TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
---------oOo---------
BÀI TẬP LỚN
PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊ - NIN. CHỨNG
MINH NĂNG LƯỢNG LÀ VẬT CHẤT
----------***---------Giảng viên:
Học viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU................................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................5
A. Định nghĩa về vật chất của Lê-nin:........................................................5
1. Phương pháp định nghĩa vật chất........................................................5
2. Định nghĩa “vật chất” của Lê-nin.......................................................5
3. Ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa của Lê-nin:.............................8
B. Chứng minh năng lượng là vật chất.......................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................12
-2-
LỜI NĨI ĐẦU
Tự thời cổ chí kim, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nhận thức của con
người cũng có những hạn chế nên nhiều nhà triết học đã nhìn nhận thế giới một
cách hết sức chủ quan và cảm tính. Họ xác nhận nước, lửa, khơng khí, “ngun tử”
chính là vật chất.
Đến thế kỉ XVII - XVIII, cơ học cổ điển của Newton đã mang lại bước đi
đột phá tầm nhìn của các nhà khoa học. Các triết gia rất coi trọng vai trò của khối
lượng như là lí do để họ đánh đồng vật chất với khối lượng.
Cho đến những năm nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiều nhà khoa học
đã có một loạt các phát minh rất giá trị về vật lý nói riêng và khoa học tự nhiên nói
chung. Điều đó đã đem lại cho con người các kiến thức mới mẻ về cấu tạo và tính
chất của vật chất và làm thay đổi căn bản quan niệm cũ về vật chất cũng như trong
tư duy, cách suy nghĩ của nhiều nhà khoa học khác lúc bấy giờ.
Năm 1895, nhà vật lý học người Đức Wilhelm Conrad Rontgen đã phát
hiện ra tia X - một loại sóng điện từ đặc biệt mà mắt ta không thể nhận ra được.
Năm 1896, Henri Becquerel đã vơ tình phát hiện thấy hiện tượng phóng xạ khi
đang tìm kiếm electron trong quặng uranium. Tới năm 1897, Joseph John
Thompson tuyên bố tìm thấy chùm electron, điều này đã chứng tỏ rằng một trong
các thành phần cấu tạo nên nguyên tử là điện tử electron. Năm 1901, Walter
Kaufmann là nhà khoa học đã chứng minh được khối lượng của điện tử electron
biến đổi theo sự di chuyển của nó. Bên cạnh đó, thuyết Tương đối Hẹp năm 1905
và sự ra đời của thuyết Tương đối Tổng quát của nhà bác học Albert Einstein cũng
cho thấy không gian, thời gian, năng lượng biến đổi khi vật chất vận động.
Sau những phát minh và bước tiến bất ngờ của nền khoa học tự nhiên, rất
nhiều nhà khoa học và triết học vốn theo quan điểm duy vật tự phát và siêu hình đã
rơi vào khủng hoảng, hồi nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật. Nhà khoa học
Ernst Mach cho rằng tính khách quan của điện tử là khơng hợp lý, trong khi
Wilhelm Ostwald phủ nhận sự tồn tại của nguyên tử và phân tử. Henri Bergson
-3-
định nghĩa lại rằng: “Vật chất là cái phi vật chất đang vận động.” Nhiều nhà khoa
học theo chủ nghĩa duy tâm đã nhân cơ hội này để khẳng định tính phi vật chất của
thế giới, mà theo như Lê-nin nói là “gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức,
tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất
khả tri” và là “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”.
Bối cảnh của thời đại này đã yêu cầu có một định nghĩa, một quan niệm
“khoa học” về vật chất, chỉ rõ những sai lầm và xóa bỏ luận điệu lệch lạc của chủ
nghĩa duy tâm để từ đó củng cố và hoàn thiện nhận thức về chủ nghĩa duy vật biện
chứng trong lĩnh vực khoa học. Không chỉ dựa vào những thành tựu mới nhất của
khoa học tự nhiện, V.I.Lênin còn kế thừa, bảo vệ và phát triển những tư tưởng của
C.Mác và Ph.Ăngghen, để đến năm 1908, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lê-nin đã đưa ra định nghĩa về “vật chất” như
sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
-4-
NỘI DUNG CHÍNH
A. ĐỊNH NGHĨA VỀ “VẬT CHẤT” CỦA LÊ-NIN:
1. Phương pháp định nghĩa vật chất:
Để đưa ra một khái niệm toàn diện và khoa học nhất về vật chất, V.I Lênin
đặc biệt quan tâm đến phương pháp định nghĩa cho phạm trù vật chất. Vì vậy,
trước khi phân tích định nghĩa vật chất của Lênin, cần tìm hiểu phương pháp định
nghĩa vật chất. Theo định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất, cần phân biệt phạm trù
triết học vật chất với những biểu hiện cụ thể của nó. Với tư cách là một phạm trù
triết học, vật chất là kết quả của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá cũng như hệ
thống hố những đặc tính, những mối liên hệ sẵn có giữa các sự vật, hiện tượng. Ví
dụ, con người không thể không thừa nhận một điều rằng “con người là động vật”,
nhưng không thể nào đồng nhất khái niệm “động vật” và “con người”. Hay chẳng
hạn như “nước” trong đời sống hằng ngày, “H 2O” trong quan niệm hóa học là “vật
chất”, nhưng “vật chất” khơng thể chỉ là “nước” hay “H2O”.
Vật chất phải được hiểu theo nghĩa “hẹp” như vậy vì trong định nghĩa vật
chất của V.I.Lênin, vật chất là một phạm trù triết học, tức là phạm trù rộng nhất,
bao quát nhất, trừu tượng nhất, rộng đến tận cùng mà khơng thể có một phạm trù
nào lớn hơn nó. Vậy nên, phương pháp luận duy nhất có thể xác định vật chất bằng
cách đối lập với ý thức, coi vật chất là “thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý
thức con người và ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan”, do đó ý thức đã
nảy sinh ngay từ định nghĩa vật chất.
2. Định nghĩa “vật chất” của Lê-nin:
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, tính ở thời điểm này, đã được xem là một
định nghĩa hoàn chỉnh nhất về khái niệm vật chất và được nhiều nhà khoa học hiện
đại đánh giá là một định nghĩa kinh điển.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung dưới đây:
- Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên
ngồi ý thức và khơng lệ thuộc vào ý thức.
-5-
Vật chất chính là kết quả của sự trừu tượng vì nó khơng có sự tồn tại của
cảm tính. Thế nhưng V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng sự trừu tượng này lại trở thành
“đặc tính” duy nhất, bản chất nhất của vật chất - các sự vật, hiện tượng - những đặc
tính tồn tại với tư cách khách quan và khơng lệ thuộc vào ý thức của con người.
Đây là nguyên tắc căn bản giúp chúng ta nhận biết cái gì là vật chất và cái gì
khơng. Tuy nhiên khi đi sâu vào vấn đề này thì ln ln phải bám theo cả hai yếu
tố, đó là tính trừu tượng và tính thực tiễn cao.
Có thể thấy, trong định nghĩa vật chất của Lênin tồn tại hai khía cạnh đối lập
nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau: tính trừu tượng và tính cụ thể của vật chất.
Nếu chỉ tuyệt đối hố tính trừu tượng của phạm trù thì rất dễ sa vào chủ nghĩa duy
tâm, nhưng nếu chỉ nhìn thấy tính cụ thể thì sẽ đồng nhất vật chất với vật thể. Vì
vậy, mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội thì đều là tồn tại
khách quan, tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức con người, đều thuộc phạm trù vật
chất và là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
Theo Lê-nin, trong đời sống xã hội, “khách quan không phải theo ý nghĩa là
một xã hội những sinh vật có ý thức, những con người, có thể tồn tại và phát triển
không phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật có ý thức (…) mà khách quan
theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người.”
Nhận định của Lê-nin đã phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giải
phóng cuộc khủng hoảng thế giới quan của các nhà khoa học tự nhiên và khuyến
khích họ tìm ra những thuộc tính, kết cấu mới của vật chất, làm giàu tri thức của
nhân loại về thế giới.
- Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con
người thì đem lại cho con người cảm giác
V.I.Lênin đã khẳng định, vật chất với tư cách là thực tại khách quan là thứ
có trước ý thức và khơng phụ thuộc vào ý thức; cịn ý thức (hay cảm giác) là cái có
sau vật chất, từ vật chất mà nên, phụ thuộc vào vật chất. Khi kích thích vào những
giác quan của con người thì vật chất đem đến cho con người cảm nhận. Như vậy,
vật chất là tính thứ nhất cịn ý thức là tính thứ hai. Do tính trước - sau của vật chất
-6-
khơng phụ thuộc vào ý thức, nhưng ý thức thì lệ thuộc vào vật chất. Vật chất là nội
dung, là nguồn gốc tinh thần và là nguyên nhân hình thành nên ý thức; khơng có
cái gì thể hiện là vật chất sẽ khơng có cái gọi là ý thức. Ví dụ, trước khi có sự xuất
hiện của con người trên trái đất thì vật chất đã tồn tại từ khá lâu đời nhưng do chưa
có sự tồn tại của con người nên ý thức cũng không xuất hiện và phát triển. Điều
này đã chứng tỏ rằng vật chất tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức.
Mặc dù không phải tất cả sự vật, hiện tượng hay quá trình khi tác động đến
giác quan của con người sẽ được cảm nhận, đôi khi cần căn cứ trên những dụng cụ
khoa học hay ít nhất là chẳng có dụng cụ khoa học nào mà thấy trước, song nếu nó
tồn tại tự nhiên, hiện thực ở bên ngoài, tách biệt và khơng lệ thuộc vào ý thức con
người thì nó chính là vật chất. Nội dung trên đã phủ định hầu hết các quan điểm
của chủ nghĩa duy tâm dưới nhiều hình thức - trực tiếp khẳng định rằng tinh thần là
thứ tạo nên tất cả sự vật, hiện tượng và là cái có trước, cội nguồn của vật chất.
- Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh (chép
lại, chụp lại) của nó.
Hiện thực khách quan được cảm giác của con người chép lại, chụp lại rồi
phản ánh. Cảm giác là cơ sở đầu tiên của sự hiểu biết, nhưng bản thân nó cũng
khơng ngừng lặp lại q trình chép lại, chụp lại và phản ánh hiện thực khách quan,
cho nên về cơ bản, con người đã nhận thức toàn bộ thế giới vật chất. V.I.Lênin
muốn khẳng định rằng, vật chất là cái được ý thức, cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh lại. Bằng các phương thức như chép lại, chụp lại, phản ánh lại,
… con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Vì vậy, “trong thế giới vật
chất khơng có cái gì là khơng thế biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa
biết, do hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định”. Về ngun
tắc, khơng có phạm trù vật chất nào là không thể nhận thức, chỉ có những đối
tượng vật chất chưa được nhận thức mà thôi. Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của
giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của con người về vật
chất càng sâu sắc, toàn diện.
-7-
Trải qua nhiều thế kỉ, khi xã hội ngày một phát triển mạnh mẽ với sự tiến bộ
vượt bậc trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cả nhân văn, định nghĩa của
V.I.Lênin về vật chất vẫn giữ nguyên giá trị và đã được chứng minh tính đúng đắn.
Cho đến ngày nay chủ nghĩa duy vật biện chứng ln nắm giữ vai trị then chốt, là
hạt nhân của thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn của nền khoa học hiện
đại.
3. Ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa của Lê-nin:
Định nghĩa vật chất của V.I. Lê-nin đã giải quyết hai mặt cơ bản của triết
học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Không chỉ vậy, định nghĩa
này còn cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình
và mọi biểu hiện của chúng trong triết học hiện đại.
Định nghĩa vật chất này còn là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất
trong lĩnh vực xã hội, các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và các
quan hệ vật chất xã hội giữa người với người.
Quan trọng hơn hết, V.I. Lê-nin đã tìm ra mối liên kết giữa chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ghép lại thành một hệ thống lý luận
chung nhất, tạo nên nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật
biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật.
B. CHỨNG MINH NĂNG LƯỢNG LÀ VẬT CHẤT.
Năng lượng là một khái niệm phi trực quan, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
“energygeia”, đã được phát triển ngay sau khi khoa học phương Tây xuất hiện.
Nhà triết học Hy Lạp Aristote đã đề cập về năng lượng và hai mặt của nó là động
năng hay “lực sống” và thế năng, năng lượng tiềm tàng to lớn mà có thể dễ dàng
giải phóng hoặc khơng. Tuy nhiên sau này khái niệm của năng lượng đã thay đổi
nhiều. Nhưng có thể khẳng định năng lượng là một hiện thực khách quan mà con
người hoàn toàn đo đếm và lượng hoá được. Hay theo Morvan Salez - nhà vật lý
thiên văn học - “Năng lượng giống như tiền bạc, có thể tích luỹ liên tục, đó là một
-8-
trong những quy luật của vật lý học, tuy nhiên nó thay đổi về hình thức: từ khi vũ
trụ xuất hiện đến nay, năng lượng không thêm vào, mà chỉ thay đổi hình dạng”.
Năng lượng tồn tại dưới hai phương thức, “tồn tại thực” và “tồn tại khách
quan”.
Năng lượng đã tồn tại ngay trước khi con người có được nhận thức ban đầu
về nó. Trong lịch sử tồn tại và tiến hoá của con người, ngay cả khi con người vẫn
chưa hiện diện trên Trái Đất, nhiều dạng năng nượng đã tồn tại dưới vơ số các hình
thức khác nhau. Ví dụ như vào thời Kỷ Phấn Trắng, nhiều lồi cá đuối, cá mập, cá
xương thật sự hay một số lồi bị sát biển đã bắt đầu thống trị đáy biển sâu. Hay
trong niên đại địa chất Kỷ Jura - được biết đến như là kỷ nguyên khủng long, đã có
nhiều loại khủng long cư trú trong các cánh rừng nhiệt đới. Thậm chí, con người
đã từng sử dụng năng lượng nhưng khơng hề hay biết năng lượng là gì cũng như
khơng bao giờ nhận thức rõ đó là năng lượng. Cụ thể, vài triệu năm trước, con
người đã vô tình phát hiện ra lửa nhằm sử dụng vào sinh hoạt hàng ngày và săn
bắn. Điều này đã chứng tỏ sự tồn tại và phát triển một số dạng cơ bản của vật chất,
mà đặc biệt là năng lượng, đã tồn tại ngay từ khi con người mới ra đời và khơng có
nhận thức về nó.
Phương diện tồn tại khách quan của năng lượng được chứng minh trong quá
trình nghiên cứu tất cả các dạng của nó. Vào khoảng thế kỉ 16, Hoàng gia Anh thời
Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất lo sợ rằng rừng sẽ khơng cịn có thể sưởi ấm nước
Anh khi người ta khai thác gỗ ngày càng rộng rãi để thắp lửa sưởi ấm trong suốt
mùa đông kéo dài lạnh giá ở đảo quốc sương mù. Điều này chứng tỏ rằng, gỗ vẫn
là dạng năng lượng chủ yếu cung cấp cho mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất
của con người. Sau này khi con người phát hiện nhiều mỏ than, biến than trở thành
một nguồn chất đốt để sưởi ấm cần thiết (và cũng xảy ra hậu quả là ơ nhiễm khói
than sau này) ; hay từ đốt than, nghiền than, người Anh đã sử dụng than trong
chưng cất nước nhằm sản xuất ra động cơ hơi nước, nhờ vậy gây nên cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất. Người Anh cũng tạo ra khí đốt từ than đá trở thành
một nguồn nhiên liệu chiếu sáng nhằm thay thế các cây nến cũ không đủ sáng,
qua đó góp
-9-
phần xố bỏ ngành cơng nghiệp săn bắt cá voi để sản xuất mỡ nến. Sau này, khoa
học dần dần phát triển ngày một rộng rãi do nhu cầu trên thế giới về các đòi hỏi
thực tế của con người trong nghiên cứu, thống kê, lao động, sinh hoạt, . .. Vào thế
kỉ XX, năng lượng hạt nhân lần đầu tiên được phát hiện và sử dụng. Uranium lần
đầu tiên được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà hoá học người Đức Martin
Klaproth. Bức xạ ion được phát hiện vào năm 1895 bởi Wilhelm Rontgen trong
một thí nghiệm đưa dịng điện qua ống thuỷ tinh dưới chân không và tạo ra tia X
liên tục. Vào năm 1896, Henri Becquerel phát hiện ra mỏ khống chất pecblen.
Sau đó, nhà vật lý người Pháp Paul Villard đã phát hiện ra một dạng bức xạ
khoáng chất thứ ba của quặng pecblen giống với tia X. Năm 1896, Pierre và Marie
Curie lấy tên là “bức xạ” (phóng xạ) nhằm miêu tả hiện tượng trên. Năm 1898,
Samuel Prescott phát hiện ra rằng bức xạ có thể tiêu diệt vi khuẩn trong thực phẩm.
Năm 1902, nhà vật lý New Zealand, Ernest Rutherford (18711937) cho rằng bức
xạ là một sự kiện tự nhiên và những hạt alpha hoặc beta thoát ra từ hạt nhân sẽ tạo
ra các nguyên tố khác nhau. Ông được xem là “cha đẻ” của vật lý hạt nhân khi đưa
ra 10 mơ hình hành tinh nguyên tử và làm cơ sở phát triển nhiều học thuyết mới
trong cấu tạo nguyên tử sau này.
Trước đây, phần lớn mọi người vẫn tin rằng năng lượng là một tài sản được
bảo toàn trong vũ trụ, tuy nhiên với sự ra đời thuyết tương đối tổng quát của Albert
Einstein thì niềm tin ấy đã bị đảo ngược. Einstein phát hiện ra đối với vật chất,
khối lượng cũng là một dạng của năng lượng. Vật chất có thể được chuyển hoá bởi
chùm tia và năng lượng cũng sẽ biến thành vật chất giống như xảy ra trong chuyển
hoá diễn ra trên những ngôi sao. Điều này đã dẫn đến định luật bảo tồn năng
lượng của vũ trụ.
Dưới góc độ khoa học, thông qua những thiết bị hay phương pháp hiện đại,
cho dù nhìn thấy hoặc khơng thấy thì về bản chất, các vật đều là một dạng năng
lượng dao động liên tục. Đó là lí do tại sao tất cả các vật thể lại có tần số năng
lượng khác nhau dẫn đến cấu trúc khác nhau. Vật chất vơ hình khi dao động với
tần số cao cũng có thể trở thành trừu tượng, tương tự như tư duy, suy nghĩ, cảm
giác và ý thức của con người. Còn nếu dao động với tần số thấp hơn vật sẽ có thể
-10-
nhìn được bằng mắt bình thường, ví dụ con người, cuốn sách, chiếc điện thoại, . ..
Điều này dẫn đến hai sự xuất hiện của con người, đó là thân xác và linh hồn. Đó là
hai loại thân thể khơng hoàn toàn như nhau, mỗi loại sống trong một thế giới riêng
biệt - thế giới hữu hình nơi có thân thể, thiên nhiên và vật dung nhân tạo và thế
giới vơ hình nơi có linh hồn tốt và xấu, có thiên đàng và địa ngục. Có thể nhiều ý
kiến cho rằng hai điều đó là hai khái niệm khơng liên quan với nhau. Nhưng theo
căn bản thì cả thân xác và linh hồn cùng là vật chất và năng lượng, cho dù hữu
hình hoặc vơ hình thì đều là một dạng năng lượng dao động cố định. Duy chỉ có
điểm khác biệt là ở tần số dao động cao hoặc thấp mà thôi.
Năm 1901, nhà khoa học/ bác sĩ người Mỹ Doucan MacDougall đã thực
hiện một thí nghiệm “đo cân nặng linh hồn” với 6 bệnh nhân đang hấp hối. Kết
quả thí nghiệm cho thấy trung bình, ngay sau khi các bệnh nhân tắt thở, cơ thể họ
thất thoát một khối lượng 21,3 gram, không đổ mồ hôi, bốc hơi hay do di cầu. Mặc
dù điều này gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới tâm linh và khoa học, nhưng sự
thật con người mất đi một khối lượng 21,3 gram năng lượng đã phần nào chứng
minh rằng năng lượng chính xác là vật chất.
Xét về bản chất thì vật chất đều là năng lượng, trong vật lý được gọi là “dao
động” hay trong y học phương Đông gọi là “khí”. “Nguyên lý dao động” (Principle
of Vibration) là một trong bảy nguyên lý vũ trụ thuộc về “Triết lý thần bí” của Hy
Lạp và Ai Cập cổ đại đã xác định rõ đặc tính của vật chất như sau: “Khơng có bất
kì cái gì là tĩnh chỉ cả, tất cả đều đang vận động, hết thảy đều đang dao động, bao
gồm cả linh hồn”. Vào khoảng 2600 năm trước, những bậc thần thánh như Đức
Phật cũng đã chỉ ra rằng hầu hết mọi vật trong vũ trụ này được tạo thành bởi sự
dao động. Khoa học cổ điển cũng đã phát hiện ra mối liên hệ đó, mà chúng ta nói
đến rộng rãi nhất là phương trình của Einstein E=mc2 (với E là năng lượng, m là
vật chất và c là vận tốc ánh sáng) . Tuy nhiên, mỗi người chỉ có năm giác quan để
có thể tương tác với thế giới hữu hình ở khơng gian ba chiều nên ít nhiều bị hạn
chế, cộng với sự nhận thức thời gian theo một hướng duy nhất nên đã có sự nhầm
lẫn giữa những vật chất tĩnh (dựa trên động lực học cổ điển của Newton) và các
trường năng lượng không ngừng dao động, thiếu sự ổn định (căn cứ vào điện động
-11-
lực học cổ điển của James C.Maxwell) là hai thứ riêng biệt. Về sau này, khi nhiều
nhà khoa học đi sâu nghiên cứu, họ đã khám phá ra rằng những thứ mà con người
không thể hiểu hoặc tiếp thu nổi, như tình huống giữa vật chất và năng lượng là
một. Max Planck đã tìm ra cơng thức E=hv (với E là năng lượng, h là tỉ số lượng
tử và v là tần số dao động) nhằm xoá bỏ khái niệm thời gian và không gian thuộc
về cơ học vật lý cổ điển.
Tóm lại, năng lượng là một tồn tại khách quan đối với con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I. Lê-nin tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
2. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb
Chính trị Quốc gia.
3. Bí ấn mãi mãi là bí ẩn (Nhiều tác giả), tập 4, Nxb Trẻ, 2022.
-12-