Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước sông cái lớn cái bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.87 MB, 208 trang )

Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
i
TÓM TẮT VỀ ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Hệ thống sông Cái Lớn – Cái Bé được bắt nguồn từ vùng trung tâm BĐCM và
chảy theo hướng Tây Bắc, rồi đổ ra biển Tây ở 2 cửa là cửa Cái Lớn và cửa Cái Bé, ở
gần cửa ra hai sông thông với nhau qua rạch Tà Niên. Trước đây khi chưa có hệ thống
kênh rạch nối thông với sông Hậu thì đây là hệ thống sông ít có nguồn sinh thủy, qua quá
trình phát triển thủy lợi, các kênh KH được đào nối thông với sông Cái Lớn Cái Bé nên
được bổ sung ngu
ồn cung cấp nước khá phong phú từ sông Hậu.
Vùng nghiên cứu sông Cái Lớn – Cái Bé được giới hạn bởi: (a) kênh Cái Sắn ở
phía Bắc; (b) biển Tây ở phía Tây; (c) Sông Hậu ở phía Đông và (d) kênh Quản Lộ –
Phụng Hiệp, sông Ông Đốc ở phía Nam, với tổng diện tích tự nhiên gần 891.462 ha, dân
số khoảng 3.496.397 người. Trên nền đất thấp, khá bằng phẳng, tiếp giáp với biển ở phía
Tây Nam và nguồn nước ngọt sông Mekong ở phía Đông Bắc. Vùng nghiên c
ứu có
những thuận lợi căn bản về tài nguyên đất và nước, hơn nữa các yếu tố khí hậu tương đối
ổn định và thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là thủy sản.
Vùng nghiên cứu nói riêng và vùng Bán Đảo Cà Mau nói chung chịu ảnh hưởng của
xâm nhập mặn từ 4 hướng chính đó là: (a) Hướng sông Mỹ Thanh; (b) Gành Hào; (c)
Ông Đốc và (d) sông Cái Lớn - Cái Bé. Trong đó hướng xâm nhập theo hướng Cái Lớ
n
Cái Bé là ít tác động hơn cả. Do vậy, theo 3 hướng trên đã tiến hành nghiên cứu và đã
xây dựng các công trình kiểm soát mặn. Riêng hướng sông Cái Lớn - Cái Bé do còn
nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau (nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản, môi trường, Quốc phòng an ninh ), cũng như về mặt kinh tế nên đến
nay mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng các công trình vẫn chưa được tiến hành xây
d


ựng. Điển hình như cống Xẻo Rô và Biện nhị đã có thiết kế kỹ thuật, tài chính nhưng
hiện nay vẫn chưa xây dựng, cũng như cống âu thuyền Tắc Thủ vẫn chưa phát huy tác
dụng, do còn nhiều ý kiến khác nhau?
Vùng nghiên cứu có lượng đất phèn nằm ở trung tâm, gần vùng ven biển nên việc
canh tác trên đất phèn khá phức tạp, đòi hỏi những biện pháp công trình, biện pháp quản
lý tốn kém. Hơn n
ữa, vùng sông Cái Lớn Cái Bé có sự đan xen giữa môi trường nước
ngọt và nước lợ (nuôi tôm sú), tạo nên sự khó khăn cho vấn đề cấp nước ngọt (nông
nghiệp, dân sinh, phòng chống cháy rừng), nước mặn nhằm phục vụ cho các mục đích
khác nhau trong cùng một thời điểm. Do vậy, một nghiên cứu khoa học tìm giải pháp
thủy lợi hợp lý nhằm khai thác hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn - Cái Bé, đáp ứng yêu
c
ầu phát triển kinh tế xã hội là điều cần thiết và nên làm.
Như phần trên đã trình bầy, nguồn ngọt chủ yếu là từ sông Hậu, vấn đề cung cấp
cho các vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ hoàn toàn phụ thuộc vào giải pháp kiểm soát
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
ii
tài nguyên nước sông Cái Lớn Cái Bé. Bên cạnh đó khả năng cung cấp nước ngọt đến
đâu cho vấn đề phục vụ nông nghiệp, dân sinh, thuỷ sản của vùng ven biển Tây vẫn là
điều còn nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia trong và ngoài ngành.
Vùng nghiên cứu có nhiều môi trường sinh thái đa dạng khác nhau, do vậy cũng
cần đánh giá thích nghi đất trên cơ sở tài nguyên nước đối với các loại cây trồng và vật
nuôi khác nhau. Từ đó mới đề xuấ
t các giải pháp kiểm soát, sử dụng nước một cách hợp
lý, trên cơ sở phát triển môi trường bền vững. Đây cũng là vấn đề còn nhiều tranh luận,
chưa có lời giải đáp từ khoa học. Do vậy, việc nghiên cứu khoa học đề tài “Nghiên cứu
các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn –
Cái Bé” là hết sức cần thiết và thiết th

ực.
2. Phương pháp tiếp cận chính
a). Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp cận phát triển nguồn nước đi đôi với bảo
vệ nguồn nước; phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; duy
trì/phát triển số lượng nước đi đôi với việc duy trì/bảo vệ/phát triển chất lượng nước; cân
bằng, phân bổ hợp lý giữa lợi ích cục bộ vớ
i lợi ích tổng thể, giữa các ngành, các lĩnh
vực; phát triển bền vững nguồn nước là mục tiêu cần đạt đến; các giải pháp căn cơ, phù
hợp với thực tế để đạt được mục tiêu là kết quả cần đạt được,
b). Tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đã thực hiện trên
thế giới như lưu vực Murray-Darling ở úc, Hà Lan, Korea và tậ
n dụng đối đa kết quả
các nghiên cứu đã có trước đây ở trong nước, đặc biệt là trong những năm gần đây.
c). Xem xét, phân tích các số liệu về hiện trạng, để từ đó xác định những vấn đề
còn tồn tại, những vấn đề đã đạt được. Qua đó, đề xuất các giải pháp thích hợp, nhằm
hạn chế những tác động bấ
t lợi và phát huy những mặt tích cực, trên cơ sở xem xét mối
quan hệ tương quan giữa các yếu tố.
d). Xem xét lưu vực, tiểu lưu vực là đối tượng nghiên cứu chính, đồng thời xem
xét đến các mối quan hệ sử dụng nước giữa các tiểu lưu vực trong mối quan hệ tổng hoà
phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
e). Tận dụng tối đa lợi thế của các mô hình toán để đ
ánh giá tài nguyên nước. Để
có được những giải pháp hợp lý đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước cũng như
bảo vệ môi trường, cách tiếp cận chính thường dùng là phương pháp phân tích hệ thống.
Ngoài ra, cách thức thực hiện các kết quả nghiên cứu đã có trước đây trong vùng
nghiên cứu cũng như các lưu vực tương tự sẽ được nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng
nhằm th
ực hiện nghiên cứu một cách hiệu quả hơn.
Đặc biệt, vùng sông Cái Lớn Cái Bé chịu ảnh hưởng không những của thượng

lưu, mà còn chịu sự ảnh hưởng của thủy triều biển Đông và biển Tây, nước biển dâng và
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
iii
gió chướng. Để giải quyết vấn đề này tại Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam đã thiết
lập thành công mô hình 1-2 D Coupling phục vụ cho tính toán, đồng thời mực nước, độ
mặn trong sông và mực nước và độ mặn ngoài biển.
3. Trích lược những điểm chính của thuyết minh đề tài
a. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được cơ sở khoa học giải pháp tổng hợp sử dụng hợp lý nguồn nước sông
Cái Lớn – Cái Bé;
- Đề xuất được các giải pháp tổng hợp sử dụng hợp lý nguồn nước sông Cái Lớn –
Cái Bé phù hợp với chiến lược phát triển thủy lợi Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung
và vùng Bán Đảo Cà Mau nói riêng;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa h
ọc phục vụ quy hoạch, dự án đầu tư,
TKKT các công trình sử dụng nguồn nước đến năm 2020 vùng Cái Lớn Cái Bé. Đồng
thời, phục vụ công tác quản lý nguồn nước của các ngành Trung ương và địa phương.
b. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Thu thập, điều tra và khảo sát bổ sung các số liệu liên quan đến sử
dụng phát triển tổng hợp nguồn nước sông Cái Lớn – Cái Bé.
Nội dung 2: Nghiên cứu tổng quan về
lưu vực sông Cái Lớn – Cái Bé.
Nội dung 3: Nghiên cứu các kịch bản phát triển và các giải pháp thủy lợi nhằm
khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước sông Cái Lớn – Cái Bé đến năm 2020.
Nội dung 4: Cân bằng nguồn nước các kịch bản và đề ra các giải pháp sử dụng
hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn – Cái Bé.
4. Sản phẩm của đề tài
Theo hợp đồng và thuyết minh tổng thể đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn
nước sông Cái Lớn – Cái Bé, sản phẩm của đề tài bao gồm:
1. Báo cáo hiện trạng và phương hướng phát triển dân sinh kinh tế;
2. Báo cáo thủy văn;
3. Báo cáo tính toán nhu cầu nước;
4. Báo cáo xây dựng kịch bản và giải pháp khai thác sử dụng ngu
ồn nước sông Cái
Lớn - Cái Bé ;
5. Báo cáo tính toán thủy lực;
6. Báo cáo tổng hợp;
7. Báo cáo tóm tắt;
8. 2 bài báo.
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
iv
5. Kết quả đào tạo
- Đào tạo 4 sinh viên.
- Đang chuẩn bị hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh;
- Giúp các cán bộ kỹ thuật trẻ tiếp súc với các phần mền tiên tiến trong công tác
thủy lợi (VRSAP-SAL, 1-2D coupling).
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
v
CHỮ VIẾT TẮT

BĐCM Bán đảo Cà Mau
BĐKH Biến đổi khí hậu
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ TN&MT Bài Tài nguyên và Môi trường
CL-CB Cái Lớn – Cái Bé
CLN Chất lượng nước
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GTSX Giá trị sản xuất
KS-TN Kế Sách - Tiếp Nhật
NDĐ Nước dưới đất
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
QLPH Quản Lộ - Phụng Hiệp
QHTNN Quy hoạch tài nguyên nước
TNN Tài nguyên nước
TSH Tây Sông Hậu
TGLX Tứ giác Long Xuyên
SXNN Sản xuất nông nghiệp
Viện QHTLMN Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
UMH U Minh Hạ
UMT U Minh Thượng

Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
vi
MỤC LỤC
TÓM TẮT VỀ ĐỀ TÀI I
CHỮ VIẾT TẮT V
DANH SÁCH BẢNG XII
DANH SÁCH HÌNH XV
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 1
1.1 Vị trí địa lý 1
1.2 Đặc điểm địa hình 1

1.3 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi 2
1.3.1 Sông Hậu 3
1.3.2 Nhóm sông rạch chính tiêu ra biển Đông 3
1.3.3 Nhóm sông rạch chính tiêu ra biển Tây 4
1.4 Đặc điểm địa chất 5
1.4.1 Địa chất và địa chất công trình 5
1.4.2 Địa chấn và động đất 5
1.4.3 Vật liệu xây dựng 5
1.4.4 Đất đai thổ nhưỡng 6
CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN NƯỚC 7
2.1 Đặc điểm nhiệt độ không khí 7
2.2 Đặc điểm độ ẩm không khí 8
2.3 Đặc điểm bốc hơi 8
2.4 Đặc điểm gió 9
2.4.1 Ảnh hưởng của gió đến vùng ven biển và ĐBSCL 9
2.4.2 Ảnh hưởng của gió đến dòng chảy biển 9
2.5 Đặc điểm nắng 11
2.6 Đặc điểm mưa 11
2.6.1 Đặc điểm mưa năm 12
2.6.2 Đặc điểm mưa mùa và mưa tháng 12
2.7 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt 14
2.8 Đánh giá tài nguyên nước mưa các tiểu vùng thuộc BĐCM 15
2.8.1 Tiểu vùng Tây sông Hậu 15
2.8.2 Tiểu vùng Kế Sách- Tiếp Nhật 16
2.8.3 Tiểu vùng trung tâm QL-PH 17
2.8.4 Tiểu vùng Ven Biển Đông 18
2.8.5 Tiểu vùng U Minh 18
2.8.6 Tiểu vùng Nam Cà Mau 19
2.9 ĐẶC ĐIỂM THỦY TRIỀU VÙNG BĐCM 20
2.9.1 Chế độ thủy triều biển Đông 20

2.9.2 Chế độ thủy triều biển Tây 21
2.9.3 Sóng biển và tình hình nước dâng 21
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
vii
2.10 TÓM LƯỢC DIỄN BIẾN THỦY VĂN HẠ LƯU SÔNG MEKONG 22
2.10.1 Diễn biến Thuỷ văn – Thuỷ lực ở khu vực đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu 23
2.10.2 Diễn biến Thuỷ văn – Thuỷ lực khu vực cửa sông Tiền và sông Hậu 25
2.10.3 Phân vùng ảnh hượng lũ – triều dọc sông Tiền và sông Hậu 25
2.11 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÙNG BĐCM 26
2.11.1 Hiện trạng TNN tiểu vùng TSH 26
2.11.2 Hiện trạng TNN tiểu vùng trung tâm QL-PH 27
2.11.3 Hiện trạng TNN tiểu vùng Kế sách - Tiếp Nhật 29
2.11.4 Hiện trạng TNN tiểu vùng Ven biển Đông 29
2.11.5 Hiện trạng TNN tiểu vùng Nam Cà Mau 31
2.11.6 Hiện trạng TNN tiểu vùng U Minh 32
2.12 TÍNH TOÁN TỔNG LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀO RA MÙA KIỆT VÙNG
BĐCM 33

2.13 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN MÙA LŨ 33
2.14 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG BĐCM 34
2.14.1 Diễn biến xâm nhập mặn 34
2.14.2 Diễn biến chua phèn và sự lan truyền nước chua 37
2.14.3 Chất lượng nước sông Mekong 38
2.15 CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC DƯỚI ĐẤT 39
2.15.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh) 39
2.15.2 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen thượng (qp
3
) 41

2.15.3 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen giữa - trên (qp
2-3
) 43
2.15.4 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới (qp
1
) 45
2.15.5 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n
2
2
) 47
2.15.6 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (n
2
1
) 49
2.15.7 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên (n
1
3
) 51
2.15.8 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trung-thượng (n
1
2-3
) 53
2.16 KẾT QỦA ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG NDĐ 54
2.16.1 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất nhạt BĐCM 54
2.16.2 Trữ lượng nước lợ và mặn 55
2.17 KHẢ NĂNG CỦA NDĐ ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ NƯỚC CHO DÂN SINH,
CÔNG NGHIỆP CÁC THỜI KỲ 57

2.17.1 Nhu cầu cấp nước từ nước dưới đất 57
2.17.2 Khả năng đáp ứng của nước dưới đất đối với nhu cầu cấp nước 57

2.18 Các nguồn gây ô nhiễm 62
2.18.1 Nước thải 62
2.18.2 Ô nhiễm do các sự cố môi trường do con người gây ra 63
2.18.3 Hoạt động tự nhiên 63
2.19 Các chất gây nhiễm bẩn nguồn nước 63
2.20 Các chỉ tiêu thường dùng đánh giá ô nhiễm nguồn nước 64
2.21 Đánh giá sự ô nhiễm 65
2.21.1 Dấu hiệu của nguồn nước bị ô nhiễm: 65
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
viii
2.21.2 Cách thức đánh giá 65
2.21.3 Tiêu chuẩn đánh giá 66
2.22 Các nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng trong vùng BĐCM 67
2.22.1 Chất thải lỏng 67
2.22.2 Chất thải rắn 72
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC 74
3.1 CÁC DỰ ÁN THUỶ LỢI 74
3.1.1 Dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp 74
3.1.2 Dự án khôi phục và phát triển rừng tràm U Minh 74
3.1.3 Dự án Ô Môn – Xà No 74
3.1.4 Dự án Kế Sách - Tiếp Nhật 74
3.2 HỆ THỐNG KÊNH, RẠCH CÁC CẤP 75
3.2.1 Hệ thống kênh, rạch chính (cấp I) 75
3.2.2 Hệ thống kênh cấp II 75
3.2.3 Hệ thống kênh cấp III 75
3.3 HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN, ĐÊ CỬA SÔNG 75
3.3.1 Tỉnh Sóc Trăng 75
3.3.2 Tỉnh Bạc Liêu 75

3.3.3 Tỉnh Cà Mau 76
3.3.4 Tỉnh Kiên Giang 76
3.4 HỆ THỐNG ĐÊ BAO NỘI VÙNG 76
3.5 CỐNG DƯỚI ĐÊ 77
3.6 HỆ THỐNG BƠM NƯỚC 77
3.7 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THỦY LỢI 78
3.8 HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC CHO SINH HOẠT 78
3.8.1 nước đô thị 78
3.8.2 Cấp nước nông thôn 79
3.9 ẢNH HƯỞNG VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA 80
3.9.1 Bão biển và triều cường 80
3.9.2 Lũ lụt, ngập úng 82
3.10 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT 84
3.10.1 Thành phố Cần Thơ 84
3.10.2 Tỉnh Hậu Giang 85
3.10.3 Tỉnh Hậu Giang 85
3.10.4 Kiên Giang 86
3.10.5 Tỉnh Bạc Liêu 86
3.10.6 Tỉnh Cà Mau 87
3.10.7 Hiện trạng khai thác NDĐ BĐCM 88
CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI VÙNG CÁI LỚN – CÁI BÉ 90

4.1 Hiện trạng phát triển dân sinh - xã hội 90
4.1.1 Ví trí, vai trò của vùng dự án trong SXNN vùng ĐBSCL. 90
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
ix
4.1.2 Dân số, dân tộc, tôn giáo 90

4.1.3 Trình độ dân trí, mức thu nhập và phân hóa giàu nghèo 92
4.1.4 Phát triển Y tế, giáo dục-đào tạo. 94
4.2 Hiện trạng phát triển kinh tế. 96
4.2.1 Tình hình chung 96
4.2.2 Tình hình sử dụng đất 97
4.2.3 Các ngành kinh tế chủ yếu 99
4.3 Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế -xã hội VNC 111
4.4 Mục tiêu phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020 111
4.4.1 Mục tiêu tổng quát 111
4.4.2 Mục tiêu cụ thể 112
4.5 Quan điểm phát triển kinh tế- xã hội vùng nghiên cứu 113
4.6 Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu 113
4.6.1 Phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 113
4.6.2 Định hướng phát triển nông nghiệp vùng dự án đến năm 2020 115
4.6.3 Định hướng phát triển nuôi thủy sản đến năm 2020 116
4.6.4 Phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 vùng dự án 117
4.6.5 Phát triển công nghiệp - TTCN. 118
4.6.6 Phát triển thương mại và du lịch 119
4.6.7 Phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng 119
CHƯƠNG 5. CÂN BẰNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC THEO CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN 125

5.1 PHÂN LOẠI CÁC HỘ DÙNG NƯỚC 125
5.2 XÁC ĐỊNH CÁC HỘ DÙNG NƯỚC 125
5.2.1 Trồng trọt 125
5.2.2 Sinh hoạt 126
5.2.3 Công nghiệp 126
5.2.4 Chăn nuôi 126
5.2.5 Thủy sản 126
5.3 PHÂN VÙNG, PHÂN KHU THỦY LỢI 126

5.3.1 Các căn cứ phân vùng, phân khu thuỷ lợi: 126
5.4 NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC HỘ DÙNG NƯỚC 128
5.4.1 Tiêu chuẩn tính toán cấp nước ngọt 128
5.4.2 Kết quả tính toán nhu cầu nước 129
5.4.3 Khả năng cung cấp nước ngọt 133
5.4.4 Nước cho thủy sản nước lợ 135
CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP THỦY LỢI NHẰM KHAI THÁC, SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC 138

6.1 Mục tiêu 138
6.2 Nhiệm vụ 138
6.3 Phương pháp tiếp cận 139
6.4 Vùng thủy lợi 140
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
x
6.5 Định hướng quy hoạch cấp nước 141
6.5.1 Đối tượng sử dụng nước 141
6.5.2 Nguồn nước 141
6.6 Giải pháp phát triển thuỷ lợi 141
6.6.1 Những tồn tại của hệ thống thuỷ lợi 141
6.6.2 Giải pháp phát triển thuỷ lợi 142
6.7 Định hướng quy hoạch tiêu nước 144
6.7.1 Biện pháp tiêu úng 144
6.7.2 Phân vùng tiêu nước 145
6.7.3 Biện pháp công trình 145
6.8 Giải pháp thủy lợi giảm nhẹ thiên tai 146
6.8.1 Quy hoạch kiểm soát lũ 146
6.8.2 Biện pháp công trình kiểm soát lũ 147

6.9 Giải pháp xây dựng đê biển và đê cửa sông 147
6.9.1 Khái quát chung 147
6.9.2 Quy mô công trình 148
6.10 Giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn
– Cái Bé 148

6.10.1 Kịch bản phát triển cho vùng Cái Lớn – Cái Bé 148
6.10.2 Giải pháp khai thác sử dụng nguồn nước sông Cái Lớn - Cái Bé 152
6.10.3 Lựa chọn giải pháp thủy lợi vùng sông Cái Lớn Cái Bé 159
CHƯƠNG 7. CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG
SÔNG CÁI LỚN - CÁI BÉ 161

7.1 Nhiệm vụ cống Cái Lớn Cái Bé 161
7.2 Các thành phần khu đầu mối sông Cái Lớn – Cái Bé 161
7.3 Bố trí vị trí tuyến Cái Lớn – Cái Bé 162
7.4 Kết quả tính toán thủy lực 162
7.4.1 Sơ đồ toán vùng ĐBSCL 162
7.4.2 Các phương án và trường hợp tính toán 164
7.4.3 Kết quả tính toán 165
Bài toán mùa kiệt trường hợp III 168
Xác định kích thước công trình sông CL-CB 170
Bài toán mù lũ trường hợp III 171
7.5 Sơ bộ đề xuất phương án bố trí công trình trên sông CL-CB 172
7.6 Sơ bộ đề xuấ hình thức cống CL-CB 173
7.6.1 Lựa chọn giải pháp và biện pháp công nghệ 173
7.6.2 Lựa chọn cửa van 175
CHƯƠNG 8. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG ÁN LỰA
CHỌN 178

8.1 Xác định các thành phần tác động và chịu tác động 178

8.1.1 Việc xây dựng các công trình Thủy lợi 178
8.1.2 Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 178
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
xi
8.1.3 Vận hành công trình 178
8.2 Các tác động đến các nhóm môi trường 179
8.2.1 Tác động của việc thực hiện dự án lên nhóm môi trường tự nhiên 179
8.2.2 Tác động của việc thực hiện dự án điều kiện kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống
của con người 179
8.3 Nghiên cứu các tác động môi trường 180
8.3.1 Các tác động tới môi trường 180
8.3.2 Đánh giá chung 185
8.4 Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 186
8.4.1 Giảm thiểu khả năng sinh phèn 186
8.4.2 Tránh sút giảm kinh tế và các tác động về Xã hội 187
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 188
TÀI LIỆU THAM KHẢO 192



Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
xii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng ở một số nơi,
0
C 7

Bảng 2: Độ ẩm trung bình tháng ở một số nơi (%) 8
Bảng 3: Lượng bốc hơi (Piche) bình quân tháng ở một số nơi, mm 8
Bảng 4: Lượng bốc hơi (Penman) bình quân tháng ở một số nơi, mm 9
Bảng 5: Đặc trưng vận tốc gió lớn nhất ứng với các hướng chính, m/s 10
Bảng 6: Số giờ nắng bình quân tháng (1960-2005) ở một số nơi (giờ) 12
Bảng 7: Lượng mưa bình quân nhiều năm ở một số trạm mưa, mm 12
Bảng 8: Số ngày mưa trung bình tháng (1960-2004) ở một số nơi, ngày 13
Bảng 9: Tỉ lệ lượng mưa (mm) mùa mưa/ lượng mưa năm tại 10 trạm ở BĐCM 15
Bảng 10: Tổng lượng mưa hàng tháng tiểu vùng Tây sông Hậu 16
Bảng 11: Tổng lượng mưa hàng tháng tiêu vùng Kế Sách - Tiếp Nhật 17
Bảng 12: Tổng lượng mưa hàng tháng tiêu vùng QL-PH 17
Bảng 13: Tổng lượng mưa hàng tháng tiểu vùng Ven biển Đông 18
Bảng 14: Tổng lượng mưa hàng tháng tiểu vùng U Minh 18
Bảng 15: Tổng lượng mưa hàng tháng tiểu vùng Nam Cà Mau 19
Bảng 16: Tổng lượng nước mưa mùa mưa (V-XI) theo tiểu vùng 19
Bảng 17: Tổng lượng nước mưa mùa khô (V-XI) theo tiểu vùng 20
Bảng 18: Lưu lượng bình quân tháng (m
3
/s) tại Tân Châu, Châu Đốc và Vàm Nao 25
Bảng 19: Khả năng xuất hiện đỉnh lũ (%) ở một số nơi (1961-2004) 26
Bảng 20: Mực nước và thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc 26
Bảng 21: Phân vùng ảnh hưởng lũ – triều 26
Bảng 22: Đặc trưng mực nước trung bình tháng (cm) một số trạm 27
Bảng 23: Đặc trưng mực nước trung bình tháng (cm) một số trạm 28
Bảng 24: Chiều dài và cao trình đỉnh đê biển vùng BĐCM theo hai tuyến 31
Bảng 25: Tổng lượng nước vào, ra các tháng mùa kiệt vùng BĐCM, hiện trạng 33
Bảng 26: Diễn biến lưu lượng lũ 2000 tiểu vùng Tây sông Hậu 34
Bảng 27: tính chất hóa lý và sinh học đặc trưng và nguồn gốc của nước thải 64
Bảng 28: Mã số tiêu chuẩn chất lượng nước 66
Bảng 29: Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá CLN mặt 67

Bảng 30: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của một số chỉ tiêu 67
Bảng 31: Nước thải SH và tải lượng ô nhiễm của BĐCM năm 2010 và 2020 68
Bảng 32: Kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Hậu Giang 71
Bảng 33: Lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực dự án 72
Bảng 34: Số lượng-quy mô các cống dưới đê, m 77
Bảng 35: Thống kê số lượng công trình thuỷ lợi hiện có 77
Bảng 36: Thống kê thiệt hại do bão số 5 và triều cường 1994 vùng ven biển BĐCM 81
Bảng 37: Độ ngập sâu lớn nhất năm 2000 82
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
xiii
Bảng 38: Thiệt hại do lũ ở vùng BĐCM từ 2000 – 2002 82
Bảng 39: Thiệt hại về thủy sản do dịch bệnh năm 2000 83
Bảng 40: Hiện trạng khai thác NDĐ bằng các loại giếng ở thành phố Cần Thơ 85
Bảng 41: Hiện trạng khai thác NDĐ bằng các loại giếng ở tỉnh Hậu Giang 85
Bảng 42: Hiện trạng khai thác NDĐ bằng các loại giếng ở tỉnh Sóc Trăng 86
Bảng 43: Hiện trạng khai thác NDĐ bằng các loại giếng ở tỉnh Kiên Giang 87
Bảng 44: Hiện trạng khai thác NDĐ bằng các loại giếng ở tỉnh Bạc Liêu 87
Bảng 45: Hiện trạng khai thác NDĐ bằng các loại giếng ở tỉnh Cà Mau 88
Bảng 46: Hiện trạng lưu lượng khai thác NDĐ BĐCM 89
Bảng 47: Hiện trạng giếng khoan khai thác NDĐ BĐCM 89
Bảng 48: Vị trí vai trò của vùng dự án trong SXNN – ĐBSCL 90
Bảng 49: Tình hình phát triển dân số vùng dự án và vùng ĐBSCL năm 2008. 91
Bảng 50: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của các tỉnh trong vùng dự án (%o) 91
Bảng 51: Hiện trạng phát triển dân số năm 2008 92
Bảng 52: Trình độ học vấn của lực lượng lao động ( %) 93
Bảng 53: Tổng giá trị sản phẩm bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm) 93
Bảng 54: Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dự án qua các năm (%) 94
Bảng 55: Tình hình phát triển y tế-giáo dục tại vùng dự án (năm 2005-2008) 95

Bảng 56: Một số chỉ tiêu về y tế & giáo dục vùng dự án cà ĐBSCL, năm 2008 95
Bảng 57:Cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế theo khu vực ( %) 96
Bảng 58: Diễn biến sử dụng đất vùng dự án năm 2005 -2009 97
Bảng 59: Hiện trạng sử dụng đất năm 2009, phân theo vùng và Tiểu vùng thủy lợi (ha)98
Bảng 60: Hệ số quay vòng sử dụng đất lúa vùng dự án 99
Bảng 61: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (%) 100
Bảng 62: Diễn biến sản xuất các loại cây hàng năm vùng dự án (2005, 2009) 101
Bảng 63: Diện tích - sản lượng dừa và cây ăn quả vùng dự án, năm 2008 101
Bảng 64: Sản xuất chăn nuôi năm 2005, 2008, 2009 vùng dự án 102
Bảng 65: Diện tích và sản lượng NTTS vùng dự án (2005-2009) 103
Bảng 66: Diện tích và sản lượng NTTS vùng dự án năm 2009, phân theo các tỉnh 103
Bảng 67: Diện tích - sản lượng NTTS vùng dự án năm 2008, phân theo tiểu vùng 104
Bảng 68: Hiện trạng sản đất lâm nghiệp năm 2008, vùng dự án phân theo tỉnh, ha 105
Bảng 69: Giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh ĐBSCL (theo giá thực tế) 105
Bảng 70: Chỉ số phát triển GTSX công nghiệp các tỉnh vùng dự án (đơn vị %) 106
Bảng 71: Một số chỉ tiêu cấp nước vùng dự án và ĐBSCL 108
Bảng 72: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng dự án đến năm 2020 114
Bảng 73: Hiện trạng và định hướng cây trồng chính năm 2020 115
Bảng 74: Hiện trạng và định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 116
Bảng 75: Định hướng phát triển nuôi thủy sản năm 2020, vùng dự án 117
Bảng 76: Hiện trạng và dự kiến diện tích đất lâm nghiệp năm 2020 vùng dự án 118
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
xiv
Bảng 77: Các khu công nghiệp dự kiến phát triển mới đến năm 2020 118
Bảng 78: Phân vùng thuỷ lợi 126
Bảng 79: Hệ số tưới cho các loại cây trồng 129
Bảng 80: Định mức sử dụng nước sinh hoạt và các nhu cầu khác 129
Bảng 81: Tổng hợp yêu cầu nước cho nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển, m

3
/s130
Bảng 82: Nhu cầu cung cấp nước ngọt vùng BĐCM theo phân vùng thuỷ lợi, m
3
/s 130
Bảng 83: Nhu cầu nước phân theo loại hình sản xuất, m
3
/s 131
Bảng 84: Khả năng cấp nước ngọt vùng Nam BĐCM, m
3
/s 133
Bảng 85: Khả năng cung cấp nước ngọt theo phân vùng thuỷ lợi, m
3
/s 133
Bảng 86: Kết quả tính toán các thông số cấp nước cho mô hình tôm - lúa 136
Bảng 87: Kịch bản chọn thượng lưu tại Kratie 149
Bảng 88: Các chỉ tiêu tính toán kinh phí, triệu đồng 159
Bảng 89: Giá trị sản phẩm của vùng nghiên cứu 159
Bảng 90: Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp 160
Bảng 91: Diễn biến mực nước min các trạm ven biển 172
Bảng 92: Tương quan giữa pH của đất và lượng Ure được bón 181
Bảng 93: Hàm lượng một số Kim loại nặng trong các sản phẩm dùng làm phân bón, ppm
182


Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
xv
DANH SÁCH HÌNH


Hình 1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu 2

Hình 2: Đẳng trị mưa trung bình và bốc hơi bình quân nhiều năm ở BĐCM 14
Hình 3: Đường đẳng mặn 4g/l diễn biến theo tiến độ xây dựng cống 35
Hình 4: Đường đẳng mặn hiện trạng năm 2004 37
Hình 5: Diễn biến lan truyền chua phèn 38
Hình 6: Bản đồ mô đun trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ ở BĐCM 58
Hình 7: Nồng độ BOD trong nước thải công nghiệp 73
Hình 8: Nồng độ BOD trong nước thải bệnh viện 73
Hình 9: Nhu cầu và khả năng cấp nước ngọt cho hiện trạng và các phương án 135
Hình 10: Sơ đồ tiếp cận thực hiện dự án 139
Hình 11: Phân vùng thuỷ lợi BĐCM 140
Hình 12: Kịch bản phát triển nguồn nước vùng BĐCM lưa chọn 151
Hình 13: Giải pháp công trình thứ nhất 156
Hình 14: Giải pháp công trình thứ hai 157
Hình 15: Giải pháp cống trình thứ ba 158
Hình 16: Các thành phần công trình sông CL-CB 161
Hình 17: Bố trí cống Cái Lớn - Cái Bé theo tuyến 2 162
Hình 18: Bố trí tuyến cống CL-CB theo tuyến 1 163
Hình 19: Diễn biến mực nước max tháng II dọc kênh Thốt Nốt. 166
Hình 20: Hmin và Hbq tháng II, IV dọc kênh xáng Minh Hà phương án PA1 168
Hình 21: Diễn biến mực nước bình quân tháng II dọc kênh Thốt Nốt 169
Hình 22: Diễn biến mực nước bình quân tháng II dọc kênh Cán Gáo 169
Hình 23: Công nghệ đập trụ đỡ 174
Hình 24: Cấu tạo công nghệ đập trụ đỡ 175
Hình 25: Kết cấu cửa van phẳng 176
Hình 26: Cửa van Clape của cống Thảo Long, Thừa Thiên Huế 177

Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé


Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý
Hệ thống sông Cái Lớn – Cái Bé (CL-CB) được bắt nguồn từ vùng trung tâm Bán
Đảo Cà Mau (BĐCM) và chảy theo hướng Tây Bắc, rồi đổ ra biển Tây ở 2 cửa là cửa
Cái Lớn và cửa Cái Bé, ở gần cửa ra hai sông thông với nhau qua rạch Tà Niên. Trước
đây khi chưa có hệ thống kênh rạch nối thông với sông Hậu thì đây là hệ thống sông ít có
nguồn sinh thủy, qua quá trình phát triển thủy lợi, các kênh KH được đào nối thông với
sông CL-CB nên được bổ sung nguồ
n cung cấp nước khá phong phú từ sông Hậu.
Vùng nghiên cứu sông CL-CB nằm ở phía tây Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), được giới hạn bởi: (a) kênh Cái Sắn ở phía Bắc; (b) biển Tây ở phía Tây; (c)
Sông Hậu ở phía Đông và (d) kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, sông Ông Đốc ở phía Nam,
với tổng diện tích tự nhiên gần 891.462 ha (01-01-2009), bao gồm đất đai của 6
tỉnh/thành phố: Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và TP.Cần Thơ;
dân số khoảng 3.496.397 ng
ười. Trên nền đất thấp, khá bằng phẳng, tiếp giáp với biển ở
phía Tây Nam và nguồn nước ngọt sông Mekong ở phía Đông Bắc. Vùng nghiên cứu có
những thuận lợi căn bản về tài nguyên đất và nước, hơn nữa các yếu tố khí hậu tương đối
ổn định và thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là thủy sản.
Đặc điểm của vùng d
ự án là nằm giáp với biển Tây (khoảng 115 km bờ biển), vừa
ăn sâu vào đất liền nên trong vùng hình thành nhiều khu vực sinh thái khác nhau. Theo
phân vùng quy hoạch thủy lợi, vùng dự án chia thành 2 vùng và các tiểu vùng như sau:
(a) tiểu vùng TSH, và (b) Bán Đảo Cà Mau {U Minh Thượng (UMT), U Minh Hạ (UMH)
và Quản Lộ-Phụng Hiệp (QLPH)}.
1.2 Đặc điểm địa hình
Trong những năm 1980, Bộ Thủy Lợi đã khảo sát đo đạc địa hình cấy điểm tỷ lệ

1/25.000 cho vùng dự án theo hệ thống cao độ Mũi Nai Hà Tiên, dựa trên tài liệu này
bản đồ địa hình 1/100.000 ha cho toàn vùng dự án đã được biên soạn để phục vụ nghiên
cứu, trong đó có một phần diện tích chưa có tài liệu gốc 1/25.000 đã được lồng ghép từ
bản đồ địa hình tỷ l
ệ nhỏ hơn của toàn đồng bằng.
Nhìn chung, địa hình vùng nghiên cứu thấp và khá bằng phẳng, cao độ phổ biến
từ 0,2÷0,6 m hướng dốc chính từ Đông (0,8÷1,0 m) sang Tây (0,2÷0,6 m), hướng dốc
phụ từ Bắc (0,4÷0,6 m) xuống Nam (0,3÷0,4 m). Cá biệt, có nơi đất cao như khu vực
trung tâm hồ rừng U Minh Hạ có địa thế cao từ 1,5÷2,0 mét (khoảng 3000 ha). Khoảng
85.000 ha (12% diện tích đất tự nhiên) cao độ th
ấp từ 0,0÷0,2 m tập trung ở phần đất
thuộc các huyện: Long Mỹ, Giồng Riềng (Kiên Giang) và Vị Thủy.
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
2

























Hình 1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu
1.3 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi
Sông rạch ở vùng dự án nằm trọn trong vùng đồng bằng thấp, ảnh hưởng thủy
triều, lũ sông chính Mekong (mà trực tiếp là sông Hậu) và mưa nội vùng, vì vậy sông
rạch thuộc vùng dự án có những đặc điểm chung chủ yếu như sau:
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
3
- Độ dốc lòng dẫn và độ dốc mặt nước rất nhỏ. Độ dốc mặt nước trung bình i vào
khoảng 0,00001- 0,00005;
- Phần lớn các đoạn sông có chế độ dòng chảy hai chiều;
- Các ranh giới lưu vực riêng của sông không phân định rõ ràng;
- Mạng lưới sông rạch tự nhiên và kênh nhân tạo phát triển dày đặc tạo nên rất nhiều
điểm giao cắt nhau dẫn đến một chế độ
dòng chảy ảnh hưởng lẫn nhau rất phức tạp;
- Hình thành nhiều vùng giáp nước, có sự dịch chuyển không cố định theo mùa.
Hệ thống sông rạch chính nằm trong phạm vi vùng dự án hoặc ở bên ngoài nhưng có
tác động ảnh hưởng quan trọng đến tài nguyên nước của vùng dự án như sau:
1.3.1 Sông Hậu

Sông Hậu là 1 trong những chi lưu chính của sông Mekong, đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong việc nuôi dưỡng và cung cấp nước cho
ĐBSCL nói chung, VCLCB nói
riêng. Bề rộng mặt sông trung bình thay đổi từ 1500÷2000 m, độ sâu trung bình thay đổi
từ 15÷18 m.
Quan hệ giữa dòng chảy Sông Cái Lớn Cái Bé với sông Hậu là rất đáng chú ý
trong những xem xét về khả năng cấp nước và giải quyết tiêu thoát úng, ngập lũ ở vùng
dự án.
Năm lũ lớn, lũ từ sông Hậu tiêu vào vùng dự án theo hai hướng: trực tiếp xuống
từ sông Hậu qua các kênh trục (KH, Ô Môn, Xà No) vào khoảng 500m3, theo hướ
ng
vượt qua tuyến Cái Sắn khoảng 700-800 m3/s. Từ vùng dự án, riêng lưu lượng lũ tiêu
thoát ra cửa sông Cái Lớn Cái Bé đo được 820m3/s (10/2000). Mùa Kiệt sông hậu cũng
đưa nước xuống Cái Lớn Cái Bé và tạo điều kiện đẩy mặn, cấp ngọt cho một phần diện
tích của vùng dự án và lưu lượng mùa kiệt thoát ra cửa sông Cái Lớn Cái Bé 3/2000
khoảng 127 m3/s (tháng 3/2000).
Sông Hậu có nguồn nước khá phong phú và chất lượng tốt, không những đóng vai
trò quan trọng cho việc cấp nước tưới, mà còn có nhiệm vụ tiêu nước lũ, mưa cho
ĐBSCL nói chung, vùng hữu sông Hậu nói riêng. Lưu lượng tức thời lớn nhất (trạm Cần
Thơ) trong mùa lũ biến đổi từ 18000÷20000 m
3
/s.
Sông Hậu còn là tuyến đường thủy quan trọng, các loại tầu có trọng tải trên 1000
tấn lưu thông. Quan trọng nhất là cảng Cần Thơ là cảng lớn nhất ở ĐBSCL được công
nhận là cảng Quốc tế, các loại tầu có trọng tải từ 5000÷10000 tấn cập bến dễ dàng.
1.3.2 Nhóm sông rạch chính tiêu ra biển Đông
- Sông Cần Thơ-Xà No nằm ở phía Nam TP Cần Thơ, m
ột đầu thông với sông
Hậu, đầu kia nối với kênh Xà No và rạch Cầu Nhiễm, có vai trò rất quan trọng trong việc
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé


Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
4
dẫn nước từ sông Hậu và giao thông thủy đối với các vùng sâu và vùng xa trong và ngoài
vùng. Các loại tàu có trọng tấn từ 100÷250 tấn lưu thông dễ dàng.
- Sông Gành Hào, một đầu thông với biển Đông, đầu kia thông với các kênh Cà
Mau-Bạc Liêu, QLPH và Tắc Thủ, là trục tiêu và cũng là trục đường giao thông thủy cực
kỳ quan trọng cho vùng BĐCM. Khu vực cửa sông, mặt cắt lúc đỉnh triều với độ sâu lớn
nhất là 14,5 m; chiều rộng trung bình 200÷250 m. Khu v
ực gần thành phố Cà Mau, lúc
đỉnh triều chiều rộng trung bình 70÷90 m, độ sâu lớn nhất khoảng 4,5÷5,0 m. Hiện nay,
khu vực cửa Gành Hào hiện tượng sạt lở diễn ra rất nghiêm trọng.
- Các sông rạch khác: như hệ thống kênh KH, rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn,
Cái Cui, Cái Dầu, Nàng Mau…. Khu vực các cửa rạch này có bề rộng trung bình từ
50÷200 m, sâu từ 4÷10 m.
Hệ thống sông này có chế độ vận động dòng chảy khá ph
ức tạp theo cả hai hướng
như sông Cần Thơ-Xà No ở cửa sông (thượng lưu) thì chịu chi phối bởi thủy triều biển
Đông nhưng phía hạ lưu lại quan hệ chặt chẽ đến thủy triều biển Tây.
1.3.3 Nhóm sông rạch chính tiêu ra biển Tây
- Sông Cái Lớn một đầu thông với biển Tây, đầu kia thông với sông Cái Tư, kênh
Xà No và các kênh KH khác. Bề mặt rộng trung bình biến đổi từ 500÷
650 m, chiều sâu
biến đổi từ 12÷14 m, khu vực cửa sông rộng và ảnh hưởng trực tiếp thủy triều biển Tây.
- Sông Cái Bé một đầu thông với biển Tây (thông qua rạch Tà Niên đổ vào sông Cái
Lớn, phần còn lại đổ ra biển Tây), đầu kia thông với kênh Nước Mặn, kênh Thốt Nốt và
một số kênh khác. Sông Cái Bé quanh co khúc khuỷu nhiều lần nên hạn chế rất nhiều
đến việc tiêu thoát nước lũ và nước d
ư thừa trong mùa mưa. Sông Cái Lớn và Cái Bé
đồng thời cũng là trục giao thông thủy quan trọng trong và ngoài VCLCB.

- Sông Ông Đốc dài 60 km, tính từ ngã ba rạch Cái Tàu tới cửa Biển Tây, chiều
rộng thay đổi tương ứng từ 100÷300 m, sâu 4,0÷6,0 m. Sông Ông Đốc là trục tiêu chính
cho vùng U Minh.
- Rạch Tiêu Dừa - Cái Tàu nối với sông Ông Đốc sau đó đổ ra Biển tây. Rạch Tiêu
Dừa - Cái Tàu và sông Ông Đốc hợp thành một trục tiêu quan trọng cho vùng U Minh.
Ngoài ra, còn có các rạch thông với sông Cái Lớn như
: rạch Xẻo Chít, Cái Lớn,
Cái Tư, Nước Trong…. Khu vực cửa ra các rạch này có bề rộng trung bình từ 100÷200
m, sâu từ 4,0÷6,0 m. Nước ở các rạch này thường bị nhiễm mặn trong mùa khô.
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
5
1.4 Đặc điểm địa chất
1.4.1 Địa chất và địa chất công trình
Vùng CLCB có nguồn gốc được hình thành bởi quá trình trầm tích, tích tụ dần
dần các nguồn phù sa sông biển hỗn hợp. Lớp trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic
xuất hiện từ độ sâu khoảng 1000m và sâu dần về phía biển.
Các loại trầm tích được phân thành 5 tầng từ trên xuống dưới như sau: (a) Tầng
Holocene (ký hiệu Q
IV

), (b) Tầng Pleitocene trên, (c) Plettocene dưới (ký hiệu Q
I-III

), (d)
Tầng Pliocene (ký hiệu N

2
), và (e) Tầng Miocene (ký hiệu N


2
).
Chỉ tiêu cơ lý của đất nền ở vùng dự án biến đổi theo từng vùng trong một biên độ
khá lớn, các đặc trưng chính và chỉ tiêu địa chất công trình ở vùng dự án có thể tham
khảo số liệu tổng quát như sau:
- Dung trọng tự nhiên: 1,3-1,6 tấn/m
3
;
- Dung trọng khô: 0,8-1,4 tấn/m
3
;
- Góc ma sát trong : 0 – 10
o

- Lực dính: 0 – 0,8 kg/cm
2
;
- Thành phần hạt điển hình: cát 3,2%, thịt: 42,5%, sét: 54,3 %.
1.4.2 Địa chấn và động đất
Theo bản đồ phân vùng địa chấn của Viện Nghiên cứu Khoa học Việt Nam và do
Liên Đoàn địa Chất 8 tổng hợp, các đới phát sinh chấn động không nằm trong phạm vi
vùng dự án. Đới lân cận có khả năng phát sinh chấn động cấp Msmax=5,1-5,5 (theo
thang độ MSK-64) rồi lan truyền và ảnh hưởng đến tầng trầm tích Holocene của vùng dự

án là đới bờ biển Đông dọc Vũng Tàu đến Năm Căn (Cà Mau) và đới Tân Châu-Trà
Vinh theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.
Từ trước đến nay, chưa thu thập được các thông tin ghi nhận về động đất và hậu
quả của nó ở vùng dự án. Tuy nhiên, cần chú ý đến khuyến cáo của cơ quan địa chất về
khả năng biến dạng phát sinh đối với các công trình đặt móng vào các đứt gãy có nhiều

khả năng h
ồi sinh.
1.4.3 Vật liệu xây dựng
Hầu hết các loại vật tư vật liệu xây dựng chính như xi măng, thép, gạch gỗ, đá, cát,
cội sỏi… đều có nguồn gốc sản xuất từ bên ngoài vùng dự án. Vận chuyển vật liệu vào
vùng dự án bằng đường thủy rất thuận lợi và là phương thức chủ yếu, ngoài ra vận
chuyển bộ cũng có thể đưa v
ật liệu đến một số khu vực công trường xây dựng. Những
vật liệu phổ biến sử dụng với khối lượng lớn được khai thác tại chỗ gồm có: vật liệu đất
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
6
để đắp đê, đường, bờ … ngoài ra vùng dự án có nguồn cừ tràm rất phong phú khai thác ở
2 vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu xây dựng.
1.4.4 Đất đai thổ nhưỡng
Theo tài liệu và bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp xây dựng và tổng hợp biên soạn cho vùng cái Lớn cái bé, toàn vùng có IV
nhóm đất, bao gồm 22 đơn vị phân loại đất. Các nhóm đất chính bao gồm: Nhóm đất phù
sa, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn và nhóm đất than bùn.

Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
7
CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN NƯỚC
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, nền
nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm, số giờ nắng cao và mưa phân biệt thành hai mùa rõ
rệt. Hàng năm, toàn vùng ảnh hưởng chung bởi hai mùa gió chính là gió mùa Đông-Bắc,
thổi từ tháng XI, XII tháng III, IV năm sau, gió mùa Tây-Nam, thịnh hành từ tháng V,

VI đến tháng X-XI. Gió mùa Tây-Nam đóng vai trò quan trọng trong biến trình khí hậu
trong toàn vùng nhờ độ ẩm cao, gây mưa lớn và liên tục trong suốt mùa mưa. Thời gian
xuất hiện và cường độ ảnh h
ưởng của gió mùa quyết định tình hình khí hậu trong từng
năm.
Nếu như phía Bắc nước ta, sự thay đổi trong năm của nhiệt độ đã tạo nên 4 mùa
Xuân-Hạ-Thu-Đông một cách rõ ràng, thì ở Nam Bộ nói chung và vùng nghiên cứu nói
riêng, chế độ mưa lại quyết định sự phân mùa cho toàn vùng. Nhìn chung, mùa mưa
trùng với mùa gió Tây-Nam, từ tháng V đến tháng XI, kéo dài 6- 7 tháng, và mùa khô
trùng với mùa gió mùa Đông-Bắc, từ tháng XII đến tháng IV năm sau, cũng kéo dài tới
5 tháng.
2.1 Đặc điểm nhiệt độ không khí
ĐBSCL nói chung và vùng nghiên cứu, nhiệt độ hàng năm cao, thay đổi từ 26,5-
27,3
0
C. Tháng IV nóng nhất, nhiệt độ bình quân tháng biến đổi từ 27,6-28,4
0
C, nhiệt độ
bình quân cao nhất biến đổi từ 35
0
7÷38
0
C. Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ bình quân từ 24,9-
25,2
0
C, nhiệt độ bình quân thấp nhất biến đổi từ 17,
0
-19,
0
C. Chênh lệch nhiệt độ trung

bình các tháng trong năm khoảng 2,9-3,4
0
C.
Do tính biến động của khí hậu nên từng năm cụ thể có sự dịch chuyển tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất trong năm. Trung bình từ 80-90% số năm có
nhiệt độ trung bình cao nhất xảy vào tháng IV và khoảng 10-20% xảy vào tháng V. Nhiệt
độ trung bình thấp nhất xảy vào tháng I khoảng 85%, tháng XII khoảng 15% tổng số
năm quan trắc (bảng 1).
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng ở một số nơi,
0
C
Tháng
Vị trí
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
Cần Thơ 25,5 26,1 27,2 28,6 27,4 27,1 26,8 26,6 26,7 26,9 27.0 25,6 26,8
Rạch Giá 25,5 26,3 27,6 28,5 28,4 28,2 27,7 27,5 27,5 27,3 26,8 25,9 27,3
Sóc Trăng 25,2 26.0 27,2 28,4 27,9 27,2 27.0 27.0 26,9 26,8 26,5 25,5 26,8
Cà Mau 24,9 25,4 26,6 27,6 27,4 27,1 26,9 26,8 26,7 26,6 26,3 25,5 26,5
Trong ngày nhiệt độ cao nhất thường xảy vào lúc 1- 2 giờ chiều và thấp nhất
thường xảy vào lúc 3-4 giờ sáng. Biên độ ngày lớn nhất trong mùa khô (7-8
0
C), thấp
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
8
nhất trong mùa mưa (6-7
0
C), thấp nhất tuyệt đối là 16,2

0
C, duy trì với thời gian ngắn
trong ngày. Nhiệt độ trên 35
0
C duy trì trung bình 4-5 ngày trong tháng mùa khô. Số ngày
có nhiệt độ trung bình từ 26
0
-

28
0
C là 206 ngày/năm .
2.2 Đặc điểm độ ẩm không khí
Chế độ ẩm có liên quan mật thiết với chế độ mưa và xét cho cùng do gió mùa
quyết định ở ĐBSCL. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm thay đổi từ 81÷85%. Trong
năm, tháng IX và X độ ẩm trung bình đạt giá trị cao nhất (86÷89%). Tháng I và II độ ẩm
tương đối trung bình đạt giá trị thấp nhất 75÷80% (Bảng 2).
Bảng 2: Độ ẩm trung bình tháng ở một số nơi (%)
Tháng
Vị trí
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
Cần Thơ 81,2 77,9 77,1 77,8 82,5 84,8 84,1 85.0 85,7 84,9 84,0 82,2 82,3
Rạch Giá 78,0 75,6 77,4 78,7 84,0 85,3 86,1 86,1 85,7 85,4 83,1 81,2 82,2
Sóc Trăng 79,9 77,3 77,4 77,6 83,9 86,0 86,5 86,8 87,9 88,0 86,3 83,3 83,4
Cà Mau 83,2 81,1 86,0 81,1 86,9 88,3 88,2 88,2 88,9 89,3 87,4 85,0 85,7
2.3 Đặc điểm bốc hơi
Có nhiều phương pháp xác định lượng bốc hơi: Chậu A, ống Piche, công thức
Penman và Christiansen. Kết quả xác định lượng bốc hơi bằng ống Piche hiện đang được
xử dụng rộng rãi ở ĐBSCL, dưới đây là một số nhận xét về tình hình bốc hơi theo kết

quả của phương pháp này.
Lượng bốc hơi trung bình năm xảy ra trên toàn Đông Bằng từ 900÷1300 mm
(Piche) thấp hơn nhiề
u so với lượng mưa trung bình năm. Thông thường, những nơi có
lượng mưa năm lớn thì lượng bốc hơi năm nhỏ và ngược lại đó là trở ngại rất lớn đối với
những nơi còn lệ thuộc nhiều vào lượng nước mưa hàng năm (bảng 3).
Bảng 3: Lượng bốc hơi (Piche) bình quân tháng ở một số nơi, mm
Tháng
Vị trí
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
Cần Thơ 90 118 149 144 102 84 81 81 72 74 72 81 1148
Rạch Giá 108 120 140 129 99 105 93 99 99 74 75 90 1230
Sóc Trăng 118 134 158 144 96 84 90 87 72 59 66 90 1198
Cà Mau 118 103 146 126 104 74 65 67 57 53 78 99 1088
Trong năm, tháng IX-X mưa lớn, độ ẩm lớn, lượng bốc hơi đạt giá trị nhỏ nhất
trong năm. Tháng II-III mưa ít nhất, độ ẩm nhỏ, lượng bốc hơi đạt giá trị lớn nhất trong
năm. Đây là thời kỳ thiếu nước ngọt nghiêm trọng nhất đối với vùng ven biển nói chung,
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
9
khu vực từ cửa Soài Rạp đến mũi Cà Mau nói riêng.
Bảng 4: Lượng bốc hơi (Penman) bình quân tháng ở một số nơi, mm
Tháng
Vị trí
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
Cần Thơ 127 160 205 213 183 135 136 136 117 155 141 130 1838
Rạch Giá 155 165 192 192 177 168 167 167 162 155 147 146 1994

Sóc Trăng 167 180 217 213 171 135 152 146 117 124 129 146 1896
Cà Mau 155 162 186 180 155 144 149 149 144 146 144 140 1853
2.4 Đặc điểm gió
2.4.1 Ảnh hưởng của gió đến vùng ven biển và ĐBSCL
Trong năm có hai mùa gió, gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng X-XI ở
phía Đông Bắc và muộn hơn một chút ở phía Tây Nam, kết thúc vào tháng V ở khu vực
ven biển Đông và sớm hơn một chút ở phía biển Tây. Thành phần chính là gió hướng
Đông chiếm 50÷70% số lần xuất hiện trong tháng.
Người dân địa phương thường gọi gió mùa Đông bắc là Gió Chướng. Gió
Chướng th
ường hoạt động mạnh vào thời kỳ đầu mùa khô, gặp thời kỳ triều cường
thường gây ra sóng lớn làm cho nước mặn tràn vào đồng ruộng, lúc này mưa rất ít nên
rất khó khăn cho việc cải tạo đồng ruộng. Vận tốc gió trung bình biến đổi từ 1,0÷4,0 m/s,
vận tốc gió lớn nhất biến đổi từ 12,0÷20,0 m/s.
Gió mùa Tây Nam thường bắt đầu từ tháng V ở phía biển Tây, muộn hơn một
chút
ở phía biển Đông, thường kết thúc vào đầu tháng X ở phía biển Tây và sớm hơn
một chút ở phía biển Đông. Thành phần chính là gió hướng Tây, chiếm từ 40÷50% số
lần xuấât hiện trong tháng. Vận tốc gió trung bình 1,2÷2,5 m/s, vận tốc gió lớn nhất biến
đổi từ 12÷29 m/s.
Khu vực ven biển (Sóc Trăng-Bạc Liêu) gió thường đổi hướng 2 lần trong ngày.
Ban ngày gió có hướng từ ngoài biển vào đất liền, ban đêm gió có hướng từ đất liề
n ra
biển hình thành khu vực “Vi khí hậu’’. Khu vực này có nét khá đặc biệt: i) Chênh lệch
nhiệt độ ngày đêm ở khu vực này rất nhỏ (6÷8
0
C trong mùa mưa) và 5÷6
0
C, sự chênh
lệch này thường thấp hơn so với các khu vực xa biển khoảng 1

0
C; ii) Lượng mưa năm
vượt trội so với khu vực lân cận.
2.4.2 Ảnh hưởng của gió đến dòng chảy biển
Sự di chuyển của gió mùa Đông Bắc tạo nên dòng chảy biển về phía biển Đông
của bán đảo Malaysia. Vận tốc dòng chảy biển tăng dần và đạt giá trị lớn nhất (1,0÷1,5
knots) ở phía trước các cửa của hệ thống sông Cửu Long. Trong khi đó vận tốc dòng
Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn-Cái Bé

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài
10
chảy biển lớn nhất ở phiá biển Tây (Rạch Giá) chỉ có từ 0,4÷0,8 knots.
Sự di chuyển gió mùa Tây Nam tạo ra dòng chảy biển có hướng ngược lại với
hướng do gió mùa Đông Bắc gây ra. Vận tốc dòng chảy biển tăng dần và đạt giá trị lớn
nhất (0,9÷1,5 knots) ở khu vực cửa sông Cửu Long. Trong khi đó, vận tốc dòng chảy
biển lớn nhất ở phiá biển Tây (Rạch Giá) chỉ có từ 0,3÷0,8 knots (1knot # 0,5 m/s).
Nh
ư vậy, sự thay đổi luân phiên của 2 hướng gió chính tương ứng ngược chiều
nhau ở phía biển Đông là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến:
- Sự khác nhau giữa thuỷ triều biển Đông và thuỷ triều biển Tây, giữa các tháng,
các mùa, các năm với nhau; và
- Gió là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau giữa triều dự báo và triều thực
đo ở khu vực cửa sông. Hoạt động cuả gió mùa Đông Bắc làm gia tăng mực nước ở
khu
vực cửa sông thông với biển Đông (cửa Soài Rạp đến mũi Cà Mau) từ 20÷40 cm, nước
mặn có điều kiện xâm nhập sâu vào các kênh rạch nội đồng trong mùa khô.
Các đặc trưng thống kê độ cao nước dâng do gió từng giờ được tính toán từ chuỗi
mực nước (1985÷1990), kết quả cho thấy: Độ cao nước dâng trung bình tại các vị trí ven
biển có xu thế chung tăng dần từ tháng I đến tháng III hoặc tháng IV, tháng V giảm.
Bảng 5:

Đặc trưng vận tốc gió lớn nhất ứng với các hướng chính, m/s
Vị trí/đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Sóc Trăng Đông Đông Đông Đông Đông Tây Tây Tây Tây Đông Đông Đông
Vo (m/s) 9,0 10,0 11,0 9,0 9,0 9,0 11,0 9,0 10,0 8,0 8,0 8,0
Hệ số Cv 0,355 0,262 0,242 0,314 0,383 0,435 0,35 0,407 0,361 0,402 0,308 0,241
Hệ số Cs 0,557 0,000 0,00 0,0 0,0 0,409 0,348 0,344 0,0 0,897 0,0 0,0
Hp = 1% 17,0 17,0 18,0 16,0 18,0 20,0 21,0 19,0 18,0 17,0 15,0 12,0
Hp = 2% 16,0 16,0 17,0 15,0 17,0 19,0 19,0 18,0 17,0 15,0 14,0 12,0
Hp = 3% 15,0 15,0 16,0 15,0 16,0 18,0 18,0 17,0 17,0 15,0 13,0 11,0
Hp = 5% 14,0 15,0 16,0 14,0 15,0 16,0 17,0 16,0 16,0 13,0 13,0 11,0
Hp = 10% 13,0 14,0 15,0 13,0 14,0 15,0 16,0 14,0 15,0 12,0 12,0 10,0
Bạc Liêu Đông Đông Đông Đông Đông Tây Tây Tây Tây Đông Đông Đông
Vo (m/s) 13,0 13,0 13,0 12,0 13,0 18,0 15,0 15,0 14,0 12,0 13,0 13,0
Hệ số Cv 0,116 0,201 0,078 0,126 0,293 0,195 0,144 0,12 0,093 0,154 0,142 0,112
Hệ số Cs 0,00 0,764 0,00 0,00 1,185 0,697 0,045 0,00 0,068 0,00 0,00 0,824
Hp = 1% 17,0 21,0 16,0 16,0 24,0 28,0 20,0 20,0 17,0 16,0 17,0 18,0
Hp = 2% 16,0 19,0 15,0 15,0 22,0 26,0 19,0 19,0 16,0 16,0 16,0 17,0
Hp = 3% 16,0 19,0 15,0 15,0 21,0 25,0 19,0 19,0 16,0 15,0 16,0 17,0
Hp = 5% 15,0 18,0 15,0 14,0 19,0 24,0 18,0 18,0 16,0 15,0 15,0 16,0
Hp = 10% 15,0 16,0 15,0 14,0 17,0 22,0 17,0 18,0 15,0 14,0 15,0 15,0

×