Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
màn hình điện tử (LED)
I. Lịch sử của công nghệ LED.
Công nghệ LED lần đầu tiên được nhà khoa học Oleg Losev
phát minh ra ở Nga vào năm 1920. Bóng đèn LED được giới
thiệu thương mại hóa lần đầu tiên ở Mỹ năm 1962. Nick
Holonyak Jr - được xem là cha đẻ của công nghệ đèn đa sắc
LED - đã hợp tác cùng với M. Geogre Crawford ở Trường Đại
học Illinois (Hoa Kỳ) để hoàn thiện hết các màu sắc sẵn có của
LED.
Kể từ đó, công nghệ đèn chiếu LED được gắn liền với sự phát
triển của công nghệ chiếu nền trong những chiếc TV. Sau này,
đèn LED tiếp tục được phát triển rộng rãi và bắt đầu được áp
dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cấu tạo của LED: Cấu tạo của LED gồm hai khối bán dẫn, một
khối loại p, và một khối loại n ghép với nhau. Khi đặt một điện
áp thuận vào hai đầu LED, lỗ trỗng trong khối bán dẫn p và
electron trong khối bán dẫn n chuyển động về phía nhau. Tại
mặt tiếp xúc xảy ra một số tương tác giữa lỗ trống và electron.
Trong quá trình tương tác này có thể giải phóng năng lượng
dưới dạng ánh sáng khả kiến hoặc các bức xạ điện từ khác như
tia hồng ngoại, tử ngoại. Bước sóng của ánh sáng khả kiến phát
ra phụ thuộc vào mức năng lượng được giải phóng. Mức năng
lượng được giải phóng phụ thuộc vào cấu trúc nguyên tử của
chất làm bán dẫn. Ngày nay, nhờ nghiên cứu về vật liệu bán
dẫn, con người có thể chế tạo được những LED có khả năng
phát ra màu sắc như mong muốn, trong đó có ba màu cơ bản
của hệ màu RGB là xanh, xanh lá, đỏ.
II. Cấu tạo màn hình LED.
Để chiếu sáng hình ảnh trên toàn bộ màn hình các đèn nền
LED phải xếp tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu, việc
sắp xếp như vậy cho phép điều chỉnh độ sáng chính xác đến
từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình, mang lại sự tương phản
tốt hơn và loại bỏ được hiện tượng lệch màu tại các góc, vì thế
mà một màn hình tivi càng lớn thì càng cần nhiều điểm LED.
Ứng dụng LED trong việc sản xuất màn hình, mỗi điểm ảnh sẽ
được cấu tạo từ ba LED: xanh, xanh lá, đỏ. Nhờ điều chỉnh
cường độ sáng của từng LED, có thể thay đổi cường độ sáng tỉ
đối của ba LED so với nhau, nhờ đó tạo ra màu sắc tổng hợp
tại mỗi điểm ảnh. Khi muốn điểm ảnh tắt, chỉ cần tắt toàn bộ 3
LED là có thể thu được màu đen tuyệt đối, không gặp phải
hiện tượng màu đen không chân thực do lộ sáng từ đèn nền
như với màn hình LCD.
+ nguyên lý hoạt động :
Khi cần
III, ƯU ĐIỂM
Những tính chất riêng có đã quy định đặc thù của công nghệ
đèn LED và tạo nên những ưu điểm khiến LED đánh bại bất cứ
công nghệ chiếu sáng nào đã từng tồn tại.
Tiêu thụ điện năng thấp so với ánh sáng thông thường. Tiết
kiệm mức thấp nhất, hiệu suất chiếu sáng cao hơn nữa tiết
kiệm khoảng 75% điện so với đèn chiếu sáng thông thường.
Thân thiện với môi trường: Không tia cực tím, không bức xạ
tia hồng ngoại, phát nhiệt của ánh sánh thấp, không chứa thủy
ngân và những chất có hại…, không gây ô nhiễm môi trường.
Không sử dụng thủy ngân, giảm thiểu tối đa việc sử dụng chì
cho các mối hàn, ít nhất thì người dùng cũng sẽ an tâm hơn hẳn
khi giảm được 1 phần tác hại không mong muốn của các vật
dụng luôn theo sát bên mình trong khi làm việc hay giải trí.
Nhiệt độ làm việc thấp: Nhiệt độ làm việc của bóng đèn LED
cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 5 – 80C, thấp hơn so với
đèn huỳnh quang thông thường là khoảng 13 – 250C.
Tuổi thọ cao: Vượt qua 50,000 giờ (tương đương với 6 năm
thắp sáng liên tục). Theo các tài liệu về đặc tả các tiêu chuẩn
kỹ thuật của công nghệ LED thì ít nhất màn hình của bạn cũng
sẽ có tuổi thọ cao hơn 2 lần so với các sản phẩm LCD cũ.
Mỏng và nhẹ: các sản phẩm sử dụng công nghệ LED thường
có ưu điểm là thiết kế mỏng và trọng lượng nhẹ.
Chất lượng hình ảnh: Màu đen rất chân thực trong khi màu
trắng vẫn có được độ sáng cần thiết, điều này tạo nên sự tương
phản rất cao - thể hiện qua thông số độ tương phản động
(DCR) của đã vượt qua mức 10.000.000:1, gấp hàng chục lần
so với công nghệ tốt nhất của LCD - giúp các sản phẩm màn
hình công nghệ LED có hình ảnh có chiều sâu và sống động và
"đều" hơn.
Đa dụng: Một điểm rất đặc trưng của các màn hình công nghệ
LED chính là khả năng thể hiện hình ảnh rất tốt ngay cả trong
điều kiện môi trường có độ sáng cao, việc thử nghiệm rất dễ
dàng, hãy dùng 1 đèn công suất cao và chiếu thẳng vào màn
hình của bạn và cảm nhận