Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.21 KB, 32 trang )

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Hòa Bình, 2014
Sát sành
Kiến ba khoang
Bọ xít
Sâu cuốn lá
Ong kí sinh
Bọ rùa
Nhện
Bọ xít mù xanh
Rầy nâu
Muồm muỗm
Sâu đục thân
Nấm kí sinh
Nội dung chính
1. Khái niệm về thuốc BVTV
2. Nhóm hoá chất BVTV
3. Các dạng hóa chất BVTV
4. Cách tác động của hóa chất
5. Thông tin từ bao bì
6. Nhóm độc, độ độc
7. Khuyến cáo về bảo vệ thực
vật
8. Lưu ý khi sử dụng hoá chất
9. Nhận biết ngộ độc và sơ cứu.
I. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) là những chất
độc có nguồn gốc từ


tự nhiên hay nhân tạo
được dùng với mục
đích bảo vệ cây trồng
và sản phẩm nông
nghiệp.

Sử dụng cơ chế hóa
học.
II. CÁC NHÓM HÓA CHẤT BVTV

Hóa chất trừ sâu

Hóa chất trừ bệnh

Hóa chất trừ cỏ

Hóa chất trừ dịch hại ( chuột, ốc, nhện, tuyến trùng,…)

Hóa chất kích thích sinh trưởng

Hóa chất bảo quản nông sản
CÁC DẠNG Hóa chất
Dạng hóa chất Chữ viết tắt Thí dụ Ghi chú
Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND,
Basudin 40 EC,
DC-Trons Plus 98.8 EC
hóa chất ở thể lỏng, trong suốt.
Dễ bắt lửa cháy nổ
Dung dịch DD, SL, L, AS Bonanza 100 DD,
Baythroid 5 SL,

Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong nước, không
chứa chất hóa sữa
Bột hòa nước BTN, BHN, WP,

Viappla 10 BTN,
Vialphos 80 BHN,
Copper-zinc 85 WP,
Padan 95 SP
Dạng bột mịn, phân tán trong
nước thành dung dịch huyền phù
Huyền phù HP, FL, SC Appencarb super 50 FL, Carban 50 SC Lắc đều trước khi sử dụng
Hạt H, G, GR Basudin 10 H,
Regent 0.3 G
Chủ yếu rãi vào đất
Viên P Orthene 97 Pellet,
Deadline 4% Pellet
Chủ yếu rãi vào đất, làm bả mồi.
hóa chất phun bột BR, D Karphos 2 D Dạng bột mịn, không tan trong
nước, rắc trực tiếp
III. CÁC DẠNG HÓA CHẤT BVTV
VI. CÁCH TÁC ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT

Tiếp xúc qua da

Thông qua đường tiêu hóa

Xông hơi qua hô hấp/ngửi

Nội hấp/lưu dẫn : qua tế bào- mạch dẫn của cây


Thấm sâu vào mô, diệt côn trùng sống ẩn

Xua đuổi hoặc gây ngán ăn cho côn trùng
V. KHẢ NĂNG GÂY ĐỘC

LD50: là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm, (đơn vị
tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). LD50 càng thấp thì độ độc càng cao.

LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước đủ gây chết cho
50 % số cá thể (đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số
LC50 càng thấp thì độ độc càng cao

Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời
biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.

Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần
trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ
suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc
phát huy tác dụng.
VI. THÔNG TIN TỪ BAO BÌ
Hãy đọc các thông n mà các bác
quan tâm
Công dụng của thuốc: diệt loại nào.
Lưu ý khi sử dụng
Liều lượng sử dụng
Hạn sử dụng, ngày sản xuất
Thời gian cách ly
Thành phần hóa học
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc

1. Tên thương mại: Do các công ty phân phối hoặc
sản xuất đặt, có thể bao gồm hàm lượng hoạt
chất và dạng hóa chất, VD: Fendona 10 SC
2. Tên các hóa chất tác dụng chính: Basudin,
Diazinon
3. Phụ gia/ tá dược: chất trơ, không mang tính độc,
trộn vào hóa chất làm chất nền giúp ổn định hóa
tính….
4. Nồng độ: lượng hóa chất cần dùng để pha loãng với 1
đơn vị thể tích nước. (đơn vị tính là %, g hay cc hóa
chất/số lít nước của bình phun).
5. Liều lượng: lượng hóa chất cần áp dụng cho 1 đơn vị
diện tích (đơn vị tính là kg/ha, lít/ha ).
6. Hướng dẫn sử dụng
VII. XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỘC
6. NHÓM ĐỘC THEO WHO
Phân nhóm và kí
hiệu nhóm độc
Biểu tượng nhóm
độc
Độc tính LD50 (chuột) mg/kg
Qua miệng Qua da
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng
Ia - Rất độc (chữ đen,
nền đỏ)
Đầu lâu, xương chéo
(đen trên nền trắng)
5 20 10 40
Ib - Độc (chữ đen, nền
đỏ)

Đầu lâu, xương chéo
(đen trên nền trắng)
5-50 20-200 10-100 40-400
II - Độc vừa (chữ đen,
nền vàng)
Chữ thập đen trên nền
trắng
50-500
200-
2000
100-
1000
400-
4000
III - Độc ít (chữ đen,
nền xanh dương)
Chữ thập đen trên nền
trắng
500-
2000
2000-
3000
>1000 >4000
IV - Rất ít độc (nền
xanh lá cây
(Không có biểu tượng)
>2000 >3000
6. NHÓM ĐỘC THEO VIỆT NAM
Phân nhóm và kí
hiệu nhóm độc

Biểu tượng nhóm
độc
Độc tính LD50
qua miệng
(mg/kg)
Thể rắn Thể lỏng
I - "Rất độc“
(chữ đen, vạch màu
đỏ)
Đầu lâu, xương
chéo đen trên nền
trắng
<50 <200
II - "Độc cao"
(chữ đen, vạch vàng)
Chữ thập đen trên
nền trắng
50-500
200-
2000
III - “Ít độc"
(chữ đen, vạch màu
xanh nước biển)
Vạch đen không
liên tục trên nền
trắng
>500 >2000
Số lượng nhãn theo độ độc

Ia: 0


Ib: 0

II: 0

III: 0

IV: 0

Màu đỏ: 0

Màu vàng: 1

Màu xanh lam: 3

Màu xanh lá cây: 2
Thành phần hóa học

Eugenol

Bensulfuron Methyl

Acetochlor

Alpha Cypermethrin

Validamycin

Chlopyrifos Ethyl


III

II, PY

IV,

IV, OP
Cypermethrin
Alpha Cypermethrin
THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Xác định thành phần hóa học được công bố trên bao
bì.

Tra cứu trong Danh mục hóa chất

Cung cấp thông tin độ độc của hóa chất.

Tác động của thuốc: hệ thần kinh, ngoài da, diệt cỏ
KHUYẾN CÁO
Thứ tự ưu tiên
1. Phòng trừ tổng hợp: kỹ thuật canh tác, sinh học, vật
lý, thủ công, kiểm dịch, sau cùng/bất đắc dĩ mới sử
dụng hóa chất.
2. Sử dụng hóa chất theo nguyên tắc 4 đúng:
1. Đúng hóa chất: sâu/bệnh /dịch nào hóa chất đó
2. Đúng lúc :pha nào của sâu bệnh,thời điểm trong ngày, mùa
vụ cây trồng, thời tiết,…
3. Đúng liều lượng & nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
4. Đúng cách: thuỳ theo loại bệnh, loại hóa chất có cách

phun, cách bón, rắc,…cho phù hợp
Lưu ý khi sử dụng thuốc
1. Trước sử dụng: Chọn mua, bảo quản
2. Khi sử dụng: Bảo hộ lao động, dụng cụ pha chế/răng cắn mở
hộp , bơm an toàn, không ăn uống hút, chú ý hướng gió,
nguồn nước, nhà ở, khu dân cư, khu chăn nuôi gia súc, gia
cầm, không phun khi người yếu, mệt mỏi, trẻ em, phụ nữ
mang thai, người già yếu không phun hóa chất,…
3. Sau khi sử dụng: Bảo quản hóa chất còn lại, thu gom bao bì,
chai lọ đựng hóa chất, tắm sạch, giặt và bảo quản đồ bảo hộ
lao động,
4. An toàn cho môi trường (đất, nước, không khí): không dùng
hóa chất quá độc, hóa chất lâu phân huỷ, hóa chất có hoạt
chất quá cao, không dùng quá liếu quy định và đảm bảo thời
gian cách ly.
NHẬN BIẾT NGỘ ĐỘC

Tình huống ngộ độc: nuốt, hít phải hóa chất ( trực tiếp
hoặc gián tiếp), dính vào da.

Biểu hiện chung: khó chịu, yếu sức, mệt mỏi,phờ phạc,
sốt nóng hoặc rét lạnh, da tấy đỏ, đổ mồ hôi, mắt ngứa,
viêm đỏ, đồng tử co giãn,

Hệ hô hấp: hắt hơi, ho, chẩy nước mũi, khó thở,

Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, co giật,
bất tỉnh

Hệ tiêu hoá: nóng miệng, ra nước dãi, nôn, ói mửa, đau

bụng, co thắt dạ dày, tiêu chảy,
( Chú ý biểu hiện khác thường sau khi sử dụng hoặc có
tiếp xúc với hóa chất BVTV)
VÀ SƠ CỨU

Đọc kỹ hướng dẫn phòng chống độc

Đưa nạn nhân xa nơi nhiễm hóa chất

Cởi đồ nhiễm hóa chất và rửa sạch vùng da nhiễm hóa
chất

Gây nôn ( nạn nhân tỉnh táo và nhãn hóa chất cho phép)

Theo dõi nhịp thở, cần thì hô hấp nhân tạo

Không cho nạn nhân uống sữa,rượu hoặc hóa chất lá,
cho uống nước sôi để nguội hoặc nước đường loãng

Đưa nạn nhân đến nơi cấp cứu gần nhất, mang theo
nhãn hóa chất để nhân viên y tế biết chẩn đoán, điều trị
Trân thành cảm ơn
Thực hành

×