Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

LS_the_gioi_trung_dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.14 KB, 80 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F 7 G






GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
TRUNG ĐẠI





NGUYỄN GIA PHU


Lòch sử thế giới Trung Đại - 1 -
MỤC LỤC
PHẦN I. LỊCH SỬ PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI..................................................... 3
B
ÀI
I.

SỰ

HÌNH



THÀNH

CHẾ

ĐỘ

PHONG

KIẾN



TÂY

ÂU. ............................... 3
I. Sự thành lập các quốc gia ở Tây Âu từ thế kỷ V – X:......................................... 3
II. Vương quốc Phrăng:.......................................................................................... 3
III. Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở vương quốc Phrăng:..................... 4
B
ÀI
II.

SỰ

RA

ĐỜI




PHÁT

TRIỂN

CỦA

THÀNH

THỊ ........................................ 8
I. Sự ra đời của thành thò : ..................................................................................... 8
II. Hoạt động kinh tế của các thành thò: ................................................................ 9
III. Cuộc đấu tranh giành quyền tự trò và ảnh hưởng của thành thò đối với chế độ
phong kiến:........................................................................................................... 11
B
ÀI
III.

GIÁO

HỘI

LA





PHONG


TRÀO

VIỄN

CHINH

CỦA

QUÂN

THẬP

TỰ............................................................................................................................... 13
I. Sự phát triển thế lực của giáo hội La Mã:........................................................ 13
II. Những cuộc viễn chinh của quân Thập Tự :.................................................... 14
B
ÀI
IV.

NHỮNG(CUỘC

PHÁT

KIẾN

LỚN

VỀ

ĐỊA


LÝ. ....................................... 19
I. Nguyên nhân và tiền đề của các cuộc phát kiến đòa lý:................................... 19
II. Các cuộc phát kiến lớn :.................................................................................. 19
III. Cuộc hành trình vòng quanh trái đất:............................................................ 20
IV. Hậu quả:......................................................................................................... 21
B
ÀI
V.

SỰ

RA

ĐỜI

CỦA

CHỦ

NGHĨA



BẢN



TÂY


ÂU................................. 23
I. Những tiền đề của sự ra đời của chủ nghóa tư bản:.......................................... 23
II. Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghóa:................................................. 24
III. Sự ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản:.......................................... 25
IV. nh hưởng của chủ nghóa tư bản với chế độ phong kiến: .............................. 26
B
ÀI
VI.

PHONG

TRÀO

CẢI

CÁCH

TÔN

GIÁO ..................................................... 28
I. Nguyên nhân chung: ......................................................................................... 28
II. Các cuộc cải cách tôn giáo:............................................................................ 28
III. Những hoạt động chống cải cách tôn giáo của giáo hội Thiên Chúa:.......... 30
B
ÀI
VII.

SỰ

PHÁT


TRIỂN

CỦA

CHẾ

ĐỘ

PHONG

KIẾN

TỪ

PHÂN

QUYỀN

ĐẾN

TẬP

QUYỀN



PHÁP .............................................................................................. 32
I. Quá trình thống nhất nước Pháp :.................................................................... 32
II. Quá trình phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế :................................. 35

B
ÀI
VIII.

CÁCH

MẠNG

NÊĐÉCLAN ..................................................................... 38
I. Tình hình Nêđéclan trước cách mạng :............................................................ 38
II. Diễn biến cuộc cách mạng:............................................................................. 40
III. Tính chất , ý nghóa và hạn chế của cách mạng Nêđéclan: ............................ 42
PHẦN II. LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG THỜI TRUNG ĐẠI ................................. 45
B
ÀI
I.

TRUNG

QUỐC................................................................................................ 45
I. CÁC TRIỀU ĐẠI TỪ TẦN ĐẾN THANH (22
1TCN – 1840) ............................ 45
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI:...................................................................... 59
B
ÀI
II.

A

RẬP ............................................................................................................. 63

I. Sự thành lập nhà nước A Rập: .......................................................................... 63
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 2 -
B
ÀI
III.

ẤN

ĐỘ........................................................................................................... 68
I. Tình hình chính trò: ........................................................................................... 68
II. Chế độ Jati và Ấn Độ giáo:............................................................................. 70
B
ÀI
IV.

NHẬT

BẢN................................................................................................... 73
I. Những nhà nước đầu tiên :................................................................................ 73
II. Nhật Bản từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII:............................................................ 73

Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 3 -
Phần I.
LỊCH

SỬ


PHƯƠNG

TÂY

TRUNG

ĐẠI
Bài I.
SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU.
I.
Sự thành lập các quốc gia ở Tây Âu từ thế kỷ V – X:
Trước khi đế quốc Tây La Mã diệt vong (năm 476), trên đất đai của Tây La Mã
đã thành lập một số vương quốc của người Giécmanh như Tây Gốt, Văngđan,
Buốcgông… Sau khi Tây La Mã diệt vong, người Giécmanh tiếp tục thành lập những
vương quốc mới. Đó là vương quốc Phrăng thành lập năm 486 ở xứ Gôlơ, Vương
quốc Đông Gốt thành lập năm 493 ở Ý.
Như vậy là đến cuối thế kỷ V, toàn bộ đất đai của Tây La Mã đã trở thành đòa
bàn của các vương quốc mới của người Giécmanh.
Tuy vậy, đa số các nước này tồn tại không được lâu: Vương quốc Văngđan bò
Đông La Mã tiêu diệt năm 534. Cũng năm đó vương quốc Buốc Gông bò vương quốc
Phrăng thôn tính.
Năm 535, vương quốc Đông Gốt bò hoàng đế Đông La Mã tấn công, và đến
năm 555 thì bò diệt vong.
Vương quốc Tây Gốt tồn tại được gần ba thế kỷ, nhưng đến năm 711 cũng bò A-
rập chinh phục.
Sau khi Đông La Mã tiêu diệt vương quốc Đông Gốt chiếm lại được bán đảo Ý,
năm 568 người Lôngba đã tràn vào chiếm được miền Bắc và miền Trung bán đảo Ý
rối thành lập vương quốc Lôngba. Nhưng nước này cũng chỉ tồn tại đến năm 774 thì
bò vương quốc Phrăng chinh phục.

Thế là trong số các nước do người Giécmanh thành lập chỉ có vương quốc
Phrăng là tồn tại lâu dài và có vai trò quan trọng trong mấy thế kỷ đầu của chế độ
phong kiến ở Tây Âu.
II.
Vương quốc Phrăng:
Người Phrăng lúc đầu cư trú ở vùng hữu ngạn sông Ranh. Từ thế kỷ thứ III, họ
vượt qua sông Ranh tràn vào xứ Gôlơ, đến thế kỷ thứ IV, họ được coi là bạn đồng
minh của La Mã và được đònh cư ở vùng Đông Bắc xứ Gôlơ. Sau khi Tây La Mã diệt
vong người Phrăng chiếm thêm được nhiều đất đai ở xứ này và đến năm 486 thì
chuyển sang xã hội có nhà nước.
Người đầu tiên đặt cơ sở cho việc thành lập vương quốc Phrăng là Clôvít (481-
511), vốn là một thủ lónh bộ lạc, đến năm 486 thì biến thành ông vua đầu tiên của
triều đại Mêrôvanhgiêng (Mérovingiens, 481-751).
Sau khi thành lập nước, các vua của vương quốc Phrăng không ngừng chinh
phục bên ngoài, do đó lãnh thổ của vương quốc càng được mở rộng.
Năm 732, Tể tướng của vương quốc Phrăng là Sáclơ Macten có công đánh bại
cuộc tấn công của người A-rập nên uy tín vang dội trong cả nước. Vì vậy, sau khi ông
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 4 -
chết (741), con của ông là Pêpanh Lùn được thay chức Tể tướng. Đến năm 751,
Pêpanh Lùn được hội nghò q tộc cử lên làm vua, triều Mêrôvanhgiêng kết thúc,
triều Carôlanhgiêng (Carolingiens) được thành lập.
Năm 768, Pêpanh chết, con là Sáclơmanhơ lên thay. Đây là ông vua lỗi lạc
nhất của vương quốc Phrăng. Trong 46 năm ở ngôi, ông không ngừng chinh chiến, do
đó đã làm cho vương quốc Phrăng trở thành một nước có cương giới rộng lớn tương
đương với lãnh thổ của đế quốc Tây La Mã trước kia. Vì vậy năm 800, ông được
Giáo hoàng Lêông III cử hành lễ Gia miện (
1
) tôn làm hoàng đế của La Mã, vì vậy

ông được coi là Sáclơmanhơ tức là “Đại hoàng đế Sáclơ”.
Năm 814, Sáclơmanhơ chết, người con trưởng là Lu-y “Mộ đạo” lên nối ngôi
(814-840). Trong thời gian này, cuộc đấu tranh trong nội bộ cung đình dã xảy ra, năm
840, Lu-y “Mộ đạo” chết, cuộc nội chiến giữa ba người con của Lu-y Mộ đạo lập tức
bùng nổ.
Năm 843, ba anh em phải ký với nhau hòa ước Vécđoong. Theo hòa ước này,
lãnh thổ của vương quốc chia làm 3 phần:
- Người anh cả Lôte được phần giữa bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh
và miền Bắc bán đảo Ý.
- Người em thứ hai là Lu-y xứ Giécmanh được phần đất phía Đông sông
Ranh.
- Người em út Sáclơ Hói được phần đất phía Tây của vương quốc.
Như vậy đến đây, vương quốc Phrăng tan rã, đồng thời hòa ước Vécđoong cũng
là mốc lòch sử đánh dấu sự thành lập ba nước mới là Pháp, Đức, Ý.
III.
Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở vương quốc Phrăng:
Sau khi thành lập nước, người Phrăng từ xã hội nguyên thủy chuyển lên chế độ
phong kiến. Quá trình phong kiến hóa ấy chủ yếu biểu hiện ở ba mặt:
1. Biến toàn bộ ruộng đất trong xã hội thành lãnh đòa phong kiến. Giai cấp
Lãnh chúa xuất hiện:
Trong quá trình chinh phục, người Phrăng chiếm được nhiều ruộng đất. Vua
Phrăng đem một phần trong số ruộng đất ấy ban cấp cho các thân binh của mình
và biếu tặng các cơ sở của giáo hội Kitô. Việc ban cấp này không kèm theo một
điều kiện nào cả. Ngoài ra một số quý tộc cũ ở đó vẫn được giữ lãnh đòa của
mình. Tất cả những người đó bao gồm vua quan, tướng lónh, giáo chủ, tu viện
trưởng, chủ nô cũ… lập thành giai cấp đòa chủ mới.
Đến thế kỷ VIII, chính sách ban cấp ruộng đất ở vương quốc Phrăng có một
sự thay đổi. Trước đây, ruộng đất ban cấp không kèm theo điều kiện nào cả, nay
việc ban đất là có kèm theo điều kiện. Chính sách ban cấp đất này gắn liền với
việc xây dựng kỵ binh của Sáclơ Macten.



1
Lễ đội mũ miện bằng vàng của hoàng đế La Mã
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 5 -
Những điều kiện đó là :
+ Người được phong đất (gọi là bồi thần) phải thề trung thành với
người phong đất (gọi là tôn chủ) và phải thực hiện nghóa vụ quân sự
mỗi năm 40 ngày.
+ Đất phong chỉ được sử dụng suốt đời chứ không được truyền cho
con cháu.
Loại ruộng đất phân phong có điều kiện này gọi là bênêphixơ (bénéfice), ta
có thể dòch là thái ấp.
Đến thời Sáclơmanhơ, đất đai chinh phục được càng nhiều, chế độ phong
cấp thái ấp càng phát triển do đó thế lực của tầng lớp bồi thần càng mạnh.
Sau khi nước Pháp thành lập, năm 877, do sức ép của các bồi thần, Sáclơ
Hói phải ban bố sắc lệnh quy đònh các bồi thần tuy vẫn phải thực hiện nghóa vụ
quân sự, nhưng được truyền thái ấp và chức tước cho con cháu. Từ đó, thái ấp trở
thành những lãnh đòa cha truyền con nối gọi là phi- ép (fief).
Đến đây, quá trình biến ruộng đất trong xã hội thành ruộng đất phong kiến ở
vương quốc Phrăng hoàn thành.
Đồng thời với việc phong đất, các bồi thần còn được phong các chức tước
như Công tươcù, Hầu tước, Bá tước. Giờ đây, những chức tước ấy trở thành những
danh hiệu quý tộc và cũng được truyền cho con cháu cùng với lãnh đòa. Như vậy, ở
phương Tây, giai cấp lãnh chúa đồng thời cũng là giai cấp quý tộc.
Chính sách phân phong ruộng đất ấy đã tạo ra giai cấp quý tộc phong kiến
đông đảo làm cơ sở giai cấp của chế độ phong kiến.
2. Biến giai cấp nông nhân thành giai cấp nông nô:

Trong quá trình chinh phục, đồng thời với việc đem một bộ phận đất đai
phong cho các thân binh và biếu tặng các cơ sở của giáo hội Kitô, vua Phrăng giao
bộ phận còn lại cho các thành viên thò tộc của người Phrăng. Với những vùng đất
mới này, các thành viên thò tộc người Phrăng lập thành những công xã nông thôn
gọi là công xã Máccơ. Chẳng bao lâu, công xã nông thôn tan rã, nông dân trở
thành những người chủ của phần đất do công xã chia cho .
Đến thế kỉ VII, vì nhiều nguyên nhân như thiên tai, phải nộp thuế quá nặng,
đàn ông phải đi làm nghóa vụ, bệnh dòch, vợ con ở nhà không kham nổi việc sản
xuất v.v…,rất nhiều nông dân bò phá sản, do đó họ phải bán hoặc hiến ruộng đất
của mình cho lãnh chúa . Đồng thời các lãnh chúa cũng dùng nhiều cách để chiếm
đoạt ruộng đất của nông dân nên dần dần toàn bộ ruộng đất trong xã hội đều tập
trung vào tay giai cấp lãnh chúa.
Sau khi mất ruộng đất, nông dân chỉ còn một cách là phải lónh canh ruộng
đất của lãnh chúa để làm ăn, do đó bò biến thành nông dân đời đời lệ thuộc vào
lãnh chúa, gọi là nông nô.
Về kinh tế, do cày cấy ruộng đất của lãnh chúa, nông nô phải nộp đòa tô cho
lãnh chúa mà trong thời kì đầu, hình thức đòa tô phổ biến là lao dòch.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 6 -
Với hình thức đòa tô này, nông nô được lãnh chúa chia cho một mảnh ruộng,
được thu hoạch toàn bộ sản phẩm của mảnh ruộng đó, nhưng mỗi tuần phải đến
làm việc 3-4 ngày trên ruộng đất của chủ.
Ngoài ra, nông nô còn phải làm nhiều việc không công khác và phải nộp
nhiều thứ thuế như thuế xay bột, thuế nướng bánh mì, thuế kiếm củi, thuế chăn gia
súc, thuế qua cầu, qua đò, thuế kết hôn, thuế kế thừa tài sản v.v…
Ngoài nghóa vụ đối với lãnh chúa của mình, nông nô còn phải nộp thuế 1/10
cho giáo hội Kitô và nhiều khoản bất thường khác.
Về đòa vò xã hội, tuy nông nô chưa hoàn toàn mất tự do, họ có gia đình riêng
và một ít tài sản riêng, và chủ không có quyền giết hại họ,nhưng họ không được tự

tiện rời bỏ mảnh ruộng mà chủ giao cho. Hơn nữa, con cháu của họ cũng phải đời
đời kế thừa mảnh ruộng ấy và phải làm nông nô cho lãnh chúa .
Nông nô cũng không có quyền tự do kết hôn. Những cuộc hôn nhân của họ
đều phải được lãnh chúa đồng ý, nếu không sẽ bò xử phạt nặng nề. Khi kết hôn họ
phải nộp thuế cho lãnh chúa. Nếu nam nữ thuộc hai lãnh chúa kết hôn với nhau,
tuy đã được hai lãnh chúa cho phép, nhưng con cái họ sinh ra phải chia cho cả hai
lãnh chúa.
Lãnh chúa còn có quyền hành hạ đánh đập nông nô miễn là không nguy hại
đến tính mạng hoặc cơ thể là được.
Ở Tây u, chế độ nông nô tồn tại đến khoảng thế kỉ XV-XVI mới tan rã.
3. Sự thành lập các trang viên phong kiến:
Thời La Mã cổ đại, trang viên (tức điền trang) đã tồn tại rồi, nhưng chủ trang
viên là chủ nô và lực lượng lao động trong trang viên là nô lệ.
Đến thời kì này, trong quá trình tập trung ruộng đất vào tay các lãnh chúa
phong kiến, trang viên lại được thành lập.
Trang viên thường lớn bé khác nhau, có trang viên bao gồm mấy làng, ngược
lại, có khi một làng lớn lại bao gồm mấy trang viên.Lực lượng lao động chính
trong trang viên phong kiến là nông nô. Những trang viên lớn có tới ba bốn trăm
hộ nông nô, những trang viên nhỏ thì chỉ có vài ba chục hộ, nhưng thông thường
nhất là khoảng 100 hộ.
Trong trang viên thường có lâu đài, kho tàng , cối xay bột, lò bánh mì, xưởng
ép dầu, lò rèn v.v… của lãnh chúa; lại còn có nhà thờ và khu vực nhà chung của
các tu só. Ngoài ra còn có những túp lều của nông nô.
Đất đai trang viên bao gồm ruộng đất canh tác, bãi cỏ, rừng, ao hồ, đầm
lầy…
Ruộng đất canh tác chia làm hai phần: Phần đất tự sử dụng của lãnh chúa và
phần đất chia cho nông nô. Chính vì nông nô được nhận một mảnh đất ở bộ phận
thứ hai này nên hàng tuần phải dành một nửa thời gian và phải đem theo súc vật,
nông cụ đến làm việc trên đất đai của chủ. Đến mùa thu hoạch, nông nô cũng phải
đến gặt hái và chở về kho cho chủ.

Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 7 -
Ngoài đất canh tác ra, bãi cỏ, rừng, ao hồ … cũng là của chủ, vì vậy nông nô
muốn chăn súc vật, kiếm củi, bắt cá v.v… đều phải nộp thuế cho chủ.
Trang viên phong kiến là những đơn vò kinh tế tự sản tự tiêu (còn gọi là tự
cấp, tự túc) . Ngoài việc sản xuất nông nghiệp, trong trang viên còn sản xuất tiểu
thủ công nghiệp. Vì vậy ngoài những nông nô làm ruộng còn có những nông nô
làm các loại thợ thủ công như thợ mộc, thợ rèn, thợ dao kiếm, thợ vàng bạc v.v…
Những người thợ thủ công này được chủ cấp cho một mãnh đất nhỏ để tự sản xuất
lương thực.
Như vậy, các trang viên về cơ bản có thể thỏa mãn được các nhu cầu về
lương thực, thực phẩm cũng như các loại đồ dùng thường ngày của lãnh chúa và
nông nô, chỉ có những thứ không sản xuất được như muối, sắt và các thứ hàng xa
xỉ như vải lụa, hương liệu … mới phải mua của các lái buôn người Bidantium hoặc
Ả Rập. Do tình hình ấy trong vòng 5 thế kỷ, nền kinh tế hàng hóa hầu như chưa có
gì đáng kể, và tình hình ấy kéo dài cho đến thế kỷ XI, khi thành thò ra đời mới
chấm dứt.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 8 -
Bài II.
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ
I.
Sự ra đời của thành thò :
1. Hoàn cảnh lòch sử:
Thời cổ đại ở phương Tây đã từng có những thành thò rất tráng lệ và sầm
uất. Nhưng đến cuối thời đế quốc La Mã, do sự suy thoái của nền kinh tế hàng
hóa, các thành thò ở Tây u đã bò điêu tàn. Sự xâm nhập và phá hoại của Man tộc
càng làm nghiêm trọng thêm tình hình ấy.

Tiếp đó, từ thế kỷ V-X, do toàn bộ nền kinh tế đều sản xuất tại nông thôn
nên thành thò vẫn chưa được khôi phục. Lúc bấy giờ chỉ có một số thành lũy dùng
làm kinh đô của vua hoặc các trung tâm hành chính của các quận mà thôi chứ
không phải những thành thò.
2. Nguyên nhân của sự ra đời những thành thò:
Đến!thế kỷ XI, thủ công nghiệp và nông nghiệp ở Tây u đều có những tiến
bộ đáng kể. VÌ vậy, những người thợ thủ công ở nông thôn từ chỗ làm việc theo
yêu cầu của những người tiêu dùng ở trong trang viên đã chuyển sang sản xuất
hàng hóa để bán.
Để tiện việc tiêu thụ sản phẩm của mình và để thoát khỏi sự nô dòch của các
lãnh chúa, những người thợ thủ công này đã trốn khỏi nông thôn đến những nơi
thuận lợi cho việc sản xuất của họ như gần nơi cung cấp nguyên liệu, có nhiều
khách hàng mua sản phẩm của họ, tương đối an toàn v..v.. Những nơi thợ thủ công
đến cư trú thường là những trung tâm chính trò như kinh đô của vua, thành lũy của
lãnh chúa phong kiến hoặc những trung tâm tôn giáo như Tòa Giám mục, tu viện,
nhà thờ. Ngoài ra thợ thủ công còn hay tụ hội ở những nơi mới nhưng có nhiều
người thường xuyên qua lại như các ngã tư đường, đầu cầu, bến đò, cửa sông…
Lúc bấy giờ, thợ thủ công cũng là những người bán sản phẩm của họ nên
những nơi họ đến cư trú và sản xuất đã nhanh chóng trở thành những trung tâm
công thương nghiệp.
Tiếp đó, nông dân từ nông thôn không ngừng chạy đến những nơi này làm
cho cư dân ở đây cũng thêm đông đúc, do đó những nơi đó dần dần phát triển
thành những thành phố.
3. Bộ mặt và quy mô của thành thò:
Khi mới ra đời, thành thò ở châu u còn rất thô sơ, xung quanh mỗi thành
phố có thành xây bằng đá, bằng gạch thậm chí bằng gỗ, lại còn có hào sâu, có
tháp canh, có cổng thành chắc chắn cứ đến tối thì đóng lại.
Trong thành đường phố ngang dọc chằng chòt nhưng chật hẹp và đầy rác
rưởi, mùa hè thì bụi, mùa mưa thì lầy lội, mãi đến thế kỷ XIV, XV mới biết rải đá,
ban đêm thì tối tăm vì chưa có đèn đường.

Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 9 -
Những người thợ thủ công cùng nghề thường sống tập trung ở một khu vực,
do đó các tên phố thường được gọi theo tên nghề nghiệp như phố Thợ Rèn, phố
Thợ Mộc, phố Thợ Dệt…
Quy mô của các thành phố châu Âu lúc bấy giờ còn tương đối nhỏ. Cho đến
thế k XIII, Pari cũng mới chỉ có 100.000 dân, Luân Đôn, Milanô có khoảng
50.000 người, còn phần lớn các thành phố khác chỉ có khoảng dưới 10.000 người.
II.
Hoạt động kinh tế của các thành thò:
Trong các thành phố của phương Tây lúc bấy giờ có hai ngành kinh tế chính là
thủ công nghiệp và thương nghiệp.
1. Thủ công nghiệp và tổ chức phường hội:
Thủ công nghiêp là ngành kinh tế quan trọng nhất trong hầu hết các thành
thò ở châu u lúc bấy giờ.
Những người thợ thủ công làm việc ngay tại nhà họ bằng công cụ lao động
và nguyên liệu của họ. Trong các xưởng thủ công nhỏ bé ấy, giúp việc cho thợ cả
thường có vài người thợ bạn, vài người thợ học việc và các thành viên trong gia
đình người thợ cả.
Tuy việc sản xuất được tiến hành riêng lẻ như vậy, nhưng để bảo vệ lẫn
nhau, những người thợ thủ công cùng nghề ở thành thò đã tổ chức thành những
đoàn thể nghề nghiệp gọi là phường hội.
- Mục đích chủ yếu của viêc thành lập phường hội là
+ Bảo đảm sự đồng đều về quyền lợi trong việc sản xuất cũng như trong
khâu mua nguyên liệu và bán sản phẩm; tránh sự cạnh tranh lẫn nhau giữa
những người thợ thủ công cùng nghề.
+ Bảo vệ sự độc quyền về nghề nghiệp của mình chống sự cạnh tranh của
những nông nô mới chạy vào thành thò và cũng làm nghề đó.
+ Đoàn kết lẫn nhau nhằm chống lại sự hạch sách và cướp bóc của lãnh

chúa phong kiến.
-Nguyên tắc tổ chức: Phường hội là tổ chức của những người thợ thủ công
cùng ngành nghề trong một thành phố. Thành viên của phường hội là những người
thợ cả đồng thời là người chủ của các xưởng thủ công gia đình.
Phường hội có tổ chức và quy chế rất chặt chẽ. Mỗi phường hội có một
người cầm đầu gọi là trùm phường do đại hội các thành viên bầu ra. Trùm phường
có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện các quy chế của phường hội xử lý những vụ vi
phạm, giải quyết những xích mích giữa các thành viên.
-Quy chế của phường hội cũng do đại hội các chủ xưởng thảo ra trong đó
bao gồm những quy đònh rất chặt chẽ và chi tiết về nhiều mặt:
+ Quy mô sản xuất bao gồm các khâu như số lượng công cụ lao động, số
lượng thợ bạn và thợ học việc, thời gian lao động hàng ngày…
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 10 -
+ Điều kiện để nhận thợ học việc, thời gian học việc, thời gian làm thợ
bạn, chế độ thù lao đối với thợ học việc và thợ bạn…
+ Chất lượng và qui cách sản phẩm, giá bán sản phẩm…
-Tính chất của phường hội: Phường hội là tổ chức nghề nghiệp của thợ
thủ công mang tính chất phong kiến vì người thợ thủ công trong phường hội còn
gắn liền với tư liệu sản xuất, hơn nữa mục đích của việc sản xuất chủ yếu là để
kiếm tư liệu sinh hoạt chứ không phải để mưu cầu lợi nhuận.
-Ý nghóa của phường hội:
+ Về mặt kinh tế, trong thời kì đầu, phường hội đã đảm bảo cho việc sản
xuất được tiến hành thuận lợi, đồng thời phường hội có vai trò rất lớn trong việc
trau dồi kó thuật sản xuất, do đó đã thúc đẩy sự phát triển của các nghề thủ công
trong một thời gian nhất đònh.
+Về mặt xã hội, phường hội là tồ chức đoàn kết tương trợ của thợ thủ
công để đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến, quý tộc thành thò và để giúp đỡ
lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn.

Phường hội còn là tổ chức có tính chất quân sự và tôn giáo. Mỗi phường
hội có một đội dân binh có nhiệm vụ tuần tra canh gác để bảo vệ thành phố. Mỗi
phường hội thường có nhà thờ riêng và có những ngày lễ hội riêng của mình.
-Sự tan rã của phường hội: Đến thế kỷ XIV- XV, phường hội bắt đầu
bước vào quá trình tan rã. Do sự phát triển của nền sản xuất thủ công nghiệp, một
số chủ xưởng bất chấp quy chế tự động mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm số
lượng thợ bạn và thợ học việc, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cải tiến kỹ
thuật…do đó đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các thành viên của các
phường hội.
Đồng thời, sự thâm nhập của chủ nghóa tư bản càng thúc đẩy nhanh
chóng quá trình tan rã của phường hội.
2. Thương nghiệp:
Hoạt động thương nghiệp ở Tây u lúc bấy giờ biểu hiện ở các mặt sau đây:
Sư trao đổi hàng hóa giữa thành thò với vùng nông thôn xung quanh: Lúc
đầu thợ thủ công cũng là người bán sản phẩm ngay tại xưởng của mình cho
người tiêu dùng.
Ngoài ra, mỗi thành phố còn có chợ của riêng mình. Chợ thành phố họp
mỗi tuần một hoặc hai lần, mỗi lần kéo dài suốt cả ngày.
Sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng thậm chí giữa các nước với nhau: Do
điều kiện cụ thể của từng đòa phương, một số thành thò đã có những sản phẩm
nổi tiếng. Để trao đổi những sản phẩm ấy và các hàng quý hiếm chở từ phương
Đông tới như tơ lụa, đồ trang sức, hương liệu ( hồ tiêu, quế, hồi, đinh hương,
gừng…), ở nhiều nước Tây u đã tổ chức hội chợ.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 11 -
Sự hình thành các khu vực mậu dòch: Do sự phát triển mạnh mẽ của việc
buôn bán, ở châu u đã hình thành hai khu vực mậu dòch:
+ Khu vực Đòa Trung Hải gồm các thành phố ở Ý, Nam Pháp,
Tây Ban Nha.

+ Khu vực Bắc Hải và biển Bantích gồm các thành phố ở Bắc
Đức, Đan Mạch v.v…
Đến thế kỷ XIII, các thành phố ở Bắc Đức đã lập thành một liên minh
thương nghiệp gọi là đồng minh Hanxơ. Sang thế kỷ XIV, đồng minh này càng
phát triển bao gồm hơn 70 thành phố. Đồng minh có nhiều sở đại lý đóng tại nhiều
thành phố của một số nước ở châu u.
- Sự ra đời của ngân hàng: Sự phát triển của nền mậu dòch quốc tế đã dẫn
đến sự ra đời của ngân hàng. Ngân hàng bắt nguồn từ nghề đổi tiền. Các lái buôn chỉ
cần đem tiền đến nộp cho người đổi tiền ở thành phố của mình để nhận một giấy
chuyển tiền, khi đến hội chợ sẽ được nhận một số tiền ở đòa phương đó tương ứng với
số tiền đã đổi. Về sau hoạt động của ngân hàng mở rộng kiêm cả việc nhận tiền gửi,
cho vay nợ v.v…
Lúc đầu những người kinh doanh nghề đổi tiền phần lớn là người Ý, vì
vậy trong ngôn ngữ các nước phương Tây, chữ ngân hàng bắt nguồn từ chữ Banca
trong tiếng Ý có nghóa là cái bàn của người đổi tiền.
III.
Cuộc đấu tranh giành quyền tự trò và ảnh hưởng của thành thò đối với chế độ
phong kiến:
1. Cuộc đấu tranh giành quyền tự trò:
- Các thành phố đều xây dựng trên đất đai của lãnh chúa phong kiến, vì vậy
lãnh chúa thường cử đại diện của mình đến quản lý thành phố.
Đồng thời, lãnh chúa có rất nhiều quyền đối với thành phố như quyền tư
pháp, quyền đúc tiền, quyền thu thuế, quyền cư trú trong những ngày lãnh chúa
đến thành phố v.v… Sự bóc lột và hạch sách của lãnh chúa không ngừng tăng lên
cùng với sự giàu có ngày càng tăng của thành phố.
Trước tình hình ấy, thò dân đã đoàn kết lại để đấu tranh với lãnh chúa
nhằm giành quyền tự trò cho thành phố.
-Biện pháp : Để được tự trò, có một số thành phố đã nộp cho lãnh chúa
một khoản tiền lớn, nhưng hình thức thông thường nhất là đấu tranh vũ trang.
Phong trào đấu tranh giành quyền tự trò của thành thò diễn ra rầm rộ nhất

trong hai thế kỷ XII, XIII.
-Kết quả: Các thành thò đã giành được thắng lợi với những mức độ khác
nhau:
+ Các thành phố ở Ý như Vênêxia, Giênôva, Phirenxê, Milanô, Pixa,…
nhờ có nền kinh tế phát triển sớm và do ở Ý không có chính quyền
trung ương mạnh mẽ nên đã được độc lập hoàn toàn. Hơn nữa các
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 12 -
thành phố này còn khống chế được vùng nông thôn xung quanh và các
thành phố nhỏ lân cận nên đã lập thành những nước cộng hòa thành
thò trong đó có chính quyền, viện Nguyên lão, pháp luật, tòa án, quân
đội.
+ Đa số các thành phố khác cũng được tự trò nhưng còn phải chòu một
số nghóa vụ đối với vua hoặc lãnh chúa như phải nộp một khoản đòa tô
nhất đònh, hoặc cơ quan quản lý thành phố phải thảo luận với quan lại
của vua cử đến khi giải quyết các công việc hành chính và tư pháp.
Tuy mức độ giành được quyền tự trò có khác nhau nhưng có một điểm
giống nhau là cư dân tất cả các thành phố đều được thoát khỏi thân phận nông nô,
do đó đều được tự do.
2. nh hưởng của thành thò đối với chế độ phong kiến:
Sự ra đời của thành thò với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng
hóa đã có ảnh hưởng rất lớn đối với chế độ phong kiến.
- Trước hết, nền kinh tế của thành thò đã làm tan rã nhanh chóng nền kinh
tế tự nhiên. Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong việc sản xuất thủ công
nghiệp, lương thực thực phẩm và nguyên liệu mà thò dân cần dùng đều phải dựa vào
sự cung cấp của nông thôn, do đó đã lôi cuốn nhiều trang viên phong kiến vào việc
sản xuất hàng hóa.
- Thứ hai, nền kinh tế thành thò đã góp phần rất quan trọng trong việc làm
tan rã chế độ nông nô.

Do hàng hóa xuất hiện trên thò trường ngày càng nhiều, nhu cầu của giai
cấp phong kiến cũng càng ngày càng tăng. Để có tiền mua các thứ hàng đó, đến
thế kỷ XIII, các lãnh chúa thường dùng hình thức tô tiền thay thế các loại tô lao
dòch và sản phẩm. Hơn nữa, có một số lãnh chúa còn đồng ý cho nông nô dùng
tiền để chuộc lại tự do. Như vậy, quan hệ tiền tệ đã làm cho chế độ nông nô bắt
đầu lỏng lẻo và do đó đã phá hoại từ từ chế độ phong kiến.
- Thứ ba, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa làm cho mối liên hệ kinh
tế giữa các đòa phương càng chặt chẽ, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành những quốc gia thống nhất.
Đồng thời thò dân là lực lượng tích cực ủng hộ nhà vua trong việc đấu
tranh với các thế lực phong kiến cát cứ để thống nhất đất nước và xây dựng bộ
máy tập quyền trung ương.
Y{Z
Tóm lại thành thò ở phương Tây có vai trò rất quan trọng:
- Sự ra đời của thành thò đã dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
- Sự ra đời của thành thò đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp thò dân. Đó là
một tầng lớp mới có những đóng góp tích cực về kinh tế, chính trò, văn hóa đối với sự
phát triển của xã hội phương Tây thời bấy giờ.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 13 -
Bài III.
GIÁO HỘI LA MÃ VÀ PHONG TRÀO VIỄN CHINH CỦA
QUÂN THẬP TỰ.
I.
Sự phát triển thế lực của giáo hội La Mã:
1. Tổng giám mục La Mã trở thành Giáo hoàng:
Sau khi biến thành quốc giáo của La Mã, để quản lý việc đạo trong toàn đế
quốc, đạo Kitô đã thành lập 5 trung tâm giáo hội do Tổng Giám mục đứng đầu.Năm
trung tâm đó là: Côngxtăngtinốp, Antiốt, Giêrudalem, Alêchxăngđri và La Mã.

Năm 395, đế quốc La Mã chia thành 2 đế quốc: Tây La Mã và Đông La Mã.
Tại Tây La Mã chỉ có 1 trung tâm, còn 4 trung tâm khác thuộc về Đông La Mã. Năm
476, Tây La Mã diệt vong. Trên đất đai của Tây La Mã đã thành lập nhiều vương
quốc của người Giécmanh.
Nhân tình hình ấy, Tổng Giám mục La Mã tự xưng là Giáo hoàng, một mặt
muốn chiếm quyền lãmh đạo cao nhất toàn bộ giáo hội Kitô ở cả phương Tây và
phương Đông; một mặt muốn bắt quốc vương các nước mới thành lập ở Tây u phải
khuất phục dưới quyền lực của mình.
2. Đạo Kitô đầu thời Trung đại:
- Đến thời Trung đại, đạo Kitô nhấn mạnh thuyết con người sinh ra ai cũng
có tội. Sở dó như vậy là vì thủy tổ loài người là Adam và Eva đã không vâng lời Chúa
trời nên đã phạm tội. Do vậy, dòng giống của họ là toàn thể loài người phải mang tội
truyền kiếp. Ngoài ra, mỗi người trong cuộc đời của mình còn phạm những tội lỗi
riêng. Tuy nhiên, giáo hội Kitô tuyên truyền rằng bằng các nghi thức như Thánh thể
(cho ăn bánh thánh ), giải tội v.v…, các giáo só được nhân danh Chúa để ban phúc
lành, do đó có thể làm cho mọi người được thoát khỏi sự trừng phạt sau khi chết và
được hưởng hạnh phúc ở thiên đường.
- Ngoài ra giáo hội còn đề xướng chủ nghóa cấm dục, thành lập các nhà tu
kín, chủ trương thờ các di vật của các thánh, hành hương đến các đất thánh,v.v… để
làm tăng thêm sự tin tưởng của các tín đồ.
- Đối với những người vi phạm quy chế của giáo hội, giáo hội thường dùng
biện pháp khai trừ giáo tòch tức là loại bỏ sự cứu vớt linh hồn sau khi chết để buộc họ
phải ngoan ngoãn phục tùng giáo hội.
- Cơ sở vật chất của giáo hội là các lãnh đòa rộng lớn của các nhà thờ và tu
viện thuộc giáo hội La Mã.
- Hơn nữa, năm 756, vua của vương quốc Phrăng là Pêpanh Lùn sau khi
đánh bại người Lôngba đã đem đất đai lấy được ở Ý hiến cho Giáo hoàng, do đó
Giáo hoàng cũng có một lãnh thổ thật sự và quốc gia của Giáo hoàng cũng giống như
các vương quốc phong kiến khác ở Tây u.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử


Lòch sử thế giới Trung Đại - 14 -
3. Mâu thuẫn trong nội bộ Giáo hội Kitô:
Một khi thế lực của Giáo hoàng lớn mạnh thì mưu đồ của Giáo hoàng
muốn ngự trò toàn bộ giáo hội Kitô cũng càng tăng, do đó mâu thuẫn giữa La Mã
và các tổ chức Giáo hội ở phương Đông cũng càng thêm sâu sắc.
Năm 867, Hội nghò các giáo chủ ở phương Đông đã thông qua nghò quyết
khai trừ giáo tòch của Giáo hoàng Nicôla I và tuyên bố rằng việc can thiệp của
Giáo hoàng vào công việc của giáo hội phương Đông là không hợp pháp.
Đến năm 1054, do việc tranh chấp về quyền quản lý các giáo só ở Nam Ý,
Giáo hoàng sai sứ đưa giấy sang khai trừ giáo tòch của Tổng Giám Mục
Côngxtăngtinnốp. Từ đó giáo hội Kitô chính thức chia làm hai giáo hội:
+ Ở phương Tây gọi là giáo hội La Mã hoặc giáo hội Thiên Chúa.
+ Ở phương Đông gọi là giáo hội Hy Lạp hoặc giáo hội Chính Thống.
II.
Những cuộc viễn chinh của quân Thập Tự :
1. Nguyên cớ :
- Theo quan niệm truyền thống của đạo Kitô, Giêrudalem là đất thánh của
tôn giáo này, vì đây là nơi Chúa Giêxu đã sống và mộ của Chúa cũng táng ở nơi đây.
Nhưng từ thế kỷ VII, vùng này bò các tộc theo theo Hồi giáo lần lượt xâm chiếm, cụ
thể là:
+ Đầu thế kỷ VII, vùng này bò A-rập chiếm.
+ Cuối thế kỷ X, vùng này rơi vào tay nước Calipha Ai Cập.
+ Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XI, vùng này bò người Tuyếc Xengiúc chiếm.
Đặc biệt đến cuối thế kỷ XI, do chiến tranh loạn lạc nên khách hành
hương Tây u không thể đi qua Tiểu Á để đến Palextin được nữa. Vì vậy ở Tây
u, một mặt người ta phóng đại sự ngược đãi của người Tuyếc Xengiúc đối với tín
đồ Kitô giáo, một mặt người ta phóng đại sự giàu có sung sướng của phương Đông.
- Trong hoàn cảnh ấy, người Tuyếc Xengiúc đang chuẩn bò tấn công
Côngxtantinốp. Vì vậy, năm 1090 và 1091, hoàng đế Bidantium đã cử sứ giả sang

cầu cứu giáo hoàng và gửi thư yêu cầu các nước Tây u đưa quân sang phương Đông
để chống bọn tà giáo.
Như vậy, nguyên cớ của những cuộc chiến tranh này dường như là do
mâu thuẫn giữa Kitô giáo và Hồi giáo nhưng nguyên nhân sâu xa là do giai cấp
phong kiến một số nước Tây u muốn cướp bóc phương Đông và Giáo hoàng La
Mã muốn giành được quyền quản lý cả giáo hội phương Đông.
2. Các cuộc viễn chinh:
Từ cuối thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIII, những đoàn quân Thập tự đã tiến
hành 8 cuộc viễn chinh:
- Cuộc viễn chinh lần thứ nhất (1096-1099).
- Cuộc viễn chinh lần thứ hai (1147-1149).
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 15 -
- Cuộc viễn chinh lần thứ ba (1189-1192).
- Cuộc viễn chinh lần thứ tư (1202-1204).
- Cuộc viễn chinh lần thứ năm (1217-1219).
- Cuộc viễn chinh lần thứ sáu (1228-1229).
- Cuộc viễn chinh lần thứ bảy (1248-1254).
- Cuộc viễn chinh lần thứ tám (1270).
Trong 8 cuộc viễn chinh ấy, rầm rộ hơn cả là cuộc viễn chinh lần thứ nhất
và cuộc viễn chinh lần thứ tư.
a. Cuộc viễn chinh lần thứ nhất (1096-1099):
- Sự hô hào của Giáo hoàng:

Nhận thấy thời cơ xâm lược phương Đông đã thuận lợi, tháng 9-1095,
Giáo hoàng Uyếcbanh II (1088-1099) đã triệu tập một cuộc hội nghò tôn giáo ở
thành phố Clécmông (Pháp) để chuẩn bò viễn chinh.
Tại phiên bế mạc của cuộc hội nghò này, Giáo hoàng hô hào người
phương Tây hãy nhanh chóng đi cứu giúp những người anh em Kitô giáo ở phương

Đông, giải phóng mộ Chúa, đuổi bọn tà giáo ấy ra khỏi thế giới của tín đồ Kitô
giáo.
Đồng thời Giáo hoàng còn nói ở phương Đông “khắp nơi đầy mật và sữa”,
đặc biệt Giêrudalem là trung tâm của mặt đất thì lại càng giàu có, thậm chí đó là
“thiên đường thứ hai”. Vì vậy, “ai ở đây buồn khổ nghèo đói thì đến đó sẽ trở
thành người giàu có”.
Lời kêu gọi của Giáo hoàng được mọi người hoan hô nhiệt liệt. Ngay sau
đó, họ khâu vào áo hình cây thánh giá màu đỏ để biểu thò quyết tâm tham gia
viễn chinh.
- Cuộc viễn chinh của nông dân:

Kế hoạch của Giáo hoàng là sang mùa xuân năm 1096, đoàn kỵ sỹ Tây
u sẽ bắt đầu lên đường viễn chinh. Nhưng khi quân kỵ sỹ chuẩn bò chưa xong thì
tháng 2-1096 mấy vạn nông dân Pháp và Đức vội vàng lên đường.
Người cầm đầu đoàn quân nông dân này là một thầy tu ẩn dật người Pháp
tên là Pie Lécmít. Đoàn quân nông dân này thực ra chỉ là một đoàn người ô hợp,
không có đội ngũ chỉnh tề, không có kỷ luật, không có vũ khí lương thực, không có
cả hiểu biết về quân sự, thậm chí Giêrudalem ở đâu, cách xa bao nhiêu họ cũng
không hề biết. Họ chỉ biết hướng về phương Đông mà đi.
Dọc đường họ phải cướp bóc để kiếm thức ăn nên đã bò giết chết rất
nhiều. Khi họ vừa đến Tiểu Á liền bò người Tuyếc Xengiúc đánh tan chỉ còn 1/10
trốn thoát.
- Cuộc viễn chinh của quân kỵ só :

Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 16 -
Mãi đến tháng 8-1096, quân kỵ só Tây u mới bắt đầu lên đường. Đến
cuối tháng 4-1097, quân Thập tự đến Tiểu Á. Sau những cuộc giao chiến với người
Tuyếc Xengiúc, quân Thập tự đã lần lượt chiếm được đétxa, Antiốt, Giêrudalem,

Tơripôli rồi thành lập những tiểu quốc theo kiểu các nước phong kiến phương Tây,
trong đó vương quốc Giêrudalem là trung tâm.
Để bảo vệ những nước này, các nước phương Tây đã thành lập các đoàn
kỵ só tôn giáo như đoàn kỵ só Y viện, đoàn kỵ só Đền miếu, đoàn kỵ só Tơtôn.
Thành viên của những tổ chức này vừa là kỵ só vừa là tu só. Tuy về danh
nghóa thì như vậy, nhưng trong thực tế, bằng các biện pháp chiến tranh cướp bóc,
buôn bán…họ cũng trở thành những kẻ hết sức giàu có.
Sự thống trò tàn bạo của bọn phong kiến Tây u làm cho nhân dân đòa
phương luôn luôn nổi dậy phản kháng nên các quốc gia này không ổn đònh.
b. Cuộc viễn chinh lần thứ tư (1202-1204):
Năm 1187, Giêrudalem bò Xuntan (vua) Ai Cập là Xalin chiếm, đoàn
quân Thập tự phương Tây do vua của 3 nước Đức, Pháp, Anh chỉ huy đã tiến hành
cuộc viễn chinh lần thứ ba nhưng không thu được kết quả gì đáng kể, Giêrudalem
vẫn thuộc về Ai Cập, vì vậy Giáo hoàng La Mã lại phát động cuộc viễn chinh lần
thứ tư.
Theo kế hoạch của Giáo hoàng thì mục tiêu của cuộc viễn chinh này là
Ai Cập, vì nếu đánh bại được Ai Cập thì sẽ chiếm được Giêrudalem.
Để thực hiện kế hoạch, quân Thập tự phải thuê thương nhân Vênêxia
dùng thuyền của họ để chở quân Thập tự đến Ai Câp.
Trong khi quân Thập tự đang chuẩn bò thì Thái tử lưu vong của Bidantium
yêu cầu quân Thập tự sang Côngxtăngtinốp để khôi phục ngôi vua cho Hoàng đế
Bidantium bò lật đổ.
Tháng 7-1203, quân Thập tự đổ bộ lên Côngxtăngtinốp, đến tháng 4-1204
thì tấn công và chiếm được thành phố này rồi thẳng tay cướp bóc, tàn sát, đốt phá.
Sau khi chiếm được Côngxtăngtinốp, quân Thập tự không muốn đi giải
phóng đất thánh Giêrudalem nữa. Trên 3/8 lãnh thổ của Bidantium đã chiếm được
quân Thập tự lập một quốc gia mới gọi là “đế quốc La Tinh”.
Thương nhân Vênêxia cũng được chia 3/8 đất đai của đế quốc Bidantium.
Người Bidantium chỉ còn lại vùng ven biển riatíc và phần đất đai ở
Tiểu Á trên vùng đất còn lại ấy họ lập 2 nước nhỏ pia và Nixê.

Năm 1261, đế quốc Latinh bò Nixê đánh bại. Đế quốc Bidantium được
khôi phục.
c. Cái gọi là “cuộc viễn chinh nhi đồng”:
Sau 4 lần viễn chinh rầm rộ nhưng không đạt được kết quả, ở hai nước
Pháp và Đức loan truyền một quan niệm cho rằng người lớn phạm nhiều tội lỗi
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 17 -
nên không thể thực hiện được sứ mạng thiêng liêng giải phóng mộ Chúa mà chỉ có
trẻ em trong trắng mới hoàn thành được nhiệm vụ đó.
Năm 1212, một em bé mục đồng người Pháp 12 tuổi tự xưng là “sứ giả
của Chúa”, được Chúa cử làm người chỉ huy đội quân nhi đồng đi giải phóng đất
Thánh.
Sau 3 tháng, 30.000 trẻ em Pháp đã tập hợp ở Mác-xây để xuống thuyền
đi Palextin nhưng một số bò chết vì đắm thuyền số còn lại bò chở sang Ai Cập bán
làm nô lệ.
Tiếp đó, 20.000 trẻ em Đức cũng được đưa đến Nam Ý. Do sự can thiệp
của chính quyền đòa phương các em được đưa về Đức, nhưng phần lớn đã bò chết
trên đường đi về.
Sau đó còn có bốn cuộc viễn chinh nữa nhưng càng về cuối càng kém rầm
rộ và đều không thu được kết quả gì.
Như vậy, phong trào viễn chinh Thập tự kéo dài gần hai thế kỷ đã thất bại
hoàn toàn.
3. Hậu quả :
a. Hậu quả trực tiếp:
- Tòa thánh La Mã không thực hiện được mục đích mở rộng thế lực của
Giáo hội Thiên Chúa sang phương Đông, trái lại sự tàn bạo của quân Thập tự càng
làm cho Giáo hội và Giáo hoàng mất uy tín.
- Giai cấp phong kiến không đạt được mục đích chiếm đất đai để thành lập
lãnh đòa.

- Thương nhân Vênêxia thu được nhiều chiến lợi phẩm và giành được
quyền lũng đoạn việc buôn bán ở phương Đông.
- Nông dân phương Tây và cư dân phương Đông phải chòu rất nhiều thảm
họa.
b. Hậu quả khách quan :
- Về kinh tế, do giành được quyền lũng đoạn trong việc buôn bán ở vùng
Đông Đòa Trung Hải, số lượng hàng hóa của phương Đông được chở sang phương
Tây nhiều hơn trước. Vì vậy, nhiều thành phố ở Ý, Nam Pháp, Tây Ban Nha đã phát
triển nhanh chóng.
Ngoài ra, nhiều nghề mới như nghề làm giấy, làm thủy tinh, chế tạo thuốc
súng…và nhiều loại nông sản mới như lúa, chanh, dưa hấu… đã được truyền sang
Tây u.
- Về văn hóa, qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp phong kiến Tây u
đã học tập được nhiều điều mới mẻ như nghi thức ở cung đình, cách giao tiếp lòch sự,
cách để tóc, để râu, sự trau chuốt cầu kỳ về trang phục v.v…
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 18 -
- Về xã hội, phong trào này đã góp phần vào việc làm tan rã chế độ nông
nô và làm tăng thêm quyền lực của vua một số nước Tây u.

Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 19 -
Bài IV.
NHỮNG(CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÝ.
I.
Nguyên nhân và tiền đề của các cuộc phát kiến đòa lý:
1. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu thúc giục người Tây u tìm đường đến(những nơi

xa lạ là lòng thèm khát vàng. Sở dó như vậy là vì đến cuối thế kỷ XV, kinh tế công
thương nghiệp ở Tây u phát triển mạnh mẽ, do đó đòi hỏi phải có nhiều vàng
bạc để đúc tiền nhằm bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa.
Lúc bấy giờ theo quan niệm của người Tây u, n Độ, Trung Quốc, Nhật
Bản là những nước có rất nhiều vàng nên họ quyết tâm đến bằng được các xứ giàu
có ấy.
Ngoài ra, nhu cầu về hương liệu và các loại hàng cao cấp như tơ lụa, đồ
trang sức…cũng là một động cơ thôi thúc người Tây u phải tìm đường sang
phương Đông.
Thế nhưng những con đường từ Tây u sang phương Đông mà trước đó
người phương Tây đã đi qua đến thời kỳ này đều không an toàn và thuận lợi, vì
vậy họ phải đi bằng đường biển.
2. Tiền đề:
Đến thế kỷ XV, những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những cuộc
vượt biển xa cũng đã xuất hiện.
- Kiến thức về đòa lý : Đến thời kỳ này, ngày càng có nhiều người tán
thành thuyết quả đất hình cầu, các đại dương liền nhau và bao quanh lục đòa. Do vậy,
có nhiều người cho rằng từ tây u cứ đi thẳng về hướng Tây, vượt Đại Tây Dương thì
có thể đến bờ Đông của châu Á.
- Các phương tiện của nghề hàng hải: Thuyền đi biển được người Bồ
Đào Nha cải tiến, đồng thời các đồ dùng cần thiết khác như la bàn, bản đồ biển, dụng
cụ đo vó độ cũng được sử dụng rộng rãi.
II.
Các cuộc phát kiến lớn :
Trong số các nước Tây u, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là những nước đi đầu
trong việc tìm đường sang phương Đông và chính họ đã thu được những kết quả to
lớn. Đó là những phát kiến sau đây:
1. Tìm được con đường biển sang phương Đông:
Từ đầu thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đã từng bước thám hiểm vùng bờ
bển phía Tây châu Phi và đã phát hiện được nhiều vùng đất mới.

Năm 1487, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Điaxơ dẫn đầu đã đến mũi
cực Nam của châu Phi rồi quay trở về. ng tin chắc rằng từ nơi đó có thể đi đến
n Độ, vì vậy mũi ấy được đặt tên là mũi Hảo Vọng.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 20 -
Mười năm sau (1497), Vaxcô Đơ Gama được giao nhiệm vụ chỉ huy 4
thuyền với 168 thủy thủ đã vượt qua mũi Hảo Vọng và đến được Calicút ở Tây
Nam n Độ vào ngày 20-05-1498. Sau khi tranh thủ vơ vét hương liệu và đồ trang
sức với giá rẻ, ngày 31-08-1498, Gama rời khỏi n Độ và gần một năm sau, ngày
10-07-1499, đoàn thám hiểm của Gama với số thủy thủ không đầy một nửa về tới
Lixbon.
Từ đó, con đường biển do người Bồ Đào Nha phát hiện trở thành con
đường thông thương chủ yếu giữa Tây u và Viễn Đông trong gần ba thế kỷ, cho
đến năm 1869, khi kênh đào Xuy-ê hoàn thành thì mới không sử dụng nữa.
2. Phát hiện châu Mỹ:
Người tình cờ phát hiện ra châu Mỹ là Críxtốp Côlông (1451-1506), một nhà
hàng hải người Ý. Từ lâu, ông đã ấp ủ kế hoạch đi sang phương Đông bằng hướng
Tây vì ông cho rằng đó là con đường gần nhất.
Mãi đến năm 1492, ông mới được quốc vương Phécđinan và nữ hoàng
Ixabenla của Tây Ban Nha chấp nhận kế hoạch đó và cấp cho ông những phương
tiện cần thiết cho cuộc hằnh trình.
Ngày 3-8-1492, đoàn thám hiểm của Côlông gồm 3 chiếc thuyền với 9 thủy
thủ rời Tây Ban Nha tiến thẳng về hướng Tây. Sau 70 ngày lênh đênh trên Đại
Tây Dương, đoàn thám hiểm của Côlông đến một hòn đảo trong quần đảo
Bahama mà ông gọi là đảo Xan Xanvo. ng đi tiếp về hướng Nam và phát hiện
được nhiều đảo nhỏ khác, đến cuối năm 1492 thì đặt chân lên đảo Cuba và đảo
Ha-i-ti. Đầu năm 1493, Côlông trở về Tây Ban Nha.
Sau đó, Côlông còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm nữa vào các năm 1493-
1496, 1498-1500, 1502-1504. Trong những lần thám hiểm này, ông đã phát hiện

được nhiều đảo mới và đã thăm dò vùng bờ biển Trung Mỹ và phía Bắc của Nam
Mỹ.
Năm 1506, Côlông chết, nhưng cho đến giờ phút cuối của đời mình ông cứ
đinh ninh đất đai mình tìm thấy là n Độ, do vậy cư dân ở đó được gọi là người
Anh Điêng (người n Độ).
Cũng khoảng thời gian đó, một người Ý khác là Amêrigô Véxpuxi (1454-
1512) từ năm 1449-1504, dưới lá cờ của Bồ Đào Nha đã thám hiểm vùng bờ biển
Nam Mỹ. Sau đó, ông nói rằng vùng đất này là một lục đòa mới. Do vậy, năm
1507, lục đòa mới này được gọi bằng tên của ông, tức là Amêrigô hoặc Amêricơ
(Amérique), ta quen gọi là châu Mỹ.
III.
Cuộc hành trình vòng quanh trái đất:
Sau khi phát hiện châu Mỹ, người Tây ban Nha vẫn muốn tiếp tục tìm
đường sang Đông Á bằng hướng Tây. Năm 1519, một quý tộc Bồ Đào Nha là
Magienlăng (1480-1521) được vua Tây Ban Nha là Sáclơ V giúp đỡ kinh phí để
thực hiện kế hoạch đó.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 21 -
Ngày 20-09-1519, với 5 chiếc thuyền và 237 thủy thủ, đoàn thám hiểm
của Magienlăng bắt đầu xuất phát. Mãi đến ngày 20-11-1520, Magienlăng mới
đến được eo biển cực Nam châu Mỹ. Sau khi vượt eo biển này, đoàn thuyền
Magienlăng tiến vào một đại dương mênh mông. Tuy vậy, trong hơn 3 tháng ,
đoàn thám hiểm được đi trong cảnh trời êm biển lặng. Vì vậy, ông gọi đại dương
này là Thái Bình Dương.
Tháng 3-1521, đoàn thám hiểm đến quần đảo Philíppin, nhưng đến ngày
7-4-1521, Magienlăng bò giết chết trong một cuộc xung đột với dân bản xứ.
Ngay sau đó thuyền trưởng En Canô chỉ huy chiếc thuyền còn lại cuối
cùng đi vòng quanh châu Phi, đến ngày 6-9-1522, họ về đến Tây Ban Nha. Như
vậy, trong gần 3 năm Magienlăng và En Canô lần đầu tiên trong lòch sử loài người

đã đi một vòng xung quanh trái đất. Bằng thực tế, cuộc hành trình đã chứng minh
rằng thuyết trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn.
IV.
Hậu quả:
1. Chính sách thực dân của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha:
Sau khi phát hiện được châu Mỹ và đang từng bước tìm con đường biển
sang phương Đông, hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đàm phán với nhau
để chia đôi trái đất. Theo hiệp ước đầu tiên ký năm 1493, từ đường kinh tuyến
cách bờ biển Tây Phi 100 dặm về phía Đông thuộc phạm vi hoạt động của Bồ Đào
Nha, từ đó về phía Tây thuộc Tây Ban Nha.
Trong phạm vi của mình, từ đầu thế kỷ XV, Bồ Đào Nha đã chiếm được
nhiều cứ điểm ở Tây Phi, n Độ, một số đảo thuộc Inđônêxia. Năm 1517, người
Bồ Đào Nha đến Trung Quốc và đến năm1557 thì chiếm được o Môn (Macao).
Năm 1543, thuyền buôn của Bồ Đào Nha chính thức đến Nhật Bản.
Còn Tây Ban Nha, sau khi chiếm được các đảo bờ biển Caribê đã đẩy
mạnh việc chinh phục miền Trung và Nam Mỹ làm thuộïc đòa. Tại những nơi đã
chiếm được, người Tây Ban Nha vừa cướp bóc vừa khai thác các mỏ vàng bạc và
thành lập đồn điền.
Do người bản xứ bò tàn sát rất nhiều nên người Tây Ban Nha đã sang
châu Phi bắt rất nhiều người da đen đưa sang châu Mỹ bán làm nô lệ.
2. Hậu quả kinh tế đối với Tây Âu:
Do chính sách buôn bán bòp bợm, cướp bóc và khai thác ở các vùng đất
mới, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã chở về Tây u rất nhiều vàng bạc và các
loại sản phẩm có giá trò của phương Đông và châu Mỹ. Tình hình đó đã đã dẫn
đến cuộc cách mạng thương nghiệp và cuộc cách mạng giá cả ở Tây u.
Từ đây thò trường thế giới được mở rộng, hàng hóa tăng lên nhiều, đường
buôn và trung tâm buôn bán thay đổi. Đồng thời các tổ chức mới phục vụ cho
ngành thương nghiệp như Sở giao dòch Công ty cổ phần, Công ty bảo hiểm…cũng
ra đời.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử


Lòch sử thế giới Trung Đại - 22 -
Đồng thời, do số vàng khai thác được tăng gấp 5 lần và số lượng tiền đúc
bằng vàng bạc nhiều gấp 4 lần so với trước nên giá trò của đồng tiền bò giảm, giá
cả hàng hóa tăng vọt.
Tình hình đó làm cho những người làm thuê lấy tiền công và những đòa
chủ phong kiến thu đòa tô bằng tiền theo hợp đồng dài hạn bò thiệt hại rất lớn.
Trái lại, các nhà tư sản mới ra đời ở thành thò và nông thôn là có lợi nhât
vì họ thuê được nhân công với gía rẻ mạt nhưng lại bán được sản phẩm với giá
không ngừng tăng lên.
Như vậy, cuộc cách mạng giá cả đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích lũy
vốn ban đầu của chủ nghóa tư bản.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 23 -
Bài V.
SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU.
Từ thế kỷ XIV,XV, những nhân tố lẻ tẻ của chủ nghóa tư bản đã xuất hiện trong
các thành thò ở Ý, ở vùng sông Ranh và ở Nêđéclan, nhưng đến đầu thế kỷ XVI,
chủ nghóa tư bản mới thật sự ra đời và tồn tại phổ biến ở Tây u.
I.
Những tiền đề của sự ra đời của chủ nghóa tư bản:
Sự ra đời của chủ nghóa tư bản là do 2 điều kiện có trước sau đây:
1. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa:
Đến thế kỷ XVI, công nông thương nghiệp ở Tây u đều có bước phát
triển rất lớn so với trước.
- Về thủ công nghiệp: Đến thời kỳ này có những tiến bộ đáng kể về kỹ
thuật mà trước hết là việc sử dụng sức nước làm nguồn năng lượng. Nhờ vậy các
nghề khai mỏ, luyện kim, dệt len dạ v.v…đều phát triển nhanh chóng về năng suất
lao động cũng như về chất lượng sản phẩm.

- Vềnông nghiệp: Nhờ sự tiến bộ trong công nghiệp nên trong nông nghiệp
đã được sử dụng nhiều loại công cụ hoàn thiện, do đó diện tích canh tác được mở
rộng và năng suất cây trồng cũng tăng lên.
- Về thương nghiệp: Do sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp,
số lượng hàng hóa được đem bán ở thò trường ngày càng tăng. Hơn nữa, nhờ những
tiến bộ mới trong nghề hàng hải, nên khối lượng hàng hóa đem về Tây u càng
nhiều và phạm vi buôn bán cũng càng mở rộng đến tận những nơi xa xôi.
2. Quá trình tích lũy ban đầu của chủ nghóa tư bản:
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là điều kiện cơ bản để dẫn đến sự
ra đời của chủ nghóa tư bản, nhưng chỉ có kinh tế hàng hóa thì chưa đủ. Muốn có
quan hệ tư bản chủ nghóa thì còn phải có một quá trình chuẩn bò gọi là quá trình
tích lũy vốn ban đầu.
Quá trình tích lũy ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít
ngườivà cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của quần chúng lao động mà
chủ yếu là nông dân nhằm biến họ thành những người làm thuê.
Quá trình tích lũy ban đầu đó được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong
đó tiêu biểu nhất là phong trào rào đất ở Anh và việc cướp bóc ở thuộc đòa.
Lúc bấy giờ, do sự phát triển nhanh chóng của nghề dệt len dạ, nhu cầu
về lông cừu ngày càng tăng và giá cả lông cừu cũng ngày càng đắt. Vì vậy, các
chúa đất đã khoanh những vùng rộng lớn trong đó không chỉ có ruộng đất của họ
mà còn có cả ruộng đất nhà cửa của nông dân và đất hoang mà mọi người cùng
được sử dụng.
Sau khi tước tư liệu sản xuất của nông dân, nhà nước liền ban hành các
đạo luật cấm những người vô sản đi ăn xin và đi lang thang, do đó họ không có
con đường nào khác là phải làm thuê cho các nhà tư bản.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Lòch sử thế giới Trung Đại - 24 -
Song song với biện pháp trên là việc cướp bóc tài nguyên kể cả bản thân
con người ở những vùng mới phát hiện. Những của cải chiếm đoạt được ở những

nơi này được đưa về chính quốc và biến thành tư bản.
Như vậy, trong hai biện pháp ấy, biện pháp thứ nhất đem lại kết quả chủ
yếu là tạo nên tầng lớp vô sản đông đảo phải làm thuê cho các nhà tư bản, còn kết
quả chủ yếu của biện pháp thứ hai là tích lũy tiền vốn một cách nhanh chóng.
II.
Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghóa:
1. Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghóa trong công nghiệp:
Hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghóa đầu tiên trong lónh
vực công nghiệp là công trường thủ công. Công trường thủ công gồm hai loại là
công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung.
a. Câông trường thủ công phân tán:
Sự xuất hiện công trường thủ công phân tán thường gắn liền với hoạt
động của lái buôn bao mua. Những lái buôn này đem nguyên liệu đến bán hoặc
ứng trước cho thợ thủ công rồi sau đó thu mua sản phẩm với giá đã thỏa thuận. Về
sau, thợ thủ công không những chỉ vay nguyên liệu mà còn phải dựa vào lái buôn
bao mua để được trang bò công cụ lao động nên phải giao nộp toàn bộ sản phẩm
cho lái buôn bao mua và được nhận một khoản thù lao nhất đònh.
Trong quá trình đó, người thợ thủ công vẫn làm việc tại nhà mình, nhưng
vì phải làm việc theo yêu cầu của lái buôn bao mua, nên thực tế họ đã được tổ
chức thành một tập đoàn sản xuất trong đó họ đã trở thành người làm thuê và bò
bóc lột giá trò thặng dư, còn lái buôn bao mua thì thực tế đã trở thành những ông
chủ xí nghiệp.
b. Công trường thủ công tập trung:
Công trường thủ công tập trung chủ yếu do những người thợ thủ công khá
giả thành lập. Nhờ tích lũy được một số vốn nhất đònh, họ đã mở rộng quy mô
công xưởng của mình rồi thu hút những người thợ thủ công không có tư liệu sản
xuất vào làm việc.
Với hình thức công trường thủ công tập trung, người ta có thể thực hiện
các khâu như phân công lao động, quản lý giờ giấc và tinh thần làm việc, cải tiến
công cụ sản xuất v.v…, do đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đều

tăng lên hết sức rõ rệt.
Quy mô các công trường thủ công tập trung thời kỳ này còn rất bé, chỉ có
những xí nghiệp thuộc một số ngành như khai mỏ, luyện kim, đóng thuyền, chế tạo
vũ khí, v.v…mới có 100 công nhân trở lên. Tuy vậy, công trường thủ công tập
trung đã thể hiện khuynh hướng tiến tới nền sản xuất lớn, đồng thời đã đặt cơ sở
về tổ chức cho việc thành lập nền đại công nghiệp tư bản chủ nghóa sau này.
Công trường thủ công tập trung là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát
triển của chủ nghóa tư bản. Giai đoạn ấy bắt đầu từ khoảng thế kỷ XV và kéo dài
Nguyễn Gia Phu Khoa Lòch Sử

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×