Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Bài tập lớn môn chính sách kinh tế đối ngoại 2 đề tài chính sách thương mại quốc tế của hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.09 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

BÀI TẬP LỚN MƠN
CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ
NHÓM 3

Họ và tên:

Nguyễn Thị Ngọc Ánh - 11180600
Lê Hồng Giang - 11181220
Lê Thị Thu Hoài - 11181880
Trương Thị Thu Hường - 11182187
Hoàng Thị Mai Thảo - 11184518

HÀ NỘI, NĂM 2021

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOA KỲ...................................................3
1.1. Các thơng tin cơ bản..............................................................................................3
1.2. Tình hình kinh tế....................................................................................................8
1.2.1. Tổng quan......................................................................................................8
1.2.2. Các ngành kinh tế mũi nhọn........................................................................8
1.3. Quan hệ kinh tế với Việt Nam.............................................................................10
1.3.1. Hợp tác thương mại....................................................................................10
1.3.2. Hợp tác đầu tư.............................................................................................11
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ............13


2.1. Mơ hình chính sách..............................................................................................13
2.2. Đặc điểm chính sách............................................................................................13
2.3. Cơng cụ và biện pháp thực hiện..........................................................................14
2.3.1. Thuế quan....................................................................................................14
2.3.2. Hạn ngạch....................................................................................................20
2.3.3. Rào cản kỹ thuật..........................................................................................22
2.3.4. Quy tắc xuất xứ...........................................................................................26
2.3.5. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện....................................................................27
2.3.6. Chính sách chống bán phá giá...................................................................29
2.3.7. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ........................................................................29
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ CỦA HOA KỲ VÀ GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG MỸ
...................................................................................................................................... 30
3.1. Đánh giá tác động chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ..........................30
3.2. Giải pháp giúp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ......................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOA KỲ
1.1. Các thông tin cơ bản
Tên nước: Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America)
Thủ đô: Washington D.C
Quốc khánh: 4/7 (giành độc lập từ Vương quốc Anh năm 1776)
Diện tích: 9.833.517 km2
Dân số: 329.256.465 (dự kiến 7/2018), trong đó da đen 12,6%, da trắng 72,4%, gốc
châu Á 4,8%, thổ dân da đỏ và Alaska 0,9%, thổ dân Hawai và các hòn đảo ở Thái
Bình Dương thuộc Hoa Kỳ 0,2%, các nhóm khác 6,2%.
Khu vực hành chính: 50 tiểu bang và đặc khu Colombia (tức thủ đô Washington)

Washington D.C; New York; Los Angeles; San Francisco; Chicago;
Các thành phố lớn: Boston; Philadelphia; Houston; Seattle; Miami
Khí hậu: Hầu hết khí hậu ơn hịa nhưng ở Hawai và Florida thì khí hậu nhiệt đới và
giá rét ở Alaska
Ngôn ngữ: tiếng Anh 78.2%, Tây Ban Nha 13.4 %, Trung Quốc 1.1%, ngôn ngữ khác
7.3% (2017)
Tôn giáo: Công giáo 20.8%, Tin lành 46.5%, đạo khác 31.1%, đạo phật 0,7%, hồi giáo
0,9%)
Đơn vị tiền tệ: Đôla Mỹ
Múi giờ: GMT – 5 (bờ Đông); GMT – 8 (bờ Tây)
Thể chế: Cộng hoà Liên bang

3


Tổng thống: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Chính phủ và là
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền phủ quyết các điều luật do
Quốc hội thông qua và để đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống cần 2/3 số phiếu
của cả 2 viện của Quốc hội. Nhiệm kỳ Tổng thống dài 4 năm. Kể từ 1951, mỗi Tổng
thống chỉ được cầm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống có quyền bổ nhiệm và bãi
miễn các Bộ trưởng nhưng phải được sự đồng ý của Thượng viện Hoa Kỳ là một nước
Cộng hồ Liên bang.
Chính phủ: Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo cơ chế tam quyền phân lập:
quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư
pháp thuộc về Toà án tối cao. Ba cơ quan nhà nước liên bang của Hoa Kỳ hoạt động
trên nguyên tắc ‘kiểm soát và cân bằng’ lẫn nhau.
Thể chế Nhà nước, Đảng và đoàn thể: Các bang của Hoa Kỳ có Hiến pháp và
pháp luật riêng, nhưng không trái với Hiến pháp Liên bang. Quốc hội Hoa Kỳ bao gồm
Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện có 100 Thượng nghị sĩ, phân bổ đều cho 50
bang (mỗi bang 2 Thượng nghị sĩ), nhiệm kỳ 6 năm. Phó Tổng thống giữ chức danh

Chủ tịch Thượng viện, và chỉ có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huống bất phân
thắng bại (50/50). Hạ viện có 435 Hạ nghị sĩ, mỗi bang có ít nhất một Hạ nghị sĩ, số
còn lại được phân bổ căn cứ số dân của từng bang. Các Hạ nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm.
Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội,
bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện. Kết quả bầu cử lưỡng viện Mỹ ngày
2/11/2010 như sau: Thượng viện: 51 Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, 47 Thượng nghị sĩ
đảng Cộng hòa và 02 thượng nghị sĩ độc lập. Hạ viện: đảng Dân chủ chiếm 192 ghế và
đảng Cộng hòa chiếm 243 ghế.
Hoa Kỳ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ. Quốc gia
này nằm trong Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang
(trong đó có 48 tiểu bang lục địa), thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là
New York. Hoa Kỳ nằm giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây
Dương ở phía đơng, Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Hoa Kỳ cũng có 14
4


vùng lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribe và
Thái Bình Dương cùng 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ.
Với 3,79 triệu dặm vuông (9.833.520 km²) và 328,3 triệu dân (2019), Hoa Kỳ là quốc
gia lớn thứ 3 hoặc 4 về tổng diện tích và đứng thứ 3 về quy mơ dân số trên thế giới.
Hoa Kỳ khơng có sắc tộc chính thống hay đại diện mà hoàn toàn là quốc gia của người
nhập cư, đây là quốc gia đa dạng chủng tộc và văn hóa nhất trên thế giới, do kết quả
của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu.
Hoa Kỳ ngày nay là một quốc gia công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến,
có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới. Hoa Kỳ là thành viên của hầu hết các tổ chức
toàn cầu lớn (giữ vai trò sáng lập trong một vài tổ chức cũng như thường xuyên là quốc
gia có mức đóng góp tài chính nhiều nhất), trong số đó nổi bật như: Liên Hiệp Quốc (là
nơi đặt trụ sở chính của tổ chức này), NATO và Khối Đồng minh không thuộc NATO
(quốc gia sáng lập kiêm lãnh đạo), APEC, IAEA, Liên minh Tình báo Tồn cầu, các
nhóm G-7, G-8, G-20, OECD, WTO,... Năm 2020, nền kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn

nhất thế giới theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 2 (sau Trung Quốc) theo sức mua tương
đương, thu nhập bình quân đầu người theo cả danh nghĩa và sức mua đều đồng đạt mức
trung bình 63 nghìn USD/người, lần lượt xếp hạng 5 và 7 toàn cầu, chỉ số phát triển
con người (HDI) đạt mức rất cao, giữ hạng 17 toàn cầu, hạng 28 thế giới về chỉ số tiến
bộ xã hội, đứng số 1 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia, trong đó, hàng
hóa Mỹ xếp hạng 10 thế giới về chỉ số thương hiệu, hạng 2 thế giới (chỉ sau Singapore)
trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, hạng 17 thế giới về chỉ số tự do kinh tế, đứng số 1
thế giới về sức mạnh quân sự tổng hợp cũng như tổng mức ngân sách chi cho quốc
phòng. Người dân Mỹ sở hữu hộ chiếu quyền lực hạng 7 trên thế giới.
Hoa Kỳ một trong những thị trường kinh doanh, tài chính, tiêu dùng lớn, tự do
nhất và có sức ảnh hưởng nhất trên tồn cầu với thị trường chứng khốn New York
(NYSE) hiện đang là thị trường chứng khốn có mức vốn hố lớn nhất thế giới, đồng
Đơ la Mỹ là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu và đồng thời nơi đây
cũng có số lượng tỷ phú cùng triệu phú đô la nhiều nhất thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ
5


dẫn đầu thế giới trong các khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là cho các
nước đang phát triển, cũng như tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, học
thuật và phát triển công nghệ. Hoa Kỳ cũng đi đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ (có
số lượng vệ tinh được phóng lên quỹ đạo nhiều nhất thế giới, là quốc gia đầu tiên trên
thế giới thành lập cũng như đưa Quân chủng Vũ trụ vào hoạt động độc lập và hiện
đang dẫn đầu trong cuộc đua chinh phục sao Hỏa), các ngành kinh tế dịch vụ, giáo dục
(sở hữu nhiều trường Đại học khơng chỉ nổi tiếng mà cịn có tiềm lực tài chính lớn nhất
trên thế giới) cùng giải trí.
Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công trong việc đưa con người đặt
chân lên Mặt trăng cũng như sở hữu vũ khí hạt nhân, là một trong 5 thành viên thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến
tranh Lạnh cũng như trên thế giới hiện nay (sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô vào
năm 1991). Quốc gia này có số lượng cơng dân và tổ chức đoạt nhiều giải Nobel nhất

trong lịch sử, thậm chí có số giải Nobel gần như nhiều nhất xét riêng trong từng lĩnh
vực (ngoại trừ Văn học). Hoa Kỳ được hầu hết các quốc gia nhìn nhận như là một thế
lực qn sự, văn hóa, chính trị và kinh tế có sức ảnh hưởng lớn, sâu rộng nhất trên thế
giới.
Lịch sử: Năm 1492, Christopher Columbus phát hiện Châu Mỹ. Năm 1607, Anh
bắt đầu đặt chân lên Châu Mỹ và lập hệ thống thuộc địa ở hầu hết lãnh thổ Bắc Mỹ.
Các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan chiếm các vùng còn lại. Năm
1775, cuộc đấu tranh giành độc lập nổ ra. Ngày 4/7/1776, các nhà cách mạng Mỹ công
bố "Tuyên ngôn Độc lập", tách Mỹ khỏi đế quốc Anh, thành lập Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ gồm 13 bang. Năm 1783, Anh ký Hiệp định Versailles thừa nhận nền độc lập của
nước Mỹ. Ngày 7/9/1787, Hiến pháp Liên bang đầu tiên của Mỹ được thông qua và
đến 4/3/1789 có hiệu lực. George Washington được bầu là tổng thống đầu tiên của
nước Mỹ. Sau khi giành được độc lập Mỹ liên tục mở rộng lãnh thổ về hướng tây, từ
13 bang ban đầu phát triển thành 50 bang như hiện nay. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị
trường Hoa Kỳ. Năm 1861-1865 xảy ra nội chiến Mỹ. Sau cuộc nội chiến Mỹ trở nên
mạnh hơn do thống nhất được lực lượng giữa hai miền Nam và Bắc. Đến cuối thế kỷ
6


19, Mỹ trở thành một trong các cường quốc hàng đầu trên thế giới và sau Chiến tranh
thế giới II Mỹ trở thành một siêu cường.
Về chính trị và luật pháp:
Hoa Kỳ là nước theo chế độ liên bang, ngoài luật của Liên bang cịn có luật
riêng của mỗi bang. Thẩm quyền của mỗi luật được quy định trong Hiến pháp. Trong
Hiến pháp Hoa Kỳ có quy định đến mối liên hệ giữa các bang và Liên bang trong quản
lý thương mại quốc tế thông qua:

 Điều khoản tối cao: Nếu luật các bang có quy định xung đột trực tiếp với các
quy định tương tự của luật liên bang thì Luật liên bang sẽ được áp dụng.


 Điều khoản xuất nhập khẩu: Ngăn cấm chính phủ liên bang và chính phủ các
bang đánh thuế xuất nhập khẩu

 Điều khoản thương mại: trao cho chính quyền Liên bang quyền lực tối cao đối
với các hoạt động TMQT
Luật điều tiết hoạt động xuất khẩu

 Các luật hỗ trợ xuất khẩu và triển khai hiệp định thương mại: thực hiện quyền
của các doanh nghiệp Mỹ trong khuôn khổ các hoạt động song phương và đa
phương đã ký, thúc đẩy việc tiếp cận thị trường nước ngoài, ngăn chặn những
hành vi “thương mại khơng cơng bằng” của nước ngồi.

 Kiểm sốt xuất khẩu: Kiểm soát đối với các mặt hàng sử dụng “hai mục đích” –
mặt hàng dân sự nhưng được sử dụng với mục đích quân sự phải được cấp phép
bởi Cục quản lý xuất khẩu của Bộ Thương mại
Luật điều tiết hoạt động nhập khẩu
Hạn chế nhập khẩu: Tiến hành khi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ tăng đến mức gây
thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất
trong nước hoặc các hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu. Các biện pháp
hạn chế cụ thể như: tăng thuế (cao nhất là 50%), thuế hạn ngạch, hạn ngạch tuyệt đối,
hạn ngạch trên cơ sở bán đấu giá các giấy phép nhập khẩu
7


 Hạn chế nhập khẩu
 Quyền hạn chế hàng dệt may và nông sản
Tuân thủ theo Hiệp định đa sợi (GATT) sau là Hiệp định hàng may mặc (WTO),
cho phép đưa ra hạn chế đối với hàng nông sản và dệt may. Hiệp định hàng dệt may
(1994) cho phép thiết lập hạn ngạch đối với hàng dệt may và quần áo nhập khẩu. Hiệp
định này tiến đến gỡ bỏ dần qua 3 giai đoạn và đến năm 2005 giữ bỏ hoàn toàn


 Các tiêu chuẩn sản phẩm
Quy định trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại nhằm đảm bảo
rằng các kết quả đàm phán và tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra, cấp giấy phép
khơng tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại
1.2. Tình hình kinh tế
1.2.1. Tổng quan
Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài
nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo
đúng chủ trương chính sách của Tổng thống Donald Trump tập trung vào việc thúc đẩy
lợi ích quốc gia cốt lõi của Hoa Kỳ, gia tăng bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp và
người dân Hoa Kỳ, vào tháng 12 năm 2017, Quốc hội đã thông qua và Tổng thống
Donald Trump đã ký Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm, trong số các điều khoản khác
nhau, giảm thuế suất thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 21%; giảm thuế suất cá nhân
cho những người có thu nhập cao nhất từ 39,6% xuống 37% và tỷ lệ thấp hơn cho
những người có mức thu nhập thấp hơn; thay đổi nhiều khoản khấu trừ và tín dụng
được sử dụng để tính thu nhập chịu thuế. Các loại thuế mới có hiệu lực vào ngày 1
tháng 1 năm 2018; Ủy ban hỗn hợp về thuế (JCT) thuộc Văn phòng Ngân sách Quốc
hội ước tính rằng luật mới sẽ giảm doanh thu thuế và tăng thâm hụt liên bang khoảng
1,45 nghìn tỷ đơ la trong giai đoạn 2018-2027. Số tiền này sẽ giảm nếu tăng trưởng
kinh tế vượt quá ước tính của JCT. Tập trung vào mục tiêu thúc đẩy lợi ích cốt lõi quốc
gia của Mỹ, tổng thống Donald Trump cũng đã hủy bỏ tham gia vào một số hiệp định
mậu dịch trong đó có TPP.
8


1.2.2. Các ngành kinh tế mũi nhọn
Dịch vụ: Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ bao gồm ngân hàng, bất động sản, khách
sạn và kế toán chiếm hơn 80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Một số loại dịch vụ
khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch

vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà
hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống. Ngành Dịch vụ tài
chính của Hoa Kỳ phát triển đứng đầu thế giới. Trong đó phải kể đến sàn giao dịch
chứng khoán New York đựợc đặt tại thành phố New York là sàn giao dịch lớn nhất thế
giới tính về giá trị giao dịch.
Công nghiệp: chiếm 19.1% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ.
Các ngành cơng nghiệp chính của Hoa Kỳ hiện nay bao gồm: dầu lửa, sắt thép,
ơ tơ, hàng khơng, viễn thơng, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng,
khai thác gỗ, khai khống. Các ngành chế tạo hàng khơng, điện tử, tin học, ngun tử,
vũ trụ, hóa chất là những ngành cơng nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ.
Nông nghiệp: chiếm 0.9 % các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Mặc dù hiện nay,
nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được
sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Lương thực được sản xuất ra rất an tồn, có
chất lượng cao, phong phú và giá cả phải chăng. Nền nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt
được sự dồi dào và đa dạng nhất trên thế giới. Các sản phẩm nơng nghiệp chính của
Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bơng, thịt bị, thịt lợn, gia
cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá.
Các chỉ số kinh tế:

9


1.3. Quan hệ kinh tế với Việt Nam
1.3.1. Hợp tác thương mại
Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt
Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tăng trưởng liên tục ở mức 20%
trong những năm gần đây, đạt trên 60 tỷ USD năm 2018, trong đó Việt Nam tiếp tục
xuất siêu gần 35 tỷ USD; Hoa Kỳ tuy nhập siêu sóng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
sang Việt Nam tăng nhanh ở mức 77% (gấp 4 lần tốc độ tăng của Việt Nam), xuất siêu
về dịch vụ. Tính đến hết quý II/2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 34,6 tỷ

USD tăng 26,28% so với cùng kỳ năm 2018 trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 27,5
tỷ USD, tăng 27,4% và nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 7,1 tỷ USD tăng 17,1% so với
Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ Cập nhật tháng 12/2019 Trang 7 cùng
kỳ năm 2018. Và Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong
nhiều năm qua.
10


Việt Nam xuất sang Mỹ các mặt hàng thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ và sản
phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và nơng sản; và nhập từ Mỹ các mặt
hàng gồm máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, bông các loại, thức ăn gia súc, thiết
bị, máy móc, dụng cụ, phụ tùng. Dưới Chính quyền Trump, vấn đề thâm hụt thương
mại được coi là ưu tiên cao. Việt Nam đang tích cực phối hợp với Mỹ để tăng nhập
khẩu hàng hóa từ Mỹ.
Trong nhiều năm qua, hàng dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, các mặt hàng như điện thoại các loại
và linh kiện, gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, giày dép các loại cũng là những
mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Hoa Kỳ

1.3.2. Hợp tác đầu tư
Tính đến ngày 20/4/2019, Hoa Kỳ đã đầu tư HƠN 9,15 tỷ USD vào Việt Nam
với 932 dự án cịn hiệu lực, xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 131 nước và vùng lãnh
thổ có đầu tư FDI vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, General
Electric, Microsoft, AIG, Coca-Cola, Chevron… đã có các khoản đầu tư lớn tại Việt
Nam và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua.
11


Hiện các nhà đầu tư Mỹ đã có mặt tại 42/63 địa phương của cả nước, nhưng chủ

yếu tập trung tại các thành phố và địa phương lớn nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận
lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động như Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM, Đồng
Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng.
Hoa Kỳ cũng là quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh
thổ nhận đầu tư của Việt Nam năm 2019 với tổng giá trị 93,4 triệu USD chiếm 18,4%
vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2019. Trong quý I/2020 có 13 quốc gia và
vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam thì Hoa kỳ là nước dẫn đầu với 20,1 triệu
USD, chiếm 40,8%.
Về cơ cấu ngành: đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/21 ngành
trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó vốn đầu tư tập trung vào lĩnh
vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 17 dự án, tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 4,68 tỷ USD
(chiếm 42,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạp dẫn đầu về tổng số dự án với 323 dự án, tổng số vốn đăng ký đứng thứ hai
đạt 2,24 tỷ USD (chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Cịn lại là
một số lĩnh vực khác.
Về hình thức đầu tư: số liệu thống kê cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các
nhà đầu tư Hoa Kỳ đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngồi.

12


CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ
2.1. Mơ hình chính sách
Mơ hình chính sách Thương mại quốc tế chung của Mỹ được xây dựng trên hệ
thống luật pháp tương đối phức tạp của toàn liên bang và các nguyên tắc của các tổ
chức quốc tế như WTO, WB, IMF. Áp dụng hệ thống các công cụ biện pháp bảo hộ
mang tính tinh vi và phù hợp với các nguyên tắc của WTO như rào cản kỹ thuật, biện
pháp chống bán phá giá Thực hiện bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, mơ hình chính
sách thương mại quốc tế của Mỹ có những thay đổi khác nhau qua các kỳ tổng thống.
Điển hình là hai chính sách thương mại dưới thời hai vị tổng thống gần đây nhất:

G.Bush và Barack Obama.
Dưới thời cầm quyền của tổng thống G.Bush, Hoa Kỳ ưu tiên thực hiện chính
sách tự do hóa thương mại, thực hiện các vịng đàm phán thương mại tự do Doha.
Theo như lời của tổng thống G.Bush khi tiến hành tranh cử: “Bây giờ chính là thời kì
để giảm rào cản thương mại trên tồn thế giới”. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống
Barack Obama, vấn đề thương mại tự do lại không được đưa vào trong những vấn đề
ưu tiên của ơng. Ơng tăng cường việc thực hiện bảo hộ mậu dịch đối với Hoa Kỳ, đàm
phán tự do thương mại sẽ không tiến triển nhiều. Barack Obama tin vào một thương
mại bình đẳng, nhưng phải tuân theo các cam kết có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu
trong các vấn đề liên quan đến lao động, mơi trường, y tế và các tiêu chuẩn an tồn.
Đây chính là đường hướng mà chính quyền Bill Clinton từng làm.
2.2. Đặc điểm chính sách
- Chính sách xây dựng trên hệ thống luật pháp phức tạp của toàn liên bang và nguyên
tắc của tổ chức quốc tế.
- Tự do hóa đối với ngành dịch vụ, đối với hàng nông sản thường bảo hộ khắt khe
thơng qua chính sách chống bán phá giá, trợ cấp trong nước (đầu tư cơ sở hạ tầng,
cải tiến giống, đào tạo người nông dân, thuế sử dụng diện tích ni trồng).
13


- Bảo vệ người tiêu dùng thông qua luật người tiêu dùng, an toàn từ thiết kế sản
xuất, hướng dẫn sử dụng, phạm vi kiểm sốt mang tính tồn cầu.
- Chú trọng phát triển thương mại điện tử
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp điều tiết thương mại quốc tế theo 3 nhóm
nước: các nước đồng minh và ký hiệp định tự do hóa thương mại với Hoa Kỳ, các
nước theo chế độ cộng sản, các nước bị cấm vận hoặc hạn chế.
- Kiểm soát chặt chẽ quy định về xuất xứ
- Cho phép các nước đang phát triển tham gia nhiều hơn vào quá trình đàm
phán thương mại quốc tế.
2.3. Công cụ và biện pháp thực hiện

2.3.1. Thuế quan
Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ
thống thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính
phủ có trụ sở tai Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được
công bố hàng năm.
Các loại thuế bao gồm:
- Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ
trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hố nhập khẩu.
Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng gói khơng
q 3 kg/gói là 6,4%.
- Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hố, chủ yếu là nơng sản
và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm
khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ. Ví dụ, mức thuế MFN
năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 – 1,80
USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm. (Xem thêm phần về
Thuế Thời vụ dưới đây.)
14


- Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số
lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nơng sản. Ví dụ thuế suất MFN đối với
nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%.
- Thuế theo hạn ngạch: Ngồi ra, một số loại hàng hố khác phải chịu thuế hạn
ngạch. Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức
thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn
nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng đối với số
lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt
hạn ngạch trung bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò,
các sản phẩm sữa, đường.
- Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nơng sản có thể thay đổi theo

thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với
nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là 1,13
USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, và ngoài
những thời gian trên được miễn thuế.
- Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa kỳ là
áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu
càng cao. Ví dụ, mức thuế FMN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là
0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khơ và xơng khói là từ 4% đến 6%. Loại thuế
này cá tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng thành
phẩm.
Các mức thuế:
- Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có
quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO
nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Việt Nam. Mức thuế
tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các
15


mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức
thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình qn khoảng 4%. Mức thuế
MFN được ghi trong cột “General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa
Kỳ.
- Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dung đối với những nước
chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương với Hoa
Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20%
đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN. Mức thuế Non - FMN được ghi
trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.
- Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng hoá
nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hưởng thuế suất

ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 áp dụng chung với
dưa chuột chế biến là 9,6%, trong khi đó nếu nhập khẩu từ Canada hoặc Mêxicơ thì
được miễn thuế. Thuế suất ưu đãi đối với hàng nhập từ Canada và Mêxicô được ghi ở
cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế HTS trong đó (CA) là ký hiệu dành cho Canada
và (MX) là ký hiệu dành cho Mêxicô.
- Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences GSP). Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa kỳ cho
hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình GSP của Hoa kỳ
thực sự được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm. Từ đó
đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần với một số sửa đổi.
Theo luật Hoa Kỳ, Tổng thống bị cấm không được cho nước cộng sản hưởng GSP trừ
phi (a) các sản phẩm của nước đó được hưởng đối xử khơng phân biệt (MFN); (b)
nước đó là thành viên của WTO và là thành viên của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF); và (c)
nước đó khơng bị thống trị hoặc chi phối bởi cộng sản quốc tế. Hàng năm, trên cơ sở
đề xuất của Đại diện Thương mại Hoa kỳ (USTR) sau khi tham khảo ý kiến công
chúng, Uỷ ban Thương mại Hoa kỳ (ITC), và các cơ quan hành pháp; Tổng thống
quyết định những mặt hàng và những nước đựợc hưởng GSP. Để đuợc miễn thuế
16


nhập khẩu theo

17


chế độ ưu đãi này, (1) hàng phải được nhập trực tiếp từ nước hưởng lợi vào lãnh thổ
hải quan Hoa Kỳ và (2) trị giá hàng hoá được tạo ra tại nước hưởng lợi phải đạt ít nhất
35%. Hiện nay, có khoảng 3.500 sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được
hưởng ưu đãi này của Hoa kỳ, trong đó khơng có Việt nam. Khơng phải tất cả các nước
được hưởng GSP được hưởng chung một danh mục hàng hóa GSP như nhau. Những
hàng hố được hưởng GSP của Hoa kỳ bao gồm hầu hết các sản phẩm công nghiệp và

bán công nghiệp, một số mặt hàng nông thuỷ sản, và các nguyên liệu công nghiệp.
Những mặt hàng không được đưa vào diện hưởng GSP bao gồm một số mặt hàng hàng
dệt may; đồng hồ; các mặt hàng điện tử nhập khẩu nhậy cảm; các mặt hàng thép nhập
khẩu nhạy cảm; giầy dép, túi xách tay, các loại bao ví dẹt, găng tay lao động, và quần
áo da; và các sản phẩm thuỷ tinh bán công nghiệp và công nghiệp nhập khẩu nhậy cảm.
Mức thuế ưu đãi GSP được ghi ở cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế HTS và có ký
hiệu là A và A+, trong đó A+ có nghĩa là mặt hàng này nếu được nhập quá nhiều vào
Mỹ từ một nước thì nước đó sẽ bị mất ưu đãi GSP đối với mặt hàng đó.
- Sáng kiến Khu vực Lịng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative - CBI).
Điểm mấu chốt của CBI là cho phép Tổng thống quyền đơn phương dành ưu đãi
thương mại cho hàng nhập khẩu từ các nước và lãnh thổ nằm trong khu vực Lòng chảo
Caribê để hỗ trợ cho các nước và vùng lãnh thổ này phục hồi và phát triển kinh tế.
Sáng kiến này được thể hiện trong các luật của Hoa Kỳ như: Luật Phục hồi Kinh tế
Khu vực Lòng chảo Caribê ban hành tháng 8 năm 1983 (hay còn gọi là CBI I), Luật
Mở rộng Phục hồi Kinh tế Khu vực Lòng chảo Caribê năm 1990 (hay còn gọi là CBI
II), và Luật Hợp tác Thương mại Khu vực Lịng chảo Caribê, có hiệu lực tháng 10 năm
2000 (hay còn gọi là CBI III). Kể từ CBI I đến CBI III hiện nay, những ưu đãi thương
mại mà Hoa kỳ đơn phương dành cho các nước và lãnh thổ được hưởng lợi ngày càng
nhiều và lớn hơn. Hiện nay, có 24 nước và vùng lãnh thổ được hưởng lợi của CBI. Hầu
hết các sản phẩm có xuất xứ từ những nước và vùng lãnh thổ này được nhập khẩu vào
Hoa kỳ không bị hạn chế về số lượng và được miễn thuế. CBI III đã bổ xung một số
loại hàng dệt may vào danh mục hưởng lợi (không bị hạn chế số lượng và được miễn
thuế), số còn lại vẫn chịu sự điều tiết của các hiệp định dệt may song phương. Các
18


nhóm hàng chưa được miễn thuế hồn tồn, song được hưởng mức thuế ưu đãi thấp
hơn mức MFN bao gồm: giầy dép, túi xách tay, túi hành lý, các loại túi ví dẹt, găng tay
lao động, quần áo da.
Để được hưởng ưu đãi theo CBI, hàng hoá phải đáp ứng 3 yêu cầu xuất xứ: (1)

Phải được nhập trực tiếp từ một nước được hưởng lợi vào lãnh thổ hải quan Hoa Kỳ;
(2) Phải chứa ít nhất 35% hàm lượng nội địa của một hoặc nhiều nước hưởng lợi (hàm
lượng nguyên liệu xuất xứ Hoa kỳ chiếm tới 15% tổng trị giá hàng hố cũng có thể tính
vào u cầu 35% này), và (3) Hàng hóa phải là sản phẩm được trồng, sản xuất hoặc
chế tạo hoàn toàn ở nước hưởng lợi hoặc nếu có ngun liệu nước ngồi thì nó phải
được biến

đổi

thành

sản

phẩm

mới

hoặc

khác



nước

hưởng

lợi. Mức thuế ưu đãi theo Luật này được ghi ở cột “Special” thuộc cột 1 của biểu thuế
HTS và có ký hiệu là E và E+, trong đó E+ có ý nghĩa tương tự như A+.
- Luật ưu đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act - ATPA) được

ban hành tháng 12 năm 1991 nhằm hỗ trợ các nước Bolivia, Colombia, Ecuador và
Peru trong cuộc chiến chống sản xuất và buôn lậu ma tuý bằng cách phát triển kinh tế.
Theo Luật này, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ những các nước Adean vào Hoa Kỳ
được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, trong đó có khoảng 6.300 sản phẩm được miễn
thuế hoàn toàn. ATPA được thay thế bằng Luật Xúc tiến Thương mại và Xoá bỏ Ma
tuý (ATPDEA) được ban hành tháng 8 năm 2002 là một phần của Luật Thương mại
năm 2002. ATPDEA đã mở rộng diện các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu.
ATPDEA có hiệu lực đến 31 tháng 12 năm 2006. Tổng thống Hoa Kỳ có thể huỷ hoặc
tạm ngừng quyền hưởng lợi, hoặc huỷ, tạm ngừng hoặc thu hẹp một số lợi ích của một
nước nào đó nếu như nước này không thỏa mãn các tiêu chuẩn hưởng lợi đặt ra trong
Luật. Bốn nước Adean nói trên cũng được hưởng GSP, song diện mặt hàng được ưu
đãi theo ATPA rộng hơn GSP và qui định về xuất xứ trong ATPA cũng rộng rãi hơn.
Ví dụ, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Puerto Rico, Virgin Islands thuộc Mỹ, và các
nước hưởng lợi của Luật Phục hồi Kinh tế Khu vực Lòng chảo Caribê có thể được tính
vào u cầu 35% trị giá gia tăng nội địa. Những mặt hàng không được ưu đãi theo Luật
19


ATPA và ATPDEA cũng tương tự như những mặt hàng không được hưởng lợi theo
CBI. Mức thuế ưu đãi theo Luật này được ghi ở cột “Special” thuộc cột 1 của biểu thuế
HTS và có ký hiệu là J và J+, trong đó J+ có ý nghĩa tương tự như A+ và E+.
- Luật Hỗ trợ Phát triển Châu Phi (African Growth and Opportunity Act AGOA). Luật này cho phép gần như tồn bộ các hàng hố của 38 nước Châu Phi được
nhập khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và khơng bị hạn chế về số lượng. Chính quyền Mỹ
đang đề nghị Quốc hội gia hạn hiệu lực của Luật này khi hết hạn vào năm 2008. Mức
thuế ưu đãi theo Luật này được ghi ở cột “Special” thuộc cột 1 của biểu thuế HTS và
có ký hiệu là D.
- Các hiệp định thương mại tự do song phương. Tính đến hết tháng 1 năm 2004,
Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với Israel (1985), Jordan
(2000), Singapore (2002), Chi lê (2002), và Australia (2004). Hoa Kỳ đang tiếp tục
đàm phán các hiệp định tương tự với nhiều khu vực và nước trên thế giới, trong đó có

khu vực mậu dịch tự do tồn Châu Mỹ. Nhìn chung, hàng hố nhập khẩu vào Hoa Kỳ
từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập
khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN. Mức thuế ưu đãi theo
các hiệp định thương mại tự do này được ghi ở cột “Special” của cột 1 của Biểu thuế
HTS và có ký hiệu là IL (đối với hàng nhập từ Israel), JO (đối với hàng nhập từ
Jordan), SG (đối với hàng nhập từ Singapore), CL (đối với hàng nhập từ Chilê)
- Các ưu đãi thuế quan khác. Hoa Kỳ cịn dành ưu đãi thuế quan cho những
hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại các Sản
phẩm Ơ tơ (được ký hiệu trong biểu thuế là B), Hiệp định Thương mại Máy bay Dân
dụng (được ký hiệu trong biểu thuế là C), Hiệp định Thương mại các Sản phẩm Dược
(được ký hiệu trong biểu thuế là K), và những cam kết giảm thuế của Vịng Uruguay
đối với hố chất ngun liệu trực tiếp của thuốc nhuộm (được ký hiệu trong biểu thuế
là L). Những ưu đãi thuế này cũng được ghi trong cột “Special” của cột 1 của biểu thuế
HTS.
20



×