Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thông tin hữu ích cho người hộ sinh tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.47 KB, 24 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
------------------------------------------------
BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề:
Các năng lực của người hộ sinh Việt Nam hiên nay? Lập kế
hoạch học tập trong ba năm cho bản thân và các thành viên trong
lớp?
Nhóm: 6
Lớp: HS2B
Nhóm trưởng: Dương Thị Thu Hiền
Thành viên: Lê Thị Dung
Nguyễn Thị Hạnh
Đặng Thị Thu Huyền
Đỗ Thị Xuân Mai
Trịnh Thị Thùy
Hà Nội-2012
1
Lời mở đầu
Theo Báo cáo Tình trạng hộ sinh thế giới công bố vào tháng 6/2011, cứ ba
phụ nữ thì có hơn một phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển phải sinh con một
mình hoặc sinh con mà chỉ có người thân chứng kiến giai đoạn nguy hiểm nhất
mà họ phải trải qua trong cuộc đời mình. Ở những quốc gia nghèo nhất, chỉ có
khoảng 13 phần trăm các ca sinh đẻ do các hộ sinh hoặc cán bộ y tế có kỹ năng
hộ sinh cần thiết thực hiện giúp cứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Quyền được có sức khỏe là một quyền con người cơ bản mà mọi phụ nữ
được hưởng. Song, mỗi ngày có 1.000 sản phụ tử vong do các tai biến có liên
quan đến mang thai và 5.500 trẻ sơ sinh chết trong vòng một tuần sau khi sinh
do không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Hiện tại, toàn thế giới thiếu khoảng 350.000 cán bộ hộ sinh chuyên
nghiệp, điều này có nghĩa là những cái chết của sản phụ và trẻ sơ sinh do các tai
biến hoàn toàn có thể ngăn chặn được một cách dễ dàng nếu có cán bộ y tế đúng


nơi, đúng lúc và có kỹ năng phù hợp, với thiết bị và sự hỗ trợ thích hợp của hệ
thống y tế.
Nếu không có thêm cán bộ hộ sinh, một lực lượng chính trong những
người đỡ đẻ có kỹ năng và không tăng cường cho họ các kỹ năng lâm sàng để
đảm bảo họ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ còn những ca tử vong
không đáng có sẽ tiếp tục xảy ra đối với các phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Chúng ta đã có bằng chứng là nếu cán bộ hộ sinh có mặt kịp thời và chuyển
tuyến các ca sinh có tai biến đến nơi có sự chăm sóc y tế có chuyên môn cao thì
sẽ giúp tránh được 90 phần trăm số ca tử vong của các bà mẹ.
Như Tổng giám đốc Quĩ Dân số Liên hợp quốc đã nói "Nữ hộ sinh đỡ đẻ,
và không chỉ đón em bé sơ sinh. Họ còn cứu sống và tăng cường sức khỏe trong
xã hội nói chung. Họ là đội ngũ nòng cốt của một hệ thống chăm sóc sức khỏe có
hiệu quả ".
2
Như vậy chúng ta thấy rằng vai trò của người hộ sinh là rất quan
trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới và trong đó Việt Nam cũng không
phải là ngoại lệ!
Phần I. Các năng lực hộ sinh Việt Nam
1. Năng lực
Chương trình đào tạo cho Việt Nam là một chương trình đào tạo dựa trên
năng lực. Điều này có nghĩa là các hộ sinh sẽ có một bộ năng lực rõ ràng sau khi
tốt nghiệp khóa học. Những năng lực này bao gồm một bộ kỹ năng đảm bảo cho
việc hành nghề hộ sinh một cách an toàn. Các năng lực đó là :
1.1 Công tác hộ sinh như chăm sóc sức khỏe ban đầu
• Ủng hộ chính sách bảo vệ quyền của người phụ nữ, gia đình và cộng đồng
thông qua chăm sóc hộ sinh.
• Phát triển và sử dụng các chiến lược để triển khai và ủng hộ thực hành hộ
sinh một cách hiệu quả.
• Tích cực ủng hộ nghề hộ sinh như một chiến lược y tế công cộng.
• Đảm bảo công tác hộ sinh an toàn về phương diện văn hóa.

1.2 Kiến thức và thực hành hộ sinh
• Trao đổi thông tin giao tiếp một cách hiệu quả .
• Thúc đẩy, đánh giá, lập kế hoạch, triển khai và đánh giá công tác hộ sinh
an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em không bị biến chứng trong các
giai đoạn thai kỳ, sinh đẻ và sau đẻ.
1.3 Thực hành theo luật pháp và đạo đức nghề nghiệp
• Hoạt động theo chức năng được pháp luật quy định và chấp hành các
nguyên tắc liên quan đến nghề hộ sinh.
3
• Thực hành hộ sinh dựa trên việc đưa ra quyết định theo nguyên tắc của
đạo đức nghề nghiệp.
• Xác định các niềm tin, tín ngưỡng của cá nhân liên quan đến thực hành hộ
sinh.
1.4 Thực hành chuyên môn nghiệp vụ
• Chấp nhận và chịu trách nhiệm về hành động của chính mình trong quá
trình hành nghề hộ sinh.
• Hoạt động để nâng cao sự phát trển nghiệp vụ của chính bản thân và
những người khác .
• Sử dụng nghiên cứu để cung cấp thông tin cho việc hành nghề hộ sinh.
1.5 Quản lý công tác thực hành hộ sinh
• Quản lý việc chăm sóc hộ sinh an toàn và hiệu quả.
Xuyên suốt trong chương trình đào tạo là 5 chủ đề. Những chủ đề này là trụ
cột của các năng lực. Mục đích của chúng là gắn chặt sự hiểu biết và đánh giá
nền tảng lý thuyết của sự hoàn hảo trong thực hành hộ sinh. Năm chủ đề đó là:
− Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm sự bình đẳng và tiếp cận dịch vụ hộ
sinh, dịch vụ dựa trên nhu cầu cá nhân, sự tham gia và hợp tác của cộng đồng,
sử dụng kỹ thuật một cách thích đáng, và cung cấp dịch vụ hộ sinh bền vững
(WHO 1978 và được khẳng định lại năm 2008)
− Thực hành dựa vào bằng chứng

Nó đòi hỏi cần phải chủ động đưa ra xem xét việc thực hành chăm sóc và
điều trị đã được đảm bảo một cách nghiêm ngặt thông qua việc đánh giá một
cách khắt khe dựa trên các bằng chứng. Nó đòi hỏi nhà lâm sàng phải thường
xuyên suy nghĩ, phản ánh về điều đó trong quá trình thực hành, để thường xuyên
thu thập và phân tích các dữ liệu, đọc các bài báo, tạp chí và tham gia các cuộc
thảo luận chuyên môn và tìm cách làm thế nào để thực hành được tốt hơn, cải
tiến hơn. Nó được dựa trên các bằng chứng có được từ nghiên cứu và ứng dụng
các kết quả nghiên cứu.
− Thông tin giao tiếp
Thông tin giao tiếp là then chốt trong mối quan hệ giữa người hộ sinh với tư
cách là nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe và người phụ nữ. Nó đóng vai trò
thiết yếu cho việc đánh giá, chẩn đoán chính xác, và chuyển tuyến cũng như
4
việc trao đổi chuyên môn thực hành với đồng nghiệp trong và ngoài chuyên
khoa của mình. Đó là nền tảng của việc thực hành hộ sinh an toàn.
− Nhận biết và nhạy cảm về văn hóa
Nhận biết, tôn trọng và nhạy cảm về văn hóa là nền tảng để hiểu người phụ
nữ, gia đình của họ và thái độ của họ với thai nghén, sinh con và nuôi con. Sở
thích mang tính văn hóa cần phải được tôn trọng trong thực hành hộ sinh trừ khi
chúng không phù hợp với sự an toàn trong chăm sóc.
− Chăm sóc lấy phụ nữ trung tâm
Trong khuôn khổ của hộ sinh, chăm sóc lấy phụ nữ làm trung tâm là một
quan niệm trong đó việc chăm sóc hộ sinh được chú trọng vào nhu cầu cá nhân
của người phụ nữ. Nó công nhận người phụ nữ có bối cảnh xã hội , kì vọng và
khát vọng của riêng mình, và những điều đó cần phải tách biệt và được tôn trọng
bởi những người làm công việc chuyên môn đang tham gia vào việc chăm sóc
họ. Chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm cũng bao hàm các nhu cầu của em
bé và gia đình cũng như công nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ của
người phụ nữ với những người khác và với cộng đồng của họ. Nó giúp cho
người phụ nữ đàm phán trực diện giữa mình với cộng đồng và các cơ sở y tế

tham gia vào toàn bộ các giai đoạn của thai kỳ, sinh đẻ và sau đẻ. Vì thế cho nên
nó bao gồm sự hợp tác với các nhân viên y tế khác khi cần thiết. Chăm sóc lấy
phụ nữ làm trung tâm là toàn diện về mặt giải quyết các nhu cầu và mong đợi
thuộc về xã hội, tình cảm, thể chất, tâm lý, văn hóa và tinh thần của người phụ
nữ.

2. Mục tiêu cần đạt được của sinh viên hộ sinh
2.1 Yêu cầu về kiến thức:
2.1.1 Kiến thức chung:
• Nhận thức chính trị: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tư tưởng Hồ Chí Minh; Chính sách, pháp luật của nhà nước; có kiến
thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với
chuyên ngành được đào tạo; có khả năng nắm bắt tình hình thực tiễn
5
phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
• Kiến thức khoa học cơ bản: Có kiến thức về các môn khoa học cơ bản,
về toán cao cấp, xác suất thống kê ứng dụng trong quản lý và Nghiên
cứu Hộ sinh. Đặc biệt là kiến thức về sinh học và di truyền có liên
quan đến "các nguyên lý sinh học Y học" để ứng dụng vào kiến thức
lý thuyết chuyên ngành và thực tiễn.
• Kỹ năng tin học: Biết sử dụng các chương trình tin học văn phòng,
bảng tính Exel, Power Point và đặc biệt là biết cách sử dụng phần mềm
thống kê y học để ứng dụng vào công tác nghiên cứu khoa học.
• Kỹ năng ngoại ngữ: Biết sử dụng ít nhất một ngoại ngữ để có thể đọc,
hiểu được tài liệu chuyên môn và có khả năng giao tiếp ở trình độ
thông thường.
2.1.2 Kiến thức cơ sở ngành:
• Có kiến thức về giải phẫu và sinh lý cơ thể con người, đặc biệt là

những thay đổi về thể chất, sinh lý và tinh thần của người phụ nữ trong
các thời kỳ khác nhau của cuộc đời.
• Có kiến thức về các môn học cơ sở làm tiền đề cho việc tiếp thu các
môn học chuyên ngành.
• Nắm vững luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
• Có phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc, phòng bệnh,
chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
2.1.3 Kiến thức chuyên ngành:
6
• Mô tả được vai trò của nữ hộ sinh trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ
sinh.
• Thảo luận được vai trò của nữ hộ sinh trong bối cảnh Việt Nam.
• Thảo luận về đỡ đẻ như một chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu.
• Giải thích được cho bà mẹ việc sinh con tác động đến đời sống của họ
như thế nào.
• Có kiến thức vững vàng về các môn học chuyên ngành để đánh giá
tình trạng sức khoẻ của người phụ nữ và trẻ em để lập kế hoạch chăm
sóc và đưa ra các biện pháp xử lý chăm sóc thích hợp.
• Có kiến thức về cấu trúc và chức năng cơ thể con người, đặc biệt là về
hệ thống sinh sản trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
• Biết được những thay đổi về giải phẫu, tâm sinh lýB của người phụ nữ
trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ.
• Am hiểu luật khám chữa bệnh để hành nghề theo quy định của pháp
luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong
phạm vi quy định của nghề nghiệp.
• Có kiến thức về quản lý y tế, quản lý Hộ sinh để lãnh đạo và quản lý
công tác chăm sóc một cách hiệu quả.
• Có kiến thức và cơ sở lý luận, khoa học xã hội để chăm sóc người
bệnh một cách nhân văn, phù hợp về văn hoá, xã hội và tâm sinh lý.

2.2 Yêu cầu về kỹ năng:

2.2.1 Kỹ năng chuyên môn và năng lực thực hành nghề nghiệp:
• Thể hiện được tầm quan trọng của cách tiếp cận lấy phụ nữ làm trung
tâm trong việc chăm sóc bà mẹ mang thai.
• Thể hiện được tầm quan trọng của giao tiếp hiệu quả và nhạy cảm với
bà mẹ mang thai.
• Chủ trương bảo vệ quyền của phụ nữ, gia đình và cộng đồng liên quan
tới các vấn đề chăm sóc bà mẹ.
• Xây dựng và sử dụng các chiến lược nhằm thực hiện và ủng hộ thực
hành hộ sinh hiệu quả.
• Chủ động hỗ trợ hộ sinh như là một chiến lược sức khoẻ cộng đồng.
7
• Đảm bảo thực hành hộ sinh phù hợp về văn hoá.
• Giao tiếp thông tin có hiệu quả.
• Xúc tiến, đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá độ an toàn và
tính hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc hộ sinh cho phụ nữ và trẻ em
trong những trường hợp không có biến chứng.
• Xúc tiến, đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá độ an toàn và
tính hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc hộ sinh cho phụ nữ và/hoặc
trẻ em trong những trường hợp có nhu cầu phức tạp.
• Thực hiện chức năng phù hợp với luật định và quy tắc về thực hành
hộ sinh.
• Thực hành hộ sinh dựa vào bằng chứng sẵn có và việc ra những quyết
định có tính đạo đức cao.
• Nhận biết được những niềm tin cá nhân liên quan đến thực hành hộ
sinh.
• Chịu trách nhiệm và giải trình về công việc hộ sinh của mình.
• Đẩy mạnh phát triển nghề nghiệp chuyên môn của bản thân và của
những người khác.

• Sử dụng nghiên cứu làm cơ sở cho thực hành hộ sinh.
• Quản lý chăm sóc an toàn và hiệu quả.

2.2.2 Các kỹ năng khác:
• Được trang bị các kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, hợp tác
tốt với nhóm thành viên chăm sóc trong thực hiện nhiệm vụ được
giao.
• Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hợp tác với các nhân viên y tế khác,
với bà mẹ, trẻ em và gia đình của họ trong quá trình chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ em.
• Có kỹ năng đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết
quả chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, thông qua việc sử dụng các
kỹ năng giải quyết vấn đề, tiếp cận hệ thống và tư duy tích cực khi
thực hành nghề nghiệp, để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ và cuộc sống
của phụ nữ và trẻ em một cách hiệu quả.
• Tích cực rèn luyện thân thể nâng cao sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được phân công.
2.3 Yêu cầu về thái độ:
8
• Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân nói chung, chăm sóc bà mẹ, trẻ em nói riêng.
• Có tinh thần tôn trọng, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, bà mẹ, trẻ
em và gia đình họ trong quá trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
• Trung thực, khách quan, thận trọng, chính xác trong khi thực hiện
nhiệm vụ, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ
chuyên môn.
Phần II:Phương pháp học và kế hoạch học tập
hiệu quả
1. Phương pháp học tập
Học đối với sinh viên là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập

vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn
hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.
9
1.1 Làm quen cách học mới:
Lên cao đẳng, sĩ số lớp đông hơn, lớp học rộng hơn, giảng viên giảng bài
còn kết hợp với nhiều hình thức khác chứ không chỉ có đọc - chép. Hãy tập
trung ghi chép những gì bạn thấy cần thiết thôi, phần nào còn chưa hiểu nhớ hỏi
lại thầy cô hoặc note lại để nghiên cứu sau. Cố gắng khai thác hiệu quả nguồn tư
liệu từ thư viện, Internet…
Học cao đẳng là tự học, bạn phải chủ động hoàn toàn, sẽ không có ai nhắc
bạn cần học gì như cấp 3.
Hầu hết các môn thầy cô đều chia thành nhiều nhóm để thảo luận, thuyết
trình,... Do đó làm việc tập thể cũng là một kỹ năng bạn cần rèn luyện. Hãy cố
gắng trên tinh thần hợp tác mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi
hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng
là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc
lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.
Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng
thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút
sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp.
Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài
liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ
lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.
Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập
kỹ năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn
thiện kỹ năng phát biểu.
Đừng biến mình thành con "mọt sách" chỉ biết mỗi việc vùi đầu vào sách
vở. Bạn cần sắp xếp thời gian vui chơi, thư giãn, tham gia các hoạt động tình
10

×