Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC - VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG TRIẾT HỌC_3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.84 KB, 8 trang )

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC - VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC TRONG TRIẾT HỌC

Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất.
Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này
những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản
ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao với nhiều hình thức
khác nhau.

- Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh,
thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá.

- Phản ánh sinh học trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác
nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật:

+ Tính kích thích: Thể hiện ở thực vật, động vật bậc thấp, đã có sự chọn
lọc trước những tác động của môi trường.

+ Tính cảm ứng: Thể hiện ở động vật bậc cao có hệ thần kinh, xuất hiện
do những tác động từ bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng
lại. Nó hoàn thiện hơn tính kích thích, được thực hiện trên cơ sở các
quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường
thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện.

+ Tâm lý động vật: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền
với các quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện, thông qua các
cảm giác, tri giác, biểu tượng ở động vật có hệ thần kinh trung ương.

- Phản ánh ý thức: Gắn liền với quá trình chuyển hoá từ vượn thành ng-


ười. Đó là hình thức phản ánh mới, đặc trưng của một dạng vật chất có
tổ chức cao nhất là bộ óc con người.

Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

b. Nguồn gốc xã hội

Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết
nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn
gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã
hội.

- Lao động đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng 2 tay.
Điều này cùng với chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định
đối với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người, từ tâm lý động vật
thành ý thức. Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con
người đã có ý thức về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới.

- Trong quá trình lao động, con người tác động vào các đối tượng hiện
thực, làm chúng bộc lộ những đặc tính và quy luật vận động của mình
qua những hiện tượng nhất định. Những hiện tượng đó tác động vào
bộ óc con người gây nên những cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nhưng
quá trình hình thành ý thức không phải là do tác động thuần túy tự
nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc con người, mà chủ yếu là do
hoạt động lao động chủ động của con người cải tạo thế giới khách quan
nên ý thức bao giờ cũng là ý thức của con người hoạt động xã hội. Quá
trình lao động của con người tác động vào thế giới đã làm cho ý thức
không ngừng phát triển, mở rộng hiểu biết của con người về những
thuộc tính mới của sự vật. Từ đó, năng lực tư duy trừu tượng của con

người dần dần hình thành và phát triển.

- Lao động ngay từ đầu đã liên kết con người lại với nhau trong mối liên
hệ tất yếu, khách quan. Mối liên hệ đó không ngừng được củng cố và
phát triển đến mức làm nảy sinh ở họ một nhu cầu "cần thiết phải nói
với nhau một cái gì đó", tức là phương tiện vật chất để biểu đạt sự vật
và các quan hệ của chúng. Đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Theo Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật
chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng; không có ngôn ngữ
thì con người không thể có ý thức.

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời
và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua
lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là
một hiện tượng xã hội.
3.2. Bản chất của ý thức

- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con ngư-
ời, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải
cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý
thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới,
do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và
được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Vì vậy, ý thức là cái
vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến
đi ở trong đó”.

Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở
những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể
tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên

đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại,
những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái
quát cao.
Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bởi vì ý thức
bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.

- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là
có tính xã hội.

3.3. Kết cấu của ý thức

Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao
gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu
trúc của ý thức theo hai chiều:

a. Theo chiều ngang: Bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm
tin, lý trí, ý chí , trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.

b. Theo chiều dọc: Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô
thức.

4. Vai trò tác dụng của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết
định ý thức thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức con
người, mà phải xuất phát từ thế giới khách quan. Trong hoạt động thực
tiễn phải tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.

Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không được lấy ý muốn chủ quan

của mình làm chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế vì như vậy sẽ mắc
phải bệnh chủ quan duy ý chí.

Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật đồng thời vạch rõ sự tác động trở lại vô
cùng to lớn của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều.
Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh
bảo thủ, trì trệ trong nhận thức và hành động.

Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý
thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó,
muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là
con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận
dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ
chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con
người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai,
thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất
định. Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách
quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả. Vì vậy, phải phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để
tác động, cải tạo thế giới khách quan.

Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta đã phạm sai lầm
trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế, nóng vội muốn xoá bỏ ngay nền
kinh tế nhiều thành phần, vi phạm nhiều quy luật khách quan. Cương
lĩnh Đại hội VII đã chỉ rõ:"Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi
phạm quy luật khách quan". Từ đó rút ra bài học quan trọng là: "Mọi
đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng
quy luật khách quan".



CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quan điểm của các nhà triết học duy vật cổ đại, cận đại về vật chất.

2. Định nghĩa và nội dung của định nghĩa vật chất của Lênin? Giá trị
khoa học và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa.

3. Quan điểm của các nhà triết học duy tâm và siêu hình về vận động.
So sánh với quan điểm của triết học duy vật biện chứng?

4. Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc tự nhiên
và nguồn gốc xã hội của ý thức. Về bản chất của ý thức.

5. Vai trò và tác dụng của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức.

×