Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình và phương pháp lập định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 178 trang )


B NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN
VIN KHOA HC THU LI VIT NAM
VIN KINH T V QUN Lí THU LI


TI C LP CP B, GIAI ON 2008-2009


Báo cáo tổng kết
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Đề TàI
Nghiên cứu xây dựng quy trình và phơng pháp lập
định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác
công trình thủy lợi


C QUAN THC HIN: VIN KINH T V QUN Lí THY LI
CH NHIM TI: THS. TRNG C TON




7887

H N

I
,
THNG 1 NM 2010



B NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN
VIN KHOA HC THU LI VIT NAM
VIN KINH T V QUN Lí THU LI



TI C LP CP B, GIAI ON 2008-2009




BO CO TNG KT
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ


Đề TàI
Nghiên cứu xây dựng quy trình và phơng pháp lập định mức
kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi





VIN KINH T V QUN Lí THY LI










Ch nhim ti: ThS. Trng c Ton
Cỏn b thc hin: PGS.TS. on Th Li
ThS. ng Ngc Hnh
KS. Lnh Cng
KS. Phm Th Hng
KS. Ngụ Th Dung
KS. Giang Nh Chm
KS. Lờ Vn Thy
KS. V Th Ti
V cỏc thnh viờn khỏc


H NI, THNG 1 NM 2010

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: i
TÓM TẮT
Định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi ở các đơn vị đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các hệ
thống công trình thủy lợi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn trên 50%
số đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên toàn quốc chưa xây dựng và áp
dụng định mức. Ngoài ra, hầu hết các tổ chức hợp tác dùng nước trên toàn quốc cũ
ng

chưa xây dựng và áp dụng định mức. Vì vậy, công tác quản lý sản xuất cũng như
quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi ở những đơn vị
này gặp nhiều khó khăn, hiệu quả quản lý còn thấp.
Một lý do quan trọng mà nhiều đơn vị chưa xây dựng và áp dụng định mức là
do chưa có một nghiên cứu cụ thể để đề xuất hướ
ng dẫn về quy trình và phương pháp
xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành. Trong khi đó, việc xây dựng định
mức phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: hiện trạng, đặc thù và
qui trình vận hành của từng công trình, điều kiện khí tượng, thuỷ văn, địa hình, địa
chất của khu vực, cơ cấu cây trồng, tình hình sản xuất của địa phương,…
Xuất phát t
ừ yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi
và thực hiện chính sách của Nhà nước về đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch trong
công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi theo Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg
ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày
21/01/2009 của Bộ Tài chính, việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý
khai thác công trình thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng.
Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu đề xuấ
t quy trình và phương pháp xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi
là rất cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đưa ra được quy trình và phương pháp xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi,
làm căn cứ xác định các khoản chi phí hợp lệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn
quyền lợi với trách nhiệm, thực hiện xã h
ội hoá công tác quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 4 phần chính:
Phần I: Nghiên cứu tổng quan về công tác xây dựng và áp dụng định mức kinh
tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

Phần II: Nghiên cứu đề xuất quy trình và phương pháp xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, gồm 7 loại đị
nh mức chủ
yếu: Định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm; Định mức sử
dụng nước; Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới; Định mức tiêu thụ điện năng

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: ii
cho bơm tiêu; Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Định mức tiêu hao
vật tư, nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị; và
Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Tổng hợp biên soạn dự thảo Sổ tay hướng
dẫn quy trình và phương pháp xây dựng định mức.
Phần III: Thí điểm áp dụng bản dự thảo Sổ tay để xây dựng các chỉ tiêu định
mức t
ại một số điểm nghiên cứu nhằm rút ra những tồn tại để hoàn thiện Sổ tay.
Phần IV: Tập huấn hướng dẫn quy trình và phương pháp xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật cho cán bộ chủ chốt ở các địa phương trên phạm vi toàn quốc.
Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng tiếp cận bắt đầu từ quy trình
quy phạm, tiêu chuẩn trong quản lý vận hành và bảo v
ệ công trình thuỷ lợi. Vận
dụng khoa học xây dựng định mức để xây dựng chu trình sản xuất, xác định nội dung
và thành phần công việc, các loại vật tư nguyên nhiên liệu, máy móc cần thiết để
thực hiện một loại công việc trong từng giai đoạn và cả chu trình sản xuất. Các
phương pháp chính được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê kinh nghiệm;
khảo sát đo đếm tại hiện tr
ường; phân tích tính toán sử dụng mô hình toán; phân tích
tương quan và phân tích nội suy so sánh.

Một số kết quả chính đề tài đã đạt được như sau:
• Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác định mức kinh tế
kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, tổng kết đánh giá việc xây
dựng và áp dụng định mức đã được thực hiện ở các địa ph
ương.
• Đề xuất được quy trình và phương pháp xây dựng 7 loại định mức kinh tế kỹ
thuật trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
• Biên soạn được Sổ tay hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Sổ tay bao gồm các ví dụ cụ
thể nhằm hướng dẫn xây dựng định mức và áp dụng trong thực tế quản lý s
ản
xuất ở các đơn vị.
• Soạn thảo được hướng dẫn quy trình và phương pháp xây dựng định mức kinh
tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Hướng dẫn
đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành áp dụng tại Quyết
định 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009.
• Tập huấn hướng dẫn cho hơn 170 lượt cán bộ đại diện Sở Nông nghiệp và
PTNT, Chi cục Th
ủy lợi và các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
trên phạm vi toàn quốc về quy trình và phương pháp xây dựng định mức kinh
tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Tóm lại, đề tài đã hoàn thành mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra. Các kết
quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: iii


MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT…………………………………………………………………………………….i
MỤC LỤC………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………… vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ………………………………………… viii

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
III. CÁCH TIẾP CẬN 3
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5
Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ
THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI 6
1.1. Vai trò và sự cần thiết của công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý
khai thác công trình thủy lợi 6
1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong xây dự
ng định mức kinh tế kỹ thuật 9
1.3. Các phương pháp chủ yếu trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật 10
1.4. Một số đặc điểm về công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi cần xem
xét trong xây dựng định mức 12
1.5. Tổng quan về công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và
bảo vệ công trình thuỷ lợi 13
Phần II: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY D
ỰNG
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THUỶ LỢI, TỔNG HỢP BIÊN SOẠN SỔ TAY HƯỚNG DẪN 22

CHƯƠNG 1: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG TRÊN ĐƠN VỊ
SẢN PHẨM
22
1.1. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 22
1.1.1. Khái niệm 22
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động 22
1.1.3. Quy trình và phương pháp xây dựng định mức lao động 23
1.1.4. Áp dụng và điều chỉnh định mức lao động 39
1.2. ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM 40
1.2.1. Khái niệm 40
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng đơn giá tiền lương 40
1.2.3. Quy trình và phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương 40
1.2.4. Áp dụng và điều chỉnh đơn giá tiền lươ
ng trên đơn vị sản phẩm 45
CHƯƠNG 2: ĐỊNH MỨC SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
46
2.1. Khái niệm 46

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: iv
2.2. Nguyên tắc xây dựng định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định 47
2.3. Quy trình và phương pháp xây dựng định mức SCTX TSCĐ 47
2.3.1. Tổng hợp, phân loại công trình: 49
2.3.2. Xây dựng định mức chi tiết cho từng nhóm tài sản: 52
2.3.3. Tổng hợp chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ 61
2.3.4. Tính định mức SCTX trên đơn vị so sánh 64
2.4. Áp dụng và điều chỉnh định mức SCTX TSCĐ 65

CHƯƠNG 3: ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NƯỚ
C MẶT RUỘNG 67
3.1. Khái niệm 67
3.2. Nguyên tắc xây dựng định mức sử dụng nước 67
3.3. Quy trình và phương pháp xây dựng định mức sử dụng nước 68
3.3.1. Thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu phục vụ tính toán 70
3.3.2. Tính toán lượng mưa vụ ứng với các tần suất cơ bản 71
3.3.3. Tính toán lượng bốc hơi mặt ruộng 73
3.3.4. Tính toán định mức sử dụng nước cho các đối tượng dùng nước 77
3.4. Áp dụng và đ
iều chỉnh định mức sử dụng nước 87
CHƯƠNG 4: ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG CHO BƠM TƯỚI
88
4.1. Khái niệm 88
4.2. Nguyên tắc xây dựng định mức điện bơm tưới 88
4.3. Quy trình và phương pháp xây dựng định mức điện bơm tưới 88
4.3.1. Tổng hợp, phân loại trạm bơm tưới 90
4.3.2. Khảo sát, đo đạc, tính toán năng lực thực tế của trạm bơm 91
4.3.3. Xác định hệ số lợi dụng kênh mương 94
4.3.5. Tính toán định mức điện bơm tưới chi tiết 96
4.3.6. Tính toán đị
nh mức điện bơm tưới tổng hợp 97
4.4. Áp dụng và điều chỉnh định mức điện bơm tưới 99
CHƯƠNG 5: ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG CHO BƠM TIÊU
104
5.1. Khái niệm 104
5.2. Nguyên tắc xây dựng định mức điện bơm tiêu 104
5.3. Quy trình và phương pháp xây dựng định mức điện bơm tiêu 104
5.3.1. Tổng hợp, phân loại trạm bơm tiêu 106
5.3.2. Tính toán định mức điện tiêu chi tiết 107

5.3.3. Tính toán định mức điện tiêu tổng hợp 121
5.3.4. Xây dựng hệ số điều chỉnh định mức điện bơm tiêu theo lượng mưa 123
5.4. Áp dụng và điề
u chỉnh định mức điện bơm tiêu 124
5.4.1. Công bố định mức bơm tiêu 124
5.4.2. Hướng dẫn áp dụng và điều chỉnh định mức 125

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: v
CHƯƠNG 6: ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT TƯ, NGUYÊN NHIÊN LIỆU CHO VẬN
HÀNH BẢO DƯỠNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
126
6.1. Khái niệm 126
6.2. Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu hao vật tư 126
6.3. Quy trình và phương pháp xây dựng định mức tiêu hao vật tư 126
6.3.1. Tổng hợp và phân nhóm máy móc thiết bị 129
6.3.2. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư chi tiết 131
6.3.3. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư tổng hợp 137
6.3.4. Tính định mức tiêu hao vật tư tổng hợp cho toàn doanh nghiệp 138
6.3.5. Tính toán định mức tiêu hao vật tư tổng hợp trên đơn vị sản phẩ
m 138
6.3.6. Tính toán định mức chi phí vật tư toàn doanh nghiệp 139
6.4. Áp dụng và điều chỉnh định mức 139
CHƯƠNG 7: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
142
7.1. Khái niệm 142
7.2. Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp 142

7.3. Quy trình và phương pháp xây dựng định mức chí phí QLDN 142
7.3.1. Xác định các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 144
7.3.2. Xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp theo phương pháp thống kê 145
7.3.3. Xây dựng định mức chi phí QLDN theo phương pháp phân tích yêu cầu công việc . 147
7.4. Áp dụng và điều chỉnh định mức chi phí QLDN 152
Phần III:
153 THÍ ĐIỂM ÁP DỤNG DỰ THẢO SỔ TAY ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU
ĐỊNH MỨC KTKT TRONG QLKT CTTL TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU,
CHỈNH LÝ VÀ HOÀN THIỆN BẢN DỰ THẢO 153
3.1. Mục tiêu của thí điểm xây dựng định mức 153
3.2. Phương pháp thực hiện thí điểm xây dựng định mức 153
3.3. Nội dung thực hiện thí điểm xây dựng định mức 154
3.4. Một số ý kiến đóng góp nh
ằm hoàn thiện dự thảo hướng dẫn 155
Phần IV:
159 TỔ CHỨC TẬP HUẤN PHỔ BIẾN NỘI DUNG SỔ TAY HƯỚNG DẪN
QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC
KTKT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CTTL 159
4.1. Mục tiêu công tác tập huấn 159
4.2. Tổ chức thực hiện tập huấn 159
4.3. Nội dung tập huấn 160
4.4. Kết quả tập huấn 160
VI. MỘT SỐ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 161
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO 164


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




Trang: vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐMLĐ Định mức lao động
CTTL Công trình thủy lợi
KTKT Kinh tế kỹ thuật
QLKT Quản lý khai thác
QLDN Quản lý doanh nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
SCTX Sửa chữa thường xuyên
TSCĐ Tài sản cố định



BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng I-1: Các đơn vị đã xây dựng định mức KTKT giai đoạn 1990-1999 15
Bảng I-2: Số đơn vị đã xây dựng định mức từ năm 2000 đến nay 16
Bảng I-3: Số doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng định mức KTKT 18
Bảng I-4: Tổng hợp các chỉ tiêu định mức đã được xây dựng trong cả nước theo vùng miền 19


Bảng II.1-1: Bảng tổng hợp định mức lao động chi ti
ết theo từng loại công việc 34
Bảng II.1-2: Bảng tổng hợp hao phí lao động công nghệ (T
cn
) theo từng công trình, hệ thống
công trình và đơn vị 36
Bảng II.2-1: Ví dụ bảng phân loại nhóm máy móc thiết bị 51
Bảng II.2-2: Ví dụ bảng tổng hợp các nội dung sửa chữa nhà xưởng 52
Bảng II.3-1: Ví dụ hệ số cây trồng (K
c
) của lúa ở một số vùng 74
Bảng II.3-2: Ví dụ hệ số K
c
của một số loại cây trồng khác 75
Bảng II.3-3: Bảng diễn giải tính toán nhu cầu nước làm đất (tưới ải) 79
Bảng II.3-4: Ví dụ kết quả tính lượng nước tưới ải tần suất mưa vụ P75% 80
Bảng II.3-5: Bảng diễn giải tính toán nhu cầu nước cho tưới dưỡng 81
Bảng II.3-6: Bảng diễn giải tính toán nhu cầu nước vụ Đông xuân 87
Bảng II.3-7: Bảng diễn giải tính toán nhu cầu nướ
c vụ Hè thu 87
Bảng II.4-1: Phương pháp bố trí thủy trực trên mặt cắt đo nước 92
Bảng II.4-2: Ví dụ bảng tổng hợp các thông số thực tế của các loại máy bơm 93
Bảng II.4-3: Ví dụ hệ số lợi dụng kênh mương theo diện tích tưới và loại kênh 95
Bảng II.4-4: Ví dụ hệ số lợi dụng kênh mương theo chiều dài và lưu lượng trong kênh 95
Bảng II.4-5: Bảng tính định mức điện bơ
m tưới chi tiết từng loại máy bơm 96
Bảng II.4-6: Ví dụ định mức sử dụng nước mặt ruộng cho tưới lúa vụ Chiêm xuân ứng với
một số tần suất cho khu tưới Xí nghiệp A 97
Bảng II.4-7: Ví dụ bảng tính định mức điện bơm tưới chi tiết vụ Chiêm xuân tần suất 75% cho

từng loại máy bơm của Xí nghiệp A 97
Bảng II.4-8: Bảng tổng hợp định mứ
c điện bơm tưới toàn công ty 98
Bảng II.4-9: Ví dụ bảng tổng hợp định mức điện tưới tổng hợp vụ Chiêm xuân tần suất mưa
75% của Công ty X 98
Bảng II.4-10: Ví dụ kết quả tính toán định mức tiêu thụ điện năng ứng với lượng mưa vụ tần
suất điển hình Trạm bơm số 3 Xí nghiệp A 100
Bảng II.4-11: Ví dụ kết quả
quan hệ giữa định mức điện và lượng mưa vụ Trạm bơm 3 của Xí
nghiệp A 101
Bảng II.4-12: Ví dụ bảng hệ số điều chỉnh định mức điện bơm tưới Xí nghiệp A 102

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: viii
Bảng II.4-13: Ví dụ hệ số điều chỉnh định mức điện tưới cho lúa Chiêm xuân theo lượng mưa
vụ Xí nghiệp A 103
Bảng II.4-14: Ví dụ bảng hệ số điều chỉnh định mức ứng với lượng mưa 103
Bảng II.5-1: Ví dụ bảng tổng hợp các thông số thực tế của các loại máy bơm Xí nghiệp A 107
Bảng II.5-2: Bảng tính cân bằng nước mặt ruộng 108
Bảng II.5-3: Bảng tính toán khối lượng nước tiêu theo hệ số tiêu 112
Bảng II.5-4: Ví dụ bảng tính khối lượng nước tiêu cho lúa khu tưới A 115
Bảng II.5-5: Ví dụ bảng kết quả tính lượng nước cần tiêu vụ Mùa theo tần suất cho các đối
tượng sử dụng đất các lưu vực tiêu Xí nghiệp A 118
Bảng II.5-6: Bảng tổng hợp định mức điện bơm tiêu theo lượng mưa cho từng loại máy bơm119
Bả
ng II.5-7: Tổng hợp định mức điện bơm tiêu chi tiết cho từng loại máy bơm 120
Bảng II.5-8: Tổng hợp định mức điện tiêu cho toàn công ty 122

Bảng II.5-9: Ví dụ bảng hệ số điều chỉnh điện bơm tiêu ứng với lượng mưa vụ 123
Bảng II.5-10: Ví dụ bảng hệ số điều chỉnh định mức điện bơm tiêu cho lúa theo lượng mư
a áp
dụng ở tỉnh Hải Dương 123
Bảng II.6-1: Ví dụ bảng tổng hợp và phân loại chất lượng máy bơm và động cơ 130
Bảng II.6-2: Ví dụ bảng tổng hợp và phân loại chất lượng thiết bị đóng mở 130
Bảng II.6-3: Ví dụ bảng kết quả khảo nghiệm tiêu hao vật tư cho vận hành bảo dưỡng máy
bơm và động cơ 133
Bảng II.6-4: Ví dụ bảng kết qu
ả khảo nghiệm tiêu hao vật tư cho bảo dưỡng thiết bị đóng mở135
Bảng II.7-1: Xác định các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 144
Bảng II.7-2: Bảng tổng hợp kết quả tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp 147


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình II.1-1: Quy trình xây dựng định mức lao động 24
Hình II.1-2: Quy trình quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi 26
Hình II.2-1: Quy trình xây dựng định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ 48
Hình II.3-1: Quy trình xây dựng định mức sử dụng nước 68
Hình II.4-1: Quy trình xây dựng định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới 89
Hình II.4-2: Ví dụ biểu đồ quan hệ giữa định mức điện năng tiêu thụ và lượng mưa vụ Trạm
bơm số 3 của Xí nghiệp A 101
Hình II.5-1: Quy trình xây dựng định mức điện bơm tiêu 105
Hình II.6-1: Quy trình xây dựng định mức tiêu hao vật tư 127
Hình II.7-1: Quy trình xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp 143


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




Trang: 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay Nhà nước và nhân dân ta đã xây dựng được nhiều hệ thống
công trình thuỷ lợi (CTTL). Các hệ thống CTTL là hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai
trò quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế xã hội. Trong
những năm qua công tác quản lý khai thác và bảo vệ các hệ thống CTTL luôn được
Đảng và Chính phủ quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần nâng
cao hiệu quả của các hệ thống CTTL. Một trong những nguyên nhân đạt được kết
quả trên là hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) đã được xây dựng và áp
dụng ở nhiều địa phương qua các thời kỳ.
Hệ thống định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ CTTL
là cơ sở để: sắp xếp bố trí lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động; lậ
p
kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính hàng năm, xác định các khoản mục chi phí
hợp lý, hợp lệ thực hiện hạch toán kinh tế có hiệu quả; thực hiện cơ chế khoán, đấu
thầu, đặt hàng cho doanh nghiệp; và giúp các cơ quan quản lý Nhà nước duyệt kế
hoạch sản xuất, thanh quyết toán chi phí.
Từ năm 1977, Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
đã có văn bản số
17TT/LĐTL hướng dẫn thực hiện Quyết định 133-CP của Chính
phủ về công tác định mức lao động trong ngành. Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, thực hiện chỉ thị số 14-HĐBT năm 1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc
đẩy mạnh công tác quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, Bộ Thuỷ lợi đã có công văn
số 1026 CV/NCKT ngày 13/10/1992, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tiến hành
xây d
ựng các chỉ tiêu định mức KTKT, nghiên cứu phương thức và cách trả lương
khoán trong các đơn vị quản lý thủy nông.
Công tác này tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan

tâm chỉ đạo thông qua Văn bản số 790 BNN/QLN, ngày 26/3/2001 và Văn bản số
2842/BNN-TL ngày 02/11/2005 yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo các công ty
khai thác CTTL xây dựng định mức KTKT trong khuôn khổ thực hiện chương trình
hành động đổi mới, nâng cao hiệu quả khai thác CTTL của Bộ.
Thự
c hiện chủ trương trên, trong thời gian qua công tác xây dựng và áp dụng
định mức đã và đang tiếp tục được đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc. Tính đến cuối
năm 2008, đã có 50/101 (chiếm 49,5%) doanh nghiệp khai thác CTTL trong cả
nước đã xây dựng và áp dụng định mức KTKT được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Việc áp dụng định mức đã mang lại hiệu quả tích cực trong quản lý khai thác
ở nhiều đơn vị
như Công ty Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương, Công ty Khai
thác công trình thủy lợi Đông Anh (Hà Nội), Công ty thuỷ nông sông Chu (Thanh

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 2
Hoá),…. Sau khi triển khai áp dụng định mức thông qua cơ chế khoán, các đơn vị
này đã thực hiện tiết kiệm nước mở rộng diện tích phục vụ, tiết kiệm các khoản chi
phí đặc biệt là chi phí điện năng, nâng cao được đời sống cho người lao động đồng
thời đáp ứng kịp thời các yêu cầu phục vụ sản xuất.
Mặc dù đã đạt được nhiều k
ết quả tích cực, hiện nay vẫn còn trên 50% số
doanh nghiệp khai thác CTTL trên toàn quốc chưa xây dựng định mức. Vì vậy,
công tác quản lý khai thác CTTL ở những đơn vị này còn gặp nhiều khó khăn, chưa
chủ động trong việc lập kế hoạch, thanh quyết toán các hạng mục chi phí, chưa có
cơ sở để quyết toán kinh phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ công ích tưới, tiêu.
Công trình thuỷ lợi chưa được sửa chữa, b

ảo dưỡng đầy đủ, kịp thời, đời sống của
cán bộ, công nhân quản lý vận hành công trình thấp, chưa có cơ chế khuyến khích
người lao động nâng cao hiệu quả. Đây là những nguyên nhân khiến cho hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp khai thác CTTL còn thấp.
Ngoài ra, hiện hầu hết các tổ chức hợp tác dùng nước trên toàn quốc cũng
chưa xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL. Hoạt
động qu
ản lý, khai thác và bảo vệ CTTL của các tổ chức này do vậy cũng gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là về tài chính.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là các đơn vị còn lúng
túng và gặp khó khăn do chưa có một hướng dẫn cụ thể về xây dựng định mức
KTKT trong công tác quản lý khai thác CTTL. Nhiều đơn vị xây dựng định mức
chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê thực tế, thiếu c
ơ sở khoa học và thường dựa
vào mức của các đơn vị khác. Trong khi đó, định mức KTKT cho từng đơn vị là
khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiện trạng, đặc thù và qui trình vận
hành của từng hệ thống công trình; điều kiện khí tượng, thuỷ văn, điều kiện địa
hình, địa chất của từng khu vực; thực trạng canh tác, sản xuất nông nghiệ
p và cấp
nước của từng địa phương, trình độ quản lý khai thác của từng đơn vị,
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch
trong công tác quản lý khai thác CTTL theo Quyết định 256/2006/QĐ-TTg ngày
09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày
21/01/2009 của Bộ Tài chính, việc lập và áp dụng định mức trong công tác quản lý
khai thác CTTL ngày càng trở nên cần thiết, đặc biệt là trong bối c
ảnh thực hiện
chính sách miễn thuỷ lợi theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của
Chính phủ nhằm đổi mới công tác quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác
CTTL.


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 3
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề xuất quy trình và phương pháp xây
dựng định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác CTTL là rất cần thiết và cấp
bách. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để các đơn vị có thể chủ động tổ chức xây
dựng, rà soát điều chỉnh định mức cho đơn vị mình, đồng thời giúp các cơ quan
quản lý có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định kết quả tính toán và quy
ết định ban
hành áp dụng các chỉ tiêu định mức KTKT trong hoạt động quản lý khai thác và
bảo vệ CTTL.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài bám sát mục tiêu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt là:
Đưa ra được quy trình và phương pháp xây dựng định mức KTKT trong
công tác quản lý khai thác CTTL, làm căn cứ xác định các khoản chi phí hợp lệ,
nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn quyền lợi với trách nhiệm, thực hiện xã hội hoá
công tác quản lý khai thác CTTL.

III. CÁCH TIẾP CẬN
Đối tượng nghiên cứu là quy trình và phương pháp xây dựng định mức
KTKT trong quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, vì vậy cách tiếp cận nghiên cứu
phải bắt đầu từ quy trình quy phạm, tiêu chuẩn trong công tác quản lý vận hành và
bảo vệ CTTL. Vận dụng khoa học xây dựng định mức để xây dựng chu trình sản
xuất, xác định nội dung và thành phần công việc, các loại vật tư nguyên nhiên liệu,
máy móc cần thiết để thự
c hiện một loại công việc trong từng giai đoạn và cả chu

trình sản xuất. Vận dụng các phương pháp tính toán định mức (thống kê kinh
nghiệm; phân tích tính toán, khảo sát, đo đạc, chụp ảnh bấm giờ; so sánh nội suy)
để xác định mức hao phí của các yếu tố. Nguyên tắc tính đúng, tính đủ cũng là cách
tiếp cận trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các cách tiếp cận
lịch sử, mô phỏng, kịch bản
để thực hiện.

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình và
phương pháp xây dựng định mức KTKT trong quản lý khai thác và bảo vệ CTTL
cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Các chỉ tiêu
định mức được xây dựng ở các đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý khai thác của

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 4
đơn vị cũng như phục vụ công tác quản lý của nhà nước đối với các đối tượng hoạt
động công ích này.
- Phạm vi và địa điểm nghiên cứu: Các vùng miền trong cả nước, với tổ
chức, đơn vị có liên quan như Cục Thủy lợi, các Chi Cục Thuỷ lợi, Công ty khai
thác CTTL và các tổ chức quản lý khai thác CTTL.
b) Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu theo nhiệm vụ đã đề ra, nộ
i dung nghiên cứu của đề tài
gồm các nội dung chính như sau:
- Nghiên cứu tổng quan về công tác xây dựng định mức KTKT trong quản lý
khai thác và bảo vệ CTTL.

- Nghiên cứu đề xuất quy trình và phương pháp xây dựng định mức KTKT
trong quản lý khai thác CTTL (gồm 7 loại định mức chủ yếu: Định mức lao động
và đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm; Định mức sử dụng nước tưới tại
mặt ruộng; Định mức tiêu thụ điện năng cho tưới; Định mức tiêu thụ điện năng cho
tiêu thoát nước; Định mức sửa chữa thường xuyên (SCTX) tài sản cố định (TSCĐ);
Định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị;
Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp). Tổng hợp biên soạn dự thảo Sổ tay hướng
dẫn quy trình và phương pháp xây dựng
định mức KTKT trong quản lý khai thác và
bảo vệ CTTL. Phần này tập trung tổng kết, tóm tắt nội dung nghiên cứu và kinh
nghiệm thực tiễn để biên soạn dự thảo Sổ tay hướng dẫn.
- Thí điểm áp dụng dự thảo Sổ tay để xây dựng các chỉ tiêu định mức KTKT
tại một số điểm nghiên cứu nhằm rút ra những tồn tại để bổ sung và hoàn thiện bản
dự th
ảo.
- Tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình và phương pháp xây dựng hệ thống
định mức KTKT cho cán bộ chủ chốt ở các địa phương trên toàn quốc làm nòng cốt
khi triển khai thực hiện.
c) Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài phối hợp các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật tính toán sau:
- Công tác thu thập số liệu: Phương pháp chọn mẫu được sử dụng để chọn
mẫu điều tra đi
ển hình theo từng loại công trình đại diện để xây dựng định mức
(định mức chi tiết và định mức tổng hợp), kỹ năng điều tra thu thập thông tin bảo
đảm độ tin cậy sát thực của thông tin. Tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ thực hiện
đề tài.

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




Trang: 5
- Các phương pháp và kỹ thuật tính toán: Đề tài sử dụng các phương pháp và
kỹ thuật tính toán sau:
& Phương pháp phân tích thống kê
& Phương pháp quan sát hiện trường, chụp ảnh bấm giờ xác định thành
phần công việc, hao phí lao động, vật tư nguyên nhiên liệu năng lượng
của từng loại công việc trong từng loại định mức theo từng loại hình công
trình. Nghiên cứu quy trình quy phạm kỹ thuật xác định trình độ cấp bậc
công nhân ứng với từng loại công việc
& Phương pháp khảo sát, phân tích thí nghiệm để xác định hiệu suất máy
bơm, hệ số thấm của các loại đất, phục vụ tính toán
& Phương pháp phân tích tính toán sử dụng mô hình toán
& Phương pháp phân tích tương quan, phân tích nội suy so sánh được sử
dụng để so sánh các kết quả nghiên cứu
Với các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật tính toán như trên được xem là
phù hợp và đảm bảo độ tin cậy cao.

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài được trình bày trong 4 phần sau đây:


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 6
Phần I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ
THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI


1.1. Vai trò và sự cần thiết của công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

1.1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý theo khoa học
Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa, khi con người biết lao động theo từng
nhóm đã đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Các Mác đã
khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên
một quy mô tương đối lớn, ở mức
độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”, và ông
hình dung quản lý giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp
xướng.
Từ đầu thế kỷ XX, có rất nhiều lý thuyết quản lý với nhiều trường phái khác
nhau. Mỗi trường phái về lý luận quản lý đều có giá trị nhất định, cung cấp cho nhà
quản lý những phương pháp quản lý hữu hiệu.
Điển hình là thuyết quản lý c
ủa ông Frederick Winslow Taylor (1856 –
1915), xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, kinh qua các chức vụ đốc công, kỹ
sư trưởng, tổng công trình sư. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích
quá trình vận động (thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý,
với các động tác không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất
cao. Đó chính là sự hợp lý hoá lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một
cách khoa họ
c. Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (năm 1903) và
“Những nguyên lý quản lý theo khoa học” (năm 1911), ông đã hình thành thuyết
quản lý theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ.
Nội dung thuyết quản lý theo khoa học của ông dựa trên các nguyên tắc sau:
• Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân
với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp
(chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho t

ừng phần việc. Định
mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác).
• Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng”
(biết nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được tiêu chuẩn hoá
cùng các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hoá và môi trường
làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc
theo nguyên tắ
c chuyên môn hoá cao độ.

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 7
• Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về
chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của
công nhân.
• Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Thực hiện sơ đồ tổ
chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xu
ất theo dây chuyền
liên tục.
Thực hiện theo các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá
thành thấp, kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ lao động và người lao
động đều có thu nhập cao. Qua các nguyên tắc trên có thể rút ra các tư tưởng chính
của thuyết Taylor là:
- Tối ưu hoá quá trình sản xuất thông qua hợp lý hoá lao động, xây dựng định
mức lao động
- Tiêu chuẩn hoá phương pháp thao tác và đi
ều kiện tác nghiệp
- Phân công chuyên môn hoá đối với lao động của công nhân và đối với các

chức năng quản lý
- Tư tưởng “con người kinh tế” qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích
thích tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
Thuyết quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp
cơ sở (doanh nghiệ
p) với tầm vi mô, tuy vậy đã đặt nền móng cơ bản cho thuyết
quản lý nói chung, đặc biệt là phương pháp làm việc tối ưu, tạo động lực trực tiếp
cho người lao động và việc phân cấp quản lý.
1.1.2. Vai trò của công tác định mức trong quản lý
Như đã đề cập trong thuyết quản lý ở trên thì phương pháp quản lý có vai trò
hết sức quan trọng đến sự thành công trong các hoạt động sản xuấ
t kinh doanh.
Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý thì định mức thể hiện vai trò quan trọng nhằm
mục đích cho công tác quản lý được dễ hơn, đem lại những kết quả cao hơn và
đảm bảo hiệu quả về lợi ích chi phí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Một số khái niệm về định mức
 Định mức là mức được quy định, được xác định bằng cách tính trung bình
tiên tiến củ
a hoạt động sản xuất trong một phạm vi xác định (cho từng loại
sản phẩm, trong từng doanh nghiệp, tại từng địa phương).
 Mức hao phí các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất được hiểu là các
nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực. Mức hao phí các yếu tố sản xuất là
số lượng hao phí từng yếu tố sản xuấ
t để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
 Định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi: là các mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị,

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




Trang: 8
nguyên nhiên vật liệu để hoàn thành nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, dân sinh kinh tế theo kế hoạch được giao.
1.1.4. Vai trò và sự cần thiết của công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Định mức là một trong những nội dung quan trọng mà hầu hết các quốc gia
đều áp dụng. Ở Việt Nam công tác xây dựng và áp dụng nhiều loại định mức khác
nhau được Chính ph
ủ công bố thực hiện nhằm hướng dẫn hoặc kiểm soát nhiều
hoạt động kinh tế.
Trên thực tiễn quản lý sản xuất trong bất cứ ngành kinh tế nào cũng cần có
những loại định mức chuyên ngành khác nhau. Ví dụ trong ngành Xây dựng, rất
nhiều định mức được xem là những cơ sở quan trọng để các đơn vị vận dụng và sử
dụng trong các hoạt động quản lý s
ản xuất. Nhiều bộ định mức được công bố áp
dụng như: Định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng); Định mức chi
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Định mức khảo sát xây
dựng; Định mức vật tư trong xây dựng,…
Trong ngành Giao thông, nhiều loại định mức KTKT được công bố áp dụng
như: Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, b
ảo trì đường thủy nội địa; Định mức
kinh tế - kỹ thuật sửa chữa thường xuyên đường sông,…
Trong ngành Thủy lợi, đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản thường áp dụng một
số định mức công bố bởi Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý khai thác
do điều kiện đặc thù trong quản lý ngành nên nhiều định mức KTKT cũng đã và
đang được áp dụ
ng tại nhiều đơn vị trong ngành, phục vụ công tác quản lý khai thác
công trình thủy lợi. Định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL có vai trò sau:
+ Đối với các tổ chức quản lý khai thác CTTL:

- Làm căn cứ để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tài
chính hàng năm của đơn vị.
- Làm căn cứ để sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý nhằm nâng cao năng
suất lao động, tinh g
ọn bộ máy và là cơ sở để thực hiện cơ chế khoán cho công tác
quản lý khai thác và bảo vệ CTTL trong đơn vị (theo từng tổ, cụm, trạm thuỷ
nông,…) nhằm gắn quyền lợi với trách nhiệm và kết quả của người lao động.
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
- Là căn cứ để thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của
đơ
n vị và là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch, xác định giá gói
thầu quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL theo tinh thần Nghị định 31/2005/CP ngày
11/3/2005 của Chính phủ và Quyết định 256/2006/QĐ-TTg ngày 9/11/2006 của

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 9
Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009 của Bộ Tài
chính.
- Là căn cứ để nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo
vệ CTTL cho các đơn vị khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với các loại định mức khác nhau phải xây dựng dựa trên những đặc điểm
kỹ thuật, điều kiện thực tế quản lý sản xuất của các ngành. Tuy nhiên việc xây dựng
định mức phải dự
a trên những nguyên tắc cơ bản.
1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
Khi xây dựng định mức KTKT phải đảm bảo thực hiện một số nguyên tắc sau:
♦ Sử dụng số liệu thực tế có phê phán

Số liệu thực tế tuy thu thập đúng cách nhưng cũng chỉ phản ánh được một
trạng thái, một hiện t
ượng của sự vật hoặc sự việc chứ chưa thể hiện được quy luật
phát triển khách quan của nó.
♦ Đối tượng được chọn để lấy số liệu xây dựng định mức phải mang tính
chất đại diện
Khi xây dựng định mức, đối tượng được chọn để lấy số liệu xây dựng định
mức phải có tính chất đại diệ
n như:
- Về năng suất phải chọn “năng suất trung bình tiên tiến”, thay vì năng suất
cao nhất hoặc ngược lại;
- Đại diện về thời gian làm việc. Để định mức được xây dựng mang tính chất
đại diện thì số liệu lấy để xây dựng định mức phải mang tính chất đại diện
về thời gian làm việc như đại diện mùa trong năm, đạ
i diện của các ngày
làm việc trong tuần, ca làm việc trong ngày.
- Đại diện về không gian làm việc, các vùng miền khác nhau thì định mức
cũng có thể khác nhau do thời tiết, địa hình và tập quán của từng địa phương
(miền Bắc, Trung, Nam, miền núi, đồng bằng,…).
♦ Khảo sát quá trình sản xuất theo cách phân chia thành các công đoạn
Chia quá trình sản xuất thành các công đoạn nhằm loại bỏ các động tác thừa,
hợp lý hoá các thao tác. Với cách phân chia như vậy, khi áp dụ
ng các định mức để
tổ chức quản lý sản xuất sẽ dễ dàng nắm được khâu nào còn yếu cần phải hoàn
thiện cái gì và phải điều chỉnh bổ sung định mức như thế nào.
♦ Khi xây dựng định mức cần phải xem xét mối liên hệ tương quan giữa
các công việc nhằm đảm bảo tính khoa học và công bằng

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




Trang: 10
Những công việc khó hơn, phức tạp hơn, nặng nhọc hơn thì phải được đánh
giá cao hơn. Năng suất làm việc bằng thủ công không thể bằng hoặc cao hơn năng
suất làm bằng máy. Vì vậy cần phải xét mối liên hệ tương quan giữa các công việc
để đánh giá cho chính xác.
♦ Sự thống nhất (phù hợp) giữa điều kiện tiêu chuẩn và trị số định mức
Thực hiện một công việc nhất định thì có một định mức tương ứng phù hợp;
hay nói một cách khác điều kiện sản xuất thay đổi, thì định mức cũng phải thay đổi
tương ứng.
♦ Việc xây dựng và ban hành định mức phải có cơ sở khoa học và sát thực
Trước khi ban hành, người lao động phải được thảo luận, áp dụng thử và góp
ý bổ sung, sửa đổi.
Định mức đã ban hành không được tuỳ ý sửa đổi kế cả chủ
doanh nghiệp và người lao động.
♦ Định mức kinh tế kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm là căn cứ tương đối chính xác để xây dựng và thực hiện tốt kế
hoạch, quản lý kỹ thuật, và quản lý kinh tế tài chính
- Đúng quy trình quy phạm
- Phù hợp vớ
i các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của đơn vị
- Đảm bảo tính công bằng hợp lý, tính công khai minh bạch
- Khuyến khích xã hội hoá, thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả
- Tiêu chí xây dựng định mức phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm và dễ
kiểm tra trong quá trình thực hiện
- Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại
định mức và phương pháp xây dựng
định mức
- Tính đến các yếu tố kỹ thuật, kinh nghiệm, đồng thời xét đến khả năng thực

tế có thể thực hiện định mức KTKT của các đơn vị sản xuất trong điều kiện
thời tiết bình thường.
- Định mức được xây dựng trên cơ sở hiện trạng hệ thống CTTL và các điều
kiện khí tượng thuỷ văn, địa hình địa chất, cây trồng,… trong khu vực với
đầy đủ nội dung về công việc phù hợp theo quy trình, quy phạm quản lý
khai thác CTTL. Khi các điều kiện thay đổi thì phải điều chỉnh định mức.
1.3. Các phương pháp chủ yếu trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
Trên thực tế có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng định mức. Mỗi
phương pháp có những
ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do vậy việc lựa chọn
phương pháp phù hợp để lập định mức là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 11
độ chính xác, tin cậy và phù hợp của các chỉ tiêu định mức. Một số phương pháp cơ
bản thường được áp dụng trên thực tế như sau:
a. Phương pháp thống kê, kinh nghiệm
- Thu thập số liệu thống kê
- Hệ thống số liệu thống kê và tính ra định mức
- Dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia để định ra định mức
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, dễ
áp dụng
Nhược điểm: Dựa vào yếu tố chủ quan của người tính định mức, thiếu phân tích
những yếu tố ảnh hưởng và kết quả chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu
thống kê.
b. Phương pháp phân tích – tính toán
Phương pháp này dựa vào các tài liệu khảo sát thực tế và các tài liệu liên

quan khác để nghiên cứu phân tích rồi tính ra định mức. Phương pháp này được
thực hiện theo 3 b
ước:
- Nghiên cứu phân tích lựa chọn quy trình sản xuất hợp lý với quá trình sản
xuất đang cần lập định mức.
- Phân chia quá trình sản xuất thành các phần tử có các hình thức sản phẩm
tương ứng và quy định các điều kiện tiêu chuẩn.
- Tính trị số định mức
Ưu điểm: Xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến định mức
Nh
ược điểm: Đòi hỏi có nhiều thời gian khi xây dựng định mức.
c. Phương pháp so sánh
Là phương pháp dựa vào định mức đã có sẵn để so sánh xây dựng định mức
cho các loại công việc có thành phần, điều kiện, tính chất tương tự.
Ưu điểm: Thời gian xây dựng định mức ngắn
Nhược điểm: Chất lượng định mức phụ thuộc vào ch
ất lượng của mức làm căn cứ
so sánh, nhiều thành phần cần tính định mức không có mức đã xác định.
Phương pháp so sánh có hai loại là phương pháp so sánh gia giảm và
phương pháp so sánh nội suy.
d. Phương pháp tổng hợp

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 12
Phương pháp tổng hợp là cách sử dụng phối hợp một số phương pháp lập
định mức khác nhau nhằm hạn chế những điểm yếu và phát huy mặt mạnh của mỗi
phương pháp.

1.4. Một số đặc điểm về công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình
thuỷ lợi cần xem xét trong xây dựng định mức
Trong quá trình xây dựng định mức KTKT cho công tác quản lý khai thác và
bảo vệ CTTL cần xem xét mộ
t số đặc điểm sau đây của ngành:
• Công tác quản lý khai thác hệ thống thuỷ lợi vừa mang tính kinh tế vừa
mang tính xã hội (công ích)
Doanh nghiệp thuỷ nông là doanh nghiệp nhà nước sản xuất và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích nhưng tính chất hoạt động lại phức tạp, vừa mang tính kinh
tế vừa mang tính xã hội. Khi các đơn vị sản xuất lấy nước từ CTTL phục vụ cho
m
ục đích sản xuất kinh doanh thì hoạt động của nó đơn thuần mang tính kinh tế,
nhưng khi cung cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh
kinh tế - xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp thủy nông gần như hoàn toàn vì
mục tiêu xã hội.
• Hoạt động sản xuất ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố khí hậu, thời tiết
Do hoạt động thuỷ lợi ph
ụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nên việc xây
dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, nhân lực, kế hoạch tu sửa công
trình,… không ổn định và thường xuyên phải thay đổi bổ sung. Do đó công tác
triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, hàng vụ luôn bị động vì vậy chỉ mang tính
định hướng và không sát với thực tế nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình chỉ đạo
và thự
c hiện nhiệm vụ sản xuất.
Vì vậy, khi xây dựng định mức KTKT cho công tác quản lý vận hành hệ
thống công trình cần thiết phải xét và đề cập đến các điều kiện thời tiết khác nhau,
như thời tiết bình thường, thời tiết bất thường như hạn hán, mưa lũ,
• Lao động trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi được bố trí
dàn trải trên địa bàn rộng
Tổ ch

ức quản lý sản xuất ở các hệ thống thủy lợi hết sức phức tạp, khác với
các lĩnh vực sản xuất khác, công nhân sản xuất được bố trí dàn trải trên địa bàn
rộng theo hệ thống công trình và hệ thống kênh mương nên việc sắp xếp lao động,
theo dõi giám sát đánh giá kết quả công việc của từng người cũng gặp nhiều khó
khăn.
• Hoạt động s
ản xuất mang tính thời vụ theo sản xuất nông nghiệp

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 13
Hoạt động sản xuất ở các hệ thống thuỷ lợi mang tính thời vụ theo sản xuất
nông nghiệp. Vào các vụ tưới tiêu, công nhân thuỷ nông phải làm việc liên tục 3 ca
mà vẫn không đủ lao động nhưng khi nông nhàn lại dư thừa lao động. Vì vậy công
tác tổ chức quản lý, sắp xếp, điều phối lao động cần được thực hiện một cách phù
hợp và có hiệu quả.
• Mỗ
i hệ thống công trình có những điều kiện đặc thù riêng
Mỗi hệ thống công trình đều có những điều kiện đặc thù riêng như về loại
hình công trình, đặc điểm, quy mô hệ thống công trình, đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội khu vực công trình,… Với mỗi loại công trình cần có cách tiếp
cận, phương pháp tính toán cụ thể. Vì vậy không thể xây dựng mộ
t định mức
KTKT rồi áp dụng chung cho tất cả các loại hình công trình, các vùng miền khác
nhau.
1.5. Tổng quan về công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản
lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
1.5.1. Tình hình xây dựng định mức qua các thời kỳ

Công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT qua các thời kỳ như sau:
a) Giai đoạn trước năm 1990
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác định mức ngay từ năm 1976, H
ội
đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 133-CP về tăng cường chỉ đạo công tác
xây dựng và quản lý chặt chẽ việc thực hiện các định mức lao động. Ngay sau đó
các Bộ, các ngành cũng đều có các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện. Ngày
15/11/1977, Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có văn bản số
17TT-/LĐTL hướng dẫn thực hiện Quyết đị
nh 133-CP về công tác định mức trong
ngành. Trong đó đã xác định rõ:
- Định mức lao động là một trong những vấn đề cơ bản của quản lý kinh tế,
quản lý sản xuất, dùng để giao nhiệm vụ và thanh toán tiền lương cho người lao
động.
- Công tác định mức lao động phải được tăng cường và củng cố, nhằm khai
thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất và động viên mọi người đẩy mạ
nh sản xuất.
- Mức lao động trong ngành đảm bảo sao cho hợp lý và tiên tiến thể hiện
được yêu cầu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phản ánh được tính pháp lệnh, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng.

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 14
Thực hiện chủ trương của nhà nước, để đáp ứng nhu cầu phát triển của công
tác thuỷ lợi, Ngành đã có nhiều cố gắng trong việc vận dụng định mức của Nhà
nước đồng thời nghiên cứu và xây dựng định mức tiêu chuẩn dùng trong nội bộ.
Việc áp dụng các loại định mức của Nhà nước, của ngành đã được thực hiện trong

giao khoán trả lương s
ản phẩm cho cả dây chuyền sản xuất cho các công tác chủ
yếu có khối lượng lớn như công tác làm đất, đá, xây lát, đổ bê tông.
Trong giai đoạn này, nhiều hệ thống CTTL được chú trọng đầu tư xây dựng
mới hoặc cải tạo nâng cấp. Vì vậy Bộ Thuỷ lợi hầu như mới chỉ xây dựng và ban
hành áp dụng được các loại định mức lao động cho các loại: công tác đất đá; công
tác xây l
ắp; công tác lắp đặt; công tác sản xuất vật liệu tại xí nghiệp, công tác khảo
sát; công tác cơ khí để áp dụng thực hiện. Định mức cho công tác quản lý khai thác
CTTL chưa được xây dựng và áp dụng.
b) Giai đoạn từ năm 1990 đến 1999
Sau năm 1990, khi nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang cơ chế thị trường,
các doanh nghiệp thuỷ nông thực sự khó khăn trong hoạt động vì thiếu cơ chế quản
lý phù hợp. Bộ máy quản lý khai thác ở các Công ty thuỷ nông cồng kềnh nhưng
hiệu quả quản lý thấp, hiệu quả của các hệ thống công trình mang lại ngày càng
giảm. Trước thực trạng đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra chỉ thị số
14-HĐBT ngày 14/1/1991 về việc: “Đẩy mạnh công tác quản lý khai thác bảo vệ
các hệ thống CTTL”.
Thực hiện chỉ thị số 14-HĐ
BT, Bộ Thuỷ lợi đã có công văn số 1026
CV/NCKT ngày 13/10/1992, chỉ đạo UBND các tỉnh, Sở Thuỷ lợi phối hợp với
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Viện Khoa học Thuỷ lợi tiến hành xây dựng các
chỉ tiêu định mức KTKT gồm: định mức lao động trong quản lý thuỷ nông, định
mức tiền lương trên đơn vị sản phẩm phục vụ, nghiên cứu phương thức và cách trả
lương khoán trong các đơ
n vị thủy nông.
Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học trong việc xác định biên chế, quỹ
lương, bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động trực tiếp và bộ máy quản lý, được áp
dụng trong công tác hạch toán chi phí, giá thành và tiến tới khoán nội bộ trong các
đơn vị thủy nông.

Ngày 24/8/1996, Bộ Nông nghiệp và PTNT có Công văn số 2846 NN-
QLN/CV gửi các Sở Nông nghiệp và PTNT, các Công ty KTCT Thuỷ lợi, trong đó
quy định rõ Bộ giao Cục Qu
ản lý nước và CTTL phối hợp với Trung tâm NC Kinh
tế nghiên cứu xây dựng các loại định mức dùng cho công tác SCTX CTTL đã và

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



Trang: 15
đang khai thác, đồng thời giao các Sở, các Công ty phối hợp tổ chức thực hiện.
Công tác xây dựng và áp dụng định mức đã được tăng cường tại nhiều đơn vị.
Từ năm 1990 đến năm 1999, nhiều địa phương đã tiến hành xây dựng định
mức KTKT trong công tác quản lý khai thác CTTL. Các định mức được xây dựng
và áp dụng thực hiện chủ yếu trong thời gian này là định mức lao động và đơ
n giá
tiền lương; định mức tiêu thụ điện năng cho công tác tưới, tiêu; định mức tiêu hao
vật tư, nhiên liệu SCTX máy móc thiết bị cơ điện. Cụ thể, đã có một số đơn vị đã
tiến hành xây dựng và áp dụng như:
Bảng I-1: Các đơn vị đã xây dựng định mức KTKT giai đoạn 1990-1999
TT Loại định mức Công ty, xí nghiệp và năm xây dựng định mức
1 Định mức lao động
và đơn giá tiền lương
- Xí nghiệp thuỷ nông Hưng Nguyên - Nghệ An (1991)
- Công ty thuỷ nông Bắc Nghệ An (1992)
- Công ty thuỷ nông Liễn Sơn – Vĩnh Phú (1992)
- Xí nghiệp thuỷ nông Mỹ Văn – Hưng Yên (1992)
- Xí nghiệp thuỷ nông Bắc Đuống - Bắc Ninh (1992 – 1993)
- Công ty thuỷ nông Linh Cảm (1993)

- Công ty thuỷ nông Kẻ Gỗ (1993)
- Xí nghiệp thuỷ nông Từ Liêm – Hà Nội (1994)
- Xí nghiệp thuỷ nông Đông Anh – Hà Nội (1998)
- Công ty thuỷ nông Sông Rác (1999)
- Công ty thuỷ nông Kim Sơn – Ninh Bình (1999)
- Công ty thuỷ nông Bắc Đuống (1999)
2 Định mức tiêu thụ
điện năng cho công
tác bơm tưới, tiêu
- Xí nghiệp thuỷ nông Bắc Đuống (1992)
- Xí nghiệp thuỷ nông Mỹ Văn (1992)
- Công ty thủy nông Linh Cảm (1993)
- Công ty thuỷ nông Bắc Nam Hà (1998)
- Công ty thuỷ nông Sông Cầu (1999)
3 Định mức tiêu hao
vật tư, nguyên nhiên
liệu; định mức sửa
chữa thường xuyên
máy móc thiết bị cơ
điện
- Xí nghiệp thuỷ nông Đông Anh – Hà Nội (1998)
- Công ty thuỷ nông Linh Cảm – Hà Tĩnh (1999)
Trong giai đoạn 1990-1999, các loại định mức trên được xây dựng chủ yếu do
các Công ty, Xí nghiệp thuỷ nông thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Các chỉ tiêu định mức
được các đơn vị áp dụng để lập kế hoạch, thanh quyết toán các hạng mục chi phí và
làm cơ sở để các cơ quan nhà nước cấp bù.

×