Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY VÀ PHÂN
TÍCH THÀNH PHẦN KHÁNG OXY HÓA CỦA
DỊCH TRÍCH LIPID TỪ RONG BIỂN NÂU BẰNG
PHƢƠNG PHÁP NGÂM CHIẾT.
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giảng viên hướng dẫn : Th.S TRẦN THỊ NGỌC MAI
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MINH TRANG
MSSV: 0951100124 Lớp: 09DTP3
TP. Hồ Chí Minh, 2013.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ TP. HCM
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 ii
LỜI CẢM ƠN.
Xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Ngọc Mai – giảng viên khoa Công Nghệ Thực Phẩm,
trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và
truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm của trường
Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt những năm học qua.
Xin Cảm ơn tất cả quý thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm Công Nghệ Thực Phẩm đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đề tài nay.
Cuối cùng, kính gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả quý thầy cô khoa Công Nghệ Thực
Phẩm, chúc trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh ngà càng phát triển
và vương cao trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 iii
TÓM TẮT ĐỒ ÁN.
Rong biển (seaweed, marine algae) là loài thực vật biển có giá trị dinh dưỡng cao, được
ứng dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Rong nâu là một trong những loài thủy sinh có
chứa thành phần kháng oxy hóa cũng như các acid béo thiết yếu cho cơ thể, đồng thời với sản
lượng dồi dào khoảng 10.000tấn khô/năm [4,5]. Do đó, rong nâu được chọn là đối tượng nghiên
cứu của đề tài này, cụ thể là 2 loại rong: Sargassum polycystum var onusta Jag (rong chỉ) và
Srgassum feldmannii Phamhoang (rong mơ).
Với mục tiêu khảo sát các điều kiện trích ly và phân tích thành phần kháng oxy hóa của
dịch trích lipid từ rong biển nâu bằng phương pháp ngâm chiết. Thí nghiệm được tiến hành trên
cơ sở phân tích và lựa chọn các điều kiện thích hợp cho việc trích ly lipid từ 2 loại rong: rong mơ
và rong chỉ đạt tỷ lệ thu hồi dịch trích lipid thô cao. Yếu tố khảo sát gồm có: lựa chọn lọai dung
môi thích hợp, lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu: dung môi, khảo sát thời gian ngâm, khảo sát chế độ lắc
(thời gian, tốc độ), lựa chọn số lần bổ sung dung môi (số lần trích) và lựa chọn kích thước nguyên
liệu để đạt được tỷ lệ thu hồi dịch trích cao, phân tích khả năng kháng oxy hóa và thành phần acid
béo của dịch trích thu được từ quá trình trích ly với các diều kiện tối ưu của những khảo sát trên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy loại dung môi thích hợp cho quá trình trích ly lipid từ rong
nâu đạt tỷ lệ thu hồi cao là hệ dung môi Chloroform – Methanol với tỷ lệ nguyên liệu : dung môi
là 1:6 (w/v) trong thời gian 18h có kết hợp lắc với tốc độ 150 vòng/phút, trích ly 2 lần và kích
thước nguyên liệu là 0,25mm.
Sau khi trích ly với các điều kiện thích hợp, ta đi phân tích 2 mẫu rong thì thấy khả năng
kháng oxy hóa của rong chỉ cao hơn rong mơ, tuy nhiên so với các nghiên cứu khác thì khả năng
kháng oxy hóa của 2 loại rong này vẫn thấp hơn.
Đối với kết quả phân tích thành phần acid béo thì hàm lượng các acid béo no cao hơn hàm
lượng các acid béo không no, tuy nhiên tỷ lệ các acid béo thiết yếu (Omega 6, 9, tiền DHA) thì
chiếm tỷ lệ tương đối cao. Có nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả (nguyên liệu, quy
trình, nhiệt độ, ánh sáng, oxy, phương pháp bảo quản,…), do có nhiều hạn chế trong quá trình
thực hiện nên còn nhiều thiếu sót, để hoàn thiện đề tài kiến nghị cần có thêm các nghiên cứu
khác.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa………………………………………………………………………………………… i
Phiếu giao đồ án
Lời cảm ơn……………………………………………………………………………………… ii
Tóm tắt……………………………………………………………………………………………iii
Mục lục………………………………………………………………………………………… iv
Danh sách hình vẽ…………………………………………………………………………………v
Danh sách bảng biểu…………………………………………………………………………… vi
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề. 1
2. Mục tiêu đề tài. 1
3. Giới hạn của đề tài 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1 Tổng quan về rong nâu. 2
1.1.1 Phân loại thực vật 2
1.1.2 Phân bố 2
1.1.3 Đặc điểm thực vật. 3
1.1.4 Thành phần hóa học. 10
1.1.5 Tình hình nuôi trồng, khai thác và sử dụng ở Thế Giới và Việt Nam. 18
1.2 Tổng quan về các chất kháng oxy hóa trong rong nâu. 22
1.2.1 Tocopherol 22
1.2.2 Carotenoid 23
1.2.3 Các hợp chất Polyphenol. 25
1.2.4 Phospholipid 25
1.3 Tổng quan về quá trình trích ly bằng phương pháp ngâm - chiết. 26
1.3.1 Khái niệm. 26
1.3.2 Cơ sở lý thuyết. 26
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 v
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly. 27
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 29
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu. 29
2.1.2 Hóa chất và dụng cụ 29
2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm. 30
2.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi đến quá trình trích ly lipid từ
rong nâu 30
2.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến quá trình
trích ly lipid từ rong nâu 30
2.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ngâm đến quá trình trích ly lipid từ
rong nâu 31
2.3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ngâm- lắc đến quá trình trích ly
lipid từ rong nâu 32
2.3.5 Thí nghiệm 5: Khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ lắc đến quá trình trích ly lipid từ rong
nâu…………………………………………………………………………………….32
2.3.6 Thí nghiệm 6: Khảo sát sự ảnh hưởng của số lần bổ sung dung môi đến quá trình trích
ly lipid từ rong nâu. 33
2.3.7 Thí Nghiệm 7: Khảo sát sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu sau quá trình xay
đến quá trình trích ly lipid từ rong nâu 34
2.3.8 Thí nghiệm 8: Phân tích khả năng kháng oxy hóa của dịch trích trong các khảo sát trên.
34
2.3.9 Phân tích thành phần acid béo của dịch trích trong các khảo sát trên. 35
2.4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của loại dung môi đến quá trình trích ly. 38
3.2 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến quá trình trích ly 43
3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến quá trình trích ly. 46
3.4 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ngâm-lắc đến quá trình trích ly. 50
3.5 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ lắc đến quá trình trích ly. 53
3.6 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của số lần bổ sung dung môi đến quá trình trich ly. 57
3.7 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến quá trình trích ly. 60
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 vi
3.8 Kết quả phân tích khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH của dịch
trích 64
3.9 Kết quả phân tích thành phần acid béo bằng phương pháp sắc ký khí của dịch trích. 66
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 67
4.1 Kết luận. 67
4.2 Kiến nghị………………………………………………………………………………….67
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………… 68
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….I
Phụ lục 1. Phương pháp xác định độ ẩm trong nguyên liệu……………………………………….I
Phụ lục 2. Phương pháp sấy……………………………………………………………………….I
Phụ lục 3. Xay (nghiền)……………………………………………………………………… I
Phụ lục 4. Cân định lượng…………………………………………………………………………I
Phụ lục 5. Phương pháp sắc ký khí…………………………………………………………… I
Phụ lục 6. Phương pháp bắt gốc tự do DPPH……………………………………………… II
Phụ lục 7. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi đến quá
trình trích ly rong mơ……………………………………………………………… III
Phụ lục 8. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi đến quá
trình trích ly rong chỉ……………………………………………………………… IV
Phụ lục 9. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ nguyên liệu: dung môi
đến quá trình trích ly rong mơ……………………………………………………… IV
Phụ lục 10. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ nguyên liệu: dung môi
đến quá trình trích ly rong chỉ……………………………………………………… V
Phụ lục 11. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng thời gian ngâm đến quá trình
trích ly rong mơ……………………………………………………………… VI
Phụ lục 12. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng thời gian ngâm đến quá trình
trích ly rong chỉ……………………………………………………………… VII
Phụ lục 13. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng thời gian ngâm – lắc đến quá
trình trích ly rong mơ……………………………………………………………….VIII
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 vii
Phụ lục 14. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng thời gian ngâm – lắc đến quá
trình trích ly rong chỉ…………………………………………………………………IX
Phụ lục 15. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng tốc độ lắc đến quá trình trích
ly rong mơ…………………………………………………………………………… X
Phụ lục 16. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng tốc độ lắc đến quá trình trích
ly rong chỉ…………………………………………………………………………….XI
Phụ lục 17. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng số lần bổ sung dung môi đến
quá trình trích ly rong mơ………………………………………………………… XII
Phụ lục 18. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng số lần bổ sung dung môi
Phụ lục 19. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng kích thước
nguyên liệu đến quá trình trích ly rong mơ………………………………………….XII
Phụ lục 19. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng kích thước nguyên liệu đến
quá trình trích ly rong mơ………………………………………………………XIII
Phụ lục 20. Kết quả phân tích ANOVA và LSD khảo sát ảnh hưởng kích thước nguyên liệu đến
quá trình trích ly rong chỉ…………………………………………………………XIV
Phụ lục 21. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi đến quá trình trích ly……………XIV
Phụ lục 22. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến quá trình trích
ly……………………………………………………………………………………XVI
Phụ lục 23. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của thởi gian ngâm đến quá trình trích ly…………XVII
Phụ lục 24. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của thởi gian ngâm – lắc đến quá trình trích ly………XX
Phụ lục 25. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của tốc độ lắc đến quá trình trích ly………………XXII
Phụ lục 26. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của số lần bổ sung dung môi đến quá trình trích
ly…………………………………………………………………………………XXIII
Phụ lục 27. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến quá trình trích ly đến quá
trình trích ly rong chỉ……………………………………………………………XXIV
Phụ lục 28. Kết quả phân tích khả năng kháng oxy hóa của dịch trích từ rong nâu…………XXV
Phụ lục 29. Kết quả phân tích thành phần acid béo của dịch trích từ rong nâu………… XXV
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 viii
Danh sách hình vẽ.
Hình 1.1: Hình thái rong mơ………………………………………………………………… 4
Hình1.2: Các Cơ quan bám……………………………………………………………………… 5
Hình 1.3: Các kiểu nhánh chính của rong biển……………………………………………………6
Hình1.4: Các kiểu lá của rong mơ……………………………………………………………… 6
Hình 1.5: Các kiểu phao của rong mơ…………………………………………………………….7
Hình1.6: Các kiểu đế của rong mơ……………………………………………………………… 7
Hình1.7: Cấu tạo hình thái S. polycystum……………………………………………………… 8
Hình1.8: Cấu tạo hình thái S.polycystum…………………………………………………………9
Hình1.9 : Cấu trúc của acid alginic…………………………………………………… 13
Hình1.10: UCP1 biểu hiện ở WAT trong bụng………………………………………………….24
Hình 2.1: Sơ đồ khảo sát loại dung môi đến quá trình trích ly lipid từ rong nâu……………… 30
Hình 2.2: Sơ đồ khảo sát tỷ lệ nguyên liệu:dung môi đến quá trình trích ly lipid từ rong
nâu………………………………………………………………………………… 31
Hình2.3: Sơ đồ khảo sát thời gian ngâm đến quá trình trích ly lipid từ rong nâu……………….31
Hình 2.4: Sơ đồ khảo sát thời gian lắc đến quá trình trích ly lipid từ rong nâu…………………32
Hình 2.5: Sơ đồ khảo sát tốc độ lắc đến quá trình trích ly lipid từ rong nâu…………………….33
Hình 2.6: Sơ đồ khảo sát số lần bổ sung dung môi đến quá trình trích ly lipid từ rong
nâu………………………………………………………………………………… 33
Hình 2.7: Sơ đồ khảo sát kích thước nguyên liệu đến quá trình trích ly lipid từ rong nâu………34
Hình 2.8: Sơ đồ phân tích khả năng kháng oxy hóa từ dịch trích lipid thô của rongnâu……… 34
Hình 2.9: Sơ đồ phân tích thành phần acid béo từ dịch trích lipid thô rong nâu……………… 35
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 ix
Hình 2.10: Quy trình nghiên cứu quá trình trích ly rong nâu…………………………………… 3
Danh sách bảng biểu.
Bảng 1.1 Diện tích rong nâu theo vùng biển các tỉnh……………………………………… 3
Bảng 1.2 Thành phần hóa hoc của rong nâu…………………………………………………… 10
Bảng 1.3 Thành phần hóa học của một số loại rong biển………………………………… 11
Bảng 1.4 Thành phần acid béo chính của lipid trong rong nâu (Glycolipids, Phospholipid và các
triacylglycerol)………………………………………………………………………….15
Bảng 1.5 Hàm lượng lipid thu được từ một số loài rong nâu……………………………………16
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi đến tỷ lệ thu hồi dịch trích………… 38
Bảng 3.2 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát loại dung môi của
rongmơ……………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.3 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát loại dung môi của
rongchỉ………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi đến quá trình trích ly bằng phương pháp
xử lý ANOVA và LSD……………………………………………………………… 40
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến tỷ lệ thu hồi dịch
trích………………………………………………………………………………… 43
Bảng 3.6 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát tỷ lệ nguyên liệu:
dung môi của rong mơ……………………………………………………………… 44
Bảng 3.7 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát tỷ lệ nguyên liệu:
dung môi của rong chỉ……………………………………………………… 44
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát ảnh hưởng củatỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến quá trình trích ly bằng
phương pháp xử lý ANOVA và LSD……………………………………………… 44
Bảng 3.9 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến tỷ lệ thu hồi dịch trích… 47
Bảng 3.10 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát thời gian ngâm của
rong mơ……………………………………………………………………………….47
Bảng 3.11 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát thời gian ngâm của
rong chỉ……………………………………………………………………………….48
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 x
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến quá trình trích ly bằng phương
pháp xử lý ANOVA và LSD…………………………………………………………48
Bảng 3.13 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm – lắc đến tỷ lệ thu hồi dịch
trích………………………………………………………………………………….50
Bảng 3.14 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát thời gian ngâm –
lắc của rong mơ………………………………………………………………………51
Bảng 3.15 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát thời gian ngâm –
lắc của rong chỉ……………………………………………………………………….51
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm – lắc đến quá trình trích ly bằng
phương pháp xử lý ANOVAvà LSD……………………………………… 52
Bảng 3.17 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ lắc lắc đến tỷ lệ thu hồi dịch trích………… 54
Bảng 3.18 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát tốc độ lắc của rong
mơ…………………………………………………………………………… 54
Bảng 3.19 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát tốc độ lắc của rong
chỉ…………………………………………………………………………… 55
Bảng 3.20 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ lắc đến quá trình trích ly bằng phương pháp xử
lý ANOVA và LSD………………………………………………………………… 55
Bảng 3.21 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của số lần bổ sung dung môi đến tỷ lệ thu hồi dịch
trích………………………………………………………………………………… 57
Bảng 3.22 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát số lần bổ sung
dung môi của rong mơ……………………………………………………………… 58
Bảng 3.23 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát số lần bổ sung
dung môi của rong chỉ……………………………………………………………… 58
Bảng 3.24 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của số lần bổ sung dung môi đến quá trình trích ly bằng
phương pháp xử lý ANOVA và LSD……………………………………………… 58
Bảng 3.25 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến tỷ lệ thu hồi dịch
trích………………………………………………………………………………… 61
Bảng 3.26 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo sát kích thước nguyên
liệu của rong mơ………………………………………………………… 61
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 xi
Bảng 3.27 Kết quả phân tích LSD của tỷ lệ thu hồi dịch trích đối với khảo kích thước nguyên liệu
của rong chỉ………………………………………………………………………… 62
Bảng 3.28 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến quá trình trích ly bằng
phương pháp xử lý ANOVA và LSD……………………………………………… 62
Bảng 3.29 Kết quả phân tích DPPH của dịch trích từ rong nâu………………………………….64
Bảng 3.30 Kết quả phân tích thành phần acid béo………………………………………… 66
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ sản lượng khai thác rong nâu toàn cầu (thống kê của FAO)………………19
Biểu đồ 1.2 Biểu đồ sản lượng nuôi trồng rong nâu trên toàn cầu (thống kê của FAO)… 20
Biểu đồ 3.1 Biểu diễn sự ảnh hưởng của loại dung môi đến quá trình trích ly rong nâu……… 40
Biểu đồ 3.2 Biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến quá trình trích ly rong
nâu……………………………………………………………………………………45
Biểu đồ 3.3 Biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian ngâm đến quá trình trích ly rong nâu 49
Biểu đồ 3.4 Biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian ngâm và thời gian ngâm – lắc đến quá trình
trích ly rong nâu…………………………………………………………… 52
Biểu đồ 3.5 Biểu diễn sự ảnh hưởng của tốc độ lắc đến quá trình trích ly rong nâu…………….56
Biểu đồ 3.6 Biểu diễn sự ảnh hưởng của số lần bổ sung dung môi đến quá trình trích ly rong
nâu………………………………………………………………………………… 59
Biểu đồ 3.7 Biểu diễn sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến quá trình trích ly rong
nâu………………………………………………………………………………… 61
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Rong biển (seaweed, marine algae) là những loài thực vật sống ở biển có giá trị dinh
dưỡng cao. Rong biển mọc tự nhiên rất nhiều ở biển đặc biệt là vùng biển miền trung Việ Nam,
nhưng hiện nay có nhiều quốc gia cũng lập nhiều trang trại nuôi trồng rong để đáp ứng nhu cầu
hằng ngày của con người.
Rong được ứng dụng rộng rãi và rất nhiều trên thế giới, là nguồn thực phẩm giàu dinh
dưỡng mang lại giá trị kinh tế cao, đã được ứng dụng trên quy mô công nghiệp với nhiều sản
phẩm được chiết xuất từ tảo phục vụ cho nhiều lĩnh vực: y học, công nghệ mỹ phẩm, sản xuất
thực phẩm,…Theo như nghiên cứu chủ yếu ở Nhật Bản cho thấy ở rong biển, đặc biệt là rong nâu
có chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng như các chất kháng oxy hóa, thành phần
carbonhydrate chiếm tỷ lệ cao, hiện đã được nghiên cứu khá kỹ trên thế giới và Việt Nam. Còn
về lipid ở rong biển thì hầu như chưa được nghiên cứu ở Việt Nam.
Từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu trích ly lipid và phân tích khả năng kháng
oxy hóa của rong nâu là vấn đề cần thiết phải được triển khai đúng mức để khai thác các tiềm
năng quan trọng từ thiên nhiên.
2. Mục tiêu đề tài.
Tìm ra loại dung môi, tỷ lệ dung môi và nguyên liệu, chế độ nhiệt, thời gian và tốc độ lắc,
kích thước nguyên liệu… cho hiệu suất trích ly lipid cao nhất.
Phân tích khả năng kháng oxy hóa tan trong lipid của rong nâu.
Phân tích thành phần acid béo trong lipid của rong nâu.
Đưa ra quy trình trích ly hoàn chỉnh với đầy đủ thông số kỹ thuật.
3. Giới hạn của đề tài.
Thời gian ngắn nên không thể tìm kiếm nhiều loại rong, thực nghiệm nhiều phương pháp.
Sử dụng thiết bị còn thô sơ.
Chi phí nghiên cứu han chế.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1 Tổng quan về rong nâu.
1.1.1 Phân loại thực vật
Rong nâu là tên gọi chung của các loài rong thuộc ngành Phaecophyta, ngành này chỉ có một
lớp Phaeophyceae, gồm 265 chi và khoảng 1500 – 2000 loài, phần lớn sống ở biển chỉ có một
số loài sống ở nước ngọt.[4,5,6,11]
Ngành Ochrophyta
Lớp Phaeophyceae
Bộ Fucales
Họ Sargassaceae
Chi Sargassum
Loài Sargassum Virgatum (rong mơ chổi), Sargassum feldmannii P.Hoang (rong
mơ Việt Nam), Sargassum mcclurei setchell (rong mơ McClurei), Sargassum
graminifolium (rong mơ cỏ), Sargassum carpophyllum (rong mơ chụm), Sargassum
horneri (rong mơ Horner), v.v…
1.1.2 Phân bố
Rong nâu sống bám vào các vật thể khác nhờ đĩa bám, do đó rong nâu thường sống ở
các vùng biển đá hoặc nơi có các vật bám khác như chân đập, cầu cảng, san hô Rong nâu tại
các vùng ôn đới, hàn đới có kích thước cá thể lớn, số lượng cá thể nhiều, số loài ít. Còn ở vùng
nhiệt đới, á nhiệt đới, rong nâu có kích thước cá thể nhỏ, số lượng loài phong phú. Nguồn lợi
rong nâu chủ yếu tập trung ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Ở châu Á, rong nâu phân bố dọc
theo ven biển các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á.[6]
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho rong biển
phát triển. Theo thống kê, nước ta có khoảng 794 loài rong biển, phân bố ở vùng biển phía bắc
310 loài, miền Nam 484 loài, 156 loài tìm thấy ở cả hai miền.[6]
Rong phát triển trên vùng bãi triều nền cứng. Các nguồn dự trữ lớn nhất của
Sargassum tập trung ở phía Bắc ở vịnh Bắc bộ, ở miền Trung và ven bờ biển phía Nam Việt
Nam ở vịnh Thái Lan. Mùa sinh trưởng đối với hầu hết các loài Sargassum kéo dài từ tháng
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 3
11 đến tháng 6. Chúng mọc trên nền đáy cứng là các đá tảng, sinh trưởng trong vực nước có
nhiệt độ và độ mặn tương đối cao (nhiệt độ: 29,3 ± 2,23°C và độ mặn 25÷ 34,5‰), độ bao phủ
trung bình đạt 43,71%, mật độ cây trung bình 43,8 ± 20,2 cây/m
2
và sinh lượng trung bình đạt
456,1 ± 64,2 g khô/m
2
. Sự tương quan giữa chiều dài với trọng lượng các thể của các loài rong
Mơ có giá trị trung bình là 0,7 và giữa chiều dài với sinh lượng là 0,78. Rong Mơ phân bố phổ
biến từ 0 m hải đồ cho đến chiều sâu 15 m nước, mùa vụ khai thác rong Mơ được phân làm ba
thời điểm theo ba vùng: Vùng bãi rong cạn, sâu và cạn ngầm.
Rong mơ phân bố dọc theo bờ biển nước ta, ở miền Trung và miền Nam rong tập
trung chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên
Giang và các đảo: Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, quần đảo Trường Sa. Ở các tỉnh phía Bắc
rong mơ có ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng và một số đảo như Cô Tô, Cát Bà,…
Bảng 1.1 Diện tích rong nâu theo vùng biển các tỉnh.
Các địa danh
Diện tích (m
2
)
Năng suất (kg/m
2
)
Mùa vụ (tháng)
Quảng Nam - Đà Nẵng
190.000
2,7
3- 5
Bình Định
42.750
2,5
3 - 5
Khánh Hòa
2.000.000
5,5
3 - 5
Ninh Thuận
1.500.000
7
3 - 5
Vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong mơ mọc cao nhất, tổng diện tích lên đến
2.000.000 m
2
, sinh lượng khá cao có thể lên tới hơn 5,5 kg/m
2
, trữ lượng có thể khai thác hàng
năm có thể ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi.
1.1.3 Đặc điểm thực vật.
Hình thái.[1,4,5]
Rong dài ngắn tùy loài và tùy thuộc vào điều kiện môi trường, thường gặp rong dài từ
vài chục cm đến vài ba mét hay hơn. Chúng bám vào vật bám nhờ đĩa bám hay hệ thống rễ bò
phân nhánh. Đĩa bám thường chắc hơn rễ và sóng biển thường đánh đứt rong hơn là nhổ được
đĩa bám.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 4
Thân rong gồm một trục chính rất ngắn, đa số thường dài trên dưới 1cm, hình trụ, sần
sùi. Đỉnh của trục chính sẽ phân ra làm 2 đến 5 nhánh chính, hai bên nhánh chính sẽ mọc ra
nhiều nhánh bên. Nhánh chính và nhánh bên sẽ tạo ra chiều dài của rong. Chiều dài này khác
nhau tùy vào các chi, loài và trong cùng một loài kích thước này cũng thay đổi tùy vào điều
kiện sống, tùy nơi phân bố.
Trên các nhánh có các cơ quan dinh dưỡng gần giống như lá và các túi chứa đầy không
khí được gọi là phao. Khi rong trưởng thành trên các nhánh bên mọc ra các nhánh phụ, ngắn
(thường từ tháng 3 đến tháng 6) có mang nhiều cơ quan sinh sản đực và cái gọi là đế. Nhờ có
hệ thống phao rong luôn giữ vị trí thẳng đứng trong môi trường biển. Nếu nước cạn rong khá
dài thì phần trên của rong nằm trên mặt nước.
Hình 1.1: Hình thái rong mơ.
Nhánh bên
Đĩa bám
Trục chính
Lá
Nhánh chính
Phao
Nhánh thụ
Đế
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 5
Cấu tạo.
a. Cơ quan bám.
So với các rong biển khác cơ quan bám của rong mơ khá vững chắc để có thể chịu
được thân rong mơ khá lớn và trong môi trường sóng mạnh. Hình dạng của cơ quan này biến
đổi từ dạng rễ bò đến dạng đĩa bám.
Hình 1.2: Các Cơ quan bám
1.2a: Đĩa bám dạng rễ bò. 1.2b: Đĩa bám mỏng, tròn.
1.2c: Đĩa bám hình nón dày. 1.2d: Đĩa bám dạng đĩa.
1.2e: Hai hay nhiều gốc rong chung đĩa bám mỏng.
b. Trục chính.
Mỗi rong chỉ có một trục chính, thường có hình trụ, sần sùi. Cây mầm mọc ra trục
chính, trục chính phát triển đến chiều dài nhất định khác nhau tùy mỗi loài, sau đó sẽ ngừng
tăng trưởng và phân ra các nhánh chính. Đây là cơ chế đặc biệt cho các loài của họ
Sargassaceae.
c. Các nhánh chính và nhánh bên.
Các nhánh chính quyết định chiều dài của rong. Số lượng các nhánh chính của một
cây rong thay đổi tùy loài. Các nhánh bên mọc chung quanh các nhánh chính theo cách xoay
tròn hay mọc hai bên trong một mặt phẳng, thường mọc hướng lên trên nhưng cũng có loài
mọc cong xuống (Sargassum serra-tifolium, Sargassum tortile…).
1.2a 1.2b 1.2c 1.2d 1.2e
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 6
d. Lá
Hình dạng của lá có những thay đổi rất lớn giữa các loài. Trong cùng một loài lá cũng
có những thay đổi giữa phần gốc và phần ngọn, giữa rong còn non và rong đã trưởng thành.
Ngoài ra, đôi khi chúng ta còn nhận thấy chúng có những thay đổi theo môi trường.
Hình 1.4: Các kiểu lá của rong mơ.
1.4a: Lá phân nhánh hình lông chim. 1.4b: Lá xẻ sâu.
1.4c: Mép lá có răng cưa nhọn, xẻ sâu. 1.4d: Mép lá có chia đôi hay mâm nhỏ.
1.4e: Mép lá có răng cưa mịn. 1.4f: Mép lá nguyên.
e. Phao
Sự hiện diện của phao hay túi khí là một tính chất rất đặc sắc của họ Sargassaceae. Hệ
thống phao giữ cho rong nổi lơ lửng trong môi trường biển. Hình dạng, vị trí, cấu tạo phao có
khác nhau và đều có quan hệ mật thiết với lá.
1.3a 1.3b 1.3c
Hình 1.3: Các kiểu nhánh chính của rong biển.
1.4a 1.4b 1.4c 1.4d 1.4e 1.4f
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 7
Hình 1.5: Các kiểu phao của rong mơ.
Số lượng, hình dạng, kích thước của phao cũng thay đổi theo tùy loài. Có loài phao rất
nhiều, làm thành chùm như chùm nho ở Sargassum polycystum nhưng cũng có loài phao rất ít
như Sargassum swartzii, Sargassum crassifolium… Đa số chúng có hình cầu, hình xoan, một
số ít có hình thoi kéo dài (Sargassum herklotsii).
f. Đế
Khi rong trưởng thành mọc ra các nhánh hình trụ ngắn, trên đó có mang các chùm
đế. Đế đực thường có dạng hình trụ hay hình bắp, có u, đôi khi có gai. Đế cái thường ngắn hơn
đế đực, hẹp hoặc có hình 3 cạnh và có gai nhất là ở phần chót đế.
Hình 1.6: Các kiểu đế của rong mơ.
1.6a: Đế mọc xung quanh một trục.
1.6b: Đế mọc cô đơn ở nách lá.
1.6c: Các chùm đế dày với phao lá.
1.6d: Đế phân nhánh nhiều, dẹp hay ba cạnh.
1.5a 1.5b 1.5c 1.5d 1.5e 1.5f 1.5g 1.5h
1.6a 1.6b 1.6c 1.6d
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 8
Đặc điểm một số loại thuộc rong nâu.
Sargassum polycystum(rong mơ): Thân chính với phân nhánh phát triển tươi tốt trong
bùn. Đế đực dạng trụ tròn, chia nhánh hoặc không, dài 14 mm, đường kính 1 mm. Đế cái dẹp
hoặc có dạng tam lăng, dài 4 mm, đường kính 1 mm, chia nhánh. Cấu tạo trong đế đực gồm
các ổ sinh sản hình tứ diện, bên trong chứa các giao tử phòng đực sinh giao tử đực. Đế cái
gồm các ổ sinh sản, mỗi ổ chỉ chứa một noãn bào hình cầu. Quá trình phát triển của S.
polycystum có liên quan chặt chẽ vào vị trí phân bố của nó trên vùng triều.
Chú thích:
a. Hình thái chung.
b. Lá.
c. Phao.
d. Đế đực.
e. Mặt cắt ngang đế đực.
f. Đề cái.
g. Mặt cắt ngang đế cái.
h. Nhánh chính.
i. Nhánh phụ.
Sargassum crassifolium (rong mơ): Lá cao 30 - 50 cm, rộng 0,5 - 1 cm, dài 2- 3 mm,
mang 3-7 cành chính. Các nhánh chính phẳng, rộng, mịn, dài 30- 50 cm, rộng 2,5 mm. Cành thứ
cấp tương tự như các nhánh chính, dài 3-6 cm, rộng 1 mm. Cành với mụn nước, lá cây và các vật
chứa, tạo ra từ nách của cành thứ cấp. Lá dày và cứng, theo chiều dọc đính kèm, hình elip để hình
elip, hình chữ nhật, dài 2 - 2,5 cm, rộng 1 cm, cuống sống, tỷ suất uốn lượn, dày, răng cưa hoặc
đôi răng cưa, đầu tù để tròn, gân lá giữa không dễ, biến mất về phía đầu ; cryptostomata khác
Hình 1.7: Cấu tạo hình thái S. polycystum.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 9
biệt, đột xuất phân tán, không quá trình; túi tròn để hình elip, dài 0,6-1,5 cm, 0,5-0,8 cm đường
kính, cơ sở phẳng hoặc có cánh, cuống ngắn, chiều dài ít hơn một phần ba trong túi, pedicles lá,
cryptostomata rải rác, tỷ suất lợi răng cưa, dài 5 mm, rộng ít hơn 1 mm.
Chú thích:
a. Hình thái chung.
b. Lá.
c. Phao.
d. Đế.
e. Mặt cắt ngang của đế.
Hình 1.8: Cấu tạo hình thái S.polycystum
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 10
1.1.4 Thành phần hóa học.
Bảng 1.2 Thành phần hóa hoc của rong nâu.
Thành phần
Tỷ lệ (tính theo trọng lƣợng rong
khô)(%)
Nước
13 - 15
Lipid
1 - 10
Protein
8,05 - 21,11
Tro
Iod
0,05 - 0,16
21 - 33
Calci
5 - 10
…
…
Glucid
Mannitol (monosaccharide)
Alginic (polysaccharide)
Chất xơ
7,00 - 15,95
13 - 15
8 - 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 11
Bảng 1.3: Thành phần hóa học của một số loại rong biển.
Ascophyllum
nodosum
Laminaria
digitata
Alaria
esculenta
Palmaria
palmata
Porphyra
yezoensis
Loại
Nâu
Nâu
Nâu
Đỏ
Đỏ
Nước (%)
70 - 85
73 - 90
73 - 86
79 - 88
Tro
15 - 25
73 - 90
73 - 86
15 - 30
7,8
Acid alginic
15 - 30
20 - 45
21 - 42
0
0
Xylans
0
0
0
29 - 45
0
Laminaran
0 - 10
0 - 18
0 - 34
0
0
Manitol
5 - 10
4 - 16
4 - 13
0
0
Fucoidan
4 - 10
2 - 4
0
0
Floridoside
0
0
0
2 - 20
Carbohydrate
c.10
1 - 2
1 - 2
Protein
5-10
8 -15
9 - 18
8 - 25
43,6
Chất béo
2 - 7
1 - 2
1 - 2
0,3 – 0,8
2,1
Tannin
2 - 10
c.1
0,5 – 0,6
Kali
2 - 3
1,3 – 3,8
7 - 9
2,4
Sodium
3 - 4
0,9 – 2,2
2,0 – 2,5
0,6
Magnesium
0,5 – 0,9
0,5 – 0,8
0,4 – 0,5
Iode
0,01 – 0,1
0,3 – 1,1
0,05
0,01 – 0,1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 12
1.1.4.1 Lục lạp và sắc tố.
a. Lục lạp
Lục lạp có dạng hình đĩa, hoặc hình dãi, thường có màu vàng nâu vì màu lục của
chlorophyll bị che lấp bởi màu sắc của các sắc tố phụ fucoxanthin. Hạt tạo bột (pyrenoid) như
cuống nhô ra từ phần cuối của lục lạp. Mỗi lục lạp thường có một hoặc vài hạt tạo bột có dạng
quả lê.
Lục lạp được bao bọc bởi bốn lớp màng trong đó gồm hai lớp màng của lục lạp và hai
lớp màng lưới nội sinh chất lục lạp. Mạng lưới nội sinh chất lục lạp nối với màng nhân. Giữa
màng nhân và hai lớp màng của lục lạp có periplastidal. Periplastidal gồm hệ thống các vi ống
liên kết với nhau ở khoảng hẹp giữa màng nhân và hai lớp màng của lục lạp.
Phía trong lục lạp, ba thylacoid thường xếp chồng lên nhau tạo thành các tấm lamella.
Lục lạp của tảo nâu có các lamella ngoại vi chạy sát màng lục lạp, bao bọc các lamella khác ở
phía trong. Đặc điểm cấu tạo lục lạp của tảo nâu cũng là một trong những đặc điểm quan trọng
để xếp tảo nâu vào cùng một ngành với tảo silic, tảo vàng, tảo vàng ánh và các lớp khác vào
cùng một ngành. Cấu trúc lục lạp của tảo nâu giống với cấu trúc điển hình của ngành
Heterokontophyta. ADN của lục lạp có dạng vòng.[10]
b. Sắc tố.
Sắc tố trong rong nâu là diệp lục tố (chlorophyll), diệp hoàng tố (xantophyl), sắc tố
màu nâu (fucoxanthin), sắc tố đỏ (caroten). Tùy theo tỷ lệ các loại sắc tố mà rong có màu từ
nâu - vàng - nâu đậm - vàng lục. Nhìn chung sắc tố của rong mơ là khá bền.
Sắc tố quang hợp của tảo nâu hòa tan trong lục lạp không tập trung thành các
phycobilisome trên bề mặt của thylacoid như ở tảo đỏ hay tảo lam. Sắc tố quang hợp là
chlorophyll a, chlorophyll c, không có chlorophyll b. Sắc tố quang hợp phụ là fucoxanthin và
các sắc tố xanthophyll cùng có hiện diện ở tảo nâu như: violaxanthin, antheraxanthin,
neoxanthin, diadinoxanthin, diatoxanthin. Bên cạnh đó còn có β_carotene. Ở tảo nâu các sắc
tố quang hợp phụ đặc biệt là fucoxanthin có màu sắc lấn át sắc tố quang hợp nên tảo có màu
nâu. Ở Chrysophyceae và Bacillariophyceae cũng có màu nâu do sắc tố fucoxanthin.[10]
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 13
1.1.4.2 Glucid:
Monosacharide: quan trọng nhất trong rong là đường Mannitol, được Stenhouds phát hiện
năm 1884 và được Kylin (1913) chứng minh thêm. Mannitol có công thức tổng quát: HOCH
2
– (CHOH)
4
– CH
2
OH.
Mannitol tan được trong alcol, dễ tan trong nước có vị ngọt. Hàm lượng từ 14 -
25% trọng lượng rong khô tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý nơi sinh sống.
Hàm lượng Mannitol biến động theo thời gian sinh trưởng trong năm của rong khá
rõ rệt, tăng dần từ tháng 1, tập trung cao vào mùa hè (tháng 4) rồi sau đó giảm đi.
Theo Kylin (1993) và Vedrinski (1938) cho thấy hàm lượng Mannitol đạt 25% về
mùa hè rồi bị phân hủy dần trong các tháng mùa đông chỉ còn 4 - 6%.
Rong bảo quản không tốt, độ ẩm cao làm cho Mannitol bị phá hủy.
Công dụng của Mannitol: dùng trong y học chữa bệnh cho người già yếu, trong
quốc phòng dùng điều chế thuốc nổ theo tỷ lệ hỗn hợp Mannitol với Hydrogen và
Nitơ. Ngoài ra Mannitol còn dùng điều chế thuốc sát trùng (Mannitol với kim loại
có tác dụng diệt trùng cao).[10]
Polysacaride:
Alginic: Là một polysacaride tập trung ở giữa vách tế bào, là thành phần chủ yếu tạo
thành tầng bên ngoài của màng tế bào rong. Alginic và các muối của chúng có nhiều công dụng
trong ngành công nhiệp, y học, nông học và thực phẩm. Hàm lượng alginic trong các loại rong
nâu khoảng 2 - 4% so với rong tươi và 13 - 15% so với rong khô. Hàm lượng này phụ thuộc vào
loài rong và vị trí địa lý môi trường mà rong sinh sống. Hàm lượng alginic trong rong nâu ở các
tỉnh miền trung Việt Nam thường cao nhất vào tháng 4 trong năm.[7,10]
Hình 1.9 : Cấu trúc của acid alginic.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang – MSSV: 0951100124 14
Fucxinic: Có tính chất gần giống với acid alginic. Acid fucxinic tác dụng với acid
sunfuric tạo hợp chất màu phụ thuộc vào nồng độ acid sunfuric. Có tính chất gần giống với
alginic. Acid fucxinic tác dụng với acid sunfuric tạo hợp có chất màu phụ thuộc vào nồng độ acid
sunfuric, nhờ tính chất này mà fucxinic được ứng dụng vào sản xuất sợi tơ màu, phim ảnh
màu.[10]
Fucoidan: là một polysaccharide với bộ khung chính được tạo bởi α-L-fucose sulfat
(chiếm hơn 90%) và một lượng nhỏ các đường đơn khác như: D-manose, D-galactose, D-xylose,
L-rhamnonse, D-glucose và acid D-uronic. Là muối giữa acid fucoidinic với các kim loại hóa trị
khác nhau như Ca, Cu, Zn. Fucoidan có tính chất gần giống với acid alginic, nhưng hàm
lượng thấp hơn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy fucoidan thể hiện nhiều hoạt tính sinh học
đặc biệt như chống đông tụ, chống viêm nhiễm và điều tiết miễn dịch, ức chế sự phát triển u
bướu và ung thư, kháng virút kể cả virút HIV.[7]
Laminarin: Là tinh bột của rong. Laminarin thường ở dạng bột không màu, không mùi có
hai loại: tan trong nước và không tan trong nước. Laminaran là một glucose polysaccharide chỉ
có trong rong nâu. Laminaran được biết đến như là những chất kháng ung thư, chất bảo vệ phóng
xạ và chống đông tụ máu [7].
Cellulose: Là thành phần tạo nên vỏ cây rong. Hàm lượng cellulose trong rong nâu nhiều
hơn rong đỏ. Công dụng: dùng cho công nghiệp giấy, trong công nghiệp xây dựng (l2 phụ gia kết
cấu xi măng).[10]
Protein của rong nâu không cao lắm nhưng khá hoàn hảo. Do vậy rong nâu có thể sử dụng
làm thực phẩm. Protein của rong nâu thường ở dạng kết hợp với Iod tạo Iod hữu cơ như:
Monoiodinzodizin, Diodinzodizin. Iod có giá trị trong y học, do vậy rong nâu còn được dùng làm
thuốc phòng chống và chữa bệnh bướu cổ.
Hàm lượng các acid amin cũng đáng kể và có giá trị cao trong protein của rong biển.
Hàm lượng protein rong nâu vùng biển Nha Trang dao động từ 8,05 -21,11% so với trọng
lượng rong khô và hàm lượng cũng phụ thuộc vào loài, giai đoạn phát triển và đặc biệt là
điều kiện sống [10].