lạt.
2.1.2.3 Điều kiện nhiệt độ và lượng mưa.
Theo dõi số liệu ở Bảng 1 về nhiệt độ, nhận thấy ở trạm Bảo Lộc dùng cho
khu vực huyện Di Linh có nhiệt độ trung bình năm (21,93
o
C) cao hơn ở trạm Liên
Khương (21,13
o
C) dùng cho khu vực huyện Đơn Dương và trạm Đà Lạt dùng cho

khu vực Đà Lạt (17,79
o
C ). Tính nhiệt độ trung bình của thời vụ Thu Đông trồng
cải dầu từ tháng 9 đến tháng 12 thì ở trạm Bảo Lộc (21,4
o
C), ở trạm Liên Khương
(20,53
o
C) và ở trạm Đà Lạt (17,1
o
C). Sở dĩ nhiệt độ ở Đà Lạt thấp hơn ở Đơn
Dương và Di Linh là do độ cao ở Đà Lạt (1500 m) cao hơn so với Đơn Dương

11
(1000 m) và Di Linh (900 m). Giữa nhiệt độ và độ cao môi trường có mối quan hệ
tỷ lệ nghịch, trung bình khi độ cao tăng lên 100 m theo phương thẳng đứng thì
nhiệt độ giảm xuống 0,6
o
C (Trịnh Thị Vân, 2004). Tổng lượng mưa đo được ở
trạm Bảo Lộc (2748mm) cao hơn ở trạm Liên Khương (1201,3 mm) và trạm Đà
Lạt (1378,4 mm).
Bảng 1. Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Bảo lộc, Liên Khương và
Đà Lạt năm 2008.
Tháng Nhiệt độ (
o
C) Lượng mưa (mm)
Trạm
Bảo
Lộc
Trạm

Liên
Khương
Trạm
Đà Lạt
Trạm Bảo
Lộc
Trạm Liên
Khương
Trạm
Đà Lạt
1 21 20,1 16,4 2.7 7,1 26,8
2 20,5 19,7 16,1 56 2,2 35
3 21,8 21,4 17,6 200,8 29,1 68
4 23,6 22,9 18,9 165,1 16,8 119,1
5 23 22,1 19,1 418,1 274,5 22
6 22,9 22,1 19,4 146,4 155,2 59,3
7 22,7 21,7 19,1 296,7 152,2 201,1
8 22,1 21,5 18,5 327,7 148,4 210,6
9 22 21,5 15,9 371,7 161,1 203,4
10 22,1 21,5 18,7 566,2 115,1 205,3
11 21,3 20,7 17,5 169,2 24,2 176,2
12 20,2 18,4 16,3 27,4 24,2 51,6
Tổng 2748 1201,3 1378,4
Trung bình 21,93 21,1 17,8
2.1.2.4 Một số chỉ tiêu nông hóa của đất làm thí nghiệm.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu nông hóa của điểm thí nghiệm.
pH (H
2
O)
(1 :5)

Chất hữu cơ
(%)
Dễ tiêu
(mg/kg)
S dễ tiêu
(mg/kg)
N P K
7,7

3,61 20 744 370 5,2
Nơi phân tích đất : Phòng Thử nghiậm Đất- Phân bón, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Kết quả ở Bảng 2 cho thấy do đất thuộc, được canh tác lâu năm nên đất có
pH
H2O
đất trung tính, chất hữu cơ cao, N dễ tiêu thấp, P dễ tiêu rất cao, K dễ tiêu
rất cao và S dễ tiêu rất thấp.

12
2.1.2.5 Thời vụ.
Các thí nghiệm bố trí vào vụ Thu Đông 2009 như sau:
Thí nghiệm Ngày gieo
Đánh giá khả năng thích nghi
một số giống cải dầu nhập nội
1/9/2009 &
11/9/2009
Liều lượng đạm 11/9/2009
Ứng dụng thiết bị gieo hạt 11/9/2009
Mô hình trồng cải dầu 30/8/2009, 1/9/2009
&11/9/2009

2.1.2.6 Phương pháp lấy mẫu để theo dõi số liệu.
Về đặc tính sinh trưởng:
* Đối với chiều cao cây, số cành trên cây, số quả trên cây, thì lấy 5 cây liên tục
nhau trên ô thí nghiệm để đo và lấy trung bình của 5 cây, mẫu được lấy theo 4 lần
lặp lại cho mỗi công thức. Đối với thí nghiệm thiết bị gieo hạt lấy thêm chỉ tiêu
như số khoảng cách, chiều dài khoảng cách không có cây mọc mầm và số cây mọc
m
ầm/m
2
.
* Đối với chiều dài quả và số hạt trên quả, từ 5 cây lấy mẫu trên, chọn 1 cây và lấy
5 quả/cây trên thân chính của cây. Đo chiều dài và đếm số hạt từng quả và tiến
hành tương tự đối với các nghiệm thức và các lần lặp lại của mỗi nghiệm thức
Về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
* Đối với khối lượng 1000 h
ạt thì đếm 1000 hạt và cân lấy khối lượng (lấy mẫu
theo 4 lần lặp lại ở tất cả các công thức).
* Đối với năng suất: Thu hoạch năng suất cho cả ô. Thu hoạch tất cả các công
thức theo 4 lần lặp lại.
Đánh giá hiệu quả kinh tế: Tính toán chi phí đầu vào (phân bón, giống,
công chăm sóc, thu hoạch), đầu ra (năng suất đạt được x giá bán) và lợi nhuận ở
mô hình trồng cả
i dầu
2.1.2.7 Phân tích thành phần axít béo và hàm lượng dầu.
Phân tích thành phần axít béo theo phương pháp AOCS Ce 1e-91 tại Bộ
môn Công nghệ dầu béo và Phân tích, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
Phân tích hàm lượng dầu bằng phương pháp Soxhlet và bằng máy phân tích
dầu Minispec mq10 NMR Analyser
2.1.2.8 Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu được xử lý thống kê theo phần mềm, MSTATC và Excel.


13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC THÍCH HỢP VÀ
CÓ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO CÂY CẢI DẦU Ở LÂM ĐỒNG (TÂY
NGUYÊN).
3.1.1 Nghiên cứu xác định liều lượng đạm thích hợp và có hiệu quả kinh tế cho
cây cải dầu.
3.1.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chiều cao cây, số cành trên
cây và chiều dài quả (Vụ Thu Đông 2009).
Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây cải dầu trong vụ Đông xuân 2007-
2008, nhận thấy bón 90N và 120N cho năng suất không khác bi
ệt có ý nghĩa
(Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự., 2009) nên trong vụ Thu Đông 2009 cần tiếp
tục thí nghiệm lại mức phân đạm và tăng mức phân đạm tối đa trong công thức thí
nghiệm lên đến 150N để xác định chính xác mức N cho năng suất hạt cao và tỷ
suất lợi nhuận cao trên cơ sở nền phân lân, kali đã được xác định trong các thí
nghiệm phân bón năm 2008. Qua thí nghiệm ở năm 2008 nhận thấy phân đạm có
ảnh h
ưởng rất rõ đến sinh trưởng phát triển cải dầu và phần lớn đất để trồng cải
dầu ở Tây Nguyên thường có hàm lượng đạm dễ tiêu trong dất rất thấp.
Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chiều cao cây, số cành trên
cây và chiều dài quả (Vụ Thu Đông 2009).
Công thức Chiều cao cây
(cm)
Số cành trên cây
(cành)
Chiều dài quả
(cm)

0N
(Đối chứng)
99,0 b
(100)
#

10,8 b
(100)
#

4,8
(100)
#

90N 107,0 a
(108)
15,3 a
(142)
5,3
(110)
120N 109,3 a
(110)
15,8 a
(146)
5,2
(108)
150N 112,5a
(114)
15,5 a
(144)

5,2
(108)
CV(%)
LSD (0,05)
4,3
7,3
12,3
2,8
5,7
NS
#
: Chữ in nghiêng chỉ % so đối chứng
Do đạm dễ tiêu trong đất làm thí nghiệm rất thấp (20 ppm) (Bảng 2) nên
phản ứng của phân đạm rất rõ đến sinh trưởng cây cũng như màu sắc lá, quan sát
lá cây ở giai đoạn cây con và lúc ra hoa và tạo trái thấy màu lá ở công thức không
bón đạm có màu xanh nhạt hơn là ở công thức có bón đạm. Kết quả ở Bảng 3 cho
thấy cây cải dầu phản ứng rất rõ khi được bón phân đạm, kết quả này cũng phù hợp
với nghiên c
ứu của Holmes (1980) cho rằng một liều lượng đạm được bón sớm

14
vào thời kỳ đầu làm tăng sự hình thành tế bào và mở rộng tế bào kết quả là làm
diện tích lá tăng lên ảnh hưởng mạnh đến sự quang hợp dẫn đến sự gia tăng sinh
trưởng về sau. Bón đạm làm tăng chiều cao cây, tổng số cành trên cây vượt đối
chứng khơng bón phân đạm lần lượt 8-14% và 42-46% (Biểu đồ 1 và 2), bón đạm
từ mức 90-150 N làm tăng chiều quả từ 8-10% so với khơng bón phân nhưng sự
khác biệt khơng có ý nghĩa về mặc thống kê. Khơng ghi nhận sự khác biệt có ý
nghĩa về chiều cao cây, tổng số cành trên cây và chiều dài quả giữa các mức bón
90N-150N.



90
95
100
105
110
115
0N 90N 120N 150N
Liều lượng N (kg/ha)
Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chiều cao cây.

0
5
10
15
20
0N 90N 120N 150N
Liều lượng N (kg/ha)
Tổng số cành/cây
Tổng số cành

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến tổng số cành trên cây.

15
3.1.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến số quả trên cây, số hạt trong
quả, khối lượng 1000 hạt, năng suất hạt, hàm lượng dầu và năng suất dầu (vụ
Thu Đơng 2009).

Kết quả ở Bảng 4 cho thấy bón đạm làm tăng số quả 39-45% so với khơng
bón đạm, trong đó bón 120N đạt giá trị cao nhất (Biểu đồ 3) Bón 90N-150N làm
gia tăng số hạt trên quả 18-22% và có khối lượ
ng 1000 hạt vượt đối chứng khơng
bón phân 12-15% một cách có ý nghĩa ; khơng ghi nhận sự khác biệt về số quả
trên cây, số hạt trong quả và khối lượng 1000 hạt giữa các mức bón 90N-150N.
Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến số quả trên cây, số hạt
trong quả và khối lượng 1000 hạt (vụ Thu Đơng 2009).
Cơng thức Số quả trên
cây
(quả)
Số hạt trong quả
(hạt)
Khối lượng 1000 hạt
(g)
0N
(Đối chứng)
219,0 b
(100)
#

17,1 b
(100)
#

2,80 b
(100)
#

90N 306,5 a

(140)
20,8 b
(122)
3,20 a
(114)
120N 317,0 a
(145)
20,4a
(19)
3,14 a
(112)
150N 304,8 a
(139)
20,2 a
(118)
3,21 a
(115)
CV(%)
LSD (0,05)
13,8
63,2
6,2
1,9
4,1
0,2
#
: Chữ in nghiêng chỉ % so đối chứng
0
100
200

300
400
0N 90N 120N 150N
Liều lượng N (kg/ha)
Số quả trên cây
Số quả/cây

Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến số quả trên cây.

Kết quả ở Bảng 5 cho thấy bón từ 90-150 N cho năng suất hạt vượt khơng
bón đạm từ 49-53 % một cách có ý nghĩa trong đó bón 120 N có năng suất hạt cao
nhất, khơng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mức bón 90N-150N đến
năng suất hạt, bón 90N có hiệu suất bón 1kg N cao hơn bón 120N. Về hàm lượng
dầu nhận thấy khi bón đạm, hàm lượng dầu có giá trị thấp hơn đối chứng khơng

16
bón N, thấp nhất khi bón 150N, tuy nhiên không ghi sự khác biệt có ý nghĩa so với
đối chứng. Chúng ta biết rằng N là thành phần quan trọng của cây như axít amin và
protein. Vào lúc thu hoạch phần lớn N ở cây cải dầu tập trung trong hạt ở dạng
protein. Thông thường khi bón N vào làm gia tăng protein trong hạt và bánh dầu.
Các nhà lai tạo giống cải dầu cho rằng hàm lượng dầu và protein có mối quan hệ
nghịch với nhau (Canola -council of Canada, Chapter 9- Soil fertility). Ngoài ra
nhiều tác giả cho biết hàm lượng dầu của cải dầu gi
ảm xuống khi tăng mức bón N
nhưng đồng thời lại có hiệu quả thuận đối với protein thô (Rathke et al., 2005) Mặc
dầu bón phân đạm làm giảm hàm lượng dầu so với không bón đạm; tuy nhiên năng
suất dầu ở công thức bón từ 90N-150N đều vượt đối chứng 43-51% do năng suất
hạt tăng dần khi tăng mức bón đạm và mức tăng về năng suất hạt thường nhiều hơn
m
ức giảm về hàm lượng dầu.


Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất hạt, hàm lượng
dầu và năng suất dầu (vụ Thu Đông 2009).
Công thức Năng suất
hạt
(kg/ha)
Bội
thu
Hiệu suất
phân N
(kg hạt/kg N)
Hàm lượng dầu
(%)
Năng
suất dầu
(kg/ha)
0N
(Đối chứng)
1600 b
(100)
#


40.48
(100)
#

650 b
(100)
#


90N 2400 a
(150)
800 8,9 40,15
(99)
960a
(148)
120N 2440 a
(153)
840 7,0 40,34
(99)
980 a
(151)
150N 2390a
(149)
790 5,3 38,92
(96)
930a
(143)
CV(%)
LSD (0,05)
9,7
342
1,9
NS

#
: Chữ in nghiêng chỉ % so đối chứng
*: Hàm lượng dầu khi ẩm độ của hạt 6%


y = -0.0597x
2
+ 14.205x + 1601.2
R
2
= 1
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Liều lượng N (Kg/Ha)
Năng suất hạt (Kg/Ha)

Biểu đồ 4. Đường hồi quy giữa liều lượng N và năng suất hạt/ha.

17
Qua tính toán phương trình hồi quy giữa liều lượng phân đạm và năng suất hạt như
sau : Y= -0,0597x
2
+ 14,20x + 1601, cho thấy bón đạm có tác dụng rõ đến năng
suất hạt cải dầu. Năng suất hạt có tương quan thuận rất chặt với liều lượng phân
đạm (Biểu đồ 4).

Bảng 6. Hệ số tương quan (r) của chiều cao cây, số cành, chiều dài quả, số
quả, số hạt, khối lượng 1000 hạt và hàm lượng dầu với liều lượng phân đạm.
Chiều cao

cây
Số
cành/cây
Chiều
dài quả
Số
quả/cây
Số hạt
trong
quả
Khối
lượng
1000
hạt
Hàm
lượng
dầu
0,99

0,93
0,85
0,91
0,86
0,92 -0,70

Phân tích mối tương quan của chiều cao cây, số cành/cây, chiều dài quả, số
quả/cây, số hạt trong quả, khối lượng 1000 hạt và hàm lượng dầu với liều lượng
phân đạm ở Bảng 6 nhận thấy chiều cao cây, số cành /cây, chiều dài quả, số
quả/cây, số hạt trong quả, khối lượng 1000 hạt có tương quan thuận và chặt với
liều lượng phân đạm, nhưng hàm lượng dầu có tương quan ngh

ịch với liều lượng
phân đạm (r=-0,70).
3.1.1.3 Hiệu quả kinh tế của việc bón phân đạm.
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân đạm.
Công thức Chi phí
sử dụng
phân đạm
(đồng)
Thu thêm nhờ phân đạm Hiệu quả kinh tế

Năng
suất hạt
(kg/ha)
Chênh lệch
năng suất
hạt so với
đối chứng
(kg/ha)
Thu thêm
(đồng)
Lợi nhuận
tăng thêm
(đồng)
Tỷ suất lợi
nhuận tăng
thêm so với
chi phí bón
phân đạm
(lần)
0N

(đối chứng)
0 1600 0 0 0 0
90N 1.429.200 2400 800 9.600.000 8.170.800 5,71
120N 1.887.000 2440 840 10.080.000 8.193.000 4,34
150N 2.342.000 2390 790 9.480.000 7.138.000 3,05
Kết quả ở Bảng 7 cho thấy sử dụng các mức phân đạm từ 90N đến 150N tốn
thêm chi phí từ 1.429.200 đ đến 2.342.000 đ và nhờ tăng năng suất nên thu nhập
tăng thêm từ 9.480.000 đ đến 10.080.000 đ. Về hiệu quả kinh tế nhận thấy bón từ
90N đến 150N đều có lời. Mặc dầu bón 120 N có lợi nhuận cao hơn bón 90N là

×