Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Thuận lợi khó khăn khi kí kết hợp đồng ngoại thương - môn Nghiệp vụ thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.95 KB, 17 trang )

LOGO
Chuyên đề
Thuận lợi và khó khăn
của các Doanh nghiệp Việt Nam
khi ký kết hợp đồng ngoại thương
Nhóm
Nhóm
III
III
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

Phần 1: Giới thiệu về chuyên đề và khái niệm, đặc điểm, yêu
cầu của HĐNT

Phần 2: Tổng quan chung về ký kết hợp đồng ngoại thương

Phần 3: Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương

Phần 4: Thuận lợi và khó khăn

Phần 5: Kết luận và đánh giá
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3

Mục đích

Trên cơ sở hoàn thành chuyên đề mà giảng viên yêu cầu, nhóm
chúng tôi muốn giới thiệu sơ lược về quy trình ký kết hợp đồng
ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác
nước ngoài.

Làm rõ những khó khăn và thuận lợi cơ bản mà các doanh


nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi ký kết các hợp đồng ngoại
thương

Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu những khó
khăn trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương cho các doanh
nghiệp.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của HĐNT

Khái niệm
Hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên mua - bán có trụ sở
kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Trong đó quy định bên bán phải
cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ có lien quan đến hàng hoá
và quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua, bên mua phải thanh toán tiền hàng
và nhận hàng.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của HĐNT

Đặc điểm

HĐNT có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác. Tuy nhiên,
so với các hợp đồng khác, HĐNT có yếu tố quốc tế, được thể hiện qua các dấu
hiệu:

Chủ thể của hợp đồng: Các bên ký kết hợp đồng có trụ sở kinh doanh đăng ký ở
các quốc gia khác nhau

Đồng tiền thanh toán: có thể là ngoại tệ của một trong hai hoặc cả hai bên. Ngày
nay, các bên mua bán có thể sử dụng đồng tiền chung (Euro ) nên đặc điểm này
không còn quan trọng nữa


Đối tượng của hợp đồng : Hàng hoá - đối tượng mua bán của hợp đồng phải
chuyển ra khỏi biên giới nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của HĐNT

Yêu cầu

HĐNT muốn có giá trị pháp lý thực hiện trong thực tế và trở thành cơ sở để
giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra giưũa các bên trong quá trình thực hiện
hợp đồng, thì HĐNT phải đồng thời thoả mãn các yêu cầu sau:

HĐNT phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc

Chủ thể của HĐNT phải hợp pháp

Hình thức của HĐNT phải hợp pháp

Nội dung của HĐNT phải hợp pháp

Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia mới có
hiệu lực.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Tổng quan chung về ký kết hợp đồng ngoại thương

Hết quý I năm 2011, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký
được đơn hàng đến hết quý II/2011. Tính đến nay đã có hơn 1700
doanh nghiệp trong tỉnh tham gia xuất khẩu trực tiếp vào 150 quốc
gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là thị trường Mỹ, Châu Âu, Châu Á và
Châu Mỹ, trong đó có hơn 73 DN tham gia xuất khẩu lần đầu.


Trong quý II tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, một số
khó khăn có thể ảnh hưởng đến ngành xuất nhập khẩu.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương
1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
2. Kiểm tra chất lượng
3. Thuê tàu lưu cước
4. Mua bảo hiểm
5. Làm thủ tục hải quan
6. Giao nhận hàng với tàu
7. Làm thủ tục thanh toán
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Thuận lợi và khó khăn khi ký kết
hợp đồng ngoại thương

Với kinh nghiệm trên 30 năm phát triển ngành ngoại
thương và sự thừa kế những thành tựu trong đàm phán
ngoại giao VN, Doanh nghiệp VN đã góp phần thúc đẩy
vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nghành
ngoại thương nói riêng.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình, bên cạnh
những thuận lợi, các DN Việt Nam cũng gặp không ít khó
khăn trong việc ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Thuận lợi

Vị trí địa lý


Việt Nam nằm trên các đường hàng không và các cảng biển quốc tế quan
trọng.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và rất đa dạng như đất đai,
khoáng sản, tài nguyên rừng, biển

Nhân lực

Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, tư chất người việt nam thì cần
cù, sáng tạo , tiếp thu nhanh những công nghệ mới

Chi phí nhân công quá rẻ so với các nước trong khu vực và thế giới

Chính trị - Xã hội
Việt Nam có một nền chính trị, xã hội ổn định. Các doanh nghiệp VN
luôn có sự quan tâm từ phía nhà nước, các cấp ban ngành, các chính sách
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng
ngoại thương, đặc biệt là kể từ khi VN gia nhập WTO.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Thuận lợi

Hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và chủ động với những kết quả
thiết thực.

Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN sắp được triển khai.

Cộng đồng người việt sinh sống trên thế giới đông đảo


Thành tựu khoa học kỹ thuật

Chính sách pháp luật
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Khó khăn

Không gian của những cuộc đàm phán

Nét đặc thù văn hoá

Hệ tư tưởng của các nhà lãnh đạo các nước

Phải đối diện với hệ thống pháp luật phức tạp, khác nhau giữa các nước

Cơ chế quan liêu của một số nước

Việc sử dụng ngoại tệ và những hệ thống tiền tệ khác nhau

Những biến cố bất ngờ mà thỉnh thoảng xảy ra ở một vài khu vực khác nhau
trên thế giới
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Khó khăn

Những khó khăn chủ yếu doanh nghiệp Việt Nam thường gặp
khi thương lượng với đối tác nước ngoài

Rào cản về ngoại ngữ

Hiểu biết đối tác


Chuẩn bị chưa đầy đủ thông tin về phía mình

Quan điểm về hợp đồng của doanh nhân mỗi nơi mỗi khác
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Kết luận và Đánh giá

Kết luận
Mặc dù còn gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong việc ký kết hợp
đồng ngoại thương, đôi khi còn xảy ra tranh chấp nhưng nhìn chung, tình
hình ký kết hđnt của các doanh nghiệp việt nam vẫn tương đối tốt. Đặc biệt
kể từ khi gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Việt nam trong việc ký kết HĐNT

Đánh giá
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn
cầu, việc làm ăn với các đối tác nước ngoài ngày càng nhiều và việc ký kết
các hợp đồng ngoại thương sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Do đó để theo kịp
với sự phát triển đó, doanh nghiệp VN cần sớm triển khai các biện pháp để
không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế do các hợp đồng
ngoại thương mang lại.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Giải pháp

Phía Doanh nghiệp

Tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật, thông lệ quốc tế, thông tin về đối tác trước
khi ký kết hợp đồng ngoại thương

Ứng dụng công nghệ điện tử hiện đại vào trong đàm phán kí kết hợp đồng và

nghiệp vụ ngoại thương.

Tìm hiểu về nền văn hoá và luật pháp của các nước đối phương trong đàm
phán.

Nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp Việt nam trên thị trường quốc tế.

Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TMQT của DN theo mặt bằng trình độ
quốc tế.

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến
thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp trong ký kết hợp đồng ngoại thương.

Tăng cường công tác đối ngoại với các DN nước ngoài.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Giải pháp

Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục
hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế
thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước,
định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.

Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động
TMQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ
TMQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy
định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động
của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo

tính độc lập, đặc thù của nước ta.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3
Giải pháp

Đối với Nhà nước

Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính
sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính
sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TMQT .
Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng
cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống
NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TMQT,
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động
TMQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính
và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
Nghiệp vụ TMQT – Nhóm 3

×